Nhóm cây có tinh dầu, dầu béo, nhựa mủ, ta-nanh hoặc chất độc có 127
loài, chiếm 4,4% số loài của hệ thực vật. Ví dụ: Các loài cho nhựa, cho ta-nanh,
xà phòng phổ biến như Bứa (Garcinia cowa), Lai (Aleurites moluccana), Trẩu
trơn (Vernicia fordii), Trẩu nhăn (Vernicia montana), Dung đắng (Symplocos
laurina), Chàm quả nhọn (Indigofera galegoides), Các loài cho tinh dầu như
các loài Bời lời (Litsea spp.), các loài Kháo (Phoebe spp.), các loài Re
(Cinnamomum spp.), Ô đước (Lindera glauca), Loài cung cấp chất độc phổ
biến nhất là Ấu tẩu (Aconitum fortunei) và Lá ngón (Gelsemium elegans).
Nhóm cây dùng trong chăn nuôi có 83 loài, chiếm 2,87% số loài của hệ thực
vật, trong đó chủ yếu là các loài trong họ Hòa thảo (Poaceae) như: Lau
(Saccharum arundinaceum), Mía (Saccharum officinarum), Chè vè (Miscanthus
floridulus), Cỏ voi (Pennisetum purpureum), Nhóm cây có công dụng khác
(làm phân xanh, làm giá đỡ cho dây leo, ) có 106 loài, trong đó phần lớn là
những loài đa công dụng (xem chi tiết trong phần danh lục).
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội
của tỉnh Hà Giang; Phân tích sự thích nghi và đề xuất các giải pháp về quản lý,
sử dụng tài nguyên thực vật nhằm góp phần phát triển bền vững tỉnh Hà Giang.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
3.4.1 Phương pháp luận
Xác định các phương pháp được chọn: Phương pháp kế thừa và tổng hợp;
Phương pháp so sánh, phân tích; Phương pháp thực địa; Phương pháp đánh giá;
Phương pháp phân tích tính phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững;
3.4.2 Phương pháp kế thừa
3.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn các điểm và các tuyến
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm 10 tuyến và 115 điểm khảo sát.
Tổng chiều dài tuyến khảo sát là 266,5km: Đồng Văn - Lũng Cú: tháng 1/2013;
Đồng Văn - Thài Phìn Tủng: tháng 1/2013; Bát Đại Sơn - Quản Bạ: tháng
4/2012; Khau Ca - Tùng Bá - Minh Ngọc: tháng 6/2004, 11/2006 & 6/2012; Du
Già - Minh Ngọc: tháng 8/2005; Phong Quang - Vị Xuyên: tháng 7/2012; Hà
Giang - Thanh Thủy: tháng 7/2012; Bắc Mê tháng 4/2012; Bắc Quang: tháng
8/2011; Xín Mần: tháng 8/2012.
7
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT HÀ GIANG
4.1.1 Danh lục thực vật tỉnh Hà Giang
Đã xây dựng được danh sách các loài thực vật của tỉnh Hà Giang gồm
2.890 loài và 38 các taxon dưới loài, thuộc 1.117 chi, 190 họ trong 4 ngành, 9
lớp thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong đó, 70 loài mới và loài bổ
sung cho hệ thực vật Việt Nam công bố liên quan đến hệ thực vật Hà Giang; thu
mẫu và giám định được 297 loài, quan sát 265 loài ghi nhận thêm vùng phân bố
ở Hà Giang.
Bảng 4. 1 Sự phân bố các taxon trong các ngành, lớp
Tên Taxon Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Thông đất
(LYCOPODIOPHYTA) 2 1,1 4 0,4 15 0,52
Dương xỉ
(PTERIDOPHYTA) 26 13,7 64 5,7 157 5,43
Lớp Quyết lá thông
(Psilotopsida) 1 0,5 1 0,1 1 0,03
Lớp Mộc tặc
(Equisetopsida) 1 0,5 1 0,1 1 0,03
Lớp Ráng móng trâu
(Marattiopsida) 1 0,5 1 0,1 3 0,10
Lớp Quyết đuôi
(Pteridopsida) 23 12,1 61 5,5 152 5,26
Hạt trần
(GYMNOSPERMAE) 7 3,7 19 1,7 33 1,14
Lớp Tuế
(Cycadopsida) 1 0,5 1 0,1 4 0,14
Lớp Thông
(Pinopsida) 5 2,6 17 1,5 25 0,87
Lớp dây gắm
(Gnetopsida) 1 0,5 1 0,1 4 0,14
Thực vật Hạt kín
(ANGIOSPERMAE) 155 81,6 1030 92,2 2685 92,91
Lớp Hai lá mầm
(Dicotyledonae) 127 66,8 788 70,5 2000 69,20
Lớp Một lá mầm
(Monocotyledonae) 28 14,7 242 21,7 685 23,70
Tổng 190 100,0 1.117 100,0 2.890 100,0
8
4.1.2 Đa dạng phân loại hệ thực vật tỉnh Hà Giang
4.1.2.1 Đa dạng taxon ngành
Hạt kín (Angiospermae) vẫn là ngành đa dạng nhất với tổng số 155 họ,
1030 chi và 2685 loài, chiếm 92 đến 93% tổng số chi và loài của hệ thực vật.
Hệ thực vật Hà Giang chiếm 27% tổng số loài của Việt Nam, riêng ngành Hạt
kín là 26.86%.
4.1.2.2 Các chỉ số đa dạng
Hệ thực vật Hà Giang có chỉ số họ là 5,88, Chỉ số đa dạng chi là 2,59, Số
loài trung bình của mỗi họ là 15,21.
4.1.2.3 Tỷ trọng hai lớp trong ngành Hạt kín
Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae) so với lớp Một lá mầm
(Monocotyledonae) là 2,9 về số loài, 3,3 về số chi và 4,5 về số họ. Qua đó cho
thấy hệ thực vật Hà Giang không mang tính nhiệt đới điển hình.
4.1.2.4 Đa dạng bậc họ
Bảng 4. 2 Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang
TT Tên họ Số loài Số chi % số loài % số chi
1 Họ Lan (Orchidaceae) 290 85 10,05 7,61
2 Họ Cúc (Asteraceae) 139 66 4,82 5,91
3 Họ Đậu (Fabaceae) 125 49 4,33 4,39
4 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 107 42 3,71 3,76
5 Họ Long não (Lauraceae) 103 15 3,57 1,34
6 Họ Cà phê (Rubiaceae) 94 29 3,26 2,60
7 Họ Hòa thảo (Poaceae) 91 56 3,15 5,01
8 Họ Dâu tằm (Moraceae) 66 8 2,29 0,72
9 Họ Cói (Cyperaceae) 56 13 1,94 1,16
10 Họ Hoa hồng (Rosaceae) 55 19 1,91 1,70
10 họ đa dạng nhất 1126 382 39.02 34,20
11 Na (Annonaceae) 52 19 1,80 1,70
12 Nhân sâm (Araliaceae) 52 16 1,80 1,43
13 Ráy (Araceae) 52 16 1,80 1,43
14 Trúc đào (Apocynaceae) 47 23 1,63 2,06
15 Cam (Rutaceae) 44 14 1,52 1,25
16 Gai (Urticaceae) 43 13 1,49 1,16
17 Dẻ (Fagaceae) 41 3 1,42 0,27
18 Anh thảo (Primulaceae) 40 5 1,39 0,45
16 họ đa dạng nhất 1497 491 51.87 43,96
Hệ thực vật Hà Giang có 18 họ có từ 40 loài trở lên, chiếm tổng số 51,87%
số loài (1497 loài) và 43,96% số chi (491 chi) của hệ thực vật. Đây cũng là
9
những họ thực vật Hạt kín (Angiospermae) có số loài khá phổ biến ở Việt Nam
(theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam, 2003-2005).
Mười họ đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang theo thứ tự gồm: Phong
lan (Orchidaceae), Cúc (Asteraceae), Đậu (Fabaceae), Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Long não (Lauraceae), Cà phê (Rubiaceae), Hòa thảo
(Poaceae), Dâu tằm (Moraceae), Cói (Cyperaceae) và Hoa hồng (Rosaceae) đó
là những họ có 55 loài trở lên; 10 họ này có tổng số 1126 loài, 382 chi, chiếm
39,02% về số loài và 34,20% về số chi của hệ thực vật.
4.1.2.5 Các chi đa dạng nhất
10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật này là Ficus (họ Dâu tằm),
Dendrobium (họ Lan), Carex (họ Cói), Litsea (họ Long não), Bulbophyllum (họ
Lan), Cinnamomum (họ Long não), Asplenium (họ Tổ điểu), Eria (họ Lan),
Lithocarpus (họ Dẻ) và Tetrastigma (họ Nho). 10 chi này chiếm 8,83% số loài
của hệ thực vật.
Bảng 4. 3 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang
TT Tên chi Thuộc họ Số loài % Số loài
1 Sung (Ficus) Dâu tằm (Moraceae) 47 1,63
2 Hoàng thảo (Dendrobium)
Phong lan
(Orchidaceae) 29 1,01
3 Kiết (Carex) Cói (Cyperaceae) 25 0,87
4 Bời lời (Litsea) Long não (Lauraceae) 25 0,87
5 Cầu diệp (Bulbophyllum)
Phong lan
(Orchidaceae) 24 0,83
6 Re (Cinnamomum) Long não (Lauraceae) 22 0,76
7 Tổ điểu (Asplenium) Tổ điểu (Aspleniaceae) 21 0,73
8 Nỉ lan (Eria) Phong lan (Orchidaceae) 21 0,73
9 Sồi (Lithocarpus) Dẻ (Fagaceae) 20 0,69
10 Tứ thư (Tetrastigma) Nho (Vitaceae) 20 0,69
Tổng 254 8,83
4.1.3 Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật
Yếu tố địa lý thực vật có số loài nhiều nhất là Đông Dương - Nam Trung
Hoa với 568 loài (chiếm 20,10 % trong phổ), tiếp theo là lục địa châu á nhiệt
đới với 525 loài (18,58% trong phổ), châu á nhiệt đới điển hình (477 loài,
16,88% trong phổ); Đặc biệt có 32 loài đặc hữu hẹp, ví dụ: Hồng đạm liên
(Adinandra lienii); Lưỡi cọp đỏ (Ardisia mamillata); Nam tinh (Arisaema
rostratum); Cầu diệp Cao Bằng (Bulbophyllum macraei); Cói túi hà tuyên
(Carex hatuyenensis); Dây ông lão hà giang (Clematis hagiangensis); Dây ông
10
lão việt nam (Clematis vietnamesis); Thanh đạm lộc (Coelogyne lockii); Kinh
giới đồng văn (Elsholtzia winitiana var. dongvanensis); Trúc đốt to bắc quang
(Indosasa bacquangensis); Giom Hà tuyên (Melodinus tenuicaudatus); Nhị rối
sa phìn (Plectranthus saphinensis); Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis).
Bảng 4. 4 Các yếu tố địa lý thực vật của HTV Hà Giang
Các yếu tố địa lý thực vật Ký hiệu Số loài % số loài Phổ Địa lý thực vật
Toàn cầu 1 26 0,90 0,92
Liên nhiệt đới 2 61 2,11 2,16
Cổ nhiệt đới 3 45 1,56 1,59
Nhiệt đới Á - Phi 3.1 20 0,69 0,71
Nhiệt đới Á - Úc 3.2 92 3,18 3,26
Nhiệt đới châu á 4 477 16,51 16,88
Đông Nam Á 4.1 222 7,68 7,86
Lục địa châu Á nhiệt đới 4.2 525 18,17 18,58
Đông Dương - Himalaya 4.3 66 2,28 2,34
Đông Dương - Nam Trung
Hoa
4.4
568 19,65 20,10
Đông Dương 4.5 107 3,70 3,79
Ôn đới 5 6 0,21 0,21
Ôn đới Bắc 5.1 21 0,73 0,74
Đông Á 5.4 111 3,84 3,93
Đặc hữu 6 266 9,20 9,41
Đặc hữu hẹp 6.1 32 1,11 1,13
Gần đặc hữu 6.2 29 1,00 1,03
Cây trồng 7 152 5,26
TỔNG 2826 97,79 100
Bảng 4. 5. Phân tích tỷ trọng các yếu tố địa lý thực vật chính hình thành nên hệ thực
vật Hà Giang thông qua vùng phân bố địa lý của các loài
Khu hệ thực vật
Số
loài
đặc
trưng
Số loài chung nhau giữa các
khu hệ thực vật nhiệt đới Tổng
số
loài
Tỷ lệ
% hệ
thực
vật
Tỷ
lệ
%
cấu
trúc
Đặc
hữu
VN
Toàn
cầu
Liên
nhiệt
đới
Cổ
nhiệt
đới
Nhiệt
đới
châu
á
Đông Nam Á 222 327 26 61 157 477 1270 44,94 19
Ấn Độ 222 327 26 61 157 477 1573 55,66 23
Himalaya 66 327 26 61 157 477 1114 39,42 17
Nam Trung Hoa 568 327 26 61 157 477 1616 57,18 24
Đông Dương 107 327 26 61 157 477 1155 40,87 17
11
Xét về mối tương quan giữa các hệ thực vật: 24% Nam Trung Hoa, 23%
Ấn Độ, 19% Đông Nam Á, 17% Himalaya và 17% nội phát sinh Đông Dương
4.1.4 Phổ dạng sống hệ thực vật Hà Giang
Dạng sống được đánh giá theo tiêu chuẩn của Raunkiær (1934), tỷ lệ phần
trăm của các nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng
Bảng 4. 6.
Bảng 4. 6 Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Hà Giang
Nhóm dạng sống thực vật Số loài Tỷ lệ % Phổ dạng sống
Nhóm cây chồi trên(Ph) 2269 79,45 80,7
Cây gỗ lớn (Mg) 130 4,50
Cây gỗ nhỡ (Me) 421 14,57
Cây gỗ nhỏ (Mi) 325 11,25
Cây bụi (Na) 456 15,78
Cây dây leo lâu năm (Lp) 362 12,53
Cây bì sinh (Ep) 253 8,75
Cây thân thảo nhiều năm (Hp) 330 11,42
Pp: cây kí sinh 19 0,66
Nhóm cây chồi sát đấy (Ch) 287 9,93 10,1
Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) 33 1,14 1,2
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) 43 1,49 1,5
Th: cây một vụ 185 6,40 6,5
Tổng số loài đã xác định dạng sống 2844 98,41 100
Đã xác định được phổ dạng sống cho hệ thực vật Hà Giang như sau:
SB = 80,7Ph + 10,1Ch + 1,2Hm +1,5Cr + 6,5Th.
4.1.5 Giá trị sử dụng của hệ thực vật Hà Giang
Đã thống kê được 1685 loài thực vật ở Hà Giang là những loài có giá trị sử
dụng, chiếm 58,55% tổng số loài của hệ thực vật.
4.5.1.1 Những loài có giá trị làm thuốc
Nhóm cây được sử dụng làm thuốc có nhiều nhất với 1260 loài (43,78%).
Có nhiều loài cây thuốc rất có giá trị sử dụng như: Ấu tẩu (Cyperus esculentus),
Bạch huệ núi (Lilium brownii), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Biến
hóa núi cao (Asarum balansae), Hệ thực vật Hà Giang chứa đựng 32,56% số
loài thực vật có giá trị làm thuốc của cả nước.
4.5.1.2 Những loài có giá trị cho gỗ
Nhóm loài có thể lấy gỗ có 485 loài (chiếm 16,85% số loài của hệ thực
vật), trong đó có nhiều loài rất có giá trị sử dụng thuộc các dạng gỗ quý như:
Chẹo lông (Engelhardtia spicata), Chò nước (Platanus kerrii), Cọ mai nháp lá
12
nhỏ (Colona poilanei), Côm mũi (Elaeocarpus apiculatus), Dạ hợp dandy
(Manglietia dandyi), Đăng (Tetrameles nudiflora). Như vậy, số loài có giá trị sử
dụng làm gỗ ở đây rất cao, chiếm 55,4% số loài có dạng sống là thân gỗ.
4.5.1.3 Những loài ăn được
Nhóm cây có thể ăn được, làm gia vị hoặc đồ uống có 428 loài (14,87%),
trong đó đa phần là các loài có thể sử dụng lá ăn như rau, có thể ăn quả chín
thông thường và một số loài vừa có thể ăn được, vừa là loài quý hiếm như: Ấu
tẩu (Cyperus esculentus), Dọc mùng (Alocasia odora), Gắm chùm to (Gnetum
macrostachyum), Gắm cong (Gnetum latifolium), Khoai nước (Colocasia
esculenta), Rau cóc (Grangea maderaspatana),
4.5.1.4 Những loài có giá trị làm cảnh, cải tạo cảnh quan
Có 297 loài có thể được dùng làm cảnh, làm cây bóng mát hoặc hàng rào,
chiếm 10,32%, trong đó có nhiều loài có giá trị làm cảnh và đang bị săn lùng
gắt gao như: Chè hoa vàng (Camellia chrysantha), Bạch huệ núi (Lilium
brownii), Trúc đen (Phyllostachys nigra), Ánh lệ núi cao (Ainsliaea petelotii),
Chân chim dạng cọ (Schefflera palmiformis) Trong số các loài có giá trị làm
cảnh này, tất cả các loài Lan (Orchidaceae) đều thuộc diện phải khai báo
CITES, đặc biệt là 11 loài lan Hài (Paphiopedilum) nằm trong phụ lục I, còn
các loài lan khác thuộc phụ lục II.
4.5.1.6 Các giá trị sử dụng khác
Nhóm cây có tinh dầu, dầu béo, nhựa mủ, ta-nanh hoặc chất độc có 127
loài, chiếm 4,4% số loài của hệ thực vật. Ví dụ: Các loài cho nhựa, cho ta-nanh,
xà phòng phổ biến như Bứa (Garcinia cowa), Lai (Aleurites moluccana), Trẩu
trơn (Vernicia fordii), Trẩu nhăn (Vernicia montana), Dung đắng (Symplocos
laurina), Chàm quả nhọn (Indigofera galegoides), Các loài cho tinh dầu như
các loài Bời lời (Litsea spp.), các loài Kháo (Phoebe spp.), các loài Re
(Cinnamomum spp.), Ô đước (Lindera glauca), Loài cung cấp chất độc phổ
biến nhất là Ấu tẩu (Aconitum fortunei) và Lá ngón (Gelsemium elegans).
Nhóm cây dùng trong chăn nuôi có 83 loài, chiếm 2,87% số loài của hệ thực
vật, trong đó chủ yếu là các loài trong họ Hòa thảo (Poaceae) như: Lau
(Saccharum arundinaceum), Mía (Saccharum officinarum), Chè vè (Miscanthus
floridulus), Cỏ voi (Pennisetum purpureum), Nhóm cây có công dụng khác
(làm phân xanh, làm giá đỡ cho dây leo,) có 106 loài, trong đó phần lớn là
những loài đa công dụng (xem chi tiết trong phần danh lục).
4.1.6 Giá trị bảo tồn của hệ thực vật Hà Giang
4.1.6.1 Các loài cần được bảo vệ theo Sách đỏ Việt Nam (2007)
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), hệ thực vật ở tỉnh Hà Giang có 157 loài
quý hiếm ở tình trạng nguy cấp, chiếm 5,4% tổng số loài của hệ thực vật địa
phương và chiếm 36,6% tổng số loài nguy cấp của cả nước, gồm: 1 loài EW, 13
loài CR, 61 loài EN,82 loài VU.
13
4.1.6.2 Các loài cần được bảo vệ theo tiêu chuẩn IUCN 2012
hệ thực vật tỉnh Hà Giang có 137 loài được ghi nhận vào danh sách này,
chiếm 4,7% tổng số loài của hệ thực vật địa phương, 19,4% tổng số loài thực
vật của Việt Nam được ghi nhận theo IUCN, bao gồm: Có 36 loài (chiếm
1,25% số loài của Hà Giang, 5,% số loài trong danh mục IUCN của Việt Nam)
là những loài nguy cấp gồm: 8 loài đang ở mức rất nguy cấp (CR), 6 loài EN,
22 loài VU;
4.1.6.3 Các loài nằm trong danh sách của nghị định 32/2006/NĐ-CP
Hệ thực vật Hà Giang có 58 loài nằm trong các phụ lục của nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó: Có 17 loài thuộc danh mục loài bị
cấm khai thác, buôn bán (phụ lục I) và Có 41 loài thuộc danh mục loài bị hạn
chế khai thác, buôn bán (phụ lục II).
4.1.6.4 Các loài nằm trong Công ước quốc tế về cấm buôn bán động thực vật
hoang dã quý hiếm (CITES)
Hệ thực vật Hà Giang hiện được biết đến với 329 loài (chiếm 11,4% số
loài thực vật của hệ) là những loài có tên trong các phụ lục của Công ước quốc
tế về cấm buôn bán động thực vật hoang dã quý hiếm (CITES), trong đó Phục
lục I: có 11 loài, tất cả đều là các loài thuộc chi Lan hài (Paphiopedilum).
4.2 ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM
THỰC VẬT TỈNH HÀ GIANG
4.2.1 Hệ thống các đơn vị thảm thực vật tỉnh Hà Giang
Ma trận sau đây thể hiện mối liên quan giữa các nhân tố sinh thái phát sinh
thảm thực vật, bao gồm độc cao địa hình, chế độ nhiệt , chế độ ẩm, thổ nhưỡng
và mức nhân tác đối với việc hình thành các đơn vị thảm thực vật tỉnh Hà
Giang.
Bảng 4. 7. Ma trận thể hiện mối quan hệ các nhân tố sinh thái phát sinh và kiểu, kiểu
phụ thảm thực vật ở Hà Giang
Độ cao Nhiệt Thổ nhưỡng
Chế độ
ẩm
Mức độ
nhân tác Thảm thực vật
Thảm thực vật trên cạn
Dưới
700m
Mát Đá vôi Ẩm Ít Rừng kín thường xanh cây lá
rộng
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
M&KTC Trảng cây bụi thứ sinh
Ướt Vừa Rừng thứ sinh xanh cây lá
rộng
Mạnh Trảng cây bụi thứ sinh
Canh tác Rừng trồng; Nương rẫy
14
Độ cao Nhiệt Thổ nhưỡng
Chế độ
ẩm
Mức độ
nhân tác Thảm thực vật
Thảm thực vật trên cạn
Ấm Đá khác Ẩm Ít Rừng kín thường xanh cây lá
rộng
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
Vừa Rừng thứ sinh cây lá rộng hỗn
giao tre nứa
Mạnh-KTK Rừng thứ sinh tre nứa
Mạnh SNR Trảng cây bụi thứ sinh
M&SNR-
CT
Trảng cỏ thứ sinh
Canh tác Rừng trồng, cây đặc sản;
Nương rẫy; Lúa nước, Hoa
màu; Khu dân cư
Ấm Đá khác Ướt Ít Rừng kín thường xanh cây lá
rộng
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
Vừa Rừng thứ sinh cây lá rộng hỗn
giao tre nứa
Mạnh-KTK Rừng thứ sinh tre nứa
Mạnh SNR Trảng cây bụi thứ sinh
M&SNR-
CT
Trảng cỏ thứ sinh
Canh tác Rừng trồng, cây đặc sản;
Nương rẫy; Lúa nước, Hoa
màu; Khu dân cư
700
-1000
Mát Đá vôi Ẩm Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
M&KTC Trảng cây bụi thứ sinh
Canh tác Rừng trồng; Nương rẫy
Đá khác Ẩm Ít Rừng kín thường xanh cây lá
rộng
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
Vừa-KTK Rừng thứ sinh cây lá rộng hỗn
giao tre nứa
Mạnh SNR Trảng cây bụi thứ
M&SNR- Trảng cỏ thứ sinh
15
Độ cao Nhiệt Thổ nhưỡng
Chế độ
ẩm
Mức độ
nhân tác Thảm thực vật
Thảm thực vật trên cạn
CT
1000-
1800
Lạnh Đá khác Ẩm Ít Rừng kín hỗn giao cây lá rộng
cây lá kim
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
Vừa-KTK Rừng thứ sinh hỗn giao tre
nứa
Mạnh -
SNR
Trảng cây bụi thứ sinh
M&SNR-
CT
Trảng cỏ thứ sinh
Canh tác Rừng trồng, cây đặc sản;
Nương rẫy; Lúa nước, Hoa
màu; Khu dân cư
trên
1800
Rất
Lạnh
Đá khác Ẩm Ít Rừng kín thường xanh cây lá
rộng hoặc hỗn giao cây lá kim
Vừa Rừng thứ sinh thường xanh
cây lá rộng
Mạnh SNR Trảng cỏ thứ sinh
M&SNR-
CT
Trảng cây bụi, trảng cỏ thứ
sinh
Canh tác Rừng trồng,; Nương rẫy; Hoa
màu; Khu dân cư
Thực vật thủy sinh
- - - - Các quần xã thực vật thủy
sinh
Ghi chú: M&SNR-CT - Mạnh và Sau nương rẫy - chăn thả;
SNR - Sau nương rẫy; KTK - khai thác kiệt;
KTC - khai thác chọn; M&KTC - Mạnh và khai thác chọn
Bản đồ thảm thực vật của Hà Giang trên quan điểm sinh thái phát sinh
thảm thực vật được thành lập ở tỷ lệ 1:200.000 và mô tả các đơn vị theo hệ
thống từ tự nhiên đến nhân tác, từ đai nhiệt đới đến á ôn đới, từ sinh khí hậu
nóng (ấm) - ẩm đến nóng (ấm) - ướt, từ đất địa đới đến trên đá vôi và theo các
thứ tự nhân tác (mức độ tác động) cũng như chất lượng thảm thực vật.
16
4.2.2 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong SKH ấm ẩm trên đất địa đới
4.2.2.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng
Phân bố chủ yếu ở khu vực rừng đặc dụng thuộc huyện Bắc Mê và Tp. Hà
Giang như Khau Ca, Du Già, Bắc Mê và tồn tại ở một số các khu rừng phòng
hộ rải rác trên toàn tỉnh ở độ cao dưới 700m. Do các diện tích rừng này còn khá
nhỏ nên không thể hiện được trên bản đồ ở tỷ lệ 1:200.000.
4.2.2.2 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm nhiệt đới xanh cây lá
rộng
Đây là trạng thái rừng phổ biến nhất của tỉnh Hà Giang, phân bố ở độ cao
dưới 700m từ Quản Bạ đến Vị Xuyên, Tp. Hà Giang, Bắc Mê đến Yên Minh, là
kiểu phụ thứ sinh nhân tác có nguồn gốc từ khai thác chọn hoặc phục hồi sau
nương rẫy bỏ hoang.
4.2.2.3 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng
hỗn giao tre nứa
Rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ thứ sinh nhiệt đới ấm ẩm phân bố chủ yếu ở
khu vực thấp thuộc huyện Vị Xuyên, tp. Hà Giang và huyện Bắc Mê. Nguồn
gốc hình thành cũng từ rừng từ rừng kín thường xanh cây lá rộng nhiệt đới ẩm ở
những khu vực có độ ẩm cao, chủ yếu gần sông suối hoặc khe cạn. Ngoài ra, ở
những khu vực thấp ven sông suối, đất canh tác bị bỏ hóa lâu năm cũng hình
thành nên rừng non mọc lẫn với tre nứa.
4.2.2.4 Kiểu phụ rừng thứ sinh mưa ẩm nhiệt đới tre nứa
Phân bố chủ yếu ở những khu vực thấp ven sông suối huyện Vị Xuyên, đất
canh tác bị bỏ hóa lâu năm sẽ mọc lên tre nứa.
4.2.2.5 Trảng cây bụi thứ sinh mưa ẩm nhiệt đới
Phân bố hầu khắp các khu vực đất trống không có rừng và bị bỏ hoang của
tỉnh, trừ khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, ở độ cao thấp dưới 700m là trảng
cây bụi thứ sinh và trảng cỏ. Trong đó, trảng cây bụi thường nằm xen giữa các
thung đã bị tác động của con người và các chân núi vùng tiếp giáp giữa vùng
đệm với các vùng lõi của các khu rừng đặc dụng, hoặc rừng phòng hộ.
4.2.2.6 Trảng cỏ thứ sinh mưa ẩm nhiệt đới
Cùng với trảng cây bụi thứ sinh nhiệt đới ẩm, ẩm, trảng cỏ cũng khá phổ
biến, tồn tại ở hầu khắp các huyện trừ khu vực cao nguyên đá Đồng Văn và một
phần phía tây của huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, chúng chiếm một diện tích
không nhỏ xen lẫn và nối tiếp với các trảng cây bụi ở các khu vực bỏ hoang,
khó canh tác là những khu vực đất sau canh tác ở đó, trảng cây bụi đặc trưng
bởi các loài phổ biến như Chít và Lau là dạng cỏ cao điển hình.
17
4.2.3 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong SKH ấm ướt trên đất địa đới
4.2.3.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng
Phân bố rải rác ở những khu rừng phòng hộ thuộc hai huyện Bắc Quang và
Quang Bình. Kiểu rừng này hiện nay chỉ gặp ở Bắc Quang, nơi có lượng mưa
trung bình năm đến 4700mm, và phân bố ở độ cao trên 500m. Đây được coi là
rừng nguyên sinh đã bị tác động nhẹ.
4.2.3.2 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng
Là loại hình rừng đặc trưng hiện nay ở khu vực có lượng mưa lớn nhất
miền Bắc là Quang Bình và Bắc Quang và một phần phía nam của Vị Xuyên.
Xuất phát từ kiểu rừng kín như trên nhưng do tác đông khai thác chọn diễn ra
mãnh liệt nên hiện rừng này trở thành trạng thái thứ sinh.
4.2.3.3 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng
hỗn giao tre nứa
Rừng tre nứa hỗn giao cây gỗ thứ sinh nhiệt đới ấm ẩm phân bố chủ yếu ở
khu vực Bắc Quang, Quang Bình và một phần ở phía nam huyện Vị Xuyên.
Điều kiện ẩm ướt và hình thành trên núi đất có độ dốc thấp, các khu rừng tre
nứa hỗn giao cây lá rộng là diện mạo phổ biến thứ 2 sau rừng thứ sinh cây lá
rộng ở khu vực Bắc Quang, Quang Bình. Đây là những trạng thái thứ sinh sau
khai thác mạnh các trạng thái rừng nguyên sinh trước kia, nhiều khu vực còn có
sự tác động nặng bằng các hoạt động khai khoáng, đốt nương làm rẫy sau bỏ
hóa hình thành nên rừng tre nứa hoặc tre nứa hỗn giao với cây lá rộng.
4.2.3.4 Kiểu phụ rừng thứ sinh mưa ướt nhiệt đới tre nứa
Phân bố tập trung ở những các vực ven sông suối thuộc hai huyện Quang
Bình và Bắc Quang, chủ yếu là trên đất bồi tụ.
4.2.3.5 Kiểu phụ trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh mưa ướt nhiệt đới
Ngoài các kiểu phụ trên ra, khu vực Bắc Quang, Quang Bình và một phần
phía nam của huyện Vị Xuyên thuộc SKH ấm ướt cũng tồn tại các trạng thái
thứ sinh khác là trảng cây bụi và trảng cỏ.
4.2.4 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong SKH ấm ẩm trên đá vôi
4.2.4.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi
Phân bố ở độ cao dưới 700m chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê,
khu bảo tồn loài Khau Ca và vùng đệm thuộc các xã Minh Ngọc, Thượng Tân,
Lạc Nông và Yên Phú. Ngoài ra còn tồn tại trên một số quả núi rải rác ở Vị
Xuyên (các xã Tùng Bá, Minh Tân, Thuận Hòa) và Bắc Mê (các xã Giáp
Chương, Yên Phong).
18
4.2.4.2 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng
trên đá vôi
Ở vành đai nhiệt đới, trên đá vôi, hiện không có nhiều các diện tích rừng có
chất lượng do tác động khai thác quá mức, đốt nương làm rẫy dẫn đến cấu
trúc bị phá vỡ mạnh. Hiện trên đá vôi chủ yếu là rừng thứ sinh, phân bố trên
diện tích khá lớn của tỉnh Hà Giang, bắt kéo dài từ vùng thấp của cao nguyên đá
Đồng Văn (độ cao 400-700m, chủ yếu ở vùng trũng của huyện Đồng Văn, một
phần ở huyện Mèo Vạc: xã Khâu Vai và Sơn Vĩ), đai thấp của huyện Quản Bạ,
núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang và các xã khác của huyện Vị
Xuyên, tp. Hà Giang (dọc theo sông Lô) và rải rác ở các xã khác của huyện Bắc
Mê, Yên Minh, Xín Mần.
4.2.4.3 Trảng cây bụi thứ sinh mưa ẩm nhiệt đới trên đá vôi
Phân bố trên các diện tích đá vôi ở độ cao dưới 700m trên toàn tỉnh, phân
bố rải rác từ vùng thấp của cao nguyên đá Đồng Văn (chủ yếu ở Sơn Vĩ và
Khau Vai huyện Mèo Vạc và xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ huyện Quản Bạ, Lũng
Hồ, Yên Minh, Ngọc Long của huyện Yên Minh và rải rác ở một số xã khác
của huyện Vị Xuyên (Thanh Thủy, Phong Quang, Đạo Đức, Vị Xuyên, Ngọc
Minh, Bạch Ngọc), tp. Hà Giang, huyện Bắc Mê (tập trung nhiều ở Minh Ngọc,
Thượng Tân, Lạc Nông, Minh Sơn), hyện Xín Mần (xã Tà Váy Xủ, Nà Chí)
4.2.5 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong SKH ấm ướt trên đá vôi
4.2.5.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi
Rừng thứ sinh trên đá vôi thuộc SKH ấm ướt phân bố không nhiều, chỉ tồn
tại ở một số khu vực núi đá vôi cô lập ở Bắc Quang và Quang Bình.
4.2.5.2 Trảng cây bụi thứ sinh mưa ướt nhiệt đới trên đá vôi
Trảng cây bụi phân bố rải rác trong khu vực thuộc SKH ấm ướt của tỉnh
Hà Giang, chủ yếu là trên các mỏm đá vôi cô lập thuộc các xã Yên Bình, Bằng
Lang, Nà Khương, Xuân Giang của huyện Quang Bình và Vĩ Thượng, Hữu
Sản, Thượng Bình của của huyện Bắc Quang.
4.2.6 Thảm thực vật tự nhiên á nhiệt đới trong SKH mát ẩm trên đất địa
đới
4.2.6.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng
Phân bố ở độ cao trên 700m đến dưới 1800m ở các khu vực rừng đặc dụng
như Khau Ca, Du Già, Bắc Mê, Tây Côn Lĩnh, hoặc các khu vực rừng phòng hộ
Lao Vá Chải (Quản Bạ) - Ngam Lá (Yên Minh), Tát Ngà (Mèo Vạc), Giáp
Chung, Minh Sơn (Bắc Mê), Yên Định, Thượng Sơn, Sín Chải, Thanh Đức (Vị
Xuyên),Nấm Dần, Nà Chí, Quảng Nguyên, Tân Nam (Xín Mần).
19
4.2.6.2 Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng
Phân bố ở hầu hết các diện tích rừng thứ sinh của tỉnh ở độ cao từ 700 đến
1800m, bao gồm cả rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Tập trung nhiều ở khu
vực Hoàng Su Phì - Xín Mần và các khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh, Bắc
Mê, Khau Ca, Du Già, rừng đặc dụng ở các xã Ngam Lá, Lũng Hồ (Yên Minh),
Nâm Ban, Tát Ngà, Sơn Vĩ (Mèo Vạc), Yên Cường, Đồng Âm, Linh Hồ (Vị
Xuyên). Ở các địa phương khác chúng phân bố rải rác.
4.2.6.3 Kiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nghien_cuu_da_dang_he_thuc_vat_tham_thuc_vat_tinh_ha_giang_nham_gop_phan_quy_hoach_phat_trien_ben.pdf