Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám: Các công trình nghiên cứu chính

phải kể đến là Crosse và Fisher (1863), Fisher (1891), Fisher và Dautzenberg

(1905, 1908), Morlet (1891), Bavay và Dautzenberg (1900-1901), Rolle (1904),

Demange (1912), Hass (1910, 1924-1925, 1929), Prashad (1928) Martens(1902).

Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám hay giai đoạn hiện đại: Những công

trình nghiên cứu tiêu biểu là: Đặng Ngọc Thanh (1967, 1980), Đặng Ngọc

Thanh và Phạm Văn Miên (1965-1976), Thái Trần Bái (1975), Hoàng Quốc

Trương (1960, 1963) và Shirota (1963-1966), Darren C. J. Yeo và Nguyễn

Xuân Quýnh (1999), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2002), Nguyễn Văn

Vịnh (2003), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004), Nguyễn Văn Vịnh và

cộng sự (2005), Hồ Thanh Hải, Lê Hùng Anh, Đặng Ngọc Thanh (2005),

Nguyễn Huy Chiến (2007), Trần Anh Đức (2008), Hoàng Ngọc Khắc (2010),

Nguyễn Quang Huy (2010), Trần Đức Lương (2012). Từ năm 2000 đến nay,

rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước

tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên

cứu ứng dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp

phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội.

pdf29 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối thế kỷ XX, trong khi phần lớn các nhóm ĐVKXS nước ngọt đã được quan tâm nghiên cứu như Thân mềm chân bụng (Gastropoda), Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), Giáp xác (Crustacea) thì nhóm Côn trùng thủy sinh (Insecta) vẫn còn là đối tượng ít được chú ý đến. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu nhóm này. Đặc biệt, từ năm 2002 đến năm 2008, dự án “Đánh giá ĐDSH động vật nước ngọt” (FADA)” được thực hiện bởi 163 nhà khoa học trên thế giới như: Darren C. J. Y., Peter K. L. Ng., et al. (Crustacea: Decapoda: Brachyura), De Grave S., Cai Y., Anker A. (Crustacea: Decapoda: Caridea), De Moor F. C., Ivanov V. D. (Insecta: Trichoptera), Rudiger W., et al. (Insecta: Diptera), Vincent J. K. et al. (Insecta: Odonata), Helen M. Barber-James et al. (Insecta: Ephemeroptera), Polhemus J. T., Polhemus D. A. (Insecta: Heteroptera)... với 6 sự tài trợ của nhiều tổ chức như: Tổ chức Bảo tồn ĐDSH (CBD), Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS)... nhằm đánh giá tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc giống và loài động vật, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương quan với môi trường. Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/vườn quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ, làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám: Các công trình nghiên cứu chính phải kể đến là Crosse và Fisher (1863), Fisher (1891), Fisher và Dautzenberg (1905, 1908), Morlet (1891), Bavay và Dautzenberg (1900-1901), Rolle (1904), Demange (1912), Hass (1910, 1924-1925, 1929), Prashad (1928) Martens (1902). Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám hay giai đoạn hiện đại: Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Đặng Ngọc Thanh (1967, 1980), Đặng Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1965-1976), Thái Trần Bái (1975), Hoàng Quốc Trương (1960, 1963) và Shirota (1963-1966), Darren C. J. Yeo và Nguyễn Xuân Quýnh (1999), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2002), Nguyễn Văn Vịnh (2003), Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004), Nguyễn Văn Vịnh và cộng sự (2005), Hồ Thanh Hải, Lê Hùng Anh, Đặng Ngọc Thanh (2005), Nguyễn Huy Chiến (2007), Trần Anh Đức (2008), Hoàng Ngọc Khắc (2010), Nguyễn Quang Huy (2010), Trần Đức Lương (2012)... Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu ứng dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội. 7 1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐVKXS Đặc điểm cơ bản nhất của thủy sinh vật là chúng sống trong môi trường nước. Điều kiện sống của thủy vực ngoài ảnh hưởng đến đặc trưng thành phần loài ĐVKXS, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhóm động vật này thông qua tác động của các yếu tố môi trường. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về thức ăn, nhiệt độ, độ pH, muối và các chất hòa tan, độ trong... Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhận định các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của ĐVKXS ở nước. Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Luận án được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2013. Tiến hành phân tích bổ sung vật mẫu, tính toán, xử lý số liệu. Đánh giá tính tương đồng giữa các điểm thu mẫu, phân tích mối tương quan giữa các nhóm ĐVKXS với môi trường. Xác định các tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học ĐVKXS ở nước và Đề xuất các định hướng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nước. Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu được tiến hành trong hai giai đoạn từ 2003-2005 và 2008-2010 gồm 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ 15-20 ngày, đại diện cho 2 mùa: mùa mưa và mùa khô (bảng 2.1). Bảng 2.1. Kế hoạch khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu Đợt Tháng/năm Mùa Đợt Tháng/năm Mùa 1 4/2003 Khô 5 4/2008 Khô 2 11/2003 Mưa 6 10-11/2008 Mưa 3 5/2004 Khô 7 4/2009 Khô 4 11/2004 Mưa 8 11/2009 Mưa 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 8 Được thực hiện tại 12 thủy vực với 20 điểm thu mẫu thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Các điểm thu mẫu được ký hiệu từ S1 đến S20, cụ thể như sau: (hình 2.1) Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu (Chú thích : Điểm thu mẫu) - Thủy vực nước chảy: + Sông Mã Đà: điểm S1, S2, S3 + Suối Đakin: điểm S4 9 + Suối Ràng: điểm S5 + Suối Kốp: điểm S6 + Suối Sà Mách: điểm S7 + Suối Sai: điểm S8, S9, S10 + Suối Đá: điểm S11 + Suối Lợp: điểm S18 + Suối Be17: điểm S19 + Suối Nứa: điểm S20 - Thủy vực nước đứng: + Hồ Bà Hào: điểm S12, S13, S14 + Đầm Sen: điểm S15, S16, S17 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thu thập vật mẫu ngoài tự nhiên Mẫu định tính ĐVN (Zooplankton) được thu bằng lưới Plankton số 52 (số mắt lưới 52 lỗ/cm). Tại mỗi điểm thu mẫu, dùng lưới chao đi, chao lại nhiều lần trên mặt nước. Đối với mẫu định lượng, dùng phương pháp lọc 10 lít qua lưới Plankton số 57 (số mắt lưới 57 lỗ/cm) thu lấy 50 ml. Vật mẫu sau khi thu được đựng trong lọ có dung tích 0,2 lít và được định hình bằng cồn 90%. Động vật đáy (Zoobenthos) được thu thập bằng vợt ao (Pond net). Khi thu thập vật mẫu, dùng vợt đưa qua các đám cỏ, bụi cây nhỏ ven bờ hoặc các đám lá trôi nổi trên mặt thủy vực. Đối với tất cả các loại côn trùng sống trên mặt nước thì dùng vợt đưa nhanh trên mặt nước. Đối với một số loài ấu trùng côn trùng thường sống bám vào các tảng đá dưới nước, gần bờ. Khi thu mẫu, dùng phương pháp đạp nước (Kick-sampling) ở nền suối hoặc nhấc các tảng đá lên và tìm kiếm. Đối với đầm, hồ, ĐVĐ được thu bằng gầu Petersen với diện tích ngoạm bùn của gầu là 0,025m2, mỗi điểm thu 4 gầu. Toàn bộ khối lượng bùn sau khi thu được tại mỗi điểm sẽ được rây sạch bùn, thu lấy vật mẫu. Đối với suối, ĐVĐ được thu bằng lưới Subber Net, kích thước 50 x 50 cm. Vật mẫu sẽ thu được bằng cách rây loại bỏ bùn, sỏi và các cơ chất khác. 10 Vật mẫu sau khi thu được không tiến hành nhặt ngay trên hiện trường mà được đựng trong lọ có dung tích 0,2 lít và được định hình bằng cồn 90%. Sau đó sẽ nhặt riêng từng loại và tiến hành phân loại trong phòng thí nghiệm. Ngoài việc thu thập vật mẫu, chúng tôi còn tiến hành khảo sát các điều kiện tự nhiên tại thời điểm thu mẫu, chụp ảnh các địa điểm lấy mẫu và đo một số chỉ tiêu thủy lý hóa học của nước như: nhiệt độ nước, độ dẫn, pH, độ đục, TDS, độ muối, hàm lượng NH4 +, DO... bằng máy đo đa chỉ tiêu model YSI 650 MDS của hãng YSI Incorporated, Mỹ. 2.2.2. Phân tích vật mẫu trong phòng thí nghiệm Tất cả vật mẫu sau khi thu thập ngoài thực địa được định hình, bảo quản, vận chuyển và phân tích tại Phòng thí nghiệm Thủy sinh học, Bộ môn ĐVKXS, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Việc định loại mẫu vật được tiến hành dựa trên các khoá định loại đã được công bố ở trong và ngoài nước và bằng các trang thiết bị chuyên dùng (kính lúp, kính hiển vi, lam, lamen...). Chuẩn tên loài theo Systema Naturae 2000. 2.2.3. Ứng dụng phần mềm Primer v.6 2.2.3.1. Tính các chỉ số đa dạng sinh học (H’, Margalef) 2.2.3.2. Phân tích tính tương đồng (Similarity) 2.2.3.3. Phân tích BEST (BIO - EVN) 2.2.4. Xử lý số liệu Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. SƠ LƢỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Nội dung phần này trình bày tổng quan về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn, thổ nhưỡng và đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. 11 3.1.2. Rừng và đa dạng sinh học Đi sâu phân tích đặc điểm tài nguyên động, thực vật tại khu vực nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa các số liệu đã công bố về khu vực nghiên cứu. Tổng hợp số liệu về các di tích lịch sử qua các thời kỳ, gắn với khu vực nghiên cứu. 3.1.3. Sơ lƣợc về một số thủy vực tại khu vực nghiên cứu Thống kê và mô tả đặc điểm các thủy vực tại khu vực nghiên cứu. Làm rõ sự biến động thủy lý hóa học theo mùa và theo thời gian. Cung cấp các dẫn liệu về môi trường tại khu vực nghiên cứu. 3.2. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ ĐVKXS Ở NƢỚC TẠI CÁC THỦY VỰC NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thành phần loài và cấu trúc khu hệ ĐVKXS Kết quả thu thập và phân tích vật mẫu trong thời gian nghiên cứu đã thu được 308 loài ĐVKXS ở nước thuộc 107 họ, 26 bộ, 9 lớp (Monogononta, Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Insecta, Arachnida, Oligochaeta và Nematoda) thuộc 5 ngành: Trùng bánh xe (Rotatoria), Chân khớp (Arthropoda), Thân mềm (Mollusca), Giun đốt (Annelida) và Giun tròn (Nemathelminthes). (bảng 3.4) Bảng 3.4. Tổng hợp thành phần ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu Ngành Số lƣợng taxon trong các bậc phân loại Lớp Bộ Họ Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Rotatoria 1 2 11 38 12,34 Mollusca 2 6 8 20 6,49 Arthropoda 3 15 84 241 78,25 Annelida 2 2 3 8 2,60 Nemathelminthes 1 1 1 1 0,32 Cộng 9 26 107 308 100,00 Trong đó Zooplankton 2 5 20 66 21,43 Zoobenthos 7 21 87 242 78,57 12 Kết quả tổng hợp ở bảng 3.4 cho thấy, ĐVN có 66 loài thuộc 20 họ, 5 bộ, 2 lớp, 2 ngành (Rotatoria, Arthropoda) chiếm 21,43% tổng số loài. ĐVĐ có 242 loài thuộc 87 họ, 21 bộ, 7 lớp, 4 ngành (Arthropoda, Mollusca, Annelida, Nemathelminthes), chiếm 78,57% tổng số loài. Nhìn chung, ở tất cả các bậc phân loại, Arthropoda là ngành có số lượng lớp, bộ, họ, giống, loài đa dạng và chiếm ưu thế, tiếp đến là Rotatoria, Mollusca, Annelida và cuối cùng là Nemathelminthes. Như vậy, do sự khác nhau cơ bản giữa hai môi trường sống trong tầng nước và nền đáy mà có sự sai khác khá rõ về cấu trúc thành phần loài giữa hai nhóm ĐVN và ĐVĐ. 3.2.1.1. Động vật nổi Trong hai ngành Rotatoria và Arthropoda, đã xác định tại các thủy vực nghiên cứu có 66 loài ĐVN thuộc 42 giống, 20 họ, 5 bộ, 2 lớp Monogononta và Crustacea. Trong đó, Rotatoria chiếm ưu thế với 38 loài, 17 giống, 11 họ, 2 bộ; Arthropoda chiếm số loài ít hơn với 28 loài, 25 giống, 9 họ, 3 bộ (hình 3.10). Về bậc họ, trong tổng số 20 họ, Rotatoria: 11 họ (chiếm 55%) và Arthropoda: 9 họ (chiếm 45%). Họ có số loài cao nhất là Brachionidae với 14 loài, tiếp đến là Lecanidae: 7 loài; Trichocercidae và Cyclopidae mỗi họ có 5 loài; Sididae, Diaptomidae và Cypridae mỗi họ có 4 loài; Synchaetidae, Daphniidae và Chydoridae mỗi họ có 3 loài; các họ còn lại có số loài dao động từ 1-2 loài. Về bậc giống, Arthropoda chiếm ưu thế với 25 giống (chiếm 59,5%) còn Rotatoria với 17 giống (chiếm 40,5%). Giống có số loài nhiều nhất là Brachionus và Lecane mỗi giống có 7 loài (cùng chiếm 10,6%), tiếp đến là Trichocerca và Keratella mỗi giống có 5 loài (cùng chiếm 7,6%), Diaphanosoma (3 loài), Ploesoma và Thermocyclops (2 loài), 35 giống còn lại chỉ có 1 loài. Về bậc loài, Rotatoria chiếm ưu thế với 38 loài (chiếm 57,6%), Arthropoda với 28 loài (chiếm 42,4%). (phụ lục 3) 13 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Rotatoria Arthropoda 11 9 17 25 38 28 Số lượng Họ Giống Loài Hình 3.10. Số lƣợng các họ, giống và loài trong thành phần ĐVN tại các thủy vực nghiên cứu 3.2.1.2. Động vật đáy Đã xác định được 4 ngành (Mollusca, Arthropoda, Annelida, Nemathelminthes) gồm 242 loài ĐVĐ thuộc 87 họ, 21 bộ, 8 lớp (Gastropoda, Bivalvia, Crustacea, Insecta, Arachnida, Oligochaeta và Nematoda) (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Tổng hợp về thành phần ĐVĐ tại các thủy vực nghiên cứu Ngành Số lƣợng taxon trong các bậc phân loại Lớp Bộ Họ Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Mollusca 2 6 8 20 8,26 Arthropoda 3 12 75 213 88,02 Annelida 2 2 3 8 3,31 Nemathelminthes 1 1 1 1 0,41 Cộng 8 21 87 242 100,00 Trong tổng số loài thu được, số lượng loài thuộc ngành Arthropoda cao nhất so với các ngành khác, bao gồm 213 loài (chiếm 88,02%) thuộc 75 họ, 12 bộ, 3 lớp. Tiếp theo là ngành Mollusca với 20 loài (chiếm 8,26%), thuộc 8 họ, 6 bộ, 2 lớp. Ngành Annelida có 8 loài (chiếm 3,31%), thuộc 3 họ, 2 bộ, 2 lớp và 14 thấp nhất là ngành Nemathelminthes chỉ có 1 loài (chiếm 0,41%) thuộc 1 họ, 1 bộ, 1 lớp. Ngoài các nhóm ĐVKXS ở nước đã phân tích ở trên, chúng tôi còn thu được đại diện thuộc Arachnida, Oligochaeta, Hirudinea và Nematoda. Các nhóm này kém đa dạng, số lượng loài chỉ dao động từ 1 đến 5 loài. Tỷ lệ phần trăm theo bậc phân loại bộ, họ, giống và loài được thể hiện tại hình 3.11. Hình 3.11. Cấu trúc bộ, họ, giống, loài của các lớp ĐVĐ tại các thủy vực nghiên cứu 15 3.2.2. Biến động thành phần loài theo mùa 3.2.2.1. Mùa khô Vào mùa khô, tại các thủy vực nghiên cứu đã xác định được 308 loài ĐVKXS thuộc 107 họ, 26 bộ. Trong đó, ĐVĐ có 242 loài (chiếm 78,57%) thuộc 87 họ, 21 bộ và ĐVN có 66 loài (chiếm 21,43%) thuộc 20 họ, 5 bộ. Lớp Côn trùng (Insecta) chiếm ưu thế về số lượng loài với 196 loài (chiếm 63,64%). Tiếp theo là lớp Giáp xác (Crustacae) có 44 loài (chiếm 14,28%), trong đó có 28 loài thuộc nhóm động vật nổi (chiếm 9,09%) và 16 loài thuộc nhóm động vật đáy (chiếm 5,19%); lớp Monogononta có 38 loài (chiếm 12,34%); lớp Chân bụng có 11 loài (chiếm 3,57%), lớp Hai mảnh vỏ 9 loài (chiếm 2,92%), lớp Đỉa có 2 loài (chiếm 0,65%). Nhóm có số lượng loài thấp nhất lớp Nhện (Arachnida) và Giun tròn (Nematoda), mỗi nhóm chỉ có 1 loài (0,32%) (Hình 3.12). Hình 3.12. Tỉ lệ % thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nghiên cứu vào mùa khô 16 3.2.2.2. Mùa mưa Vào mùa mưa, tại các thủy vực nghiên cứu đã xác định được 304 ĐVKXS loài thuộc 106 họ, 26 bộ. Trong đó, ĐVĐ chiếm ưu thế với 241 loài (chiếm 79,28%) loài thuộc 86 họ, 21 bộ và ĐVN có 63 loài (chiếm 20,72%) thuộc 20 họ và 5 bộ. Về thành phần loài, lớp Côn trùng (Insecta) vẫn chiếm ưu thế về số lượng loài so với các nhóm khác với 195 loài (chiếm 64,14%). Tiếp theo là lớp Giáp xác (Crustacea) có 42 loài (chiếm 13,82%), trong đó có 26 loài thuộc nhóm động vật nổi (chiếm 8,55%) và 16 loài thuộc nhóm động vật đáy (chiếm 5,26%). Lớp Monogononta có 37 loài (chiếm 12,17%). Tiếp đến là lớp Gastropoda có 11 loài (chiếm 3,62%), Bivalvia 9 loài (chiếm 2,69%). Số lượng loài các nhóm còn lại dao động từ 1 – 6 loài, thấp nhất là các lớp Nhện (Arachnida), lớp Giun tròn (Nematoda), có 1 loài (0,33%). Kết quả được trình bày tại hình 3.14. Hình 3.14. Tỉ lệ % thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nghiên cứu vào mùa mƣa 17 Như vậy, số lượng loài ĐVKXS mùa khô cao hơn so với mùa mưa ở cả hai nhóm ĐVĐ và ĐVN. Kết quả này là hợp lý, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn của khu vực nghiên cứu. Vào mùa mưa, khu hệ thủy sinh vật tại các thủy vực nước chảy dễ dàng bị cuốn trôi do nước dâng lên cao tạo thành lũ. Vào mùa khô, sinh cảnh sống ít bị tác động mạnh, nhất là tại các thủy vực nước đứng, với diện tích tương đối lớn, chứa đựng nhiều chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho thủy sinh vật phát triển, đặc biệt là ĐVN. Ngoài ra, nguyên nhân có thể vào mùa mưa dòng chảy mạnh ở các sông suối thuộc khu vực nghiên cứu gây khó khăn cho việc thu mẫu. 3.2.3. Biến động thành phần loài theo các dạng thủy vực Tổng hợp về thành phần ĐVKXS tại 2 dạng thủy vực nước chảy và nước đứng ở khu vực nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài. Số lượng loài ĐVKXS tại thủy vực nước chảy là 287 loài, 105 họ thuộc 26 bộ. Trong khi đó, thành phần loài thu được tại thủy vực nước đứng là 291 loài, 103 họ và 26 bộ. Đối với ĐVN thì số lượng loài ở thủy vực nước chảy ít hơn so với thủy vực nước đứng, chỉ có 45 loài so với 58 loài. Ngược lại, với nhóm ĐVĐ thì số lượng loài ở thủy vực nước chảy lại nhiều hơn so với thủy vực nước đứng, 242 loài và 233 loài. Tại các thủy vực nước chảy, thành phần loài ĐVĐ tập trung chủ yếu ở nhóm Insecta với 196 loài (chiếm 68,29%), tiếp đến là Mollusca 20 loài (chiếm 6,97%), Crustacea 16 loài (chiếm 5,57%). Các nhóm nhện, giun ít tơ, giun tròn có số loài rất ít, dao động từ 1-6 loài. ĐVN có số lượng loài tương đối thấp, chỉ có 45 loài (chiếm 15,67%), trong đó Rotatoria có 26 loài (9,06%) và Crustacea có 19 loài (6,62%). Điều này là hợp lý vì hầu hết các thủy vực nước chảy có cấu tạo nền đáy hỗn hợp, gồm các phân tử vật chất cỡ nhỏ (đá nhỏ, cát, nhiều xác thực vật...), hai bên bờ có rất nhiều bụi cây thủy sinh, độ che phủ cao là những môi trường thích hợp cho côn trùng thủy sinh và nhóm tôm, cua phát triển. Trong khi đó, với đặc điểm dòng chảy lớn và mạnh, nhất là vào mùa mưa, 18 sinh cảnh tại thủy vực nước chảy không thích hợp với đời sống di động bị động của các nhóm ĐVN (Hình 3.16). 9.06% 6.62% 3.83% 3.14% 5.57% 68.29% 0.35% 2.09% 0.70% 0.35% Rotatoria: Monogononta Arthropoda: Crustacea (Zooplankton) Mollusca: Gastropoda Mollusca: Bivalvia Arthropoda: Crustacea (Zoobenthos) Arthropoda: Insecta Arthropoda: Arachnida Annelida: Oligochaeta Annelida: Hirudinea Nemathelminthes: Nematoda Hình 3.16. Tỉ lệ thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nƣớc chảy ở khu vực nghiên cứu Tại các thủy vực nước đứng, thành phần loài ĐVĐ vẫn tập chung chủ yếu ở nhóm côn trùng nước Insecta với 189 loài (chiếm 64,95%), ít hơn 7 loài so với thủy vực nước chảy; tiếp đến là Crustacea 15 loài (chiếm 5,15%), ít hơn 1 loài so với thủy vực nước chảy. Các nhóm thân mềm Gastropoda và Bivalvia có số loài tương ứng là 11 loài (chiếm 3,78%) và 9 loài (chiếm 309%). Các nhóm nhện, giun ít tơ, giun tròn có số loài rất ít, dao động từ 1-6 loài. Về ĐVN, số lượng loài Rotatoria 32 loài (chiếm 11,00%), nhiều hơn 6 loài so với thủy vực nước chảy; Crustacea với 26 loài (8,93%), nhiều hơn 7 loài so với thủy vực nước chảy (Hình 3.17). 19 11.00% 8.93% 3.78% 3.09% 5.15%64.95% 0.34% 2.06% 0.34% 0.34% Rotatoria: Monogononta Arthropoda: Crustacea (Zooplankton) Mollusca: Gastropoda Mollusca: Bivalvia Arthropoda: Crustacea (Zoobenthos) Arthropoda: Insecta Arthropoda: Arachnida Annelida: Oligochaeta Annelida: Hirudinea Nemathelminthes: Nematoda Hình 3.17. Tỉ lệ thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nƣớc đứng ở khu vực nghiên cứu Như vậy, kết quả nghiên cứu thành phần ĐVKXS ở thủy vực nước chảy và thủy vực nước đứng có sự khác biệt về cấu trúc thành phần loài. Nhìn chung, số loài tại thủy vực nước chảy thu được ít hơn so với thủy vực nước đứng. Tuy nhiên, thành phần loài ĐVĐ và ĐVN có sự biến đổi khác nhau. Đối với ĐVN, số lượng loài ở thủy vực nước chảy ít hơn so với thủy vực nước đứng. Ngược lại, ĐVĐ có số lượng loài ở thủy vực nước chảy nhiều hơn so với thủy vực nước đứng. 3.2.4. Biến động mật độ ĐVKXS theo mùa và các dạng thủy vực Mật độ ĐVN và ĐVĐ có sự khác biệt theo mùa và dạng thủy vực. Vào mùa mưa, mật độ ĐVN thấp hơn so với mùa khô với 14.914 cá thể/m3 so với 18.360 cá thể/m3. Ngược lại, mật độ ĐVĐ mùa mưa lại cao hơn so với mùa 20 khô. Mật độ ĐVĐ trung bình mùa mưa và mùa khô lần lượt là 82 cá thể/m2 và 77 cá thể/m2. Giữa 2 dạng thủy vực nước chảy và nước đứng cũng có sự khác biệt lớn về mật độ ĐVKXS. Mật độ ĐVN tại thủy vực nước chảy thấp hơn nhiều so với thủy vực nước đứng, nhưng mật độ ĐVĐ ngược lại. Mật độ ĐVN ở thủy vực nước chảy và nước đứng lần lượt là 8.748 cá thể/m3 và 34.145 cá thể/m3, mật độ ĐVĐ là 90 cá thể/m2 và 55 cá thể/m2. 3.2.5. Đánh giá hiện trạng ĐDSH của các thủy vực tại khu vực nghiên cứu 3.2.5.1. Động vật nổi Chỉ số d và H’ của ĐVN có sự khác biệt giữa các điểm thu mẫu và các đợt nghiên cứu. Chỉ số d trung bình là 1,95, đạt giá trị cao nhất ở đợt 3 và thấp nhất ở đợt 2. Giá trị chỉ số d của các đợt 1, 2, 4, 5, 7 đều ở dạng III (trong khoảng 1,6-2,5: tính đa dạng tương đối tốt), của đợt 3, đợt 6 và đợt 8 ở dạng II (trong khoảng 2,6-3,5: tính đa dạng phong phú). Chỉ số H’ trung bình là 1,88, đạt giá trị cao nhất đợt 8 và thấp nhất tại đợt 5. Giá trị chỉ số H’ của các đợt đều trong khoảng từ 1-3 (mức độ đa dạng sinh học khá). Nhìn chung, giá trị chỉ số d và H’ của các đợt 3, 6 và 8 đều cao hơn so với các đợt khác, các đợt nghiên cứu này đều thuộc mùa mưa. Bảng 3.11. Chỉ số d và H’ ĐVN tại các dạng thủy vực theo các đợt nghiên cứu Đợt thu mẫu Thủy vực nƣớc chảy Thủy vực nƣớc đứng d H' d H' Đợt 1 1,41 1,16 3,10 3,15 Đợt 2 0,81 0,77 2,65 2,95 Đợt 3 2,14 2,06 3,83 2,73 Đợt 4 1,04 0,92 3,12 2,37 Đợt 5 1,05 0,83 2,83 1,80 Đợt 6 2,55 2,13 2,68 2,90 Đợt 7 0,96 1,79 2,88 2,85 Đợt 8 1,85 2,56 3,33 2,97 Trung bình 1,48 1,53 3,05 2,71 21 Xét theo dạng thủy vực, giá trị chỉ số d và H’ của ĐVN tại các thủy vực nước đứng cao hơn so với thủy vực nước chảy tại tất cả các đợt nghiên cứu. Giá trị chỉ số d và H’ trung bình của các thủy vực nước đứng của tất cả các đợt nghiên cứu là 3,05 và 2,71; của thủy vực nước chảy là 1,53 và 1,48. Nhìn chung, giá trị chỉ số d và H’ ĐVN vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô, thủy vực nước đứng cao hơn so với thủy vực nước chảy. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng sinh học ĐVN vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô, thủy vực nước đứng cao hơn so với thủy vực nước chảy. 3.2.5.2. Động vật đáy Kết quả tính toán chỉ số d và H’ ĐVĐ được thể hiện qua hình 3.26. Trong đó, giá trị chỉ số d và chỉ số H’ ĐVĐ trung bình của các đợt nghiên cứu là 2,6 – dạng II (tính đa dạng phong phú) và 2,22 (đa dạng sinh học trung bình khá). Giá trị d cao nhất là 3,77 (tính đa dạng rất phong phú) ở đợt 7 và thấp nhất là 2,00 (tính đa dạng tương đối tốt) ở đợt 1 và đợt 5. Giá trị chỉ số H’ đều trong khoảng 1-3 (đa dạng sinh học khá) cao nhất là 2,95 ở đợt 7 và thấp nhất là 1,79 vào đợt 2. Bảng 3.12. Chỉ số d và H’ ĐVĐ tại các dạng thủy vực theo các đợt nghiên cứu Đợt thu mẫu Thủy vực nƣớc chảy Thủy vực nƣớc đứng d H' d H' Đợt 1 2.14 1.96 1.65 1.52 Đợt 2 2.58 1.92 2.13 1.47 Đợt 3 2.39 2.31 1.90 2.02 Đợt 4 3.14 2.71 1.72 1.53 Đợt 5 2.06 1.85 1.85 1.68 Đợt 6 2.83 2.52 2.35 2.28 Đợt 7 4.03 3.01 3.15 2.78 Đợt 8 3.19 2.63 1.85 1.73 Trung bình 2.80 2.36 2.08 1.88 22 Giá trị chỉ số d và H’ của thủy vực nước đứng thấp hơn so với thủy vực nước chảy. Giá trị d và H’ trung bình tất cả các đợt nghiên cứu của thủy vực nước đứnglà 2,41 và 2,14, của thủy vực nước chảy là 2,82 và 2,38. Tại các thủy vực nước chảy, giá trị chỉ số d cao nhất là 4,03 ở đợt 7, thấp nhất là 2,14 ở đợt 1. Các giá trị d trong khoảng 1,6-2,5 (tính đa dạng tương đối tốt) ở các đợt 1, 3, 5; trong khoảng 2,6 -3,5 (tính đa dạng phong phú) ở các đợt 2, 4, 6, 8 và có giá trị >3,5 (tính đa dạng rất phong phú) tại đợt 7. Chỉ số H’ cao nhất là 3,01 (đa dạng sinh học tốt và rất tốt) ở đợt 7, các đợt còn lại, giá trị H’ đều trong khoảng từ 1-3 (đa dạng sinh học khá). Tại các thủy vực nước đứng, giá trị chỉ số d và H’ đều cao nhất ở đợt 7, tương ứng với các giá trị 3,15 (tính đa dạng phong phú) và 2,78 (đa dạng sinh học khá). Phần lớn các giá trị d của các đợt khác đều trong khoảng 1,6-25 (tính đa dạng tương đối tốt) và tất cả các giá trị chỉ số H’trong khoảng 1-3 (đa dạng sinh học khá). Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chỉ số d và H’ động vật đáy vào mùa mưa thường thấp hơn so với mùa khô, của thủy vực nước chảy cao hơn thủy vực nước đứng. 3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG GIỮA CÁC ĐIỂM THU MẪU VÀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM ĐVKXS VỚI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG 3.3.1. Tính tƣơng đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tƣơng quan giữa ĐVN với các yếu tố môi trƣờng vào mùa mƣa Kết quả phân tích BIO-ENV bằng phần mềm primer v.6 cho thấy tổ hợp yếu tố: nhiệt độ và độ đục có ý nghĩa quan trọng hơn cả đối với ĐVN vào mùa mưa. Hệ số tương quan Rho của tổ hợp này 0.398 và mức ý nghĩa p = 0,001. 3.3.2. Tính tƣơng đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tƣơng quan giữa ĐVN với các yếu tố môi trƣờng vào mùa khô Kết quả phân tích BIO-ENV bằng phần mềm primer v.6 cho thấy tổ hợp 23 yếu tố: nhiệt độ và TDS có ý nghĩa quan trọng hơn cả đối với ĐVN vào mùa khô. Hệ số tương quan Rho cao nhất giữa nhiệt độ và TDS với thành phần loài ĐVN vào mùa khô là 0,179 với p = 0,015 3.3.3. Tính tƣơng đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tƣơng quan giữa ĐVĐ với các yếu tố môi trƣờng vào mùa mƣa Hệ số tương quan Rho giữa tổ hợp 3 yếu tố môi trường là nhiệt độ, độ dẫn và DO với thành phần ĐVĐ vào mùa mưa có giá trị cao nhất trong phân tích BEST, đạt giá trị 0,54 với p = 0,001. 3.3.4. Tính tƣơng đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tƣơng quan giữa ĐVĐ với các yếu tố của môi trƣờng vào mùa khô Kết quả phân tích BEST cho thấy, tổ hợp 2 yếu tố là nhiệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_da_dang_sinh_hoc_dong_vat_khong_x_ong_song_o_n_oc_tai_khu_bao_ton_thien_nhien_va_di_ti.pdf
Tài liệu liên quan