Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm của một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá

Cả 3 mẫu giống cói đều có hoa dạng bông chùm. Tuy nhiên, có sự khác nhau về:

màu sắc, kích thước, góc độ nở hoa, thời gian ra hoa, số gié/hoa và số hoa/bông.

Trong khi cói CKBTDĐ và CKBTDX hoa có màu vàng xám,thì cói BN lại có

màu nâu xám. Mẫu giống CKBTDX có chiều dài bông lớn nhất đạt (18,7±1,12cm), ngắn

nhất là BN (8,7 ± 0,96cm), còn của mẫu giống CKBTDĐ là 12,5 ± 1,21 cm.

Cói CKBTDĐ và CKBTDX cùng ra hoa từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 (vụ

chiêm), từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 (vụ Mùa), cói BN ra hoa muộn hơn vào

khoảng giữa tháng 6 (vụ chiêm) và giữa tháng 9 (vụ Mùa). Vì vậy, muốn bón phân thúc để

tăng chiều cao của cói CKBTDĐ và CKBTDX ta phải bón sớm vào đầu tháng 5 đối với cói

vụ chiêm và đầu tháng 8 đối với cói vụ Mùa,còn đối với cói BN ta có thể bón muộn hơn vào

trung tuần đến cuối tháng 5 đối với cói vụ chiêm và bón vào trung tuần đến cuối thang 8 đối

với cói vụ Mùa. Thời gian thu hoạch cói CKBTDĐ, CKBTDX có thể diễn ra cùng một thời

điểm và sớm hơn cói BN khoảng 15 ngày trong cả hai vụ chiêm và mùa.

Góc độ nở hoa của CKBTDX lớn nhất là 95,7 ± 3,57°, sau đó đến CKBTDĐ (77,7 ±

2,92°) và cuối cùng là Bông nâu (59,7 ± 3,68°). Mỗi bông hoa đều có từ 3 - 4 gié lớn, 6 - 7

gié nhỏ, tuy nhiên số lượng hoa trên mỗi bông lại có sự khác nhau rất lớn: CKBTDX có số

hoa/bông lớn nhất khoảng 4514 ± 314,2 hoa/bông; Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng: 3592

± 430,6 hoa/bông; của mẫu giống Bông nâu là 2472 ± 285,4 hoa/bông.

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm của một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 2 x 5m). Toàn bộ lượng phân viên nén ở các công thức thí nghiệm được bón dúi sâu 7-8cm so với mặt ruộng, khoảng cách các viên phân là 27 x 27cm, vào thời điểm bắt đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). 2.4.1.4. Nội dụng 4: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Gồm 6 thí nghiệm (từ TN16 -TN21). Các thí nghiệm được tiến hành trên ruộng cói CKBTDĐ 2 năm tuổi. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2 (kích thước 2 x 5m). - Thí nghiệm 16: Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón phân (đ/c); CT2: Bón phân đơn vãi trên bề mặt; CT3: Bón phân dạng viên nén theo phương pháp dúi sâu (7 - 8 cm). Ở CT2 và CT3 bón với lượng phân như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Ở CT2 bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân lân (dạng Super lân) và Kali (dạng Kali clorua); Bón thúc phân đạm urê 4 lần, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Lần 1 bón sau khi tiêm mọc mầm. Ở CT3 bón phân viên nén: phân được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27cm. Toàn bộ phân viên nén được bón lót 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). - Thí nghiệm 17: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp dạng viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 8 công thức: STT Công thức Mức bón (kg/ha) STT Công thức Mức bón (kg/ha) 1 N 1P1K1 100-60-60 5 N2P1K1 130-60-60 2 N 1P1K2 100-60-30 6 N2P1K2 130-60-30 3 N 1P2K1 100-90-60 7 N2P2K1 130-90-60 4 N1P2K2 100-90-30 8 N2P2K2 130-90-30 9 Phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8 cm so với mặt ruộng với khoảng cách 27 x 27 cm. Tất cả lượng phân trên được bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). - Thí nghiệm 18: Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: Không bón (Đ/c); CT2: Bón phân viên nén dúi sâu; CT3: Bón phân viên nén trên bề mặt. Lượng phân viên nén bón ở CT2 và CT3 là như nhau: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Toàn bộ lượng phân bón ở CT2 và CT3 bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm). Chỉ khác ở CT2 phân viên nén được bón dúi sâu 7 - 8cm, còn ở CT3 là bón vãi trên bề mặt ruộng. - Thí nghiệm 19: Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén đến năng suất, chất lượng cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức:CT1: Không bón phân (Đ/c); CT2: Bón 100% phân viên nén 1 lần vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm);CT3: Lần 1: bón 50% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 50% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày);CT4: Lần 1: bón 30% lượng phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt cói cũ ở độ cao 50 cm); Lần 2: bón 70% lượng phân viên nén còn lại (sau lần 1: 30 ngày). Các công thức được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Kim Sơn và (130 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha cho thí nghiệm tại Nga Sơn. - Thí nghiệm 20: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không bón (đối chứng); CT2: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 10 ngày; CT3: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 20 ngày; CT4: Khoảng cách giữa 2 lần bón: 30 ngày. Tất cả các công thức thí nghiệm đều được bón với lượng phân (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha. Cách bón: Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2 bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại. - Thí nghiệm 21: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng. Thí nghiệm gồm có 6 công thức: Công thức Lượng N bón bổ sung (kg N/ha) Công thức Lượng N bón bổ sung (kg N/ha) CT1 0 (đ/c) CT4 60 CT2 20 CT5 80 CT3 40 CT6 100 Tất cả các công thức đều được bón với nền phân: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kgK2O)/ha. 10 Lần 1: bón 50% phân viên nén vào đầu vụ chăm sóc (sau khi xén phớt đầu ngọn cói cũ ở độ cao 50cm); Lần 2: bón nốt 50% lượng phân viên nén còn lại cách lần một 30 ngày; Lần 3: bón thúc lượng đạm bổ sung ở các công thức dưới dạng đạm urê rời (46%N) vào thời điểm trước khi thu hoạch 25 ngày. 2.4.2. Xây dựng môhình thử nghiệm kỹ thuật bón phân viên nén cho cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng MH1: Bón phân viên nén; MH2 (ĐC1): Bón phân đơn theo phương pháp tuyền thống. 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Chỉ tiêu đặc điểm thực vật học, sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cói, khả năng nhân giống, chống đổ và chống chịu sâu bệnh được thực hiện theoNguyễn Tất Cảnh (2010). - Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của mô hình: thực hiện theoPhạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tôn (2013). 2.4.4. Phương pháp tính toán và phân tích kết quả thí nghiệm Số liệu các thí nghiệm được phân tích thống kê theo chương trình Excel và phân tích phương sai bằng phần mềmIRRISTAT 5.0. - Sử dụng công thức thống kê sinh học để xử lý số liệu đã thu được: + Tính trung bình mẫu: n x x n i i  1 ;+ Tính phương sai: 1 )( 1 2 2      n xx s n i i ; + Tính độ lệch chuẩn: 1 )( 1 2      n xx s n i i .Trong đó: S2: là phương sai; S: là độ lệch chuẩn; xi: là giá trị quan sát thứ i; x là số bình quân mẫu; n: là dung lượng mẫu. + Tính hệ số biến động: 100%  x s CV + Tính giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa tại mức ý nghĩa : LSD= t;Edf* d S . Trong đó: t: giá trị t lý thuyết tra từ bảng t với độ tự do bằng độ tự do của sai số; d S là sai số chuẩn của sai khác trung bình. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống cói 3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống cói 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá của các mẫu giống cói Đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá là những chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống. Các giống khác nhau có đặc điểm hình thái thân khí sinh và lá khác nhau (bảng 3.1). Mẫu giống CKBTDX có chiều cao thân khí sinh cao nhất đạt 174,7 ± 6,31cm, 11 thấp nhất là mẫu giống BN chỉ đạt 158,7 ± 3,66 cm và đứng ở giữa là mẫu giống cói CKBTDĐ đạt 170,5 ± 6,46cm. Chiều cao thân khí sinh, số tiêm hữu hiệu càng lớn thì năng suất và phẩm cấp của cói càng cao. Dạng tiêm của mẫu giống CKBTDĐ và BN giống nhau là dạng đứng,còn của mẫu giống cói CKBTDX có dạng tiêm xiên,dạng tiêm đứng giúp cói tiếp kiệm được diện tích đất và tận dụng tối đa được ánh sáng mặt trời, do đó có thể nâng cao được mật độ tiêm/m2 - là tiền đề để tăng năng suất cói. Tiết diện thân khí sinh của mẫu giống CKBTDĐ và BN có hình tam giác hơi tròn,còn của mẫu giống CKBTDX là hình tam giác ba cạnh. Những giống có thân khí sinh tròn giúp người sản xuất dễ dàng hơn trong quá trình chẻ cói và sợi cói đồng đều hơn so với cói có thân hình tam giác ba cạnh. Các mẫu giống cói có đường kính thân khí sinh chênh lệch không đáng kể. Trong đó mẫu giống cói BN có đường kính nhỏ nhất: 4,9±0,39mm; lớn nhất là của mẫu giống cói CKBTDX: 6,9±0,62mm; tiếp sau đó là đường kính thân khí sinh của mẫu giống cói CKBTDĐ: 5,2 ± 0,44 mm. Giống có đường kính thân khí sinh càng nhỏ thì thân cói càng đanh, sợi cói càng dai và bền. Cả 3 mẫu giống cói tham gia nghiên cứu đều có 3 lá bắc, các lá này cùng có màu xanh, không có cuống và phiến hình dải hẹp. Tuy nhiên kích thước lá bắc của các mẫu giống cói có sự khác nhau tương đối rõ. Lá bắc của cói CKBTDX có kích thước lớn nhất (dài 13,3 ± 0,95 cm, rộng 0,70 ± 0,04 cm), trong khi đó lá bắc của cói Bông nâu có kích thước nhỏ nhất (chiều dài khoảng 5,9 ± 0,57 cm, chiều rộng khoảng 0,5 ± 0,04 cm). Còn lá bắc của giống cói CKBTDĐ có chiều dài dao động trong khoảng 9,4 ± 0,55 cm và chiều rộng 0,5 ± 0,04cm. Lá bắc càng lớn khả năng quan hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ càng lớn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Cói CKBTDX có chiều dài lá bao thân lớn nhất dao động trong khoảng 15,4±0,80cm, thứ hai là cói CKBTDĐ đạt 9,2±0,61cm và nhỏ nhất là của cói BN dao động trong khoảng 8,5 ± 0,5cm. Chiều dài lá bao thân của cói CKBTDĐ và CKBTDX dài hơn của cói BN nên gốc thân khí sinh của hai giống này luôn có màu trắng còn gốc thân khí sinh của cói BN có màu nâu. Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân khí sinh, lá của các mẫu giống cói Giống cói Đặc điểm CKBTDĐ CKBTDX BN Tên khoa học Cyperus malaccensis tagetiformis Roxb Cyperus malaccensis corymbosus Rottb Chiều cao thân khí sinh (cm) 170,5 ± 6,46 174,7 ± 6,31 158,7 ± 3,66 Dạng tiêm Tiêm đứng Tiêm xiên Tiêm đứng Màu sắc thân khí sinh Xanh bóng Xanh đậm, bóng Xanh vàng bóng Tiết diện thân khí sinh Tam giác hơi tròn Tam giác ba cạnh Tam giác hơi tròn Đường kính thân khí sinh(mm) 5,2 ± 0,44 6,9 ± 0,62 4,9 ± 0,39 Số lá bắc 3 3 3 Chiều dài lá bắc (cm) 9,4 ± 0,55 13,3 ± 0,95 5,9 ± 0,57 Chiều rộng lá (cm) 0,6 ± 0,04 0,7 ± 0,04 0,5 ± 0,04 Màu sắc lá Xanh Xanh Xanh Đặc điểm hình dạng lá Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Không có cuống lá, phiến lá hình dải hẹp Chiều dài lá bao thân (cm) 9,2 ± 0,61 15,4 ± 0,80 8,5 ± 0,58 12 3.1.1.2. Đặc điểm hoa và hạt của các mẫu giống cói Cả 3 mẫu giống cói đều có hoa dạng bông chùm. Tuy nhiên, có sự khác nhau về: màu sắc, kích thước, góc độ nở hoa, thời gian ra hoa, số gié/hoa và số hoa/bông. Trong khi cói CKBTDĐ và CKBTDX hoa có màu vàng xám,thì cói BN lại có màu nâu xám. Mẫu giống CKBTDX có chiều dài bông lớn nhất đạt (18,7±1,12cm), ngắn nhất là BN (8,7 ± 0,96cm), còn của mẫu giống CKBTDĐ là 12,5 ± 1,21 cm. Cói CKBTDĐ và CKBTDX cùng ra hoa từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 (vụ chiêm), từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 (vụ Mùa), cói BN ra hoa muộn hơn vào khoảng giữa tháng 6 (vụ chiêm) và giữa tháng 9 (vụ Mùa). Vì vậy, muốn bón phân thúc để tăng chiều cao của cói CKBTDĐ và CKBTDX ta phải bón sớm vào đầu tháng 5 đối với cói vụ chiêm và đầu tháng 8 đối với cói vụ Mùa,còn đối với cói BN ta có thể bón muộn hơn vào trung tuần đến cuối tháng 5 đối với cói vụ chiêm và bón vào trung tuần đến cuối thang 8 đối với cói vụ Mùa. Thời gian thu hoạch cói CKBTDĐ, CKBTDX có thể diễn ra cùng một thời điểm và sớm hơn cói BN khoảng 15 ngày trong cả hai vụ chiêm và mùa. Góc độ nở hoa của CKBTDX lớn nhất là 95,7 ± 3,57°, sau đó đến CKBTDĐ (77,7 ± 2,92°) và cuối cùng là Bông nâu (59,7 ± 3,68°). Mỗi bông hoa đều có từ 3 - 4 gié lớn, 6 - 7 gié nhỏ, tuy nhiên số lượng hoa trên mỗi bông lại có sự khác nhau rất lớn: CKBTDX có số hoa/bông lớn nhất khoảng 4514 ± 314,2 hoa/bông; Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng: 3592 ± 430,6 hoa/bông; của mẫu giống Bông nâu là 2472 ± 285,4 hoa/bông. Hạt của cả 3 mẫu giống cói đều có hình trứng thuôn dài vớikhối lượng 1000 hạt tương đương nhau dao động từ 126,0 ± 3,69mg (cói CKBTDĐ, cói Bông nâu) đến 127,0 ± 3,46 mg (cói CKBTDX). 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Thân và rễ là hai bộ phận chính của cây trồng.Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ là những chỉ tiêu quan trọng của giống có liên quan đến quá trình hút và vận chuyển vật chất trong cây. Thông qua đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ có thể biết được đặc điểm sinh lý, khả năng sinh trưởng của giống để từ đó tác động các biện pháp phù hợp nhằm thu được năng suất, chất lượng cao nhất. Kết quả nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói được thể hiện qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái giải phẫu thân khí sinh và rễ của các mẫu giống cói Giống cói Đặc điểm CKBTDĐ CKBTDX BN - Đặc điểm giải phẫu thân khí sinh + Số lượng bó mạch to 55,4±3,80 84,6±3,80 34,7±2,00 + Số lượng bó mạch nhỏ 307,4±10,20 347,9±11,50 160,6±6,50 + Chiều dài bó mạch to 137,5±0,67 148,1±0,76 118,8±0,52 + Sắp xếp bó mạch Lộn xộn Lộn xộn Lộn xộn - Đặc điểm giải phẫu rễ + Số lượng khoảng gian bào 6,8±0,56 6,6±0,60 7,1±0,63 + Chiều dài từ tâm - biểu bì 167,5±1,75 179,4±1,82 297,5±2,44 + Chiều dài tia mạch 124,4±1,77 127,5±1,85 248,1±3,36 Số lượng bó mạch to, nhỏ của các mẫu giống cói chênh lệch nhau khá lớn, lớn nhất là của giống cói CKBTDX tiếp đến là cói CKBTDĐ và thấp nhất là cói BN. Những mẫu giống có số lượng bó mạch nhiều và lớn có khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng tốt 13 hơn nên sinh trưởng, phát triển nhanh hơn mẫu giống có số lượng bó mạch ít và nhỏ. Như vậy, có thể khẳng định giống CKBTDX và CKBTDĐ sinh trưởng mạnh hơn giống cói BN. Nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì, chiều dài tia mạch càng lớn thì rễ càng lớn, xốp và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng ngắn. Ngược lại, nếu số lượng khoảng gian bào, chiều dài từ tâm đến biểu bì cũng như chiều dài tia mạch càng nhỏ thì rễ càng nhỏ, chắc và thời gian tồn tại của rễ trong đất càng dài. Như vậy có thể kết luận rằng: Cói Bông Nâu có rễ to, xốp và thời gian tồn tại của rễ trong đất ngắn hơn rễ của mẫu giống cói CKBTDX và cói CKBTDĐ. 3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất, chất lượng của một số mẫu giống cói tại Kim Sơn, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa 3.1.3.1. Chiều cao và đường kính thân khi sinh của các mẫu giống cói Chiều cao và đường kính thân khí sinh là một chỉ tiêu quan trọng quyến định đến năng suất, phẩm cấp của cói. Chiều cao đường kính thân khí sinh phụ thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Nhưng ở cùng điều kiện canh tác như nhau chiều cao, đường kính thân khí sinh khác nhau là do giống quyết định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3. Chiều cao và đường kính thân khí sinh của các mẫu giống cói Mẫu giống Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Chiều cao (cm) Đường kính (mm) Chiều cao (cm) Đường kính (mm) Chiều cao (cm) Đường kính (mm) Chiều cao (cm) Đường kính (mm) CKBTDĐ 172,2a 5,27b 170,1a 5,21b 174,1a 5,68b 172,1a 5,61b CKBTDX 176,4a 6,33a 174,1a 6,26a 178,4a 7,09a 176,4a 7,06a BN (Đ/c) 161,6b 5,09b 158,1b 4,94b 162,0b 5,10c 160,7b 4,96b LSD0,05 11,53 0,52 10,21 0,70 11,12 0,56 11,02 0,79 CV (%) 3,0 4,0 2,7 5,3 2,9 5,7 2,9 5,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Giống BN có chiều cao thấp nhất chỉ đạt từ 158,1 - 162,0 cm, lớn nhất là của giống CKBTDX đạt từ 174,1 - 178,4 cm. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Chiều cao thân khí sinh của giống CKBTDĐ đạt từ 170,1- 174,1cm, không có sự khác biệt so với giống CKBTDX nhưng cao hơn hẳn so với giống cói BN ở mức ý nghĩa 0,05. Mẫu giống cói BN có chiều cao thân khí sinh thấp nên không thích hợp cho việc sản xuất chiếu mà thường dùng để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như dép, làn, mũ Hai mẫu giống cói còn lại có chiều dài thân khí sinh lớn nên rất thích hợp cho việc sản xuất chiếu cói. Qua hai vụ (xuân, mùa) giống CKBTDX có đường kính thân lớn nhất: 6,33 mm; 6,25 mm (Kim Sơn) và 7,09 mm; 7,06 mm (Nga Sơn). Trong khi đó giống BN có đường kính thân nhỏ nhất: 5,09 mm; 4,94 mm (Kim Sơn) và 5,10 mm; 4,96 mm (Nga Sơn). Những giống có đường kính thân nhỏ thì cây cói đanh, chắc, sợi cói nhỏ bền và đẹp hơn những giống có đường kính thân lớn. 3.1.3.2. Khả năng chống chịu của các mẫu giống cói * Mức độ nhiễm sâu đục thân:Mẫu giống CKBTDX có mật độ sâu đục thân cao nhất (18,1 - 20,1 con/m2); thấp nhất là mẫu giống cói BN (12,7 - 14,1 con/m2); của mẫu giống cói CKBTDĐ là 12,8 - 14,6 con/m2. 14 * Mức độ nhiễm bệnh Đốm vàng: Ở giai đoạn cói chín mẫu giống cói bị nhiễm nặng nhất là CKBTDX (8,00% trong điều kiện vụ Xuân tại Nga Sơn đến 9,33% trong điều kiện vụ Mùa tại Kim Sơn), tiếp đến là mẫu giống cói BN (6,78% đến 8,67%), bị nhiễm thấp nhất là mẫu giống cói CKBTDĐ (5,67% đến 6,67%). Như vậy, khả năng chống chịu bệnh đốm vàng của các giống là rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cói sinh trưởng, phát triển và cho năng suất lớn. * Khả năng chống đổ của các mẫu giống cói: Cói CKBTDX có khả năng chống đổ thấp nhất do chiều cao thân khí sinh cao nhất sau đó tới giống CKBTDĐ đổ ở mức trung bình và giống BN chỉ bị đổ nhẹ. 3.1.3.3. Số tiêm hữu hiệu, năng suất, phẩm cấp, chất lượng của các mẫu giống cói a) Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói Số lượng tiêm cói hữu hiệu trên một đơn vị diện tích là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất của cói. Năng suất, là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá trị và sự tồn tại của giống trong sản xuất. Tổng số tiêm nhiều, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao sẽ cho năng suất lớn. Năng suất, khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu phụ thuộc vào bản chất của giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác Trong cùng một điều kiện canh tác như nhau khả năng đâm tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu, năng suất khác nhau là do giống quyết định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.4. Bảng 3.4. Số tiêm hữu hiệu và năng suất của các mẫu giống cói Mẫu giống Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Số tiêm hữu hiệu (tiêm) Năng suất thực thu (tấn/ha) Số tiêm hữu hiệu (tiêm) Năng suất thực thu (tấn/ha) Số tiêm hữu hiệu (tiêm) Năng suất thực thu (tấn/ha) Số tiêm hữu hiệu (tiêm) Năng suất thực thu (tấn/ha) CKBTDĐ 704a 9,181a 694a 9,044a 760a 9,916a 750a 9,788a CKBTDX 562b 8,214b 555b 8,103b 608b 9,044b 598b 8,887b BN 661a 8,025b 652a 7,920b 734a 8,936b 724a 8,810b LSD0,05 77,3 0,7066 81,0 0,6207 73,2 0,7521 90,3 0,8005 CV (%) 5,0 3,4 5,3 3,2 4,8 3,7 5,8 3,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. * Số tiêm hữu hiệu: Tại thời điểm thu hoạch mẫu giống cói CKBTDĐ và BN có số tiêm hữu hiệu không có sự khác biệt nhưng cao hơn hẳn so với cói CKBTDX ở độ tin cậy 95%. Cụ thể: số tiêm hữu hiệu của cói CKBTDĐ biến động từ694 tiêm/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 760 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn); của cói BN biến động từ652 tiên/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 734 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn); của mẫu giống CKBTDX dao động từ555 tiêm/m2 (vụ Mùa - Kim Sơn) đến 608 tiêm/m2 (vụ Xuân - Nga Sơn). * Năng suất thực thu:Mẫu giống cói CKBTDĐ cho năng suất thực thu cao nhất đạt: 9,181 tấn/ha (vụ Xuân); 9,044 tấn/ha (vụ Mùa) tại Kim Sơn và 9,916 tấn/ha (vụ Xuân); 9,788 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa tại Nga Sơn. Cao hơn hẳn so vơi các mẫu giống khác ở độ tin cậy 95%. Mẫu giống CKBTDX có chiều cao vượt trội nhưng khả năng đâm tiêm kém và số tiêm hữu hiệu thấp, trong khi đó cói BN khả năng đâm tiêm và số tiêm hữu hiệu cao nhưng chiều cao cây thấp nên hai mẫu giống này có năng suất tương đương nhau đạt: 8,214 tấn/ha và 8,025 tấn/ha (vụ Xuân); 8,103 tấn/ha và 7,920 tấn/ha (vụ Mùa) tại Kim Sơn; 9,044 tấn/ha và 8,936 tấn/ha (vụ Xuân); 8,887 tấn/ha và 8,810 tấn/ha (vụ Mùa) tại Nga Sơn. 15 b) Phẩm cấp, chất lượng của các mẫu giống cói Giống CKBTDX có tỷ lệ cói loại 1 cao nhất dao động từ 35,25% (vụ Mùa tại Kim Sơn) đến 39,25% (vụ Xuân tại Nga Sơn) nhưng tỷ lệ cói loại 2 (35,22 - 39,45%) và hàm lượng Xenlulose (37,0 - 39,5%) thấp nhất. Ngược lại, cói Bông Nâu cho hàm lượng Xenluloza cao nhất (44,95- 49,70%) tỷ lệ cói loại 2 khá cao (40,05 - 41,15%) nhất nhưng không có cói loại 1. Chỉ có cói CKBTDĐ vừa cho cói loại 1 (31,45-34,81%), cói loại 2 (37,93- 47,11%) và có hàm lượng Xenlulose khá cao (41,94-45,07%). Do đó có thể khẳng định cói CKBTDĐ cho phẩm cấp và chất lượng tốt hơn cói CKBTDX và cói BN. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy giống CKBTDĐ có những đặc điểm nổi trội so với hai giống cùng tham gia nghiên cứu đó là: khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe; năng suất, phẩm cấp, chất lượng cao; khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ tốt. Vì vậy, đề tài đã chọn giống CKBTDĐ để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo. 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cói bằng biện pháp tách mầm 3.2.1. Ảnh hưởng của của tuổi ruộng cây cói đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Cây cói lấy giống từ ruộng cói 1 năm có số mầm cói thấp nhất. Nguyên nhân là do ở ruộng cói 1 năm, diện tích đất còn trống nhiều nên mầm cói sinh trưởng, phát triển theo chiều ngang nên hệ số nhân giống thấp. Còn ở tuổi ruộng cói trên 3 năm diện tích đất trống ít, đất chặt nên số lượng mầm cói hình thành ít hơn. Vì vậy, chọn mống cói ở tuổi ruộng cói 2-3 năm có diện tích đất trống, độ chặt vừa phải cho hệ số nhân giống cao nhất (11,75 - 13,82 lần/vụ), cao hơn hẳn so với ruộng cói ở độ tuổi khác ởđộ tin cậy 95%. 3.2.2. Ảnh hưởng của của phương thức tách mầm đến khả năng nhân giống cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Sử dụng cây giống để 2 dảnh dính liền nhau (CT1) để cấy cho tổng số tiêm: 737 tiêm/m2 (Kim Sơn); 747 tiêm/m2 (Nga Sơn), tỷ lệ tiêm hữu hiệu: 73,08% (Kim Sơn); 73,22% (Nga Sơn) và hệ số nhân: 13,45 lần/vụ (Kim Sơn); 13,68 lần/vụ (Nga Sơn) cao hơn hẳn so với cây giống tách rời thành 2 rảnh riêng rẽ (CT2) ở mức có ý nghĩa 0,05. 3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt thân khí sinh đến khả năng nhân giống của Cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Chiều cao cắt thân khí sinh có ảnh hưởng đến số tiêm và tỷ lệ tiêm hữu hiệu nên ảnh hưởng đến hệ số nhân giống cói. Chiều cao cắt thân cói 15 - 30cm cho hệ số nhân cao nhất đạt 12,94-13,64 lần/vụ cao hơn hẳn so với các công thức khác ở độ tin cậy 95%. 3.2.4. Ảnh hưởng của số dảnh cấy/khóm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Hệ số nhân cao nhất ở CT1 (cấy 2 dảnh/khóm) đạt 12,67 - 12,89 lần/vụ cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%, tiếp đến là CT2 (cấy 4 dảnh/khóm) đạt 6,55 - 6,66 lần/vụ và thấp nhất là CT5 (cấy 10 dảnh/khóm) chỉ đạt 2,24 - 2,28 lần/vụ.Như vậy, hệ số nhân giống giảm khi tăng số dảnh cấy/khóm và thể hiện khá rõ khi tăng từ 4-10 dảnh/khóm, khả năng đâm tiêm càng giảm mạnh là do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng giữa các tiêm cói. Cấy với số dảnh thấp (2 dảnh/khóm), cây cói đâm tiêm và sinh trưởng khỏe hơn vì giữa các tiêm cói ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng. 3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản cây giống đến khả năng nhân giống cóiCổ khoang Bông Trắng dạng đứng Thời gian bảo quản cây giống có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, khả 16 năng nhân giống của cây cói. Tách mầm cói sau đó trồng ngay hoặc tối đa bảo quản đến 3 ngày giúp cói sinh trưởng, đâm tiêm khỏe, tỷ lệ tiêm hữu hiệu là cao. Từ đó cho hệ số nhân giống từ 12,88- 13,69 lần/vụ cao hơn hẳn so với các công thức khác ở độ tin cậy 95%. 3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ tách mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Tách mầm và cấy vào vụ Xuân cây cói sinh trưởng, đâm tiêm khỏe, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao nên cho hệ số nhân giống từ 13,45 - 13,95 lần/vụ cao hơn hẳn so với tách vào vụ Mùa và vụ thu ở độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân thích hợp nhất cho cây cói sinh trưởng và phát triển. 3.2.7. Ảnh hưởng của tuổi mầm (số lá bao) đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Khi sử dụng cây giống có 2 - 3 lá bao mầm (CT2 và CT3) để trồng hệ số nhân giống cao nhất dao động từ 11,96 - 13,40 lần/vụ cao hơn hẳn các CT khác ở mức có ý nghĩa 0,05.Tách mầm cói khi cây còn quá non 1 lá mầm hoặc đã già 4- 5 lá bao mầmcây cói sinh trưởng, đâm tiêm giảm và dẫn đến hệ số nhân giống giảm. 3.2.8. Ảnh hưởng của đường kính mầm đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Khi tách mầm cói có đường kính từ 3, 4, 5 mm cho tổng số tiêm, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao nhất, cao hơn hẳn so với mầm tách có đường kính 2mm và 6 mm ở độ tin cậy 95%. Do đó, hệ số nhân của 3 công thức này cũng đạt cao nhất (12,45 - 13,18 lần/vụ) cao hơn so với các công thức còn lại ở mức có ý nghĩa 0,05.Như vậy, tách mầm nhỏ (quá non) hay lớn (quá già) đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng nhân giống của cói. 3.2.9. Ảnh hưởng của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Năng suất cói cao hay thấp ngoài các yếu tố đã nghiên cứu ở trên như tuổi mầm, đường kính mầm chúng còn phụ thuộc vào mật độ và phân bón. Cả hai yếu tố này có tương tác với nhau, giúp cói sinh trưởng, phát triển, đạt năng suất cao. Bảng 3.5. Ảnh hưởng tương tác của dạng phân bón và mật độ trồng đến khả năng nhân giống cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Dạng phân Mật độ (cây/m2) Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hoá Tổng số tiêm (tiêm/m2)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhct_ttla_hoang_duc_hue_0069_2005181.pdf
Tài liệu liên quan