Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương

Chụp CHT khớp vai được thực hiện ngay sau khi phương pháp

tạo ảnh bằng cộng hưởng từ được ứng dụng trong y học. Năm 1986,

Michaen B và Zlatkin là người đầu tiên chụp CHT khớp vai trên tử thi.

Năm 1992, Fritts HM nghiên cứu hình ảnh CHT khớp vai. Năm 1994,

Tirman nghiên cứu tổn thương gân cơ xoay và sụn viền do chấn thương

trên CHT. Nghiên cứu của Richard Kijowski và cs (2009), cộng hưởng từ

3.0T làm tăng khả năng chẩn đoán tốn thương sụn khớp gối so với may

1.5T. Theo Lambert.A và cs (2009), kết luận CHT 3.0T có giá trị trong

phát hiện các tổn thương nhỏ. Theo Thomas Magee (2009), CHT tiêm

khớp làm tăng độ nhạy phát hiện các tổn thương rách bán phần mặt khớp

gân cơ trên gai, rách sụn viền trước và tổn thương SLAP tốt hơn trên máy

3.0T.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy cũng như tổn thương cần tìm. - Tư thế bệnh nhân chụp: BN nằm ngửa, tay thả lỏng xuôi chiều theo cơ thể, bàn tay ngửa, hoặc theo tư thể ABER. (Abduction External Rotation). Khớp vai được đặt trong coils chuyên dụng. - Lát cắt mỏng 2-4mm, GAP 0,3 mm, ma trận 256 x 256, FOV 12-16 cm che phủ hết khớp vai. Các chuỗi xung cơ bản gồm: 6 + Chuỗi xung T1W fat suppressed spin-echo (TR/TE 400-800/8-20 ms). + Chuỗi xung T2W fast spin-echo (TR/TE 3000-4200/90-120 ms). + Chuỗi xung mật độ Proton (PD) với (TR/TE 2200-3000/20-30 ms). * Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang từ nội khớp: Tiêm khớp tiến hành dưới hướng dẫn màn tăng sáng hoặc dựa vào mốc giải phẫu với số lượng 39 BN. Kim tiêm 20-22G. Dung dịch tiêm là hỗn hợp được pha 0,1ml gadolium, 5ml thuốc cản quang + 5ml lidocain 1% + 10 ml NaCl 0,9% khi tiêm dưới màn tăng sáng hoặc hỗn dịch tiêm 0,1ml gadolium và 5ml lidocain pha với 10-15 ml NaCl 0,9% khi tiêm theo mốc giải phẫu. Thể tích tiêm 12-20ml, trung bình 15ml. Tiến hành chụp và đánh giá hình ảnh trên máy chụp và trạm xử lý hình ảnh (Workstation). 2.2.5. Các biến số nghiên cứu Các bệnh nhân được nghiên cứu theo mẫu hồ sơ bệnh án thống nhất, bao gồm các biến số nghiên cứu sau: 2.2.5.1. Biến số chung về nhóm nghiên cứu - Tuổi theo nhóm: < 20 tuổi, 20-39 tuổi, 40-59 tuổi và ≥ 60 tuổi - Giới: Nam và nữ - Vị trí chấn thương: khớp vai phải, vai trái, cả 2 bên. - Nguyên nhân gồm: Tai nạn giao thông, thể thao, sinh hoạt, lao động, vi chấn thương liên tục và nguyên nhân khác. - Thời gian từ khi bị chấn thương đến lúc đi khám: < 6 tuần (42 ngày); Từ 6 tuần đến < 3 tháng (42 ngày - < 90 ngày); Từ 3 tháng – 6 tháng ( từ 90- 180 ngày); > 6 tháng ( trên 180 ngày) 2.2.5.2. Các biến số đánh giá chấn thương khớp vai trên lâm sàng - Triệu chứng cơ năng: đau khớp, sưng nề, hạn chế vậng động, sợ sai khớp, số lần sai khớp, triệu chứng khác. - Chẩn đoán lâm sàng thực thể: + Hạn chế vận động chủ động, thụ động. 7 + Khám vận động và làm các nghiệm pháp gồm Palm-up hay Speed test, Neer, Lift-off, Jobe, Hawkins, Belly-press. + Tổn thương khác. 2.2.5.3. Các biến số đánh giá tổn thương khớp vai do chấn thương trên cộng hưởng từ thường qui và có tiêm thuốc đối quang từ nội khớp. - Tổn thương sụn viền: + Thay đổi về tín hiệu, hình thái và có hay không có đường rách, chia làm 4 loại từ I – IV và tổn thương Bankart. + Chia theo 6 vị trí gồm: Trên, trước trên, trước dưới, dưới, sau trên, sau dưới hoặc 4 vị trí: Trước trên, trước dưới, sau trên, sau dưới. + Tổn thương Bankart: Bankart xương, sụn, biến thể tổn thương. + Tổn thương Hill-Sachs. + Tổn thương SLAP chia 4 type theo Snyder gồm: - Type 1: rách (tước) sụn viền không hoàn toàn. - Type 2: bong phần trung tâm bờ trên sụn viền (vị trí 12h). - Type 3: Rách dạng quai xô sụn viền bờ trên ổ chảo, không bao gồm đầu dài gân cơ nhị đầu. - Type 4: rách sụn viền lan vào đầu dài gân cơ nhị đầu + Tổn thương phối hợp và các tổn thương khác - Rách gân cơ xoay + Rách bán phần (partial thickness): - Phân độ theo Ellman (1990) và Habermayer (2013) - Vị trí: mặt khớp, mặt hoạt dịch, trung tâm. mặt hoạt dịch. - Có rách hoàn toàn và không rách hoàn toàn. - Phân co rút gân cơ theo Patte và Baterman: Theo phân loại của Patte có 3 mức độ co rút: - Độ 1: vị trí gân co rút nằm ở ngoài chỏm xương cánh tay - Độ 2: gân co rút nằm ở đỉnh chỏm xương cánh tay. - Độ 3: gân co rút nằm ở ngang mức ổ chảo xương vai Theo Baterman: 8 - Độ 1: vị trí gân co rút dưới 1 cm từ điểm bám - Độ 2: gân co rút từ 1-3 cm từ điểm bám - Độ 3: gân co rút dưới 5 cm - Độ 4: Co rút toàn bộ gân cơ trên 5 cm, ít còn khả năng hồi phục. + Tổn thương thoái hóa mỡ gân cơ chóp xoay gồm các phân loại sau: - Theo Goutallier từ độ 0 – 4 gồm: Độ 0: cơ bình thường; Độ 1: có một vài dải mỡ trong cơ; Độ 2: mỡ chiếm <50% cơ; Độ 3:tỷ lệ mỡ chiếm 50% cơ; Độ 4: tỷ lệ mỡ chiếm >50% cơ. - Theo Warner từ độ 0 - 3 gồm: Độ 0: cơ bình thường; Độ 1: mức độ nhẹ, có một vài dải mỡ trong cơ; Độ 2: mức độ vừa, mỡ chiếm <50% cơ; Độ 3: mức độ nặng, tỷ lệ mỡ chiếm >50% cơ. - Theo Thomazeau từ độ 1 – 3 gồm: Độ I: cơ bình thường hoặc teo rất nhẹ khi 1,0< R < 0,6; Độ II: mức độ teo cơ vừa khi 0,6 < R < 0,4; Độ III: mức độ teo cơ nặng và rất nặng khi R< 0,4. + Rách hoàn toàn (full thickness) gân mất liên tục từ mặt khớp đến mặt hoạt dịch. + Tổn thương chỏm xương cánh tay và ổ chảo gồm vị trí, có phù xương, nang xương. + Tổn thương các bao hoạt dịch khớp và quanh khớp như viêm, tràn dịch bao hoạt dịch, vị trí bao hoạt dịch tổn thương. + Tổn thương khớp cùng vai đòn 2.2.5.4. Các biến số nghiên cứu đánh giá tổn thương khớp vai do chấn thương trên phẫu thuật - Các thông số đánh giá trên phẫu thuật khớp gồm: + Tổn thương sụn viền gồm vị trí, hình thái. + Tổn thương gân cơ chóp xoay gồm vị trí, hình thái rách, mức độ co rút, thoái hóa mỡ. + Tổn thương chỏm như sai khớp, vỡ xương ổ chảo, vỡ củ lớn xương cánh tay, phù xương, lún xương. + Tổn thương khoang dưới mỏm cùng vai. 9 + Tổn thương bao khớp và bao hoạt dịch khớp như tràn dịch, viêm,... 2.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng bệnh án mẫu, lấy thông tin từ bệnh án, hình ảnh CHT của tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, từ 12/2012 đến 9/2017. - Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trên bệnh nhân có tổn thương, quá trình nghiên cứu không ảnh hưởng đến tiến độ điều trị, không gây nguy cơ có hại cho bệnh nhân. Thông tin bệnh nhân được giữ kín. 2.2.6.2. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS (V.22) để thống kê các thông số. + Các biến số về đặc điểm hình ảnh được tính theo tỷ lệ %. + Các biến số về giá trị CHT so sánh với phẫu thuật. Bảng 2.1: Bảng tính giá trị thống kê 2 x 2 PTNS (+) PTNS (-) Tổng CHT (+) a b a+b CHT (-) c d c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d - Tính các giá trị gồm độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác (Acc), giá trị dự báo dương tính (PPV), giá trị dự báo âm tính (NPV) theo công thức. - Tính hệ số phù hợp chẩn đoán theo hệ số Kappa. Bảng 2.2: Ý nghĩa độ phù hợp chẩn đoán của giá trị Kappa Chỉ số Kappa Độ phù hợp < 0,20 Kém (poor) 0,20 – 0,40 Yếu (fair) 0,41 – 0,60 Trung bình (moderate) 0,61 – 0,80 Tốt (good) 0,81 – 1,00 Rất tốt (excellent) 10 2.2.7. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành khách quan, trung thực tại cơ sở chuyên môn và đào tạo có uy tín là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, các thông tin liên quan được giữ bí mật. Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng mà không nhằm mục đích khác. BN chấn thương khớp vai đến bệnh viện khám Thăm khám lâm sàng, chỉ định chụp CHT BN được chụp và đánh giá tổn thương trên CHT Vào viện phẫu thuật Kết quả phẫu thuật Không vào viện Mục tiêu 2 Giá trị của cộng hưởng từ Kết quả hình ảnh CHT - Tổn thương chóp xoay - Tổn thương sụn viền - Tổn thương khác Đánh giá - Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính - Độ phù hợp chẩn đoán Mục tiêu 1 Đặc điểm hình ảnh 11 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu - Tỷ lệ nam/ nữ 70,8%/ 29,2%, nam gặp nhiều hơn nữ 2,4 lần. - Vai phải/ trái 72,7%/ 27,3%, vai phải gặp nhiều hơn trái 2,7 lần. - Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 47,5 ± 15,5 tuổi, nhóm sai khớp 29,2 ± 9,3 tuổi, nhóm không sai khớp 53,5 ± 12,0 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất 40-60 tuổi, chiếm 45,5%. - Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông chiếm 32,5%. sinh hoạt 27,3%, tai nạn thể thao 26,6%, các nguyên nhân khác 13,6%. 3.2. Đặc điểm hình ảnh CHT các tổn thương khớp vai do chấn thương 3.2.1. Phân loại BN tiêm khớp theo nhóm PT và không PT Bảng 3.1: Số lượng BN theo nhóm PT và tiêm thuốc nội khớp Nhóm Tiêm khớp Nhóm PT (n = 97) Nhóm không PT (n = 57) Tổng (n = 154) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có tiêm 25 25,8 14 75,0 39 25,3 Không tiêm 72 74,2 43 25,0 115 74,7 p > 0,05 < 0,01 Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 39 BN tiêm khớp, chiếm 25,3%, trong đó có 25 BN phẫu thuật. 3.2.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ theo nhóm phẫu thuật và nhóm không phẫu thuật 3.2.2.1. Kết quả cộng hưởng từ rách bán phần gân cơ chóp xoay Bảng 3.2: Kết quả CHT rách bán phần gân cơ chóp xoay Nhóm Rách bán phần Nhóm PT (n = 97) Không PT (n = 57) Tổng (n = 154) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có rách Gân TG 28 28,9 18 31,6 46 29,9 Gân DG 2 2,1 0 0,0 2 1,3 Gân DV 3 3,1 1 1,8 4 2,6 Gân TB 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân NĐ 1 1,0 0 0,0 1 0,6 TG+DV 1 1,0 1 1,8 2 1,3 TG+NĐ 2 2,1 0 0,0 2 1,3 12 DG+DV 2 2,1 0 0,0 2 1,3 Tổng 40 40,2 20 35,1 60 38,3 Không rách 57 59,8 37 64,9 94 61,7 p > 0,05 Nhận xét: Rách bán phần gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 29,9%. 3.2.2.2. Kết quả cộng hưởng từ rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay Bảng 3.3: Kết quả CHT rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay Nhóm Rách hoàn toàn Nhóm PT (n = 97) Không PT (n = 57) Tổng (n = 154) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Có rách Gân TG 23 23,7 3 5,3 26 16,9 Gân DG 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân DV 1 1,0 0 0,0 1 0,6 Gân TB 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân NĐ 1 1,0 3 5,3 4 2,6 TG+DV 1 1,0 0 0,0 1 0,6 TG+NĐ 4 4,1 2 3,5 6 3,9 DG+DV 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng 30 30,9 8 14,0 38 24,7 Không rách 67 69,1 49 86,0 116 75,3 p > 0,05 Nhận xét: Rách hoàn toàn gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 16,9%. 3.2.2.9. Kết quả CHT viêm phù nề gân cơ chóp xoay Bảng 3.4: Đặc điểm viêm phù nề gân cơ chóp xoay Nhóm Vị trí Nhóm PT Không PT Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Không 26 26,8 16 28,1 42 27,3 Viêm gân TG 50 51,5 23 40,4 73 47,4 Viêm gân DG 0 0,0 1 1,8 1 0,6 Viêm gân DV 0 0,0 1 1,8 1 0,6 Viêm gân NĐ 1 1,0 0 0,0 1 0,6 Viêm 2 gân cơ 12 12,4 11 19,3 33 21,4 ≥ 3 gân cơ 8 8,2 5 8,8 13 8,4 Tổng 97 100 57 100 154 100 p > 0,05 < 0,01 13 Nhận xét: Tỷ lệ viêm phù nề gân cơ trên gai chiếm nhiều nhất 47,4% 3.2.2.10 Đặc điểm hình ảnh thoái hóa mỡ trên cộng hưởng từ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa mỡ theo các phân độ Nhận xét: BN thoái hóa mỡ nhẹ chiếm nhiều nhất theo các phân độ. 3.2.2.12. Tổn thương Bankart Bảng 3.5: Tổn thương Bankart Nhóm Tổn thương PT Không PT Tổng n % n % n % Bankart Sụn 24 66,7 8 72,7 32 68,1 Xương 9 25,0 3 27,3 12 25,5 Biến thể 3 8,3 0 0,0 3 6,4 Tổng 36 100 11 100 47 100 p > 0,05 < 0,05 Biến thể giải phẫu 14 28,0 14 56,0 28 37,3 Tổng 50 100 25 100 75 100 Nhận xét: Tổn thương Bankart sụn gặp nhiều nhất, chiếm 68,1%. 3.2.2.16 Liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với BN sai khớp Bảng 3.6: Liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với BN sai khớp Tổn thương Sai khớp Tổng Có Không Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hill- Sachs Có 34 22,1 0 0,0 34 22,1 Không 4 2,6 116 75,3 120 77,9 Tổng 38 24,7 116 75,3 154 100 p < 0,01 14 Nhận xét: Sự liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với bệnh nhân sai khớp vai tái diễn là có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. 3.2.2.17 Tổn thương SLAP Biểu đồ 3.2: Tổn thương SLAP Nhận xét: Tổn thương SLAP type 2 gặp nhiều nhất chiếm 52,2%. 3.2.3. Đặc điểm hình ảnh CHT ở nhóm bệnh nhân tiêm khớp 3.2.3.1. Tổn thương rách gân cơ chóp xoay ở bệnh nhân tiêm khớp Bảng 3.7: Phân bố BN tổn thương chóp xoay ở nhóm tiêm khớp Tổn thương Số lượng (n=39) Tỷ lệ (%) Tổn thương chóp xoay Có 29 74,4 Không 10 25,6 Rách bán phần Không rách 24 61,5 Gân TG 12 30,8 Gân TG+DV 1 2,6 Gân TG+ĐDGNĐ 1 2,6 Gân DG+DV 1 2,6 Rách hoàn toàn Không rách 29 74,4 Gân TG 7 17,9 ĐDGNĐ 3 7,7 Nhận xét: Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 3.2.3.6. Đánh giá tổn thương sụn viền ở bệnh nhân tiêm khớp Bảng 3.8: Các hình thái tổn thương sụn viền ở nhóm tiêm khớp Bệnh nhân Tổn thương Số lượng Tỷ lệ (%) p Loại tổn thương Loại 1 1 3,6 < 0,05 Loại 2 2 7,1 Loại 3 5 17,9 15 Loại 4 20 71,4 Tổn thương Bankart Bankart sụn 8 57,1 < 0,05 Bankart xương 4 28,6 Bankart biến thể 2 14,3 Biến thể giải phẫu sụn viền Có 5 12,8 < 0,05 Không 34 87,2 Nhận xét: Tổn thương sụn viền loại 4 và Bankart sụn gặp nhiều nhất. 3.3. Giá trị của cộng hưởng từ trong khảo sát tổn thương khớp vai do chấn thương so sánh với phẫu thuật 3.3.1.1 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT so với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương chóp xoay Bảng 3.9: Giá trị CHT trong chẩn đoán tổn thương chóp xoay So sánh Phẫu thuật Tổng Có Không Tổn thương chóp xoay trên CHT Có 69 4 73 Không 0 24 24 Tổng 69 28 97 p < 0,001 Kappa 0,90 Nhận xét: Sn 100%, Sp 85,7%, Acc 95,9%, PPV 94,5%, NPV 100%. 3.3.1.2. Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ so sánh phẫu thuật. Bảng 3.10: So sánh CHT với phẫu thuật trong đánh giá tổn thương rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay So sánh Phẫu thuật Tổng Có Không Rách bán phần gân cơ chóp xoay CHT Có 34 5 39 Không 1 57 58 Tổng 35 62 97 p < 0,001 Kappa 0,87 Rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay CHT Có 27 3 30 Không 4 63 67 Tổng 31 66 97 p < 0,001 Kappa 0,83 16 Nhận xét: Rách bán phần gân cơ có: Sn 97,1%, Sp 91,9%, Acc 93,8%, PPV 87,2%, NPV 98,3%. Rách hoàn toàn gân cơ có: Sn 87,1%, Sp 95,5%, Acc 92,8%, PPV 90,0%, NPV 94,0%. 3.3.2 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương sụn viền 3.3.2.1 Giá trị trong đánh giá tổn thương sụn viền so với phẫu thuật Bảng 3.11: Đánh giá tổn thương sụn viền chung So sánh Phẫu thuật Tổng Có Không Tổn thương sụn viền Có 69 2 71 Không 3 23 26 Tổng 72 25 97 p < 0,001 Kappa 0,87 Nhận xét:Sn 95,8%, Sp 92,0%,Acc 94,8%, PPV 97,2%, NPV 88,5%. 3.3.2.2 Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương Bankart và Hill-Sachs Bảng 3.12: Đánh giá tổn thương Bankart so sánh với phẫu thuật So sánh Phẫu thuật Tổng Có Không Bankart Có tổn thương 30 3 33 Không có tổn thương 2 62 64 Tổng 32 65 97 p < 0,001 Kappa 0,88 Hill - Sachs Có tổn thương 26 1 27 Không có tổn thương 2 68 70 Tổng 28 69 97 p < 0,001 Kappa 0,92 Nhận xét: Tổn thương Bankart: Sn 93,8%, Sp 95,4%, Acc 94,8%, PPV 90,9%, NPV 96,9%. Tổn thương Hill-Sachs: Sn 92,9%, Sp 98,6%, Acc 92,8%, PPV 96,3%, NPV 97,1%. 3.3.2.3 Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương SLAP Bảng 3.13: Tổn thương SLAP so sánh với phẫu thuật So sánh Phẫu thuật Tổng Có Không SLAP Có tổn thương 46 6 52 17 Không có tổn thương 2 43 45 Tổng 48 49 97 p < 0,001 Kappa 0,84 Nhận xét:Sn 95,8%, Sp 87,8%,Acc 91,8%, PPV 88,5%, NPV 95,6%. 3.3.3 Giá trị và độ phù hợp chẩn đoán cộng hưởng từ các tổn thương khớp vai do chấn thương ở bệnh nhân có tiêm khớp 3.3.3.1 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán tổn thương chóp xoay và sụn viền nói chung so với phẫu thuật Bảng 3.14: Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán tổn thương chóp xoay và sụn viền Phẫu thuật Cộng hưởng từ Không tiêm Có tiêm Có Không Tổng Có Không Tổng Tổn thương chóp xoay Có 18 0 18 6 0 6 Không 3 51 54 1 18 19 Tổng 21 51 72 7 18 25 Kappa 0.90 1,0 Tổn thương sụn viền Có 19 2 21 4 1 5 Không 2 49 51 0 20 20 Tổng 21 51 72 4 21 25 Kappa 0.87 0.87 Nhận xét: o Tổn thương chóp xoay: Nhóm không tiêm: Sn 85,7%, Sp 100%, Acc 95,8%, PPV 100%, NPV 94,4%. Nhóm có tiêm: Sn 85,7%, Sp 100%, Acc 96,0%, PPV 100%, NPV 94,7%. o Tổn thương sụn viền: Nhóm không tiêm: Sn 90,5%, Sp 96,1%, Acc 94,4%, PPV 90,5%, NPV 96,1%. Nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 95,2%, Acc 96,0%, PPV 80,0%, NPV 100%. 3.3.3.2 . Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay so sánh phẫu thuật. Bảng 3.15: So sánh CHT với phẫu thuật trong đánh giá tổn thương rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay Phẫu thuật Cộng hưởng từ Không tiêm Có tiêm Có Không Tổng Có Không Tổng Rach bán phần Có 42 1 43 15 0 15 Không 4 25 29 1 9 10 Tổng 46 26 72 16 9 25 Kappa 0.85 0.92 18 Rách hoàn toàn Có 45 3 48 18 1 19 Không 3 21 24 0 6 6 Tổng 48 24 72 18 7 25 Kappa 0.81 0.90 Nhận xét: - Tổn thương rách không hoàn toàn: Nhóm không tiêm: Sn 91,3%, Sp 96,2%, Acc 93,1%, PPV 97,7%, NPV 86,2%. Nhóm có tiêm: Sn 93,8%, Sp 100%, Acc 96,0%, PPV 100%, NPV 90,0%. - Tổn thương rách hoàn toàn: Nhóm không tiêm: Sn 93,8%, Sp 87,5%, Acc 91,7%, PPV 93,8%, NPV 87,5%. Nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 85,7%, Acc 96,0%, PPV 94,7%, NPV 100%. 3.3.3.3 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương Bankart, Hill-Sachs, SLAP Bảng 3.16: Phù hợp chẩn đoán tổn thương Bankart, Hill-Sachs và SLAP Phẫu thuật Cộng hưởng từ Không tiêm Có tiêm Có Không Tổng Có Không Tổng Tổn thương Bankart Có 20 3 23 10 0 10 Không 2 47 49 0 15 15 Tổng 22 50 72 10 15 25 Kappa 0.84 1,0 Tổn thương Hill- Sachs Có 17 1 18 9 0 9 Không 2 52 54 0 16 16 Tổng 19 53 72 9 16 25 Kappa 0.89 1,0 Tổn thương SLAP Có 17 1 18 9 0 9 Không 2 52 54 0 16 16 Tổng 19 53 72 9 16 25 Kappa 0.89 1,0 Nhận xét: - Tổn thương Bankart: Nhóm không tiêm: Sn 90,0%, Sp 94,0%, Acc 93,1%, PPV 87,0%, NPV 95,9%; nhóm có tiêm tất cả các chỉ số giá trị đều đạt 100%. - Tổn thương Hill-Sachs: Nhóm không tiêm: Sn 89,5%, Sp 98,1%, Acc 95,8%, PPV 94,4%, NPV 96,3%; nhóm có tiêm tất cả các chỉ số đều đạt 100%. Tổn thương SLAP: Nhóm không tiêm: Sn 94,4%, Sn 86,1%, Acc 90,3%, PPV 87,2%, NPV 93,9%; nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 92,3%, Acc 96,0%, PPV 92,3%, NPV 100%. 19 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 4.1.1 Phân bố theo giới và vị trí Tỷ lệ nam/ nữ là 2,4/1, trong đó nam chiếm 70,8%, nữ chiếm 29,2% và phù hợp với các nghiên cứu khác như của Phan Châu Hà (2006), Zacchilli.M.A (2010) và David W. Stoller 2007). Tỷ lệ vai phải/ trái là 2,7 lần, phù hợp với các nghiên cứu củaVũ Minh Hải (2015) gấp gần 4 lần , Đặng Thị Bích Nguyệt (2016) gấp 2,3 lần, Kashani và cs (2008). 4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi hay gặp nhất là 40 - 59t, chiếm 45,5%. Tuổi trung bình là 47,5 ± 15,5 tuổi, ở nhóm có sai khớp 29,2 ± 9,3t nhỏ hơn hẳn nhóm không sai khớp là 53,5 ± 12,0t, kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu khác như Vũ Minh Hải (2015), Kashani S (2008). 4.1.3 Nguyên nhân chấn thương Nhóm tai nạn thể thao, giao thông và sinh hoạt chiếm 86,4%, tương tự nghiên cứu Vũ Minh Hải(2015), Nguyễn Trọng Anh (2007) 4.2. Đặc điểm hình ảnh CHT khớp vai ở những BN chấn thương Bảng 3.4 cho thấy có 39 BN tiêm khớp, chiếm 25,3%, với 25 BN phẫu thuật và 14 BN không phẫu thuật. 4.2.1 Đặc điểm hình ảnh CHT tổn thương gân cơ chóp xoay 4.2.1.1 Hình ảnh rách bán phần gân cơ chóp xoay Bảng 3.5 thấy, số BN rách bán phần chiếm 38,3% với 59 BN, ở nhóm phẫu thuật là 40,2%, rách bán phần gân cơ trên gai là gặp nhiều nhất chiếm 29,9%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả các nghiên cứu khác trong và ngoài nước như Đặng Thị Bích Nguyệt (2016), Phan Châu Hà (2006). Biểu đồ 3.6 cho thấy, rách bán phần mặt hoạt dịch gặp nhiều nhất với 35 BN, chiếm 57,4%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Bích Nguyệt (2016) rách mặt hoạt dịch chiếm 60,0%. Theo Chun K.A và cs (2010), độ nhạy, độ đặc hiệu chẩn đoán rách bán phần gân cơ chóp xoay mặt khớp là 85,0% và 90,0%, mặt hoạt dịch tương ứng 62,0% và 95,0%. Phân độ rách bán phần theo Ellman và Habermeyer theo bàng 3.8 cho thấy, rách bán phần độ 1 đều gặp nhiều nhất với 29 BN, chiếm 48,3%. Phù hợp chẩn đoán theo 2 phân độ là rất cao với kappa 0,89. Số lượng 20 bệnh nhân rách bán phần theo các độ gặp ở nhóm phẫu thuật nhiều hơn nhóm không phẫu thuật. 4.2.1.2 Đánh giá rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay Bảng 3.6 cho thấy, có 38 BN đứt hoàn toàn gân cơ, chiếm 24,7%, đứt hoàn toàn gân cơ trên gai gặp nhiều nhất chiếm tới 68,4%, nhóm phẫu thuật chiếm 88,5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các NC như Đặng Thị Bích Nguyệt (2016), Đỗ Văn Tú (2010). Bảng 3.10 thấy, rách hoàn toàn nhóm phẫu thuật chiếm 19,5%, vị trí vai phải chiếm 20,1%; theo giới nam 14,3% và đều nhiều hơn nhóm còn lại. Kết quả, cho thấy mức độ co rút gân cơ theo Patte và Batterman độ 2 gặp nhiều nhất tương ứng 42,1% và 47,4%. Mức độ co rút liên quan với khả năng phục hồi gân cơ sau mổ. 4.2.2. Hình ảnh cộng hưởng từ thoái hóa mỡ gân cơ chóp xoay Trên ảnh CHT cho thấy tín hiệu mỡ ở trong và quanh các cơ cộng thêm các cơ teo nhỏ đi về kích thước tùy từng giai đoạn. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 và biều đồ 3.7 cho thấy, trong nhóm nghiên cứu các thoái hóa nặng ít gặp hơn hẳn các thoái hóa nhẹ theo các phân độ, phù hợp với NC của Klaus Strobel và cs (2005). 4.2.3. Tổn thương viêm phù nề gân cơ chóp xoay Viêm phù nề gân cơ chóp xoay là tình trạng gân cơ mất sự thuần nhất và đồng đều về mặt tín hiệu, có tín hiệu tăng không đều đặc biệt trên xung T2W, PD, giảm không đều trên T1W PD, tăng về mặt kích thước ở giai đoạn cấp và teo đi ở giai đoạn mạn. Đây là bệnh lý viêm không đặc hiệu, mang tính chất phản ứng. Theo bảng 3.14, viêm phù nề gân cơ gặp ở hầu hết các bệnh nhân chiếm 72,7%, trong đó viêm gân cơ trên gai gặp nhiều nhất chiếm 47,4%. 4.2.4 Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tổn thương sụn viền 4.2.4.3. Tổn thương Bankart và Hill-Sachs Đây là tổn thương sụn viền hay gặp và thường phối hợp với tổn thương Hill- Sachs ở những bệnh nhân SKVTD. Theo kết quả bảng 3.17, thấy tổn thương Bankart sụn gặp nhiều nhất chiếm 68,1%, tiếp đến là Bankart xương chiếm 25,5% và gặp nhiều hơn ở nhóm được phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các tác giả như Đỗ Văn Tú (2010), Đặng Thị Bích Nguyệt (2016), Sheehan S.E (2013), Horst.K và cs (2014). Bảng 3.21 cho thấy tổn thương Hill-Sachs ở những BN có sai khớp chiếm 22,1% cao hơn hẳn bệnh nhân không sai khớp 0,0% và có ý 21 nghĩa thống kê với p< 0,05, phù hợp NC của Nguyễn Trọng Anh (2007), Daniel (1999). 4.2.5. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tổn thương SLAP Biểu đồ 8 cho thấy, tổn thương SLAP chiếm 43,5%, SLAP typ 2 là gặp nhiều nhất, chiếm 52,2%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước như Đặng Thị Bích Nguyệt (2016), Phạm Ngọc Hoa và cs (2009), Antonio (2007). 4.3. Đặc điểm hình ảnh CHT tiêm chất tương phản nội khớp Theo Roy J.S và cs (2015) trong một nghiên cứu phân tích gộp (meta analysis) cho thấy, chẩn đoán CHT và CT có tiêm khớp trong chẩn đoán rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay có độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 90,0%; chẩn đoán rách bán phần gân cơ chóp xoay có độ đặc hiệu trên 90,0%, nhưng độ nhạy thấp hơn khoảng 67,0 – 83,0%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các kết quả đặc điểm hình ảnh khá trùng lặp, tương đồng với đặc điểm hình ảnh chung của nhóm bệnh nhân toàn thể trong nghiên cứu. 4.4. Giá trị của cộng hưởng từ trong khảo sát tổn thương khớp vai do chấn thương đối chiếu với phẫu thuật 4.4.1 Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương gân cơ chóp xoay Bảng 3.35, cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính của CHT trong đánh giá tổn thương chóp xoay lần lượt là 100%; 85,7%; 95,9%; 94,5% và 100%. Kết quả nghiên cứu bảng 3.36, cộng hưởng từ trong đánh giá rách bán phần, rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay phù hợp với đánh giá sau phẫu thuật có các giá trị chẩn đoán hầu hết đều trên 90,0%, có hệ số phù hợp chẩn đoán đều đạt trên 0,8. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác trong và ngoài nước như Torstensen F.T và cs (1999), Sharma. G và cs (2017). 4.4.2. Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương sụn viền bao gồm Bankart và Hill-Sachs Giá trị trong chẩn đoán tổn thương sụn viền, Bankart, Hill- Sachs theo kết quả nghiên cứu bảng 3.37 và 3.38, cho thấy CHT trong đánh giá tổn thương sụn viền so sánh với đánh giá sau phẫu thuật có có các giá trị chẩn đoán hầu hết đều trên 90,0%, có hệ số phù hợp chẩn đoán đều đạt trên 0,8. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên 22 cứu khác trong và ngoài nước như Phạm Ngọc Hoa, Hồ Ngọc Tú (2009), Waldt.S và cs (2005). Theo Richard K và cs (2009), nhận định CHT 3.0T có giá trị độ đặc hiệu độ chính xác cao hơn 1.5T với p < 0,05 và CHT 3.0T làm tăng giá trị chẩn đoán tổn thương sụn so với máy 1.5Tesla. Theo Magnee T.H và cs (2006), nghiên cứu trên 67 bệnh nhân chụp CHT 3.0T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_va_gia_tri_cua.pdf
Tài liệu liên quan