Các triệu chứng cơ năng: Triệu chứng điển hình của VMDƯ quanh năm là tắc ngạt mũi, các triệu chứng hắt hơi thành tràng, chảy mũi và ngứa mũi đi kèm theo nhưng không nổi trội như trong VMDƯ theo mùa (do phấn hoa). VMDƯ quanh năm nhất thiết phải có từ hai triệu chứng trở lên (trong số các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, ngạt mũi), biểu hiện hơn một giờ mỗi ngày ngoài đợt nhiễm vi rút, 100% số bệnh nhân đều có tam chứng hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi.
Các triệu chứng thực thể: Tình trạng niêm mạc mũi: Niêm mạc mũi nhợt nhạt, nhiều dịch xuất tiết nhầy trong. Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều có tình trạng niêm mạc phù nề ở các mức độ, không có bệnh nhân nào có tình trạng niêm mạc mũi bình thường.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ 6 -14 tuổi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên dermatophagoides pteronyssinus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và Viện Y học.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Giai đoạn 1: được thực hiện từ 01/2011 đến 12/2011 nhằm xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng.
- Giai đoạn 2: được thực hiện từ 2012-2014 nhằm đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ em VMDƯ.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu về tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh VMDƯ tại 03 bệnh viện gồm: bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Viện Y học biển
- Đối tượng nghiên cứu hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu ở trẻ em mắc VMDƯ: là trẻ em mắc VMDƯ do dị nguyên D. Pteronyssinus tại Viện Y học biển.
Tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: Có đủ triệu chúng lâm sàng của trẻ viêm mũi dị ứng trong độ tuổi từ 6 -14 tuổi, có test kích thích mũi dương tính với dị nguyên D. Pteronyssinus
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN mắc các bệnh tim mạch, gan thận, hô hấp, BN bị mắc bệnh tự miễn, BN đang bị bệnh lý nhiễm khuẩn cấp ở mũi xoang như: viêm mũi mủ, viêm xoang mủ, viêm họng cấp, BN và gia đình từ chối tham gia.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng: sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả với cuộc điều tra ngang, nghiên cứu định lượng có phân tích so sánh.
Nghiên cứu hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu: sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng trước và sau can thiệp nhằm mô tả đặc điểm cận lâm sàng, đánh giá hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi ở bệnh nhân VMDƯ do D. Pteronyssinus.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
* Cỡ mẫu nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1
Chọn toàn bộ số liệu tại 03 bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Viện Y học biển từ 01/01/2011 đến 31/12/2011.
* Cỡ mẫu nghiên cứu phục vụ mục tiêu 2.
n: là số bệnh nhân tối thiểu cần có.
Z1-α/2 = 1,96 (ứng với độ tin cậy 95%)
d = 0,04 (sai số tối thiểu cho phép)
DEF =2 Hiệu ứng thiết kế lấy bằng 2
P=0,2: là tỷ lệ mắc VMDƯ ước tính ở bệnh nhân tại cộng đồng qua một số điều tra trước. Từ một số nghiên cứu trước ước tính là 20%.
Thay số chúng tôi được n=770 là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu. Dự phòng bỏ cuộc khoảng 10%, chúng tôi cần thu thập 855 bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Trung ương.
* Cỡ mẫu cho mục tiêu 3
p1: tỷ lệ bệnh nhân VMDƯ do D.pte trước điều trị (qua test lảy da dương tính với D.pte) =100%.
p2: tỷ lệ bệnh nhân VMDƯ do D.pte sau điều trị (test lảy da dương tính với D.pte) = 80%. (Kỳ vọng sau 2 năm điều trị MDĐH giảm 20%).
p = (p1-p2)/2 = 0,1.
Chọn xác suất thống kê sai lầm loại 1, α = 0,05 (Z(1-α/2)=1,96);
Chọn lực mẫu (power)=0,9; với β=0,1.
n : số bệnh nhân VMDƯ do D.pte cần nghiên cứu can thiệp.
Thay số chúng tôi được n = 46 là số bệnh nhân tối thiểu cần can thiệp. Dự phòng 10% các trường hợp bỏ cuộc, chúng tôi chọn 51 bệnh nhân tiến hành can thiệp điều trị.
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu mục tiêu 1: Chọn toàn bộ các hồ sơ, bệnh án trẻ mắc VMDƯ tại 03 bệnh viện Nhi Trung ương, Tai Mũi Họng Trung ương và Viện Y học biển.
- Phương pháp chọn mẫu mục tiêu 2: Bệnh nhân khi đến khám và được xác định là VMDƯ tại bệnh viện Nhi Trung ương sẽ được giải thích và mời tham gia nghiên cứu. Do viêm mũi dị ứng mang tính đặc thù thời tiết và môi trường sống, do vậy việc lựa chọn ngẫu nhiên theo từng thàng dựa trên tỷ lệ số ca khám VMDƯ từ năm 2010, để lựa chọn số đối tượng nghiên cứu năm 2011 theo các tháng trong năm.
Phương pháp chọn mẫu mục tiêu 3: Trên cơ sở danh sách các bệnh nhi mắc VMDƯ năm 2011 tại Viện y học biển. Nghiên cứu viên lập danh sách và lựa chọn ngẫu nhiên 51 bệnh nhân. Sau khi có danh sách 51 bệnh nhân, nghiên cứu viên liên hệ, cung cấp đầy đủ thông tin cho các bậc cha mẹ có con viêm mũi dị ứng và mời tham gia nghiên cứu với sự đồng ý của cha mẹ trẻ viêm mũi dị ứng.
2.5. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.5.1. Nhập số liệụ và phân tích số liệu.
Làm sạch số liệu, trước khi nhập số liệu bằng phần mền EPIDATA 3.1. Với thông tin định tính sẽ được mã hóa số liệu theo chủ đề và mục tiêu. Dùng phần SPSS phân tích số liệu, sử dụng các thuật toán thống kê y học (tỉ lệ %, khi bình phương) để so sánh sự khác biệt.
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu này chỉ được tiến hành khi Hội đồng xét duyệt đề cương do Đại học Y Hà Nội thông qua và sự đồng ý từ Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương và Viện Y học biển.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu:
Kết quả thu được: Mục tiêu 1 và 2 là 1.307 bệnh nhi tuổi từ 6-14 tuổi VMDƯ tại 03 bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Viện Y học biển, sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang. Đối tượng Nghiên cứu cho mục tiêu 3 là 51 trẻ VMDƯ do dị nguyên D. Pteronyssinus, sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng trước và sau can thiệp
1. Phân bố tỷ lệ viêm mũi dị ứng tại Ba bệnh viện nghiên cứu.
Tỷ lệ trẻ VMDƯ chung tại 03 bệnh viện là 23,01%, trong đó BV Nhi Trung ương là 25,71%, BV Tai Mũi Họng Trung ương là 25,71%, Viện Y học biển là 23,01%.Tần suất mắc bệnh cũng tăng dần theo độ tuổi, cao nhất là 14 tuổi (26,17%) và thấp nhất là 6 tuổi (2,37%). Trẻ nam mắc (70,08%) cao hơn trẻ nữ (29,92%). Tỷ lệ mắc khu vực sống nông thôn và thành thị là tương đương nhau. Bệnh hay gặp ở mùa hạ (30,47%) và ít gặp ở mùa đông (19,45%).
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH VMDƯ
Từ 1.107 bệnh nhân mắc VMDƯ được khám và chẩn đoán bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương chúng tôi lựa chọn ra 855 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng bệnh viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.1: Các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm mũi dị ứng
Mức độ
VMDƯ
Triệu chứng
Nặng
Trung bình
Nhẹ
n
%
n
%
n
%
Hắt hơi (N=855)
331
38,71
245
28,65
279
32,63
Chảy mũi (N=855)
316
36,96
279
32,63
260
30,41
Ngứa mũi (N=855)
306
35,79
370
43,27
179
20,94
Ngạt mũi (N=855)
172
20,12
625
73,10
58
6,78
Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều có các biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi và ngạt mũi từ mức độ nặng nặng đến nhẹ. Trong đó hắt hơi mức độ nặng chiếm 38,71%, chảy mũi mức độ nặng chiếm 36,96%, ngứa mũi nặng chiếm 35,79%, đặc biệt ngạt mũi mức độ nặng chỉ chiếm 20,12%.
Bảng 3.2: Triệu chứng thực thể bệnh viêm mũi dị ứng.
Thực thể
Mức độ
Niêm mạc mũi
N = 855
Cuốn dưới
N = 855
n
%
n
%
Nặng
301
35,2
268
31,35
Trung bình
497
58,13
522
61,05
Không
57
6,67
65
7,60
Tổng
855
100
855
100
Nhận xét: Dấu hiệu thực thể biểu hiện rõ nhất là hình ảnh niêm mạc mũi và cuốn dưới quá phát. Bệnh nhân có biểu hiện niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề chiếm 93,37% trong đó mức độ nặng chiếm 35,2%, trung bình 58,13%. Biểu hiện về cuốn dưới quá phát là 92,4%, trong đó mức độ nặng chiếm 31,35% và mức độ nhẹ chiếm 61,05%.
3.2.2. Dị ứng với một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Bảng 3.3: Test lẩy da với dị nguyên D. pteronyssinus
VMDƯ
Prick test
Dai dẳng
N = 633
Gián đoạn
N = 222
P,OR
n
%
n
%
p = 0,034;
OR = 1,44
(1,03-2,02)
Dương tính
482
76,15
153
68,92
Âm tính
151
23,85
69
31,08
Tổng
633
100
222
100
Nhận xét:Kết quả bảng 3.9 cho thấy 74,27% số bệnh nhân VMDƯ có dương tính với D.pteronyssinus, trong đó nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm 76,15%, nhóm gián đoạn 68,92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).
Bảng 3.4: Test lẩy da với dị nguyên D. Farinae
VMDƯ
Prick test
Dai dẳng
N = 633
Gián đoạn
N = 222
P,OR
n
%
n
%
p < 0,001
OR=1,80
(1,32-2,45)
Dương tính
391
61,77
105
47,30
Âm tính
242
38,23
117
52,70
Tổng
633
100
222
100
Nhận xét: Kết quả bảng 3.10 cho thấy trẻ mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng có kết quả test dương tính với dị nguyên D. Farinae cao hơn gấp bệnh nhân gấp 1,80 lần so với bệnh nhân viêm mũi dị ứng gián đoạn với p < 0,001.
Test lẩy da với dị nguyên lông chó, lông mèo, gián:
Dương tính với dị nguyên lông chó nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng là 13,11%, nhóm bệnh nhân VMDƯ dán đoạn 6,31% với (OR: 2,24; 95%CI: 1,24-4,04)
Dương tính với dị nguyên lông mèo nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng là 13,11%, nhóm bệnh nhân VMDƯ dán đoạn 6,31% với (OR: 1,82; 95%CI: 1,01-3,30).
Dương tính với dị nguyên gián nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng là 5,58%, nhóm bệnh nhân VMDƯ dán đoạn 7,21% với (OR: 0,80; 95%CI: 0,44 –1,47).
Bảng 3.5: Kết quả thử test với nhiều dị nguyên khác nhau.
VMDƯ
Prick test
Dai dẳng
N = 633
Gián đoạn
N = 222
P,OR
n
%
n
%
p < 0,001
OR=2,88
(1,98-4,19)
Dương tính ≥ 3
dị nguyên
250
39,49
41
18,47
Dương tính < 3
dị nguyên
383
60,51
181
81,53
Tổng
633
100
222
100
Nhận xét: Kết quả bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ dương tính trên 3 loại dị nguyên trở lên (34,04%) ở nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng cao gấp 2,88 lần so với nhóm bệnh nhân VMDƯ dán đoạn (18,47%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
3.2.3. Đặc điểm IgE và IgG trong máu trẻ bị bệnh viêm mũi dị ứng
Bảng 3.6: Nồng độ IgE trong máu
(đơn vị tính UI/ml)
Theo ARIA
n
mean
SD
min
Max
p
Theo thời gian
Gián đoạn
222
252,45
159,07
165,78
990,65
<0,001
Dai dẳng
633
666,40
357,99
170,14
1475,89
Mức độ bệnh
Nhẹ
318
225,55
33,17
165,78
314,85
<0,001
Nặng
537
756,34
329,32
222,20
1475,89
Tổng
855
558,92
366,56
165,78
1475,89
Nhận xét: Kết quả bảng 3.17 cho kết quả nồng độ IgE trong máu trung bình là 558,92±366,56UI/ml, thấp nhất 366,56UI/ml và cao nhất là 1475,89 UI/ml. Nồng độ IgE theo thời gian mắc bệnh và mức độ biểu hiện bệnh cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001).
Bảng 3.7: Nồng độ IgG máu
Đơn vị tính mg%
Theo ARIA
n
mean
SD
min
Max
p
Theo thời
gian
Gián đoạn
222
926,26
66,78
813,20
1200,70
<0,001
Dai dẳng
633
1026,95
102,32
822,10
1260,30
Mức độ bệnh
Nhẹ
318
922,10
48,33
813,20
999,40
<0,001
Nặng
537
1047,42
100,29
916,10
1260,30
Tổng
855
1000,81
104,18
813,20
1260,30
Nhận xét: Kết quả bảng 3.18 cho kết quả nồng độ IgG trong máu là 1000,81±104,18 mg%, mức cao nhất là 1260,30 mg% và mức thâp nhất là 813,20 mg%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức IgG theo phân loại của ARIA về thời gian mắc và mức độ bệnh với (p<0,001); trong đó IgG ở nhóm VMDƯ gián đoạn IgG là 926.26±66,78 mg%; nhóm VMDƯ dai dẳng IgG 1026,95±102,32 mg%, VMDƯ dạng nhẹ IgG 922,10±48,33, VMDƯ dạng nặng IgG là 1047,42 ±100,29 mg%.
3.2.4.Đặc điểm các bệnh dị ứng kèm theo ở trẻ VMDƯ.
Trẻ có mắc các bệnh dị ứng kèm theo như hen phế quản, eczema, dị ứng thức ăn dị ứng thuốc có nguy cơ viêm mũi dị ứng từ 20 đến trên 50%. Trẻ có người nhà bị viêm mũi dị ứng nguy cơ trẻ mắc viêm mũi dị ứng dai dẳng 68,72%; gián đoạn 38,29%. Trẻ có phơi nhiễm với lông chó, lông mèo, khói thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ VMDƯ dai dẳng và dán đoạn > 20%.
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI.
3.3.1. Các dấu hiệu cơ năng bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị can thiệp.
Bảng 3.8: Triệu chứng ngứa mũi tại thời điểm trước và sau điều trị
Triệu chứng
ngứa mũi
Trước điều trị
N =51
Sau điều trị
N = 51
p
n
%
n
%
Nặng
12
23,53
0
0
P(1,2)<0,001
Trung bình
24
47,06
7
13,73
Nhẹ
15
29,41
20
39,22
Không
0
0
24
47,06
Tổng
51
100
51
100
(Ghi chú: nhóm 1 các bệnh nhân còn biểu hiện ngứa mũa ở các mức độ nặng, trung bình và nhẹ; nhóm 2 các bệnh nhân hết triệu trứng ngứa mũi)
Nhận xét: Kết quả bảng 3.28 cho thấy toàn bộ bệnh nhân tham gia điều trị can thiệp đều có các triệu chứng ngứa mũi. Sau điều trị hết bệnh nhân biểu hiện triệu chứng ngứa mũi ở các mức độ (nặng, trung bình, nhẹ) chiếm 47,06%. Sự khác giữa nhóm có dấu hiệu ngứa mũi trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 3.9: Dấu hiệu hắt hơi tại thời điểm trước và sau điều trị
Triệu chứng hắt hơi
Trước điều trị
N =51
Sau điều trị
N = 51
p
n
%
n
%
Nặng
11
21,57
0
0
P(1,2)<0,001
Trung bình
24
47,06
7
13,73
Nhẹ
16
31,37
19
37,25
Không
0
0
25
49,02
Tổng
51
100
51
100
(Ghi chú: nhóm 1 các bệnh nhân còn biểu hiện hẳt hơi ở các mức độ nặng, trung bình và nhẹ; nhóm 2 các bệnh nhân hết triệu trứng hắt hơi)
Nhận xét: Trước điều trị tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng hắt hơi ở các mức độ khác nhau (nặng, trung bình và nhẹ). Sau điều trị có 49,02% bệnh nhan nhân không còn biểu hiện hắt hơi. Kết quả trước và sau điều trị can cho kết quả có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi ở các mức độ và nhóm bệnh nhât không có biểu hiện hắt hơi với p<0,001.
Bảng 3.10: Dấu hiệu chảy mũi tại thời điểm trước và sau điều trị.
Triệu chứng chảy nước mũi
Trước điều trị
N =51
Sau điều trị
N = 51
p
n
%
n
%
Nặng
15
29,41
0
0
P(1,2)<0,001
Trung bình
22
43,14
6
11,76
Nhẹ
14
27,45
24
47,06
Không
0
0
21
41,18
Tổng
51
100
51
100
(Ghi chú: nhóm 1 các bệnh nhân còn biểu hiện chảy nước mũi ở các mức độ nặng, trung bình và nhẹ; nhóm 2 các bệnh nhân hết triệu trứng chảy nước mũi)
Nhận xét: Trước điều trị 100% bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi, sau điều trị 41,18% hết triệu chứng. Triệu chứng nặng trước điều trị chiếm tới 29,41%, sau điều trị không còn ca nào có triệu chứng nặng về chảy mũi. Sự khác biệt giữa nhóm có và hết triệu chứng chảy mũi trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
Bảng3.11: Dấu hiệu ngạt mũi tại thời điểm trước và sau điều trị.
Triệu chứng ngạt nước mũi
Trước điều trị
N =51
Sau điều trị
N = 51
p
n
%
n
%
Nặng
9
17,65
0
0
P(1,2)<0,001
Trung bình
22
43,14
2
3,92
Nhẹ
13
25,49
26
50,98
Không
7
13,73
23
45,10
Tổng
51
100
51
100
(Ghi chú: nhóm 1 các bệnh nhân còn biểu hiện ngạt mũi ở các mức độ nặng, trung bình và nhẹ; nhóm 2 các bệnh nhân hết triệu trứng ngạt mũi)
Nhận xét: Trên 80% bệnh nhân trước điều trị có triệu chứng ngạt mũi nặng sau điều trị trên 95% bệnh nhân hết hoặc còn ngạt mũi ở mức độ nhẹ và không còn bệnh nhân nào biểu hiện triệu chứng ngạt mũi ở mức độ nặng.
3.3.2. Các dấu hiệu thực thể bệnh viêm mũi dị ứng sau điều trị can thiệp.
Bảng 3.12: Mức độ thay đổi của niêm mạc mũi.
Mức độ
n
%
Kém
3
5,88
Khá
37
72,55
Tốt
11
21,57
Tổng
51
100
Nhận xét: Sự thay đổi của niêm mạc mũi được đánh có hiệu quả cao, có tới 94% số bệnh nhân điều trị cho hiệu quả tốt và khá. Chỉ có 3 bệnh nhân chiếm 5,88% sau điều trị được đánh giá có hiệu quả kém.
Bảng 3.13: Mức độ thay đổi của tình trạng cuốn dưới.
Mức độ
n
%
Kém
10
19,61
Khá
37
72,55
Tốt
4
7,84
Tổng
51
100
Kết quả bảng 3.34 cho thấy hiệu quả điều trị thay đổi tình trạng cuốn dưới hầu hết là ở mức độ tốt và khá với 80,39%, trong đó mức độ khá 72,55%, tốt chiếm 7,84%.
Bảng 3.14: Hiệu quả lâm sàng sau điều trị miễn dịch đặc hiệu.
Thời điểm
Mức độ
Sau điều trị
N = 51
n
%
Trung bình
4
7,84
Khá
23
45,10
Tốt
24
47,06
Tổng
51
100
Nhận xét: Kết quả bảng 3.34 cho thấy có 92,16 % số bệnh nhân có hiệu quả tốt và khá còn 7,84 % số bệnh nhân sau điều trị mức độ thay đổi thấp, chủ yếu là dấu hiệu ngạt mũi liên tục và tình trạng cuốn dưới không co hồi khi đặt thuốc co mạch.
3.3.3. Hiệu quả cận lâm sàng.
Bảng 3.15. Thay đổi nồng độ IgE toàn phần huyết thanh tại các thời điểm điều trị.
(đơn vị tính UI/ml)
Thời điểm
Thấp nhất
Cao nhất
`X
SD
p
Trước điều trị(1)
167
1477
545.14
360.70
-
Sau 6 tháng (2)
159
1204
483.08
314.76
P1,2 = 0,35
Sau 12 tháng (3)
131
1034
416.16
270.86
P1,3 = 0,04
Sau điều trị (4)
92
841
331.84
232.30
P1,4 = 0,01
Nhận xét: Sau 6 tháng điều trị sự thay đổi nồng độ IgE trong máu không có ý nghĩa thống kê. Sau 12 và 24 tháng điều trị nồng độ IgE toàn phần huyết thanh giảm rõ rệt với P< 0,05.
Bảng 3.16. Nồng độ IgG toàn phần huyết thanh trước và sau điều trị.
(đơn vị tính mg%)
Thời điểm
Thấp nhất
Cao nhất
`X
SD
p
Trước điều trị(1)
816,0
1259,0
993.71
110.24
-
Sau 6 tháng (2)
923,0
1573,0
1260.75
150.04
P1,2 < 0,001
Sau 12 tháng (3)
1053,0
1924,0
1527.67
198.22
P1,3 < 0,001
Sau điều trị (4)
1213,0
2413,0
1876.18
274.23
P1,4 < 0,001
Nhận xét: Kết quả bảng 3.38 cho thấy sau 6 tháng điều trị nồng độ IgG trong máu bệnh nhân tăng rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ TỶ LỆ MẮC VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI BA BỆNH VIỆN.
4.1.1. Phân bố ca mắc viêm mũi dị ứng
Khảo sát tại 03 bệnh viện năm 2011 lứa tuổi từ 6 -14 tuổi thu nhận được 5.679 bệnh nhân tới khám đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu trong đó: Bệnh viện Nhi Trung ương 4862 bệnh nhân, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 420 bệnh nhân và Viện Y học biên 397 bệnh nhân.
Tổng số bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng tại ba Bệnh viện là 1307 bệnh nhân, chiếm 23,01% quần thể nghiên cứu, trong đó tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỷ lệ bệnh nhân khám tai mũi họng mắc VMDƯ là 22,77%; Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tỷ lệ này là 25,71%; Viện Y học biển 23,17%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ VMDƯ của tác giả Nguyễn Ngọc Chức và cộng sự
Phân bố tỷ lệ mắc VMDƯ theo tuổi: Khi xem xét, đánh giá sự phân bố bệnh nhân viêm mũi dị ứng trên tổng số bệnh nhân mắc VMDƯ cho thấy quy luật tăng dần đều tại các lứa tuổi từ thấp đến cao rất rõ. Bệnh nhân 6 tuổi chiếm tỷ lệ 2,37% sau đó tăng dần từ lứa tuổi 7,8,9,10 và 11 tuổi, tỷ lệ tăng vọt ở nhóm bệnh nhân từ 12 đến 14 tuổi và cao nhất bệnh nhân 14 tuổi chiếm 26,17%.
Phân bố tỷ lệ viêm mũi dị ứng theo giới
Xem xét sự phân bố bệnh nhân mắc VMDƯ theo giới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đa số trẻ mắc VMDƯ là trẻ nam với 70,08. Kết quả này tương tự so với tác giả Đoàn Thị Thanh Hà (2002) trên đối tượng VMDƯ độ tuổi từ 16-55 trong đó tỷ lệ VMDƯ ở nam là 53,75%, nữ giới là 46,25%. Nghiên cứu tại Guangzhou, Trung Quốc của tác giả Chun Wei Li và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ trẻ nam là 57% cao hơn trẻ nữ với 43%
Phân bố tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng theo khu vực sống và mùa trong năm
+ Tỷ lệ số ca mắc theo khu vực sống
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số ca mắc khu vực thành thị là 49,50%, khu vực nông thôn là 50,50% (Bảng 3.3). Trong khi đó nghiên cứu của tác giả Chun Wei Li và cộng sự nghiên cứu tại Guangzhou, Trung Quốc cho thấy trẻ VMDƯ khu vực thành thị là 76,7%, khu vực nông thôn là 23,3%.
4.2. ĐẶC ĐIỀM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VMDƯ 6 - 14 TUỔI.
4.2.1. Dấu hiệu cơ năng, thực thể của VMDƯ
Dấu hiệu và triệu chứng cơ năng: Tất cả các bệnh nhi đều có các biểu hiện gồm hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi và ngạt mũi ở các mức độ khác nhau (Bảng 3.4). Trong đó mức độ hắt hơn nặng 38,71%, mức độ chảy mũi nặng chiếm 36,96%, ngứa mũi nặng chiếm 35,79%, ngạt mũi mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp hơn với 20,12%.
Triệu chứng thực thể: Trong VMDƯ các triệu chứng thực thể gồm tình trạng niêm mạc mũi và tình trạng quá phát cuống mũi. Tình bệnh nhi có biểu hiện về niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề chiếm 93,37%. Trong đó mức độ nặng chiếm 35,2%, trung bình 58,13%. Bệnh nhi có biểu hiện về cuốn dưới quá phát chiếm 92,4%, trong đó mức độ nặng chiếm 31,35% và mức độ nhẹ chiếm 61,05% (Bảng3.5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các tác giả Vũ Văn Sản, Nguyễn Trọng Tài, Imleat, Vũ Minh Thục, Phạm Văn Thức.
4.2.2. Dị ứng với một số dị nguyên ở bệnh nhân VMDƯ
Dị nguyên D. Pteronyssinus:
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.9) cho thấy nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm 76,15%, nhóm gián đoạn 68,92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), trong đó tỷ lệ dương tính nhóm VMDƯ dai dẳng cao gấp1,44 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn (95%CI 1,03-2,02). Kết quả nghiên cứu tương tự với tác giả Nguyễn Trọng Tài, Wang y và cộng sự, Hendrick D.J và cộng.
Dị nguyên D. Farinae: Tỷ lệ dương tính ở nhóm VMDƯ dai dẳng là 61,77%, dương tính ở nhóm VMDƯ gián đoạn là 47,30%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001 (Bảng3.10 ). Tỷ lệ dương tính D. Farinae trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Đào Thị Hồng Diên (2012) trong đó tỷ lệ dương tính D. Farinae là 65,9%.
Tổng hợp kết quả test với các loại dị nguyên cho thấy tỷ lệ dương tính trên 3 loại dị nguyên trở lên (34,04%) ở nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng cao gấp 2,88 lần so với nhóm bệnh nhân VMDƯ dán đoạn (18,47%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
4.2.3. Đặc điểm IgE và IgG trong máu ở trẻ VMDƯ
Nồng độ IgE trong máu:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.17) cho thấy nồng độ IgE trong máu ở trẻ VMDƯ trung bình là 558,92±366,56 UI/ml, nhỏ nhất 366,56 UI/ml và lớn nhất là 1475,89 UI/ml. Lượng IgE ở nhóm bệnh nhân VMDƯ gián đoạn lượng IgE là 252,45±159,07 UI/ml, nhóm bệnh nhân VMDƯ dai dẳng trung bình IgE là 666,40±357,99 UI/ml. Nhóm bệnh nhân VMDƯ nhẹ là 225,55±33,17 UI/ml; nhóm bệnh nhân VMDƯ nặng trung bình là 756,34±329,32 UI/ml.
Theo tác giả Trương Thị Thanh Tâm: ở người bình thường khỏe mạnh có nồng độ IgE huyết thanh trung bình là 187 ± 206 IU/ml; trên các trường hợp viêm mũi xoang dị ứng có chỉ định phẫu thuât có nồng độ IgE là 373 ± 383 IU/ml. Tác giả Vũ Thị Minh Thục, Phạm Văn Thức và cộng sự trên 30 người bình thường là 350 ± 142 ng/ml (1 IU= 2,4 ng)
Nồng độ IgG trong máu:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ IgG trong máu trung bình là 1000,81±104,18 mg%, mức cao nhất là 1260,30 mg% và mức thấp nhất là 813,20 mg% (Bảng 3.18). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức IgG theo phân loại của ARIA về thời gian mắc và mức độ bệnh (p<0,001); trong đó IgG ở nhóm VMDƯ gián đoạn mức IgG là 926.26±66,78 mg%; nhóm VMDƯ dai dẳng mức IgG 1026,95±102,32 mg%, VMDƯ dạng nhẹ mức IgG 922,10±48,33, VMDƯ dạng nặm mức IgG là 1047,42 ±100,29 mg%.
4.2.4. Đặc điểm các bệnh dị ứng kèm theo ở trẻ mắc VMDƯ
Tỷ lệ hen ở bệnh nhân VMDƯ:
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.19), tỷ lệ hen phế quản ở nhóm VMDƯ dai dẳng mắc hen phế quản là 20,7%, nhóm VMDƯ gián đoạn mắc hen phế quản là 11,71%. Nguy cơ hen phế quản nhóm VMDƯ dai dẳng cao gấp 1,96 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).Trong một nghiên cứu dịch tễ của tác giả Ohta tiến hành tại Nhật Bản năm 2011 cho thấy VMDƯ liên quan mật thiết đến mức độ kiểm soát hen phế quản theo phân loại của GINA 2008.
Tỷ lệ eczema ở bệnh nhân VMDƯ:
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.20) eczema ở nhóm VMDƯ dai dẳng chiếm 36,02%, nhóm VMDƯ gián đoạn là 23,42%. Nguy cơ mắc eczema ở nhóm VMDƯ dai dẳng cao gấp 1,84 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So sánh nghiên cứu của Laura B von Kobyletzki và các cộng sự (2012) cho thấy trong số 172 bệnh nhân VMDƯ thì có tới 65 bệnh nhân là eczema, chiếm tỷ lệ 37,39%. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa VMDƯ và eczema, nguy cơ Eczema ở nhóm viêm mũi là OR=3,14 (95% CI 2,27-4,36).
4.2.5. Đặc điểm tiền sử và phơi nhiễm ở bệnh nhân VMDƯ
Tiền sử gia đình ở bệnh nhân VMDƯ: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.23) , tỷ lệ trẻ mắc VMDƯ có tiền sử gia đình mắc VMDƯ dai dẳng chiếm 68,72%, nhóm VMDƯ gián đoạn là 38,29%. Bệnh nhân VMDƯ dai dẳng có tiền sử gia đình mắc VMDƯ cao gấp 3,54 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Theo nghiên cứu của Vazquez - Nava - F (2000) trên 58 bệnh nhân VMDƯ cho thấy 56,8% số bệnh nhân có tiền sử dị ứng gia đình.
Phơi nhiễm với lông chó: Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm với lông chó (Bảng 3.25) ở bệnh nhân VMDƯ là 35,56%, trong đó tỷ lệ ở nhóm VMDƯ dai dẳng là 38,86%, nhóm gián đoạn là 26,13%, trong đó phơi nhiễm nhóm VMDƯ dai dẳng cao gấp 1,80 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Phơi nhiễm lông mèo ở bệnh nhân VMDƯ: Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.26) tỷ lệ phơi nhiễm lông mèo ở bệnh nhân VMDƯ là 11,58%, trong đó nhóm VMDƯ dai dẳng là 13,11%, nhóm VMDƯ gián đoạn là 7,21%, phơi nhiễm nhóm VMDƯ dai dẳng cao gấp 1,94 lần so với nhóm VMDƯ gián đoạn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MDĐH ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI Ở TRẺ DO DỊ NGUYÊN D. PTERONYSSINUS.
4.3.1. Hiệu quả lâm sàng
4.3.1.1. Mức độ cải thiện các triệu chứng cơ năng.
Triệu chứng ngứa mũi: Bảng 3.28 cho thấy 100% bệnh nhân có dấu hiệu ngứa mũi, dấu hiệu ngứa mũi nặng chỉ xuất hiện tại thời điểm bắt đầu điều trị (23,5%) và sau điều trị 6 tháng (13,7%). Bệnh nhân bắt đầu hết biểu hiện ngứa mũi sau 6 tháng điều trị (3,9%); sau 12 tháng (11,8%) và sau 24 tháng (47,1%). Như vậy, sau điều trị triệu chứng ngứa mũi ở nhóm BN được điều trị có sự cải thiện rõ rệt về số lượng cũng như mức độ ngứa mũi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Triệu chứng hắt hơi: Tất cả 51 bệnh nhân được lựa chọn đều có dấu hiệu hắt hơi với các mức độ khác nhau (nặng, trung bình, nhẹ). Kết quả trước và sau điều trị can cho kết quả có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi ở các mức độ và nhóm bệnh nhân không có biểu hiện hắt hơi với p<0,001 (Bảng 3.29). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục và Nguyễn Nhật Linh.
Triệu chứng chảy mũi: Trước điều trị c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va.doc