Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Anisopteromalus Calandrae (Howard) ký sinh mọt cánh cứng hại trong kho tại tỉnh Đồng Tháp - Nguyễn Thị Oanh

Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A.

calandrae

3.2.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt thuốc lá - vật

chủ của ong ký sinh A. calandrae

Trên thức ăn nuôi cá, vòng đời của mọt thuốc lá trung bình là

41,53 ± 6,21 ngày. Giai đoạn trứng của mọt trung bình 7,10 ± 0,76

ngày. Ấu trùng có 5 tuổi với trung bình là 26,4 ngày, thời gian nhộng

là 4,23 ± 0,82 ngày, tuổi thọ trưởng thành dao động 33 - 53 ngày

(nhiệt độ 30 ± 1,07oC, độ ẩm 74,64 ± 3,17%).

3.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh A. calandrae

Toàn bộ cơ thể ong ký sinh A. calandrae có màu xanh đen,

riêng con đực (đốt bụng thứ 2, 3, 4) có màu trắng sữa hoặc màu vàng

đục. Phát triển ký sinh ở vật chủ sâu non mọt thuốc lá, con cái A.13

calandrae có chiều dài cơ thể trung bình là 3,5 ± 0,3 mm (n = 30);

con đực dài trung bình 2,4 ± 0,5 mm (n = 30). Mắt kép và mắt đơn

đều có màu nâu đỏ. Râu đầu có 13 đốt (kể cả đốt gốc). Râu con cái có

3 đốt vòng, con đực có 2 đốt vòng. Chân có đốt háng màu đen, đốt

đùi màu đen hoặc nâu, đốt ống màu vàng và bàn chân có 5 đốt. Cánh

trước có lông cứng, trên đĩa cánh màu tối. Dưới mép cánh có một ô

cánh không có lông (trọc)

pdf28 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Anisopteromalus Calandrae (Howard) ký sinh mọt cánh cứng hại trong kho tại tỉnh Đồng Tháp - Nguyễn Thị Oanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật chủ của ong ký sinh A. calandrae Đặc điểm sinh học của mọt thuốc lá (L. serricorne) cũng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu như Visarathanonth (1985), Ryan (1999) và Mahroof và Phillips (2008). Các tác giả đều khẳng định thời gian vòng đời cũng như sức đẻ trứng của mọt thay đổi tùy theo loại thức ăn. 1.2.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh A. calandrae Đặc điểm hình thái loài ong ký sinh A. calandrae được mô tả bởi các tác giả như Hayashi et al. (2004), Baur et al. (2014). Kết quả đã đưa ra khóa định loại bằng hình vẽ và mô tả đặc điểm hình thái chi tiết của giống ong Anisopteromalus. 1.2.2.3. Tập tính của ong ký sinh A. calandrae Các công trình nghiên cứu sinh học tập tính của ong ký sinh A. calandrae như tập tính ưa thích đẻ trứng ký sinh trên vật chủ có kích thước lớn (thường sâu non tuổi 4). Tập tính tìm kiếm, châm chích và gây tê vật chủ để đẻ trứng. Tập tính thăm dò vật chủ ở các độ sâu khác nhau của hạt như mức độ sâu 14,5 cm. 1.2.2.4. Đặc điểm sinh học của ong ký sinh A. calandrae Những nghiên cứu về sinh học vòng đời và sinh sản của ong ký sinh A. calandrae cho thấy, thời gian trứng trung bình từ 1-1,5 ngày. Độ dài thời gian vòng đời của ong ký sinh A. calandrae ngắn nhất là 11,4 ngày và dài nhất là 26,6 ngày tùy vào nhiệt độ, vật chủ sâu non và thức ăn bổ sung. Số cá thể con một ong cái sinh ra trung bình từ 80,9 - 240 cá thể. Tuổi thọ của ong dao động trung bình từ 9,6 - 26,6 ngày, tùy vào vật chủ tuổi thọ ong đực có khi chỉ từ 5,4 - 6,0 ngày. 5 Ngưỡng phát dục thấp nhất và tổng nhiệt hữu hiệu của ong ký sinh A. calandrae được xác định là 11,5°C và 263,2o/ngày. 1.2.2.5. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae Nghiên cứu sinh thái loài ong ký sinh A. calandrae được đánh giá như sự cạnh tranh của ong ký sinh A. calandrae với các loài ong ký sinh khác. Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ vật chủ hay thức ăn bổ sung đến sự phát triển của ong ký sinh. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của ong ký sinh cũng cho thấy, chủ yếu có sự khác biệt về thời gian vòng đời của ong ở các mức nhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C, tuy nhiên giữa mức nhiệt độ 30°C và 35°C không có sự khác biệt đáng kể. 1.2.2.6. Khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae Các nghiên cứu cho rằng, ong ký sinh A. calandrae có khả năng khống chế tốt sự xuất hiện quần thể sâu mọt gây hại. Tỷ lệ khống chế sâu mọt của ong đạt thấp nhất là 32,24% và cao nhất là 85% tùy theo loại hạt nông sản và hình thức bảo quản. 1.3. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu thành phần loài thiên địch trong kho bảo quản nông sản Việc nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng cho đến nay ở Việt Nam còn hạn chế. Một số tác giả quan tâm nghiên cứu như Dương Minh Tú (2005), Trần Văn Hai và cs. (2008), Nguyễn Quý Dương (2010), Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng Long (2017). Các nghiên cứu chủ yếu điều tra thành phần loài chứ chưa nghiên cứu trên từng đối tượng cụ thể như loài ong ký sinh A. calandrae. 1.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học mọt thuốc lá Đặc điểm sinh học mọt thuốc lá gây hại trên thức ăn nuôi cá chưa có nghiên cứu nào được công bố. Trước đây có nghiên cứu của 6 Bùi Công Hiển (1995) về mọt thuốc lá trên thức ăn thuốc lá, ớt cay, gạo, lạc bảo quản. 1.3.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái học và khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học, tập tính, đặc điểm sinh thái cũng như khả năng kiểm soát sâu mọt gây hại nông sản trong kho của ong ký sinh A. calandrae được công bố. Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho đã được một số tác giả quan tâm như Dương Minh Tú (2005) ghi nhận 2 loài ở miền Bắc Việt Nam. Tại Cần Thơ và An Giang có 2 loài được ghi nhận bởi Trần Văn Hai và cs., 2008. Năm 2010 Nguyễn Quý Dương đã công bố 7 loài thiên địch trên đậu đỗ ở Việt Nam trong đó có 3 loài ong ký sinh. Nguyễn Văn Dương và Khuất Đăng Long (2017) ghi nhận 6 loài ong ký sinh trên ngô tại Sơn La. Như vậy, các nghiên cứu về thiên địch của sâu hại nông sản trong kho còn rất hạn chế. Các kết quả đã công bố chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu về thành phần loài và sự bắt gặp trên một số loại nông sản mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể, đặc biệt như đối với các loài ong ký sinh. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, một số tập tính, đặc điểm sinh thái cũng như khả năng kiểm soát của ong ký sinh A. calandrae trên sâu mọt bộ Cánh cứng hại nông sản trong kho ở Việt Nam chưa được đánh giá. 7 CHƢƠNG II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2018. Thời gian thu mẫu và khảo sát ngoài thực địa được thực hiện theo từng đợt (mỗi tháng một đợt), mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày thu mẫu tập trung, từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. Thời gian nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm từ năm 2016 đến năm 2018. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu của đề tài gồm các kho bảo quản nông sản của 4 huyện và 2 thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp như: huyện Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành, thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc. Việc khảo sát và thu mẫu trong vùng nghiên cứu được tiến hành qua các đợt điều tra tại các kho bảo quản nông sản và thức ăn nuôi cá trong đó các kho là công ty chế biến thức ăn thủy sản chủ yếu tập trung tại thành phố Sa Đéc. 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Các loài thiên địch của côn trùng trong kho nông sản. - Ong ký sinh Anisopteromalus calandrae (Howard) thuộc họ Pteromalidae, bộ Hymenoptera.  Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản sản trong kho bảo quản tại tỉnh Đồng Tháp. Mô tả đặc điểm hình 8 thái của ong ký sinh A. calandrae. Nghiên cứu sinh học, sinh thái học của ong ký sinh A. calandrae được nuôi với vật chủ sâu non mọt thuốc lá. Thực nghiệm đánh giá khả năng khống chế mọt ngô và mọt thuốc lá của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm. 2.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho tại tỉnh Đồng Tháp. Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm gồm: - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học mọt thuốc lá là vật chủ của ong ký sinh A. calandrae. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, một số tập tính và đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae. Nội dung 3: Nghiên cứu khả năng khống chế mọt ngô (S. zeamais) và mọt thuốc lá (L. serricorne) của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm. 2.4. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm 2.4.1. Vật liệu nghiên cứu - Thức ăn nuôi cá da trơn dạng viên (có đường kính 8 mm) được chế biến tổng hợp từ các nguyên liệu gồm cám gạo, gạo tấm, ngô hạt, đậu nành, hạt lúa mì, và một số chất cần thiết khác. - Hạt đậu trắng (Vigna unguiculata), hạt ngô (Zea mays). - Các loại hạt trước khi làm thí nghiệm đều được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 2 giờ. - Một số loài mọt Cánh cứng là vật chủ của ong ký sinh A. calandrae như mọt thuốc lá (L. serricorne) thuộc họ Anobiidae, mọt 9 ngô (S. zeamais) thuộc họ Curculionidae và mọt đậu đỏ (C. maculatus) thuộc họ Bruchidae. 2.4.2. Dụng cụ, thiết bị, hóa chất thí nghiệm - Xiên lấy mẫu, rây sàng côn trùng, vợt côn trùng, đèn pin. - Hộp nuôi côn trùng các cỡ: loại hộp nhựa dài 17 cm  rộng 13 cm  cao 7 cm; loại cao 20 cm  đường kính 14 cm; loại cao 19 cm  đường kính 13 cm; loại đường kính dưới 9 cm  cao 7 cm và đường kính trên 12 cm. - Đĩa Petri đường kính 8 cm. - Thùng giấy carton (dài 45 cm  rộng 28 cm  cao 22 cm). - Túi polyethylene loại mềm (kích thước dài 55 cm, rộng 36 cm). - Vải màn 2 loại đường kính lỗ của vải < 0,01 mm và từ 0,40 đến 1,20 mm. - Kính lúp soi nổi có gắn camera độ phóng đại 70 lần; kính hiển vi có gắn camera độ phóng đại 1000 lần Meiji Techno DK3000 (Nhật Bản) với phần mềm chụp và đo kích thước mẫu vật Lumenera INFINITY1-3C (Canada). Máy chụp ảnh Sony DSC W-800 20.1 Mega. Tủ sấy Memmert UN55 (Đức), tủ định ôn 53 lít Sanyo MIR153 (Nhật), máy đo thủy phần hạt MD-7822 (Mỹ), ẩm kế tự ghi HTC-2 (Trung Quốc). - Và các dụng cụ khác. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Điều tra thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho Điều tra thành phần loài thiên địch trong kho được tiến hành theo 2 cách: 10 - Điều tra thành phần thiên địch của côn trùng hại trong kho nông sản được thực hiện phương pháp điều tra kiểm dịch thực vật “TCVN 4731-89”. Các loài thiên địch sử dụng các dụng cụ như ống nghiệm, vợt, hộp đựng mẫu thu trực tiếp. - Các mẫu nông sản thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành nuôi riêng rẽ trong các hộp nhựa đậy bằng vải màn thông gió, ghi chép đầy đủ thông tin (thời gian, địa điểm thu mẫu, ...). Sau đó tiếp tục theo dõi cho đến khi trưởng thành của các loài thiên địch vũ hóa. Thu bắt trưởng thành, ghi nhận kết hợp với điều tra trực tiếp ở các kho để giám định và bảo quản. Các mẫu thiên địch thu được được để trong ống nghiệm chứa dung dịch cồn 70% để phân tích định loại. Định loại các loài thiên địch theo các tài liệu của Graham (1969), Yoshimoto (1984), Janzon (1986), Boucek và Rasplus (1991), Noyes (2003), Hayashi et al. (2004), Lim et al. (2007), Baur et al. (2014) và Fayaz et al. (2016). Định loại các loài côn trùng vật chủ của ong ký sinh gồm mọt thuốc lá (L. serricorne), mọt ngô (S. zeamais) và mọt đậu đỏ (C. maculatus) dựa theo tài liệu của Haines (1991), Bùi Công Hiển (1995) và Chaisaeng (2007). * Độ bắt gặp của một loài thiên địch được tính bằng công thức: a C(%) x 100 b  Trong đó: C là độ bắt gặp (%); a là số điểm điều tra có mẫu loài A; b là tổng số điểm điều tra. * Tỷ lệ bắt gặp của một loài thiên địch được tính bằng công thức: Số lần bắt gặp Tỷ lệ bắt gặp (%) =  100 Tổng số lần điều tra 11 2.5.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của ong ký sinh A. calandrae dựa trên cơ sở mô tả họ Pteromalidae của Graham (1969), Yoshimoto (1984), Hayashi et al. (2004), Sureshan (2007), Janzon (1986), Baur et al. (2014). - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tập tính, sinh thái học của ong ký sinh A. calandrae. 2.5.3. Nghiên cứu khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae Nghiên cứu khả năng kiểm soát sâu mọt của ong ký sinh dựa theo phương pháp của Chaisaeng (2007) và Visarathanonth et al. (2010). 2.5.4. Phương pháp xử lý hình ảnh, số liệu Các thí nghiệm được quan sát dưới kính lúp soi nổi có gắn camera với độ phóng đại 70 lần và kính hiển vi có gắn camera độ phóng đại 1.000 lần Meiji Techno DK3000 (Japan). Đo kích thước mẫu vật, chụp và xử lý hình ảnh, đặt thước tỷ lệ sử dụng phần mềm Lumenera INFINITY1-3C (Canada). Các số liệu thống kê được xử lý bằng excel và phần mềm SPSS phiên bản 22 với mức độ tin cậy là 95% từ phân tích Duncan test. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho ở tỉnh Đồng Tháp 3.1.1. Thành phần loài thiên địch của côn trùng hại nông sản trong kho Kết quả khảo sát đã xác định được 13 loài thiên địch của côn trùng gây hại thuộc 10 họ, ở 5 bộ trong 12 tháng. Trong đó có 5 loài bắt mồi ăn 12 thịt là Tyrophagus putrescentiae thuộc bộ Ve bét (Acarina), Forficula auricularia thuộc bộ Cánh da (Dermaptera), 2 loài bọ xít (Xylocoris flavipes và Amphibolus venator) thuộc bộ Cánh nửa (Heteroptera) và 1 loài là Chelifer cancroides thuộc bộ Bọ cạp giả (Pseudoscorpionida) và 8 loài ong ký sinh thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera). 3.1.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài thiên địch theo chủng loại nông sản trong kho Kết quả điều tra cho thấy, trên thóc, gạo và hạt lúa mì đều có 11 loài thiên địch. Ở thức ăn nuôi cá 10 loài, trên ngô có 9 loài. Ở đậu ghi nhận 8 loài, trên cám gạo có 6 loài và trên chủng loại sắn chỉ có 2 loài. Trong 7 chủng loại nông sản và thức ăn nuôi cá thì ong ký sinh A. calandrae được bắt gặp trên 5 chủng loại và đều xuất hiện với tỷ lệ bắt gặp cao >80%. 3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của ong ký sinh A. calandrae 3.2.1. Một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt thuốc lá - vật chủ của ong ký sinh A. calandrae Trên thức ăn nuôi cá, vòng đời của mọt thuốc lá trung bình là 41,53 ± 6,21 ngày. Giai đoạn trứng của mọt trung bình 7,10 ± 0,76 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi với trung bình là 26,4 ngày, thời gian nhộng là 4,23 ± 0,82 ngày, tuổi thọ trưởng thành dao động 33 - 53 ngày (nhiệt độ 30 ± 1,07oC, độ ẩm 74,64 ± 3,17%). 3.2.2. Đặc điểm hình thái ong ký sinh A. calandrae Toàn bộ cơ thể ong ký sinh A. calandrae có màu xanh đen, riêng con đực (đốt bụng thứ 2, 3, 4) có màu trắng sữa hoặc màu vàng đục. Phát triển ký sinh ở vật chủ sâu non mọt thuốc lá, con cái A. 13 calandrae có chiều dài cơ thể trung bình là 3,5 ± 0,3 mm (n = 30); con đực dài trung bình 2,4 ± 0,5 mm (n = 30). Mắt kép và mắt đơn đều có màu nâu đỏ. Râu đầu có 13 đốt (kể cả đốt gốc). Râu con cái có 3 đốt vòng, con đực có 2 đốt vòng. Chân có đốt háng màu đen, đốt đùi màu đen hoặc nâu, đốt ống màu vàng và bàn chân có 5 đốt. Cánh trước có lông cứng, trên đĩa cánh màu tối. Dưới mép cánh có một ô cánh không có lông (trọc) (Hình 3.8). Hình 3.8. Trƣởng thành ong ký sinh A. calandrae 3.2.3. Đặc điểm sinh học ong ký sinh A. calandrae 3.2.3.1. Tập tính hoạt động sống của ong trưởng thành  Số lượng trứng ở một vật chủ sâu non mọt thuốc lá và khả năng vũ hóa Trên sâu non mọt thuốc lá, số lượng ong cái A. calandrae đẻ một trứng trên một vật chủ sâu non chiếm cao nhất, tới 82,47%. Trường hợp trên cơ thể sâu non vật chủ có số trứng ong ký sinh tới 2, 3, 4 và 5 trứng chiếm ít hơn, tương ứng là 10,31%; 5,62%; 1,12% và 14 0,47%. Tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa từ vật chủ có 1 - 5 trứng ký sinh giảm dần, tương ứng là 85,45%; 47,27%; 28,33%; 25,0% và 20,0%. Tỷ lệ ong ký sinh vũ hóa trung bình 77,32%.  Tập tính ghép đôi giao phối - Tập tính ve vãn của ong đực và phản ứng của ong cái Ong đực khi gặp ong cái thường chạy vòng quanh và ve vãn ong cái. Tổng thời gian ong đực vừa chạy vừa vỗ cánh và cử động bụng trung bình kéo dài 44,80 ± 10,40 giây. Sau đó ong đực nhảy lên bụng và vuốt ve đôi râu ong cái, thời gian vuốt ve râu kéo dài 16,45 ± 2,21 giây. - Quá trình giao phối Ong đực lại tiếp tục nhảy lên lưng ong cái và trườn lùi về phía sau bụng để thực hiện động tác giao phối khi ong cái đồng ý. Thời gian ong đực đưa cơ quan sinh dục đực vào cơ quan sinh dục cái của ong cái trung bình kéo dài 22 ± 2,70 giây. - Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của ong ký sinh A. calandrae Bảng 3.6. Tỷ lệ giao phối thành công và thời gian giao phối của các cặp ong ký sinh A. calandrae TT Số lƣợng cặp ong Tỷ lệ giao phối sau ve vãn (%) Thời gian giao phối trung bình (giây) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 16 53,33 87,50 ± 3,10 2 8 26,67 68,25 ± 5,31 3 6 20,00 56,67 ± 3,98  Tập tính tìm kiếm vật chủ và đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae Sau khi giao phối khoảng 1 ngày, ong cái bắt đầu thăm dò tín hiệu vật chủ bằng cách di chuyển chậm chạp trên bề mặt hạt. Ong 15 thường nhận biết vật chủ bằng cách sử dụng miệng và đôi râu sau đó xác định vật chủ thích hợp và đẻ trứng.  Khả năng lựa chọn tuổi vật chủ để đẻ trứng của trưởng thành ong cái A. calandrae Khi được tiếp xúc với vật chủ ở các giai đoạn tuổi khác nhau (tuổi 1 - tuổi 5), tiền nhộng và nhộng của mọt thuốc lá, ong cái A. calandrae có xu hướng lựa chọn sâu non tuổi 2, 3 và tuổi 4 hoặc giai đoạn tiền nhộng và nhộng, không gặp trứng được đẻ vào sâu non tuổi 1 và tuổi 5. 3.2.3.2. Tập tính hoạt động sống của ấu trùng Trứng ong được đẻ vào vị trí bất kỳ trên cơ thể vật chủ sâu non. Ấu trùng tuổi 1 sau khi nở di chuyển tìm chỗ bám thích hợp để bám vào vật chủ và hút dịch huyết của vật chủ cho đến khi đủ dinh dưỡng và chuyển qua tuổi 4 để hóa nhộng. Kích thước cơ thể ấu trùng tăng nhanh mỗi ngày từ tuổi 1 đến tuổi 4. 3.2.3.3. Thời gian phát triển vòng đời ong ký sinh A. calandrae với vật chủ mọt thuốc lá trong phòng thí nghiệm Thời gian phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae ở điều kiện phòng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Thời gian phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá (nhiệt độ 30 ± 1,0oC, độ ẩm 75 ± 3,1%) Giai đoạn phát triển Số lƣợng mẫu (cá thể) Thời gian phát triển (ngày) Phạm vi biến động Trung bình Pha trứng 45 1,00 - 2,00 1,22 ± 0,42 Ấu trùng tuổi 1 115 1,00 - 1,40 1,08 ± 0,12 Ấu trùng tuổi 2 102 1,00 - 1,50 1,21 ± 0,17 Ấu trùng tuổi 3 104 1,00 - 1,70 1,30 ± 0,16 16 Ấu trùng tuổi 4 106 1,20 - 2,20 1,80 ± 0,24 Pha ấu trùng 427 4,20 - 6,80 5,39 ± 0,69 Tiền nhộng 48 0,30 - 0,70 0,49 ± 0,09 Pha nhộng 45 7,00 - 10,00 8,58 ± 0,75 Tiền đẻ trứng 45 1,00 - 4,00 1,64 ± 0,77 Thời gian vòng đời 13,50 - 23,60 17,32 ± 2,72 Vòng đời của ong ký sinh A. calandrae ngắn, trung bình 17,3 ± 2,7 ngày. Thời gian phát triển trung bình của pha trứng 1,2 ± 0,4 ngày, pha ấu trùng (tuổi 1, 2, 3 và 4) là 5,4 ± 0,3 ngày; tiền nhộng trung bình 0,5 ± 0,1 và pha nhộng 8,6 ± 0,7 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng là 1,6 ± 0,8 ngày (Hình 3.31). Hình 3.31. Hình thái các pha phát triển trong vòng đời của ong ký sinh A. calandrae 3.2.3.4. Tuổi thọ, khả năng ký sinh và sức đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá Khi cho ăn dung dịch mật ong 30% trung bình ong cái sống được 27,07 ± 2,89 ngày, ong đực sống được 24,33 ± 2,64 ngày. Trung bình tổng số trứng một ong cái đẻ 71,13 ± 4,24 quả trứng và 17 trung bình đẻ được 2,65 ± 0,28 quả trứng/ngày; tổng số ong trưởng thành sinh ra trung bình là 55,00 ± 4,94 con/ong cái, trong đó có 37,00 ± 4,12 ong cái thế hệ con.  Nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá Trong suốt thời gian sống, trung bình số trứng ong cái đẻ mỗi ngày tăng từ 0,07 quả trứng ở ngày thứ nhất đến nhiều nhất là 7,4 quả trứng ở ngày thứ 9 và sau đó thì giảm dần cho đến khi ong cái chết (Hình 3.33). Hình 3.33. Nhịp điệu đẻ trứng của ong A. calandrae 3.2.3.5. Ngưỡng khởi điểm phát dục của ong ký sinh A. calandrae Trong tất cả các pha phát triển của ong ký sinh A. calandrae, ngưỡng phát dục của pha ấu trùng là cao nhất 12,96oC, tiếp đến pha nhộng 12,54oC; pha trứng 8,77oC; tiền nhộng 6,85 oC và thấp nhất là giai đoạn ong từ vũ hóa đến trước khi đẻ quả trứng lần đầu là 5,78oC. Ngưỡng phát dục tính cho cả vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là 12,09 o C. 0 2 4 6 8 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 S ố t rứ n g đ ẻ/ n g à y /o n g c á i (q u ả ) Tuổi của trƣởng thành ong cái (ngày) 18 3.2.4. Đặc điểm sinh thái của ong ký sinh A. calandrae 3.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của ong ký sinh A. calandrae  Thời gian phát triển cá thể ong ký sinh A. calandrae ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75% Ở điều kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75% vòng đời của ong ký sinh A. calandrae kéo dài hơn đáng kể so với ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Cụ thể tới 45,38 ± 3,45 ngày so với 17,32 ± 2,72 ngày, tức kéo dài gần gấp 3 lần. Bảng 3.10. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá (nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%) Giai đoạn phát triển Số lượng mẫu (cá thể) Thời gian phát triển (ngày) Phạm vi biến động Trung bình Pha trứng 45 2,00 - 3,00 2,63 ± 0,34 Ấu trùng tuổi 1 112 1,80 - 2,90 2,32 ± 0,30 Ấu trùng tuổi 2 106 1,90 - 3,50 2,58 ± 0,41 Ấu trùng tuổi 3 108 2,40 - 3,50 2,95 ± 0,33 Ấu trùng tuổi 4 109 2,60 - 4,00 3,20 ± 0,31 Pha ấu trùng 435 8,70 - 13,90 11,05 ± 0,35 Tiền nhộng 55 0,50 - 1,60 0,98± 0,23 Pha nhộng 45 25,00 - 32,00 27,76 ± 1,19 Tiền đẻ trứng 45 2,30 - 4,00 2,96 ± 0,34 Thời gian vòng đời ong cái 38,50 - 54,50 45,38 ± 3,45  Thời gian phát triển cá thể ong A. calandrae ở 25oC, độ ẩm 75% Khi nuôi theo dõi ong ký sinh A. calandrae trong điều kiện nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%, vòng đời của ong ngắn hơn so với ở điều 19 kiện nhiệt độ 20oC, độ ẩm 75%, kết quả ghi nhận ở bảng 3.11. Bảng 3.11. Thời gian phát triển của ong ký sinh A. calandrae trên sâu non mọt thuốc lá (nhiệt độ 25oC, độ ẩm 75%) Giai đoạn phát triển Số lƣợng mẫu (cá thể) Thời gian phát triển (ngày) Phạm vi biến động Trung bình Pha trứng 45 1,00 - 2,50 1,82 ± 0,48 Ấu trùng tuổi 1 105 1,00 - 1,60 1,32 ± 0,16 Ấu trùng tuổi 2 106 1,00 - 2,00 1,37 ± 0,23 Ấu trùng tuổi 3 108 1,30 - 2,40 1,69 ± 0,22 Ấu trùng tuổi 4 109 1,50 - 2,50 2,09 ± 0,21 Pha ấu trùng 428 4,80 - 8,50 6,47 ± 0,82 Tiền nhộng 51 0,50 - 1,00 0,71± 0,16 Pha nhộng 45 14,00 - 20,00 16,62 ± 1,50 Tiền đẻ trứng 45 1,00 - 4,00 2,19 ± 0,55 Thời gian vòng đời ong cái 17,50 - 34,50 27,80 ± 3,51 Khi so sánh ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau, kết quả cho thấy, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển các pha của ong ký sinh A. calandrae ký sinh trên sâu non mọt thuốc lá. Với điều kiện nhiệt độ 20oC, 25oC và 30oC; độ ẩm 75%, khi nhiệt độ càng cao thì độ dài thời gian vòng đời của ong ký sinh A. calandrae càng ngắn. Vòng đời của ong ký sinh A. calandrae là 17,32 ± 2,72 ngày; 27,80 ± 3,51 ngày và 45,38 ± 3,45 ngày tương ứng ở các điều kiện nhiệt độ 30oC; 25oC và 20oC. 1 6 1 20 3.2.4.2. Ảnh hưởng của vật chủ và thức ăn bổ sung đến tuổi thọ, thời gian và nhịp điệu đẻ trứng của ong ký sinh A. calandrae Trong điều kiện chỉ cho ăn nước cất, trưởng thành ong cái trung bình sống được 10,73 ± 1,72 ngày và trưởng thành ong đực chỉ sống được 10,52 ± 1,98 ngày. Trong khi, tuổi thọ của ong ký sinh A. calandrae được ăn dung dịch mật ong (10% - 50%) dài hơn. Trong 5 mức dung dịch mật ong từ 10% đến 50%, dung dịch mật ong 30% cho tuổi thọ ong dài nhất, ong cái sống trung bình 25,27± 2,13 ngày, ong đực sống trung bình 24,14± 1,10 ngày. 3.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ vật chủ đến sức đẻ trứng của ong cái A. calandrae Thực nghiệm cho thấy, số lượng sâu non mọt thuốc lá phù hợp nuôi 1 cặp ong là khoảng 25 - 30 sâu non vật chủ (Bảng 3.16). Bảng 3.16. Tƣơng quan giữa mật độ sâu non vật chủ mọt thuốc lá với số vật chủ bị ký sinh, số trứng ký sinh/vật chủ TT Mật độ sâu non (cáthể)/hộp Số lƣợng sâu non bị ký sinh trung bình (cá thể)/ngày Số trứng trung bình (quả)/vật chủ/ngày 1 20 3,87 2,67 2 25 2,64 1,53 3 30 2,51 1,08 Ghi chú: Các cặp ong được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 30oC, độ ẩm 75% và chỉ cho ăn nước cất. 3.2.4.4. Ảnh hưởng của mật độ thả ong đến tỷ lệ giới tính đời con của chúng trên vật chủ mọt ngô và mọt thuốc lá Thực nghiệm cho thấy, trong cả hai trường hợp nuôi theo dõi khả năng khống chế mọt ngô và mọt thuốc lá của ong ký sinh A. calandrae, 21 mật độ ký sinh trên mỗi hộp nuôi ảnh hưởng đáng kể đến tương quan giới tính ở thế hệ con của ong ký sinh. Tương quan giới tính (cái:đực) ở thế hệ con của ong ký sinh nhìn chung giảm với sự gia tăng mật độ thả ong ký sinh và cũng giảm dần theo thời gian thí nghiệm. 3.3. Khả năng khống chế sâu mọt của ong ký sinh A. calandrae trong phòng thí nghiệm 3.3.1. Khả năng khống chế mọt ngô trên hạt đậu trắng của ong ký sinh A. calandrae Thực nghiệm thả ong ký sinh kiểm soát mọt ngô trên hạt đậu trắng trong 6 tháng cho thấy, trong tháng thử nghiệm cuối cùng, tháng thứ 6 sau khi thả phóng thích ong, tỷ lệ mọt ngô xuất hiện là 23,1 ± 2,0% (nghiệm thức thả 10 cặp ong). 3.3.2. Khả năng khống chế mọt thuốc lá trên thức ăn nuôi cá của ong ký sinh A. calandrae Thực nghiệm tiến hành thả ong khống chế mọt thuốc lá trên hạt thức ăn nuôi cá trong 3 tháng. Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức thả ong với mật độ cao nhất là 10 cặp trên mỗi hộp nuôi sau 3 tháng, ong ký sinh A. calandrae đã khống chế được gần 85% quần thể mọt với tỷ lệ xuất hiện mọt thấp nhất là 15,0 ± 1,2%. 3.3.3. Khả năng của ong ký sinh A. calandrae khống chế mọt thuốc lá gây hại thức ăn nuôi cá theo khối lượng hạt trong phòng thí nghiệm Vào tháng cuối cùng của quá trình thử nghiệm (sau 3 tháng) ở công thức 100 g hạt thức ăn nuôi cá đặt trong thùng carton, ong ký sinh A. calandrae đã khống chế được 72,2% - 80,9% quần thể của mọt thuốc lá. Với 5 kg hạt thức ăn nuôi cá đựng trong thùng carton ong ký sinh đã khống chế được 74,8% - 82,3% số mọt thuốc lá xuất hiện. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Xác định được 13 loài thiên địch thuộc 10 họ của 5 bộ, trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_sinh_thai_cua_o.pdf
Tài liệu liên quan