Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LưU VỰC SÔNG LẠI GIANG

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan

2.1.1. Ví trí địa lí: LVS Lại Giang được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ

14010’ đến 14045’ vĩ Bắc và 108044’ đến 109010’ inh Đông. Với vị trí trên đã

quyết định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của CQ, tạo cho LVS Lại Giang

một vai trong nối ết hông gian lãnh thổ với hông gian inh tế trên toàn bộ

khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định và các vùng phụ cận.

2.1.2. Địa chất: Nằm trong phần nâng của địa hối KonTum, LVS Lại

có 2 đơn vị cấu trúc cơ bản là: Cấu trúc địa máng Ackeiozoi và cấu trúc tạo

núi Mezozoi – Kainozoi. Trên lưu vực, có nhiều hệ thống đứt gãy hoạt động

mạnh mẽ và éo dài theo các phương hác nhau, quy định đến phương cấu

trúc của địa hình (núi, đồi, thung lũng, bờ biển) và hướng dòng chảy sông

ngòi của lưu vực.

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứt gãy hoạt động mạnh mẽ và éo dài theo các phương hác nhau, quy định đến phương cấu trúc của địa hình (núi, đồi, thung lũng, bờ biển) và hướng dòng chảy sông ngòi của lưu vực. 2.1.3. Địa hình - địa mạo và tai biến thiên nhiên 2.1.3.1. Đặc điểm địa hình – địa mạo: Địa hình LVS Lại Giang có hướng nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông. Đồi, núi chiếm 80% DT và há đa dạng về nguồn gốc cũng như hình thái với 22 dạng địa hình thuộc 4 nhóm nguồn gốc hác nhau: Nhóm dạng địa hình nguồn gốc bóc mòn, nhóm dạng địa hình dòng chảy, nhóm dạng địa hình tích tụ sông- biển, nhóm địa 9 hình tích tụ nguồn gốc biển. Địa hình đồng bằng tuy nhỏ hẹp nhưng là nơi có đất phù sa màu mỡ, lượng nước mặt dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đây còn là nơi dân cư tập trung đông đúc của lưu vực. 2.1.3.2. Tai biến thiên nhiên:Trong LVS Lại Giang có một số loại tai biến t hiên nhiên, điển hình trượt lở đất đá; xói lở bờ sông, bờ biển; lũ lụt, rửa trôi, xói mòn bề mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sông của người dân.. 2.1.4. Khí hậu: LVS Lại Giang có iểu hí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa duyên hải Đông Trường Sơn, với nền nhiệt cao (T0TB năm từ 25 – 26 0 C) ít biến động. Lượng mưa TB năm từ 2200 – 3000mm/năm), chế độ mưa thu – đông. Tương quan nhiệt ẩm có sự phân hóa rõ theo không gian và thời gian chi phối đến sự phân hóa CQ trên lưu vực. Khí hậu còn là nhân tố tạo nên tính nhịp điệu mùa cho CQ. Thành lập bản đồ SKH LVS Lại Giang cho thấy LVS Lại Giang phân hóa thành 5 loại SKH. Đây là một cơ sở tạo nên sự đa dạng cảnh quan LVS Lại Giang. 2.1.5. Thủy văn: LVS Lại Giang được hợp từ 2 nhánh sông An Lão (phụ lưu lớn nhất của lưu vực dài hoảng 75 m ) và Kim Sơn (64 km), thành dòng chính Lại Giang ( hoảng 18 m). Mạng lưới sông suối trong lưu vực ngắn, quanh co uốn húc, lòng sông hẹp và dốc. Chế độ thủy văn có sự phân hóa rõ theo mùa lũ và mùa cạn . Sông Lại là nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động SX trong lưu vực. Tuy nhiên, DT núi, đồi lớn (chiếm 80% DT), độ dốc dọc các triền núi 60 - 80%, đã tác động tới quá trình sinh dòng chảy, đặc biệt là dòng chảy lũ gây ngập lụt nghiêm trọng cho vùng ĐB 2.1.6. Thổ nhưỡng: Lớp phủ thổ nhưỡng LVS Lại Giang há đa dạng, gồm có 8 nhóm đất chính với đặc điểm và tính chất há đa dạng. Nhóm đất cát (C); nhóm đất mặn (M)); nhóm đất phù sa (P); nhóm đất đỏ vàng (F) chiếm ưu thế nhất trong lưu vực,; nhóm đất xám; nhóm đất mùn (H), nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) hoảng 1830,76 ha (1,08% DT TN của lưu vực). Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong lưu vực (73,6% DT lưu vực). 2.1.7. Lớp phủ thực vật: Thảm thực vật LVS Lại Giang được chia thành các nhóm sau: Lớp phủ thực vật tự nhiên gồm iểu rừng ín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chiếm hơn 50% rừng tự nhiên của vùng thượng lưu; vùng ven biển còn có rừng ngập mặn); Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh và sinh vật thủy sinh, lớp phủ thực 10 vật nhân tác gồm rừng trồng và các quần xã cây trồng nông nghiệp hác. Trong đó, diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ lớn. 2.1.8. Các hoạt động dân sinh: Các hoạt động dân sinh có tính chất thành tạo và biến đổi CQ LVS Lại Giang hầu hết đều có liên quan đến sử dụng đất trong phát triển nông - lâm nghiệp (chiếm hơn 78% DT của lưu vực). Trong đó, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 15% DT lưu vực, đất lâm nghiệp chiếm 63,8%. 2.2. Phân tích cấu trúc CQ lƣu vực sông lại giang 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan 2.2.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại: Hệ thống phân loại CQ lãnh thổ LVS Lại Giang gồm các cấp phân vị: Hệ CQ -> Phụ hệ CQ -> Kiểu CQ - > Lớp CQ -> Phụ lớp CQ -> Hạng CQ -> Loại CQ. Trong đó, loại CQ là cấp cơ sở 2.2.1.2. Thành lập bản đồ CQ LVS Lại Giang: Thành lập bản đồ CQ dựa trên nguyên tắc phát sinh – hình thái, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc phân tích tổng hợp;Phương pháp thành lập gồm:Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần, phân tích tổng hợp, phương pháp yếu tố trội, so sánh các đặc điểm riêng biệt, bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp hảo sát thực địa. Trong bản đồ CQ, bảng chú giải được xây dựng theo bảng ma trận (xem chú giải). Trong đó, sự giao thoa giữa hai nhóm nhân tố nhiệt - ẩm và nền rắn tại các ô trong bảng ma trận chính là sự sắp xếp của loại CQ 2.2.2. Phân tích đặc điểm và chức năng các đơn vị CQ LVS Lại Giang 2.2.2.1. Đặc điểm CQ LVS Lại Giang - Hệ CQ: Toàn bộ lãnh thổ LVS Lại Giang thuộc hệ CQ nhiệt đới gió mùa, được quy định bởi tương quan của vị trí địa lý với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời mà lãnh thổ nhận được. - Phụ hệ CQ:CQ LVS Lại Giang thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh. - Kiểu CQ: LVS Lại Giang thuộc iểu CQ RKTX nhiệt đới ẩm mưa mùa. - Lớp và phụ lớp CQ: Trong hệ thống phân vị bản đồ CQ LVS Lại Giang tỉ lệ 1:50.000, có 3 lớp CQ bao gồm: lớp CQ núi, lớp CQ đồi và lớp CQ đồng bằng 11 e. Hạng cảnh quan: LSV Lại Giang phân hóa thành 12 hạng CQ. f. Loại CQ: Với sự đa dạng của các nhân tố hình thành, LVS Lại Giang phân hóa thành 112 loại CQ với gồm 1732 hoanh vi (trong đó có 2 loại CQ không phân theo các lớp và phụ lớp là CQ mặt nước và CQ dân cư). Cấp loại CQ được luận án lựa chọn làm cấp cơ sở trong việc đề xuất các loại hình sử dụng đất phục vụ định hướng quy hoạch, sử dụng lãnh thổ. 2.2.2.2. Phân tích chức năng CQ LVS Lại Giang Các loại CQ số 1, 3, 4, 6, 8, 10, 13, 15,17, 20, 22, 28, 29, có chức năng PHĐN cho lưu vực. Các CQ 106, 108, là loại CQ có chức năng phòng hộ ven biển; một phần DT CQ số 1,4, 6 là các loại CQ vừa có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học vừa có chức năng PHĐN; Chức năng phát triển kinh tế thuộc về các loại CQ vừa có chức năng vừa phòng hộ, vừa có chức năng phát triển lâm nghiệp SX, phát triển lâm - nông kết hợp, phát triển nông – lâm kết hợp, phát triển nông nghiệp vùng cao, chức năng nuôi trồng thuỷ hải sản thuộc về đặc trưng của loại CQ 112. 2.2.3. Phân tích động lực cảnh quan: Sự biến đổi CQ theo mùa (nhịp điệu mùa), thể hiện ở sự thay đổi trong năm của các yếu tố tự nhiên là biểu hiện rõ rệt nhất của động lực CQ ở LVS Lại Giang. Biểu hiện qua trạng thái biến đổi các CQ theo chu ì mùa trong năm (mùa mưa và mùa hô). Ngoài ra, các hoạt động nhân sinh cũng có tác động rất lớn đến cường độ biến đổi và phát triển của CQ, làm thay đổi sâu sắc cả về lượng và về chất của CQ tự nhiên theo một chiều hướng nhất định (tích cực hoặc tiêu cực). 2.3 phân vùng cảnh quan LVS Lại Giang: Dựa trên cơ sở, nguyên tắc, phương pháp và chỉ tiêu phân vùng, luận án đã chia LVS Lại Giang thành 6 TVCQ: TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I); TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II); TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III); TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV); TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V); TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI) TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 1. Chiếm diện tích hông lớn ( hoảng 1683,27 m2), nhưng LVS Lại Giang có thiên nhiên phân hóa đa dạng. Chính vị trí địa lí đã quyết định tính nhiệt đới ẩm gió mùa của CQ LVS Lại Giang. Hoạt động địa chất và địa mạo phức tạp, địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, đã hình thành nên 12 12 dạng địa hình với 4 nhóm nguồn gốc khác nhau, thuộc 3 nhóm kiểu địa hình núi, đồi, ĐB. Kết hợp với 5 loại SKH, 8 nhóm đất và thảm thực vật phong phú mang đậm dấu ấn nhân sinh, tạo nên sự phân hóa đa dạng và phức tạp của CQ LVS Lại Giang 2. CQ LVS Lại Giang phân hóa đa dạng thể hiện: toàn bộ CQ lưu vực thuộc hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa với 3 lớp CQ, 5 phụ lớp, 12 hạng, 112 loại CQ . Trong đó, đơn vị phân tích cấu trúc CQ là loại CQ. 3. Các CQ luôn có những chức năng nhất định, việc xác định các chức năng chính của CQ LVS Lại Giang là chức năng phòng hộ, chức năng phục hồi, bảo tồn và chức năng phát triển kinh tế, là cơ sở cho các định hướng quy hoạch sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang. Do vậy cần phải tiến hành ĐGCQ nhằm xác định tiềm năng ở mỗi hu vực nhằm điều chỉnh, định hướng sử dụng CQ phù hợp với quy luật tự nhiên. 4. Trên cơ sở gộp nhóm các CQ theo phương pháp từ dưới lên,việc phân chia LVS Lại Giang thành 6 TVCQ là phù hợp với các đặc điểm, đặc trưng và sự phân hóa cũng như tính chất khác nhau của lãnh thổ. Đây là cơ sở cho định hướng không gian, SDHL lãnh thổ trong lưu vực. Chƣơng 3: PHÂN CẤP PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN VÀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SDHL LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP LVS LẠI GIANG 3.1. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn LVS Lại Giang 3.1.1. Phân tích XMTN đất ở LVS Lại Giang: -Các dữ liệu thành phần trong phân tích XMTN đất LVS Lại Giang, gồm: Mô hình số độ cao (DEM - Digital Elevation Model được nội suy từ dữ liệu đường bình độ và điểm độ cao, với khoảng cao đều là 20m bằng phần mềm ArcGIS. Độ phân giải không gian (pixel) là 10 m); mô hình độ dốc (Slope); mô hình chiều dài sườn (L), mô hình lượng mưa (R) và hệ số xói mòn do đất - Các mô hình thể hiện năng lượng của các đại lượng trong tính toánXMTN: Mô hình thể hiện đại lượng năng lượng địa hình Y1: Được tính 13 bằng phương trình: Y1= S 0,75 *L 0,5 ; Mô hình thể hiện đại lượng năng lượng dòng chảy mặt Y2: Tính theo công thức: Y2=Y1*R 1,5 ; mô hình thể hiện đại lượng năng lượng XMTN đất Y3: Y3=K*Y2. Đại lượng XMTN đất Y3 là căn cứ để đề xuất yêu cầu phòng hộ bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đất - Phân cấp XMTN đất LVS Lại Giang: Các cấp XMTN được chia như sau: Cấp 1: có độ XMTN thấp, trị số Y3 dưới 10; Cấp 2: có độ XMTN trung bình, trị số Y3 từ 11 đến 20; Cấp 3: có độ XMTN cao, trị số Y3 từ 21 đến 30; Cấp 4: có độ XMTN rất cao, trị số Y3 từ 31 đến 40. Kết quả đạt được thể hiện cho thấy: LVS Lại Giang có giá trị XMTN đất cao. Tổng DT các cấp XMTN từ trung bình đến rất cao trên toàn lưu vực hoảng 58323,2 ha chiếm 34,6 % DT lưu vực. 3.1.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn LVS Lại Giang - Cơ sở và nguyên tắc phân cấp, đề xuất PHĐN LVS Lại Giang: Căn cứ vào ết quả phân cấp XMTN đất ở LVS Lại Giang; căn cứ vào ết quả thống ê HTSDĐ 2010; bản đồ quy hoạch ba loại rừng (phòng hộ, SX, đặc dụng), định hướng quy hoạch sử dụng đất và theo nguyên tắc DT các cấp phòng hộ sẽ được đề xuất theo từng TVCQ, giữ nguyên DT đất rừng đặc dụng luận án xác định yêu cầu DT ba loại rừng theo từng TVCQ (bảng 3.1) Bảng 3.1. Phân bổ DT các loại đất rừng theo lưu vực (đơn vị:ha) STT TVCQ Đất rừng phòng hộ Đất rừng SX Đất rừng đặc dụng Đất NN, đất khác Tổng Rất xung yếu Xung yếu 1 TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I) 26376,9 11551,2 14825,7 13542,9 2327,2 5076,4 2 TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II) 9974,8 3121,5 6853,3 12513,8 1523,7 3 TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III) 6111,4 551,3 5560,1 11233,1 7629,9 4 TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV) 10266,0 4481,9 5784,1 10226,7 9068,4 5 TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V) 4624,6 956,4 3668,2 8064,9 3035,9 6 TVCQ ĐB Tam Quan – Hoài Sơn (VI) 646,5 137,9 508,6 1891,4 24192,5 Tổng 58.000 20.800 37.200 57427,8 2327,2 50528,8 Trên cơ sở DT phòng hộ được phân bổ ở trên (có thể coi đây là DT khống chế của các cấp phòng hộ), - Phân cấp phòng hộ cho trên LVS Lại Giang: Tách mô hình Y3 cho 14 các TVCQ và phân cấp Y3 thành 40 tổ DT, sắp xếp các tổ giá trị Y3 giảm dần từ tổ 40 cho đến tổ 0, sau đó đó thống ê tích lũy DT cho các TVCQ và tính % DT (so với tổng DT TVCQ). Căn cứ vào DT đất rừng phòng hộ đã được xác định phân bổ cho từng TVCQ và cột lũy tích DT của các tổ Y3, xác định ngưỡng phân cấp phòng hộ cho các cấp RXY, XY cho từng lưu vực. Dựa vào ngưỡng giá trị phân cấp DT phòng hộ cho các TVCQ, thực hiện phân chia bản đồ tổ giá trị Y3 thành các cấp PHRXY và PHXY. Đối với đất rừng SX thực hiện tương tự như trên cho những tổ giá trị Y3 còn lại. Bổ sung DT đất rừng đặc dụng ( ế thừa từ bản đồ ba loại rừng). Kết quả đạt được là bản đồ phân cấp PHĐN cho lưu vực với các LHSDĐ sau: PHRXY; PHXY; đất rừng SX; đất rừng đặc dụng; đất nông nghiệp và đất hác. 3.2. Đánh giá CQ phục vụ định hƣớngSDHL lãnh thổ LVS Lại giang 3.2.1. Đánh giá CQ về KNSĐ đất đai chophát triển nông, lâm nghiệp Khả năng sử dụng đất (KNSDĐ) đất chính là tiềm năng đất đai phù hợp cho một LHSDĐ mà trong đó chỉ xét đến các yếu tố thuần túy tự nhiên. Do vậy, thực chất việc đánh giá CQ về KNSDĐ cho các LHSDĐ chính là so sánh đặc điểm tự nhiên của các loại CQ với yêu cầu của các LHSDĐ, từ đó xác định được các đơn vị CQ phù hợp cho các LHSDĐ đó. - Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: KNSDĐ được xác định dựa trên các yếu tố tự nhiên hạn chế lâu dài, khó khắc phục như: iểu địa hình, độ cao, độ dốc, chiều dài sườn địa hình; lượng mưa, loại đất Các yếu tố này đã được liên kết trong mô hình tính đại lượng TNXM - Y3 và được thể hiện trong đặc điểm tự nhiên của các loại CQ. - Kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá đã xác diện tích các loại hình sử dụng đất chính như sau: Đất rừng phòng hộ (58000 ha, chiếm 47,4 % DT toàn lưu vực); Đất rừng sản xuất gồm đất lâm nghiệp sản xuất (40026,1 chiếm 23,8 % DT lưu vực), đất lâm nông kết hợp (11418,1 chiếm 6,8% DT lưu vực), đất nông lâm kết hợp (5953,7 ha chiếm 3,8% DT lưu vực); đất nôbg nghiệp gồm đất nông nghiệp vùng cao (17437,4 ha chiếm 10,4% DT lưu vực), đất nông nghiệp vùng thấp (20099,4 ha chiếm 11,9% DT toàn lưu vực). 3.2.2. Đánh giá CQ và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng phục vụ định hƣớng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang 3.2.2.1.Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái CQ: Cây trồng được lựa chọn gồm: Nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, ...), nhóm 15 cây ăn quả cây lúa nước; cây hồ tiêu. Đơn vị lựa chọn đánh giá là loại CQ. Luận án đã sử dụng bản đồ đất (với chỉ tiêu về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới,) để chọn lựa độ dốc, tầng dày,.., ưu thế trong các loại CQ và đánh giá với tỷ lệ bản đồ là 1:50.000. - Xác định thang đánh giá riêng: luận án xác định nhu cầu sinh thái một số loại cây trồng cho phát triển nông, lâm nghiệp , Đối với cây ăn quả (8 chỉ tiêu) gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, độ phì nhiêu; đá l n, ết von, lộ đầu; thành phần cơ giới; nhiệt độ trung bình; LM trung bình năm; Cây hồ tiêu (10 chỉ tiêu) gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, độ phì nhiêu, đá l n; thành phần cơ giới, ngập lụt, nhiệt độ TB năm , LM trung bình năm; Nhóm cây hàng năm (10 chỉ tiêu) gồm: Loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, độ phì nhiêu; đá l n, ết von, lộ đầu, thành phần cơ giới, nhiệt độ trung bình, LM trung bình năm; hả năng thoát nước, hả năng tưới; Cây lúa nước loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, độ phì nhiêu; đá l n, ết von, lộ đầu; thành phần cơ giới, nhiệt độ trung bình; LM trung bình năm và hả thoát nước - Xây dựng thang đánh giá: Căn cứ vào nhu cầu sinh thái cây trồng, căn cứ vào hệ thống phân loại bản đồ, luận án xác định được các CQ có nhân tố giới hạn (nhân tố hoàn toàn bất lợi đối cây trồng) và loại bỏ chúng trong quá trình tiến hành đánh giá. Phân hạng thích nghi sinh thái cây trồng ở LVS Lại Giang được phân ra các mức độ: Rất thích hợp (S1 – 3 điểm); thích hợp (S2 – 2 điểm); Ít thích hợp(S3 – 1 điểm). Vận dụng phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần để đánh giá mức độ thích nghi sinh thái. Kết quả của bài toán trung bình nhân là điểm đánh giá tổng hợp của mỗi loại CQ đối với từng loại cây trồng nghiên cứu. Kết quả phân hạng: Mức ít thích hợp (S3): Có điểm đánh giá từ 1,00 – 1,66; Mức thích hợp (S2): Có điểm đánh giá từ 1,7 – 2,33; Mức rất thích hợp (S1): Có điểm đánh giá từ 2,34 – 3,0 3.2.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng TNST các CQ ở LVS Lại Giang a. Kết quả đánh giá theo các loại CQ: Đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng ở LVS Lại Giang, trên cơ sở loại trừ các đơn vị CQ thuộc vào RPHRXY, RPHXY, đất lâm nghiệp SX và các yếu tố giới hạn về thổ nhưỡng, độ dốc, ., luận án đã xác định các loại CQ đánh giá cho các loại cây trồng như sau (xem bảng 3.2): Lúa nước (30 loại CQ), cây hàng năm (52 loại CQ), cây ăn quả (54 loại CQ), cây hồ tiêu (62 loại CQ). 16 - Nhóm cây ăn quả (cam, chanh, bưởi,): Có 9 loại CQ ở mức độ rất thích hợp, ở mức độ thích hợp có 40 loại CQ; mức độ ít thích hợp có 5 loại CQ. - Cây hồ tiêu: Có 7 loại CQ ở mức độ rất thích hợp,mức độ thích hợp có 47 loại CQ; mức độ ít thích hợp có 8 loại CQ, - Cây hàng năm (lạc, đậu,....): Có 10 loại CQ ở mức độ rất thích hợp, chiếm DT hoảng 11668,84 ha; ở mức độ thích hợp có 38 loại CQ với 22953,35 ha DT; mức độ ít thích hợp có 4 loại CQ, chiếm DT khoảng 3802,83 ha. - Cây lúa nước: Có 16 loại CQ ở mức độ rất thích hợp, chiếm DT hoảng 14097,58 ha; ở mức độ thích hợp có 13 loại CQ với 4750,39 ha DT; mức độ ít thích hợp có 1 loại CQ, chiếm DT khoảng 100,51ha. b. Tổng hợp DT thích nghi theo TVCQ: Kết quả tổng hợp DT các loại CQ có ết quả phân hạng rất thích hợp (S1) và thích hợp (S2) theo TVCQ, cho thấy: Nhóm cây hàng năm và cây lúa có thể phát triển tốt ở TVCQ VI, các TVCQ IV,V. Hầu hết các TVCQ núi, CQ núi – đồi, CQ đồi và thung lũng đều thuận lợi cho phát triển cây hồ tiêu. Trong đó, chiếm DT lớn nhất là tiều vùng CQ núi, đồi Hoài Mỹ Ân Nghĩa (có 6134,83 ha DT thích nghi). Đây là cơ sở để có thể phát triển và hình thành một số vùng phát triển chuyên canh cây hồ tiêu trong lưu vực. Nhóm cây quả (cam, chanh, bưởi) có sự thích nghi tương đối đồng đều ở DT của các TVCQ. Trong đó, TVCQ VI có DT thích nghi lớn nhất (có 11343,0 ha, chiếm 32% DT các loại CQ thích nghi của nhóm cây hàng năm). Kết quả này phù hợp với quy hoạch của huyện Hoài Nhơn đối với việc phát triển nhóm cây này (đặc biệt là bưởi Bồng Sơn). 3.3. Phân tích ảnh hƣởng của các hoạt động sử dụng lãnh thổ trong phát triển KT- XH đến TN và MT ở LVS Lại Giang. Các phân tích trên cho thấy, hoạt động nông –lâm - ngư nghiệp gắn liền với sử dụng đất, nguồn nước là hoạt động chủ yếu gây tác động mạnh đến tài nguyên và MT lưu vực. Thể hiện qua sự biến động diện tích, chất lượng rừng, biến động sử dụng đất, tình trạng suy thoái, mặn hóa đất đai,... 3.4. Đề xuất định hƣớng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở LVS Lại Giang 3.4.1. Cơ sở của việc đề xuất: Định hướng phát triển KT – XH hội 17 của tỉnh Bình Định và các căn cứ hác 3.4.2. Nguyên tắc đề xuất: Căn cứ vào HTSDĐ, luận án cụ thể các chức năng CQ trong các LHSDĐ chính ở LVS Lại Giang; đối với các loại CQ đánh giá có mức rất thích hợp hoặc thích hợp cho nhiều mục đích, thì ưu tiên đề xuất định hướng sử dụng cho các loại cây mang lại hiệu quả inh tế cao, có ý nghĩa về mặt MT và phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất của các huyện trong lưu vực; ưu tiên HTSDĐ hợp lý và có hiệu quả KT. Vùng ĐB ưu tiên cho các loại hình SX nông nghiệp. 3.4.3. Kết quả đề xuất 3.4.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo chức năng của các loại CQ - Chức năng phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên: Chủ yếu được hình thành trên các lớp CQ trung bình, núi thấp và đồi cao, nơi thuộc vùng đầu nguồn của LVS. Độ dốc, mức độ chia cắt địa hình lớn, lượng mưa trung bình năm lớn (>2500mm năm), tầng đất mỏng, với các cấp PHĐN là PHRXY, PHXY và rừng đặc dụng. Đối với các CQ này, ngoài việc phải bảo vệ nghiêm ngặt DT rừng PHRXY, PHXY, còn cần phải hoanh nuôi, phục hồi rừng và trồng rừng phòng hộ mới. Cụ thể bảng 3.3 - Khai thác KT kết hợp phòng hộ: Chức năng chính của các CQ này là hai thác KT nhưng có thể kết hợp với phòng hộ đất đai. Nhóm các CQ này thường được phân bố ở độ cao từ 150 – 800m, độ dốc tương đối lớn, từ 15- 25 0 . Với các CQ có hiện trạng rừng trồng, cần hoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới; với hiện trạng trảng cỏ cây bụi, hướng sử dụng là trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm; với CQ có hiện trạng phát triển nông nghiệp, hướng sử dụng là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây hoa màu xen canh và trồng rừng. - Khai thác KT và phục hồi tự nhiên: Được xác định trên các CQ có TNXM thấp trên các LHSDĐ là LNKH. Cần phải duy trì các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi nâng cao chất lượng và trữ lượng rừng. Đặc biệt đối với các khu vực có lớp thảm thực vật bị khai thác mạnh và trảng cỏ cây bụi, cần phải thực hiện tốt khoanh nuôi, tái sinh rừng kết hợp trồng cây ăn quả lâu năm. Xây dựng các mô hình KT NLKH phù hợp với điều kiện của khu vực. - Chức năng phát triển KT: Được xác định cho các CQ có TNXM thấp ở vùng đồng bằng, đồi, thung lũng giữa núi và đồi, độ dốc <80. Có 2 18 LHSDĐ chính là NNVC và NNVT, với các định hướng cụ thể sau: Đất nông nghiệp vùng cao: Hình thành ở những CQ vùng đồi thấp, và các thung lũng giữa núi, đồi, có TNXM thấp. Có thể hình thành vùng chuyên canh hồ tiêu ở các loại CQ trên. Đất nông nghiệp vùng thấp: Chú trọng phát triển diện tích cây hàng năm. Trong đó, ổn định diện tích cây cây lúa. Tuy nhiên, đất đai có xu hướng bị nhiễm mặn, chai hóa. Do vậy, việc khai thác lãnh thổ cho LHSDĐ này, cần phải đầu tư nhiều về phân bón, hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo và mở rộng diện tích đất trồng lúa nước. Đối với loại CQ mặt nước ven biển, thực hiện theo quy hoạch của huyện Hoài Nhơn về phát triển đất mặt nước chuyên dùng ven biển. 3.4.3.2. Đề xuất định hướng không gian SDHL lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp tại các TVCQ a. TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I): Trong sử dụng lãnh thổ, cần phải ưu tiên bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi đất rừng phòng hộ. Đặc biệt đất rừng có hiện trạng rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ (trên các loại CQ số 1, 3, 4, 5, 6, 8,10, 13, 15, 17, 18, 19). Nghiêm ngặt bảo vệ diện tích rừng đặc dụng trên các CQ 1, 6, 10. Ngăn chặn lối sống du canh du cư, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, phòng ngừa cháy rừng. b. TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II):Đối với lâm nghiệp, phát triển theo hướng khai thác tối đa lợi thế về rừng trên các CQ 20, 22, 24, 42, 58, 67, 69. Chú trọng bảo vệ và phục hồi và trồng rừng phòng hộ trên các CQ 13, 15, 21, 40, 25, 55, 56. Phát triển cây công nghiệp lâu năm xen với trồng rừng vành đai trên các CQ 37, 41, 47, 51, 57, 62, 65. Hình thành vùng chuyên canh cây hồ tiêu trên các CQ 20, 23, 26, 43, 53, 69, 70, 74. Tuy nhiên, TVCQ II trong phát triển nông nghiệp của TVCQ này cần quan tâm đến nguồn nước tưới vào mùa khô. c. TVCQ núi - đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III): Phát triển lâm nghiệp SX theo hướng KT gắn với bảo vệ MT trên các loại CQ 18, 22, 28, 31, 33, 36, 38, 58, 68, 69. Khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ vốn chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong tiểu vùng ở các CQ số 10, 14, 20, 27, 38, 46, 50, 54, 56. Đối với phát triển nông nghiệp, cần giữ nguyên diện tích đất trồng lúa ở các CQ số 77, 79, 82, 85.. Phát triển cây ăn quả (cam, chanh , bưởi) trên các CQ 42, 43, 48, 53, 55, 78, 79, 81. Trong quá trình sử dụng lãnh thổ, cần chú ý nguồn nước vào mùa cạn. 19 d. TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV): Chạy dọc theo thung lũng sông An Lão, kẹp giữa TV (I) và (II), có nhiều ao hồ, bãi bồi ven lòng sông, nên TVCQ (IV) có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp và LNKH. Có thể phát triển, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt cây hồ tiêu trên các CQ 45, 55, 62, 65, 66, 69, 70, 72, 74, 75, 78, 81, 81, 84. Phát triển các loại cây hàng năm ở các CQ 42, 50, 52, 54, 71, 80, 84, 87, 89, 90, 92. Ổn định diện tích trồng lúa theo hiện trạng. Cần bảo vệ một diện tích rừng phòng hộ nhất định (10266,0 ha theo đề xuất), quan tâm đặc biệt đến các vấn đề canh tác trên đất dốc. e. TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V): Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả trên các CQ 48, 54, 58, 64, 72, phát triển cây hồ tiêu thay cho diện tích một số cây công nghiệp không hiệu quả trên các CQ 55, 72, 74, 76, 79, 80, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90. Giữ nguyên diện tích trồng lúa, có thể mở rộng diện tích cây hàng năm trên các CQ 73, 77, 78, 83, 92, 100, 101, 103, 104, 108,110. Cần chú trọng bảo vệ, khôi phục và trồng rừng phòng hộ trên các CQ 21, 22, 25, 33, 38, 41, 52, 55, 63, 67. f. TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI): Đây được xem là vùng có diện tích trồng lúa cao nhất trong lưu vực. Cần giữ nguyên hiện trạng các CQ trồng lúa ở các CQ 71, 75, 79, 82, 84, 85, 105, 79, 85, 87, 94, 95, 97, 98, 99, 104, 105 , nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho vùng. Có thể mở rộng diện tích trồng cây hàng năm (lạc, đậu, ..) ở các CQ 78, 80, 83, 86, 90, 92, 100, 101, 103, 104, 108,110. Trồng rừng trên các đồi, núi sót, hạn chế hiện tượng sạt lở đất. Nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển phù hợp với quy hoạch của tỉnh Bình Định. Ngoài ra, TVCQ VI là vùng hạ lưu của các con sông ra biển, nơi có sự tương tác mạnh mẽ giữa lục địa và biển, hiện tượng xâm thực, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn vùng ven biển, lũ lụt, ngập úng, hiện tượng cát bay, cát nhảy lấn sâu vào nội đồng thường xuyên xảy ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_danh_gia_canh_quan_phuc_vu_dinh_huong_su_dung_hop_ly_lanh_tho_luu_vuc_song_lai_giang_4.pdf
Tài liệu liên quan