Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động
đến việc quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề
Bắc Ninh (2010) có diện tích tự nhiên là 82.271,12 ha, tổng dân số
1.038.229 người, nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ; Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005
- 2009 đạt 14,6%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%/năm,
dịch vụ tăng 19,15 %/năm, nông nghiệp và thủy sản tăng 1,2%/năm.
Nguồn lao động rồi dào.
3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về quản lý, sử dụng
đất và phát triển làng nghề
Chủ trương, chính sách của tỉnh liên quan đến phát triển làng nghề được
ban hành kịp thời, thường xuyên đã tạo động lực cho việc khôi phục và phát
triển sản xuất công nghiệp, ngành nghề thủ công, làng nghề thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh.
3.2. Thực trạng phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề của tỉnh
Bắc Ninh có 39 xã có nghề với 62 làng nghề (31 làng nghề truyền
thống và 31 làng nghề mới). Có 53 làng nghề tiểu thủ công nghiệp; Nhiều
làng nghề có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Trong các làng
nghề có 35.336 hộ, trong đó có 15.759 hộ (chiếm 44,5%), 36.515 lao động
(chiếm 62%) chuyên làm nghề. Giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng
nghề luôn chiếm từ 50 - 55% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh và
chiếm 33,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao, bình quân đất khu dân cư trên đầu người rất thấp.
Mật độ dân số các làng nghề nghiên cứu cao gấp 2,1 - 2,2 lần mật
độ dân số của tỉnh (1.245 người/km2) và cao gấp từ 1,5 - 1,8 lần mật độ
dân số bình quân tại các làng, xã không có nghề truyền thống trong cùng
khu vực. Một số làng nghề đã rất phát triển, có mật độ dân số quá cao như
Phù Khê (mật độ dân số toàn xã 2.648 người/km2, mật độ dân số khu vực
dân cư và sản xuất nghề là 8.980 người/km2); Phong Khê (mật độ dân số
toàn xã 1.548 người/km2, mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất nghề
là 12.912 người/km2). Tại các làng nghề, diện tích đất khu dân cư tăng
nhanh do quy hoạch khu dân cư mới để giãn dân, tuy nhiên vẫn không đủ
để giảm tải trong làng.
3.3.1.3. Thực trạng sử dụng đất ở trong khu dân cư làng nghề
Đất ở so với diện tích đất khu dân cư khu vực làng nghề chiếm tỷ lệ
rất cao. Tại Tương Giang diện tích đất ở chiếm 60,01% đất khu dân cư;
8
Phù Lãng 70,40% và cao nhất là Phong Khê 85,08% điều đó thể hiện sự
quá tải trong khu dân cư, tỷ lệ diện tích đất cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, giao thông, cây xanh trong khu dân cư chiếm tỷ lệ thấp trong khi
đó việc đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu dân cư rất khó khăn.
Bảng 3.12: Tình hình sử dụng đất ở tại làng nghề theo nhóm nghề năm 2010
Tên nghề
Bình quân đất
ở/người trong
toàn xã
(m2/người)
Bình quân
đất ở/hộ
trong toàn
xã (m2/hộ)
Bình quân đất
ở/người trong
làng nghề
(m2/người)
Bình quân đất
ở/hộ trong làng
nghề (m2/hộ)
1. Đồ gỗ mỹ nghệ 41,22 165,66 31,55 136,80
2. Gốm sứ 78,69 342,16 57,75 247,54
3. Tái chế giấy 56,20 257,96 42,42 204,70
4. Tái chế kim loại 47,46 171,15 43,32 156,21
5. Dệt 51,80 210,81 36,82 169,86
6. Đan lát thủ công 123,23 482,26 68,47 301,43
Bình quân chung 66,43 271,67 46,72 202,76
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình đều thấp hơn so với hạn
mức cấp đất ở của tỉnh. Diện tích đất ở bình quân của các hộ SXKD trong
các làng nghề chọn nghiên cứu là là 202,76 m2/hộ. Trong đó làng nghề đan
lát thủ công (Xuân Lai, Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên hộ là cao nhất
301,43 m2/hộ; thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là
136,80 m2/hộ. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê có đất ở bình
quân 202 m2/hộ; làng nghề Châu Khê 171 m2/hộ, làng nghề Phong Khê 285
m2/hộ, Phú Lâm 230 m2/hộ và ở mức thấp so với bình quân chung trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
Diện tích đất ở bình quân trên người của các làng nghề chọn nghiên
cứu là 46,72 m2/người. Trong đó làng nghề đan lát thủ công (Xuân Lai,
Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên người là cao nhất 69,41 m2/người;
thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là 31,55
m2/người. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê là 53 m2/người;
Phú Lâm 49 m2/người; Châu Khê 47 m2/người; Tương Giang 51
m2/người; cao nhất là Phong Khê 66 m2/người và thấp hơn rất nhiều so
với bình quân chung của tỉnh là 97 m2/người (bình quân diện tích đất ở
nông thôn trên đầu người của tỉnh là 106 m2/người). Với diện tích này nếu
chỉ dùng cho nhu cầu để ở và sinh hoạt gia đình thì có thể đáp ứng được
nhưng tại các làng nghề hầu hết đều còn bố trí sản xuất nên diện tích này
trở nên quá chật hẹp.
3.3.1.4. Thực trạng sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngoài diện tích trong cụm công nghiệp, còn lại đất này thường
khó phân biệt vì hầu hết các hộ gia đình trong làng đều dùng đất ở để sản
xuất kinh doanh. Thực trạng đất SXKD tại các làng nghề còn ở mức thấp.
9
Ngoài 5 làng nghề đã có CCNLN, đến nay còn làng nghề Phù Khê chưa bố
trí đất SXKD hoặc có nhưng diện tích không đáng kể (Phù Lãng có 0,11 ha;
Xuân Lai 0,31 ha; Lãng Ngâm có 3,53 ha). Trong khi đó các làng nghề này
đã rất phát triển, sản xuất làng nghề chiếm tỷ trọng lớn trong xã và đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, người dân sống bằng thu nhập từ sản xuất
nghề là chính; trong giai đoạn 2005 - 2010 mới chỉ có Phú Lâm quan tâm
đến quy hoạch mở rộng đất SXKD với diện tích 11,21 ha, các làng nghề còn
lại diện tích không thay đổi hoặc không đáng kể (Xuân Lai 0,3 ha).
Kết quả điều tra diện tích đất các hộ gia đình đang sử dụng để làm
mặt bằng sản xuất kinh doanh (diện tích sản xuất trên đất ở của hộ gia
đình, đất sản xuất phân tán trong, ngoài khu dân cư, đất sản xuất trong
CCNLN), ... cho thấy, bình quân diện tích này tại làng nghề đồ gỗ mỹ
nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê), tái chế kim loại (Châu Khê) là 300 m2/hộ, tại
làng nghề dệt may Tương Giang là thấp nhất (150 m2/hộ) (bảng 3.14).
Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến của các hộ sản xuất nghề về mặt bằng sản xuất,
kinh doanh năm 2010
Loại nghề
Bình quân diện tích
đất đang sử dụng
làm nghề (m2/hộ)
Tỷ lệ số hộ sản
xuất, kinh doanh
tại nơi ở (%)
Tỷ lệ số hộ thiếu
đất làm mặt bằng
SXKD (%),
1. Đồ gỗ mỹ nghệ 300 97,14 97,14
2. Gốm sứ 200 94,29 97,14
3. Tái chế giấy 170 94,12 97,06
4. Tái chế kim loại 300 94,44 97,22
5. Dệt 150 100,00 82,86
6. Đan lát thủ công 270 100,00 77,14
Trung bình 96,67 91,43
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Tại các làng nghề có trên 94% số hộ được hỏi cho là vẫn đang sản
xuất kinh doanh tại nơi ở. Tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ có 97,14%; tái chế
kim loại có 97,22%; tái chế giấy có 97,06%; dệt có 82,86%; đan lát thủ công
có 77,14% số hộ được hỏi cho rằng còn thiếu đất làm mặt bằng sản xuất,
kinh doanh (bảng 3.14). Tại làng nghề Phù Khê có 98,6%, Châu Khê 89,7%;
Tương Giang 56,2%; Dương Ổ 89,8% số hộ được hỏi đều muốn được thuê
thêm đất để làm CSSX kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
3.3.1.5. Thực trạng sử dụng đất giao thông và cơ sở hạ tầng trong
làng nghề: Giao thông trong các ngõ xóm đã được kiên cố hóa khoảng 93%,
tuy nhiên mặt đường, ngõ nhỏ do mặt bằng sản xuất trong khu dân cư lấn
chiếm, nguyên vật liệu, sản phẩm để ngổn ngang. Diện tích đất giao thông
trong các làng nghề điều tra tăng đều qua các năm, tuy nhiên vẫn ở mức thấp.
Bình quân đất giao thông trên người tại các làng nghề còn thấp so với sự phát
triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển của làng, và còn thấp
hơn bình quân chung của cả tỉnh (119 m2/người); Đồng kỵ 38m2/người; Phù
10
Khê 56m2/người; Châu Khê 64m2/người; Phong Khê 78m2/người).
3.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai
3.3.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất, cụm công nghiệp làng
nghề: Tại 9 xã điều tra đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2015, ngoài ra một số xã còn có quy hoạch chi tiết
không gian, xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2015. Có 5 xã quy hoạch CCNLN đến năm 2010 với diện tích 175,79
ha. Trong đó có 3 cụm đã xây dựng xong với diện tích 38,52 ha (CCNLN
đồ gỗ Đồng Kỵ diện tích 12,65 ha; CCNLN giấy Phong Khê 12,37 ha;
CCNLN sắt Đa Hội 13,5 ha) và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Cụm công nghiệp
làng nghế Phú Lâm với diện tích 18,16 ha tỷ lệ lấp đầy đạt 90%. Riêng chỉ
có CCNLN Tương Giang, tỷ lệ lấp đầy đạt 14%.
Bảng 3.16: Quy hoạch và bố trí sản xuất trong cụm công nghiệp
Tên cụm công nghiệp
làng nghề
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ lấp đầy
(%)
Số doanh nghiệp
hoạt động
CCNLN Phong Khê 12,37 100 90
CCNLN Phú Lâm 18,16 90 36
CCNLN Châu Khê 13,50 100 159
CCNLN Đồng Kỵ 12,65 100 179
CCNLN Tương Giang 14,00 14 10
Nguồn: UBND các xã, số liệu điều tra 2010
Việc quy hoạch CCNLN bước đầu đã đạt được những hiệu quả đáng
kể; 83,6% số hộ được hỏi cho rằng sản xuất trong CCNLN đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn, sử dụng nhiều lao động hơn và giảm ô nhiễm môi
trường; 91,3% số hộ được hỏi đều cho rằng cần thiết phải quy hoạch
CCNLN và 87,1% số hộ được hỏi đều mong muốn được thuê đất trong
CCNLN để mở rộng mặt bằng sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường nơi ở.
86,7% số hộ đang sản xuất trong CCNLN cho rằng diện tích thuê chưa đáp
ứng đủ nhu cầu vì thiếu diện tích để làm kho chứa vật liệu và thành phẩm,
để làm chỗ ăn nghỉ cho người lao động, để làm nơi để xe cho người lao
động. Tại một số CCNLN đa số các hộ thuê đất trong CCNLN xây dựng
thành những nhà cao tầng vừa làm văn phòng giao dịch, giới thiệu sản
phẩm, vừa để ở (làng nghề Đồng Kỵ, Đa Hội, Dương Ổ).
Đa số lao động từ nơi khác đến làm thuê trong các CCNLN thường ăn
nghỉ ở lại nơi sản xuất. Như vậy đất CCNLN tại đây phần nào đã biến thành
đất ở. Nhiều hộ đã thuê đất trong cụm công nghiệp nhưng vẫn duy trì sản xuất
tại nơi ở trong làng vì vậy ô nhiễm làng nghề vẫn chưa được giải quyết.
11
3.3.2.2. Tình hình chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất: (i) Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SXNN sang sản xuất kinh
doanh đang diễn ra rất mạnh tại các làng nghề. Chuyển đổi theo quy hoạch
được phê duyệt và người dân tự chuyển đổi không xin phép. (ii) Khi quy
hoạch CCNLN nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp bị thu hồi đất; hộ gia
đình làm nghề, do không thuộc vị trí quy hoạch nên không bị thu hồi đất
nông nghiệp. Các hộ này muốn đổi vị trí đất canh tác của mình để lấy đất
làm mặt bằng sản xuất. (iii) Thời hạn thuê đất trong CCNLN chủ yếu là 30
năm hoặc 50 năm với mức giá khác nhau. Để yên tâm đầu tư cho sản xuất,
các hộ sản xuất được thuê đất 50 năm hoặc thuê lâu dài. 82,4% số hộ được
hỏi cho rằng thời gian thuê đất ngắn, nhu cầu của các hộ muốn được thuê
đất trên 50 năm (36,7%) hoặc thuê lâu dài (62,3%).
3.3.2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cả tỉnh
đã cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp đạt 98%; đất ở đạt 89%. Đa số các hộ
được hỏi đều cho rằng thủ tục cấp giấy còn lâu, nhiều cơ sở sản xuất thuê
đất sau đó làm thủ tục gần 2 năm mới được cấp giấy.
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ hoạt động sản
xuất của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
3.3.3.1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội từ hoạt động sản xuất của các
làng nghề tỉnh Bắc Ninh
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2006 - 2010 tỷ trọng ngành
công nghiệp của tỉnh liên tục tăng trưởng, từ 49,52% năm 2006 lên
64,80% năm 2010. Giá trị sản xuất tăng liên tục, tăng trưởng bình quân
986,2 tỷ đồng/năm; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng
mạnh nhất, tăng từ 2.195,5 tỷ đồng lên 5.272 tỷ đồng, giá trị sản xuất
ngành nông, lâm nghiệp giảm mạnh từ 1.206,1 tỷ đồng (năm 2006) xuống
còn 57,4 tỷ đồng (năm 2010) (giá so sánh 1994). Giá trị sản xuất làng
nghề luôn chiếm từ 75-80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh
và khoảng từ 25-30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động: Kết quả điều tra
cho thấy, lao động tại các làng nghề chiếm khoảng 80 - 95% tổng số lao động
trong xã. Số cơ sở có dưới 7 lao động chiếm khoảng 9%; trên 7 lao động
chiếm khoảng 84%; trên 100 lao động khoảng 7%. Thời gian lao động thường
xuyên làm việc từ 9 -11 giờ/ngày, tuỳ theo tính chất ngành nghề, thậm chí
thời kỳ cao điểm làm việc 11 – 14 giờ/ngày.
Sự phát triển của làng nghề đã góp phần giải quyết được việc làm
cho người lao động tại địa phương, tận dụng được nguồn lao động từ
người già đến trẻ em. Phần lớn tại các làng nghề, không còn lao động thiếu
việc làm, hoặc còn thì tỷ lệ rất thấp, nhu cầu thuê lao động ở các CSSX còn
12
lớn. Lao động thuê từ nơi khác đến phải bố trí chỗ ăn, ngủ thì CSSX
không có chỗ. Mức độ thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang làm
nghề hàng năm rất lớn. Việc thuê mướn lao động trong làng nghề đã lan
sang cả lĩnh vực SXNN. Nhiều hộ gia đình tuy có nhận ruộng SXNN nhưng
không làm trực tiếp mà thuê mướn người làm.
Bảng 3.21: Tình hình cơ sở sản xuất, lao động làm nghề giai đoạn 2006 - 2010
Số hộ sản xuất Số lao động Biến động(tăng +; Giảm -)
2006 2010 2006 2010 Cơ sở SX Lao động
Phù Khê 1.982 2.183 2.835 3.251 201 416
Phù Lãng 445 857 945 1546 412 601
Phong Khê 370 451 2.449 3.358 81 909
Phú Lâm 237 383 568 789 146 221
Tương Giang 1.328 1.402 4.500 5.327 74 827
Lãng Ngâm 565 769 986 1.476 204 490
1. Xuân Lai 482 637 1.039 1278 155 239
Số liệu điều tra, 2010
- Nâng cao thu nhập cho người lao động làm nghề: Mức thu nhập ở
các làng nghề cao gấp 3 đến 5 lần so với các làng thuần nông. Thu nhập bình
quân của lao động làm nghề năm 2009 , 2010 gấp 4,5 đến 4,9 lần so với thu
nhập bình quân của lao động SXNN tại làng và gấp 2,24 lần thu nhập bình
quân chung của lao động toàn tỉnh trong khu vực nông thôn (1,150 triệu
đồng/lao động). Tại tất cả các làng nghề thu nhập của lao động làm nghề đều
cao hơn lao động SXNN và mức thu nhập phụ thuộc vào từng loại nghề .
Bảng 3.22: Thu nhập của lao động năm 2009, 2010 theo loại hình nghề
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tháng
Thu nhập bình quân/lao động
năm 2009
Thu nhập bình quân/lao động
năm 2010
Loại nghề
Đối
với
SXNN
(1)
Đối với
làm
nghề
(2)
So sánh
(3)=(2)/(1)
(lần)
Đối
với
SXNN
(1)
Đối với
làm
nghề
(2)
So sánh
(3)=(2)/(1)
(lần)
1. Đồ gỗ mỹ nghệ 520 2.800 5,38 580 3.250 5,60
2. Gốm sứ 480 2.250 4,69 510 2.750 5,39
3. Tái chế giấy 510 2.300 4,51 540 2.750 5,09
4. Tái chế kim loại 520 2.850 5,48 550 3.150 5,73
5. Dệt 450 1.350 3,00 470 1.600 3,40
6. Đan lát thủ công 510 1.800 3,53 515 1.900 3,69
Bình quân chung 500 2.250 4,50 530 2.570 4,90
Nguồn: Số liệu điều tra
3.3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến
môi trường:
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nghề đến môi trường nước
Tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê, nước thải do các cơ sở sản
13
xuất bột giấy đang hoạt động thải trực tiếp ra hệ thống cống trong làng có
nồng độ COD vượt quy chuẩn cho phép 8,19 lần; nồng độ BOD5 (20
oC)
vượt quy chuẩn cho phép 4,26 lần; tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn
cho phép 3,67 lần; Độ màu cơ sở đang hoạt động vượt quy chuẩn cho
phép 3,89 lần; khu vực cống mùi rất khó chịu (bảng 3.23).
Bảng 3.23: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư
làng nghề tái chế Giấy Dương Ổ (Phong Khê)
Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị
QCVN
12:2008/BTNMT
cột B1
Kết quả
So sánh
(vượt)
Nhiệt độ oC 40 47 5oC
COD (cơ sở đang hoạt động) mg/l 200 1.637 8,19 lần
BOD5 (20
oC) mg/l 50 213 4,26 lần
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100 367 3,67 lần
Độ màu cơ sở đang hoạt động Pt-Co 100 389 3,89 lần
Mùi Không khó chịu Rất khó chịu
Số liệu điều tra, phân tích tháng 9/2010
Tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, nước thải do các cơ sở cán,
mạ thép đang hoạt động thải trực tiếp ra hệ thống cống trong làng có nồng
độ COD vượt quy chuẩn cho phép 7,62 lần; nồng độ BOD5 (20
oC) vượt
quy chuẩn cho phép 6,54 lần; tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn cho
phép 4,73 lần; nhiệt độ vượt quy chuẩn cho phép 07oC; khu vực cống mùi
rất khó chịu (bảng 3.24).
Bảng 3.24: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư
làng nghề sắt thép Đa Hội (Châu Khê)
Các chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
QCVN 24:2009/BTNMT
cột B
Kết quả
So sánh
(vượt)
Nhiệt độ oC 40 47 07
pH - 5,5 - 9 5,1
COD mg/l 100 762 7,62 lần
BOD5 (20
oC) mg/l 50 327 6,54 lần
Chất rắn lơ lửng mg/l 100 473 4,73 lần
Mùi Không khó chịu Khó chịu
Số liệu điều tra, phân tích tháng 9/2010
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nghề đến môi trường không
khí
Môi trường không khí xung quanh cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu
dân cư tại các làng nghề tái chế giấy, tái chế sắt thép, đồ gỗ mỹ nghệ điều
tra nghiên cứu đang bị ô nhiễm bởi bụi, các khí CO; so với quy chuẩn cho
phép của Việt Nam (QCVN 05:2009/BTNMT tiêu chuẩn B) nồng độ bụi,
nồng độ CO trong không khí đều vượt chỉ tiêu cho phép. Nồng độ bụi tại
làng nghề đồ gỗ Phù Khê vượt chỉ tiêu cho phép 6,14 lần, sau đến là làng
nghề sắt thép Đa Hội, vượt chỉ tiêu cho phép 5,82 lần (bảng 3.25).
14
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của sản xuất nghề đến môi trường không khí xung
quanh khu dân cư xen lẫn khu vực sản xuất của làng nghề
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3); dBA
Kết quả phân tích So với chỉ tiêu cho phép
Địa điểm Bụi
(TSP)
CO Tiếng
ồn
Bụi
(lần)
CO
(lần)
Tiếng
ồn
1. LN giấy Dương Ổ 873 671 82 4,37 1,34 + 6
2. LN sắt thép Đa Hội 1.164 682 91 5,82 1,36 + 16
3. LN đồ gỗ Phù Khê 1.227 703 87 6,14 1,41 + 12
QCVN 05:2009/BTNMT (24h) 200 5000
TCVN 5949:1999 (6-18h) 75
Số liệu điều tra, phân tích tháng 9/2010
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nghề đến môi trường đất: Diện
tích đất canh tác khu vực xung quanh làng nghề đều bị bỏ hoang hoặc sản
xuất kém hiệu quả do bị ô nhiễm từ nguồn nước thải, chất thải rắn, rác thải
trực tiếp ra môi trường. Nước mưa mang theo các chất độc hại làm ô
nhiễm hệ thống nước mặt, nước ngầm. Độ pH trầm tích ở đất ruộng và đất
ở khu vực sản xuất đều có tính axit cao. Kết quả điều tra có khoảng trên
65% số cơ sở sản xuất được hỏi không đảm bảo an toàn lao động. Trên
90% số cơ sở được hỏi cho rằng CSSX của họ chưa có hệ thống xử lý chất
thải hoặc đã có nhưng không đáp ứng yêu cầu; 71,6% số cơ sở được hỏi
cho rằng môi trường bị ô nhiễm nặng cả về nguồn nước, tiếng ồn và
không khí. Chỉ có 7,3% cho rằng làng nghề không bị ô nhiễm (bảng 3.26).
Bảng 3.26: Tổng hợp ý kiến người dân về ô nhiễm môi trường làng nghề
Đơn vị: %
Nghề
Ô nhiễm
tiếng ồn
Ô nhiễm
nguồn nước
Ô nhiễm
không khí
Ô nhiễm
đất đai
1. Đồ gỗ mỹ nghệ 91,43 88,57 82,86 60,00
2. Gốm sứ 88,24 88,24 100,00 64,71
3. Tái chế giấy 97,14 97,14 91,43 77,14
4. Tái chế kim loại 97,22 97,22 97,22 69,44
5. Dệt 54,29 57,14 31,43 48,57
6. Đan lát thủ công 22,86 48,57 31,43 37,14
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
- Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái - cảnh quan: Kết quả của ô
nhiễm làng nghề làm cho các loài thuỷ sinh bị tiêu diệt vì lượng độc tố
cao; cây trồng khu vực làng nghề phát triển chậm, nguồn nước sinh hoạt
của người dân địa phương bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ người lao động và nhân dân trong làng nghề. Việc thu gom, xử
lý rác thải, chất thải chưa đạt tiêu chuẩn qui định.
- Ảnh hưởng của môi trường làng nghề đến sức khỏe người dân:
Tất cả các yếu tố môi trường ô nhiễm trên tác động trực tiếp và thường
15
xuyên tới người lao động và dân cư trong làng nghề. Các loại bệnh thần
kinh, đường hô hấp, ngoài da, khô mắt, điếc,... chiếm tỷ lệ trên 60% tổng
số dân cư trong khu vực làng nghề. Đặc biệt, tỷ lệ mắc các bệnh trên ở
nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất tương đương
nhau.
Tóm lại: Làng nghề của tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển, mở
rộng cả về số lượng và chất lượng. Chủ trương của tỉnh rất rõ ràng, quan
tâm đến việc khôi phục và phát triển làng nghề. Quản lý, sử dụng đất đai
tại làng nghề còn mang tính tự phát, khu dân cư, nơi ở chật chội, mặt bằng
sản xuất thiếu, quy hoạch sử dụng đất chưa đưa ra được giải pháp về quỹ
đất để phát triển làng nghề. Sản xuất làng nghề đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập cho người lao động; song bên cạnh
đó, sản xuất làng nghề gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường đất,
nước và không khí trong khu dân cư làng nghề. Từ đó có thể thấy, việc
quản lý, sử dụng đất đai làng nghề hiện nay tại địa bàn nghiên cứu là chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của làng nghề. Để giải quyết
vấn đề này, yêu cầu đặt ra cần phải có định hướng, giải pháp quản lý, sử
dụng đất đai hợp lý tại các làng nghề để làng nghề phát triển bền vững.
3.4. Định hướng phát triển và quản lý, sử dụng đất tại làng nghề tỉnh
Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
3.4.2. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề của tỉnh Bắc Ninh:
Phát triển bền vững làng nghề nhằm góp phần tạo việc làm cho người lao
động ngay tại địa phương, và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động; hình
thành các khu sản xuất tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho
các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh,
kết cấu hạ tầng; cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm bảo
đảm sự phát triển bền vững; phát triển làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu
thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước
ngoài.
3.4.3. Quan điểm quản lý, sử dụng đất để phát triển bền vững làng nghề
của tỉnh Bắc Ninh: Quản lý, sử dụng đất làng nghề phải đảm bảo phát
triển bền vững, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; phải
được đặt trong mối quan hệ tổng thể với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh,
có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường là mục tiêu
cao nhất; khai thác hợp lý, có hiệu quả và sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai,
điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất tại các làng nghề; cần tính
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.
16
3.4.4. Định hướng sử dụng đất để phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh
- Về nhu cầu sử dụng đất: để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mỗi hộ gia
đình tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, tái chế giấy, tái chế kim loại
cần nhu cầu diện tích đất đai tối thiểu bình quân là 500 m2/hộ; nhu cầu
này ở làng nghề dệt, đan lát thủ công thấp hơn khoảng 250 - 300 m2/hộ
(bảng 3.28).
Bảng 3.28: Nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, kinh doanh đến năm 2020
Loại nghề
Nhu cầu diện
tích tối thiểu
bình quân
(m2/hộ)
Số hộ thiếu
mặt bằng
cơ sở
SXKD (%)
Số hộ có nhu
cầu về mặt
bằng SXKD
riêng (%)
Số hộ có nhu
cầu thuê trong
CCNLN (%)
1. Đồ gỗ mỹ nghệ 500 97,14 100,00 100,00
2. Gốm sứ 500 97,14 100,00 100,00
3. Tái chế giấy 500 97,06 100,00 100,00
4. Tái chế kim loại 500 97,22 100,00 100,00
5. Dệt 250 82,86 65,71 57,14
6. Đan lát thủ công 300 77,14 77,14 65,71
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
- Về tiềm năng đất đai: diện tích đất nông nghiệp tại các xã nghiên
cứu đa số chiếm khoảng 60% (bảng 3.8, 3.10): i) Diện tích đất nông
nghiệp sản xuất không hiệu quả, cây trồng năng suất không cao do môi
trường đất, nước bị ô nhiễm, do tình trạng canh tác còn manh mún, ô thửa
nhỏ, việc tưới tiêu không thuận lợi, nguồn nước tưới hạn chế nên một
phần diện tích mặc dù đã giao cho các hộ gia đình để sản xuất nông
nghiệp nhưng hiện đang bị bỏ hoang; ii) Diện tích đất chưa sử dụng còn
nhiều nhưng không thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp (bảng
3.8); một phần bị người dân lấn chiếm hoặc tự chuyển mục đích sử dụng
phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình. Đây là các xã có
số hộ, lao động làm nghề, thu nhập từ làng nghề chiếm tỷ lệ lớn vì vậy có
thể chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất làng nghề
- Định hướng sử dụng đất làng nghề
Nhu cầu sử dụng đất của các làng nghề rất lớn cả về số hộ và diện
tích, tuy nhiên với chủ trương sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả,
nâng cao hệ số sử dụng đất, ưu tiên bố trí những hộ sản xuất lớn, những hộ
sản xuất các công đoạn gây ô nhiễm môi trường đưa vào khu sản xuất tập
trung; trên cơ sở tính toán nhu cầu và quỹ đất của từng làng nghề, đề tài đề
xuất định hướng sử dụng đất làm nghề cho các làng nghề như sau:
Đối với nhóm nghề đồ gỗ mỹ nghệ, tái chế sắt thép, tái chế giấy,
gốm sứ do yêu cầu mặt bằng sản xuất, kinh doanh lớn, sản phẩm cồng
kềnh, sản xuất gây ô nhiễm môi trường nên diện tích đất bình quân tối
thiểu bố trí cho mỗi hộ sản xuất là 500 m2/hộ; đối với nhóm nghề đan lát
17
thủ công sản xuất ít gây ô nhiễm, có thể tận dụng sản xuất trong khu dân
cư nên diện tích đất bình quân tối thiểu bố trí cho mỗi hộ sản xuất là 250 -
300 m2/hộ.
Bảng 3.29: Dự kiến mở rộng diện tích đất làm nghề đến năm 2020
Khu tập trung
Đơn vị hành
chính
Dự
kiến
số lô
đất
Bình quân
diện tích
mỗi hộ
(m2/hộ)
Tổng
diện tích
đất bố trí
sản xuất
Tổng
diện tích
khu tập
trung
Khu
phân
tán
Tổng
diện tích
tăng
thêm
(*)
Đồng Kỵ 580 500 29,00 46,40 3,30 49,70
Phù Khê 650 500 32,50 51,24 5,50 56,74
Phù Lãng 230 500 11,50 18,40 1,50 19,90
Phong Khê 350 500 17,50 28,00 4,60 32,60
Phú Lâm 350 500 17,50 28,00 2,50 30,50
Châu Khê 650 500 32,50 52,00 5,50 57,50
Tương Giang 400 250 10,00 16,50 2,30 18,80
Lãng Ngâm 300 300 9,00 14,85 3,00 17,85
Xuân Lai 350 300 10,50 17,33 4,50 21,83
Diện tích đất làm mặt bằng SXKD tập trung (CCNLN) của làng
nghề Châu Khê 52 ha, Phù Khê là 51,24 ha tăng nhiều nhất trong các
làng nghề điều tra; đối với làng nghề Lãng Ngâm, Tương Giang, Xuân
Lai tăng ít hơn lần lượt là 14,85 ha; 16,50 ha; 17,33 ha (bảng 3.29).
Ngoài ra, tại mỗi làng nghề còn tận dụng diện tích đất bằng chưa sử
dụng, đất ao hồ, thùng đấu, đất nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất nông
nghiệp hiệu quả kém phân tán trong và ngoài khu dân cư để làm mặt
bằng sản xuất kinh doanh của các làng nghề (bảng 3.29).
Bảng 3.31: Dự kiến diện tích đất sản xuất, kinh doanh tại làng nghề đến năm 2020
Làng nghề
Hiện trạng năm
2010
Diện tích tăng
thêm đến 202
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qldd_ttla_nguyen_thi_ngoc_lanh_4658_2005313.pdf