Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc phía Đông của tỉnh Hải
Dương, Tứ Kỳ, gồm 26 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, có
địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi thấp, đất đai của
huyện mang tính chất của phù sa được bồi đắp lâu ngày. Trên địa bàn huyện có 02
sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn
qua Tứ Kỳ là 20 km), ngoài ra, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thống thủy
nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảm tưới, tiêu cho 70%
diện tích gieo trồng. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C. Tổng lượng nhiệt cả năm là
8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 - 85%. Số giờ nắng trung bình hàng năm
là 1.341 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.650 mm. Là huyện
có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Diện tích gieo trồng cây lương thực là 15.754 ha, diện tích gieo trồng cây thực
phẩm là 2.822 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt cũng được tăng lên qua từng
năm, năm 2005 là 505.642 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 961.974 triệu đồng. Giá
trị gia tăng đạt 626.430 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện
đạt 456.320 triệu đồng (năm 2009), tăng 304.320 triệu đồng so với năm 2005. Trong
đó công nghiệp khai thác 10.734 triệu đồng, công nghiệp chế biến 440.710 triệu
đồng, công nghiệp sản xuất 4.876 triệu đồng.
Dân số là 158.190 người, trong đó nam giới chiếm 48,59%, nữ giới chiếm
51,35%. Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2010 là 0,7%. Toàn huyện có 101.592 lao
động (chiếm 64,22% dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 65.266 người (lao động
trực tiếp cho trồng trọt là 11.543 người, cho chăn nuôi là 5.707 người).
Toàn huyện có 5.542 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống chợ trên
địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đã đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho
ngân sách địa phương.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại hình sử dụng đất chủ yếu); (3) Đánh giá hiện trạng môi
trường đất của các loại hình sử dụng đất chủ yếu; (4) Đánh giá thích hợp đất đai cho các
loại sử dụng đất (xây dựng bản đồ đơn vị đất đai; đánh giá thích hợp đất đai); (5) Ứng
dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử dụng bền vững một số
loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ quy hoạch sử dụng đất (xác định
các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu; xác định các yếu tố đầu vào của bài
toán; kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu; đề xuất loại hình sử
dụng đất bền vững đến năm 2020; giải pháp thực hiện các phương án đề xuất).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án gồm: (1) Phương pháp
chọn điểm (6 xã đại diện được chọn làm điểm điều tra là Nguyên Giáp, Hưng Đạo,
Ngọc Kỳ, Tứ Xuyên, Tái Sơn và Cộng Lạc); (2) Phương pháp điều tra thu thập thông
tin (điều tra, thu thập số liệu, văn bản tại các đơn vị chức năng của huyện; điều tra,
thu thập các số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra nông hộ có sự tham gia của
người dân theo mẫu câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn trước khi điều tra; tổng số hộ
điều tra là 400 hộ); (3) Phương pháp thống kê tổng hợp; (4) Phương pháp đánh giá
thích hợp theo FAO (chọn 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao
gồm: loại đất, thành phần cơ giới, độ sâu xuất hiện tầng glây, chế độ tiêu nước, địa
hình tương đối, độ phì nhiêu của đất; phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (thích
hợp - S, không thích hợp - N); (5) Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội sử dụng đất (sử dụng các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX), Giá trị gia tăng
(GTGT), Chi phí trung gian (CPTG), hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động
(LĐ); các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gồm: khả năng phù hợp với hướng thị trường tiêu
thụ; giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên công lao động; khả năng thu hút lao động,
giải quyết việc làm cho người sản xuất; mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở
mức độ đầu tư cho sản xuất); (6) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm (các
chỉ tiêu phân tích: pHH2O, pHKCL, OC, N, P2O5, K2O, Na, Ca, Mg, CEC, BS, Cu, Zn,
Pb, Cd, thành phần cơ giới đất; các chỉ tiêu này được phân tích tại Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa); (7) Phương pháp chuyên gia; (8) Phương pháp mô hình toán (ứng dụng
mô hình toán học tối ưu đa mục tiêu GAMS để giải bài toán quy hoạch tuyến tính tối
ưu với các tham số đa mục tiêu cho huyện Tứ Kỳ, nhóm các yếu tố đầu vào của bài
toán, gồm: nhóm các yếu tố về đất đai và tiềm năng đất đai; nhóm các yếu tố về hiệu
quả kinh tế, xã hội và nhóm các yếu tố về định hướng phát triển của huyện. Kết quả
chạy bài toán tối ưu đa mục tiêu sẽ chỉ ra được (đầu ra) những lợi thế lớn nhất của
9
huyện, đồng thời cũng phát hiện những hạn chế có tính quyết định cản trở đến việc
đạt được các mục tiêu đã đề ra; từ đó cho phép so sánh, đánh giá và lựa chọn phương
án tối ưu nhất, định hướng cho việc sử dụng đất bền vững; (9) Phương pháp minh họa
bằng bản đồ, biểu đồ, sử dụng trên nền bản đồ tỷ lệ 1: 25.000.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thuộc phía Đông của tỉnh Hải
Dương, Tứ Kỳ, gồm 26 xã và 1 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, có
địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi thấp, đất đai của
huyện mang tính chất của phù sa được bồi đắp lâu ngày. Trên địa bàn huyện có 02
sông lớn chảy qua là sông Thái Bình (đoạn qua Tứ Kỳ là 28,5 km), sông Luộc (đoạn
qua Tứ Kỳ là 20 km), ngoài ra, huyện còn có trên 57,5 km sông thuộc hệ thống thủy
nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống kênh mương của huyện bảo đảm tưới, tiêu cho 70%
diện tích gieo trồng. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C. Tổng lượng nhiệt cả năm là
8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80 - 85%. Số giờ nắng trung bình hàng năm
là 1.341 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 1.650 mm. Là huyện
có điều kiện tự nhiên thích hợp với nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Diện tích gieo trồng cây lương thực là 15.754 ha, diện tích gieo trồng cây thực
phẩm là 2.822 ha. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt cũng được tăng lên qua từng
năm, năm 2005 là 505.642 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 961.974 triệu đồng. Giá
trị gia tăng đạt 626.430 triệu đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện
đạt 456.320 triệu đồng (năm 2009), tăng 304.320 triệu đồng so với năm 2005. Trong
đó công nghiệp khai thác 10.734 triệu đồng, công nghiệp chế biến 440.710 triệu
đồng, công nghiệp sản xuất 4.876 triệu đồng.
Dân số là 158.190 người, trong đó nam giới chiếm 48,59%, nữ giới chiếm
51,35%. Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2010 là 0,7%. Toàn huyện có 101.592 lao
động (chiếm 64,22% dân số), trong đó lao động nông nghiệp là 65.266 người (lao động
trực tiếp cho trồng trọt là 11.543 người, cho chăn nuôi là 5.707 người).
Toàn huyện có 5.542 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống chợ trên
địa bàn huyện ngày một phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đã đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho
ngân sách địa phương.
3.1.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ
Nông nghiệp trong những năm qua vẫn là ngành sản xuất chính, tỉ trọng ngành
trồng trọt chiếm 69,8%, chăn nuôi thuỷ sản chiếm 30,2%. Đã có sự chuyển dịch tích
10
cực trong trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường.
3.1.4. Định hướng phát triển của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15% năm; tăng nhanh mức GDP/người
đến năm 2020 đạt 18,5 triệu đồng/người/năm. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình
quân khoảng 0,7%; giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 xuống dưới 2%. Chuyển đổi cơ
cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả khai thác đất nông nghiệp gắn với thị
trường tiêu thụ Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và gắn sản xuất nông nghiệp với
phát triển công nghiệp chế biến nhằm tăng giá trị và giá trị sử dụng của nông sản
hàng hoá. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lương thực đạt 82.000 - 90.000 tấn.
Hình thành một số cụm công nghiệp tập trung quy mô nhỏ dành cho các doanh nghiệp
công nghiệp vừa và nhỏ như các cụm công nghiệp Kỳ Sơn (39 ha), cụm công nghiệp
Nguyên Giáp (110,3 ha). Hình thành mạng lưới thương mại, dịch vụ sản xuất với 3
chức năng cơ bản như cung cấp vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng, tiêu thụ các
sản phẩm hàng công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,01% -
0,02%/năm. Đến năm 2020 phấn đấu giảm tỷ lệ sinh xuống còn khoảng 0,7%/năm.
Tạo sự cân đối giữa các vùng nhằm tạo ra sự hài hòa đi đôi với xây dựng đồng bộ cơ
sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính bền vững và sử dụng lao động hợp lý.
3.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng đất đai hiện có cho thấy: huyện Tứ
Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thuận lợi để phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng thâm canh và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Đặc
biệt có khả năng phát triển các loại rau ôn đới phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, có
thị trường tiêu thụ rộng. Tuy nhiên, do khí hậu phân thành 4 mùa, vào mùa Đông
nhiệt độ có ngày xuống dưới 100C, khô hạn; mùa Hè thường xảy ra nắng nóng kéo
dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của
huyện có xu hướng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp. Cơ
cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất và giảm dần, tốc độ
tăng trưởng ngành nông nghiệp chậm. Số lao động ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ
lệ lớn, đây là nguyên nhân tạo ra sức ép lớn về lao động, việc làm, thu nhập và mức
sống của người nông dân ở khu vực nông thôn.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất chủ yếu
Tứ Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất nông nghiệp
11.212,06 ha; đất phi nông nghiệp 5.768,69 ha; đất chưa sử dụng 38,26 ha. Diện tích
đất trồng cây hàng năm chiếm tới 75,79% diện tích đất nông nghiệp, trong số đó chủ
yếu là đất trồng lúa chiếm 74,47%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 1,32%. Đất
11
trồng cây lâu năm chiếm 12,16%. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm 11,92%, còn lại là đất
nông nghiệp khác chiếm 0,13% tổng diện tích đất nông nghiệp.
Với 17 loại cây trồng chính được luân canh trên các kiểu sử dụng đất thuộc các
loại hình sử dụng chủ yếu, biến động về diện tích, sản lượng và giá trị của các loại
cây trồng phụ thuộc vào nhu cầu, giá cả thị trường và một phần có xu hướng thay đổi
theo lao động của địa phương. Với 3 loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính và 30
kiểu sử dụng đất: loại hình chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng đất là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa
xuân, loại hình sử dụng này có diện tích là 6.284,88 ha, chiếm 73,96% tổng diện tích
trồng trọt. Loại hình lúa - màu với 19 kiểu sử dụng đất, diện tích là 2.067,55 ha,
chiếm 24,30% tổng diện tích trồng trọt. Loại hình chuyên màu có 9 kiểu sử dụng đất
với 148,36 ha, chiếm 1,74% tổng số diện tích đất trồng trọt.
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất chủ yếu
3.2.2. Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chủ yếu
* Hiệu quả kinh tế
Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính và các loại hình chủ
yếu trong các năm 2008, 2009 và 2010 để so sánh, đối chiếu tìm ra lợi thế của các loại
hình sử dụng đất và lựa chọn để làm cơ sở cho việc thiết lập yếu tố đầu vào cho mô
hình toán học (GAMS) phục vụ cho đề xuất sử dụng bền vững các loại hình sử dụng
đến năm 2020, kết quả như sau:
Hiệu quả kinh tế tính trung bình của các cây trồng tăng qua các năm, cụ thể
như sau: GTSX/ha trung bình của năm 2010 tăng 1,09 lần so với năm 2009 và tăng
1,17 lần sơ với năm 2008. GTGT/ha trung bình năm 2010 tăng 1,08 lần so với năm
2009 và tăng 1,18 lần so với năm 2008. GTSX/LĐ năm 2010 tăng 1,09 lần so với
năm 2009 và tăng 1,21 lần so với năm 2008.
Đối với loại hình chuyên canh lúa, GTSX/ha năm 2010 tăng 1,08 lần so với
năm 2009 và tăng 1,5 lần so với năm 2008, GTGT/ha năm 2010 tăng lần lượt là
1,08 so với năm 2009 và 1,16 lần so với năm 2008. GTSX/LĐ năm 2010 tăng so
với các năm 2009 và 2008 lần lượt là 1,09 và 1,66 lần; GTGT/LĐ năm 2010 tăng
so với các năm 2009 và 2008 lần lượt là 1,09 và 1,68 lần.
Đối với loại hình sử dụng đất lúa - màu, các chỉ số tính toán về hiệu quả kinh tế
trên một đơn vị diện tích đất cũng tăng dần qua các năm, nếu năm 2008 GTSX/ha tính
65,88%
33,90%
0,22%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiêp Đất chưa sử dụng
75,79%
12,16%
11,92% 0,13%
Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác
24,30%
1,74%
73,96%
Chuyên lúa Lúa - màu Chuyên rau màu
12
trung bình đạt 121,230 triệu đồng/ha thì đến năm 2009 và 2010 đã tăng lần lượt là
129,092 triệu đồng và 140,318 triệu đồng/ha. GTGT/ha tính trung bình năm 2008 đạt
96,569 triệu đồng thì đến năm 2009 đã đạt 104,287 triệu đồng và năm 2010 đạt
113,059 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động không nằm ngoài xu
hướng biến động tăng qua các năm, GTSX/LĐ tăng lần lượt là 136,39 ngàn đồng (năm
2008), 181,31 ngàn đồng (năm 2009) và 198,11 ngàn đồng (năm 2010).
Đối với loại hình chuyên rau màu, như đã phân tích, đây là loại hình sử dụng
đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở các năm tính toán, tuy nhiên loại hình sử dụng đất
này chiếm diện tích ít, phân tán ở các xã trong huyện và hạn chế về khả năng mở
rộng. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên rau màu cũng
theo xu hướng tăng qua các năm như đối với loại hình chuyên lúa và lúa - màu,
GTSX/ha năm 2008 là 171,765 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 188,549 triệu đồng
và 204,944 triệu đồng vào năm 2010, GTGT/ha năm 2010 tăng gấp 1,08 lần so với
năm 2009 và 1,21 lần so với năm 2008. Các chỉ số tính toán về hiệu quả kinh tế trên
ngày công lao động cũng tăng qua các năm, GTGT/LĐ năm 2008 là 191,98 ngàn
đồng, năm 2009 là 216,96 ngàn đồng, năm 2010 là 237,96 ngàn đồng.
Hình 3.2. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chủ yếu từ 2008 - 2010
* Hiệu quả xã hội
Tiến hành đánh giá, so sánh mức độ đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân
trên một công lao động đã được quy đổi của mỗi kiểu sử dụng đất thuộc các loại hình
trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 để so sánh, đối chiếu tìm ra lợi thế của các loại hình
sử dụng đất và lựa chọn để làm cơ sở cho việc thiết lập yếu tố đầu vào cho mô hình
toán học (GAMS) phục vụ cho đề xuất sử dụng bền vững các loại hình sử dụng đến
năm 2020, kết quả cụ thể như sau:
Các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên rau màu sử dụng lượng lao động
0
50.000
100.000
150.000
200.000
GTGT/ha năm 2008 GTGT/ha năm 2009 GTGT/ha năm 2010
Chuyên lúa Lúa - màu Chuyên rau màu
Nghìn đồng
13
lớn (tính trung bình năm 2008 sử dụng khoảng 757 lao động/ha, năm 2009 sử dụng
khoảng 749 lao động/ha, năm 2010 sử dụng khoảng 743 lao động/ha). GTSX/LĐ và
GTGT/LĐ trung bình đối với loại hình chuyên rau màu, năm 2010 lần lượt là 276,52
ngàn đồng/công lao động và 237,69 ngàn đồng/công lao động, cao gấp 1,32 đến 1,48
lần so với các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình lúa - màu và từ 1,40 đến 1,52 lần so với
các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên lúa, năm 2009 là 251,99 ngàn đồng/công
lao động và 216,96 ngàn đồng/công lao động, năm 2008 là 226,62 ngàn đồng/công lao
động và 191,98 ngàn đồng/công lao động.
Loại hình lúa - màu (tính trung bình năm 2008 sử dụng khoảng 895 lao
động/ha, năm 2009 sử dụng khoảng 724 lao động/ha, năm 2010 sử dụng khoảng 720
lao động/ha), GTSX/LĐ tính trung bình năm 2010 khoảng 198,11 ngàn đồng/công
lao động, năm 2009 là 181,31 ngàn đồng/công lao động và năm 2008 là 136,39 ngàn
đồng/công lao động. GTGT/LĐ trung bình năm 2010 khoảng 159,86 ngàn đồng/công
lao động, cao gấp 1,23 đến 1,26 lần so với các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình
chuyên lúa, năm 2009 là 146,68 ngàn đồng/công lao động và năm 2008 là 108,73
ngàn đồng/công lao động.
Loại hình chuyên lúa, phù hợp với năng lực của đa số nông hộ, loại hình này
sử dụng ít lao động hơn, chỉ bằng khoảng 50% đến 60% so với số lao động sử dụng
cho loại hình chuyên rau màu và lúa - màu (tính trung bình năm 2008 sử dụng
khoảng 478 lao động/ha, năm 2009 sử dụng khoảng 334 lao động/ha và năm 2010 sử
dụng khoảng 332 lao động/ha).
Hình 3.3. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất chủ yếu từ 2008 - 2010
3.3. Hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng chủ yếu
3.3.1. Loại hình chuyên lúa
Phân hữu cơ lượng bón còn ít. Phân hóa học người dân còn lạm dụng khá nhiều
vào đạm, thời kỳ bón còn bất hợp lý. Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ đã có hiện
0
50
100
150
200
250
GTGT/LĐ năm 2008 GTGT/LĐ năm 2009 GTGT/LĐ năm 2010
Chuyên lúa Lúa - màu Chuyên rau màu
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
LĐ năm 2008 LĐ năm 2009 LĐ năm 2010
Chuyên lúa Lúa - màu Chuyên rau màu
Công LĐ Nghìn đồng
14
tượng lạm dụng trong thâm canh lúa hiện nay của người dân, mức độ càng tăng. Đất
chuyên lúa có mức độ chua, đến rất chua. Lượng các bon, đạm tổng số trung bình tới
cao, lân và kali tổng số trung bình. Lân, kali dễ tiêu trung bình tới nghèo, Mg trao ở
mức trung bình, Ca trao đổi nghèo, có hiện tượng rửa trôi kim loại kiềm, kiềm thổ, giá
trị độ bão hòa bazơ của đất thấp. Chưa có biểu hiện thoái hóa ở loại đất này. Kim loại
nặng đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp (Tiêu
chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
3.3.2. Loại hình lúa - màu
Phân hữu cơ, tập trung cho những cây trồng có giá trị hàng hóa cao. Thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc trừ cỏ và thuốc kích thích sinh trưởng người dân sử dụng hầu hết
cho các loại cây trồng trên loại hình sử dụng này. Đất lúa - màu có đặc tính chua
đến chua ít. Hàm lượng các bon hữu cơ (OC) và đạm tổng số ở mức trung bình.
Lân, kali tổng số ở mức trung bình, hàm lượng lân dễ tiêu cao, kali dễ tiêu ở mức
trung bình thấp, cation trao đổi ở mức trung bình. Độ bão hòa bazơ ở mức trung bình
đến cao, CEC ở mức trung bình. Kim loại nặng đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép
(Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
3.3.3. Loại hình chuyên rau màu
Lượng phân chuồng sử dụng cho nhóm cây trồng không nhiều. Phân vô cơ,
phân đạm và phân lân được sử dụng tương đối cao, phân kali được sử dụng rất ít.
Thuốc bảo vệ thực vật, người dân sử dụng cho nhóm cây rau màu ngày càng cao. Đất
chuyên rau màu có phản ứng chua ít, hàm lượng cacbon hữu cơ, đạm, lân, kali tổng
số ở mức trung bình. Dung tích hấp thu của đất ở mức trung bình. Lân, kali dễ tiêu từ
trung bình đến cao. Cation trong đất ở mức trung bình. Cation kiềm, kiềm thổ trong
dung tích hấp thu từ trung bình đến cao. Chỉ tiêu kim loại nặng đều chưa vượt
ngưỡng đối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam
năm 2002 (Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, 2002).
Từ kết quả đánh giá và nhận định trên, trong quá trình đề xuất sử dụng bền vững
đối với các loại hình sử dụng đất chúng tôi coi đây là yếu tố tham chiếu cho việc
quyết định lựa chọn việc bố trí hệ thống cây trồng trên các loại hình sử dụng đất. Kết
quả đánh giá hiện trạng môi trường đất không sử dụng để làm yếu tố đầu vào cho việc
chạy mô hình toán học (GAMS) khi xem xét đề xuất sử dụng đất đến năm 2020.
3.4. Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất
3.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất của huyện Tứ Kỳ cho
thấy: Đất phù sa glây chua, với diện tích 698,57 ha. Đất phù sa có tầng biến đổi glây
nông, với diện tích 1.406,90 ha. Đất phù sa có tầng biến đổi, chua, với diện tích
1.290,25 ha. Đất phù sa chua có tầng loang lổ nông, với diện tích 473,03 ha. Đất phù
sa chua có tầng loang lổ sâu chiếm diện tích khá lớn, khoảng 1.176,37 ha. Đất phù sa
15
có tầng phèn tiềm tàng, mặn nhiều, với diện tích là 247,48 ha. Đất phù sa có tầng
phèn tiềm tàng, nhiễm mặn, với diện tích 541,53 ha. Đất phù sa nhiễm mặn ít, glây,
với diện tích 138,62 ha. Đất phù sa nhiễm mặn ít cơ giới trung bình, với diện tích
537,03 ha. Đất glây chua có đặc tính phù sa, với diện tích 361,68 ha.
Từ kết quả điều tra về đặc điểm, tính chất đất cụ thể ở Tứ Kỳ kết hợp với việc
xem xét về yêu cầu của các cây trồng và các loại hình sử dụng đất chính, chọn 6 chỉ
tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: loại đất, thành phần cơ
giới, độ sâu xuất hiện tầng glây, chế độ tiêu nước, địa hình tương đối, độ phì nhiêu
của đất. Sử dụng công nghệ GIS chồng xếp các bản đồ đơn tính đã xây dựng được
bản đồ đất đai của toàn huyện. Kết quả tổng hợp, toàn huyện xác định có 46 đơn vị
đất đai (tương ứng với 397 khoanh đất) thể hiện trên bản đồ 1/25.000 của huyện Tứ
Kỳ (xem bảng 3.29, 3.30 và phụ lục từ 1 đến 12 trong luận án).
3.4.2. Đánh giá thích hợp đất đai
Trên cơ sở điều tra, đánh giá thực trạng, chọn 17 loại cây trồng và 3 loại hình sử
dụng đất chủ yếu dùng cho đánh giá đất đai, bao gồm: Nhóm cây lương thực: Lúa (Lnc),
ngô (Ng); nhóm cây rau màu: Cải bắp (Cb), súp lơ (Sl), su hào (Sh), bí xanh (Bx), cà rốt
(Cr), dưa chuột (Dc), cà chua (Cu), khoai tây (Kt), hành tỏi (Ht), dưa hấu (Dh), dưa lê
(Dl) và khoai lang (Kl); nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Đậu tương (Đu), lạc (Lc) và
ớt (Dđ); các loại hình sử dụng đất chính: Chuyên lúa (LUT1), lúa - màu (LUT2) và
chuyên rau màu (LUT3).
Đánh giá khả năng thích hợp của các loại cây trồng và các loại hình sử dụng
đất chính, kết quả cho thấy, hầu hết các cây trồng và loại hình sử dụng đất chính đều
thích hợp với điều kiện đất đai của huyện ở các mức độ khác nhau, loại hình chuyên
lúa diện tích thích hợp ở mức S1 là 6.246,12 ha, ở mức S2 là 1.646,59 ha, ở mức S3
là 605,08 ha. Loại hình lúa - màu ở mức S1 là 4.423,49 ha, ở mức S2 là 3.224,65 ha,
ở mức S3 là 606,25 ha, ở mức không thích hợp là 243,40 ha. Loại hình chuyên rau
màu thích hợp ở mức S1 là 2.852,12 ha, ở mức S2 là 2.742,91 ha, ở mức S3 là
1.564,61 ha, ở mức không thích hợp là 1.338,15 ha (xem bảng 3.31, 3.32 và các phụ
lục từ 13 đến 16 và từ 17 đến 48 trong luận án).
3.5. Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử dụng
bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu phục vụ quy hoạch
sử dụng đất
3.5.1. Xác định các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của
địa phương, xác định các mục tiêu đề ra và các hạn chế cho huyện Tứ Kỳ là:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả kinh tế và bền vững thực hiện sản
16
xuất nông nghiệp theo hướng một hecta đất canh tác cho sản phẩm được nhiều nhất,
nuôi sống được nhiều người nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và bền vững
về môi trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phát triển hàng hoá mũi nhọn gắn với chế biến và xuất khẩu. Chuyển
dịch cơ cấu nông thôn thoát khỏi tình trạng thuần nông chuyển sang hướng phát triển
công nghiệp nông thôn, ngành nghề và dịch vụ. Tập trung đầu tư phát triển mạnh các
loại cây trồng tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Tối ưu về sản lượng lương thực, thu nhập và việc làm. Dành phần lớn diện tích
để trồng lúa hàng hóa nhằm đảm bảo đủ nhu cầu lượng thực cho sinh hoạt của người
dân trên địa bàn huyện. Tăng vụ, ưu tiên cho việc phát triển các cây hàng hóa đang là
thế mạnh của vùng như: dưa chuột, dưa hấu, dưa lê, cà chua, ớt, các loại cây rau. Bố
trí cân đối quỹ đất, một mặt phải có được một diện tích đủ lớn cho mỗi một loại hình
để có thể hình thành được vùng chuyên canh lớn, mặt khác phải phù hợp với định
hướng phát triển của huyện. Đảm bảo một phần diện tích để phát triển một số cây
trồng vừa làm hàng hóa vừa giải quyết nhu cầu tại chỗ của người dân.
- Cặp các yếu tố hạn chế có thể quyết định đến việc đạt được các mục tiêu đề
ra của huyện Tứ Kỳ gồm: Đất đai (loại đất, diện tích, khả năng thích hợp của cây trồng,
loại hình sử dụng đất đối với đất đai); Đất đai và lao động tại địa phương; Đất đai và
vốn đầu tư cho sản xuất; Đất đai, lao động và vốn đầu tư cho sản xuất.
3.5.2. Xác định các yếu tố đầu vào của bài toán
Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đánh
giá khả năng thích hợp đất đai của các cây trồng và loại hình sử dụng đất, kết quả đánh
giá hiệu quả kinh tế, xã hội kết hợp với mục tiêu định hướng phát triển của huyện đến
năm 2020 như đã phân tích chi tiết trong từng phần của luận án, xác định các yếu tố đầu
vào của bài toán gồm:
- Các yếu tố về đất đai và tiềm năng đất đai, gồm: đơn vị đất đai của toàn huyện,
khả năng thích hợp đất đai của từng cây trồng và loại hình sử dụng đất của huyện. Các
yếu tố này đã được phân tích, đánh giá chi tiết tại mục 3.4 của luận án và được trình
bày, tổ chức dưới dạng bảng yếu tố đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để
liên kết với phần mềm GAMS phục vụ cho chạy bài toán tối ưu.
- Các yếu tố về hiệu quả kinh tế, xã hội, sử dụng kết quả điều tra, đánh giá của
năm 2010 là năm có lợi thế lớn nhất của huyện trong 3 năm gần nhất làm yếu tố đầu vào
của bài toán, các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội được đưa vào bài
toán gồm: chi phí vật chất cho các cây trồng (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật);
giá của các sản phẩm trồng trọt (bao gồm giống và sản phẩm sản xuất ra); sản lượng
thực tế đạt được và khả năng đạt được theo khuyến cáo; mức sử dụng công lao động
17
hiện có; lao động trong độ tuổi, trình độ lao động; loại cây trồng; khả năng tiêu thụ
trên thị trường của các sản phẩm. Các yếu tố này đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả
kinh tế, xã hội tại mục 3.2 của luận án và được trình bày, tổ chức dưới dạng bảng yếu tố
đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để liên kết với phần mềm GAMS phục vụ
cho chạy bài toán.
- Các yếu tố liên quan đến định hướng phát triển của huyện, gồm: định hướng
nhu cầu lượng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của toàn huyện; yêu cầu về an
ninh lương thực đến năm 2020. Các yếu tố này được trình bày dưới dạng bảng yếu tố
đầu vào trên nền của Microsoft Office Excel để liên kết với phần mềm GAMS phục
vụ cho chạy bài toán tối ưu.
3.5.3. Kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu
Chạy bài toán trên phạm vi toàn huyện để thấy được bức tranh toàn cảnh về các
mục tiêu đặt ra và được khống chế bằng các yếu tố hạn chế hiện tại của huyện (tức là
chạy bài toán với các kịch bản và điều kiện ràng buộc như đất đai, mức vốn đầu tư, lao
động và khả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttla_qldd_dao_duc_man_6601_2005234.pdf