Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê

3.1.4 Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay

a- Về hình thức cho vay

(1) Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là hình thức cho vay chính tại

NHNo & PTNT Đăk Nông, với tỷ trọng 100% số món vay; (2) NHNo & PTNT

Đăk Nông không triển khai áp dụng cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua hình

thức cho vay qua Tổ vay vốn; (3) NHNo & PTNT Đăk Nông cũng không triển

khai nội dung cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp. Những việc

trên làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây ra hiện tượng quá tải đối với

nhân lực hoạt động trong cho vay nông nghiệp, nông thôn.

b- Mở rộng mạng lưới

Một số đơn vị ngân hàng được thành lập mới, mở rộng mạng lưới tính theo

đơn vị hành chính cấp huyện (1) Năm 2007: 1,6 đợn vị giao dịch/huyện và (2)

Năm 2011: 1,9 đơn vị giao dịch/huyện

pdf27 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả, hiệu quả Ngân hàng Hộ sản xuất cà phê Nhu cầu vốn vay Toàn vùng Từng hộ Huy động vốn Tự huy động Đi vay Chính sách cho vay Đối tượng Điều kiện Tài sản đảm bảo Mức cho vay Lãi suất Thời hạn Phương thức cho vay Tiếp cận và giải ngân Mạng lưới Hình thức cho vay Quản lý nợ, thu hồi vốn vay, xử lý rủi ro Quản lý nợ Thu hồi vốn vay Xử lý rủi ro Nội dung nghiên cứu Nhu cầu vốn vay Quản lý nợ, thu hồi vốn vay, xử lý rủi ro Đánh giá kết quả, hiệu quả Tiếp cận và giải ngân Chính sách cho vay Huy động vốn để cho vay Nhân tố ảnh hưởng Cung cấp dịch vụ công Khuyến nông Thủy lợi Bảo vệ thực vật An ninh đồng ruộng Từ ngân hàng Năng lực cán bộ Chính sách cho vay Tổ chức mạng lưới Năng lực về kế hoạch Từ hộ sản xuất cà phê Năng lực chủ hộ Tài sản thế chấp Tham gia liên kết Từ chính sách Điều hành lãi suất Phát triển cà phê Hỗ trợ nông thôn, nông dân Ngân hàng Đánh giá nhu cầu Huy động vốn Nâng cao trình độ Chính sách cho vay Tổ chức mạng lưới Hình thức cho vay Trình độ kế hoạch Hộ sản xuất cà phê Nâng cao năng lực Tài sản thế chấp Tham gia liên kết Dịch vụ công Khuyến nông Thủy lợi nhỏ Bảo vệ thực vật An ninh đồng ruộng Chính sách Điều hành lãi suất Phát triển cà phê Hỗ trợ nông thôn, nông dân HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 7 2.4 Thu thập thông tin 2.4.1 Thông tin thứ cấp Thu thập phân tích, khái quát tổng quan về vai trò, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng phần lớn dữ liệu từ chương trình Giao dịch khách hàng trên hệ thống IPCAS của NHNo & PTNT Đăk Nông. 2.4.2 Thông tin sơ cấp a- Điểm nghiên cứu: Điểm nghiên cứu của luận án chính là toàn bộ địa bàn tỉnh Đăk Nông. Gồm 8 huyện, thị xã; 64/71 xã, phường. b- Đối tượng và dung lượng mẫu nghiên cứu Luận án thu thập thông tin từ 427 hộ sản xuất cà phê; 64 cán bộ lãnh đạo xã, phường; 2 cán bộ lãnh đạo tổ chức đoàn thể và 77 cán bộ ngân hàng. Thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn 4 đối tượng trên để làm rõ về thực trạng giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê. 2.5 Phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp hàm tài chính FV. 2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân tích Hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm 6 nhóm: (1) Tình hình huy động vốn (2) Tình hình cho vay; (3) Tình hình tiếp cận và giải ngân; (4) Tình hình quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro (5) Kết quả, hiệu quả của ngân hàng và (6) Kết quả, hiệu quả của hộ sản xuất cà phê. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 3.1 Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tín dụng 3.1.1 Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê Luận án xác định nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông là: Có 80,5% hộ có nhu cầu vay vốn ngân hàng và nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ là 58,5%. 8 3.1.2 Tình hình thực hiện giải pháp huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông Với các giải pháp huy động vốn tích cực, tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Đăk Nông trong giai đoạn 2008-2011 tăng trưởng rất cao (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn Chỉ tiêu Số dư cuối năm (triệu đồng) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ 1. Huy động tiền gửi 526.640 653.444 1.037.139 1.392.368 24,1 58,7 34,3 54,8 2. Vốn đi vay 948.085 1.481.222 1.862.081 1.650.942 56,2 25,7 -11,3 24,7 Tổng cộng 1.474.725 2.134.666 2.899.220 3.043.310 44,8 35,8 5,0 35,5 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, thì vốn huy động lãi suất cao có tỷ trọng lớn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn. 3.1.3 Tình hình thực hiện giải pháp tín dụng thông qua triển khai chính sách cho vay 1- Mục tiêu chính sách cho vay Mục tiêu chính sách cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông có xu hướng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng cho hộ sản xuất cà phê (Bảng 3.4). Bảng 3.4 Tình hình thực hiện mục tiêu chính sách cho vay Chỉ tiêu Số dư cuối năm (tỷ đồng) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ - Tổng dư nợ cho vay 1.340 1.972 2.461 3.003 47,2 24,8 22,0 41,4 - Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê 256 388 292 555 51,6 -24,7 90,1 38,9 Tỷ trọng (%) 19,1 19,7 11,9 18,5 0,57 -7,8 6,6 -0,2 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông 2- Nội dung chính sách cho vay a- Đối tượng cho vay Đối tượng vay vốn của hộ sản xuất cà phê vay vốn tại NHNo & PTNT Đăk Nông được thẩm định chặt chẽ, cho vay tập trung vào hoạt động sản xuất cà phê và linh hoạt cho vay các đối tượng nghề phụ phù hợp với quy định cho vay. b- Điều kiện cho vay * Vốn tự có: Kết quả điều tra phân tổ hộ sản xuất cà phê theo quy mô diện tích, tình hình vốn tự có của 2 nhóm hộ sản xuất cà phê: Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê có 3 ha trở lên lớn hơn hộ sản xuất cà phê dưới 3 ha (Bảng 3.6). 9 Bảng 3.6 Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê Chỉ tiêu ĐVT Toàn bộ hộ điều tra Quy mô diện tích Dưới 3 ha 3 ha trở lên Số lượng hộ sản xuất cà phê hộ 242 224 18 1. Tổng nhu cầu vay vốn tr.đ 46.524 40.781 5.743 2. Vốn tự có tr.đ 28.789 25.135 3.654 - Tỷ lệ vốn tự có tham gia % 61,9 61,6 63,6 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra * Khả năng hoàn trả nợ vay: Kết quả điều tra cho thấy 100% hộ sản xuất cà phê đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng, cả gốc và lãi, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân của phương án vay vốn là 15,5%. c- Bảo đảm nợ vay NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện biện pháp đảm bảo nợ vay nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên, việc chưa phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để đẩy mạnh hình thức bảo đảm nợ vay bằng tín chấp, làm hạn chế mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất cà phê. d- Mức cho vay NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện mức cho vay đối với hộ sản xuất cà phê theo đúng quy định cho vay. e- Lãi suất cho vay Trong giai đoạn 2008-2011, nền kinh tế nước ta có những diễn biến phức tạp, do phải thực hiện các chính sách vĩ mô với các giải pháp chống khủng hoảng kinh tế. Các NHTM ở Đăk Nông thực hiện điều chỉnh liên tục lãi suất để vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. (%) (Thời gian) Nguồn: Tổng hợp từ NHNN, các NHTM, NHNo & PTNT Đăk Nông Biểu đồ 3.3 Diễn biến lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê tại tỉnh Đăk Nông 10 Việc áp dụng mức lãi suất cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008 - 2011, thể hiện việc chấp hành tốt các quy định về chính sách lãi suất: (1) Năm 2008, áp dụng lãi suất thị trường không phân biệt đối tượng cho vay nông nghiệp, nông thôn. Mức áp dụng phổ biến từ 15% đến 19%/năm; (2) Năm 2009, áp dụng lãi suất thấp theo chính sách kích cầu. Mức áp dụng phổ biến là 10,5%/năm theo quy định của chính phủ; (3) Tháng 5-2010, NHNo & PTNT Việt Nam quy định lãi suất cho vay áp dụng phổ biến là 13%/năm; (4) Năm 2011, mức lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê hạ thấp từ 20% xuống còn 15%/năm (Biểu đồ 3.3). f- Thời hạn cho vay * Kỳ hạn trả nợ gốc: Hầu hết các món cho vay chăm sóc cà phê có thời hạn cho vay 12 tháng các khoản vay để trồng mới cà phê, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng sân phơi, nhà kho, áp dụng thời hạn cho vay tối đa 3 năm. * Kỳ hạn trả nợ lãi: Dữ liệu trên hệ thống giao dịch IPCAS của NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy kết quả 100% các món cho vay hộ sản xuất cà phê có kỳ hạn trả lãi 6 tháng một lần. Việc phân kỳ thu lãi 6 tháng 1 lần như trên làm tăng lãi suất cho vay thực tế so với lãi suất cho vay đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. g- Quy trình cho vay Quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông trên thực tiễn phù hợp với quy định cho vay và theo trình tự hợp lý. Tuy nhiên, cần phải đơn giản quy trình, hồ sơ thủ tục đối với hộ sản xuất cà phê vay lần thứ hai trở đi. h- Phương thức cho vay NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng phương thức cho vay từng lần đối tượng chăm sóc cà phê, mua sắm thiết bị và nông cụ, xây dựng nhà kho, sân phơi; áp dụng phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo dự án đầu tư đối tượng trồng mới cà phê. Nguồn: Dữ liệu IPCAS Biểu đồ 3.4 Diễn biến doanh số cho vay, thu nợ hộ sản xuất cà phê (tr.đ) (tr.đ) (tháng) (tháng) Doanh số cho vay Doanh số thu nợ 11 Hiện tượng “cho vay lại món mới ngay sau khi thu nợ món vay cũ” dẫn đến doanh số cho vay và doanh số thu nợ của NHNo & PTNT Đăk Nông gần như phát sinh ngay trong một thời điểm, chủ yếu là trong tháng 3-4 hàng năm (Biểu đồ 3.4). Nguồn: Dữ liệu IPCAS Biểu đồ 3.5 Diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê Kết quả tổng hợp dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy diễn biến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê có hiện tượng dư nợ liên tục (Biểu đồ 3.5), giống như sơ đồ cho vay theo phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (xem Sơ đồ 1.4). 3.1.4 Tình hình triển khai tiếp cận cho vay và giải ngân vốn vay a- Về hình thức cho vay (1) Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là hình thức cho vay chính tại NHNo & PTNT Đăk Nông, với tỷ trọng 100% số món vay; (2) NHNo & PTNT Đăk Nông không triển khai áp dụng cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua hình thức cho vay qua Tổ vay vốn; (3) NHNo & PTNT Đăk Nông cũng không triển khai nội dung cho vay hộ sản xuất cà phê thông qua doanh nghiệp. Những việc trên làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây ra hiện tượng quá tải đối với nhân lực hoạt động trong cho vay nông nghiệp, nông thôn. b- Mở rộng mạng lưới Một số đơn vị ngân hàng được thành lập mới, mở rộng mạng lưới tính theo đơn vị hành chính cấp huyện (1) Năm 2007: 1,6 đợn vị giao dịch/huyện và (2) Năm 2011: 1,9 đơn vị giao dịch/huyện. 3.1.5 Quản lý nợ, thu hồi vốn vay và xử lý rủi ro Tình hình kiểm tra, giám sát nợ vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông đạt 18,4%, không đảm bảo so với yêu cầu là phải tiến hành kiểm tra, giám sát sau khi cho vay 100%. Nợ quá hạn của cho vay hộ sản xuất cà phê tăng mạnh qua các năm với tốc độ 241,0% bình quân mỗi năm; tỷ lệ nợ xấu tăng, giảm không ổn định (Bảng 3.12) cho thấy chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông trong giai đoạn 2008 - 2011 chỉ đạt mức độ trung bình. (tr.đ) (thời gian) 12 Bảng 3.12 Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất cà phê Chỉ tiêu Dư nợ quá hạn cuối năm (tr.đ) So sánh tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 08/09 10/09 11/10 BQ - Nợ quá hạn 27.039 58.300 60.129 222.517 115,6 3,1 270,1 241,0 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8,6 15,0 20,6 40,1 6,4 5,6 19,5 13,3 - Nợ cần chú ý 16.071 48.497 50.696 216.280 201,8 4,5 326,6 415,3 - Nợ xấu 10.968 9.803 9.433 6.238 -10,6 -3,8 -33,9 -14,4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,5 2,5 3,2 1,1 -1,0 0,7 -2,1 -0,8 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông 3.2 Kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng 3.2.1 Kết quả và hiệu quả đối với Ngân hàng a- Kết quả đối với ngân hàng * Dư nợ cho vay tính theo hộ sản xuất cà phê Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ cho thấy: Năm 2011 so với năm 2008, tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng bình quân mỗi năm là 38,9%, trong khi đó, tổng số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn chỉ tăng lên bình quân mỗi năm là 9,0% (Bảng 3.14). Nguyên nhân của sự không cân xứng về tốc độ tăng dư nợ cho vay và số lượng hộ vay vốn là do NHNo & PTNT Đăk Nông chuyển hướng đầu tư tín dụng, tăng cho vay chăm sóc cà phê hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác lớn. Bảng 3.14 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo bình quân dư nợ hộ Chỉ tiêu ĐVT Số dư cuối năm (tr.đ) Tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ 1. Cho vay ngắn hạn tr.đ 225.901 297.688 187.030 438.411 31,8 -37,2 134,4 43,0 - Số hộ vay hộ 5.909 6.750 4.130 6.021 14,2 -38,8 45,8 7,1 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 38,2 44,1 45,3 72,8 15,4 2,7 60,8 26,3 2. Cho vay trung hạn tr.đ 29.996 90.627 104.640 116.255 202,1 15,5 11,1 76,2 - Số hộ vay hộ 471 1.531 1.853 1.463 225,1 21,0 -21,0 75,0 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 63,7 59,2 56,5 79,5 -7,1 -4,6 40,7 9,7 Tổng dư nợ cho vay tr.đ 255.898 388.315 291.670 554.666 51,7 -24,9 90,2 38,9 - Số hộ vay hộ 6.380 8.281 5.983 7.484 29,8 -27,8 25,1 9,0 - Bình quân dư nợ/hộ tr.đ/hộ 101,9 103,3 101,8 152,3 1,4 -1,5 49,6 16,5 Nguồn: Báo cáo NHNo & PTNT Đăk Nông * Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê vùng sinh thái tương đối phù hợp là 3,7 lần; trong khi đó ở vùng sinh thái phù hợp chỉ là 1,8 13 lần (Bảng 3.15). Vấn đề này cho thấy, công tác quản lý kế hoạch kinh doanh còn chưa chặt chẽ, tự phát. Bảng 3.15 Kết quả cho vay hộ sản xuất cà phê theo vùng sinh thái Vùng, huyện, thị xã Dư nợ cuối năm (tr.đ) So sánh tốc độ tăng, giảm (%) 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 BQ 1. Vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê 202.366 304.846 211.130 355.533 50,6 -30,7 68,4 25,2 2. Vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê 53.532 83.469 80.540 199.133 55,9 -3,5 147,2 90,7 Toàn tỉnh 255.898 388.315 291.670 554.666 51,7 -24,9 90,2 38,9 Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông b- Hiệu quả đối với ngân hàng Để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng dùng để cho vay hộ sản xuất cà phê, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa hai kết quả: (1) Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng dư nợ và (2) Tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê với tổng thu lãi của ngân hàng. Kết quả cho thấy: Cho vay hộ sản xuất cà phê tuy có hiệu quả tài chính, nhưng không bằng cho vay các đối tượng khác. 3.2.2 Kết quả và hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê a- Kết quả vay vốn ngân hàng Bảng 3.17 Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng Huyện, thị xã Diện tích cà phê của hộ sản xuất cà phê (ha) Diện tích cà phê của hộ có vay vốn Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Huyện Đăk Min 18.150 4.777 26,3 - Huyện Đăk Song 17.262 4.325 25,1 - Huyện Đăk RLâp 17.807 4.229 23,7 - Thị xã Gia Nghĩa 8.100 2.785 34,4 - Huyện Krông Nô 8.095 1.880 23,2 - Huyện Đăk GLong 6.545 679 10,4 - Huyện Chư Jut 3.467 111 3,2 - Huyện Tuy Đức 8.870 250 2,8 Toàn tỉnh 88.296 19.036 21,6 Nguồn: Cục Thống kê Đăk Nông, NHNo & PTNT Đăk Nông Bảng 3.17 cho thấy: Diện tích cà phê có vay vốn cho thấy: Độ “phủ” vốn tín dụng chỉ đạt mức 21,6% diện tích canh tác của hộ sản xuất cà phê toàn tỉnh Đăk Nông. 14 b- Hiệu quả vay vốn ngân hàng * Hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy mô diện tích canh tác Bảng 3.19 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy mô diện tích cà phê Chỉ tiêu ĐVT Toàn bộ hộ điều tra Quy mô diện tích Dưới 3 ha 3 ha trở lên - Số lượng hộ sản xuất cà phê hộ 242 224 18 - Tổng diện tích ha 530 456 74 - Diện tích bình quân ha/hộ 3,1 2,04 4,1 1. Tổng thu nhập tr.đ 58.282 50.180 8.102 2. Tổng chi phí tr.đ 49.294 42.686 6.608 3. Lợi nhuận tr.đ 8.988 7.494,5 1.493,5 4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 15,4 14,9 18,4 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Bảng 3.19 cho thấy: Nhóm hộ sản xuất cà phê có diện tích từ 3 ha trở lên, có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 18,4% lớn hơn tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của hộ sản xuất cà phê có diện tích nhỏ hơn 3 ha. * Hiệu quả sử dụng vốn vay theo đa dạng hóa thu nhập Bảng 3.20 Hiệu quả sử dụng vốn vay theo đa dạng hóa thu nhập Chỉ tiêu ĐVT Toàn bộ hộ điều tra Phân theo đa dạng thu nhập Hộ sản xuất cà phê thuần Hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ 1. Tổng thu nhập tr.đ 58.282 44.907 13.375 2. Tổng chi phí tr.đ 49.293 38.413 10.880 3. Lợi nhuận tr.đ 8.988 6.494 2.494 4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 15,4 14,5 18,7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Bảng 3.20 cho thấy: Nhóm hộ sản xuất cà phê kiêm nghề phụ có tỷ suất lợi nhuận/doanh thu bình quân cao hơn nhóm hộ sản xuất cà phê thuần. 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 3.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố từ phía ngân hàng So với yêu cầu chung hoạt động kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thì cán bộ NHNo & PTNT Đăk Nông đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Đăk Nông còn quan tâm, thực hiện công tác giáo dục về phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp khách hàng của cán bộ ngân hàng, cán bộ tín dụng. 15 Về thực hiện chính sách cho vay: (1) Lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê quy định mức thấp nên NHNo & PTNT Đăk Nông chuyển hướng đầu tư tín dụng sang các đối tượng khác; (2) Phương thức cho vay từng lần áp dụng 100% món vay gây ra hiện tượng quá tải trong hoạt động cho vay. Việc mở rộng tổ chức mạng lưới của NHNo & PTNT Đăk Nông đạt được mục đích mở rộng hoạt động tín dụng, thực hiện nhiệm vụ chính trị với địa phương ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng cho vay là hộ sản xuất cà phê, không được chú trọng trong kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT Đăk Nông, do đó, có hiện tượng tăng trưởng mạnh số dư nợ cho vay ở vùng sinh thái chỉ tương đối phù hợp phát triển cà phê. 3.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố từ hộ sản xuất cà phê (1) Hầu hết vốn tín dụng có chất lượng thấp có nguyên nhân do hộ sản xuất cà phê sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn cho sản xuất nhưng sử dụng tiêu dùng đời sống; (2) Về tiếp cận thông tin thị trường, để bán sản phẩm cà phê giá tốt nhất: Có đến 47,8% hộ sản xuất cà phê thường bán cà phê vào thời điểm giá cà phê thấp nhất trên thị trường; (3) Về khả năng thế chấp tài sản: Có 67,6% đất sản xuất cà phê có sổ đỏ, khả năng thế chấp của hộ sản xuất cà phê thấp. (4) Về khả năng tham gia liên kết: Chỉ có 6,5% hộ sản xuất cà phê đồng ý vay vốn thông qua tổ vay vốn, 9,2% hộ sản xuất cà phê đồng ý vay vốn thông qua doanh nghiệp. 3.3.3 Ảnh hưởng của cung cấp dịch vụ công - Công tác khuyến nông của Đăk Nông trong thời gian qua còn hạn chế. Chưa tính đến chất lượng công tác khuyến nông, chỉ riêng số lượng tổ chức tập huấn, hội thảo được đánh giá là chưa đảm bảo chất lượng cao. - Tình hình thủy lợi phục vụ nước tưới cho cây cà phê của Đăk Nông chưa đầy đủ, diện tích cà phê có đủ nước tưới bằng hồ tự nhiên và thủy lợi tương đối thấp. - Tình hình bảo vệ thực vật cho cây cà phê cho thấy những năm gần đây người dân tự xử lý là chính. 16 - Tình hình an ninh đồng ruộng: Phần lớn hộ sản xuất cà phê phải tự tổ chức bảo vệ thành quả lao động của mình. 3.3.4 Ảnh hưởng của chính sách nhà nước a- Chính sách về điều hành lãi suất Biểu đồ 3.6 cho thấy: Năm 2009, khi lãi suất cho vay giảm, dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng; nhưng năm 2010, khi lãi suất cho vay tăng, dư nợ hộ sản xuất cà phê vẫn tăng rất mạnh. Như vậy, lãi suất cho vay không phải là nhân tố duy nhất tác động đến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê. Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông Biểu đồ 3.6 Diễn biến lãi suất và dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê b- Chính sách về phát triển cà phê Chính sách về cà phê của Đăk Nông là không tăng diện tích canh tác cà phê, nhưng tăng sản lượng cà phê. Do đó, NHNo & PTNT Đăk Nông tập trung cho vay chăm sóc cà phê, cho vay mua sắm máy móc thiết bị, cho vay xây dựng cơ bản. Riêng cho vay trồng mới, ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay để cải tạo, tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp. c- Chính sách hỗ trợ đối với nông thôn và nông dân 1- Trong tình hình cầu vốn tín dụng rất cao, cung vốn tín dụng hạn chế, dẫn đến xuất hiện hiện tượng ngân hàng lựa chọn và ưu tiên giải quyết cho vay hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác cà phê lớn, đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. (tỷ đồng) (%/năm) (thời gian) 17 2- Chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp cho hộ sản xuất cà phê được hưởng mức lãi suất vay vốn rất thấp trong năm 2009: Lãi suất cho vay 10,5 % năm (lãi suất ưu đãi), cùng với hỗ trợ lãi suất 4%, người nông dân sản xuất cà phê chỉ phải chịu mức lãi suất 6,5% năm 3- Năm 2010, nhà nước ban hành chính sách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê, với mục đích không để giá cà phê giảm thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất cà phê. Nghiên cứu diễn biến tình hình giá cà phê trên thiị trường, có thể khẳng định của chính sách mua tạm trữ cà phê, ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường cà phê Đăk Nông, làm cho giá cà phê tăng cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê năm 2010 tăng mạnh (Biểu đồ 3.7) Nguồn: Sở Công Thương Đăk Nông Biểu đồ 3.7 Diễn biến giá cà phê thị trường Đăk Nông CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 4.1 Mục tiêu giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Những mục tiêu đặt ra đối với giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê phải gắn với mục tiêu chung theo định hướng phát triển lâu dài của ngành và năng lực thực hiện, cũng như gắn với tình hình thực tiễn tại địa bàn Đăk Nông. (1.000đ/kg) (thời gian) 18 Bảng 4.1 Mục tiêu chủ yếu về giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 (%) Năm 2020 (%) 1. Nguồn vốn huy động tỷ đồng 1.996 6.786 Tỷ trọng vốn huy động lãi suất thấp so với tổng nguồn vốn huy động % 35,5 55,0 2. Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tỷ đồng 1.050 2.113 - Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê so với tổng dư nợ cho vay % 20,0 20,0 - Tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn % 30,0 45,0 3. Số lượng hộ sản xuất cà phê vay vốn hộ 21.009 42.257 Tỷ trọng số lượng hộ sản xuất cà phê được vay vốn so với tổng số hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn % 28,6 41,1 Nguồn: Tác giả luận án 4.2 Hoàn thiện giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê 4.2.1 Hoàn thiện các chính sách nhà nước a- Chính sách điều hành lãi suất Cần quy định rõ nguyên tắc lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn thấp hơn lãi suất cho vay khu vực khác, ngành khác. b- Chính sách phát triển cà phê Chính sách phát triển cà phê cần quan tâm một số nội dung sau đây: (1) Nhà nước cần có giải pháp đẩy mạnh triển khai phát triển sản xuất cà phê bền vững, phát triển theo mô hình sản xuất lớn (Sơ đồ 4.1); (2) Hỗ trợ lãi suất đối với các hoạt động sản xuất lai tạo, ứng dụng phát triển giống mới cà phê phù hợp với Đăk Nông; (3) Khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến cà phê theo công nghệ hiện đại. c- Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân cần tập trung một số nội dung sau đây: (1) Đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (2) Đẩy mạnh triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp; (3) Cần tiếp tục có chính sách mua tạm trữ cà phê; (4) Triển khai chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; (5) Ổn định thị trường vật tư đầu vào cho sản xuất cà phê; (6) Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hộ sản xuất cà phê trongquá trình quy hoạch lại diện tích canh tác và (7) Đẩy mạnh hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 19 Quan hệ mua bán vật tư, nông sản ngành cà phê Quan hệ tín dụng và thanh toán thông qua ngân hàng Cung ứng vật tư (hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp) Sản xuất cà phê (hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp) Chế biến cà phê (hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp) Kinh doanh cà phê (hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp) 1 2 1 1 2 1 2 2 2 Nguồn: Tác giả luận án Sơ đồ 4.1 NHNo & PTNT trong mô hình sản xuất lớn cà phê 4.2.2 Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công Cần cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ cho phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng: (1) Hoàn thiện công tác khuyến nông; (2) Phát triển thủy lợi nhỏ; (3) Đẩy mạnh công tác bảo vệ thực vật; (4) Tăng cường công tác an ninh đồng ruộng. 4.2.3 Giải pháp đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông a- Hoàn thiện đánh giá nhu cầu vay vốn Nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Đăk Nông cần được nghiên cứu, thực hiện bổ sung, cập nhật thường xuyên theo tình hình biến động của thị trường. b- Tăng cường huy động vốn Bảng 4.2 Giải pháp về huy động vốn lãi suất thấp Nội dung Giải pháp Đến năm 2015 Đến năm 2020 1. Nâng cao thanh toán hoạt động cơ sở nền tảng công nghệ cao 2. Kết nối thanh toán giữa Ngân hàng với các cá nhân, tổ chức 3. Triển khai mở rộng thanh toán bằng thẻ ATM - Thanh toán qua mạng, đạt tối thiểu 20% trong tổng doanh số thanh toán - Phấn đấu đạt tỷ trọng 30% thị phần - Lắp đặt tổi thiểu 300 POS tại các doanh nghiệp - Thanh toán qua mạng, đạt tối thiểu 40% trong tổng doanh số thanh toán - Phấn đấu đạt tỷ trọng 70% thị phần - Lắp đặt tối thiểu 600 POS tại các doanh nghiệp Nguồn: Tác giả luận án 20 c- Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ ngân hàng Vấn đề nâng cao trình độ năng lực cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_ttla_nguyen_ngoc_tuan_007_2005304.pdf
Tài liệu liên quan