Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Vinh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Vinh nằm phía Nam tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý từ 18033'- 18041' vĩ độ
Bắc, 105049'- 105057' kinh độ Đông. Có diện tích tự nhiên là 105,01km2 bao gồm 16
phường và 9 xã (UBND thành phố Vinh, 2012). Thành phố Vinh nằm ở vị trí trung độ của
vùng Bắc Trung bộ cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam, cách thành phố Huế 367 km
và thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Bắc. Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20
km về phía Tây, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên KTXH của hai miền Nam - Bắc.
Thành phố Vinh còn là đầu mối của các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện trong tỉnh, ngoại
tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan. Trên địa bàn thành phố có cảng Bến Thuỷ, sân bay
Vinh, gần các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 1995 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Vinh khá cao bình
quân đạt 10,3%, giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 14,1%, giai đoạn 2006 - 2010 bình
quân đạt 16,1%. Năm 2013 trong bối cảnh suy giảm kinh tế chung nhưng tốc độ tăng
trưởng vẫn đạt 7,6 %; năm 2010 đạt 18,1%. Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ
15,6 triệu đồng năm 2005 lên trên 40 triệu đồng năm 2013.
Tổng dân số là 312.971 người trong đó nam là 152.018 người, chiếm 48,57% và nữ
là 160.953 người, chiếm 51,43% tổng dân số với 74.780 hộ. Mật độ dân số trung bình
chung ở mức cao đạt 2.978 người/km2. Gấp 15 lần so với bình quân chung của toàn tỉnh
Nghệ An (Cục Thống kê Nghệ An, 2014).
3.1.3. Công tác quản lý sử dụng đất tại thành phố Vinh
Công tác quản lý đất đai tại thành phố Vinh luôn được các cấp chính quyền quan tâm
đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban hành đưa
công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Công tác đo đạc đã hoàn thành đáp ứng cơ bản cho
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuận lợi. Công tác quy hoạch sử dụng đất
thành phố và các xã, phường đang được triển khai. Công tác thống kê và kiểm kê đất đai
được thực hiện tốt. Cùng với giao và cho thuê đất, thành phố đã chủ động xử lý và ngăn
ngừa các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai; phối hợp với các ngành cấp tỉnh kiểm tra
thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích của các các doanh nghiệp.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá đất
chưa theo sát giá thị trường, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về giá đất.
6
- Tình hình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương: đến nay,
việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã được triển khai thực hiện ở hầu hết các tỉnh. Việc áp
dụng phần mềm ở các địa phương hiện nay không thống nhất, mỗi tỉnh sử dụng một phần
mềm khác nhau, thậm chí một số tỉnh còn có sự khác nhau trong sử dụng phần mềm giữa cấp
tỉnh với cấp huyện và giữa các huyện trong tỉnh. Các địa phương đã triển khai xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính, song vẫn chưa kết nối được giữa các cấp để khai thác sử dụng và cùng
cập nhật, chỉnh lý biến động.
1.3.2. Một số công trình nghiên cứu về hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý
đất đai ở trong nước
Trong thời gian qua trên địa bàn cả nước đã có các chương trình dự án nghiên cứu các
nội dung có liên quan đến việc hiện đại hóa hệ thống địa chính đó là: i) Nghiên cứu khả thi
hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam (Hợp tác Việt Nam và Tây Úc trong lĩnh vực quản lý
đất đai). ii) Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về đổi mới hệ thống Địa chính. iii)
Dự án hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai Việt Nam. iv) Các hợp tác thể chế
nhằm tăng cường quản lý đất đai. v) Nghiên cứu Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành thị trường bất động sản ở Việt Nam 2002-2005.
1.3.3. Định hướng phát triển hệ thống địa chính hiện đại trong quản lý đất đai ở Việt Nam
Mục tiêu chung là nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành QLĐĐ theo hướng hiện
đại nhằm tổ chức thực thi hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó cần
tập trung cho việc xây dựng hiện đại hóa hệ thống địa chính.
Hệ thống địa chính hiện đại được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhằm tiến
hành đồng bộ để liên kết các hoạt động địa chính từ lập bản đồ địa chính, lập sổ địa chính,
đăng ký ban đầu, đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới thiết lập hệ
thống thông tin đất đai. Hệ thống tạo khả năng tổ chức quản lý và cung cấp dịch vụ đồng bộ
trên quy mô quốc gia, vận hành thống nhất giữa các cấp quản lý, tạo thuận tiện cho người sử
dụng hệ thống về các mặt bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, định giá
đất, tính thuế đất, bồi thường về đất và các giao dịch bất động sản. Hệ thống được vận hành
bởi một đội ngũ cán bộ, công chức địa chính chuyên nghiệp, có trình độ, có đạo đức hoạt động
trong một cơ cấu tổ chức có phân công trách nhiệm rõ ràng, phân biệt giữa hoạt động hành
chính và dịch vụ công. Hệ thống hoạt động trong một hành lang pháp lý cụ thể, được điều
chỉnh bởi một hệ thống luật pháp đầy đủ, có hiệu lực thi hành, hướng tới người sử dụng.
1.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính là nội dung hết sức quan trọng. Trong
bối cảnh hiện nay, ngành nào lĩnh vực nào cũng đang tích cực áp dụng tiến bộ khoa học
công nghệ để hiện đại hệ thống quản lý, thực hiện tốt việc cải cách hành chính. Do vậy
chúng ta cần phải nghiên cứu để phát triển hiện đại hóa HTĐC nhằm tạo điều kiện để thực
hiện tốt công tác QLĐĐ làm cho đất đai sử dụng có hiệu quả nhất.
Khi nghiên cứu HTĐC cần phải nghiên cứu kỹ 4 vấn đề đó là hồ sơ địa chính bao
7
gồm bản đồ và các loại sổ sách kèm theo; ĐKĐĐ bao gồm quy trình thủ tục đăng ký, việc
cấp GCNQSDĐ; định giá đất và HTTT đất đai. Trong từng vấn đề cần phân tích so sánh
giữa thực trạng hiện nay của thành phố Vinh với yêu cầu của hệ thống địa chính hiện đại.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện kinh tế xã hội;
- Thực trạng quản lý đất đai của thành phố Vinh.
2.1.2. Đánh giá thực trạng hệ thống địa chính của thành phố Vinh
- Hồ sơ địa chính;
- Đăng ký đất đai;
- Định giá đất;
- Thông tin đất đai.
2.1.3. Xây dựng mô hình phát triển hệ thống địa chính hiện đại trong quản lý đất đai
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý để xây dựng hệ thống địa chính;
- Xây dựng mô hình phát triển hệ thống địa chính hiện đại tại phường Quang Trung,
thành phố Vinh;
- Đánh giá mô hình hệ thống địa chính hiện đại tại Phường Quang Trung, thành
phố Vinh.
2.1.4. Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực hệ thống địa chính để đáp ứng yêu
cầu quản lý đất đai hiện đại tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Định hướng phát triển hệ thống địa chính thành phố Vinh;
- Một số giải pháp phát triển hệ thống địa chính hiện đại trong quản lý đất đai thành
phố Vinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng Kinh tế, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài
nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Chi cục thống kê thành phố
Vinh; sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê và các sở tỉnh Nghệ An.
Thực trạng hệ thống quản lý đất đai và hệ thống địa chính của thành phố Vinh được
thu thập qua việc điều tra số liệu từ các phòng ban chức năng theo mẫu phiếu lập sẵn. Thu
thập ý kiến đánh giá từ phiếu điều tra cán bộ chuyên môn và từ người sử dụng hệ thống.
2.2.2. Phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin quản lý
Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) để thiết kế HTĐC hiện đại cho thành
phố Vinh. Sử dụng các kỹ thuật tiêu chuẩn để thiết kế và xây dựng các hệ thống thông tin.
2.2.3. Phương pháp thiết kế mô hình của hệ thống địa chính
- Thiết kế mô hình: xây dựng mô hình chức năng và phân tích luồng dữ liệu của hệ
8
thống địa chính bằng hệ thống thông tin quản lý; Thử nghiệm-đánh giá-điều chỉnh mô
hình: lấy các dữ liệu từ thực tế phường Quang Trung để thử nghiệm mô hình. Đánh giá kết
quả thử nghiệm sau khi chạy mô hình trên dữ liệu tại phường Quang Trung.
2.2.4. Phương pháp phân tích hệ thống
Phân tích làm rõ hệ thống địa chính hiện đại có những yếu tố gì, có những yêu cầu gì,
đồng thời đánh giá hệ thống địa chính thực tại của thành phố Vinh. So sánh từng yếu tố cụ thể
từ đó đưa ra các mô hình, quy trình để thực hiện.
2.2.5. Phương pháp chuẩn hóa bản đồ
- Sử dụng phần mềm chuyên dụng (Maptrans 3.0) để chuyển hóa bản đồ phường
Quang Trung từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000.
- Các đối tượng không gian của bản vẽ được kiểm tra xử lý lỗi đường nét bằng các phần
mềm MRFclean hoặc MRFFlag...
2.2.6. Phương pháp quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu
Hệ thống phần mềm TMV.LIS đưa vào quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký QSD
đất, viết GCNQSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính đất đai của phường.
2.2.7. Phương pháp định giá đất hàng loạt
Sử dụng phương pháp CAMA (Computer assisted mass appraisal) để xây dựng bản đồ
định giá đất hàng loạt.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của thành phố Vinh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Vinh nằm phía Nam tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý từ 18033'- 18041' vĩ độ
Bắc, 105049'- 105057' kinh độ Đông. Có diện tích tự nhiên là 105,01km2 bao gồm 16
phường và 9 xã (UBND thành phố Vinh, 2012). Thành phố Vinh nằm ở vị trí trung độ của
vùng Bắc Trung bộ cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam, cách thành phố Huế 367 km
và thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Bắc. Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20
km về phía Tây, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên KTXH của hai miền Nam - Bắc.
Thành phố Vinh còn là đầu mối của các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện trong tỉnh, ngoại
tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan. Trên địa bàn thành phố có cảng Bến Thuỷ, sân bay
Vinh, gần các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Giai đoạn 1995 - 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Vinh khá cao bình
quân đạt 10,3%, giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 14,1%, giai đoạn 2006 - 2010 bình
quân đạt 16,1%. Năm 2013 trong bối cảnh suy giảm kinh tế chung nhưng tốc độ tăng
trưởng vẫn đạt 7,6 %; năm 2010 đạt 18,1%. Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ
15,6 triệu đồng năm 2005 lên trên 40 triệu đồng năm 2013.
Tổng dân số là 312.971 người trong đó nam là 152.018 người, chiếm 48,57% và nữ
là 160.953 người, chiếm 51,43% tổng dân số với 74.780 hộ. Mật độ dân số trung bình
chung ở mức cao đạt 2.978 người/km2. Gấp 15 lần so với bình quân chung của toàn tỉnh
9
Nghệ An (Cục Thống kê Nghệ An, 2014).
3.1.3. Công tác quản lý sử dụng đất tại thành phố Vinh
Công tác quản lý đất đai tại thành phố Vinh luôn được các cấp chính quyền quan tâm
đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về đất đai và các văn bản do UBND tỉnh ban hành đưa
công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Công tác đo đạc đã hoàn thành đáp ứng cơ bản cho
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuận lợi. Công tác quy hoạch sử dụng đất
thành phố và các xã, phường đang được triển khai. Công tác thống kê và kiểm kê đất đai
được thực hiện tốt. Cùng với giao và cho thuê đất, thành phố đã chủ động xử lý và ngăn
ngừa các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai; phối hợp với các ngành cấp tỉnh kiểm tra
thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích của các các doanh nghiệp.
- Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Vinh là 10.501,55 ha,
chiếm 0,64% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, hầu hết đã được sử dụng
(97,27%), chỉ còn 286,30 ha (2,73%) đất chưa sử dụng. Tổng diện tích đã giao để sử dụng là
8007,05 ha chiếm tới 76,25% diện tích tự nhiên; trong đó 38,26% được giao cho tổ chức trong
nước và 37,69% được giao cho hộ gia đình cá nhân (UBND TP Vinh, 2013).
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất thành phố Vinh giai đoạn 2000 – 2012
TT
MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG ĐẤT Mã
Năm 2012
Diện tích
năm 2000
S.sánh 2012-2000
Diện tích
(ha) (%)
tăng (+),
giảm (-)
Tổng diện tích tự nhiên 10501,55 100 6719,3 3782,25
1 Đất nông nghiệp NNP 5342,23 50,87 3307,59 2034,64
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4739,69 45,13 2748,52 1991,17
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 109,14 1,04 108,69 0,45
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 482,11 4,59 447,75 34,36
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,29 0,11 2,63 8,66
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4873,02 46,40 3291,59 1581,43
2.1 Đất ở OTC 1371,14 13,06 876,29 494,85
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2749,37 26,18 1689,71 1059,66
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 11,26 0,11 7,04 4,22
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 158,82 1,51 112,01 46,81
2.5 Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng SMN 582,14 5,54 579,46 2,68
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,29 0,00 27,08 -26,79
3 Đất chưa sử dụng CSD 286,30 2,73 120,12 166,18
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 286,30 2,73 120,12 166,18
3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
3.2.1 Hồ sơ địa chính
- Thực trạng: thành phố Vinh có 25 phường/xã đã được đo đạc lập bản đồ địa chính
(BĐĐC) trong đó có 23 phường, xã được đo đạc theo hệ tọa độ HN72 và quy trình quy
phạm đo đạc lập BĐĐC của Tổng cục Địa chính theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi
10
bổ sung năm 1998. Bản đồ của xã Nghi Ân và Nghi Đức được đo đạc theo hệ tọa độ
VN2000 và quy trình, quy phạm đo đạc lập BĐĐC của Bộ TN&MT theo quy định của
Luật Đất đai 2003. BĐĐC của 22 xã/phường được đo với tỷ lệ 1/500, 3 xã là: Hưng
Chính, Nghi Kim và Nghi Liên đo đạc với tỷ lệ 1/2000.
- Đánh giá ưu điểm: việc đo đạc lập BĐĐC đã đạt tỷ lệ 100%, trong khi đó tỷ lệ
này cả nước mới đạt 74,8% (24.790.718 ha/33.098.720), cả tỉnh Nghệ An mới đạt 89,7%
(1.479.610 ha/1.649.025 ha). BĐĐC được lưu trữ dưới dạng số và dạng giấy ở 3 cấp đảm
bảo đúng quy định. Việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai bước đầu được thực hiện.
- Những tồn tại: bản đồ chưa cập nhật được đầy đủ các biến động, chưa thể hiện đầy
đủ các yếu tố về quy hoạch (giao thông, thoát nước, điện, công trình công cộng...), các
công trình ngầm. Hệ thống BĐĐC được đo đạc theo quy trình quy phạm cũ chưa được
chuẩn hóa lại theo quy trình quy phạm mới.
- Nguyên nhân của tồn tại: do chưa quan tâm đầu tư nghiên cứu việc nâng cấp hệ
thống bản đồ để phục vụ được cho nhiều ngành; điều kiện kinh phí gặp nhiều khó khăn
nên chưa đo đạc, chỉnh lý biến động để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
Bảng 3.2. Đánh giá hệ thống hồ sơ địa chính thành phố Vinh
Yêu cầu về hồ sơ địa chính của hệ
thống địa chính hiện đại
HTĐC thành phố Vinh Đánh giá
- Được đo đạc với công nghệ hiện đại
theo quy phạm mới;
- Thể hiện được nhiều yếu tố nhất,
phong phú nhất cụ thể như các yếu tố
liên quan đến quy hoạch (giao thông,
cấp thoát nước, đường điện, các công
trình công cộng)
- Được cập nhật biến động thường
xuyên cho phù hợp với hiện trạng.
- Được áp dụng cho các ngành, tránh
phải đo đạc nhiều lần gây tốn kém.
- Không thống nhất về quy
phạm, tỉ lệ, phương pháp đo vẽ
- Chưa thể hiện đầy đủ các
yếu tố liên quan đến quy
hoạch
- Chưa được cập nhật
thường xuyên
- Chưa được phổ biến rộng rãi
để phục vụ các mục tiêu khác.
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
3.2.2. Đăng ký đất đai
- Thực trạng: thành phố đã kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ ở cho 75.043 thửa đất
trên tổng số 82.541 thửa đất ở cần cấp GCN. Việc đăng ký cấp GCNQSDĐ cho các nhà
chung cư mới đạt được 327 trường hợp. Đất nông nghiệp được kê khai cấp GCN theo Nghị
định 64 ở 5 xã và 4 xóm mới nhập vào năm 2008, đến nay đã đăng ký cấp được 9.307 GCN.
Thành phố có 1108 tổ chức sử dụng đất, trong đó 403 tổ chức đã được đăng ký cấp GCN
(chủ yếu là các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất sau Luật đất đai năm 2003).
Các loại sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi cấp GCN, theo dõi biến động đất đai được lập.
- Đánh giá ưu điểm: việc đăng ký cấp GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình cá nhân cơ bản
hoàn thành, những trường hợp còn lại chưa được cấp GCN còn có các vướng mắc như được
11
giao đất trái thẩm quyền của UBND xã, phường bán hóa giá nhà đất không đúng quy định của
các tổ chức, các giấy tờ về quyền sử dụng đất bị thất lạc, có tranh chấp trong quá trình sử dụng,
không phù hợp quy hoạch sử dụng đất hiện tại.... GCN được cấp chủ yếu là chứng nhận về
QSDĐ. Hồ sơ cấp GCN và bản sao GCN được lưu giữ đầy đủ đúng quy định. Đã quan tâm
đến việc lập các loại sổ sách phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
- Những tồn tại: đất sản xuất nông nghiệp được đăng ký cấp GCN theo Nghị định 64
đến nay đã qua chuyển đổi ruộng đất nên GCN đã không phản ánh đúng thực tế sử dụng
nên đòi hỏi phải được cấp đổi lại. Mặt khác, công tác cấp GCN cho các căn hộ chung cư
mới thực hiện được ít, còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật như thuế thu nhập
chuyển nhượng từ nhà đầu tư sang hộ gia đình, cá nhân; diện tích cấp GCN; chất lượng xây
dựng của các căn hộ. GCN chưa được chứng nhận phần tài sản trên đất theo Nghị định
88/2009 và Thông tư 17/2009 do vậy phần tài sản trên đất chưa quản lý được. Việc đăng ký
cấp GCN của các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp chưa được quan tâm thực
hiện. Việc thực hiện ĐKĐĐ chưa được chuẩn hóa còn phải qua nhiều công đoạn ví dụ như
việc in trích lục khu đất còn phải in riêng trên bản vẽ rồi photo vào giấy CN mà chưa in
trực tiếp trên giấy, các bước thực hiện đăng ký biến động chưa được thực hiện theo các quy
trình chuẩn trên máy.
- Nguyên nhân của tồn tại: công tác đăng ký cấp GCN vẫn làm thủ công mà chưa
được thực hiện trên hệ thống ĐKĐĐ hiện đại; các văn bản quy định về cấp GCN cũng
thay đổi nhiều; các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc sử dụng hết sức phức tạp; kinh phí
đầu tư cho công tác này chưa nhiều.
Bảng 3.3. Đánh giá hệ thống đăng ký, cấp giấy CNQSDĐ Thành phố Vinh
Yêu cầu về hệ thống đăng ký
của hệ thống địa chính hiện đại HTĐC thành phố Vinh Đánh giá
- Đăng ký đầy đủ các yếu tố về
đất đai, tài sản trên đất cho tất cả
các loại đất.
- Thời gian ít nhất, công khai hóa,
thủ tục hành chính đơn giản, giảm
đầu mối và dịch vụ chất lượng
cao
- Thường xuyên đăng ký các biến
động của người SDĐ
- Kết nối hệ thống đăng ký với
bản đồ để in ra các loại sổ sách và
GCN quyền SDĐ. Đăng ký biến
động thực hiện trên các phần
mềm hiện đại.
- Nhiều tài sản trên đất chưa được
thể hiện trên GCN.
- Thủ tục hành chính còn phức tạp
qua nhiều khâu trung gian, chất
lượng dịch vụ chưa cao.
- Chưa thường xuyên tổ chức đăng
ký biến động cho người SDĐ.
- Chưa kết nối bản đồ với GCN,
hình vẽ phải in riêng rồi photo
kèm theo GCN. Việc đăng ký biến
động chủ yếu thực hiện bằng thủ
công.
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
- Chưa đạt yêu
cầu
12
3.2.3. Định giá đất
- Thực trạng: từ năm 2003 đến nay hàng năm thành phố đều tổ chức xây dựng bảng
giá đất trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành. Các trường hợp thực hiện dự án, chuyển
mục đích sử dụng đất trong năm mà chưa có giá trong bảng giá thì thành phố căn cứ vào
mức giá trong bảng giá của các thửa liền kề và giá chuyển nhượng thực tế để trình UBND
tỉnh quyết định mức giá cho lô đất, thửa đất làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất. Chỉ
tính riêng trong năm 2012 TP Vinh đã trình UBND Tỉnh ban hành 55 Quyết định phê
duyệt giá cho 1108 lô phục vụ việc đấu giá, giao đất tái định cư cho hộ gia đình và cá
nhân; 33 khu đất của các dự án đô thị, đất chuyên dùng phục vụ công tác giao đất có thu
tiền hoặc thuê đất đối với các tổ chức.
- Đánh giá ưu điểm: giá đất ở, đất phi nông nghiệp được xây dựng chi tiết đến từng
thửa đất, việc xây dựng giá đất tuân thủ các quy trình hướng dẫn về xây dựng giá đất của
nhà nước. Đối với giá đất nông nghiệp được xây dựng theo xứ đồng, xóm và mức giá gần
bằng nhau, không có sự chênh lệch lớn giữa các loại đất.
- Những tồn tại: tuy nhiên giá đất được xây dựng thực tế chỉ mới đạt được từ 50 –
60% giá thị trường, quá trình xây dựng bảng giá còn để sót thửa không có giá. Khung giá
đất Chính phủ quy định thấp hơn nhiều so với giá thực tế chuyển nhượng. Hệ số điều
chỉnh giá chưa phù hợp với tình thực tế của thành phố, hệ số này thường bằng 1, trong lúc
đó thực tế phải là 1,5 đến 2 lần mới phù hợp thực tế. Công tác định giá đất hàng năm được
thực hiện thủ công, chủ yếu sử dụng bản đồ đi đối soát để xác định giá mà chưa xây dựng
được các vùng giá đất và giá trị đất đai theo đường phố.
- Nguyên nhân của tồn tại: chưa tập trung đầu tư công nghệ, phần mềm để thực
hiện định giá đất, chủ yếu bằng thủ công dùng bản đồ đi rà soát dẫn đến nhiều thửa đất sót
không có giá, mặt khác việc định giá đất là hết sức phức tạp, các văn bản quy định của
Trung ương có nhiều thay đổi.
Bảng 3.4. Đánh giá hệ thống định giá đất thành phố Vinh
Yêu cầu về hệ thống định
giá của hệ thống địa chính
hiện đại
HTĐC thành phố Vinh Đánh giá
- Hệ thống định giá dựa trên
nền bản đồ địa chính.
- Thiết lập vùng giá trị để cập
nhật theo giá đất trên thị
trường.
- Xây dựng được hệ thống
tính và thu thuế.
- Hệ thống phân chia lợi ích
từ đầu tư trên đất.
- Việc định giá đất thực hiện theo
phương pháp thủ công.
- Chưa thiết lập được vùng giá
trị, giá đất chưa được điều chỉnh
kịp thời.
- Chưa xây dựng được hệ thống
tính thuế liên quan đến đất.
- Chưa có
- Chưa đạt yêu cầu
- Chưa đạt yêu cầu
- Chưa đạt yêu cầu
-Chưa đạt yêu cầu
13
3.2.4. Hệ thống thông tin đất đai
- Thực trạng: thành phố đã áp dụng phần mềm AutoCAD vào quản lý quy hoạch;
phần mềm MicroStation SE vào quá trình xây dựng quản lý và chỉnh lý biến động BĐĐC,
bản đồ hiện trạng, bản đồ QHSDĐ; Ứng dụng phần mềm tin học chưa được chuẩn hóa vào
quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký quyền sử dụng đất, viết GCNQSDĐ, quản lý hồ sơ
địa chính; Sử dụng phần mềm TK05 vào công tác thống kê đất đai hàng năm.
- Đánh giá ưu điểm: bước đầu đã ứng dụng các phần mềm tin học hiện có vào việc
xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký QSDĐ, cung cấp thông tin đất đai. Thông qua hệ thống
các phần mềm tin học cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng và lưu trữ được dưới dạng số và
dạng giấy phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
- Những tồn tại: việc ứng dụng tin học vào xây dựng hồ sơ địa chính, đăng ký
QSDĐ, cung cấp thông tin đất đai chỉ mới dừng lại ở Văn phòng Đăng ký QSDĐ thành
phố, chưa được ứng dụng rộng rãi. Việc triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai
gặp rất nhiều khó khăn do thông tin đầu vào nhiều và chưa được chuẩn hóa; nguồn dữ liệu
không đầy đủ, chính xác. Việc kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với hệ thống Internet để cung
cấp thông tin rộng rãi là chưa được thực hiện.
- Nguyên nhân tồn tại: thành phố chưa quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin để
cung cấp cho mọi người dân; đội ngũ làm công tác này và kinh phí đầu tư còn hạn chế.
Bảng 3.5. Đánh giá hệ thống thông tin đất thành phố Vinh
Yêu cầu về hệ thống thông tin đất
của hệ thống địa chính hiện đại
HTĐC thành phố Vinh Đánh giá
- Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm
thông tin bản đồ và hồ sơ dựa trên
tiêu chuẩn và quy trình quốc gia
- Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu cho cả nước, triển khai tại các
tỉnh.
- Đơn giản hoá thủ tục và tổ chức
phục vụ cho việc ra quyết định.
- Tạo lập kênh thông tin gần gũi giữa
Nhà nước và dân.
- Thiết lập một cách hệ thống trên
mạng diện rộng phục vụ cả nước, đa
lĩnh vực.
- Cơ sở dữ liệu chưa
được chuẩn hóa.
- Chưa được áp dụng rộng
rãi cho mọi người có nhu
cầu nắm thông tin về sử
dụng đất.
- Thủ tục còn rườm rà
- Chưa có
- Chưa có
- Chưa đạt yêu cầu
- Chưa đạt yêu cầu
- Chưa đạt yêu cầu
- Chưa có
- Chưa có
14
3.3. Xây dựng mô hình phát triển hệ thống địa chính hiện đại trong QLĐĐ thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An
3.3.1. Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý để xây dựng hệ thống địa chính
Hệ thống địa chính hiện đại sẽ bao gồm 4 nhóm chức năng liên quan đến 4 thành
phần của một hệ thống địa chính: hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất đai và hệ
thống thông tin đất đai. Mỗi nhóm chức năng sẽ làm thành một phân hệ (module) của hệ
thống địa chính, giữa các chức năng có mối liên hệ và tương tác trong toàn hệ thống.
- Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống địa chính hiện đại TP Vinh-Nghệ An được
trình bày trong hình dưới đây:
Hình 3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống Địa chính hiện đại
- Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống địa chính hiện đại: sơ đồ mức ngữ cảnh cho ta một cái
nhìn tổng quan về một hệ thống địa chính hiện đại, với các mối tương tác với các tác nhân
quản trị và sử dụng hệ thống. Sơ đồ mức ngữ cảnh (mức 0) của hệ thống địa chính hiện đại
TP Vinh được thể hiện trong hình 3.2.
15
Hình 3.2. Sơ đồ mức ngữ cảnh của hệ thống
Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống địa chính hiện đại là biểu hiện mức trao
đổi thông tin giữa các module trong hệ thống. Chi tiết sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ
thống địa chính hiện đại được trình bày trong hình 3.3.
Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống
Theo sơ đồ này có 4 phân hệ cụ thể như sau:
- Phân hệ cơ sở dữ liệu địa chính: Module này có nhiệm vụ lưu trữ và cập nhật dữ
liệu địa chính, bao gồm dữ liệu không gian như các bản đồ nền trực ảnh, bản đồ địa chính (lưu
trữ dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính. Module này còn có nhiệm vụ chuẩn hóa tất cả dữ liệu
bản đồ theo chuẩn VN-2000 để có thể kết nối với CSDL địa chính quốc gia, và CSDL địa
chính của các địa phương khác trên cả nước, để có thể khai thác, trao đổi thông tin địa chính.
16
- Phân hệ đăng ký đất đai: Module này thực hiện chức năng ĐKĐĐ, bao gồm các
nhiệm vụ: cấp GCNQSDĐ, chỉnh lý biến động về đất đai, theo dõi thế chấp. Module này
cũng có nhiệm vụ cập nhật Dữ liệu GCN để cung cấp thông tin cho các hoạt động của hệ
thống địa chính, và hỗ trợ thông tin cho ngành Tòa án, Ngân hàng, quản lý hành chính.
- Phân hệ định giá đất: đây là một module thực hiện một chức năng quan trọng trong
hệ thống địa chính. Module này sẽ lưu trữ và cập nhật các thông tin để xác định giá đất (và
giá trị tài sản gắn liền với đất nếu có). Trong hệ thống địa chính hiện đại, phân hệ định giá
đất sẽ lưu trữ một kho dữ liệu riêng để có thể xác định giá cho mọi thửa đất một cách tự
động, mỗi khi biểu giá cho mỗi loại đất thay đổi, hoặc việc phân loại đất thay đổi, mà
không cần phải cập nhật lại giá cho từng thửa đất.
- Hệ thống thông tin đất đai: ứng dụng hệ thống thông tin quản lý để xây hệ thống
quản lý đất đai là một giải pháp tiên tiến. Trung tâm của hệ thống này là một CSDL tổng
hợp được tích hợp từ dữ liệu của tất các các thành phần trong hệ thống địa chính, bao gồm
các thông tin từ khâu lập bản đồ đa mục đích, ĐKĐĐ và bất động sản, định giá đất và quản
lý giá đất. CSDL tổng hợp này được tự động cập nhật mỗi khi các dữ liệu trong hệ thống
địa chính được cập nhật, và không thể tác động ngược lại các dữ liệu gốc trong hệ thống
địa chính.
3.3.2. Xây dựng mô hình phát triển hệ thống địa chính hiện đại tại Phường Quang
Trung, thành phố Vinh
a) Mô hình hoàn thiện dữ liệu h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttla_qldd_thai_van_nong_9233_2005369.pdf