Chuyển vị
- Độ lún tấm nén tăng theo
tải trọng, 20 phút đầu tiên độ lún
không đổn định, 10 phút sau độ
lún không tăng khi vẫn giữ
nguyên tải trọng.
- Hình dạng đường cong
nén lún: cong đều, không có giai
đoạn đường thẳng. Theo tiêu chí
độ dốc nhỏ nhất, q=32 kPa chưa
đạt tải trọng giới hạn của nền.
- Dạng trường chuyển vị
trong nền: trên Hình 3.26,
trường chuyển vị tổng thể thực
tế trong nền mô hình lưu được
bằng kỹ thuật PIV cho thấy vùng
tập trung chuyển vị lớn ở khu
vực giữa móng và gần ngay
móng, càng xuống sâu và càng
xa thì trị số chuyển vị càng nhỏ.
Bảng 3.4 – Ứng suất đáy móng
do tải trọng
3.9.2. Ứng suất
- Căn cứ Hình 3.27, ngay khi tăng tải ứng suất đáy móng tăng lên đột ngột,
rồi theo thời gian lại giảm dần đến một giá trị không đổi. Hiện tượng này có thể là
do tải trọng truyền vào đất qua thời gian sẽ dần lan tỏa vào trong đất nên mới có
hiện tượng ứng suất đáy móng tăng lên rồi lại giảm.
- Kết quả Hình 3.27 cũng cho thấy rằng, ứng suất tại S1 và S3 ban đầu khác
nhau nhiều hơn, tuy nhiên khi cấp tải trọng tăng lên, dẫn đến cát bị nén chặt, khả
năng truyền lực cũng tăng theo, nên 2 trị số này có xu hướng xích lại gần nhau.
Tuy nhiên, tại S2, ứng suất tăng ít hơn so với S1 và S3, trong khi nghiên cứu lý
thuyết (giải tích và mô hình số) thì ngược lại, tức là ứng suất tại S2 là lớn nhất do- 18 -
không có mặt vát của khối nêm, điều này có thể do cảm biến bị nghiêng, chuyển
vị lệch khỏi vị trí ban đầu khi chất tải làm ảnh hưởng đến chính xác của kết quả.
Trong Bảng 3.4, giá trị hệ số giảm ứng suất thay đổi và xu hướng tăng dần
lên theo sự tăng lên về giá trị tải trọng, trong khi đó kết quả nghiên cứu theo giải
tích thì hệ số giảm ứng suất là không đổi, điều này là không phù hợp với thực tế
và cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để hiệu chỉnh hệ số này.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hình dạng hợp lý của khối nêm để làm móng đê biển Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1.2)
trong đó: q’ là ứng suất đáy móng,
các đại lượng khác xem Hình 1.14.
Hình 1.14 – Sơ đồ tính ứng suất đáy
móng [34]
1.4.1.2. Móng gia cố khối
Ở Phần Lan từ năm 1990 [33], đã nghiên cứu giải pháp này, theo đó dùng
thiết bị trộn nông để trộn xi măng, phụ gia (nếu có) với đất yếu tại chỗ để tạo
thành móng (xem Hình 1.15).
Ưu điểm của phương pháp này là đất
yếu được trộn tại chỗ nhờ trống trộn mà không
cần phải đào bỏ (xem Hình 1.16), thi công
nhanh, linh hoạt nên tiết kiệm kinh phí đào,
đắp, vận chuyển, đổ thải và ít tác động tới môi
trường. khối lượng xi măng, phụ gia thay đổi
tùy theo loại đất, yêu cầu chịu lực, song điển
hình từ 100 kg/m3 đất đến 250 kg/m3 đất.
Hình 1.15 -Ổn định khối đắp
bằng móng MS [33]
Hạn chế của giải pháp:
máy thi công đắt, máy không
phù hợp với điều kiện vận
chuyển và nền lầy thụt ở đồng
bằng Nam Bộ; phải chở đất từ
nơi khác về tạo mặt bằng cho
máy (xem Hình 1.16), móng
thoát nước kém, nên thời gian
lún của đê sẽ kéo dài hơn.
Hình 1.16 – Thi công móng MS [33]
a) Kích thước quy ước
b) Sự làm việc của
Top-block
1.4.2. Ở trong nước
1.4.2.1. Móng Top-base
Nguyễn Ngọc Phúc (2014)
[23] đã lập công thức tính ứng
suất đáy móng Top-base (1.4)
bằng việc xét cân bằng lực của 1
Top-block (xem Hình 1.17).
0
1 2 1 1. '. . . . os45q S q S f V f S c (1.4)
Hình 1.17 – Kích thước và sự làm việc của Top-block [23]
- 7 -
Giải phương trình (1.4) được
ứng suất đáy móng q’ (xem Hình
1.18) theo (1.5):
q’=K * q (1.5)
với: K=0,526 với Top-block D500
K=0,528 với Top-block D330.
Hình 1.18 – Nền Top-base [23]
1.4.2.2. Móng khối nêm
- Móng khối nêm gồm các khối nêm (làm từ đất yếu trộn với xi măng, phụ
gia) kết hợp cát chèn trong khoảng hở giữa chúng được luận án đề xuất, kiến nghị
sử dụng từ năm 2014 với khối nêm I-D-H- (Ký hiệu I - là hình bát giác trên mặt
bằng, D=0,5 m, H=0,3 m, =450, d=0,2 m) (xem Hình 1.18).
a Mặt cắt A - A)
b) Mặt bằng móng khối nêm
- Ưu điểm của móng khối nêm:
tận dụng được đất yếu tại chỗ, giảm
được khối lượng đào đắp, vận chuyển,
ít tác động đến môi trường, hạ giá
thành, giảm thời gian lún ổn định, giảm
ứng suất lên nền, thi công nhanh, đơn
giản, có thể thi công thủ công.
- Tuy nhiên, móng khối nêm đề
xuất ban đầu đến nay vẫn chưa được
nghiên cứu hoàn thiện để áp dụng vào
thực tế, đó là chỉ đề xuất được một hình
dạng khối nêm duy nhất là I-0,5-0,3-45
(xem Hình 1.19); chưa thiết lập công
thức tính ứng suất đáy món khối nêm
phù hợp với chiều cao đê từ 2 m đến
3m với chiều sâu nền đất yếu chịu nén
thực tế của đê bằng 6 m; chưa nghiên
cứu dòng thấm trong móng cũng như
cố kết nền khi có móng khối nêm; Hình 1.19 –Cấu tạo móng khối nêm
Để hoàn thiện giải pháp móng khối nêm hơn nữa để ứng dụng cho đê biển
Nam Bộ có chiều cao từ 2 m đến 3m, NCS tiếp tục nghiên cứu 2 vấn đề là: (1)
xác định hình dạng hợp lý của khối nêm để làm móng đê; (2) thiết lập công thức
tính ứng suất đáy móng phù hợp với đê biển Nam Bộ.
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Nền đất yếu ở đồng bằng Nam Bộ gây khó khăn, bất lợi cho xây dựng đê
với chiều cao yêu cầu, nếu không xử lý thì đê không thể ổn định được.
Các giải pháp xử lý hiện nay có thể áp dụng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó
là: thời gian thi công kéo dài; không tận dụng được đất yếu tại chỗ, làm tăng chi
phí đào đắp, vận chuyển và đổ thải; ảnh hưởng xấu đến môi trường; phải có máy
thi công chuyên dụng mới làm được; cường độ vật liệu quá cao so với yêu cầu tải
trọng, gây lãng phí và làm tăng tải trọng lên đất nền vốn đã yếu.
- 8 -
Giải pháp móng khối nêm có nhiều ưu điểm, có thể áp dụng phù hợp cho
xây dựng đê biển ở Nam Bộ. Tuy nhiên, móng đề xuất ban đầu cho đến nay vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa được hoàn thiện nên chưa thể áp dụng vào thực tế xây
dựng đê được, đó là: (1) chưa nghiên cứu với nhiều hình dạng khối nêm để có cơ
sở khoa học xác định hình dạng hợp lý; (2) chưa thiết lập công thức tính ƯSĐM
khối nêm phù hợp với đê biển Nam Bộ có chiều cao từ 2 m đến 3 m với chiều sâu
nền đất yếu chịu nén thực tế của đê bằng 6 m; (3) chưa nghiên cứu dòng thấm
trong móng cũng như cố kết nền khi có móng khối nêm;
Trong số những vấn đề còn hạn chế, chưa được hoàn thiện của móng khối
nêm, NCS sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề (1) và (2) ở các chương sau
của luận án.
Chương II
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP MÓNG KHỐI NÊM
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN MÓNG NÔNG
2.1.1. Nền móng nông
Móng nông có độ sâu đặt móng nhỏ
hơn bề rộng móng hoặc nhỏ hơn 5 m kể từ
mặt đất tự nhiên. Tính toán móng nông được
bỏ qua ma sát và lực dính của đất với thành
bên của móng [25], [30]. Móng khối nêm có
chiều sâu nhỏ hơn 5 m được coi là móng
nông. Mô tả về nền móng như Hình 2.1.
Hình 2.1 – Sơ đồ mô tả nền
móng [30]
2.1.2. Các dạng phá hoại nền
- Phá hoại hoàn toàn (xem Hình
2.2a): Thường xảy ra với cát chặt, đất
dính có tính nén thấp, đất sét cố kết
thông thường trong điều kiện không
thoát nước.
- Phá hoại cục bộ (xem Hình
2.2b): Mặt trượt hình thành nhưng
không phát triển tới mặt đất. Có thể
xảy ra sự đẩy trồi mặt bên.
Hình 2.2 – Các dạng phá hoại cắt (trượt)
của đất nền [9]
- Phá hoại do ép lún (xem Hình 2.2c): Mặt trượt không hình thành rõ ràng,
đất bị ép lún và bị kéo xuống.
2.1.3. Tải trọng giới hạn của nền
Tải trọng giới hạn của nền tính
theo công thức (2.1) (xem Hình 2.3):
pgh=c.Nc + VO.Nq + 0,5.B..N
trong đó:
pgh – tải trọng giới hạn của nền;
VO – tải trọng bên của móng;
Hình 2.3 - Phá hoại cắt tổng quát trong
điều kiện thoát nước [25]
- 9 -
c – lực dính đơn vị của đất nền; B – chiều rộng của móng;
- dung trọng của đất nền; Nc, Nq, Ncác hệ số tải trọng giới hạn.
Đối với nền đất sét yếu, gia tải trong điều kiện không thoát nước
(c=cu, tải trọng giới hạn của nền ở dạng công thức (2.2) [25]:
qu=5,14.c + VO
trong đó: c – lực dính đơn vị của đất.
Sức chịu tải của nền ([q]) được xác định từ tải trọng giới hạn của nền (pgh)
theo công thức (2.3) [9], [25], [27], [28]:
[q]=pgh/Fs (2.3)
trong đó: Fs – Hệ số an toàn.
Để nền không bị phá hoại về cường độ thì tổng ứng suất đáy móng do tải
trọng ngoài (q’) và do bản thân móng (qm) phải thỏa mãn công thức (2.4):
q’ + qm ≤ [q] (2.4)
trong đó: q’ – ứng suất đáy móng do tải trọng ngoài; qm – ứng suất đáy
móng do trọng lượng bản thân móng.
2.1.4. Phương pháp tính toán ứng suất, biến dạng
- Phương pháp giải tích trong lý thuyết đàn hồi: phương pháp này tốn nhiều
thời gian, kết quả có nhiều hạn chế do mô hình đất không phù hợp với đất yếu.
- Phương pháp phần tử hữu hạn (PPPTHH): ưu điểm của phương pháp này
là có sự trợ giúp của máy tính, kết quả tương đối phù hợp.
Quá trình tính ứng
suất, biến dạng theo
PPPTHH xem Hình 2.5.
Chương II và chương IV,
dùng phương pháp này
nghiên cứu trạng thái ứng
suất, biến dạng của móng
khối nêm, lựa chọn mô
hình vật liệu phục vụ để
Hình 2.5 – Lưu đồ quá trình tính ứng suất, biến dạng
theo PPPTHH
nghiên cứu xác định hình dạng hợp lý của khối nêm.
2.1.5. Xác định tải trọng giới hạn của nền theo thí nghiệm hiện hiện trường
- Dựa vào quan sát thí nghiệm tại hiện trường;
- Dựa vào đường cong nén lún: dựa vào các tiêu chí độ dốc nhỏ nhất; độ lún
giới hạn bằng 0,1B; đồ thị vẽ theo tọa độ log của độ lún và tải trọng do De Beer;
02 độ dốc. Tiêu chí độ dốc được dùng phổ biến hơn.
2.2. MÓNG KHỐI NÊM CHO ĐÊ BIỂN
Móng được bố trí ở khu vực
giữa đê, nơi chịu tải lớn nhất vượt
quá sức chịu tải của nền. Tại cơ
đê ở 2 bên không bố trí móng vì
nền thiên đã đủ sức chịu tải. Vải
địa kỹ thuật chịu kéo đặt trên mặt
Hình 2.7–Bố trí móng khối nêm cho đê biển
- 10 -
móng để dàn đều 1 phần tải trọng và chống trượt cho mái đê. Sơ đồ bố trí móng
khối nêm cho đê biển xem Hình 2.7.
2.3. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG LỰC TÁC DỤNG LÊN KHỐI NÊM
a) sự làm việc của khối
nêm
b) ứng suất đáy móng
khối nêm
- Phương trình cân
bằng lực của khối nêm (xem
Hình 2.8):
3 3 3 1 2. . . .q S q S q S f V
(2.10)
trong đó:
q – tải trọng đơn vị tác
dụng lên móng;
S – diện tích mặt phẳng
tại đỉnh khối nêm (ứng với
kích thước D); Hình 2.8 – Sự làm việc của khối nêm và áp lực lên nền
q3
– ứng suất đáy móng tại đáy khối nêm trên mặt A’C’ và ứng suất trên mặt vát
của khối nêm trên mặt C’D’; S3 – diện tích mặt phẳng đáy khối nêm (ứng với kích
thước d);
S1 – diện tích mặt vát của khối nêm; 1 – góc vát so với phương thẳng đứng;
– góc hợp bởi giữa ứng suất trên mặt vát và pháp tuyến mặt vát của khối nêm.
Giải phương trình (2.10) được q3 theo công thức (2.13):
3 3.q K q (2.13); trong đó 3
3 1 1. os(90 )
S
K
S S c
Trong phạm vi mặt vát, tại đáy móng giá trị q1 tính theo công thức (2.14):
11 3 1
3 1 1
. os(90 ).
. os(90 )
. os(90 )
S c q
q q c
S S c
(2.14)
Đặt 11
3 1 1
. os(90 )
. os(90 )
S c
K
S S c
, lúc đó (2.14) trở thành (2.15):
1 1.q K q (2.15)
Trên mặt bằng, giữa các khối nêm là cát chèn, không có ảnh hưởng của mặt
vát khối nêm, nên ƯSĐM tại đây (q2) được cho là không giảm so với tải trọng (q)
được biểu thị như dạng (2.16):
2 2.q K q ; trong đó: K2=1 (2.16)
Các hệ số K1, K2, K3 gọi là các hệ số giảm ứng suất tương ứng với q1, q2, q3.
ƯSĐMTB (q’) được xác định từ q1, q2, q3 dựa vào (2.17):
' '
' 3 3 1 1 2 2 3 3 1 1 2 2
' '
3 1 2 3 1 2
.S . . ( . . . ).
.
q q S q S K S K S K S q
q K q
S S S S S S
(2.17)
trong đó: '1S - diện tích hình chiếu của S1 lên mặt bằng đáy móng;
S2 – diện tích mặt bằng phần cát chèn giữa các khối nêm.
Để làm rõ mức độ suy giảm ứng suất tại đáy móng, tức là tìm ra các hệ số
giảm ứng suất K1, K2, K3, luận án khảo sát, tính toán với 3 khối nêm I-0,5-0,3-45,
II-0,5-0,3-45 và II-1-0,6-45 có hình dạng và kích thước nhất định như trên các
Hình 2.9, Hình 2.10 và Hình 2.11 (ký hiệu đầu tiên của khối nêm là II – nghĩa là
khối nêm có hình dạng mặt bằng là hình tròn).
- 11 -
a) Mặt bằng b) Mặt cắt A - A
Hình 2.9 – Kích thước khối nêm
I-0,5-0,3-45
a) Mặt bằng b) Mặt cắt A - A
Hình 2.10 – Kích thước khối nêm
II-0,5-0,3-45
a) Mặt bằng b) Mặt cắt A - A
Kết quả tính hệ số giảm ứng suất
cho 3 khối nêm I-0,5-0,3-45, II-0,5-0,3-
45 và II-1-0,6-45 với vật liệu chèn là cát
ẩm có góc ma sát trong w=22
018’ được
nêu trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3 – Hệ số giảm ứng suất của một
số khối nêm
Kết quả trong Bảng 2.3 chỉ ra rằng
mặt vát 450 của khối nêm có tác dụng làm
giảm ứng suất đáy móng. Tuy nhiên, vẫn
còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa
chưa được xét đến là:
- Sự làm việc đồng thời giữa các
khối nêm trong móng;
- Sự khác nhau về giá trị ứng suất
trên mặt vát và đáy móng;
- Chiều sâu chịu nén của nền đất
yếu;
- Chiều sâu đặt móng;
Hình 2.11 – Kích thước khối nêm
II-1-0,6-45
- Tính chất của đất nền và đất bên móng;
- Kích thước móng; độ cứng của móng.
Chính vì vậy, các hệ số giảm ứng suất này cần được tiếp tục nghiên cứu
trên mô hình số và mô hình vật lý có xét đến nhiều yếu tố hơn để kiểm nghiệm.
2.4. NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG MÓNG KHỐI NÊM BẰNG MÔ
HÌNH SỐ
- Dùng phần mềm Plaxis để tính toán, trình tự như sau: (i) xây dựng mô
hình tính toán; (ii) chia lưới phần tử; (iii) thực hiện tính toán; (iv) xem kết quả.
a) Khi vừa lắp đặt
khối nêm
b) Khi vừa chất tải
lên tấm nén
Kết quả lập mô hình với khối
nêm II-1-0,6-45 xem Hình 2.12.
- Kết quả tính toán: kết quả
tính toán ứng suất tại những vị trí đã
xác định trước (xem Hình 2.15) với
tải bằng 56 kPa (xem Bảng 2.10):
- Ứng suất đáy móng tại S3 ở
giữa khối nêm;
- Ứng suất đáy móng tại S1 ở
giữa phạm vi mặt vát.
Hình 2.12 – Mô hình với khối nêm
II-1-0,6-45
- 12 -
Hình 2.15 – Vị trí xem kết
quả trên mô hình
Để kể đến ảnh hưởng của các khối nêm
đồng thời cùng làm việc trong móng đến các hệ
số giảm ứng suất, tác giả cũng xây dựng mô hình
và tính tính toán ứng suất, biến dạng cho móng
khối nêm đặt trên đất yếu gồm 6 khối nêm I-0,5-
0,3-45 được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 3 khối
nêm, cát được chèn đầy khoảng hở giữa các khối
nêm (xem Hình 2.16 và Hình 2.17). Kết quả tính
toán ứng suất tại S1, S2, S3 nêu trong Bảng 2.11.
Hình 2.16 – Mặt bằng móng
khối nêm I-0,5-0,3-45
a) Khi vừa lắp
đặt các khối nêm
b) Khi vừa chất
tải lên tấm nén
2.4.7. Bình luận kết quả
Bảng 2.10 cho thấy ứng suất đáy móng
khối nêm bị giảm so với tải trọng tác dụng của
Hình 2.17– Mô hình móng với khối
nêm I-0,5-0,3-45 trên Plaxis 3D
thân đê truyền xuống. Kết quả này không thay đổi nhiều so với kết quả thu được
theo công thức giải tích nêu trong Bảng 2.3, cụ thể tại Bảng 2.10 hệ số K1nhỏ hơn
7 %, còn hệ số K3 lớn hơn 7 %. Sự khác biệt này là do các hệ số giảm ứng suất
thu được bằng mô hình số xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng hơn so với các hệ số
giảm ứng suất thu được từ công thức giải tích. Tuy nhiên, kết quả trên mô hình số
vẫn có sự sai khác với thực tế do mô hình vật liệu sử dụng trong mô hình số chỉ
phản ánh gần đúng kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Kết quả nêu trong Bảng 2.11 xét đến sự làm việc đồng thời của các khối
nêm trong móng và cho thấy ứng suất đáy móng cũng bị giảm đi so với tải trọng
và khi có sự làm việc đồng thời của các khối nêm trong móng thì mức giảm ứng
suất đáy móng ít hơn so với mức giảm ứng suất đáy móng khi móng chỉ có một
khối nêm đứng độc lập (hệ số K1 là 23 %, K3 là 11 %), điều này còn do ảnh hưởng
của bề rộng móng. So với kết quả tính theo công thức giải tích thì chênh lệch hệ
số giảm ứng suất trung bình (K) ở Bảng 2.11 và Bảng 2.3 là 15 %.
Trong Bảng 2.3 (theo công thức giải tích) giả thiết K2 =1, tuy nhiên trong
Bảng 2.11 (thu được từ nghiên cứu bằng mô hình số) lại cho thấy hệ số K2<1, tuy
rằng mức độ giảm không nhiều như các hệ số K1 và K3, sự suy giảm này còn do
ảnh hưởng bởi chiều sâu đặt móng.
- 13 -
2.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Tác giả luận án đã thiết lập được công thức có dạng tổng quát để tính toán
ứng suất đáy móng khối nêm, đồng thời cũng thực hiện nghiên cứu ứng suất đáy
móng khối nêm bằng mô hình số theo phương pháp phần tử hữu hạn. Kết quả tính
ứng suất đáy móng với khối nêm có góc vát 450 bằng công thức gải tích và bằng
mô hình số cho một số trường hợp đều cho thấy móng khối nêm có tác dụng làm
giảm ứng suất đáy móng so với tải trọng ngoài.
Kết quả nghiên cứu ứng suất đáy móng theo công thức giải tích còn nhiều
hạn chế do chỉ đơn thuần là kể đến ảnh hưởng của mặt vát khối nêm. Nghiên cứu
bằng mô hình số mặc dù đã kể đến nhiều yếu tố ảnh hưởng hơn, tuy nhiên vẫn
nhiều tồn tại, đó là chưa có cơ sở kết luận góc vát 450 của khối nêm mang lại hiệu
quả phân bố ứng suất tốt hơn; hình dạng nào của khối nêm là hợp lý; chưa xét đến
ảnh hưởng của chiều sâu vùng chịu nén của đê thực tế; chưa xét được sự thay đổi
của tải trọng ảnh hưởng đến các hệ số giảm ứng suất; lựa mô hình vật liệu chưa
có cơ sở khẳng định là phù hợp với thực nghiệm. Chính những hạn chế, tồn tại
nêu trên dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thể ứng dụng ngay vào thực tế, nên cần
được tiếp tục nghiên cứu ở các chương sau.
Chương III
NGHIÊN CỨU ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG MÓNG KHỐI NÊM
TRÊN MÔ HÌNH VẬT LÝ
3.1. MỤC TIÊU, VỊ TRÍ, SỐ LƯỢNG KHỐI NÊM THÍ NGHIỆM
- Mục tiêu: đo ứng suất, biến dạng của móng khối nêm (MKN) trên mô
hình vật lý để kiểm chứng sự phù hợp của mô hình số phục vụ nghiên cứu xác
định hình dạng hợp lý của khối nêm và hiệu chỉnh công thức giải tích đã thiết lập.
- Vị trí thí nghiệm: để dễ
dàng trong chất tải mà vẫn
phản ánh sát với thực tế và
giảm được kinh phí xây dựng
mô hình, vị trí móng khối nêm
thí nghiệm thực hiện ở khu vực
giữa đỉnh đê, nơi chịu tải trọng
Hình 3.1 – Ví trí thí nghiệm móng khối nêm
đưa vào mô hình
phân bố đều (xem Hình 3.1).
- Số lượng khối nêm: số
khối nêm thí nghiệm là 6, bố
trí làm 2 hàng, mỗi hàng 3
khối nêm (xem Hình 3.2).
Khối nêm thí nghiệm là I-0,5-
0,3-45. Sơ đồ thí nghiệm này
được Nhật và Hàn Quốc thực
Hình 3.2 – Sơ đồ thí nghiệm móng khối nêm
(mặt cắt 2-2)
hiện với móng Top-base ở trong phòng và hiện trường [34], [39], [41], [44], [45].
- 14 -
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
- Đo ứng suất đáy móng khối nêm do tải trọng tác dụng lên móng tại các
cảm biến ứng suất S1, S2, S3 (xem Hình 3.7);
- Đo chuyển vị đứng của tấm nén do
tải trọng các cấp tác dụng lên móng tại các
điểm mốc đo lún Se1, Se2 (xem Hình 3.8).
Hình 3.8 – Điểm mốc đo lún Se1 và Se2
trên tấm nén
Hình 3.7 – Phối cảnh 3D các vị trí
cảm biến ứng suất
- Quan sát hình ảnh chuyển vị thực tế của nền (qua ô kính) do tải trọng tác
dụng lên móng bằng kỹ thuật đánh dấu bằng chụp ảnh (Kỹ thuật PIV).
3.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
- Các thiết bị, dụng cụ chủ yếu gồm: cảm biến ứng suất (Hình 3.12); tấm nén
phẳng và đồng hồ đo lún (xem Hình 3.13 và Hình 3.14); khung truyền lực (Hình
3.15); kích thủy lực (Hình 3.16) ; thiết bị ghi dữ liệu (Hình 3.17, Hình 3.18).
a) Đồng hồ đo lún
b) Mốc đo lún
Hình 3.12 - Cảm
biến ứng suất
Hình 3.13-Tấm nén
phẳng trên mô hình
Hình 3.14 – Đồng hồ đo lún và mốc
đo lún trên tấm nén
Hình 3.15 – Khung
truyền lực Hình 3.16 – Kích thủy lực
- Nguyên lý đo ứng suất, biến dạng:
+ Đo ứng suất: cảm biến tiếp nhận ứng suất để chuyển đến thiết bị ghi dữ
liệu DT80 rồi chuyển vào máy tính.
+ Đo độ lún tấm nén: độ lún đọc trực tiếp trên đồng hồ để nhập vào máy
tính qua bàn phím.
- 15 -
Hình 3.17 – Thiết bị
DT80
Hình 3.18 – Máy ảnh, đèn chiếu,
phông bạt trong kỹ thuật PIV
3.4. THIẾT KẾ MÔ
HÌNH
Kết quả thiết
kế mô hình được
hiện trên Hình 3.10.
3.5. XÂY DỰNG
MÔ HÌNH
- Bể thí
nghiệm: Vị trí tại
khu công nghiệp
Thanh Oai – Hà Nội.
- Đắp đất
trong mô hình: đắp
từng lớp dày từ 10
cm đến 20 cm bằng
thủ công. Mỡ bò
được bôi vào mặt
trong của mô hình
để hạn chế ảnh
hưởng của ma sát
Hình 3.10 - Giới hạn biên và kết cấu mô hình
thành bên tường và đất đắp. Mạt cưa được đưa vào ngay sau mặt kính của mô
hình để phục vụ kỹ thuật PIV. Một số hình ảnh thi công đắp đất xem Hình 3.20.
a) Thi công đắp đất
b) Mạt cưa sau kính
c) Mặt đất khi đắp xong
Hình 3.20 - Thi công đắp đất mô hình thí nghiệm
- Chế tạo khối nêm: xi măng PCB40 200 kg/m3 đất yếu; phụ gia: bằng 1 %
khối lượng xi măng.
- Công tác trộn hỗn hợp đất yếu, xi măng và phụ gia: trộn 15 phút bằng máy
trộn cầm tay.
- Chế tạo ván khuôn và đúc khối nêm: dùng ván khuôn thép; đúc khối nêm
bằng đầm từng lớp bằng thủ công với chiều dày lớp đầm 10 cm.
Một số hình ảnh thi công chế tạo khối nêm xem Hình 3.21.
- 16 -
a) Ván khuôn thép
cho khối nêm
b) Đầm hỗn hợp
trong ván khuôn
c) Khối nêm vừa
đầm xong
d) Khối nêm đưa
lên lắp đặt
Hình 3.21- Thi công chế tạo khối nêm
- Thi công, lắp đặt: một số hình ảnh lắp đặt móng khối nêm xem Hình 3.22.
a) Lắp đặt cảm biến
b) Khối nêm vào
vị trí
c) Hoàn thành
móng khối nêm
Hình 3.22 - Lắp đặt cảm biến và móng
khối nêm
Hình 3.23 – Phối cảnh 3D mô hình thí
nghiệm sau khi xây dựng
3.6. THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU TRÊN MÔ HÌNH
Trước thí nghiệm, lấy mẫu thí nghiệm các loại vật liệu (mẫu nguyên trạng)
để xác định các chỉ tiêu cơ lý trong phòng phục vụ nghiên cứu ứng suất, biến
dạng trên mô hình số như: các chỉ tiêu của đất nền yếu; cường độ kháng nén nở
hông (qu) của khối nêm; các chỉ tiêu của cát chèn.
3.7. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
- Phân công nhiệm vụ: 6 người; thời gian duy trì 01 cấp tải trọng: 30 phút;
quy định về cấp tải trọng: 8 cấp; gia tải mỗi lần 4 kPa; quy định thời gian ghi số
liệu: 5 phút/lần.
3.8. XỬ LÝ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Bảng 3.2 – Quan hệ độ lún
theo tải trọng của móng
khối nêm
Hình 3.24 – Độ lún theo tải trọng của móng
khối nêm theo thời gian
- 17 -
Hình 3.26 - Trường chuyển vị
của nền trên mô hình vật lý,
q=32 kPa
Hình 3.27–Đồ thị ứng suất đáy móng khối nêm
do tải trọng theo thời gian
3.9. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ
3.9.1. Chuyển vị
- Độ lún tấm nén tăng theo
tải trọng, 20 phút đầu tiên độ lún
không đổn định, 10 phút sau độ
lún không tăng khi vẫn giữ
nguyên tải trọng.
- Hình dạng đường cong
nén lún: cong đều, không có giai
đoạn đường thẳng. Theo tiêu chí
độ dốc nhỏ nhất, q=32 kPa chưa
đạt tải trọng giới hạn của nền.
- Dạng trường chuyển vị
trong nền: trên Hình 3.26,
trường chuyển vị tổng thể thực
tế trong nền mô hình lưu được
bằng kỹ thuật PIV cho thấy vùng
tập trung chuyển vị lớn ở khu
vực giữa móng và gần ngay
móng, càng xuống sâu và càng
xa thì trị số chuyển vị càng nhỏ.
Bảng 3.4 – Ứng suất đáy móng
do tải trọng
3.9.2. Ứng suất
- Căn cứ Hình 3.27, ngay khi tăng tải ứng suất đáy móng tăng lên đột ngột,
rồi theo thời gian lại giảm dần đến một giá trị không đổi. Hiện tượng này có thể là
do tải trọng truyền vào đất qua thời gian sẽ dần lan tỏa vào trong đất nên mới có
hiện tượng ứng suất đáy móng tăng lên rồi lại giảm.
- Kết quả Hình 3.27 cũng cho thấy rằng, ứng suất tại S1 và S3 ban đầu khác
nhau nhiều hơn, tuy nhiên khi cấp tải trọng tăng lên, dẫn đến cát bị nén chặt, khả
năng truyền lực cũng tăng theo, nên 2 trị số này có xu hướng xích lại gần nhau.
Tuy nhiên, tại S2, ứng suất tăng ít hơn so với S1 và S3, trong khi nghiên cứu lý
thuyết (giải tích và mô hình số) thì ngược lại, tức là ứng suất tại S2 là lớn nhất do
- 18 -
không có mặt vát của khối nêm, điều này có thể do cảm biến bị nghiêng, chuyển
vị lệch khỏi vị trí ban đầu khi chất tải làm ảnh hưởng đến chính xác của kết quả.
Trong Bảng 3.4, giá trị hệ số giảm ứng suất thay đổi và xu hướng tăng dần
lên theo sự tăng lên về giá trị tải trọng, trong khi đó kết quả nghiên cứu theo giải
tích thì hệ số giảm ứng suất là không đổi, điều này là không phù hợp với thực tế
và cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để hiệu chỉnh hệ số này.
3.10. KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Tác giả luận án đã làm rõ được nội dung thí nghiệm, quy trình và xử lý kết
quả thí nghiệm. Các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện đại và đều được hiệu chuẩn
trước khi tiến hành và đáp ứng được nội dung thí nghiệm đặt ra, chính vì thế kết
quả đo đảm bảo sự tin cậy.
Vật liệu trên mô hình tương tự với vật liệu ở đồng bằng Nam Bộ về một số
chỉ tiêu, gia tải lên móng từng cấp phù hợp với đắp đê từng lớp ngoài hiện trường,
tải trọng nén cuối cùng bằng 32 kPa là tương đương với đê biển Nam Bộ có chiều
cao 2 m (không có xe ô tô trên đỉnh đê). Việc thí nghiệm với các khối nêm ở giữa
đê làm việc với tải trọng lớn nhất không làm mất giá trị thực tế của mô hình.
Ưu điểm của mô hình vật lý là cho kết quả tin cậy nhất vì xét được nhiều
yếu tố ảnh hưởng, song có những hạn chế, tồn tại là mô hình mới chỉ thí nghiệm
với một hình dạng khối nêm duy nhất với góc vát 450 nên chưa có cơ sở kết luận
góc vát này có lợi cho phân bố ứng suất dưới móng, chưa thể xác định được hình
dạng hợp lý, hệ số giảm ứng suất thí nghiệm với tải trọng tác dụng lên móng bằng
32 kPa tương đương với chiều cao đê không quá 2 m, trong khi đê biển thực tế
cao từ 2 m đến 3 m, chiều sâu nền mô hình thí nghiệm chỉ 2 m trong khi thực tế
bằng 6 m. Chính vì vậy, để đáp ứng mục tiêu đặt ra, cần nghiên cứu tiếp tục với
nhiều hình dạng khối nêm, tải trọng tác dụng lên móng phù hợp với đê 3 m có kết
hợp xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu, giải quyết những vấn đề
này trên mô hình vật lý thì gặp rất nhiều khó khăn do khối lượng công việc, kinh
phí, thời gian quá lớn, và để khắc phục thì phải dùng đến mô hình số, điều này sẽ
thực hiện ở chương IV.
Chương IV
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÌNH DẠNG KHỐI NÊM HỢP LÝ
DÙNG LÀM MÓNG ĐÊ BIỂN NAM BỘ
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG
Ứng suất đáy móng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: hình dạng
mặt đáy móng; độ sâu chôn móng; độ cứng của móng (phụ thuộc vào vật liệu,
chiều sâu, chiều dài của móng); kích thước móng; chiều sâu chịu nén của nền;
hình dạng móng; tính chất của đất nền và đất bên móng; sự thay đổi giá trị của tải
trọng tác dụng lên móng; Ngoài ra, với móng khối nêm, ứng suất, biến dạng
còn phụ thuộc vào hình dạng, kích thước khối nêm bên trong móng.
4.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN MÔ HÌNH VẬT LIỆU
4.2.1. Các mô hình vật liệu trong Plaxis 3D
- 19 -
Plaxis 3D có sẵn nhiều mô hình vật liệu [37], đó là: đàn hồi tuyến tính
(LE), Mohr-Coulomb (MC), tăng bền (HS), đất yếu (SS) và một số mô hình khác.
Độ chính xác của kết quả tính toán phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của người
sử dụng trong việc lựa chọn mô hình vật liệu, mô hình bài toán, khả năng đánh
giá kết quả tính toán. Đặc biệt với đất yếu, có thể dùng đồng thời 3 mô hình HS,
SS và MC để phân tích, rồi lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất. Một số mô hình
khác hoặc là không phù hợp hoặc là tương tự với mô hình ở trên, nên sẽ không
trình bày ở đây.
4.2.2. Lựa chọn mô h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_hinh_dang_hop_ly_cua_khoi_nem_de.pdf