Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất đặc tính chịu hạn và lượng đạm bón cho một số cây thức ăn gia súc tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sản xuất và chất lƣợng của một số giống cỏ, cây thức

ăn gia súc cho bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn

3.1.1. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm

Sau 20 ngày tỷ lệ sống cao nhất là Sorghum Bicolor (96,2%), tiếp

theo là ngô và cỏ voi 94,4%. tỷ lệ sống thấp nhất là Paspalum atratum

81,1%. Ở họ đậu, tỷ lệ sống cao nhất là cỏ Ebody Cowpean với 96,1%;

tiếp theo là cỏ Burgady bean 95,2% và Croataria 94,5%. Tỷ lệ sống thấp

nhất là keo dậu 82,1%. Tỷ lệ cây con sống sau khi gieo 20 ngày đã phản

ánh được phần nào sức sinh trưởng của giống và liên quan chặt chẽ đến

độ đồng đều của thảm cỏ và sẽ có ý nghĩa đặc biệt khi gieo trồng trong

điều kiện sản xuất ở quy mô lớn áp dụng công nghiệp hóa.

3.1.2. Năng suất chất xanh, năng suất protein của các giống cỏ thí nghiệm

Năng suất trung bình trong năm các giống cỏ họ đậu khác nhau rất

rõ rệt. giống cỏ có năng suất trung bình cao nhất là các giống: cỏ Stylo

CIAT 184 (31,17 tấn/ha/lứa cắt); Stylo Ubon (29,79 tấn/ha/lứa cắt), còn

thấp nhất là cỏ Croataria (4,07 tấn/ha/lứa cắt) và cỏ Sardy ten chỉ đạt

1,18 tấn/ha/lứa cắt.

Năng suất protein thô là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn và sản

xuất cây thức ăn gia súc cho chăn nuôi bò sữa. Sản lượng protein ở họ

hòa thảo 2,3-7,7 tấn/ha/năm và cao nhất là Panicum maximum Mombasa

7,7 tấn/ha/năm. Đối với 3 giống cỏ Panicum maximum Mombasa có

năng suất protein cao hơn so với Panicum maximum TD58 là 1,0

tấn/ha/năm. NS protein ở các giống cỏ/cây họ đậu 0,1- 4,5 tấn/ha/năm.

Hai giống cỏ Stylsanthes guianesis CIAT 184 và Stylsanthes guianesis

Ubon có sản lượng Protein là cao hơn so với tất cả các giống còn lại, cả

hai giống đạt 3,3 tấn/ha/năm.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu khả năng sản xuất đặc tính chịu hạn và lượng đạm bón cho một số cây thức ăn gia súc tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 120km. Huyện Nghĩa Đàn nằm trong khoảng từ 19o13’ đến 19o33’ vĩ độ Bắc và 105o18’ đến 105o35’ độ kinh Đông. 7 1.5.3. Đặc điểm địa hình Nghĩa Đàn có diện tích tự nhiên là 64.776 ha ha, chiếm 4,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An, có quốc lộ 48 chạy dọc xuyên suốt huyện, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy ngang, điều kiện giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chƣơng 2 . PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu Bao gồm 15 giống cỏ thí nghiệm trong đó có: 8 giống họ hòa thảo và 7 giống cỏ họ đậu được sử dụng trong nghiên cứu ban đầu để đánh giá và tuyển chọn những giống có tiềm năng đưa vào tiếp tục nghiên cứu trong các nội dung 2, 3 và 4. - Về phân bón: Phân đạm ure, phân lân và kaliclorua 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Công trình nghiên cứu của đề tài được tiến hành tại 2 địa điểm chính là khu vực đất tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An và trong nhà lưới của Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam). 2.1.3. Thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm 1: từ tháng 2 năm 2010 - Thí nghiệm 2: từ - Thí nghiệm 3: từ - Thí nghiệm 4: từ 2.1.4. Nội dung nghiên cứu Đề tài bao gồm 4 nội dung nghiên cứu và được bố trí mỗi nội dung là 1 thí nghiệm và tổng là 4 thí nghiệm Nội dung 1: Nghiên cứu tính năng sản xuất và chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò sữa. Nội dung 2: Đặc điểm quang hợp liên quan đến chịu hạn của một số cỏ họ hòa thảo (Poaceae) và họ đậu (Fabaceae) thức ăn gia súc cho bò sữa. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau đến khả năng sản xuất của một số giống cỏ trên vùng đất Nghĩa Đàn – Nghệ An. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất của các giống cỏ thí nghiệm trên vùng đất Nghĩa Đàn – Nghệ An. 8 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) mỗi giống thí nghiệm được trồng riêng rẽ trong 1 ô và được lặp lại 3 lần, tổng số ô thí nghiệm là 45 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, trên tổng diện diện tích thí nghiệm là 2100m2 (bao gồm các hàng bảo vệ). 2.2.2 Thí nghiệm 2: Đặc điểm quang hợp liên quan đến chịu hạn của một số cỏ họ hòa thảo (Poaceae) và họ đậu (Fabaceae) thức ăn gia súc cho bò sữa 2.2.2.1. Thiết kế thí nghiệm cho các giống cỏ thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế với 2 công thức thí nghiệm là: 1) H0 và H1 được sử dụng là yếu tố chính Trong đó: (i) H0: Công thức Đối chứng (không xử lý hạn) (ii) H1: Công thức xử lý hạn với mức là 60Kpa. 2) 6 giống cỏ thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, với 4 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 1 chậu (1 cây). Tổng số cây thí nghiệm là 48 cây/48 chậu. 2.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các mức phân bón đạm khác nhau đến khả năng sản xuất của một số giống cỏ trên vùng đất Nghĩa Đàn, Nghệ An Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 4 giống cỏ sử dụng trong thí nghiệm là các giống có các đặc điểm năng suất, chất lượng và tính chịu hạn cao được chọn lọc từ thí nghiệm 1 và 2. Mỗi giống thí nghiệm được bố trí theo 6 công thức, cỏ hòa thảo: (i) Không bón (đối chứng), (ii) Bón 50 kg N/ha/năm, (iii) Bón 100 kg N/ha/năm, (iv) Bón 150 kg N/ha/năm, (v) Bón 200 kg N/ha/năm và (vi) Bón 250 kgN/ha/năm Cây họ đậu: (i) Không bón (đối chứng), (ii) Bón 25 kg N/ha/năm, (iii) Bón 50 kg N/ha/năm, (iv) Bón 75 kg N/ha/năm, (v) Bón 100 kgN/ha/năm và (vi) Bón 125 kgN/ha/năm. Mỗi giống thí nghiệm được trồng riêng rẽ trong 1 ô và được lặp lại 3 lần, tổng số ô thí nghiệm là 18 ô thí nghiệm/giống. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 150 m 2 , trên tổng diện diện tích thí nghiệm là 3000m2 (bao gồm cả các hàng bảo vệ). 2.2.4. Thí nghiệm 4: Xây dựng mô hình sản xuất của bộ giống cỏ thí nghiệm tại vùng đất Nghĩa Đàn - Thí nghiệm được tiến hành tại các khu vực sản xuất thức ăn xanh 9 cho bò sữa của Công ty Cổ phần Sữa TH True Milk trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013 với cách tiếp cận là lựa chọn các giống có khả năng chịu hạn cao hơn và mức phân bón mà các giống đó và mức phân bón đó được đánh giá là phù hợp về cả tiêu chí kỹ thuật và kinh tế trong sản xuất mô hình ngay tại vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm ở các thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 trong nghiên cứu này - Giống thí nghiệm trong sản xuất đại trà: 4 giống cỏ: Brachiaria Mulato II; Panicum maximum Mombasa, Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Ubon. - Diện tích thí nghiệm (bảng 2.1). Bảng 2.1. Diện tích sử dụng trong thí nghiệm 4 STT Giống cỏ thí nghiệm Diện tích (ha) 1 Brachiaria Mulato II 1,5 2 Panicum maximum Mombasa 1,5 3 Stylosanthes guianensis CIAT 184 1,0 4 Stylosanthes guianensis Ubon 0,5 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng sản xuất và chất lƣợng của một số giống cỏ, cây thức ăn gia súc cho bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn 3.1.1. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm Sau 20 ngày tỷ lệ sống cao nhất là Sorghum Bicolor (96,2%), tiếp theo là ngô và cỏ voi 94,4%. tỷ lệ sống thấp nhất là Paspalum atratum 81,1%. Ở họ đậu, tỷ lệ sống cao nhất là cỏ Ebody Cowpean với 96,1%; tiếp theo là cỏ Burgady bean 95,2% và Croataria 94,5%. Tỷ lệ sống thấp nhất là keo dậu 82,1%. Tỷ lệ cây con sống sau khi gieo 20 ngày đã phản ánh được phần nào sức sinh trưởng của giống và liên quan chặt chẽ đến độ đồng đều của thảm cỏ và sẽ có ý nghĩa đặc biệt khi gieo trồng trong điều kiện sản xuất ở quy mô lớn áp dụng công nghiệp hóa. 3.1.2. Năng suất chất xanh, năng suất protein của các giống cỏ thí nghiệm Năng suất trung bình trong năm các giống cỏ họ đậu khác nhau rất rõ rệt. giống cỏ có năng suất trung bình cao nhất là các giống: cỏ Stylo CIAT 184 (31,17 tấn/ha/lứa cắt); Stylo Ubon (29,79 tấn/ha/lứa cắt), còn thấp nhất là cỏ Croataria (4,07 tấn/ha/lứa cắt) và cỏ Sardy ten chỉ đạt 1,18 tấn/ha/lứa cắt. Năng suất protein thô là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn và sản xuất cây thức ăn gia súc cho chăn nuôi bò sữa. Sản lượng protein ở họ 10 hòa thảo 2,3-7,7 tấn/ha/năm và cao nhất là Panicum maximum Mombasa 7,7 tấn/ha/năm. Đối với 3 giống cỏ Panicum maximum Mombasa có năng suất protein cao hơn so với Panicum maximum TD58 là 1,0 tấn/ha/năm. NS protein ở các giống cỏ/cây họ đậu 0,1- 4,5 tấn/ha/năm. Hai giống cỏ Stylsanthes guianesis CIAT 184 và Stylsanthes guianesis Ubon có sản lượng Protein là cao hơn so với tất cả các giống còn lại, cả hai giống đạt 3,3 tấn/ha/năm. 3.1.3. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của các giống cỏ thí nghiệm Kết quả phân tích thành phần hóa học và dinh dưỡng của cỏ ở độ tuổi thu hoạch cho thấy vật chất khô (VCK) là yếu tố quan trọng, cho biết được tổng lượng chất khô thu được trên 1 đơn vị diện tích gieo trồng và tương ứng với số lượng có thể cung cấp cho gia súc sử dụng. Kết quả bảng 3.4 đã chỉ ra rằng ở họ hòa thảo tỷ lệ vật chất khô biến động từ 19,61- 23,1%, thấp nhất là cao lương (19,61%) và cao nhất là cỏ voi (23,1%). Tỷ lệ vật chất khô trong ba giống họ ghine cao nhất là Ghine Mombasa và thấp nhất là Ghine purple TD58. Đối với các giống họ đậu: Tỷ lệ vật chất khô biến động từ 18,54 - 26,12%, thấp nhất là giống Sardy Ten (18,54%) và cao nhất là giống Burgady bean (26,12%). Đối với hai giống Stylo thì Stylo Ubon (23,51%) cho tỷ lệ vật chất khô cao hơn Stylo Ciat 184 (21,69%). Hàm lượng protein thô chứa trong phần thu cắt chất xanh của các giống cỏ hòa thảo biến động từ 8,2%-13,8%, cao nhất là giống P. Purpureum cv 13,8%, thấp nhất là giống ngô C919 8,2%. Hàm lượng này được xem xét là phù hợp cho chăn nuôi bò sữa vì nếu như hàm lượng protein thô trong cỏ nhỏ hơn 7% sẽ làm giảm lượng ăn vào hàng ngày của gia súc (Milford và Minson, 1966). Về năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là giống P. purpreum cv: 2.127,0 và thấp nhất là giống P.M TD58: 1919 Kcal. Kết quả phân tích cho thấy rằng các giống cỏ họ đậu chứa hàm lượng protein thô khá cao từ 14,3-26% đặc biệt là giống L. Leucocephala hàm lượng protein thô cao nhất đạt 26%, giống thấp là Stylosanthes 13,3% nhất (tính theo VCK). Giống cỏ Stylosanthes guianensis Ubon và Stylosanthes guianensis CIAT 184 trong nghiên cứu này chứa hàm lượng protein thô khá cao (14,3 %- 16,1%), tỷ lệ này tương đương với nhiều báo cáo đã được công bố trong cả nước. Năng lượng trao đổi (ME) trong các giống cỏ họ đậu thí nghiệm dao động từ 1815,0 đến 2631,0. ME cao nhất là giống L. Leucocephala 2.631,0, thấp nhất là giống Stylosanthes guianensis Ubon 1815,0. Chất béo trong cây cung cấp một số axit béo giúp cho động vật dễ tiêu hoá, kích thích tiêu hoá. Ở họ hoà thảo, tỷ lệ chất béo từ 0,07 - 2,17%, 11 thấp nhất là ghine purple TD58 (0,07%), cao nhất là cao lương (2,17%). Đối với ghine mombasa và mulato II thì tỷ lệ chất béo khá cao, tương ứng là 1,95 và 1,6%. Cây họ đậu tỷ lệ chất béo cao hơn so với họ hoà thảo, tỷ lệ chất béo trong họ đậu từ 0,82 - 4,91%. Tro là chất khoáng vô cơ trong cây thức ăn gia súc, cung cấp K và Na. Ở họ hoà thảo, tỷ lệ tro từ 6,28-13,33%, thấp nhất là ngô C919 với 6,28%, cao nhất là mulato II với 13,33%. mhine mombasa có tỷ lệ tro khá cao là 6,63%. Hàm lượng Ca, P là chất khoáng rất cần thiết cho tiêu hoá và tăng trưởng, ở họ hoà thảo và họ đậu có tỷ lệ Ca và P gần tương đương nhau. NDF là xơ tẩy trung tính, thể hiện chất xơ tiêu hóa được trong dạ dày của gia súc, NDF cao thì khả năng tiêu hoá càng lớn. Nhìn chung ở cây họ hoà thảo có tỷ lệ NDF cao hơn so với họ đậu. ADF là chất xơ tẩy axit, không tiêu hoá được trong môi trường dạ cỏ nhưng tiêu hoá được trong môi trường axit, nếu ADF quá cao thì không tốt cho gia súc. Ở họ hoà thảo, ADF từ 61,97-78,45%, ở họ đậu ADF từ 36,1-72,17%. ADL tiêu hoá được trong môi trường axít, nếu ADL quá cao thì chất lượng cây thức ăn gia súc kém và ngược lại. Ở họ hoà thảo, ADL từ 7,07-17,08%. Cỏ mulato II và ghine mombasa có tỷ lệ ADL thấp, tương ứng là 7,07% và 7,64%. Ở họ đậu, ADL từ 5,75-19,9%, thấp nhất là Stylo Ubon với 5,75%. ME là năng lượng trao đổi trong cây thức ăn mà gia súc sử dụng, đây là chỉ tiêu rất quan trọng, ME trong cây thức ăn gia súc càng cao thì chất lượng càng tốt và ngược lại. ME trong chất khô của họ hoà thảo và họ đậu là khá cao, từ 1874 (Stylo Ciat 184)-2631Kcal/kg chất khô (keo dậu). Còn ME trong chất xanh từ 396,08 (Ghine purple TD58)-550,61 Kcal/kg chất xanh (Burgady bean). 3.1.4. Tình hình sâu bệnh Trong quá trình theo dõi về ảnh hưởng của sâu bệnh kết quả cho thấy phát hiện một số loại sâu bệnh hại như sâu xanh, sâu xám, bệnh thán thưtuy nhiên các loại sâu bệnh đó thường xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ và ở giai đoạn sau trồng. 3.2. Đặc điểm quang hợp liên quan đến chịu hạn của một số cỏ họ hòa thảo (Poaceae) và họ đậu (Fabaceae) thức ăn gia súc cho bò sữa 3.2.1. Cường độ quang hợp và các yếu tố 3.2.1.1. Cường độ quang hợp của các giống cỏ thí nghiệm Quang hợp có vai trò vô cùng quan trọng đến sinh trưởng, phát -95% chất khô cây xanh tổng hợp được từ 12 quá trình quang hợp. Các loại cây trồng khác nhau và ngay trong một giống cây trồng thì các thời kì sinh trưởng thể hiện cường độ quang hợp (CĐQH) khác nhau: Cường độ quang hợp của cây C4 cao hơn cây C3,trong cùng một giống thì cây ở giai đoạn sinh trưởng mạnh hay trao đổi chất mạnh như khi cây bắt đầu ra hoaCĐQH cao hơn các giai đoạn sinh trưởng khác. CĐQH của cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, khi điều kiện ngoại cảnh thuận lợi như đầy đủ ánh sáng, nồng độ CO2, nước và nhiệt độ thích hợpthì cây có CĐQH cao nghĩa là có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng dưới dạng các hợp chất hữu cơ tích lũy trong cây nhiều và như vậy cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng cao. Ngược lại nếu cây sống trong điều kiện bất thuận như hạn, nhiệt độ không khí cao, đặc biệt trong điều kiện cây bị hạn thì CĐQH thấp và thậm chí chất khô trong cây bị tiêu hao do hô hấp vô hiệu tăng. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi hay chịu được hạn thì chúng vẫn duy trì được CĐQH tối thiếu và phục hồi nhanh khi điều kiện bất thuận trở lại bình thường. Nghiên cứu chỉ tiêu về cường độ quang hợp và các yếu tố liên quan đến quá trình quang hợp giúp xác định được các giống cỏ có tiềm năng năng suất, phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể và qua đó định hướng cho các giải pháp kỹ thuật canh tác hợp lý (bảng 3.1). 3.1 (µmolCO2/m 2 lá/s) Giống/công thức/ giai đoạn thí ghiệm H1 Ho Hạn Phục hồi Hạn Phục hồi Nhóm giống cỏ họ hòa thảo Brachiaria Mulato II 14,49±1,46 20,18±1,43 24,71±0,88 25,94±2,07 P.M. Mombasa 13,73±2,22 22,51±1,77 23,29±1,29 22,30±0,52 Paspalum Attratum 11,68±1,13 19,78±1,68 17,69±0,32 16,30±0,41 Trung bình 13,30 20,82 21,90 21,51 Nhóm giống cỏ họ đậu Stylosanthes Ubon 10,81±4,45 21,43±3,26 27,02±2,70 25,58±4,79 Stylosanthes guianensis 10,03±1,48 12,24±2,95 33,99±1,94 16,09±0,68 Stylosanthes CIAT 184 9,02±0,91 10,04±2,04 29,08±3,22 20,33±2,98 Trung bình 9,95 14,57 30,03 20,67 Nếu xét về giá trị trung bình CĐQH của các giống cỏ họ hòa thảo và họ đậu ở giai đoạn xử lý hạn (H1) và đối chứng (Ho) thì sự chênh lệch giũa chúng có sự khác biệt khá rõ: đối với họ hòa thảo là 8,60 µmol CO2/m2/s, còn cỏ họ đậu là 20,08 µmol CO2/m2/s. Như vậy cỏ họ hòa 13 thảo có khả năng quang hợp (CĐQH) cao hơn cỏ họ đậu trong điều kiện hạn, nghĩa là khả năng chịu hạn cỏ họ hòa thảo tốt hơn cỏ họ đậu. 3.2.1.2. Độ dẫn khí khổng của các giống cỏ thí nghiệm Độ dẫn khí khổng (Gs) biểu thị lượng nước được đưa vào trong tế bào khí khổng tính bằng đơn vị là mol H2O/m 2 /s (bảng 3.2). 2 (mol H2O/m 2 /s) Giống/công thức/giai đoạn thí nghiệm H1 Ho Hạn Phục hồi Hạn Phục hồi Nhóm giống cỏ họ hòa thảo Brachiaria Mulato II 0,09±0,01 0,16±0,01 0,16±0,02 0,21±0,01 P.M. Mombasa 0,10±0,03 0,20±0,03 0,17±0,01 0,17±0,01 Paspalum Attratum 0,12±0,01 0,16±0,03 0,15±0,02 0,15±0,01 Trung bình 0,10 0,17 0,16 0,18 Nhóm giống cỏ họ đậu Stylosanthes Ubon 0,11±0,02 0,31±0,10 0,46±0,08 0,48±0,04 Stylosanthes guianensis 0,06±0,02 0,27±0,05 0,61±0,37 0,22±0,10 Stylosanthes CIAT 184 0,14±002 0,22±0,12 0,58±0,19 0,46±0,10 Trung bình 0,10 0,27 0,55 0,39 Hai giống cỏ họ hòa thảo Brachiaria Mulato II và P.M. Mombasa có độ dẫn khí khổng cao hơn sau khi được phục hồi, nghĩa là chúng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Khác với cỏ thuộc họ hòa thảo, các giống cỏ họ đậu có khí khổng gần như đóng lại ở các công thức hạn, với giá trị Gs trung bình giảm từ 0,55 mol H2O/m2/s ở đối chứng (Ho) xuống còn 0,1 mol H2O/m2/s khi hạn (H1). Chính vì bị giảm mạnh ở giai đoạn hạn, nên ở giai đoạn phục hồi Gs và CER của cỏ họ đậu đều không khôi phục lại được so với công thức đối chứng. 3.2.1.3. Nồng độ CO2 trong gian bào của các giống cỏ thí nghiệm Nồng độ CO2 trong gian bào của 2 giống cỏ họ đậu là Stylosanthes Ubon vàStylosanthes CIAT 184 cao hơn giống Stylosanthes guianensis ở cả giai đoạn bị hạn và không bị hạn, đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quang hợp tốt, nhất là trong điều kiện bi hạn 3.2.1.4. Chỉ số SPAD của các giống cỏ thí nghiệm Chỉ số SPAD (một chỉ số tương quan thuận với hàm lượng Chlorophyll trong lá) có liên quan mật thiết đến CĐQH. SPAD của tất cả các giống đều giảm nhẹ ở cả hai thời điểm hạn và phục hồi so với đối chứng Trong giai đoạn hạn, Chỉ số SPAD của 2 giống Paspalum Attratum và Brachiaria Mulato đều giảm ở cả hai thời điểm hạn và phục hồi. Tuy nhiên sự khác nhau là không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Chỉ 14 số SPAD của giống P.M. Mombasa không ảnh hưởng ngay cả trong giai đoạn xử lý hạn. Chỉ số SPAD của giống P.M. Mombasa và các giống cỏ họ đậu, chỉ số SPAD đã không bị ảnh hưởng nhiều ngay cả trong giai đoạn xử lý hạn so với công thức đối chứng. Nhìn chung tính trung bình cho 2 nhóm giống cỏ họ hòa thảo và họ đậu cho thấy ở giai đoạn hạn, trung bình chỉ số SPAD của các giống cỏ họ hòa thảo (34,01) tương đương với các công thức đối chứng (34,23), nhưng ở giai đoạn phục hồi chỉ tiêu này (33,34) giảm so với đối chứng (36,23). Ngược lại hạn làm giảm trung bình giá trị SPAD của cỏ họ đậu ở giai đoạn hạn (37,85) so với đối chứng (39,75) nhưng không ảnh hưởng đến chỉ tiêu này ở giai đoạn phục hồi. 3.2.1.5. Hiệu suất sử dụng lượng tử của hệ quang hóa II của các giống cỏ thí nghiệm Tỷ số Fv/Fm trong cỏ họ hòa thảo đều bị giảm so với đối chứng ở cả giai đoạn hạn và phục hồi, trong khi giá trị này không thay đổi trong cỏ họ đậu, 1 Brachiaria Paspalum Attratum). Sang Brachiaria ất. 3.2.1.6. Hiệu suất sử dụng nước của các giống cỏ thí nghiệm Không có sự khác nhau có ý nghĩa về WUE của Brachiaria Mulato II và Stylosanthes guianensis ở thời kỳ xử lý hạn 1 . Nhưng giá trị WUE giảm 23,5% trong thời kỳ hạn đối với giống Paspalum Attratum. Giá trị WUE đều tăng khi cây gặp hạn ở tất cả c giống Stylosanthes Ubon và Stylosanthes Stylosanthes guianensis. 3.2.2. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống 3.2.2.1. Tỷ lệ khô rễ/thân lá của các giống cỏ thí nghiệm Tỷ lệ khô rễ/thân lá phản ảnh khả năng chịu hạn của các giống thí nghiệm, các giống có tỷ lệ này cao thường có khả năng chịu hạn tốt hơn vì chúng cần phát triển bộ rễ cả về số lượng và chất lượng rễ như nhiều lông hút, rễ ăn sâu hơn so với giống cỏ chịu hạn kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống khác nhau có tỷ lệ khô rễ/thân lá khác nhau. Trong giai đoạn hạn, tỷ lệ khô rễ/thân lá đạt giá trị cao nhất ở giống P.M. Mombasavà thấp nhất ở giống Paspalum Attratum đối với nhóm cỏ thuộc họ hòa thảo và giá trị này đạt cao nhất ở giống Stylosanthes CIAT 184 trong nhóm cỏ họ đậu. Ở giai đoạn phục hồi thì 15 tỷ lệ khô rễ/thân lá đạt giá trị cao nhất ở giống Brachiaria Mulato II và thấp nhất ở giốngP.M. Mombasa đối với nhóm cỏ thuộc họ hòa thảo và giá trị này đạt cao nhất ở giốngStylosanthes CIAT 184 là giống trong nhóm cỏ họ đậu (bảng 3.3). 3 (g/cây) Giống/công thức/giai đoạn thí nghiệm H1 Ho Hạn Phục hồi Hạn Phục hồi Nhóm giống cỏ họ hòa thảo Brachiaria Mulato II 0,17 0,33 0,20 0,36 P.M. Mombasa 0,24 0,18 0,30 0,14 Paspalum Attratum 0,12 0,19 0,14 0,25 Trung bình 0,18 0,24 0,21 0,25 Nhóm giống cỏ họ đậu Stylosanthes Ubon 0,12 0,20 0,14 0,16 Stylosanthes guianensis 0,10 0,50 0,10 0,14 Stylosanthes CIAT 184 0,20 0,22 0,14 0,24 Trung bình 0,14 0,31 0,12 0,18 3.2.2.2 Chất khô tích lũy của các giống cỏ thí nghiệm Một số chỉ tiêu quang hợp như cường độ quang hợp, khả năng đóng mở khí khổng và nồng độ CO2 trong gian bào ở cỏ họ hòa thảo giảm nhiều hơn ở cỏ họ đậu trong giai đoạn hạn, nhưng những chỉ tiêu này cũng phục hồi tốt hơn ở cỏ họ hòa thảo ở giai đoạn phục hồi. Trong giai đoạn hạn, giá trị SPAD của cỏ họ hòa đậu giảm trong khi ở cỏ hòa thảo không bị giảm, ngược lại giá trị này giảm ở cỏ họ hòa thảo trong giai đoạn phục hồi (bảng 3.4). 4 (g/cây) Giống/công thức/giai đoạn thí nghiệm H1 Ho Hạn Phục hồi Hạn Phục hồi Nhóm giống cỏ họ hòa thảo Brachiaria Mulato II 5,76 7,62 6,83 7,98 P.M. Mombasa 11,73 29,59 14,88 67,20 Paspalum Attratum 6,76 16,88 13,81 24,74 Trung bình 8,08 18,03 11,84 33,31 Nhóm giống cỏ họ đậu Stylosanthes Ubon 1,24 0,57 0,99 1,25 Stylosanthes guianensis 1,37 2,21 0,89 1,75 Stylosanthes CIAT 184 0,92 0,64 1,56 0,39 Trung bình 1,18 1,14 1,15 1,13 16 Từ kết quả của nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và nông hóa liên quan đến tính chịu hạn của một số giống cỏ chúng tôi có nhận xét: Hiệu suất sử dụng nước tăng ở cỏ họ đậu nhưng giảm ở cỏ hòa thảo khi hạn. Hiệu suất sử dụng lượng tử ánh sáng của hệ quang hóa II trong cỏ hòa thảo giảm ở cả giai đoạn hạn và phục hồi nhưng không thay đổi trong cỏ họ đậu. Hạn làm tăng tỷ lệ rễ/thân lá của cỏ họ đậu nhưng giảm chỉ tiêu này ở cỏ họ hòa thảo. Đối với nhóm giống cỏ hòa thảo cả 3 giống thí nghiệm đều có CĐQH cao trong giai đoạn hạn nhưng giống cỏ Paspalum Attratum có giá trị WUE giảm, tỷ lệ khô rễ/thân lá thấp và sự tích lũy chất khô giảm nhiều ở giai đoạn hạn so với đối chứng Đối với nhóm giống cỏ họ đậu cả 3 giống thí nghiệm đều có CĐQH và WUE cao trong giai đoạn hạn nhưng tỷ lệ khô rễ/thân lá thấp đã tìm thấy ở giống Stylosanthes guianensis Tiếp tục nghiên cứu chế độ canh tác đối với 5 giống cỏ có ưu thế hơn: Brachiaria Mulato II và P.M. Mombasa Stylosanthes Ubon và Stylosanthes guianensis và Stylosanthes CIAT 184 đã được chọn. 3.3. Ảnh hƣởng của các mức phân đạm khác nhau đến khả năng sản xuất của một số giống cỏ trên vùng đất Nghĩa Đàn, Nghệ An 3.3.1. Ảnh hưởng của phân đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 3.3.1.1. Ảnh hưởng của phân đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ họ hòa thảo Đối với 2 giống cỏ hòa thảo trong thí nghiệm ảnh hưởng của mức phân bón đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng rất rõ rệt và mức bón càng tăng thì giá trị của các chỉ tiêu theo dõi cũng tăng theo và mức tăng cao hơn tìm thấy ở 2 mức bón 200 kg và 250 kgN/ha/năm. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của phân đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ họ đậu Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển phản ánh mức độ hợp lý của mức phân bón sử dụng. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.5. Chiều cao cây: Nếu xét riêng từng giống thì phân đạm tăng cũng làm tăng chiều cao cây và mức phản ứng tăng rõ rệt được xác định ở mức bón 75 kg N/ha/năm trở lên ở trên cả 2 giống thí nghiệm. Tốc độ tăng chiều cao cây: Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng chiều cao cây dao động trong khoảng 0,8 – 1,2 cm/ngày đêm, giữa hai giống không có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng và lượng phân đạm ít ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của cả 2 giống cỏ thí nghiệm. 17 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng tƣơng tác của mức bón đạm và giống đến một số chỉ tiêu nông học của hai giống cỏ họ đậu Giống Mức đạm bón (kg N/ha/năm) Chiều cao cây (cm) Tốc độ tăng chiều cao cây (cm/ngày đêm) Số lá/cây Số nhánh cây CIAT 184 0 39,8 def 1,1 ab 10,8 cde 5,7 ef 25 41,2 cde 1,0 ab 11,4 bcd 6,1 def 50 43,1 bcd 1,0 ab 11,9 abc 6,7 bcd 75 44,3 bc 1,1 ab 12,0 abc 6,9 abc 100 46,2 ab 1,1 ab 12,8 ab 7,4 ab 125 48,6 a 1,2 a 13,3 a 7,6 a Ubon 0 35,3 g 0,8 b 9,2 f 4,3 h 25 36,0 fg 0,9 ab 9,6 ef 4,8 gh 50 38,2 efg 1,0 ab 10,1 def 5,4 fg 75 40,7 cde 1,0 ab 10,7 cde 5,8 ef 100 42,5 bcde 1,1 ab 11,1 cd 6,0 def 125 44,0 bc 1,1 ab 11,4 bed 6,2 cde LSD0,05(GXN) 4,1 0,3 1,4 0,7 CV% 5,9 17,4 7,8 7,1 Số lá trung bình/lứa cắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy số lá trung bình/lứa cắt giữa hai giống có sự khác nhau. Phân đạm tăng làm tăng số lá trung bình/lứa của các giống cỏ thuộc họ hòa thảo. Tuy nhiên, kết quả ghi nhận sự tăng về số lá/lứa cắt được thể hiện rõ hơn ở mức tăng phân đạm từ 75 kg N/ha/năm trở lên. 3.3.1.3. Tương quan giữa mức bón đạm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ thí nghiệm Đối với 2 giống cỏ họ đậu cũng đã chịu ảnh hưởng khá rõ khi mức phân bón đạm tăng lên và không thấy sự khác nhau về chỉ tiêu theo dõi này khi mức bón tăng từ 75 kg đến 100kg và 125 kg/ha/năm. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cũng đạt giá trị cao từ mức bón 75 kg/ha/năm và không tìm thấy sự tương quan thuận giữa tốc độ sinh trưởng tuyệt đối khi mức phân bón đạm cho 2 giống cỏ họ đậu tăng lên. Kết quả về số lá sinh ra cũng nhận được tương tự và số lá trung bình nhận được của 4 lứa cắt đều chịu ảnh hưởng rõ khi mức bón phân từ 75kg/ha/năm và không có sự khác nhau của 3 mức bón 75kg, 100kg và 125kg N/ha/năm. 3.3.2. Ảnh hưởng của phân đạm đến tỷ lệ lá/thân và năng suất của các giống cỏ thí nghiệm 3.3.2.1. Ảnh hưởng của phân đạm đến tỷ lệ lá/thân và năng suất của các giống cỏ họ hòa thảo Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đối với 18 năng suất của 2 giống cỏ hòa thảo cho thấy: - Phân đạm làm tăng năng suất vật chất khô, năng suất xanh và năng suất protein nhưng ít có ảnh hưởng tới tỷ lệ lá/thân. - Mức bón phân đạm có hiệu quả gia tăng là từ 100 – 250 kg N/ha/năm. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của phân đạm đến tỷ lệ lá/kg thức ăn xanh và năng suất của các giống cỏ họ đậu. Giữa hai giống cỏ S. CIAT184 và S. Ubon không có sự sai khác về tỷ lệ lá/Thức ăn xanh, năng suất xanh, năng suất vật chất khô và năng suất protein. Phân đạm làm tăng năng suất xanh, năng suất vật chất khô và năng suất protein của cả 2 giống. Năng suất đạt cao nhất ở mức bón 125 kg N/ha/năm. 3.3.2.3. Tương quan giữa phân đạm và năng suất xanh của các giống cỏ thí nghiệm. Giữa phân đạm và năng suất xanh của cả hai giống đều có t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_khct_hoang_van_tao_6071_2005184.pdf
Tài liệu liên quan