Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

Các chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng

cơ thể khi đẻ lần đầu, thời gian mang thai, thời gian dộng dục lại sau đẻ,

khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Số liệu thu thập được xử lý bằng chương

trình Minitab 16. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n),

giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị

lớn nhất (Max).

Các chỉ tiêu bao gồm tỷ lệ đẻ, xẩy thai, đẻ non, sát nhau, hệ số

phối giống và tỷ lệ thụ thai, hiện tượng chậm sinh, động dục trở lại của

bò đến 120 ngày sau khi đẻ, ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng

trứng sau đẻ, chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng bằng khám qua trực

tràng, định lượng progesterone trong sữa, điều trị bệnh buồng trứng

không hoạt động, điều trị bệnh u nang buồng trứng, điều trị bệnh thể

vàng tồn lưu, điều trị bò chậm sinh không rõ nguyên nhân bằng phác đồ

tổng hợp.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng sinh sản đã được nghiên cứu bởi Martiner et al. (2001), Fabio de Rensis et al. (2002), Alinmer (2005), Bilego et al. (2013), Giordano et al. (2013). 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước Nghiên cứu ứng dụng hormone sinh sản (P4, estradiol, GnRH, PGF2α...) bởi Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Văn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà (1995), Nguyễn Thị Ước (1996), Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997), Chung Anh Dũng (2001), Nguyễn Xuân Trạch (2004), Lưu Công Khánh và cs. (2004), Quản Xuân Hữu, (2006), Tăng Xuân Lưu và cs. (2010), Trịnh Quang Phong và cs. (2012)... Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật ELISA xác định hàm lượng (P4) và điều trị rối loạn sinh sản đã được thưc hiện bởi Phan Văn Kiểm và cs. (1998, 2000, 2006), Trần Tiến Dũng và cs.(2003), Nguyễn Hùng Nguyệt (2009)... 5 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu Đàn bò cái lai hướng sữa HF (HF ≥ 75%) đến tuổi sinh sản và sau đẻ. Sữa để định lượng hormone P4, kít chẩn đoán P4 của Trường đại học Hiroshima, Nhật Bản (2002). Các chế phẩm hormone hướng sinh sản: P4 (vòng CIDR), PGF2, GnRH... của hãng Fizer và Intervet. 2.1.2. Nội dung nghiên cứu 2.1.2.1. Đánh giá tình hình sinh sản của đàn bò sữa tại Ba Vì, Hà Nội Thông qua các chỉ tiêu: tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tỷ lệ đẻ toàn đàn, tỷ lệ thụ thai, hệ số phối giống, tỷ lệ chậm sinh, tỷ lệ sảy thai, đẻ non và tình trạng hoạt động của buồng trứng sau khi đẻ 120 ngày. 2.1.2.2. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ Qua các chỉ tiêu: Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau đẻ, nguyên nhân ở buồng trứng, ảnh hưởng của mùa vụ, lứa đẻ, thể trạng. 2.1.2.3. Định lượng hormone P4, để phát hiện bệnh buồng trứng và chẩn đoán thai sớm nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa Qua các nội dung: Xác định nguyên nhân bằng phương pháp khám qua trực tràng, định lượng P4 trong sữa đối với các trường hợp chậm sinh do buồng trứng (thể vàng tồn lưu, u nang buồng trứng, buồng trứng kém phát triển (thiểu năng)), chẩn đoán có thai sớm ở 21, 28 và 35 ngày sau phối giống. 2.1.2.4. Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa Sử dụng thiết bị đặt âm đạo CIRD; hormone: GnRH, PGF2 6 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 2.1.3.1. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu sinh sản Theo dõi ghi chép trực tiếp, qua sổ sách giống và điều tra trực tiếp các hộ chăn nuôi (theo phương pháp của Nguyễn Trọng Tiến và cs., 1991). 2.1.3.2. Phương pháp đánh giá thể trạng và khám lâm sàng để phân loại buồng trứng của bò Chấm điểm thể trạng BCS (Body Condition Scoring In Dairy Cattle) theo phương pháp đánh giá cho điểm của Nhật Bản. 2.1.3.3. Phương pháp định lượng progesterone (P4) Sử dụng phương pháp định lượng miễn dịch enzyme - ELISA để định lượng P4, theo phương pháp của Isobe et al. (2004), Mann et al. (2005) và Su Thanh Long et al., (2009): 2.1.3.4. Phương pháp xác định bệnh buồng trứng qua định lượng progesterone Áp dụng phương pháp của Isoble (2004), Mann et al. (2005) và Su et al., (2009) 2.1.3.5. Phương pháp xác định bệnh ở buồng trứng bò qua khám lâm sàng Khám buồng trứng (qua trực tràng) 2 lần liên tiếp cách nhau 7 – 10 ngày (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997). 2.1.3.6. Phương pháp ứng dụng một số hormone hướng sinh dục để nâng cao khả năng sinh sản - Sử dụng CIRD, GnRH, PGF2α buồng trứng không hoạt động; - Sử dụng GnRH, PGF2 đối với bò bị u nang buồng trứng; - Sử dụng PGF2 đối với bò có thể vàng tồn lưu; - Sử dụng công thức tổng hợp: GnRH-PGF2-PGF2-GnRH trong trường hợp bò chậm sinh không rõ nguyên nhân; 7 Phương pháp phối giống và khám thai cho bò trong thí nghiệm: Phối giống cho bò bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (tinh bò đông lạnh). Thời gian phối giống từ 12-18 giờ kể từ khi bò xuất hiện động dục (Sato et al., 1992). Định lượng P4 sau 21 ngày và khám thai qua trực tràng ở 45 - 60 ngày sau phối. 2.2. Xử lý số liệu Các chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng cơ thể khi đẻ lần đầu, thời gian mang thai, thời gian dộng dục lại sau đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Minitab 16. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max). Các chỉ tiêu bao gồm tỷ lệ đẻ, xẩy thai, đẻ non, sát nhau, hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai, hiện tượng chậm sinh, động dục trở lại của bò đến 120 ngày sau khi đẻ, ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau đẻ, chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng bằng khám qua trực tràng, định lượng progesterone trong sữa, điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động, điều trị bệnh u nang buồng trứng, điều trị bệnh thể vàng tồn lưu, điều trị bò chậm sinh không rõ nguyên nhân bằng phác đồ tổng hợp. Các tham số thông kê được xác định bao gồm: dung lượng mẫu, tần xuất quan sát và tỷ lệ. Dữ liệu được phân tích thống kê và so sánh bằng phép thử (χ2) (Chi-square test) và phép thử chính xác của Fisher (Fisher’s exact test). Phép thử chính xác của Fisher được sử dụng trong trường hợp mẫu bé (có ít nhất một giá trị tần suất ước tính lý thuyết <5) 2.3. Địa điểm nghiên cứu - Vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì, Hà Nội. - Phòng thí nghiệm trọng điểm, Bộ môn Sinh lý sinh sản và Tập tính vật nuôi - Viện Chăn nuôi. - Bộ môn Ngoại Sản - Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 8 2.4. Thời gian nghiên cứu Các nội dung của đề tài là sự tiếp tục kế thừa của những nghiên cứu từ năm 2003-2005 (về hormone); phần đánh giá sinh sản, phân loại buồng trứng và điều trị sinh sản được nghiên cứu hoàn thiện và cập nhật từ năm 2010 - 2014. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sinh sản của đàn bò sữa vùng Ba Vì, Hà Nội 3.1.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu Kết quả được thể hiện qua bảng(3.1). Theo Tăng Xuân Lưu và cs. (2004a), bò lai HF ≥75% chọn lọc tại Ba Vì có tuổi phối giống lần đầu nhóm 3/4 HF là 16,53±0,21 tháng và nhóm 7/8 HF là 16,93±0,28 tháng, tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 26,02±0,21 và 26,43±0,28 tháng. Nguyễn Xuân Trạch (2004b), bò lai HF ≥75% HF ở khu vực Hà Nội và vùng phụ cận có tuổi phối giống lần đầu 18,7±0,2 tháng, tuổi đẻ lứa đầu 29,3 tháng. Trần Thị Loan và cs. (2012) cho biết bò lai ≥75% HF tại Ba Vì có tuổi phối giống lần đầu nhóm 75% HF là 24,06±0,94 tháng, nhóm F3 (87,5% HF) là 24,48±1,04 tháng và tuổi đẻ lứa đầu tương ứng ở nhóm F2 là 33,61±0,98 tháng và nhóm F3 là 33,93±1,11 tháng. Nguyễn Ngọc Tấn và cs. (2014), bò lai ≥75% HF ở TP. Hồ Chí Minh có tuổi phối giống lần đầu là 18,4 tháng và tuổi đẻ lứa đầu 28,2 tháng. Bảng 3.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu Chỉ số Tuổi phối giống lần đầu (tháng) Tuổi đẻ lần đầu (tháng) n (con) 1006 2781 X 17,43 31,10 SD 21,57 13,6 Min 13,00 23,05 Max 35,5 46,30 Bò có máu lai càng cao, chăm sóc càng tốt, sinh trưởng càng nhanh, nhưng bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt mạnh hơn bò có máu HF 9 thấp (Vũ Chí Cương và cs., 2006). Kết quả của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu khác trên cùng một địa điểm ở các thời gian khác nhau. 3.1.2. Khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu Trong nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2001), KL cơ thể khi đẻ lần đầu của nhóm bò F1 là 334,47 6,3kg, nhóm F2 355,35  5,16 kg và nhóm F3 363,33 4,09 kg, trung bình nhóm bò lai 353,06 5,18 kg. Đánh giá về KL đàn bò lai HF theo tháp giống ở phía Bắc, Phạm Văn Giới và cs. (2007) cho biết KL biểu thị sự sai khác rõ rệt giữa các tầng của tháp giống, cao nhất là tầng hạt nhân 426,99kg, tầng nhân giống 413,09kg và thấp nhất là tầng sản xuất 405,73kg. Bảng 3.2. Khối lượng cơ thể bò cái khi đẻ lần đầu Chỉ số Khối lượng cơ thể khi đẻ lần đầu (kg) n (con) 4.273 X 410,79 SD 49,68 Min 398 Max 620 Khối lượng ảnh hưởng bới tỉ lệ máu lai HF, bò máu lai HL cao sẽ có KL cao hơn bò có máu lai HF thấp. KL cơ thể ảnh lớn bởi chế độ chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn đầu cũng như khả năng sản xuất của chúng. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Văn Đức (2005) và Phạm Văn Giới (2007b) là khối lượng cơ thể tăng tỷ lệ thuận với sự tăng mức độ lai và năng suất sữa. Kết quả của chúng tôi ở thời điểm này có cao hơn so với các nghiên cứu trên đàn bò vùng Ba Vì (bảng 3.2) 3.1.3. Thời gian mang thai của đàn bò sữa qua các lứa đẻ Kết quả nghiên cứu theo dõi từ lứa đẻ 1 đến trên lứa đẻ 6 của 1.068 bò cái sinh sản (bảng 3.3). Theo Nguyễn Văn Thưởng và Trần Doãn Hối (1982), thời gian mang thai của nhóm bò lai 3/4 và 5/8 HF tại Nông trường Ba Vì là 278,3 và 280,1 ngày. Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1985), thời gian mang 10 thai của bò dao động trong khoảng 278 - 290 ngày. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2006), thời gian mang thai của bò HF nhập nội TP. Hồ Chí Minh là 276,57 ngày. Theo Sato et al. (1992a) thời gian mang thai của bò HF là 281 ngày. Kết quả của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trên từ 5-7 ngày, sự sai khác này đều nằm trong ngưỡng dao động chung, tuy nhiên chúng tôi không loại trừ yếu tố stress nhiệt do phương pháp nuôi nhốt tại chuồng gây ra. Bảng 3.3. Thời gian mang thai qua các lứa đẻ Chỉ tiêu Lứa 1 - 2 Lứa 3 - 5 Lứa ≥ 6 n (con) 432 492 144 X (ngày) 277,24 277,65 276,63 SD 23,69 21,74 16,56 Min 275 275 275 Max 287 290 290 3.1.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Trong nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (1999) bò lai F1 HF tại Ba Vì động dục lại sau 91,88±4,2 ngày đẻ; F2 là 106,17±5,45 ngày. Chung Anh Dũng (2001), đàn bò lai HF ở TP. Hồ Chí Minh có điểm thể trạng 3,0-3,5 thì thời gian động dục lại sau khi đẻ là 62,81 ngày, trung bình là 88 ngày. Đinh Văn Cải và cs. (2005), bò lai HF phía Nam có thời gian động dục lại sau đẻ vào mùa khô 76,72 ngày, mùa mưa 76,62 ngày, bò HF thuần mùa khô 130,1 ngày và mùa mưa 154,4 ngày. Bảng 3.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ Chỉ số Thời gian động dục lại sau khi đẻ n (con) 746 X (ngày) 117,69 SD 97,23 Min 35 Max 180 11 Trần Thị Loan và cs. (2012), bò F2 động dục sau đẻ 102,13 ± 4,46 ngày, F3: 118,11 ± 4,52 ngày. Nguyễn Ngọc Tấn và cs. (2014), bò lai HF ở TP. Hồ Chí Minh động dục sau 95,9 ngày (78,4-136,4 ngày), khoảng cách từ sau đẻ đến phối giống có chửa là 209,9 ngày. Bò vùng Ba Vì có thời gian động dục lại sau đẻ cao là do thay đổi tỷ lệ máu lai cao, bò chuyển vùng nhiều, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng không đồng đều giữa các nơi (bảng 3.4). 3.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ TheoTrần Trọng Thêm (1986), bò sữa ở Phù Đổng có khoảng cách lứa đẻ là 503±37,8 ngày; Vũ Chí Cương và cs. (2004), khoảng cách lứa đẻ bò lai F2 và F3 tại Phù Đổng 440,6±7,2 và 442,8±10,9 ngày; ở Ba Vì 443,12±10,12 và 461,58±19,24 ngày. Nguyễn Văn Đức (2005), bò lai HF Bắc bộ và Nam bộ có khoảng cách lứa đẻ 419,6 ngày. Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2006), đàn bò HF nhập nội nuôi tại TP. Hồ Chí Minh và Lâm Đồng có khoảng cách lứa đẻ 1-2 là 15,3 ± 2,1 tháng.. Trần Thị Loan và cs. (2012), nhóm bò lai F1 ở Ba Vì có khoảng cách lứa đẻ 432,2±7,16 ngày, F3 là 441,01 ± 7,86 ngày. Như vậy khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò Ba Vì là khá dài so với một số nơi khác (bảng 3.5). Đây là do tỷ lệ máu lai HF tăng cao trên 87,5%. Bảng 3.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Chỉ số Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) n (con) 746 X 437,43 SD 258,65 Min 400 Max 540 3.1.6. Tỷ lệ đẻ, sảy thai đẻ non, sát nhau trên đàn bò sữa Tác giả Phan Văn Kiểm (1998) cho biết tỷ lệ đẻ toàn đàn bò lai HF Hà Nội là 60 – 65%, đẻ non, sảy thai là 5,86%, sát nhau là 4,34% và có chiều hướng gia tăng ở bò có tỷ lệ máu lai HF cao và bò HF thuần. Trịnh Quang Phong và cs. (2012), tỷ lệ đẻ của bò lai HF tại Ba Vì và Gia Lâm 12 Hà Nội là 61,22%, 62,31%. Sato et al. (1992a) nhận xét, trên đàn bò sinh sản Nhật Bản, tỷ lệ sót nhau 5-15%, đẻ non ở 270-275 ngày. Bảng 3.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non và sát nhau Chỉ tiêu Số con theo dõi Số con đẻ Tỷ lệ (%) Tỷ lệ đẻ toàn đàn 815 569 69,82 Tỷ lệ sẩy thai, đẻ non 619 29 4,68 Tỷ lệ sát nhau 569 25 4,39 Kết quả của chúng tôi tỉ lệ đẻ toàn đàn cao (69,82%), đẻ non, xẩy thai và sát nhau thấp hơn các nghiên cứu trước đây (bảng 3.6) 3.1.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Đạt và cs. (1998), HS bò lai HF TP. Hồ Chí Minh nhóm bò F2 là 1,68 và F3 là 2,07 lần. Tăng Xuân Lưu và cs. (2001): tỷ lệ TT bò lai HF tại Ba Vì là 51,36 % (F1: 56.84%, F2 :54,54%, F3 : 45,70%). Nguyễn Xuân Trạch (2004b), bò lai khu vực Hà Nội F2, F3 tương ứng là 2,2 và 2,4 lần. Đinh Văn Cải, (2005), HF thuần nhập nội TP Hồ Chí Minh 2,93 lần. Phạm Văn Giới và cs. (2007b), phối có chửa tinh bò lai HF 3/4 và 7/8 ở miền Bắc 58,6% và miền Nam là 61,6%. Nguyễn Ngọc Tấn và cs. (2014), TP. Hồ Chí Minh là 3,4 lần.. Kết quả phối giống của bò Ba Vì thấp hơn các nơi khác (bảng 3.7). Bảng 3.7. Hệ số phối giống (HS) và tỷ lệ thụ thai (TT) Chỉ tiêu Hệ số phối giống (liều) Tỷ lệ thụ thai (%) Tổng số lần phối 1.793 1.793 Số con có chửa 812 812 Kết quả 2,21 45,29 3.1.8. Hiện tượng chậm sinh (rối loạn sinh sản) Khám lâm sàng qua trực tràng kết hợp với việc định lượng P4 để đánh giá khả năng hoạt động của buồng trứng bò chậm sinh chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8. Theo Trịnh Quang Phong và cs. (2012), bò sữa Ba Vì và Gia Lâm Hà Nội: bệnh u nang buồng trứng bò F2 16,70%, F3 là 3,12%, HF là 13 7,14%, thể vàng tồn lưu F2 20,80%, F3 25,0% và HF 21,43%, buồng trứng kém hoạt động là: F2 62,5%, F3 71,88% và HF thuần 71,43%. Bảng 3.8. Kết quả phân loại hiện tượng rối loạn sinh sản Bò cái Cái sinh sản Cái tơ Tổng Tổng số n (con) 746 69 815 Số chậm sinh 141 12 153 % 18,90a 17,39b 18,78 Các trạng thái bệnh lý trên buồng trứng Buồng trứng không hoạt động n (con) 68 8 76 % 48,22a 66,66b 49,68 Thể vàng tồng lưu n (con) 22 3 25 % 15,60a 25,00b 16,34 U nang n (con) 35 1 36 % 24,83a 8,34b 23,53 Viêm thân sừng tử cung, âm đạo n (con) 9 0 9 % 6,39a 0,0b 5,88 Chai noãn nang n (con) 7 0 7 % 4,96a 0,0b 4,57 Ghi chú: Trong cùng hàng, những giá trị trung bình có mang chữ cái khác nhau là sai khác có nghĩa thông kê với P<0,05. Chung Anh Dũng và cs. (2013), bệnh sinh sản trên bò sữa trong cả nước có 41,7% đàn cái bị bệnh sinh sản (các tỉnh phía Bắc 32,2%, đồng bằng sông Cửu Long 48,9%), trong đó chậm sinh 59,2%, phối giống nhiều lần 12%, sót nhau 11,7%, động dục không theo chu kỳ 4,25%, trong đó bò chậm sinh sản là bò vắt sữa 5 tháng mà vẫn chưa thụ thai. Tỷ lệ bò chậm sinh vùng Ba Vì cao tương đương với một số nơi khác. 3.2. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ 3.2.1. Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau đẻ Phân loại, đánh giá hoạt động của buồng trứng trên những bò “chậm sinh” sau đẻ 120 ngày được thể hiện qua bảng 3.9. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tấn (2014), đàn bò TP. Hồ Chí Minh không động dục sau đẻ 60 ngày là 11,7%, phối giống trên 80 ngày là 14 27,4% và khoảng cách từ sau đẻ đến phối giống có chửa là 209,9 ngày. Sự thiếu dinh dưỡng, stress nhiệt và vắt sữa là những nguyên nhân thứ phát dẫn đến sự rối loạn sinh sản là rối loạn hormone dẫn đến chậm động dục lại sau khi đẻ (Sato et al., 1992). Đàn bò sữa Vùng Ba Vì cũng như vậy bảng 3.9). Bảng 3.9. Tình trạng động dục trở lại sau đẻ đến 120 ngày Chỉ tiêu Số lượng (con) Tổng số bò theo dõi n (con) 764 Động dục Số bò (con) 621 Tỷ lệ (%) 83,25 Không động dục Số bò (con) 125 Tỷ lệ (%) 16,75 3.2.2. Nguyên nhân gây chậm động dục sau 120 ngày ở buồng trứng Theo dõi 125 bò sữa sau đẻ 120 ngày không có biểu hiện động dục, động dục không rõ ràng. Kết quả thể hiện bảng 3.10. Bảng 3.10. Các nguyên nhân trên buồng trứng gây chậm động dục Tổng bò n (con) 125 Các trạng thái buồng trứng Không hoạt động Số bò (n) 68 Tỷ lệ (%) 54,40 U nang Số bò (n) 35 Tỷ lệ (%) 28,00 Thể vàng tồn lưu Số bò (n) 22 Tỷ lệ (%) 17,60 Buồng trứng không hoạt động tập trung cao ở những bò không động dục 54,40% (68 bò). Khi khám, chúng tôi nhận thấy thông thường thể vàng chỉ xuất hiện trên một buồng trứng nhưng cũng có trường hợp trên một buồng trứng có mặt cả thể vàng và nang trứng 3.2.3. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau đẻ Có sự ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ tại thời điểm bò đẻ tới chức năng của buồng trứng. Thể vàng tồn lưu, cao vào mùa hè (36,6%), thấp 15 vào mùa đông (13,63%). Bệnh ở buồng trứng xảy ra ở cả bốn mùa. Tuy nhiên, ở mùa xuân và mùa hè cao hơn mùa thu và mùa đông (bảng 3.11). Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chức năng hoạt động của buồng trứng sau đẻ Mùa vụ Các trạng thái buồng trứng Không hoạt động U nang Thể vàng tồn lưu Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) Xuân 20 29,41a 13 37,14c 7 31,81e Hè 23 33,82a 10 28,57 8 36,36e Thu 9 13,23b 7 20,00 4 18,18f Đông 16 23,52b 5 14,28d 3 13,63f Tổng số 68 100 35 100 22 100 Ghi chú: - Trong cùng cột, các giá trị trung bình có mang những chữ cái khác nhau là sai khác ở mức P<0,05. Mùa xuân từ tháng 2-4, mùa hè từ tháng 5-9, mùa thu từ tháng 10-11 và mùa đông từ tháng 12-1 năm sau 3.2.4. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng Thường bò cái tơ hoặc bò mới đẻ lứa 1-2 động dục rõ và tỷ lệ phối giống có chửa cao. Bò đã đẻ nhiều lứa thì khả năng có chửa thấp.Từ lứa đẻ 2 đến lứa 6, bò mắc bệnh thể vàng tồn lưu tăng từ 13,63% đến 18,18%, sau đó giảm dần ở sau lứa đẻ 6 (9,09%). Bảng 3.12. Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng Lứa đẻ Các trạng thái buồng trứng Không hoạt động U nang Thể vàng tồn lưu Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) 1 5 7,35 2 5,71 2 9,09 2 5 7,35 4 11,42 4 18,18 3 11 16,17 4 11,42 3 13,63 4 11 16,17 7 20,00 4 18,18 5 10 14,70 6 17,14 3 13,63 6 12 17,64 7 20,00 4 18,18 >6 14 20,58 5 14,28 2 9,09 Tổng 68 100 35 100 22 100 16 Buồng trứng không hoạt động cũng tăng theo lứa đẻ của bò, lứa đẻ thứ nhất chỉ có 5,35% sau đó tăng dần đến 20,58% ở sau lứa đẻ 6. Bệnh u nang buồng trứng cũng có chiều hướng gia tăng từ lứa đẻ 2 đến lứa đẻ 6 (11,42 đến 14,28% ) (bảng 3.12). 3.2.5. Ảnh hưởng của thể trạng đến chức năng buồng trứng sau đẻ Qua kết quả (bảng 3.13) cho thấy thể trạng bò béo hay quá béo thì dễ mắc bệnh buồng trứng không hoạt động, u nang và thể vàng tồn lưu. Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng hoạt động buồng trứng Thể trạng bò Các trạng thái buồng trứng Không hoạt động U nang Thể vàng tồn lưu Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) Số bò (n) Tỷ lệ (%) Gầy, quá gầy (BCS:2,00-2,50) 16 23,52 13 37,14 1 4,54 Bình thường (BCS:2,75-3,25) 9 13,23 2 5,71 8 36,36 Béo, quá béo (BCS:3,50-4,50) 43 63,23 20 57,14 13 59,09 68 100 35 100 22 100 Bò gầy hay quá gầy thì mắc bệnh buồng trứng không hoạt động (23,52%); u nang buồng trứng (37,14%), thể vàng tồn lưu tỷ lệ thấp ở bò gầy hay quá gầy. Ngược lại đối với bò thể trạng bình thường thì bệnh thể vàng tồn lưu (36,36%) cao hơn hẳn đối với nhóm bò có thể trạng gầy hay quá gầy và thấp hơn hẳn đối với bò có thể trạng béo hay quá béo. Theo Nguyễn Ngọc Tân và cs.,(2014) bò có điểm thể trạng 2,7 là bò có buồng trứng kém hoạt động, thể trạng 2.9 có thể vàng là 56,25%. 17 3.3. Định lượng P4 phát hiện bệnh buồng trứng và chẩn đoán thai sớm nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa 3.3.1. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh bằng khám qua trực tràng Đánh giá phân loại hoạt động của buồng trứng bằng khám lâm sàng qua trực tràng với hai lần khám liên tiếp cách nhau 7-10 ngày, kết quả thể hiện bảng 3.14. Bảng 3.14. Chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng qua trực tràng Trạng thái buồng trứng Số bò (con) Tỷ lệ (%) Thể vàng tồn lưu 20 37,74 U nang 5 9,43 Buồng trứng kém hoạt động 28 52,83 Tổng số 53 100 Buồng trứng không hoạt động chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,83%. Sau đó thể vàng tồn lưu 37,74% và thấp nhất u nang chiếm 9,43%. 3.3.2. Kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng bằng định lượng P4 trong sữa Xác định chính xác bệnh của buồng trứng bằng định lượng hormone P4, thể hiện qua bảng 3.15. Bảng 3.15. Kết quả định lượng P4 trong sữa Định lượng P4 Con (n) Tỷ lệ (%) Hàm lượng P4 (ng/ml) Thể vàng tồn lưu 16 30,19a Liên tục ≥ 5,0 U noãn nang 7 13,20b Lên xuống Buồng trứng kém hoạt động 30 56,60c Liên tục < 5,0 Tổng số 53 100 - (P < 0,05) Định lượng progesterone xác định bệnh buồng trứng kém hoạt động chiếm 56,60%, thể vàng tồn lưu 30,10% và u nang buồng trứng là 13,20%. Đối với bò có buồng trứng nhỏ và có hàm lượng P4 < 0,2 ng/ml 18 được xác định là buồng trứng kém hoạt động (Tăng Xuân Lưu và cs. 2003b). Qua kết quả (bảng 3.14) ở trên chúng tôi thấy kết quả giữa hai phương pháp (định lượng P4 và khám lâm sàng) không có sự sai khác nhau rõ rệt ở các bệnh thể vàng tồn lưu, buồng trứng không hoạt động và bệnh u nang buồng trứng. Kết quả so sánh được thể hiện bằng hình 3.1. Hình 3.1. So sánh kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng bằng khám lâm sàng và định lượng progesterone 3.3.3. Chẩn đoán có thai sớm bằng định lượng P4 trong sữa Để chẩn đoán thai sớm ở bò chúng tôi đã dẫn tinh cho 26 bò có biểu hiện động dục rõ, lấy mẫu sữa ở ngày 0 (ngày phối), ngày 7, 14, 21, 28, 35 sau phối. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16. Bằng phương pháp định lượng P4 trong sữa ở bò không động dục có thể vàng tồn lưu là 30,10%, u nang buồng trứng 13,2% và buồng trứng không hoạt động là 56,6%. Theo Phan Văn Kiểm và cs. (2006), định lượng P4 xác định có thai sớm qua 21 ngày chính xác 84,78% và sau 60-90 ngày khám thai có chửa 69,56%. T. Nakao et al. (1982b), độ chính xác của phương pháp P4 là 75-85% và không có chửa 100% sau 21 ngày phối. 19 Bảng 3.16. Chẩn đoán thai sớm bằng định lượng P4 Thời điểm theo dõi Số bò (n) Hàm lượng P4 (ng/ml) Bò động dục và thụ tinh nhân tạo 26 Bò động dục lại sau 21±3 ngày 8 3,68±0,21 Bò có hàm lượng P4 cao liện tục đến 35 ngày sau phối 18 5,68±0,27 Bò có chửa, khám thai ở 60 ngày sau phối 15 - Bò không có chửa, khám thai ở 60 ngày sau phối 3 - Việc xác định có thai sớm cũng là một trong những biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa. Hai phương pháp chẩn đoán bệnh buồng trứng qua trực tràng và P4 không có sự khác biệt nhiều ở vùng Ba Vì. 3.4. Sử dụng hormone nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa 3.4.1. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động Đối với bò có buồng trứng không hoạt động, chúng tôi sử dụng vòng CIDR đặt âm đạo 12 ngày, ngày thứ 11 tiêm PGF2, ngày 12 rút vòng và tiêm GnRH sau đó theo dõi bò động dục và phối giống. Kết quả bảng 3.17. Bảng 3.17. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động Chỉ tiêu Kết quả điều trị Tổng số bò có buồng trứng không hoạt động n (con) 68 Bò động dục n (con) 57 Tỷ lệ (%) 83,82 Có chửa n (con) 42 Tỷ lệ (%) 73,68 Theo Lưu Công Khánh và cs. (2004), sử dụng CIDR và PGF2, để gây động dục, tỷ lệ động dục ở bò Lai Sind là 85,71% và ở bò lai HF 20 là 87,30%. Phan Văn Kiểm và cs. (2006) sử dụng CIRD với PGF2 điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động cho kết quả 78,95%, sau khi chẩn đoán bằng phương pháp progesterone. Trịnh Quang Phong và cs. (2012) điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động trên đàn bò Hà Nội cho kết quả 79,16-84,2% bò động dục và có 71,2-81,2% bò có chửa ở 2 kỳ phối giống trên công thức sử dụng kết hợp giữa CIRD, HCG, estrogen và PGF2. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của các tác giả đã nghiên cứu trên bò lai. 3.4.2. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng GnRH với liều 100µg và 25 mg PGF2 sau 7 ngày. Kết quả thể hiện qua bảng 3.18. Bảng 3.18. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng Chỉ tiêu Kết quả điều trị Tổng số bò bị u nang buồng trứng n (con) 35 Bò động dục n (con) 31 Tỷ lệ (%) 88,57 Có chửa n (con) 25 Tỷ lệ (%) 71,42 Sau khi tiêm GnRH, ngày thứ 5 có 2 bò động dục, 33 bò tiêm PGF2 vào ngày thứ 7, có 29 bò động dục. Tổng số bò động dục và phối giống là 31 con chiếm tỷ lệ 88,57% và sau 45-60 ngày khám thai có 25 bò có chửa chiếm 71,42%. Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Kiểm và cs. (2006) sử dụng GnRH điều trị bệnh u nang buồng trứng có 57,14% bò có chửa chẩn đoán bằng phương pháp P4. Trần Thị Loan và cs. (2012), sử dụng GnRH, PGF2và sử dụng vòng CIDR điều trị bò u nang buồng trứng có 83,33% bò động dục và 80% bò có chửa ở hai kỳ phối giống. Kết quả của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trước đây. 3.4.3. Kết quả điều trị bệnh thể vàng tồn lưu Điều trị bệnh thể vàng tồn lưu bằng PG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfss_bssgs_ttla_tang_xuan_luu_5425_2005200.pdf
Tài liệu liên quan