Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi, người dân tộc kinh, H’mong, Dao ở tỉnh Yên Bái

3.1.6. Một số chỉ số chức năng tuần hoàn

3.1.6.1. Tần số tim

Tần số tim của học sinh giảm dần từ 7 đến 15 tuổi. Sự giảm tần số tim theo tuổi đƣợc giải thích bằng sự thay đổi nộitại của nút xoang và sự thay đổi tác dụng của hệ thần kinh tự chủ lên tim. Tần số tim của học sinh nữ có giá trị cao hơn so vớitần số tim của học sinh nam ở học sinh của cả ba dân tộc; ở nhiều lứa tuổi sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tần số tim của học sinh Kinh, Dao, H’mong có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở cả học sinh nam và nữ (p>0,05). Điềunày cho thấy, tần số tim của trẻ em không phụ thuộc nhiều vào di truyền, dinh dƣỡng và điều kiện sống.

3.1.6.2. Huyết áp động mạch

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam và nữ ở cả 3 dân tộc đều tăng dần từ 7 đến 15 tuổi.

Trong đó, huyết áp tâm thu của nam tăng trung bình mỗi năm từ 1,87 ÷ 2,12mmHg, của nữ mỗi năm tăng trung bình từ 1,98÷ 2,18 mmHg. Huyết áp tâm trƣơng của nam tăng trung bình 1,68 ÷ 1,78 mmHg/năm, của nữ tăng trung bình mỗi năm 1,81 ÷1,97 mmHg. Thời điểm tăng nhanh huyết áp ở nam lúc 14 tuổi và ở nữ lúc 13 tuổi. Huyết áp động mạch của học sinh tăngtheo tuổi là do sự biến đổi về cấu tạo giải phẫu hệ tim - mạch. Kết quả này phù hợp với số liệu của nhiều tác giả khác.

Huyết áp động mạch của học sinh Kinh, Dao, H’mong có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở cả học sinh nam và nữ

(p>0,05). Điều này cho thấy, huyết áp động mạch của trẻ em phụ thuộc vào tuổi và giới tính nhƣng không phụ thuộc nhiềuvào di truyền, dinh dƣỡng và điều kiện sống.

pdf22 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi, người dân tộc kinh, H’mong, Dao ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an của học sinh 3.1.1. Chiều cao đứng Chiều cao đứng (CCĐ) của học sinh tăng dần theo tuổi, tăng trung bình mỗi năm khoảng 4,92 ÷ 5,0cm đối với nam và 4,19 ÷ 4,34cm đối với nữ. Thời điểm tăng nhảy vọt về CCĐ của nam muộn hơn so với ở nữ khoảng 1 ÷ 2 năm. CCĐ của nam và nữ ít có sự chênh lệch ở giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi.Từ 12 đến 14 tuổi, CCĐ của nữ lớn hơn so với ở nam, còn ở lứa tuổi 15 ÷ 17, CCĐ của nam lại lớn hơn rõ so với ở nữ. CCĐ của nam, nữ dân tộc Kinh và Dao lớn hơn nhiều so với của nam, nữ dân tộc H’mong ở hầu hết các lứa tuổi.CCĐ của nam, nữ dân tộc Kinh chỉ lớn hơn so với của nam, nữ dân tộc Dao ở một số lứa tuổi. Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn CCĐ của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính So với kết quả CCĐ học sinh trong những nghiên cứu gần đây của Đỗ Hồng Cƣờng tại Hòa Bình và của Nguyễn Thị Bích Ngọc tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ thì CCĐ của học sinh dân tộc Kinh và Dao tại Yên Bái có giá trị tƣơng đƣơng, còn CCĐ của dân tộc H’mong có giá trị nhỏ hơn ở nhiều lứa tuổi. So sánh với kết quả CCĐ của quần thể tham chiếu của Mỹ giai đoạn 2007 ÷ 2010 và giá trị của quần thể tham chiếu của WHO năm 2007 cho thấy, CCĐ của học sinh cùng lứa tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao, H’mong trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp hơn từ 10 đến hơn 20 cm. 3.1.2. Cân nặng Cân nặng của nam và nữ đều tăng dần từ 6 ÷ 17 tuổi. Trong đó, cân nặng của nam tăng trung bình khoảng 2,73÷2,85 kg/năm, cân nặng của nữ tăng trung bình khoảng 2,46 ÷ 2,53 kg/năm. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều, tăng nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi và ở nữ lúc 14 tuổi. Ở giai đoạn 6 ÷ 10 tuổi và 15 ÷ 17 tuổi, cân nặng của học sinh nam lớn hơn so với ở nữ, giai đoạn 11 ÷ 12 tuổi cân nặng của học sinh nam và nữ có giá trị tƣơng đƣơng, còn ở giai đoạn 13 ÷ 14 tuổi thì cân nặng của nữ lại lớn hơn so với ở nam. Cân nặng của nam, nữ dân tộc Kinh lớn hơn nhiều so với cân nặng của nam, nữ dân tộc Dao và H’mong ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu. So với kết quả cân nặng trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng và của Nguyễn Thị Bích Ngọc thì cân nặng của học sinh Kinh có giá trị tƣơng đƣơng, trong khi cân nặng của học sinh Dao và H’mong có giá trị nhỏ hơn ở một số lứa tuổi. Hình 3.2.Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính So sánh với kết quả chiều cao đứng của quần thể tham chiếu của Mỹ giai đoạn 2007 ÷ 2010 cho thấy, cân nặng của học sinh cùng lứa tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao, H’mong trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp hơn từ 15 ÷ 30kg. 3.1.3. Vòng ngực trung bình VNTB của học sinh nam tăng trung bình mỗi năm 1,87 ÷ 1,95 cm, của nữ tăng trung bình mỗi năm 1,86 ÷1,89 cm. VNTB của học sinh nam có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ ở hầu hết các lứa tuổi với p<0,05 (trừ lứa tuổi 14 ÷ 15, VNTB của nam có giá trị nhỏ hơn so với của nữ). VNTB của nam tăng nhanh nhất ở tuổi 16, còn của nữ tăng nhanh sớm hơn 2 năm. Tốc độ tăng VNTB của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Hình 3.3.Đồ thị biểu diễn VNTB của học sinh theo tuổi, dân tộc và giới tính VNTB của học sinh Kinh lớn hơn so với của học sinh Dao và H’mong ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên giai đoạn 9 ÷ 14 tuổi ở cả nam và nữ sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). VNTB của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn so với số liệu nêu trong cuốn HSSH, GTSH, của Tạ Thúy Lan và cs, nhƣng lại có giá trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các lứa tuổi so với nghiên cứu của nhiều tác giả khác. 3.1.4. Chỉ số BMI Chỉ số BMI của cả nam và nữ đều tăng dần theo tuổi. Chỉ số BMI của nam tăng trung bình mỗi năm khoảng 0,23 ÷ 0,27 kg/m2 và của nữ tăng trung bình mỗi năm 0,30 ÷ 0,37 kg/m2. Thời điểm tăng nhanh chỉ số BMI của học sinh cũng diễn ra cùng thời điểm tăng nhanh về cân nặng và muộn hơn so với thời điểm tăng nhanh về CCĐ. Tốc độ tăng chỉ số BMI của học sinh nam nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi (tăng 0,74 ÷ 0,87 kg/m2) và ở nữ lúc 14 tuổi (tăng 0,94 ÷ 1,08 kg/m2). Chỉ số BMI của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh Dao và học sinh H’mong ở tất cả các lứa tuổi đối với nam và lớn hơn so của học sinh Dao ở các lứa tuổi 6, 7, 12, 13; của học sinh H’mong ở các lứa 9, 17 đối với nữ. Chỉ số BMI của học sinh dân tộc Dao có giá trị tƣơng đƣơng so với của học sinh H’mong ở hầu hết các lứa tuổi đối với nam và nhỏ hơn ở các lứa tuổi 9 ÷ 11, 14, 17 đối với nữ. So với kết quả chỉ số BMI trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Mùi và số liệu nêu trong cuốn GTSH thì BMI của học sinh các dân tộc trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn ở nhiều nhóm tuổi. So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan trên học sinh Hà Nội cách đây hơn 15 năm và so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng trên học sinh dân tộc Kinh ở Hòa Bình, của Nguyễn Thị Bích Ngọc trên học sinh dân tộc Kinh ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc thì nhìn chung chỉ số BMI của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chung tôi có giá trị tƣơng đƣơng. So sánh với kết quả BMI của quần thể tham chiếu của Mỹ giai đoạn 2007 ÷ 2010 và giá trị của quần thể tham chiếu của WHO năm 2007 cho thấy, BMI của học sinh cùng lứa tuổi ngƣời dân tộc Kinh, Dao, H’mong trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, khi so sánhvới tiêu chuẩn của WHO dành cho ngƣời châu Á thì giá trị BMI trung bình của học sinh ba dân tộc ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn thể trạng bình thƣờng. 3.1.5. Chỉ số Pignet Chỉ số Pignet của học sinh nam tăng dần từ 6 ÷ 14 tuổi, sau đó giảm dần ở 15 ÷17 tuổi; chỉ số Pignet của nữ tăng dần từ 6 ÷ 13 tuổi, từ 14 ÷ 17 tuổi chỉ số này giảm dần. Điều này là do ở lứa tuổi nhỏ CCĐ của học sinh tăng nhanh hơn so với cân nặng và vòng ngực, còn ở lứa tuổi 15 ÷ 17 ở nam và 14 ÷ 17 tuổi ở nữ thì cân nặng và vòng ngực lại phát triển nhanh hơn CCĐ. Ở cả ba dân tộc, thời điểm giảm nhanh Pignet của nam xuất hiện lúc 16 tuổi và của nữ là lúc 15 tuổi. Hầu nhƣ không có sự khác biệt về chỉ số này ở học sinh nam giữa các dân tộc. Đối với nữ, nữ Kinh có chỉ số Pignet nhỏ hơn so với nữ Dao ở giai đoạn 15 ÷ 17 tuổi, nhƣng lại lớn hơn so với nữ H’mong ở giai đoạn 8 ÷ 14 tuổi. Nữ dân tộc Dao có chỉ số Pignet lớn hơn so với của nữ dân tộc H’mong ở các lứa tuổi từ 8 ÷ 17 tuổi. Chỉ số Pignet của học sinh trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn so với số liệu nêu trong cuốn GTSH, trong nghiên cứu của Trần Đình Long và cs, của Tạ Thúy Lan và cs và tƣơng đƣơng với số liệu trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc. 3.1.6. Một số chỉ số chức năng tuần hoàn 3.1.6.1. Tần số tim Tần số tim của học sinh giảm dần từ 7 đến 15 tuổi. Sự giảm tần số tim theo tuổi đƣợc giải thích bằng sự thay đổi nội tại của nút xoang và sự thay đổi tác dụng của hệ thần kinh tự chủ lên tim. Tần số tim của học sinh nữ có giá trị cao hơn so với tần số tim của học sinh nam ở học sinh của cả ba dân tộc; ở nhiều lứa tuổi sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tần số tim của học sinh Kinh, Dao, H’mong có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở cả học sinh nam và nữ (p>0,05). Điều này cho thấy, tần số tim của trẻ em không phụ thuộc nhiều vào di truyền, dinh dƣỡng và điều kiện sống. 3.1.6.2. Huyết áp động mạch Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam và nữ ở cả 3 dân tộc đều tăng dần từ 7 đến 15 tuổi. Trong đó, huyết áp tâm thu của nam tăng trung bình mỗi năm từ 1,87 ÷ 2,12mmHg, của nữ mỗi năm tăng trung bình từ 1,98 ÷ 2,18 mmHg. Huyết áp tâm trƣơng của nam tăng trung bình 1,68 ÷ 1,78 mmHg/năm, của nữ tăng trung bình mỗi năm 1,81 ÷ 1,97 mmHg. Thời điểm tăng nhanh huyết áp ở nam lúc 14 tuổi và ở nữ lúc 13 tuổi. Huyết áp động mạch của học sinh tăng theo tuổi là do sự biến đổi về cấu tạo giải phẫu hệ tim - mạch. Kết quả này phù hợp với số liệu của nhiều tác giả khác. Huyết áp động mạch của học sinh Kinh, Dao, H’mong có giá trị tƣơng đƣơng nhau ở cả học sinh nam và nữ (p>0,05). Điều này cho thấy, huyết áp động mạch của trẻ em phụ thuộc vào tuổi và giới tính nhƣng không phụ thuộc nhiều vào di truyền, dinh dƣỡng và điều kiện sống. 3.1.6.3. Một số thông số điện tâm đồ Trục điện tim: Trục điện tim trung bình của nam ở ba dân tộc dao động trong khoảng 53,97o ÷ 68,72o, của nữ dao động từ 62,64o ÷ 69,36o. Hầu hết số lƣợng học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trục điện tim trung gian (tỷ lệ tƣơng ứng cho học sinh Kinh, Dao, H’mong lần lƣợt là 98,69%, 98,68%, 99,01% số học sinh có trục điện tim trung gian), một tỷ lệ nhỏ số học sinh có trục điện tim lệch phải và không có học sinh nào có trục điện tim lệch trái. Không có sự khác biệt giữa các dân tộc về tỷ lệ (%) trục điện tim và góc α ở cả học sinh nam và nữ (p>0,05). Thời gian PQ: Thời gian PQ trung bình của học sinh tăng dần từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi ở cả nam và nữ. Từ 7 đến 15 tuổi, thời gian PQ tăng thêm từ 11,33 ÷ 11,67 ms đối với nam và 9,69 ÷ 11,65 ms đối với nữ. Theo Gibson, thời gian PQ tƣơng quan thuận với trọng lƣợng của cả hai nhĩ, do đó sự tăng kích thƣớc tâm nhĩ và chậm dẫn truyền tại nút nhĩ - thất dẫn đến sự tăng theo tuổi của thời gian PQ. Kết quả về thời gian PQ của chúng tôi phù hợp với số liệu trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về thời gian PQ trong các nhóm tuổi vàkhông có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về thời gian PQ ở cả nam và nữ. Thời gian QRS: Thời gian QRS trung bình tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, tăng 8,76 ÷ 9,68 ms đối với nam và 10,24 ÷ 11,31 ms đối với nữ. Thời gian QRS tăng là do tăng trọng lƣợng tim. Davignon A. và cs cho biết trọng lƣợng tim tăng 10 lần từ lúc sinh cho đến lúc 15 ÷ 16 tuổi. Nam có thời gian QRS dài hơn ở nữ trong các nhóm 7÷ 9, 10 ÷ 12 tuổi. Ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi, thời gian QRS ở nam và nữ thuộc các dân tộc có giá trị tƣơng đƣơng.Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về QRS ở cả nam và nữ. Thời gian QT: Thời gian QT trung bình tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, tăng thêm 28,35 ÷ 32,97 ms đối với nam và 29,19 ÷ 31,84 ms đối với nữ. Nhiều tác giả cho rằng QT thay đổi theo tuổi và tần số tim. QT tăng khi tần số tim giảm. Sự phụ thuộc của thời gian QT vào tần số tim là một đặc tính nội tại của cơ tâm thất, thời gian điện thế động của tế bào cơ tim ngắn lại khi tần số tim tăng. Thời gian QRS của nam ở học sinh của cả ba dân tộc có xu hƣớng dài hơn so với của nữ trong tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về thời gian QT ở cả nam và nữ. Biên độ sóng P: Biên độ sóng P ở chuyển đạo D2 không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, có giá trị trung bình khoảng 10,17.10- 1mm, thay đổi từ 3.10-1mm đến 25.10-1mm. Biên độ sóng P cho thông tin không nhiều về thể tích và trọng lƣợng nhĩ phải mà cho thông tin về trọng lƣợng nhĩ trái theo kiểu âm tính, nghĩa là sóng P càng dẹt thì trọng lƣợng nhĩ trái càng lớn. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hƣởng lên biên độ sóng P nhƣ vị trí tim trong lồng ngực, hô hấp, tần số tim, bề dày của thành ngực và kỹ thuật đo. Biên độ P2 của nam và nữ ở cả ba dân tộc đều không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ sóng P2 ở cả nam và nữ. Thời gian sóng P: Thời gian sóng P tăng theo tuổi từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, tăng 10,51 ÷ 13,23 ms đối với nam và 9,74 ÷ 11,10 ms đối với nữ. Nhiều tác giả cho rằng, thời gian sóng P ở trẻ em dài trên 100 ms là tiêu chuẩn chẩn đoán dày nhĩ trái, nhƣng trong nghiên cứu của Okuni và Nguyễn Xuân Cẩm Huyên cũng cho kết quả giới hạn trên là 120ms giống nhƣ kết quả ở nhóm 13 ÷ 15 tuổi trong nghiên cứu này. Thời gian P2 của nam và nữ ở cả ba dân tộc đều không có sự khác biệt. Và cũng không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về thời gian sóng P2. Biên độ sóng Q: Biên độ sóng Q của học sinh 7 ÷ 15 tuổi cao nhất đƣợc xác định tại chuyển đạo D3 và V6. Tại chuyển đạo D3, biên độ sóng Q có giới hạn trên là 4,5 mm và tại V6 là 4,0 mm, nhƣ vậy là không có trƣờng hợp nào có biên độ sóng Q ≥ 5 mm. Tại chuyển đạo D3, biên độ sóng Q giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, giảm 2,90.10-1 ÷ 3,00.10-1 mm đối với nam và 3,83.10-1 ÷ 4,02.10-1 mm đối với nữ. Tại chuyển đạo V6, biên độ sóng Q cũng giảm từ 1,75.10-1 ÷ 2.10-1 mm đối với nam và 4,87.10-1 ÷ 5,09.10-1 mm đối với nữ. Biên độ sóng Q3 của học sinh nam và nữ ở cả ba dân tộc đều không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt giữa học sinh giữa các dân tộc về biên độ Q3. Biên độ sóng R: Ở chuyển đạo D2, biên độ sóng R tăng ở nam. Điều này phù hợp với sự thay đổi của trục điện tim ở nam, trục này trở nên dọc hơn ở nhóm 13÷15 tuổi. Biên độ sóng R giảm ở V4. Điều này cho thấy ƣu thế của tâm thất phải đã giảm dần. Ở nữ, biên độ sóng R giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi ở chuyển đạo V4, nguyên nhân là do bề dày thành ngực tăng lên làm giảm tín hiệu điện thế. Biên độ sóng R cũng giảm ở cả chuyển đạo. Biên độ R2 và RV4 của nam lớn hơn so với của nữ ở các nhóm 10 ÷ 12, 13 ÷ 15 tuổi. Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ R2 và RV4. Biên độ sóng S: Đối với nam, biên độ sóng S tăng từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi. Sự thay đổi này là do tâm thất trái tăng ƣu thế so với tâm thất phải. Đối với nữ, biên độ sóng S giảm từ nhóm 7 ÷ 9 tuổi đến nhóm 13 ÷ 15 tuổi, nguyên nhân cũng là do bề dày thành ngực tăng lên làm giảm tín hiệu điện thế. Biên độ SV1 của nam nhỏ hơn so với của nữ ở nhóm 7 ÷ 9 tuổi và lớn hơn ở 13 ÷ 15 tuổi. Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ SV1. Biên độ sóng T: Biên độ sóng T trung bình của học sinh nam từ 7 ÷ 15 tuổi dao động xung quanh 66,5.10-1 mm, thay đổi từ 2,5 mm đến 13,5 mm và của học sinh nữ dao động xung quanh 52,20.10-1mm, thay đổi từ 1,0mm đến 13mm. Số liệu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Garson là biên độ sóng TV5 phải nhỏ hơn 14mm. Sự thay đổi biên độ Ttheo tuổi cũng phụ thuộc vào giới tính. Đối với nam, biên độ sóng TV5 tăng theo tuổi. Đối với nữ, biên độ sóng TV5 giảm theo tuổi. Biên độ TV5 của nam lớn hơn so với của nữ ở các nhóm 10÷12, 13÷15 tuổi. Không có sự khác biệt giữa học sinh các dân tộc về biên độ TV5 ở cả nam và nữ. Nhƣ vậy, sự thay đổi theo tuổi của một số thông số điện tâm đồ có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào giới tính. Không có sự khác biệt về các thông số điện tâm đồ của học sinh giữa các dân tộc trong nghiên cứu này. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác chúng tôi thấy có sự khác biệt về một số thông số điện tâm đồ giữa trẻ em và ngƣời lớn. Đó là, trẻ em có tần số tim cao hơn; thời gian PQ, QRS, QT ngắn hơn; trục điện tim dọc hơn và điện thế tất cả các sóng đều có giá trị lớn hơn và dao động trong một giới hạn rộng hơn so với ở ngƣời lớn. 3.1.7. Một số chỉ số chức năng hô hấp 3.1.7.1. Tần số hô hấp Tần số hô hấp của học sinh giảm dần từ 7 đến 15 tuổi. Sự chênh lệch về tần số hô hấp của học sinh giữa các lứa tuổi gần kề là không đáng kể, tuy nhiên với khoảng cách từ 3 lứa tuổi trở lên sự khác biệt về tần số hô hấp là có ý nghĩa thống kê. Thời điểm giảm nhanh tần số hô hấp của nam xuất hiện lúc 15 tuổi muộn hơn so với của học sinh nữ khoảng 1 năm. Theo chúng tôi, trẻ càng lớn, thể tích phổi càng tăng, cơ hoành và các cơ liên sƣờn ngày càng hoàn thiện, thể tích lƣu thông khí tăng lên, trong khi nhu cầu oxy giảm dần là nguyên nhân dẫn đến tần số hô hấp giảm dần theo tuổi. Hầu nhƣ không có sự khác biệt về tần số hô hấp giữa nam và nữ của cả ba dân tộc.Riêng ở lứa tuổi 14, tần số hô hấp của học sinh nam có giá trị lớn hơn so với của học sinh nữ. Không có sự khác biệt rõ rệt giữa học sinh các dân tộc về tần số hô hấp ở cả nam và nữ. 3.1.7.2. Dung tích sống Dung tích sống của học sinh tăng dần từ 7 đến 15 tuổi. Nguyên nhân là do thể tích lồng ngực ngày càng tăng, hệ thống hô hấp ngày càng hoàn thiện dẫn đến dung tích sống của trẻ em cũng tăng dần theo tuổi. Thực tế cho thấy, dung tích sống có mối tƣơng quan thuận chặt với tình trạng thể lực và CCĐ của cơ thể, do đó chỉ số này thay đổi theo tuổi, giới tính và theo dân tộc. Dung tích sống của nam lớn hơn so với của học sinh nữ. Dung tích sống của học sinh dân tộc Kinh lớn hơn so với của học sinh Dao và H’mong, của học sinh dân tộc Dao có giá trị lớn hơn so với của học sinh H’mong ở nhiều lứa tuổi. Điều này đƣợc lý giải là do sự khác biệt về CCĐ của học sinh giữa các dân tộc dẫn đến sự khác biệt về dung tích sống nhƣ trên. Thời điểm tăng nhanh VC của nữ (13 ÷ 14 tuổi) diễn ra sớm hơn so với của nam khoảng 1 năm. Thời điểm này trùng với thời điểm tăng nhảy vọt về CCĐ. Điều này thể hiện mối liên quan giữa VC với chiều cao cơ thể và tuổi dậy thì của trẻ. VC của nam có giá trị lớn hơn so với ở nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15. Còn ở các lứa tuổi khác, VC của học sinh nam và nữ thƣờng có giá trị tƣơng đƣơng. VC của nữ Kinh và Dao hầu nhƣ không có sự khác biệt, còn VC của nam Kinh lớn hơn so với của nam Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11, 13 và 15.VC của học sinh Kinh lớn hơn so với của học sinh H’mong ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu đối với cả.VC của học sinh Dao và H’mong không có sự khác biệt ở hầu hết các lứa tuổi. So sánh với kết quả trong một số nghiên cứu gần đây thì VC của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tƣơng đƣơng ở đa số các lứa tuổi, còn của học sinh Dao và H’mong có giá trị thấp hơn. Khi so sánh với số liệu trong nghiên cứu trƣớc đây nêu trong cuốn HSSH và nghiên cứu trên đối tƣợng học sinh tại huyện Yên Bình, Yên Bái và huyện Sa Pa, Lào Cai thì VC của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn. Điều này càng khẳng định mối tƣơng quan thuận giữa dung tích sống và CCĐ. 3.1.7.3. Dung tích sống thở mạnh FVC của học sinh tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng FVC theo tuổi ở nam, nữ không đều. FVC của nam tăng nhanh ở tuổi 14 ÷ 15 còn của nữ ở tuổi 13 ÷ 14. Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh FVC trùng với thời điểm tăng nhanh về VC. FVC của nam thƣờng có giá trị lớn hơn so với của nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15, còn ở các lứa tuổi khác, FVC của nam và nữ thƣờng có giá trị tƣơng đƣơng. FVC của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11 đối với nam và 7, 9 ÷ 11 đối với nữ. FVC của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh H’mong ở tất cả các lứa tuổi đối với nữ và ở hầu hết các lứa tuổi đối với nam.FVC của học sinh Dao và H’mong có giá trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các lứa tuổi.Sự khác biệt này là hệ quả của sự khác biệt về CCĐ của học sinh giữa các dân tộc. So sánh với với các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy, FVC của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung và tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng và Nguyễn Thị Bích Ngọc. 3.1.7.4. Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu FEV1 của học sinh tăng dần theo tuổi. FEV1 của nam tăng nhanh ở tuổi 14 ÷ 15, còn của học sinh nữ ở tuổi 13 ÷ 14. Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhanh FEV1 cũng trùng với thời điểm tăng nhanh về VC và FVC. FEV1 của nam thƣờng có giá trị lớn hơn so với ở nữ ở các lứa tuổi 10 ÷ 12 và 15, còn ở các lứa tuổi khác, FEV1 của nam và nữ thƣờng có giá trị tƣơng đƣơng. FEV1 của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh Dao ở các lứa tuổi 8 ÷ 11 đối với nam và 9 ÷ 10 đối với nữ. FEV1 của học sinh Kinh có giá trị lớn hơn so với của học sinh H’mong ở tất cả các lứa tuổi đối với nam và ở hầu hết các lứa tuổi đối với nữ. FEV1 của học sinh Dao và H’mong có giá trị tƣơng đƣơng ở hầu hết các lứa tuổi. Sự khác biệt về FEV1 của học sinh Kinh so với của học sinh Dao và H’mong là hệ quả của sự khác biệt về CCĐ của học sinh giữa các dân tộc. FEV1 của học sinh Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung và tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Hồng Cƣờng và Nguyễn Thị Bích Ngọc. 3.1.7.5. Chỉ số Tiffeneau Chỉ số Tiffeneau của học sinh có xu hƣớng tăng dần theo tuổi. Chỉ số Tiffeneau của nữ có xu hƣớng có giá trị lớn hơn so với của nam. Chỉ số Tiffeneau của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tƣơng đƣơng so với kết quả nêu trong GTSH, của Đỗ Hồng Cƣờng và của Nguyễn Thị Bích Ngọc. Và hầu nhƣ không có sự khác biệt về chỉ số Tiffeneau của học sinh giữa các dân tộc. Nhƣ vậy, các thông số hô hấp (VC, FVC, FEV1) tăng dần theo tuổi, có sự khác biệt theo giới tính và các dân tộc trong nghiên cứu. Chỉ số Tiffeneau có giá trị tƣơng đƣơng so với với các nghiên cứu của các tác giả khác. 3.1.8. Thời gian phản xạ cảm giác - vận động đơn giản TGPX cảm giác - vận động đơn giản của học sinh giảm dần theo tuổi. TGPX cảm giác - vận động của nam, nữ giảm nhanh ở giai đoạn đầu và tốc độ này giảm dần ở giai đoạn sau. Điều này có thể đƣợc lý giải là do ở thời điểm 14 ÷ 15 tuổi, hệ cơ và hệ thần kinh của trẻ đã phát triển hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhƣ tốc độ dẫn truyền của các dây thần kinh hƣớng tâm và ly tâm. Sau thời điểm này, sự tăng cƣờng ảnh hƣởng ức chế của vỏ não đối với các cấu trúc dƣới vỏ làm cho hƣng phấn và ức chế trở lên cân bằng hơn. TGPX cảm giác - vận động của nam có giá trị nhỏ hơn so với ở nữ ở đa số các lứa tuổi nghiên cứu. TGPX cảm giác - vận động của học sinh Kinh ngắn hơn so với của học sinh Dao và H’mong; của học sinh Dao ngắn hơn so với của học sinh H’mong. Điều này có thể do học sinh Kinh đƣợc tiếp xúc với máy tính sớm hơn so với học sinh Dao, trong khi học sinh H’mong hầu nhƣ không đƣợc tiếp xúc với máy tính. TGPX thị giác - vận động ngắn hơn so với TGPX thính giác - vận động. Sự khác biệt này có thể một phần do cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích tính giác. Theo Tạ Thúy Lan, đƣờng dẫn truyền từ các cơ quan thụ cảm tới vỏ bán cầu đại não để tạo ra phản ứng thích hợp của cơ quan phân tích thính giác dài hơn so với của cơ quan phân tích thị giác. TGPX cảm giác - vận động của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc, nhƣng dài hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan, Đỗ Công Huỳnh. Nguyên nhân có thể do sự phụ thuộc vào đối tƣợng nghiên cứu nhƣ sự khác nhau về điều kiện sống, học tập và sức khỏe của học sinh. 3.2. Năng lực trí tuệ của học sinh 3.2.1. Điểm trí tuệ theo test Raven Điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi. Từ 9 ÷ 12 tuổi là giai đoạn điểm trí tuệ của học sinh tăng nhanh ở cả nam và nữ. Từ 14 tuổi trở đi, tốc độ tăng điểm trí tuệ của học sinh giảm dần.Từ 15 ÷ 17 tuổi, điểm trí tuệ của các em hầu nhƣ không tăng. Theo Trịnh Bỉnh Dy, có nhiều thông số trí tuệ của học sinh đạt giá trị ngƣỡng từ rất sớm. Một số tác giả cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ với sự phát triển não bộ, trong đó đáng kể nhất là vùng Wernicke, vỏ não thùy trán và các đƣờng liên hệ đồi thị - vỏ não. Trần Trọng Thủy cho rằng, sự tăng nhanh điểm trí tuệ của học sinh các lớp dƣới đƣợc xem là cơ sở củng cố cho quan điểm về sự thể hiện sớm năng khiếu ở học sinh và là cơ sở của việc bồi dƣỡng sớm những năng khiếu trí tuệ cho học sinh. Điểm trí tuệ của nam có xu hƣớng cao hơn so với ở nữ ở học sinh của cả ba dân tộc, tuy nhiên các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điểm trí tuệ của học sinh nam Kinh lớn hơn so với học sinh nam Dao từ 0,42 ÷ 1,39 điểm, lớn hơn so với của nam học sinh H’mong từ 0,10 ÷ 1,20 điểm. Điểm trí tuệ của học nam H’mong lớn hơn so với của học sinh nam Dao từ 0,05 ÷ 0,60 điểm. Điểm trí tuệ của học sinh nữ Kinh lớn hơn so với của học sinh nữ Dao và H’mong lần lƣợt là -0,14 ÷ 1,36 điểm và 0,12 ÷ 1,38 điểm. Điểm trí tuệ của nữ Dao lớn hơn so với của nữ H’mong từ 0,04 ÷ 0,74 điểm. Tuy nhiên, mức chênh lệch điểm trí tuệ của học sinh giữa các dân tộc ở cả nam và nữ đều không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2. Chỉ số IQ và sự phân bố IQ Chỉ số IQ trung bình của học sinh ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu đều dao động quanh giá trị 100 điểm và không có sự khác biệt theo lứa tuổi và giới tính. Chỉ số IQ của nam có xu hƣớng có giá trị lớn hơn so với ở nữ, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.Mặc dù có sự chênh lệch về chỉ số IQ của học sinh giữa các dân tộc, nhƣng sự khác biệt này cũng không thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, khi xem xét sự phân bố của học sinh theo mức trí tuệ chúng tôi thấy, ở mức trí tuệ trung bình thì tỷ lệ học sinh Kinh chiếm tỷ lệ cao hơn so với học sinh Dao và H’mong. Ở mức trí tuệ trên trung bình thì tỷ lệ học sinh H’mong chiếm tỷ lệ cao hơn so với học sinh Kinh và Dao.Đặc biệt, ở mức trí tuệ rất xuất sắc (mức I), số nam học sinh H’mong chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với của nam học sinh Kinh và Dao. 3.2.3. Trạng thái cảm xúc Điểm cảm xúc chung và các điểm cảm xúc thành phần của học sinh đều tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng điểm cảm xúc chung và các điểm cảm xúc thành phần theo tuổi của học sinh không đồng đều. Các giá trị này của học si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_nang_luc_tri_tue_cua_hoc_sinh_tu_6_den_17_tuoi_nguoi_dan_t.pdf
Tài liệu liên quan