Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm

Bò sử dụng trong từng thí nghiệm có, điểm thể trạng, cân nặng

tương đối đồng đều. Sử dụng máy siêu âm để xác định sự đồng đều về

hoạt động và kích thước của hai buồng trứng. Được chăm sóc nuôi

dưỡng trong một điều kiện, cho ăn 4 kg thức ăn tinh và 50 kg cỏ

tươi/ngày. Bò cho tế bào trứng ở các thí nghiệm không giống nhau.

Siêu âm hút tế bào trứng trong tất cả các thí nghiệm được thực hiện

bởi một người kỹ thuật. Nhóm người thực hiện soi tìm tế bào trứng,

đánh giá chất lượng tế bào trứng, nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi

trong từng thí nghiệm hầu như không có sự thay đổi. Hệ thống máy

móc, thiết bị, môi trường, giống nhau.

pdf14 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í nghiệm không giống nhau. Siêu âm hút tế bào trứng trong tất cả các thí nghiệm được thực hiện bởi một người kỹ thuật. Nhóm người thực hiện soi tìm tế bào trứng, đánh giá chất lượng tế bào trứng, nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi trong từng thí nghiệm hầu như không có sự thay đổi. Hệ thống máy móc, thiết bị, môi trường,giống nhau. Gồm có 8 thí nghiệm được thực hiện độc lập với nhau, trong suốt thời gian từ năm 2006 – 2011. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực hút được thực hiện ở áp lực hút 60mmHg, 90 mmHg, 120 mmHg và 150 mmHg, trên ba bò HF có cùng độ tuổi (8 tuổi) và ở tần suất 2 lần/tuần. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất được thực hiện ở tần suất hút 2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần được tiến hành trên ba bò sữa HF có cùng độ tuổi (5 tuổi), ở áp lực hút 120 mmHg. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng (2 – 5, 6 – 9 và ≥ 10 mm) được thực hiện trên hai bò sữa HF (6 tuổi), ở áp lực hút 120 mmHg và ở tần suất ½ tuần/lần. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội. Được thực hiện hiện ở áp lực hút 120 mmHg. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng FSH được tiến hành trên hai bò HF (3 tuổi), Gồm có 6 liều lượng FSH được nghiên cứu: o mg, 2 mg, 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg. Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện ở áp lực hút 120 mmHg và tần suất ½ tuần/lần. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của giống bò được tiến hành trên hai bò HF và hai bò lai hướng sữa F3 (HF x lai Sind), ở áp lực hút 120 mmHg, tần suất 1/2 tuần/lần. Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bò được tiến hành trên bốn bò HF tuổi 3 và 6 tuổi, ở áp lực hút 120 mmHg, tần suất ½ tuần/lần. Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ ở vụ đông - xuân và hè - thu được tiến hành trên hai bò sữa HF (6 tuổi), ở áp lực hút 120 mmHg, tần suất ½ tuần/lần. 2.1.3.8. Xử lý số liệu Các kết quả nghiên được phân tích và đánh giá sự khác nhau về thống kê giữa các yếu tố ở các thí nghiệm sử dụng chương trình Paired t-test trong phần mềm minitab, phiên bản 14. Các giá trị được trình bày dưới dạng X ± SE (X: Bình quân; SE: Sai số chuẩn). 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2006 đến năm 2011, tại: - Bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi - Viện Chăn nuôi - Khoa Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Bộ môn Hóa sinh - Sinh lý động vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Trạm kiểm nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi - Các hộ nuôi bò huyện Ba Vì, Hà Nội và Vĩnh Phúc Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của áp lực hút * Ảnh hưởng của áp lực hút đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Bảng 3.1. Số lượng nang trứng được hút và ảnh hưởng của áp lực hút đến số lượng tế bào trứng thu được Áp lực hút Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) N X ± SE n X ± SE 60 mmHg 167 9,28 ± 0,52 54 3,00a ± 0,27 32,34 90 mmHg 172 9,56 ± 0,57 75 4,17b ± 0,35 43,60 120 mmHg 170 9,44 ± 0,39 138 7,67c ± 0,31 81,18 150 mmHg 178 9,89 ± 0,52 155 8,61c ± 0,44 87,08 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần. Có sự ảnh hưởng rõ rệt (bảng 3.1) của áp lực hút đến tế bào trứng thu được (P < 0,05). Ở áp lực 120 và 150 mmHg có sự sai khác (P < 0,05) và cao hơn so với áp lực 60 và 90 mmHg. Số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần siêu ở áp lực hút 150 mmHg lớn nhất. * Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng Kết quả đánh giá chất lượng cho thấy, có sự ảnh hưởng của áp lực hút lên chất lượng tế bào trứng loại A (P < 0,05). Ở áp lực hút 120 mmHg có số lượng tế bào trứng loại A/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 3,78 tế bào. Số lượng tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần ở áp lực 120 và 150 mmHg lớn hơn áp lực 60 và 90 mmHg. Tuy nhiên ở áp lực 120 và 150 lại không có sự khác nhau (P < 0,05). Về tế bào trứng loại C và D, chỉ có sự khác biệt tế bào trứng loại D ở áp lực 150 mmHg. Bảng 3.2. Ảnh hưởng của áp lực hút đến chất lượng tế bào trứng thu được Áp lực hút Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) 60 mmHg 1,44a ± 0,17 (26) 1,06a ± 0,17 (19) 0,33a ± 0,14 (6) 0,17a ± 0,09 (3) 90 mmHg 1,89b ± 0,16 (34) 1,33a ± 0,20 (24) 0,56a ± 0,17 (10) 0,39a ± 0,12 (7) 120 mmHg 3,78c ± 0,27 (68) 3,00b ± 0,26 (54) 0,56a ± 0,15 (10) 0,33a ± 0,11 (6) 150 mmHg 2,44b ± 0,23 (44) 3,17b ± 0,27 (57) 1,44b ± 0,20 (26) 1,56b ± 0,18 (28) Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của áp lực hút đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Bảng 3.3. Ảnh hưởng của áp lực hút đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Áp lực hút Tế bào trứng Nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang X ± SE (n) % X ± SE (n) % 60 mmHg 45 1,50a ± 0,23 (27) 60,00 0,56a ± 0,17 (10) 22,22 90 mmHg 58 1,72a ± 0,21 (31) 53,45 0,61a ± 0,14 (11) 18,97 120 mmHg 122 3,61b ± 0,31 (65) 53,28 1,11a ± 0,20 (20) 16,39 150 mmHg 101 2,50c ± 0,23 (45) 44,55 0,67a ± 0,14 (12) 11,88 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần Có sự sai khác về số lượng hợp tử phân chia (bảng 3.3) ở áp lực hút 120 mmHg, 150 mmHg so với 60 mmHg và 90 mmHg (P < 0,05). Số lượng hợp tử thu được/buồng trứng/lần ở áp lực 120 mmHg thu được cao nhất (P < 0,05). Không có sự ảnh hưởng của áp lực hút lên số lượng phôi dâu và phôi nang thu được (P > 0,05). Tuy nhiên số phôi thu được ở áp lực 120 mmHg cao nhất, đạt 1,11 phôi. * Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu ta thấy có sự biến động rất lớn về kết quả thu được giữa các mức độ áp lực. Ở áp lực hút 120 mmHg thu được số phôi nang và phôi dâu/buồng/lần lớn nhất. Qua kết quả cho thấy, ở áp lực 60 và 90 mmHg có số lượng tế bào trứng thấp là do áp lực hút yếu. Còn ở áp lực 150 mmHg có số lượng tế bào trứng cao nhưng chất lượng và phôi thu được thấp, kết quả này có thể là do lực hút mạnh tác động mạnh lên màng cumulus, làm giảm màng cumulus của tế bào trứng. 3.2. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng * Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Tần suất Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) n X ± SE n X ± SE 2 tuần 129 7,17a ± 0,69 103 5,72a ± 0,57 79,84 1 tuần 164 9,1b ± 0,49 132 7,33b ± 0,39 80,49 ½ tuần 195 10,83c ± 0,44 154 8,56c ± 0,42 78,97 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần Kết quả thu được cho thấy (bảng 3.4), có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến kết quả thu được (P < 0,05). Số nang trứng/buồng trứng/lần và lượng tế bào trứng thu được ở tần suất ½ tuần/buồng trứng/lần lớn nhất (P <0,05), đạt 10,83 nang và 8,56 tế bào. * Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Có sự khác nhau về chất lượng tế bào trứng loại A giữa ba tần suất (P < 0,05). Trong đó ở tần suất ½ tuần/lần cao nhất, với 4,00 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Tế bào trứng loại B ở tần suất ½ tuần/lần cao hơn và có sự sai khác với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần, đạt 3,11 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Không có sự khác biệt về chất lượng tế bào trứng loại C và D giữa ba tần suất siêu âm hút tế bào trứng. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Tần suất Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) 2 tuần 2,00a ± 0,18 (36) 1,89a ± 0,31 (34) 0,94a ± 0,19 (17) 0,89a ± 0,24 (16) 1tuần 2,67b ± 0,26 (48) 2,39a ± 0,31 (43) 1,22a ± 0,17 (22) 1,06a ± 0,21 (19) ½tuần 4,00c ± 0,30 (72) 3,11b ± 0,28 (56) 0,83a ± 0,15 (15) 0,61a ± 0,16 (11) Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Có sự ảnh hưởng rõ rệt của ba loại tần suất khác nhau (bảng 3.6) lên sự phân chia của hợp tử (P < 0,5). Ở tần suất ½ tuần có số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần cao nhất 5,11 hợp tử. Tỉ lệ hợp tử ở ở tần suất ½ tuần cũng cao hơn so với tần suất 2 tuần và 1 tuần (P < 0,05), đạt 25% phôi dâu và phôi nang thu được. Có sự khác biệt về số lượng phôi dâu thu được ở tần suất ½ tuần/lần (P < 0,05) so với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần, tương ứng: 1,83 phôi so với 0,56 và 0,72 phôi. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Tần suất Tế bào trứng nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang X ± SE (n) % X ± SE (n) % 2 tuần 70 1,89a ± 0,20 (34) 48,57 0,56a ± 0,12 (10) 14,29 1 tuần 91 2,50b ± 0,20 (45) 49,45 0,72a ± 0,16 (13) 14,29 ½ tuần 128 5,11c ± 0,46 (92) 71,88 1,83b ± 0,20 (33) 25,78 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Kết luận: Ở tần suất ½ tuần/lần cho số lượng phôi dâu và phôi nang thu được cao nhất, đạt 1,83 phôi/buồng trứng/lần 3.3. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng * Ảnh hưởng của kích nang trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa ba mức độ kích thước về số lượn nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05).. Nang có kích thước 2 – 5 mm có số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần thu được lớn nhất, tương ứng: 9,63 nang và 7,50 tế bào trứng Bảng 3.7). Thấp nhất là nang trứng có kích thước ≥ 10 mm, chỉ có 0,85 nang trứng và 0,67 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Kích thước nang trứng Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) n X ± SE n X ± SE 2 – 5 mm 578 9,63a ± 0,22 450 7,50a ± 0,16 77,85 6 – 9 mm 108 1,80b ± 0,11 88 1,47b ± 0,09 81,48 ≥ 10 mm 51 0,85c ± 0,09 40 0,67c ± 0,07 78,43 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế bào trứng Bảng 3.8. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế bào trứng Kích thước nang trứng Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) 2 – 5 mm 4,23a ± 0,14 (254) 2,30a ± 0,17 (138) 0,52a ± 0,09 (31) 0,45a ± 0,09 (27) 6 – 9 mm 0,45b ± 0,77 (27) 0,60b ± 0,08 (36) 0,27b ± 0,07 (16) 0,15b ± 0,05 (9) ≥ 10 mm 0,05c ± 0,03 (3) 0,05c ± 0,03 (3) 0,25b ± 0,06 (15) 0,50a ± 0,08 (30) Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần Có sự sai khác có ý nghĩa về chất lượng tế bào trứng loại A giữa 3 loại kích thước (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng loại A ở kích thước 2 – 5 mm cao hơn (P < 0,05) so với kích thước 6 – 9 và 10 mm trở lên. Tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần cũng có sự sai khác ( P < 0,05) ở ba mức độ kích thước, lớn nhất ở kích thước 2 – 5 mm * Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Bảng 3.9. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Kích thước nang trứng Tế bào trứng Nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang X ± SE (n) % X ± SE (n) % 2 - 5 mm 392 3,72a ± 0,10 (223) 56,89 1,58a ± 0,08 (95) 24,23 6 - 9 mm 63 0,58b ± 0,07 (35) 55,56 0,20b ± 0,05 (12) 19,05 ≥ 10 mm 6 0,05c ± 0,03 (3) 50,00 - 0 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần Có sự sai khác giữa ba mức độ kích thước khác nhau (P < 0,05), số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần ở kích thước 2 – 5 mm là lớn nhất. Có sự khác biệt về số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần ở nang trứng kích thước 2 – 5 mm so với 6 – 9 mm (P < 0,05) và ở kích thước 2 – 5 mm cao hơn so với kích thước 10 mm trở lên. * Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nang trứng có kích thước 2 – 5 mm cho số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được lớn nhất. 3.4. hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội * Ảnh hưởng của pha sóng nang đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Có sự sai khác về số lượng nang trứng/buồng trứng/lần (P < 0,05), ở pha phát triển và pha nang pha trội. Ở pha nang trứng phát triển cao hơn pha nang trội, tương ứng: 14,93 so với 8,93 nang trứng/buồng/lần. Tương tự, số lượng tế bào trứng cũng có sự khác biệt và cao hơn ở pha nang trứng phát triển, đạt 11,64 tế bào. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Pha sóng nang Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) n X ± SE n X ± SE Pha phát triển 209 14,93a ± 0,67 163 11,64a ± 0,64 77,99 Pha trội 125 8,93b ± 0,46 99 7,07b ± 0,41 79,20 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của pha sóng nang đến chất lượng tế bào trứng Bảng 3.11. Ảnh hưởng pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội đến chất lượng tế bào trứng Pha sóng nang Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) Pha phát triển 4,36a ± 0,31 (61) 4,14a ± 0,27 (58) 2,00a ± 0,36 (28) 1,14a ± 0,29 (16) Pha trội 2,14b ± 0,21 (30) 2,36b ± 0,17 (33) 1,00b ± 0,21 (14) 1,57a ± 0,17 (22) Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần Có sự khác biệt giữa tế bào trứng loại A, B và C ở pha phát triển và pha trội (P < 0,05). Ở pha phát triển bình quân số lượng tế bào trứng A, B và C/buồng trứng/lần cao hơn ở pha nang trội (bảng 3.11). * Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng, pha sóng nang ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Ở pha phát triển cho kết quả cao hơn khi siêu âm hút tế bào trứng để thụ tinh ống nghiệm. 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng FSH * Ảnh hưởng của liều lượng FSH số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện trên 120 lượt buồng trứng. Kết quả (Bảng 3.12) cho thấy, liều lượng FSH khác nhau có ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút (P < 0,05). Ở liều lượng FSH 5 mg và 6 mg có số lượng nang trứng/buồng trứng/lần cao nhất (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng giữa các liều lượng FSH cũng có sự khác biệt và cao nhất ở liều lượng FSH 5 mg và 6 mg, tương ứng: 10,75 và 10,80 tế bào. Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các liều lượng FSH đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Liều FSH Nang trứng được hút Tế bào trứng (%) N X ± SE n X ± SE ĐC 243 12,15a ± 0,36 184 9,20a ± 0,26 75,72 2 mg 250 12,50a ± 0,40 188 9,40a ± 0,33 75,20 3 mg 284 14,20b ± 0,68 215 10,75b ± 0,35 75,70 4 mg 285 14,25b ± 0,51 216 10,80b ± 0,42 75,79 5 mg 324 16,20c ± 0,57 248 12,40c ± 0,46 76,54 6 mg 321 16,05c ± 0,47 245 12,25c ± 0,35 76,32 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng Tế bào trứng loại A ở các liều lượng 3mg, 4mg, 5mg và 6 mg (P < 0,05) cao hơn so với liều 2 mg và liều đối chứng. Chất lượng tế bào trứng loại B lại chỉ có sự khác biệt của liều 5 mg và 6 mg so với các liều FSH còn lại (P < 0,05). Chất lượng tế bào trứng loại C và D hầu như không có sự khác nhau ở các liều lượng FSH, duy nhất chỉ có tế bào trứng loại D ở liều FSH 6 mg là có sự khác biệt và cao nhât (P < 0,05). Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng Liều FSH Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) ĐC 3,15a ± 0,15 (63) 3,25a ± 0,24 (65) 2,10a ± 0,20 (42) 0,70a ± 0,19 (14) 2 mg 3,25a ± 0,23 (65) 3,20a ± 0,20 (64) 1,90a ± 0,14 (38) 1,05a ± 0,18 (21) 3 mg 3,75b ± 0,14 (75) 3,70a ± 0,29 (74) 2,10a ± 0,19 (42) 1,20a ± 0,21 (24) 4 mg 3,80b ± 0,22 (76) 3,75a ± 0,28 (75) 2,10a ± 0,14 (42) 1,15a ± 0,17 (23) 5 mg 4,50b ± 0,28 (90) 4,45b ± 0,21 (89) 2,40a ± 1,33 (48) 1,05a ± 0,17 (21) 6mg 4,20b ± 0,24 (84) 4,20b ± 0,22 (84) 2,30a ± 0,13 (46) 1,55b ± 0,22 (31) Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Liều FSH Tế bào trứng nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang X ± SE (n) % X ± SE (n) % ĐC 128 3,35a ± 0,65 (67) 52,34 1,05a ± 0,15 (21) 16,41 2 mg 129 3,40a ± 0,46 (68) 52,71 1,10a ± 0,16 (22) 17,05 3 mg 149 4,00 a ± 0,49 (80) 53,69 1,40 a ± 0,18 (28) 18,79 4 mg 151 4,10a ± 0,78 (82) 54,30 1,45a ± 0,15 (29) 19,21 5 mg 179 5,05 b ± 0,87 (101) 56,42 2,35 b ± 0,23 (47) 31,13 6 mg 168 4,55 b ± 0,66 (91) 54,17 1.80 a ± 0,24 (36) 20,11 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần Có sự sai khác (P < 0,05) giữa liều lượng FSH 5 mg và 6mg về số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần so với liều lượng FSH đối chứng, 2 mg, 3 mg và 4 mg (bảng 3.23). Số lượng hợp tử/buồng trứng/lần cao hơn các liều FSH còn lại, tương ứng: 5,05 và 4,55 hợp tử. Qua kết quả phôi thu được cho thấy, liều lượng FSH 5mg có sự khác biệt và cao hơn so với các liều lượng FSH còn lại (P < 0,05). Số lượng phôi dâu và phôi nang thu được là 2,35 phôi/buồng trứng/lần. Có thể nói rằng liều lượng FSH 6 mg đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi đến giai đoạn phôi nang. * Kết luận: Liều lượng FSH 5 mg cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trưng/lần cao nhất, đạt 2,35 phôi. 3.6. Ảnh hưởng của giống bò * Ảnh hưởng của giống đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Giống Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) n X ± SE n X ± SE F3 244 10,17a ± 0,27 186 7,75a ± 0,24 76,23 HF 272 11,33b ± 0,34 214 8,92b ± 0,25 78,68 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần Giống bò ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Bò HF có số lượng nang trứng/buồng trứng/lần cao hơn bò F3, tương ứng: 11,33 so với 10,17 nang. Tương tự, số lượng tế bào trứng thu được/buồng trứng/lần ở bò HF cũng cao hơn (P < 0,05) so với bò F3, tương ứng 9,92 so với 7,75 tế bào. * Ảnh hưởng giống đến chất lượng tế bào trứng Bảng 3.16. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Giống Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) F3 2,92 ± 0,16 (70) 2,83 ± 0,19 (68) 1,08 ± 0,20 (26) 0,92 ± 0,16 (22) HF 3,25 ± 0,15 (78) 3,21 ± 0,17 (77) 1,42 ± 0,22 (34) 1,04 ± 0,18 (25) Ghi chú: A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần Giống bò không ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tế bào trứng loại A, B, C và D (P > 0,05). * Ảnh hưởng của giống đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Giống Tế bào trứng Nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang X ± SE (n) % X ± SE (n) % F3 138 3,33 ± 0,20 (80) 57,97 1,17 ± 0,08 (28) 20,29 HF 155 3,54 ± 0,18 (85) 54,84 1,29 ± 0,11 (31) 20,00 Ghi chú: %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần Không có sự ảnh hưởng của giống bò lên số lượng hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được (P > 0,05). Số lượng phôi dâu và phôi nang thu được ở bò F3 và HF tương ứng: 1,17 và 1,29 phôi/buồng/lần. * Kết luận: Giống bò chỉ ảnh hưởng đến số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng mà không ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được. 3.7. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng * Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được Có sự ảnh hưởng của tuổi bò lên số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Ở hai độ tuổi theo dõi cho thấy kết quả nang trứng được hút/buồng trứng/lần ở bò 3 tuổi cao hơn (P < 0,05) so với bò 6 tuổi. Tương tự, số lượng tế bào trứng thu được ở bò 3 tuổi cũng cao hơn bò 6 tuổi (P < 0,05). Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được Tuổi bò Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được (%) n X ± SE n X ± SE 3 tuổi 454 8,41a ± 0,22 389 7,20a ± 0,23 85,68 6 tuổi 472 8,00b ± 0,24 407 6,78b ± 0,13 86,22 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05%; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút; X: Bình quân/buồng trứng/lần * Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Bảng 3.19. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Tuổi bò Chất lượng tế bào trứng A, B C, D n X ± SE n X ± SE 3 tuổi 291 5,39 ± 0,12 98 1,81 ± 0,03 6 tuổi 307 5,12 ± 0,09 100 1,74 ± 0,13 Ghi chú: A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; X: Bình quân/buồng trứng/lần Qua kết quả thu được cho thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về chất lượng tế bào trứng loại AB và loại CD ở hai độ tuổi (P > 0,05). Số lượng tế bào trứng loại A, B thu được ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi tương ứng: 5,39 và 5,12 tế bào trứng/buồng/lần. * Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được Không có sự ảnh hưởng rõ rệt về số lượng hợp tử phân chia (Bảng 3.20) giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi (P < 0,05). Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang Tuổi bò Tế bào trứng Nuôi in vitro (n) Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang n X ± SE % n X ± SE % 3 tuổi 291 169 3,13±0,13 58,08 59 1,09 ±0,10 20,27 6 tuổi 307 172 2,87±0,17 56,03 56 0,93 ±0,10 18,24 Ghi chú: %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfss_bssgs_ttla_phan_le_son_9444_2005360.pdf
Tài liệu liên quan