Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III, với diện tích tự nhiên là 11353,22 ha, nằm trên

toạ độ từ 21001’12’’ đến 21010’20’’ vĩ độ Bắc và từ 105024’52’’ đến 105032’14’’ kinh

độ Đông. Địa hình chia thành 2 dạng chính: dạng bán sơn địa chiếm 69,33%; dạng đồng

bằng chiếm 30,67% diện tích tự nhiên. Lượng mưa trung bình năm tại thị xã là 1893,3

mm, nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, độ ẩm tương đối trung bình năm là 83%. Thị xã

có các loại đất sau: đất phù sa không được bồi (P) 588,0 ha; đất phù sa được bồi hàng

năm (Pb) là 50 ha; đất phù sa glây (Pg) 598,0 ha; đất bạc màu trên phù sa cổ (B) có 588

ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

(Fl) có 725,25 ha; đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): có 570 ha; đất phù sa úng nước (Pj) 374

ha; đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có 3563,8 ha. Thị xã có 3 sông chính chảy qua là

sông Hồng, sông Tích và sông Hang và có 2 hồ chứa lớn là hồ Đồng Mô và hồ Xuân

Khanh. Thị xã Sơn Tây có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hoá

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,75 to 0,99 1.00 Nguồn: Zulueta and Costales (2005). 9 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thị xã Sơn Tây 3.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Sơn Tây Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III, với diện tích tự nhiên là 11353,22 ha, nằm trên toạ độ từ 21001’12’’ đến 21010’20’’ vĩ độ Bắc và từ 105024’52’’ đến 105032’14’’ kinh độ Đông. Địa hình chia thành 2 dạng chính: dạng bán sơn địa chiếm 69,33%; dạng đồng bằng chiếm 30,67% diện tích tự nhiên. Lượng mưa trung bình năm tại thị xã là 1893,3 mm, nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, độ ẩm tương đối trung bình năm là 83%. Thị xã có các loại đất sau: đất phù sa không được bồi (P) 588,0 ha; đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) là 50 ha; đất phù sa glây (Pg) 598,0 ha; đất bạc màu trên phù sa cổ (B) có 588 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) có 725,25 ha; đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): có 570 ha; đất phù sa úng nước (Pj) 374 ha; đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có 3563,8 ha. Thị xã có 3 sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Tích và sông Hang và có 2 hồ chứa lớn là hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh. Thị xã Sơn Tây có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hoá. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây Về kinh tế: Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tăng từ 430,30 tỷ đồng năm 2005 lên 1611,3 tỷ đồng năm 2012. Trong giai đoạn 2000-2012, cơ cấu kinh tế thị xã Sơn Tây đã có sự chuyển dịch theo hướng: ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 16% năm 2005 xuống 11% năm 2012. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 47,9% năm 2005 lên 54,7% năm 2012. Ngành dịch vụ, thương mại tăng từ 36,1% năm 2005 lên 53,5% năm 2012. Về xã hội: Năm 2012, dân số trung bình của thị xã là 132222 người; trong đó, dân số khu vực thành thị là 68112 người, chiếm 51,5%, khu vực nông thôn là 64110 người, chiếm 48,5%. Tổng số hộ là 33.792 hộ, trong đó khu vực thành thị là 18.531 hộ, chiếm 54,9%, khu vực nông thôn là 15261 hộ, chiếm 45,1%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2000 – 2012 là 1,19%/năm. Mật độ dân số trung bình năm 2012 là 1.165 người/km2 (UBND thị xã Sơn Tây, 2013b). Tổng lao động năm 2012 là 52083 người, chiếm 39,39% dân số. Trong đó lao động nông nghiệp là 23790 người, chiếm 45,66%; lao động công nghiệp, xây dựng là 11373 người, chiếm 21,84%, lao động dịch vụ là 16920 người, chiếm 32,5% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 30% tổng số lao động. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 8,2 triệu đồng năm 2005 lên khoảng 27 triệu đồng năm 2012 (UBND thị xã Sơn Tây, 2013b). 10 3.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 11353,22 ha; trong đó: đất nông nghiệp chiếm 42,78%, đất phi nông nghiệp chiếm 55,42%, đất chưa sử dụng còn 1,79% diện tích tự nhiên (Phòng Thống kê thị xã Sơn Tây, 2011). Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Sơn Tây năm 2010 và 2012 Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Diện tích năm 2012 (ha) Cơ cấu (%) Diện tích năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 11353,22 100,00 11353,22 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 4857,45 42,78 4935,36 43,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3982,16 35,08 4050,10 35,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3044,67 26,82 3089,19 27,21 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 937,49 8,26 960,91 8,46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 713,73 6,29 719,35 6,34 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 160,56 1,41 164,91 1,45 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,00 0,01 1,00 0,01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 6292,50 55,42 6206,19 54,66 2.1 Đất ở OTC 718,92 6,33 718,54 6,33 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 389,76 3,43 389,38 3,43 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 329,16 2,90 329,16 2,90 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3721,56 32,78 3634,63 32,01 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 37,99 0,33 37,99 0,33 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1462,00 12,88 1462,02 12,88 2.2.3 Đất an ninh CAN 2,62 0,02 2,62 0,02 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 664,30 5,85 664,40 5,85 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1554,65 13,69 1467,60 12,93 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 29,98 0,26 29,98 0,26 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 90,06 0,79 87,36 0,77 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1730,53 15,24 1734,23 15,28 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,45 0,01 1,45 0,01 3 Đất chưa sử dụng CSD 203,27 1,79 211,67 1,86 - Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 của thị xã là 4935,36 ha, giảm 233,75 ha so với năm 2005. Đất lâm nghiệp có 719,35 ha, chiếm 14,58% diện tích đất nông nghiệp, giảm 93,2 ha so với năm 2005. Đất nuôi trồng thuỷ sản là 164,91 ha, giảm 0,93 ha so với năm 2005. Đất nông nghiệp khác có rất ít, với 1,0 ha (Phòng Thống kê, 2011). Thị xã có các loại hình sử dụng đất chính (LUTs) là: LUT chuyên lúa, LUT lúa – màu, LUT chuyên rau màu, LUT hoa cây cảnh, LUT cây ăn quả, LUT thủy sản. Vùng Đồng bằng có 4 LUTs và 23 kiểu sử dụng đất, trong đó LUT lúa - màu có diện 11 tích lớn nhất. Vùng bán sơn địa có 5 LUTs và 18 kiểu sử dụng đất, trong đó, LUT lúa - màu chiếm diện tích lớn trong các LUTs. - Đất phi nông nghiệp: thị xã hiện có 6292,5 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 55,42% diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất ở (6,33%), đất chuyên dùng (32,78%), diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng (0,26%), đất nghĩa trang, nghĩa địa (0,79%), đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (15,24%), đất phi nông nghiệp khác (0,013%). - Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng còn 211,67 ha chiếm 1,86% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng 137,79 ha (chủ yếu là đất bãi bồi ven sông), đất đồi núi chưa sử dụng 73,88 ha. 3.2.1. Công tác quản lý đất đai 3.2.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý sử dụng đất Trong sử dụng đất nông nghiệp: có tới 79,38% người dân quan tâm đến các chính sách từ mức bình thường trở lên. Mức độ quan tâm ở mức trung bình. Chỉ có 46,88% người dân được hỏi đánh giá việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản luật đất đai là tốt và rất tốt. Người dân đánh giá mức độ tác động của chính sách đất đai tới việc sử dụng đất nông nghiệp với giá trị trung bình là 3,21 và không có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Trong sử dụng đất phi nông nghiệp 72,86% người dân quan tâm tới các chính sách. Mức độ quan tâm đối với đất phi nông nghiệp là 3,08. Việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật đất đai và mức độ tác động của chính sách đất đai đến SDĐ phi nông nghiệp của hộ đều ở mức trung bình. Không có sự khác nhau giữa hai vùng ở cả ba chỉ tiêu. 3.2.1.2. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trong sử dụng đất nông nghiệp: có tới 91,88% người dân biết về quy hoạch sử dụng đất. Mức độ nhận biết ở mức biết rõ. Mức độ chi tiết của phương án QHSDĐ được đánh giá ở mức khá với 63,13% số hộ được hỏi đánh giá từ mức bình thường. Mức độ chi tiết ở mức trung bình. 87,50% số hộ được hỏi cho là phương án quy hoạch sử dụng đất có tác động của họ trên mức vừa. Mức độ tác động ở mức lớn. Không có sự khác nhau giữa hai vùng ở tất cả các chỉ tiêu. Trong sử dụng đất phi nông nghiệp: có tới 87,17% người dân biết về quy hoạch sử dụng đất từ mức trung bình trở lên. Mức độ nhận biết ở mức biết rõ. Hai vùng có sự khác biệt . Người dân đánh giá mức độ chi tiết của QHSDĐ và KHSDĐ đối với nhóm đất phi nông nghiệp ở mức trung bình và không có sự khác nhau giữa vùng nội đô và vùng ngoại ô. Phần lớn người dân (92,14%) cho rằng mức độ tác động của QHKHSDĐ và QLQHKHSDĐ là từ vừa trở lên đối với việc thay đổi quyết định sử dụng đất của họ. Giá trị trung bình của mức độ tác động là 4,26 ở mức rất lớn và không có sự khác biệt giữa hai vùng. 12 3.2.1.3. Công tác giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất Mức độ quan tâm đến việc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở mức cao. Có tới 85% hộ đánh giá việc giao và quản lý quyền sử dụng đất ở mức trung bình đến rất tốt. Đánh giá của người dân ở mức trung bình. Không có sự khác nhau giữa hai tiểu vùng ở hai tiêu chí trên. Có 88,13% hộ đánh giá tác động của việc giao quyền sử dụng đất đến việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ từ trung bình trở lên. Mức độ tác động ở mức trung bình. Có sự khác nhau rõ rệt giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Đến nay thị xã đã giao đất phi nông nghiệp cho các hộ gia đình sử dụng ổn định đạt 100%. Đa số người dân (94,29% số hộ được hỏi) thể hiện sự quan tâm và rất quan tâm đến việc nhận quyền sử dụng đất. Mức độ quan tâm là ở mức rất cao. Không có sự khác biệt giữa vùng nội đô và ngoại ô. Tuy nhiên, họ đánh giá ở mức trung bình với việc thực hiện công tác này ở địa phương . Có sự khác biệt giữa vùng nội đô và vùng ngoại ô ở chỉ tiêu này . Việc giao quyền sử dụng đất tác động đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp của các hộ ở mức độ cao. Có sự khác nhau giữa ý kiến của người dân ở hai tiểu vùng. 3.2.1.4. Định giá đất Trong sử dụng đất nông nghiệp: Công tác định giá đất đai, ban hành khung giá đất và điều chỉnh khung giá đất được tiến hành thường xuyên. Mức độ quan tâm đến giá đất nông nghiệp quy định của người dân ở mức cao. Đánh giá việc ban hành, mức độ quan tâm giá đất và mức độ tác động của định giá đến sử dụng đất nông nghiệp của các hộ đều ở mức cao. Không có sự sai khác giữa ý kiến của người dân ở tiểu vùng đồng bằng và tiểu vùng bán sơn địa ở những tiêu chí này. Trong sử dụng đất phi nông nghiệp: 87,14% người dân quan tâm tới khung giá đất phi nông nghiệp. Họ đánh giá mức độ quan tâm là cao với giá trị trung bình là 4,16. Sự đánh giá của người dân với việc ban hành và thực hiện khung giá đất chỉ ở mức trung bình. Không có sự khác nhau giữa vùng nội đô và ngoại ô ở hai chỉ tiêu này. Có đến 78,57% người dân rất quan tâm đến giá đất phi nông nghiệp trên thị trường. Mức độ quan tâm của họ là rất cao đối với giá đất phi nông nghiệp trên thị trường. Mức độ tác động của định giá đất đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp là ở mức cao. Có sự khác biệt giữa mức độ tác động của việc định giá đến sử dụng đất phi nông nghiệp ở vùng nội đô và ngoại ô ở hai tiêu chí này. 3.2.1.5. Thông tin bất động sản Trong sử dụng đất nông nghiệp: Có tới 91,88% người thể hiện mức độ quan tâm cao đến thông tin bất động sản. Mức độ quan tâm ở mức rất cao. Người dân đánh giá việc cung cấp thông tin bất động sản chỉ ở mức thấp. Mức độ tác động của thông tin bất động sản đến SDĐNN của hộ được đánh giá cao. Không có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa ở ba tiêu chí này. 13 Trong sử dụng đất phi nông nghiệp: có tới 61,14% các hộ được hỏi rất quan tâm đến thông tin bất động sản. Mức độ quan tâm đến thông tin bất động sản là rất cao. Người dân đánh giá thấp việc cung cấp thông tin bất động sản. Không có sự khác nhau giữa vùng nội đô và vùng ngoại ô. Có đến 99,29% hộ đánh giá mức độ tác động của thông tin bất động sản đến sử dụng đất phi nông nghiệp của hộ từ mức trung bình trở lên. Không có sự khác biệt giữa vùng nội đô và vùng ngoại ô ở tất cả các tiêu chí này. 3.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.1. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.1.1. Nhóm các yếu tố về cơ chế chính sách Nhóm các yếu tố về chính sách gồm: chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn), các chính sách xã hội khác. Chính sách đất đai được người dân đánh giá cao; Chính sách hỗ trợ về kỹ thuật và vốn và chính sách xã hội khác được đánh giá ở mức trung bình. Có sự khác biệt rõ ràng giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. Bảng 3.2. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp Biến độc lập Quản lý sử dụng đất nông nghiệp Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất Định giá đất Thông tin bất động sản Cơ chế chính sách - Chính sách đất đai 0,558** 0,748 ** 0,288** 0,510** 0,427** - Chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn) 0,321** 0,552** 0,217** 0,373** 0,383** - Các chính sách xã hội khác 0,214** 0,129 -0,027 0,221** 0,009 Nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật - Tính chất tự nhiên của đất - Loại và giống cây trồng 0,758** 0,614** 0,322** 0,364** 0,161* 0,323** 0,325** 0,206** 0,110 0,318** - Cơ cấu mùa vụ 0,417** 0,267** 0,269** 0,260** 0,312** - Diện tích canh tác 0,515** 0,321** 0,209** 0,376** 0,236** Nhóm các yếu tố KT-XH - Kinh tế hộ 0,045 0,116 0,052 0,113 -0,072 - Trình độ canh tác 0,034 0,123 -0,021 0,102 0,174* - Thị trường tiêu thụ sản phẩm 0,221** 0,208** 0,203* 0,168* 0,315** Vai trò của cộng đồng - Vai trò của lãnh đạo địa phương 0,250** 0,243** 0,204** 0,193* 0,268** - Vai trò của các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm 0,411** 0,260** 0,205** 0,283** 0,201* - Vai trò của các tổ chức xã hội khác 0,163* 0,171* 0,209** 0,267** 0,211** - Vai trò của truyền thông, thông tin 0,813** 0,384** 0,338** 0,416** 0,291** ** Mức ý nghĩa 0,01 (2-đuôi), * Mức ý nghĩa 0,05 (2-đuôi). N = 160 14 Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy: chính sách đất đai có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đối với: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,748; P= 0,01); Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,558; P= 0,01); định giá đất (rs = 0,510; P= 0,01). Có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình giữa chính sách đất đai với: Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,288; P= 0,01); thông tin bất động sản (rs = 0,427; P= 0,01). Như vậy yếu tố chính sách đất đai có ảnh hưởng lớn đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Chính sách hỗ trợ (kỹ thuật, vốn) có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đối với ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,552; P= 0,01); có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với Giao và quản lý thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,217; P= 0,01) và có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,321; P= 0,01); định giá đất (rs = 0,373; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,383; P= 0,01).Các chính sách xã hội khác có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,214; P= 0,01) và định giá đất (rs = 0,221; P= 0,01). Không thấy mối quan hệ giữa chính sách xã hội khác với ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất và thông tin bất động sản. Như vậy, nhìn chung chính sách xã hội khác không ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 3.3.1.2. Nhóm các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật Có tới 76,88% số hộ được hỏi quan tâm đến tính chất tự nhiên của đất, mức độ quan tâm được đánh giá ở mức cao. Có 55% số hộ được hỏi quan tâm đến việc lựa chọn cây trồng; 19,38% số hộ được hỏi rất quan tâm đến việc lựa chọn cây trồng. Mức độ quan tâm được đánh giá ở mức cao. Có tới 85,01% số hộ được hỏi quan tâm đến cơ cấu mùa vụ. Sự quan tâm được đánh giá ở mức cao. Bình quân diện tích đất canh tác ở mức cao. Có tới 84% số hộ điều tra có diện tích đất canh tác trên 1400 m2. Không có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa ở các tiêu chí trên. Có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao giữa tính chất tự nhiên của đất với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,758; P= 0,01). Có mối quan hệ ở mức độ trung bình (0,322<rs <0,250; P= 0,01) giữa tính chất tự nhiên của đất với ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật và định giá đất. Quan hệ giữa tính chất tự nhiên của đất đối với giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất ở mức độ thấp (rs = 0,161; P= 0,05). Không tìm thấy mối quan hệ giữa tính chất tự nhiên của đất đối với thông tin bất động sản. Diện tích đất canh tác có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đối với việc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,515; P= 0,01); có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật cũng như định giá đất (0,321<rs < 0,376; P= 0,01) và có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp (0,209<rs < 0,236; 15 P= 0,01) đối với giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất và thông tin bất động sản. Có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình giữa việc lựa chọn cơ cấu mùa vụ đối với: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,417; P= 0,01); ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,267; P= 0,01); giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,269; P= 0,01); định giá đất (rs = 0,260; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,312; P= 0,01). Nhìn chung cơ cấu mùa vụ là yếu tố có ảnh hưởng ở mức độ trung bình đối với việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Loại giống và cây trồng có quan hệ thuận ở mức độ cao đối với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,614; P= 0,01). Có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với: Ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,364; P= 0,01); Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,323; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,318; P= 0,01). Và có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp giữa loại và giống cây trồng với định giá đất (rs = 0,206; P= 0,01). 3.3.1.3. Nhóm các yếu tố kinh tế, xã hội Hầu hết số hộ điều tra ở mức độ kinh tế trung bình và khá (chiếm 96,25%), chỉ còn khoảng 3% hộ nghèo. Mức độ kinh tế được đánh giá ở mức trung bình. Trình độ của người dân ở mức cao với 90,63% số người được hỏi có trình độ văn hóa hết trung học phổ thông. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được đánh giá ở mức trung bình có 55,62% ; 23,75% số hộ cho rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm là kém và rất kém. Đánh giá chung của người dân ở tiêu chí này là trung bình và không có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa. 3.3.1.4. Nhóm các yếu tố liên quan đến vai trò của cộng đồng Vai trò của cộng đồng: vai trò của lãnh đạo địa phương được đánh giá rất cao là 0,63% và 29,38% là cao. Đánh giá chung ở mức trung bình. Vai trò của tổ chức khuyến nông, khuyến lâm được đánh giá ở mức trung bình với 21,87% số hộ được hỏi đánh giá là rất tốt. Vai trò của tổ chức xã hội khác được đánh giá ở mức tốt với 50% số hộ được hỏi đánh giá ở mức tốt. Vai trò của hệ thống truyền thông, thông tin được đánh giá ở mức trung bình với 51,25% số hộ được hỏi đánh giá là tốt. Không có sự khác nhau giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa ở các tiêu chí trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vai trò lãnh đạo của địa phương có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,250; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,268; P= 0,01). Vai trò lãnh đạo của địa phương có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,243; P= 0,01); giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,204; P= 0,01) và 16 định giá đất (rs = 0,193; P= 0,05). Vai trò của các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm có quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,411; P= 0,01); ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,260; P= 0,01) và định giá đất (rs = 0,283; P= 0,01). Có quan hệ thuận ở mức độ thấp giữa vai trò của các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đối với: Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,205; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,201; P= 0,05). Vai trò của các tổ chức xã hội khác có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với định giá đất (rs = 0,267, P= 0,01) và có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với: Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,163; P= 0,05); Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,171; P= 0,05); giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,209; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,211; P= 0,01). Vai trò của truyền thông, thông tin có mối quan hệ thuận ở mức độ rất cao đối với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,813; P= 0,01) và có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,384; P= 0,01); giao và quản lý thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,338; P= 0,01); định giá đất (rs = 0,416; P= 0,01) và thông tin bất động sản (rs = 0,291; P= 0,01). 3.3.1.5. Tác động của yếu tố quản lý sử dụng đất đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.3 cho thấy việc quản lý sử dụng đất có tác động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Có mối quan hệ thuận với mức độ trung bình (0,264 < rs < 0,423; P= 0,01) giữa ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật; lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Có mối quan hệ thuận với mức độ rất thấp (0,164 < rs < 0,249; P= 0,05) giữa định giá đất với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Có mối quan hệ nghịch ở mức độ trung bình (-0,459 < rs < -0,456; P= 0,05), giữa thông tin bất động sản và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Bảng 3.3. Mối quan hệ quản lý sử dụng đất đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Quản lý sử dụng đất nông nghiệp Mức độ tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội - Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 0,334** 0,423** - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật 0,264 ** 0,370** - Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất 0,398** 0,384** - Định giá đất 0,164* 0,249** - Thông tin bất động sản - 0,459* - 0,456* ** Mức ý nghĩa 0,01 (2-đuôi), * Mức ý nghĩa 0,05 (2-đuôi). N = 160 17 3.3.2. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây 3.3.2.1. Về cơ chế chính sách Nhóm cơ chế chính sách. Chính sách đất đai được người dân đánh giá ở mức tốt. Chính sách hỗ trợ và chính sách xã hội khác chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Không có sự khác biệt giữa vùng nội đô và vùng ngoại ô ở hai tiêu chí này. Bảng 3.4. Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp Biến độc lập Quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật Giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất Định giá đất Thông tin bất động sản Cơ chế chính sách - Chính sách đất đai 0,588** 0,713 ** 0,622** 0,544** 0,275* - Chính sách hỗ trợ 0,108 0,169* 0,53 0,23 0,59 - Các chính sách xã hội khác 0,080 0,210* -0,070 0,121 0,038 Nhóm các yếu tố tự nhiên - Vị trí địa lý - Diện tích thửa đất 0,653** 0,558** 0,525** 0,122 0,345** 0,367** 0,567** 0,166* 0,379** 0,158 - Cơ sở hạ tầng 0,510** 0,074 0,203* 0,279** 0,190* Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội - Mức độ quan tâm đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất 0,622** 0,454** 0,451** 0,375** 0,301** - Mức độ quan tâm đến quy hoạch 0,684** 0,662** 0,425** 0,528** 0,318** - Mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản 0,639** 0,637** 0,397** 0,474** 0,303** Vai trò của cộng đồng - Vai trò của lãnh đạo địa phương 0,712** 0,519** 0,458** 0,424** 0,322** - Vai trò của các tổ chức xã hội khác 0,222** 0,134 0,148 0,028 0,177* - Vai trò của truyền thông, thông tin 0,664 ** 0,600** 0,588** 0,386** 0,409** ** Mức ý nghĩa 0,01 (2-đuôi), * Mức ý nghĩa 0,05 (2-đuôi). N = 140 Cơ chế chính sách đất đai có mối quan hệ thuận ở mức độ cao đối với: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,713; P=0,01); lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (rs = 0,588; P=0,01); giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất (rs = 0,622; P=0,01) và định giá đất (rs = 0,544; P=0,01). Và có mối quan hệ thuận ở mức độ trung bình đối với thông tin bất động sản (rs = 0,275; P=0,05). Chính sách hỗ trợ có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,169, P=0,05) và không tìm thấy mối quan hệ giữa chính sách hỗ trợ với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất; định giá đất và thông tin bất động sản. Các chính sách xã hội khác có mối quan hệ thuận ở mức độ thấp đối với ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật (rs = 0,210; P=0,05) và không tìm thấy 18 mối quan hệ giữa chính sách xã hội khác với lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất; định giá đất và thông tin bất động sản. Như vậy cũng như chính sách hỗ trợ, các chính sách xã hội khác cũng gần như không có ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại Sơn Tây ngoài trừ việc có ảnh hưởng rất thấp đến việc ban hành và thực hiện các văn bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_ttla_bui_tuan_anh_8142_2005198.pdf
Tài liệu liên quan