Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

4.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG

4.4.1. Xác lập các biến trong mô hình dự báo

Trong mô hình này, diện tích mỗi loại đất cần xác định nhu cầu sử dụng tương

đương với một biến của mô hình và được chia thành 4 nhóm với các phương pháp

xác định cụ thể như sau:

Nhóm I: là các loại đất có tính đặc thù, nhu cầu sử dụng đất đối với cấp xã

không cao như: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất;

đất cụm công nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở nghiên cứu khoa học; đất cơ sở

dịch vụ về xã hội; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở

ngoại giao; đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Các loại đất này được xác định theo

phương án QHSDĐ đất cấp trên phân bổ (11 biến Qi trong mô hình);

Nhóm II: là các loại đất ít biến động do diện tích hiện trạng còn ít hoặc có tính

đặc thù của từng địa phương như: đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất có di

tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất cơ sở tôn giáo; đất sản xuất vật

liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở tín ngưỡng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất

có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác; đất bằng chưa sử dụng. Các loại

đất này trong mô hình được mặc định bằng diện tích hiện trạng, tức là không thay đổi

trong kỳ quy hoạch (10 biến Hi);

Nhóm III: là một số loại đất phi nông nghiệp đã có định mức sử dụng đất (quy

định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch XDNTM) như: đất thương

mại, dịch vụ; đất giao thông; đất thuỷ lợi; đất công trình năng lượng; đất công trình

bưu chính viễn thông; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục -

thể thao; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất ở tại nông thôn; đất xây dựng trụ sở

cơ quan; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sinh hoạt cộng đồng. Các loại đất này được

xác định theo phương pháp định mức sử dụng đất đối với mỗi loại đất (14 biến Di);

Nhóm IV: là các loại đất còn lại (bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm

khác; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác và đất cơ sở

sản xuất phi nông nghiệp). Các loại đất này được xác định theo hệ số co giãn đất và theo

phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu (6 biến Ti).

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một số nội dung cơ bản để thúc đẩy phát triển sản xuất như: DĐĐT, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng mô hình sản xuất mẫu,... nhờ đó mà số xã đạt được 4 tiêu chí trong nhóm này khá cao và đã có sự thay đổi đáng kể so với năm 2010 (biểu đồ 4.3). Biểu đồ 4.3. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 4.2.2.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trƣờng Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về văn hoá, xã hội và môi trường (biểu đồ 4.4) cho thấy tiêu chí về môi trường có tỷ lệ xã đạt thấp nhất (6/19 xã, chiếm 31,58%), đây cũng là một trong số các tiêu chí có tỷ lệ xã đạt thấp nhất trong số 19 tiêu chí. Một trong số các nguyên nhân là do nhiều xã chưa bố trí đủ quỹ đất để làm bãi tập kết, thu gom và xử lý rác thải theo quy định. Biểu đồ 4.4. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về VH-XH và môi trƣờng 4.2.2.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội Đến cuối năm 2015, đã có 18/19 xã đạt được tiêu chí về hệ thống chính trị xã hội trong sạch vững mạnh và tiêu chí về an ninh trật tự xã hội, đạt 94,47%. Hiện nay chỉ còn duy nhất xã Đồng Phúc chưa đạt được cả 2 tiêu chí này. 9 4.2.3. So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại huyện Yên Dũng với các khu vực lân cận và cả nƣớc Trong giai đoạn 2010-2015 kết quả thực hiện XDNTM của huyện Yên Dũng đạt được khá cao so với tỉnh Bắc Giang và cả nước (bảng 4.1), cụ thể: (1) so với tỉnh Bắc Giang số tiêu chí đạt bình quân, số tiêu chí đạt tăng thêm, tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM và tỷ lệ xã đạt dưới 10 tiêu chí đều tốt hơn; (2) so với cả nước tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí NTM cao hơn 17,08%, tỷ lệ xã đạt dưới 10 tiêu chí thấp hơn 23,97%. Bảng 4.1. So sánh kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của huyện Yên Dũng với tỉnh Bắc Giang, khu vực lân cận và cả nƣớc Khu vực so sánh Chỉ tiêu so sánh Số tiêu chí đạt bình quân/xã (tiêu chí) Số tiêu chí đạt tăng thêm so với năm 2010 (tiêu chí) Tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí (%) Tỷ lệ xã đạt dƣới 10 tiêu chí (%) Huyện Yên Dũng 13,9 7,7 31,58 10,53 Tỉnh Bắc Giang 12,7 5,5 16,80 19,27 Đồng bằng Sông Hồng 15,4 9,2 23,50 6,00 Cả nước 12,9 8,2 14,50 34,50 4.2.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình XDNTM tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng được tổng theo mô hình SWOT tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng Điểm mạnh: - Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; - Được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và các đoàn thể xã hội; - Hiệu quả từ việc DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu và sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai trong XDNTM; - Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM trong giai đoạn 2010-2015 khá cao so khu vực lân cận và cả nước. Điểm yếu: - Công tác rà soát, đánh giá thực trạng XDNTM chưa sát với thực tế; - Nguồn lực cho XDNTM còn hạn chế, nên chưa bố trí đủ kinh phí, quỹ đất trong quá trình XDNTM; - Chưa có các điển hình về tích tụ đất đai, mô hình sản xuất có hiệu quả cao. - Một số cán bộ có tư tưởng nóng vội, làm theo phong trào, chưa tập trung chỉ đạo trong XDNTM Cơ hội: - Đảng và nhà nước có nhiều chủ chương, chính sách hỗ trợ trong quá trình thực hiện XDNTM; - Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bắc Giang trong DĐĐT, xây dựng cánh đồng mẫu; - DĐĐT là tiền đề cho việc tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá; - Tập trung quỹ đất công ích, tạo quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông thôn Thách thức: - Huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để thực hiện XDNTM; - Khối lượng lớn công việc phát sinh sau DĐĐT như như chỉnh lý, đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ cơ sở để giải quyết công việc trong quá trình XDNTM; - Thay đổi về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ các cấp trong thực hiện XDNTM. 10 4.3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA SỬ DỤNG ĐẤT VỚI MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƢỢC CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG Trên cơ sở thu thập và xử lý số liệu để xác định giá trị của các biến độc lập (X) và biến phụ thuộc (Y), sử dụng phần mềm SPSS để xác định hệ số tương quan (r). Kết quả phân tích cho thấy, với độ tin cậy 95% xác định được có 7 biến trong tổng số 10 độc lập (X) có mối tương quan với biến phụ thuộc (Y), giá trị các hệ số tương quan (r) được tổng hợp và phân cấp tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Phân cấp mối tƣơng quan giữa một số yếu tố sử dụng đất với tổng số tiêu chí đạt tại các xã trên địa bàn huyện Yên Dũng Chỉ tiêu sử dụng đất (các biến độc lập X) Hệ số tƣơng quan Mức độ tƣơng quan với biến phụ thuộc (Y) Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1) 0,538 Tương quan tương đối chặt Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2) 0,722 Tương quan chặt Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3) 0,579 Tương quan tương đối chặt Tỷ lệ diện tích đất giao thông (X4) 0,572 Tương quan tương đối chặt Bình quân diện tích đất sinh hoạt cộng đồng (X6) 0,565 Tương quan tương đối chặt Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9) 0,717 Tương quan chặt Bình quân diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải (X10) 0,626 Tương quan tương đối chặt Phân cấp mối tương quan giữa các yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tổng số tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng cụ thể như sau: - Mức độ tương quan chặt (0,7 < r < 0,9) gồm các yếu tố: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất (X2) và Bình quân diện tích đất thể dục thể thao (X9); - Mức độ tương quan tương đối chặt (0,5 < r < 0,7) gồm các yếu tố: Tỷ lệ diện tích dồn điền đổi thửa (X1); Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với tổng diện tích tự nhiên của xã (X4); Bình quân diện tích đất ở nông thôn (X3), đất sinh hoạt cộng đồng (X6), đất bãi thải, xử lý chất thải (X10). - Không có mối tương quan gồm: Bình quân diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (X5), Bình quân diện tích đất y tế (X7), Bình quân diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo (X8). Kết quả xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính của 7 yếu tố sử dụng đất với mức độ đạt được các tiêu chí NTM là các phương trình sau: Y = 1,246 X1 + 9,690 (4.1) Y = 1,631 X2 + 6,988 (4.2) Y = 2,062 X3 + 7,927 (4.3) Y = 3,044 X4 + 5,323 (4.4) Y = 1,186 X6 + 8,119 (4.5) Y = 1,664 X9 + 8,284 (4.6) Y = 1,246 X10 + 9,296 (4.7) 11 4.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG 4.4.1. Xác lập các biến trong mô hình dự báo Trong mô hình này, diện tích mỗi loại đất cần xác định nhu cầu sử dụng tương đương với một biến của mô hình và được chia thành 4 nhóm với các phương pháp xác định cụ thể như sau: Nhóm I: là các loại đất có tính đặc thù, nhu cầu sử dụng đất đối với cấp xã không cao như: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất; đất cụm công nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở nghiên cứu khoa học; đất cơ sở dịch vụ về xã hội; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Các loại đất này được xác định theo phương án QHSDĐ đất cấp trên phân bổ (11 biến Qi trong mô hình); Nhóm II: là các loại đất ít biến động do diện tích hiện trạng còn ít hoặc có tính đặc thù của từng địa phương như: đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất cơ sở tôn giáo; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở tín ngưỡng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối; đất có mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác; đất bằng chưa sử dụng. Các loại đất này trong mô hình được mặc định bằng diện tích hiện trạng, tức là không thay đổi trong kỳ quy hoạch (10 biến Hi); Nhóm III: là một số loại đất phi nông nghiệp đã có định mức sử dụng đất (quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch XDNTM) như: đất thương mại, dịch vụ; đất giao thông; đất thuỷ lợi; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất cơ sở y tế; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục - thể thao; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất ở tại nông thôn; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sinh hoạt cộng đồng. Các loại đất này được xác định theo phương pháp định mức sử dụng đất đối với mỗi loại đất (14 biến Di); Nhóm IV: là các loại đất còn lại (bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp). Các loại đất này được xác định theo hệ số co giãn đất và theo phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu (6 biến Ti). 4.4.2. Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm I và nhóm II Các loại đất thuộc nhóm I (các biến Qi) được xác định theo phương án QHSDĐ của cấp trên phân bổ, theo đó giá trị của các biến Qi được tính theo công thức như sau: Qi = QHi (4.8) Trong đó: Qi: Diện tích loại đất i trong nhóm I; (i=1, 2,...11) QHi: Diện tích loại đất i theo QHSDĐ cấp trên phân bổ; Các loại đất thuộc nhóm II (các biến Hi) là những loại đất ít biến động, được mặc định giữ nguyên như hiện trạng, do đo giá trị của các biến Hi được tính theo công thức sau: Hi = HTi (4.9) Trong đó: Hi: Diện tích loại đất i trong nhóm II; (i=1, 2,...10) HTi: Diện tích loại đất i tại thời điểm năm hiện trạng; 12 4.4.3. Xác định nhu cầu sử dụng cho các loại đất thuộc nhóm III Trong quy hoạch XDNTM, các loại đất thuộc nhóm III đã có một số quy định về định mức sử dụng đất như: Thông tư số 31/2009/TT-BXD, Thông tư số 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; cũng như nhiều tiêu chuẩn, định mức khác. Trên cơ sở đó, tiến hành tính toán, xác định diện tích các loại đất thuộc nhóm III theo định mức sử dụng đất (ĐMi) kết quả thu được tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Tính toán định mức sử dụng của các loại đất thuộc nhóm III (xác định các giá trị ĐMi) Loại đất Công thức tính (ĐMi) Đất thương mại, dịch vụ ĐM1 = 3,28 x Nt Đất giao thông ĐM2 = 42 x CDĐT + 13 x CDĐH + 10x CDĐX + 9x CDĐTh + 4 x CDNĐ Đất thuỷ lợi ĐM3 = 8,83x DTTT + 41x CDĐ Đất công trình năng lượng ĐM4 = 50 x ST Đất bưu chính viễn thông ĐM5 = 150 x VT Đất cơ sở y tế ĐM6 = 0,32x Nt Đất cơ sở giáo dục - đào tạo ĐM7 = 2,7x Nt Đất cơ sở thể dục - thể thao ĐM8 = 1,79 x Nt Đất chợ ĐM9 = 3000 x MCH Đất bãi thải, xử lý chất thải ĐM10 = 0,46xNt Đất ở tại nông thôn ĐM11 = 65x Nt Đất xây dựng trụ sở cơ quan ĐM12 = 0,45xNt Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ĐM13 = 0,3 x Nt Đất sinh hoạt cộng đồng ĐM14 = 900 x ST Ghi chú: Nt: Dân số năm quy hoạch; ST: Số thôn trong xã; VT: Số điểm bưu chính viễn thông trong xã; MCH: Số chợ quy hoạch trong xã; CDi: Chiều dài các cấp đường; DTTT: Tổng diện tích tưới tiêu của xã; CDĐ : Tổng chiều dài tuyến đê; HTNT: Diện tích đất nghĩa trang năm hiện tại Nhu cầu sử dụng của các loại đất thuộc nhóm III (các biến Di) được xác định theo công thức tổng quát như sau: Di = ĐMi (4.10) Trong đó: Di: Diện tích loại đất i trong nhóm III; (i=1, 2,...14); ĐMi: Diện tích loại đất i tính theo Định mức sử dụng đất. Giá trị của các biến Di sau khi được xác định theo công thức (4.10) được kiểm tra và gán lại kết quả theo các điều kiện kiểm định sau đây: (1) Kiểm định kết quả theo điều kiện thực tế: Nếu Di < HTi Thì Di = HTi (4.11) (2) Kiểm định kết quả theo phương trình hồi quy tương quan: Nếu Di < di Thì Di = di (4.12) Trong đó: HTi: Diện tích hiện trạng loại đất i trong nhóm III; di: Diện tích loại đất i tính theo phương trình hồi quy tương quan. 13 4.4.4. Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất thuộc nhóm IV Các loại đất thuộc nhóm IV (các biến Ti) gồm: đất trồng lúa (T1); đất trồng cây hàng năm khác (T2); đất trồng cây lâu năm (T3); đất nuôi trồng thủy sản (T4); đất nông nghiệp khác (T5) và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (T6). Trong đó biến T6 được xác định theo phương pháp sử dụng hệ số co giãn đất; các biến từ T1 đến T5 xác định theo phương pháp ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu. 4.4.4.1. Sử dụng hệ số co giãn đất để dự báo nhu cầu sử dụng cho đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (biến T6) Bước 1: Xác định tổng nhu cầu sử dụng nhóm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Tổng nhu cầu sử dụng đối với nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được tính theo công thức sau: RQH = RHT x (1+ ECN x gGDP) t (4.13) Trong đó: RQH: nhu cầu sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp RHT : diện tích hiện trạng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; ECN: hệ số co giãn đất hiện tại của nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; gGDP: tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và xây dựng trong giai đoạn quy hoạch; t: số năm quy hoạch. Hệ số co giãn đất được tính theo công thức sau: (4.14) Trong đó: RKT: diện tích kỳ trước đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gGDP0: tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp –TTCN và xây dựng trong giai đoạn hiện tại. Từ số các số liệu điều tra trên địa bàn huyện Yên Dũng, thay vào công thức (4.14), tính được hệ số co giãn của nhóm đất công nghiệp và TTCN, xây dựng tại huyện Yên Dũng thời điểm hiện tại: Bước 2: Xác định nhu cầu sử dụng cho đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (biến T6) Nhóm đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất khu công nghiệp (Q3); đất cụm công nghiệp (Q4); đất khu chế xuất (Q5); đất thương mại, dịch vụ (D1); đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (T6); đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (H1); đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (H5). Theo đó: RQH = Q3 + Q4 + Q5 + D1+ T6+ H1+ H5 (4.15) T6= RQH - (Q3 + Q4 + Q5 + D1+ H1+ H5) (4.16) 14 Giá trị của các biến là không âm, nên nếu T6 < 0 (trường hợp các biến Q3, Q4, Q5, D1, H1, H5 đã nhận giá trị lớn so với tổng nhu cầu dự báo của cả nhóm) thì T6 sẽ nhận giá trị 0 và được gán lại theo biểu thức sau: Nếu T6 < 0 Thì T6 = 0 (4.17) Do biến T6 là quy mô diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cấp xã nên giá trị của nó không vượt quá diện tích tối thiểu của cụm công nghiệp, vì vậy nếu T6 > 25 ha (diện tích này tương đương với diện tích 1 cụm công nghiệp và sẽ do cấp trên xác định và phân bổ), khi đó T6 sẽ nhận giá trị 0 và được gán lại theo biểu thức sau: Nếu T6 > 25 Thì T6 = 0 (4.18) 4.4.4.2. Ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu để dự báo nhu cầu sử dụng cho các loại đất còn lại của nhóm IV (biến Ti) a. Xây dựng các hàm mục tiêu * Hàm mục tiêu 1: Tối đa hóa lợi ích kinh tế từ việc sử dụng đất Z1 = → Max (4.19) Trong đó: Ti là diện tích loại đất thứ i trong nhóm IV (i=1,2,..5) Vi là mức đóng góp vào GDP của loại đất i, * Hàm mục tiêu 2: Tối đa hóa việc làm từ việc phân bổ sử dụng đất Z2 = → Max (4.20) Trong đó: Li là số lao động cần thiết trên 1 ha của loại đất i b. Xây dựng các điều kiện ràng buộc (1). Giới hạn về diện tích tự nhiên =S - - - - T6 (4.21) Trong đó: S: Tổng diện tích tự nhiên của xã; : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm I; : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm II; : Tổng diện tích các loại đất thuộc nhóm III; (2). Đảm bảo an ninh lương thực 2L xT1 + H x T2 ≥ Abqx Nt (4.22) Trong đó: L là năng suất bình quân 1 ha đất trồng lúa H là năng suất bình quân 1 ha đất trồng cây hàng năm khác Abq là bình quân nhu cầu lương thực đầu người trong tương lai Nt là dân số dự báo trong tương lai của xã (3). Đảm bảo mức thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí NTM, (đáp ứng tiêu chí số 10 về thu nhập) ≥ Gbq × Nt (4.23) Trong đó: Gi là thu nhập bình quân trên 1 ha loại đất i Gbq là thu nhập bình quân tối thiểu theo chuẩn XDNTM 15 (4). Mức độ hạn chế về lao động ≤ LNN (4.24) Trong đó: LNN là số lao động nông nghiệp có trên địa bàn trong tương lai (5). Đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển trang trại chăn nuôi tập trung của tỉnh Bắc Giang (theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 25/01/2014) STT ≤ T5 ≤ STTx NTT (4.25) Trong đó: STT là diện tích tối thiểu 1 trang trại tập trung theo quy định NTT là số trang trại tập trung dự kiến trong tương lai (6). Đảm bảo tính bền vững về môi trường và cảnh quan nông thôn khi chuyển đổi đất trồng lúa trong kỳ quy hoạch T1 ≥ (1- 0,03 x t) HT1 (4.26) Trong đó: HT1: Diện tích đất lúa đầu kỳ quy hoạch t: Số năm quy hoạch (7). Đảm bảo phù hợp với tiềm năng đất đai của địa phương Ti ≤ ti (4.27) Trong đó: ti là diện tích tiềm năng của loại đất i trên địa bàn xã (8). Đảm bảo điều kiện thực tế khác của các biến như: các biến phải không âm và phải nhỏ hơn tổng diện tích các loại đất còn lại của nhóm IV. α ≤ Ti ≤ (4.28) Trong đó: α diện tích tối thiểu loại đất i trong tương lai (α ≥ 0) c. Giải mô hình tối ưu đa mục tiêu để tìm các giá trị Ti Sử dụng phương pháp thỏa dụng mờ để giải mô hình toán tối ưu đa mục tiêu ở trên, với các thông số được lựa chọn gồm có: - Số hàm mục tiêu: p = 2; - Số điều kiện ràng buộc: m = 13; - Trọng số hàm mục tiêu: w1 = 0,6; w2 = 0,4. 4.4.5. Xây dựng sơ đồ thuật toán của mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất Mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ XDNTM trên địa bàn huyện Yên Dũng là một mô hình toán học; phương pháp dự báo được sử dụng là sự kết hợp nhiều phương pháp định lượng; việc xác lập, phân loại biến có cơ khoa học rõ ràng; các thuật toán được sử dụng để lập và giải mô hình là đơn giản và dễ sử dụng. Sơ đồ thuật toán và trình tự thực hiện được mô tả tóm tắt tại hình 4.2. Theo sơ đồ thuật toán tại hình 4.2, từ các dữ liệu đầu vào là các thông tin đã được thu thập, chuẩn hóa và gán giá trị cho các biến trung gian (như: QHi, HTi, QCi, CDi,...), kết quả dự báo (các biến đầu ra của mô hình: Qi, Hi, Di, Ti) được xử lý, tính toán theo các phương pháp khác nhau như: theo định mức, theo mô hình hồi quy tuyến tính, sử dụng hệ số co giãn đất, ứng dụng mô hình toán tối ưu đa mục tiêu. Các biến đầu ra của mô hình đã được kiểm định, đánh giá để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo mối tương quan với mức độ đạt được các tiêu chí nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Dũng (theo như kết quả nghiên cứu ở phần 4.3.4). 16 Hình 4.2. Sơ đồ thuật toán mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất 4.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG Để có cơ sở đánh giá kết quả của mô hình dự báo, đề tài đã lựa chọn 3 xã trên địa bàn huyện Yên Dũng để áp dụng thử nghiệm mô hình dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ XDNTM đó là: xã Tư Mại (đã đạt chuẩn nông thôn mới), xã Hương Gián (có số tiêu chí đạt ở mức trung bình) và xã Đồng Phúc (có số tiêu chí đạt ở mức thấp). Tại mỗi xã áp dụng thử nghiệm mô hình và đánh giá, kiểm định theo 2 phương án khác nhau: (1) chạy mô hình để dự báo đến năm 2020 rồi so sánh với phương án QHSDĐ đã được duyệt (đến năm 2020); (2) chạy mô hình để dự báo đến năm 2015 rồi so sánh với số liệu hiện trạng năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất (đến năm 2015). 4.5.1. Áp dụng thử nghiệm mô hình và đánh giá kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 tại 3 xã Tƣ Mại, Hƣơng Gián và Đồng Phúc Trên cơ sở dữ liệu đầu vào đã được thu thập và xử lý, ứng dụng mô hình để dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 cho 3 xã Tư Mại, Hương Gián và Đồng Phúc. Các kết quả dự báo theo mô hình được so sanh với phương án QHSDĐ đã được duyệt đến năm 2020 của các xã đó để đánh giá, kiểm định. Kết quả so sánh tại xã Tư Mại (bảng 4.5) cho thấy: tổng diện tích tự nhiên không có sự chênh lệch, tuy nhiên diện tích nhóm đất nông nghiệp theo mô hình thấp hơn 0,9 ha, nhóm đất phi nông nghiệp thấp hơn 4,89 ha, còn đất chưa sử dụng cao hơn 5,79 ha; đa số các loại đất chi tiết có sự chênh lệch không nhiều, ngoại trừ một số loại đất như: đất trồng cây hàng năm khác (thấp hơn 24,99), đất trồng lúa (cao hơn 19,7 ha), đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm (thấp hơn 8,37 ha). Kết quả dự báo Thu thập thông tin Và nhập dữ liệu Xử lý tính toán Qi, Hi QHi, HTi Qi= QHi Hi= HTi Di QCi, CDi, DTTT, CDĐ, ST,VT,MCH, HTNT, di, Di= ĐMi If Di< HTjThen Di = HTi If Di< diThen Di = di T6 RHT, gGDP, Li, LNN, Abq, Gi, Gbq, STT, NTT, S, ti, t, Sử dụng hệ số co giãn tính T6 If T6< 0 Then T6 = 0 Ứng mô hình tối ƣu đa mục tiêu tính Ti(p=2, m=13, w1=0.6, w2=0.4) T1, T2, T3, T4, T5, 17 Bảng 4.5. So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mô hình và phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt của xã Tƣ Mại Loại đất Tên biến Theo mô hình dự báo (ha) Theo QHSDĐ đƣợc duyệt (ha) Chênh lệch (ha) Tổng diện tích tự nhiên 1156,40 1156,40 0,00 Đất nông nghiệp 697,01 697,91 -0,90 Đất trồng lúa T1 630,46 610,76 19,70 Đất trồng cây hàng năm khác T2 24,99 -24,99 Đất trồng cây lâu năm T3 4,18 -4,18 Đất nuôi trồng thuỷ sản T4 63,24 57,98 5,26 Đất nông nghiệp khác T5 3,32 3,32 Đất phi nông nghiệp 453,60 458,49 -4,89 Đất thương mại, dịch vụ D1 2,76 2,76 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp T6 5,35 0,10 5,25 Đất giao thông D2 97,80 98,76 -0,96 Đất thuỷ lợi D3 129,35 128,42 0,93 Đất công trình năng lượng D4 0,50 0,25 0,25 Đất công trình bưu chính viễn thông D5 0,02 0,01 0,01 Đất cơ sở y tế D6 0,27 0,12 0,15 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo D7 2,27 2,78 -0,51 Đất cơ sở thể dục - thể thao D8 4,20 1,00 3,20 Đất chợ D9 0,30 0,15 0,15 Đất bãi thải, xử lý chất thải D10 0,84 0,95 -0,11 Đất ở tại nông thôn D11 93,63 99,17 -5,54 Đất xây dựng trụ sở cơ quan D12 0,38 0,20 0,18 Đất cơ sở tôn giáo H4 0,37 -0,37 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa D13 13,79 14,76 -0,97 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm H5 8,37 -8,37 Đất sinh hoạt cộng đồng D14 1,98 3,59 -1,61 Đất cơ sở tín ngưỡng H6 0,37 0,37 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối H7 99,37 99,07 0,30 Đất phi nông nghiệp khác H9 0,42 0,42 Đất chƣa sử dụng 5,79 5,79 Đất bằng chưa sử dụng H10 5,79 5,79 Kết quả so sánh tại xã Hương Gián (bảng 4.6) cho thấy: về tổng diện tích tự nhiên không có sự chênh lệch, tuy nhiên nhóm đất nông nghiệp thấp hơn 12,5 ha; nhóm đất phi nông nghiệp thấp hơn 5,92 ha, còn đất chưa sử dụng cao hơn 18,42 ha. Đa số các loại đất chi tiết có sự chênh lệch không lớn, ngoại trừ một số loại đất như: đất trồng lúa (thấp hơn 10,08 ha), đất giao thông (thấp hơn 9,57 ha). Một số loại đất phi nông nghiệp diện tích theo mô hình cao hơn so với QHSDĐ, điển hình như: đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục - thể thao; đất trụ sở cơ quan. Như vậy, nếu theo phương án QHSDĐ được duyệt của xã thì các loại đất này chưa đảm bảo định mức sử dụng đất theo tiêu chuẩn XDNTM. 18 Bảng 4.6. So sánh kết quả dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 giữa mô hình và phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc duyệt của xã Hƣơng Gián Loại đất Tên biến Theo mô hình dự báo (ha) Theo QHSDĐ đƣợc duyệt (ha) Chênh lệch (ha) Tổng diện tích tự nhiên 863,67 863,67 0,00 Đất nông nghiệp 497,82 510,32 -12,50 Đất trồng lúa T1 469,99 480,07 -10,08 Đất trồng cây hàng năm khác T2 6,74 13,90 -7,16 Đất trồng cây lâu năm T3 5,52 -5,52 Đất nuôi trồng thuỷ sản T4 16,90 10,83 6,07 Đất nông nghiệp khác T5 4,20 4,20 Đất phi nông nghiệp 347,43 353,35 -5,92 Đất thương mại, dịch vụ D1 2,94 2,94 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp T6 0,10 -0,10 Đất giao thông D2 69,96 79,53 -9,57 Đất thuỷ lợi D3 91,74 94,91 -3,17 Đất công trình năng lượng D4 0,50 0,07 0,43 Đất công trình bưu chính viễn thông D5 0,02 0,01 0,01 Đất cơ sở y tế D6 0,32 0,32 0,00 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo D7 2,66 1,08 1,58 Đất cơ sở thể dục - thể thao D8 4,93 1,89 3,04 Đất chợ D9 0,30 0,32 -0,02 Đất bãi thải, xử lý chất thải D10 0,99 1,10 -0,11 Đất ở tại nông thôn D11 110,63 110,69 -0,06 Đất xây dựng trụ sở cơ quan D12 0,44 0,41 0,03 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa D13 10,18 10,88 -0,70 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm H5 4,78 4,78 Đất sinh hoạt cộng đồng D14 2,27 2,48 -0,21 Đất cơ sở tín ngưỡng H6 5,41 5,41 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối H7 39,37 39,37 Đất chƣa sử dụng 18,42 18,42 Đất bằng chưa sử dụng H10 18,42 18,42 Kết quả dự báo và so sánh với phương án QHSĐ đã được duyệt tại xã Đồng Phúc cũng cho thấy về tổng diện tích tự nhiên thì không có sự chênh lệch, nhưng các nhóm đất lại có sự chênh lệch, cụ thể như nhóm đất nông nghiệp cao hơn 9,69 ha, đất phi nông nghiệp thấp hơn 33,48 ha và đất chưa sử dụng cao hơn 23,79 ha. So với 2 xã Tư Mại và Hương Gián, kết quả chạy mô hình tại xã Đồng Phúc có các giá trị chênh lệch lớn hơn, nhiều loại đất có sự chênh lệch hơn, cụ thể như: đất trồng cây hàng năm khác cao hơn 12,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nhu_cau_su_dung_dat_phuc_vu_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia_ban_huyen_yen_dung_tinh_bac_g.pdf
Tài liệu liên quan