Nhật Bản
Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo
vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng. Những quy định liên quan
tới chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được chính phủ Nhật ban hành vào
năm 1990; năm 2001 Chính phủ Nhật Bản thông qua luật thúc đẩy mua sắm
xanh, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua
sắm xanh. Chính sách này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực39
hiện chính sách mua sắm xanh. Về luật mua sắm xanh công cộng ở Nhật Bản,
mục đích là để thúc đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực
công ở cả cấp trung ương và địa phương. Những thông tin về sản phẩm và dịch
vụ xanh cung cấp cho khách hàng cũng được tăng cường thông qua bộ luật này.
Với việc mua sắm xanh, chính quyền trung ương xác định và công bố một chính
sách mua sắm với các chỉ tiêu trên những loại sản phẩm và dịch vụ mỗi năm.
Nhật Bản cũng đã có những chính sách về tái chế bao bì và vật liệu đóng gói.
Năm 1995, bộ luật ―Containers/ Packaging Recycling Act‖ được thông qua nhằm
thúc đẩy tái chế các loại thùng chứa và bao bì đóng gói sản phẩm, bao gồm
khoảng 60% khối lượng chất thải trong các hộ gia đình ở Nhật Bản. Bộ luật phân
phối trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc tái chế, người tiêu dùng cần phân loại
các vật liệu, sau đó những vật liệu đó sẽ được cơ quan chức năng thành phố thu
thập và giao cho các công ty được chỉ định để thực hiện tái chế.
Tháng 2 năm 1996 mạng lưới tiêu dùng xanh ở Nhật Bản (Green Purchasing
Network) được thành lập bởi bộ Môi trường với mục đích nhằm thúc đẩy mua
sắm xanh ở Nhật Bản thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn trong việc
thực hành mua sắm xanh. Tính đến nay, mạng lưới đã đưa ra rất nhiều hoạt động
như: hội thảo, triển lãm xanh, giải thưởng ―Mua sắm xanh‖, dữ liệu thông tin sản
phẩm và có những thành công nhất định. Kết quả là tất cả các cơ quan chính
phủ trung ương đều thực hiện mua sắm xanh, 100% các cơ quan chính quyền ở
47 tỉnh và 12 thành phố được chỉ định vào việc mua sắm xanh. Dựa vào khảo sát
năm 2003, 52% trong 722 nhà cung cấp xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm
xanh đã tăng lên trong những năm qua, quy mô thị trường trong nước của các sản
phẩm xanh được ước tính lên tới 50 nghìn tỉ yên, sự quan tâm của khách hàng tới
sản phẩm xanh cũng tăng lên đáng kể.
185 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp của họ. Nghề nghiệp khách hàng phản ánh về tình
hình kinh tế của họ và ảnh hưởng tới sự lựa chọn cửa hàng của khách hàng. Ví
dụ, khách hàng với công việc có thu nhập cao, phong cách cuộc sống bận rộn,
thường có xu hướng mua hàng hóa và dịch vụ từ các cửa hàng tiện lợi do tính
năng "thuận tiện" của nó. Trong khi đó, nông dân, những người có thu nhập thấp
hơn nhưng nhiều hơn thời gian miễn phí, có thể thích mua những thực phẩm hoặc
sản phẩm cần thiết trong các thị trường truyền thống vì họ có thể mặc cả với các
nhà bán lẻ (Minh Hằng, 2004). Doanh nghiệp cần cố gắng xác định những nhóm
nghề nghiệp có quan tâm trên mức trung bình đến các sản phẩm và dịch vụ của
mình. Doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa sản phẩm của mình cho những
nhóm nghề nghiệp nhất định. Chẳng hạn như các công ty phần mềm máy tính sẽ
thiết kế phần mềm máy tính khác nhau cho những người quản lí nhãn hiệu, kỹ sư,
luật sư và bác sĩ
- Về văn hóa:
Văn hóa là một yếu tố quan trọng và cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi
của một người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Phần lớn cách thức ứng
xử của con người đều mang tính học hỏi và hiểu biết. Đứa trẻ lớn lên trong xã hội
thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử cơ bản thông qua
gia đình và những định chế quan trọng khác. Mỗi nền văn hóa chứa đựng những
nhóm nhỏ hơn hay là các văn hóa đặc thù (subcultures), là những nhóm văn hóa
tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập với xã hội cho các
thành viên của nó. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc,
tôn giáo và tín ngưỡng, các vùng địa lý. Các dân tộc (nationality groups), như
dân tộc Việt Nam bao gồm người Việt nam trong nước hay cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài ít nhiều đều thể hiện những thị hiếu cũng như thiên hướng dân
tộc đặc thù. Các nhóm chủng tộc (racical groups) như người da đen và người da
màu, đều có những phong cách và quan điểm tiêu dùng khác nhau. Các nhóm tôn
giáo (religious groups) như Công giáo, Phật giáo đều tượng trưng cho những
nhóm văn hóa đặc thù và đều có những điều ưa chuộng và cấm kỵ riêng biệt của
74
họ. Những vùng địa lý (geographical areas) như các vùng phía Bắc và các vùng
phía Nam đều có những nét văn hóa đặc thù và phong cách sống tiêu biểu đặc
trưng của mỗi vùng đó (Philip Kotler, 2011, Quản trị Marketing). Người Việt
Nam khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa mang bản sắc
dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn. Người làm marketing cần quan tâm đến
các yếu tố này khi thiết kế chiến lược marketing hay các thông điệp quảng cáo,
màu sắc và kiểu dáng sản phẩm, thái độ của nhân viên bán hàng... Ngày nay,
cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai thật
sự là bước đột phá, và nếu những mục tiêu của cuộc vận động đạt tới, chúng ta
hoàn toàn có thể hướng hành vi tiêu dùng của người Việt Nam tới sự lành mạnh.
Để có sự lành mạnh ấy, cần hết sức quan tâm tới vai trò của văn hóa vì văn hóa
có thể biến nhu cầu tự nhiên của người tiêu dùng thành các mong muốn; ấn định
giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích của mỗi người tiêu dùng; ấn định cách cư xử của
người tiêu dùng để được xã hội chấp nhận,... Ngoài ra thì chúng ta còn cần nhìn
nhận tiêu dùng như một hành vi đạo đức. Khi đạo đức trở thành yếu tố cấu thành
hành vi người tiêu dùng sẽ đem tới lòng tự trọng, và trạng thái xấu hổ sẽ xuất
hiện khi sự tiêu dùng xa xỉ của người này có thể làm tổn thương người khác, khi
ấy văn hóa tiêu dùng sẽ trở thành một giá trị của sự sinh tồn (Nguyễn Hòa, 2012).
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Hậu và các đồng nghiệp năm 2011 đã chỉ ra rằng
cảm nhận vê giá và tính vị chủng có tác động tích cực và trực tiếp, còn cảm nhận
vê chất lượng có tác động gián tiếp lên mức độ sẵn lòng mua hàng nội của người
tiêu dùng. Nhà nước, các nhà hoạch định cùng các nhà quản trị cần phải quan
tâm hơn nữa tính vị chủng của người tiêu dùng. Ở góc độ quốc gia, nhà nước cần
phải có những chính sách tập trung vào việc tôn vinh các giá trị của dân tộc, kích
thích tinh thần tự tôn và tự hào dân tộc, tôn vinh thương hiệu Việt như các
chương trình ―Người Việt dùng hàng Việt‖, ―Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam‖ đã và đang được thực hiện. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Lê
Nguyễn Hậu và các đồng nghiệp, người Việt Nam vốn có lòng yêu nước do đó
các chương trình mà nhà nước đưa ra phải cho người dân thấy được rằng biểu
hiện của lòng yêu nước chính là việc họ ưu tiên dùng hàng Việt. Ở góc độ doanh
nghiệp, việc quan trọng là làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng chất lượng
75
sản phẩm của người Việt là không hề thua kém hàng nhập ngoại. Các nhà quản
trị cần tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với việc
truyền thông một cách có hiệu quả đến người tiêu dùng.
- Về yếu tố xã hội:
Bên cạnh những yếu tố trên, yếu tố xã hội là một yếu tố quan trọng và đóng một
vai trò to lớn ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng ở Việt Nam. Về cơ bản, tất
cả các xã hội loài người đều có sự phân tầng xã hội. Việc phân tầng xã hội có thể
mang hình thức một hệ thống đẳng cấp (caste system), là hệ thống mà các thành
viên trong những đẳng cấp khác nhau đều cùng gắn bó với nhau trong những vai
trò nào đó, và không hề có sự thay đổi từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác.
Thông thường hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội.
Tầng lớp xã hội (social class) là những giai tầng (division) tương đối đồng nhất
và bền vững trong một xã hội, được sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên
trong những thứ bậc ấy đều cùng chia sẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng
xử giống nhau. Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu
nhập, mà cả sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải, và những
yếu tố khác nữa. Trong cuộc đời, người ta vẫn có thể vươn lên một tầng lớp xã
hội cao hơn, hoặc tuột xuống một tầng lớp thấp hơn. Những người làm marketing
cần quan tâm nghiên cứu tầng lớp xã hội vì dân chúng thuộc một tầng lớp xã hội
có xu hướng thể hiện cách cư xử tương đối giống nhau, kể cả hành vi mua sắm.
Ví dụ, các tầng lớp xã hội có những sở thích về nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau
trong các lãnh vực như quần áo, đồ đạc trong nhà, hoạt động giải trí và phương
tiện đi lại. Một số người nghiên cứu thị trường tập trung nỗ lực của họ vào một
tầng lớp xã hội nhất định. Chẳng hạn, những cửa hàng sang trọng ngoài phố thì
thu hút những người thuộc tầng lớp cao; còn những cửa hàng khác như là những
cửa hàng nhỏ lẻ thì chuyên phục vụ những người ở tầng lớp thấp hơn. Hành vi
của một người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều nhóm người.
Các nhóm tham khảo (reference groups) là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách thức ứng xử của một hay nhiều người
khác. Nhóm tham khảo ở đây có thể là bạn bè, cộng sự hay những tổ chức xã hội.
Bên cạnh nhóm tham khảo, các thành viên trong gia đình của người mua có thể
76
tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó. Gia đình, bao
gồm vợ hoặc chồng và con cái của người mua, có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến
hành vi mua sắm hàng ngày. Gia đình là tổ chức mua - tiêu dùng quan trọng bậc
nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu khá rộng rãi. Những người làm
marketing cần chú ý đến vai trò và sự ảnh hưởng tương đối của vợ, chồng và con
cái đối với việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Một ví dụ điển
hình ở Việt Nam đó là người vợ là người chi tiêu chính đối với những mặt hàng
như thực phẩm, đồ gia dụng và quần áo trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ
thuộc loại đắt tiền, thường là chồng và vợ cùng trao đổi và người chồng sẽ có xu
hướng đưa ra quyết định cuối cùng.
- Về yếu tố tâm lý:
Sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý
và quan trọng là cá tính và nhận thức, quan điểm của mỗi người. Cá tính là
những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử mang
tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Mỗi người có một lối
sống riêng của mình; một nhóm người tiêu dùng có thể có các tầng lớp xã hội và
nghề nghiệp tương tự nhưng vẫn có lối sống khá khác nhau. Lối sống thể hiện
quyền lợi và ý kiến của người tiêu dùng, nó có một số tác động vào hành vi lựa
chọn của khách hàng (Minh Hằng, 2004). Có thể nêu ra một số các cá tính
thường gặp như: tính cẩn thận; tính tự tin; tính bảo thủ; tính hiếu thắng; tính năng
động... Những người cẩn thận, bảo thủ thường không đi tiên phong trong việc sử
dụng sản phẩm mới. Ngược lại, những người năng động, sáng tạo sẽ sẵn sàng
chịu mạo hiểm khi mua sản phẩm mới. Có khá nhiều dẫn chứng lý thú về những
gì có thể nảy sinh trong đầu người mua khi họ xem xét các sản phẩm nhất định.
Có người cho rằng, người tiêu dùng phản đối mua quả khô vì nó nhăn nheo và
gợi cho người ta liên tưởng đến tuổi già. Nam giới hút thuốc lá để chứng tỏ tính
cách đàn ông của họ. Phụ nữ ưa thích dầu thực vật hơn vì mỡ động vật gợi cho
họ cảm giác tội lỗi vì sát sinh. Thành công trong sự hiểu biết tính cách của khách
hàng giúp các nhà bán lẻ nắm bắt mua thái độ và hành vi của khách hàng. Tính
cách thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để phân tích nhận thức
của khách hàng; vì vậy tính cách cũng là một công cụ tốt để giải thích hành vi
77
mua sắm (Minh Hằng, 2004).Về tâm lý của giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng có
rất nhiều khác biệt so với những năm trước đây. Có lẽ do giới trẻ hiện nay được
tiếp cận tự do, thoải mái với nhiều nền văn minh và văn hóa nhưng chưa được
định hướng lối sống một cách đầy đủ rõ ràng, nên trẻ em Việt Nam có khuynh
hướng "lớn" quá nhanh, vượt ra ngoài khuôn khổ kiểm soát của cha mẹ - vốn là
một truyền thống của người Việt Nam do vậy những hành vi tiêu dùng của giới
trẻ cũng thay đổi theo, nhất là đối với những sản phẩm về công nghệ. Những tiết
lộ hết sức thú vị của chương trình ―Eye on Asia‖ về người tiêu dùng Việt Nam
cho thấy rằng những kết luật và suy nghĩ rập khuôn về đời sống, khát vọng và hệ
thống giá trị của người Việt Nam nên được kiểm tra lại. Người Việt Nam đã thay
đổi khá nhiều về tư duy so sánh cách đây 20 năm. Cách đây 20 năm, những
người nghéo chỉ mong có cái ăn cái mặc mà thôi còn bây giờ người ta sẵn sàng
hy sinh những thu nhập có được hàng ngày cho trẻ đi học hay sẵn sàng nhịn đói
và bán những thùng thóc cuối cùng của nhà mình để đổi lấy chiếc radio nghe tin
tức và ca nhạc... Như vậy, nhu cầu về sự đầy đủ của tinh thần đã vượt qua cái
đói. Có thể người Việt Nam vẫn còn nghèo về vật chất nhưng so với trước đây 20
năm, họ đã biết thưởng thức những loại hình văn hóa khá cao như âm nhạc, nghệ
thuật... Người Việt Nam đã có tri thức hơn, người Việt Nam đã có thể cùng họp
bàn, cùng đánh giá, cùng thảo luận những vấn đề khoa học cấp cao cùng với thế
giới - điều mà 20 trước chúng ta không dám nghĩ đến...
Cá tính và tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang thay đổi qua từng giai
đoạn. Ngày nay, một sự khác biệt lớn nữa giữa người tiêu dùng Việt Nam và
người tiêu dùng châu Á là hơn một nửa người châu Á ưa chuộng các thương hiệu
trong nước, thì tại Việt Nam thì lại có tới hơn 77% người sính ngoại. Họ ưa
chuộng các thương hiệu nước ngoài, thích xài hàng ngoại hơn hàng nội. Có thể
nói tâm lý sính ngoại đã ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết những người Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy rằng người Việt Nam tin tưởng vào sự phát triển kinh tế và
có quyết tâm làm giàu và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với trước đây. Thụ
hưởng những gì mình làm ra đã bắt đầu thâm nhập vào đời sống người Việt,
không như trước kia, phải "giật gấu vá vai", để dành từng chút, người Việt giờ
đây đã có suy nghĩ thoáng hơn trong tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong khi
78
những người châu Á cho rằng họ thích chung thủy với những nhãn hiệu đã sử
dụng, thì ―Eye on Asia‖ tiết lộ rằng, phong cách tiêu dùng của người Việt Nam
dễ thay đổi, họ thường chạy theo xu hướng. Điều nay cho thấy rằng người Việt
Nam hiện nay năng động hơn trước, họ yêu thích chủ nghĩa xê dịch, không thích
sự bất biến. Vì thế, để có thể biến người tiêu dùng Việt Nam trở thành khách
hàng chung thủy, đòi hỏi các công ty cũng phải thay đổi, sáng tạo liên tục để theo
kịp hay tạo những xu hướng mới (Theo Marketing Việt Nam).
Tóm lại, người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng đều
có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào nhân khẩu, văn hóa, tầng lớp xã hội
hay tâm lý của họ. Vai trò của người tiêu dùng đối với phát triển kinh tế là không
thể phủ nhận. Các nhà kinh tế thường nói: Người tiêu dùng đi đâu, nền kinh tế đi
theo đó. Hiện nay Việt Nam có 56% dân số dưới 30 tuổi với mức thu nhập ngày
càng tăng. Những người này đặc biệt nhạy cảm với xu hướng tiêu dùng hàng hiệu
và cái gọi là ―kinh nghiệm người sử dụng‖, tức họ thích khoe với nhau đã từng sử
dụng cái gì, thương hiệu gì, nó như thế nào. Sự nhận biết về thương hiệu nổi
tiếng có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và mong muốn trải nghiệm mua sắm
của người tiêu dùng. Đối với một số người, việc mua hàng từ những cửa hiệu nổi
tiếng hay thời thượng như là một phần trong quyết định mua sắm, dù thu nhập
của họ có cao hay không. Một ví dụ điển hình là các sản phẩm của Apple được
người Việt Nam ưa chuộng trong những năm gần đây như Iphone, Ipad,
Macbook Apple cũng thông báo rằng doanh số của họ đã tăng gấp ba lần trong
ba tháng đầu năm 2014 ở Việt Nam. Mỗi quí, doanh số của iPhone tăng gấp hai
lần và tốc độ tăng này vẫn đang tiếp tục.
Hiện nay, gần hai phần ba GDP của Việt Nam đến từ tiêu dùng cá nhân và nhu
cầu của con người thì rất đa dạng, có nhu cầu chủ động, có nhu cầu bị động. Tuy
nhiên việc người tiêu dùng đang rất quan tâm tới nhãn hiệu thì việc họ chuyển
sang một nhãn hiệu khác dù là nhãn hiệu xanh tốt cho môi trường cũng khá khó
khăn. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng để phát triển
chiến lược thu hút, thúc đẩy nhu cầu đó thành hành vi mua hàng thực sự.
79
3.2 Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam
Tăng trưởng xanh nhằm đạt được một nền kinh tế xanh và hướng tới phát triển
bền vững đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, kể từ sau Hội
nghị Rio+20. Việt Nam có Chiến lược tăng trưởng xanh, Kế hoạch hành động
cho tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành và đang được triển
khai tại các Bộ ngành và địa phương. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện Chiến
lược tăng trưởng xanh, Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang nền kinh tế
xanh. Để thực sự trở thành nền kinh tế xanh, động lực thúc đẩy là tăng trưởng
xanh, trong đó tiêu dùng xanh có vai trò hết sức quan trọng.
So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện
với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu
dùng Việt Nam còn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn môi trường cũng như cách
nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức
quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất các sản phẩm đáp
ứng yêu cầu về dán nhãn xanh. Mặt khác hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh
còn rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt
hàng nhất định. Tuy nhiên xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta cần phải thay
đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và mất thị
phần không chỉ trên thị trường quốc tế mà sẽ phải cạnh tranh trên chính thị
trường trong nước nếu không bắt kịp sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu về luật
định và yêu cầu của thị trường về sản phẩm xanh. Việt Nam sẽ cần có các hoạt
động thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng hội nhập và nâng cao ý
thức của người tiêu dùng khi lựa chọn mua sản phẩm. Đồng thời các chính sách
và qui định của nhà nước rõ ràng và cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện để các sản
phẩm xanh có chỗ đứng và phát triển.
Đứng trước một thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh
về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường, chính phủ Việt Nam
đã ban hành một số chính sách và chương trình liên quan đến tiêu dùng xanh tại
Việt Nam.
80
Tiêu dùng xanh được chính phủ đề cập đến đầu tiên trong Chiến lược về tăng
trưởng xanh được thông qua vào tháng 9/2012. Chiến lược về tăng trưởng xanh
này xác định 3 mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ 3 là nâng cao đời sống của
nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc
làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự
nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một
trong 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và
thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra Việt Nam cũng đang xây dựng chương
trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020.
Việt Nam cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu
dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắc đến nhiều
hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế
hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn
bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; tuyên ngôn quốc tế vế Sản xuất sạch hơn vào năm
1999, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả...... Các hoạt động sản xuất và
tiêu dùng bền vững cũng được triển khai tại Việt Nam hơn l0 năm qua. Các
chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái
(Bộ TN&MT; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho
ngành du lịch cũng được triển khai.
Bên cạnh đó, các hoạt động như: Xây dựng mô hình sản xuất bền vững trong
công nghiệp, thiết kê sản phẩm bền vững bước đẩu cũng được thực hiện, tuy
nhiên, trên thực tế, còn ở phạm vi hẹp, đa phẩn nhờ sự hỗ trợ của các dự án quốc
tế như UNEP, ƯNIDO, DANIDA, EU...
Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh
thái (Bộ TN&MT; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái
cho ngành du lịch cũng được triển khai.
Mạng lưới mua hàng xanh Việt Nam (VNGPN) được thành lập từ năm 2009 hiện
tại đã có trang web riêng (www.gpn.vn) là cổng thông tin giúp các doanh nghiệp
và người tiêu dùng truy cập và cập nhật thông tin về cơ sở dữ liệu sản phẩm sinh
thái, qui định về mua hàng xanh, mua sắm công xanh của các nước trong khu vực
81
nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển của các tổ chức/doanh
nghiệp, giúp đỡ các tổ chức/doanh nghiệp tiếp cận với các yêu cầu ngày càng
khắt khe của khách hàng, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong việc
làm thế nào để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm
thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng cơ hội giao
thương cũng như hướng các doanh nghiệp tập trung vào việc ứng dụng tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm thân thiện với
môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và
người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn và thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, việc đẩy
mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng xanh là hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, từ
2010, Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM) là đơn vị bán lẻ
tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch ―Tiêu dùng xanh‖ với mong muốn đóng
góp nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông qua vai trò là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực phân phối. Nhìn chung, dù bắt nhịp khá chậm nhưng cho đến
nay xu hướng tiêu dùng xanh cũng đang lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng khá
tích cực từ phía người dân và các nhà sản xuất với dự án ―Tôi yêu sản phẩm xanh
và khu phố xanh‖, Saigon Co.op sẽ đồng hành cùng với các đơn vị liên quan vận
động cộng đồng thực hiện phân loại rác vô cơ nhận quà tặng sản phẩm xanh.
Theo đó, nếu người dân phân loại và chuyển giao rác vô cơ, họ sẽ có cơ hội được
nhận những sản phẩm xanh có giá trị tương ứng. Những sản phẩm xanh này cũng
được quy đổi với giá thành thấp hơn so với giá thành trên thị trường.
Chương trình 3R có nền tảng từ việc phân loại rác tại nguồn. Các thành phố đã
áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn điển hình như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà NẵngTuy nhiên chương trình này chưa được áp dụng trên
phạm vi rộng rãi và chưa mang lại hiệu quả. Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường
hai lý do chính là thiếu nguồn kinh phí và do nhận thức của người dân chưa cao.
- Tình hình tiêu dùng một số sản phẩm xanh phổ biến ở Việt Nam: thực phẩm
sạch, sản phẩm tiết kiệm điện và tình trạng sử dụng túi nilong
Trong các sản phẩm xanh, hiện tại do tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như
thực trạng thực phẩm độc hại tràn lan trên thị trường, thực phẩm xanh/sạch đang
82
là một sản phẩm khá được quan tâm tại Việt Nam. Có một xu thế trong thương
mại thực phẩm ở nước ta đó là sự tăng lên của các mặt hàng thực phẩm chế biến
thay cho thực phẩm thô và thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, tập quán tiêu dùng
thực phẩm cũng đã có thay đổi, từ việc hàng ngày mua sắm ở các chợ truyền
thống, người dân dần chuyển sang các cửa hàng tiện lợi cũng như các siêu thị
lớn nhỏ. Đối với kênh phân phối thực phẩm, những năm sắp tới nước ta sẽ có sự
xuất hiện của những chuỗi phân phối mới nhằm cung cấp thực phẩm sạch, kết
nối thực phẩm từ nơi trồng trọt, sản xuất đến tay người tiêu dùng ở nông thông
cũng như thành thị. Trước đây, tiêu thụ thực phẩm tại các chợ truyền thống vẫn
là kênh phân phối chính, với hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức đơn
giản. Tuy nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống phân phối hiện đại, hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm
tiêu dùng lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng được nâng cấp, cải thiện và dần
thay thế cho mạng lưới chợ truyền thống. Những nhà bán buôn nhỏ lẻ thu mua
và cung cấp thực phẩm nếu không thay đổi về chất lượng và an toàn thực phẩm
sẽ không tồn tại được ở các hệ thống phân phối hiện đại do các siêu thị hiện nay
ngày càng đòi hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm cao, đòi hỏi nhà cung cấp có quy
mô lớn, được quản lý chặt chẽ, quy trình trồng trọt, giết mổ đảm bảo chất
lượng
Nhận thức về vấn đề sức khỏe tăng lên đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của
người Việt Nam, hướng tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe, an toàn và thực phẩm
chức năng. Nhu cầu đối với các sản phẩm này đặc biệt cao trong vài năm vừa qua
và người ta dự đoán rằng nhu cầu này sẽ còn cao hơn nữa, đặc biệt là tầng lớp
những người có thu nhập cao hơn, người trẻ và những người Tây hóa. Nghiên
cứu của NM Thang và BM Popkin năm 2004 cho thấy rằng những năm gần đây
các hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo và protein
hơn (NM Thang và BM Popkin, 2004). Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu đối
với các sản phẩm VietGap tại các chuỗi siêu thị và các cửa hàng tiện dụng được
ước tính vượt quá mức cung. Các công ty bán lẻ lớn cũng đã có các bước thúc
đẩy tính bền vững và phát triển thương hiệu của họ xoay quanh các sản phẩm
thực phẩm có chất lượng cao, an toàn và bền vững. Thực phẩm biến đổi gen và
83
thực phẩm hữu cơ là hai xu thế trên toàn thế giới và cũng đang dần dần thâm
nhập vào Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam chưa biết nhiều và chưa hiểu hết
về các sản phẩm biến đổi gen (GM). Họ đang dần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
này và họ chưa thể phân biệt được giữa sản phẩm biến đổi gen và sản phẩm
không thuộc dòng biến đổi gen. Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về các quy trình và thủ túc cấp và rút chứng nhận các loại thực vật biến đổi
gen được phép sử dụng như thực phẩm và thức ăn gia súc cho thấy các nỗ lực
của chính phủ trong việc thắt chặt việc tuân thủ các luật về dán nhãn trong lĩnh
vực này. Gần đây, chính phủ đã cho phép thử nghiệm giống ngô biến đổi gen quy
mô nhỏ vào năm 2014 và thực hiện trồng các loại cây biến đổi gen quy mô lớn
vào năm 2015.
Trong những năm gần đây, mức độ phổ biến của các loại thực phẩm hữu cơ cũng
đã tăng lên do cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều tới vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm. Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng
phương thức canh tác hữu cơ. Phương thức canh tác này yêu cầu không sử dụng
phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng
trưởng. Bên cạnh các loại thực phẩm hữu cơ đã được sản xuất trong nước như
các loại rau, gạo và trứng, nhiều loại thực phẩm khác được dán nhãn ―hữu cơ‖
như sữa, thịt và hoa quả, được nhập khẩu từ các nước khác (Theo cục xúc tiến
thương mại Việt Nam VIETTRADE). Theo các kết quả nghiên cứu, quy mô
chính xác của thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam chưa được xác định, nhưng
thị trường này vẫn còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_nhung_nhan_to_tac_dong_toi_moi_qu.pdf