Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở tỉnh Thanh Hóa và đưa ra những thành tựu, hạn chế của phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa;

- Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kết quả nghiên cứu luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý các nhà khoa học của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.

 

doc26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch đối với kinh tế tư nhân phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, địa phương và trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Baulch và cộng sự (2002) trong nghiên cứu của mình đã nêu các tác động chính sách đầu tư đối với phát triển kinh tế tư nhân; Asian Development Bank (ADB) (2003) với nghiên cứu “Private sector assessment people’s republic of China” (Đánh giá khu vực tư nhân ở Trung Quốc); Thomas và Brill (2003) với nghiên cứu “Private entreprenuers in China and Vietnam: social and political functioning of strategic groups” (Doanh nhân tư nhân Trung Quốc và Việt Nam: chức năng xã hội và chính trị); Schaumburg và Henrik (2005) với nghiên cứu “Private-sector development in a transition economy: The case of Vietnam”; Katharina và cộng sự (2009) đã chỉ ra các ưu đãi tư nhân dẫn đến tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong đầu tư; Zheng và Yang (2012) trong tác phẩm “Chinese private sector development in the past 30 years: retrospect and prospect”; Phetsavong và Ichihashi (2012) với nghiên cứu “The Impact of Public and Private Investment on Economic Growth: Evidence from Developing Asian Countries”, Đại học Hiroshima; Trong công trình nghiên cứu của mình, Robert và Albert (2015) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN. 2.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Tác giả Tạ Minh Thảo (2006) với công trình nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực KTTN ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam”; Tác giả Vũ Văn Gàu (2007) với bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; Các tác giả Lương Minh Cư và Vũ Văn Thư (2011) với nghiên cứu “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, một số nhận thức về lý luận và thực tiễn”; Tác giả Phạm Thị Lương Diệu (2012) với nghiên cứu “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005”; Nguyễn Hữu Trinh (2016) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế tư nhân: kinh nghiệm từ Singapore và Trung Quốc”; Tác giả Nguyễn Ngọc Lan (2017) trong nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh”; Hà Thị Thúy (2018) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế tư nhân kinh nghiệm các nước Đông Bắc Á và thực tiễn Việt Nam”; Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2018) về “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam những rào cản và giải pháp khắc phục”; Phạm Thị Tường Vân và Lê Minh Hương (2019) trong nghiên cứu về “Dấu ấn trong phát triển kinh tế Tư nhân Việt Nam”; Nguyễn Thị Việt Nga (2019) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế tư nhân nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính”; 2.1.3 Khái quát chung về các nghiên cứu có liên quan Những kết quả chủ yếu trong các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả ở nước ngoài và trong nước được tổng quan trên đây là những tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh xác định được tổng quan tình hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tìm ra khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án “Nghiên cứu phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích 2.2.1.1 Cách tiếp cận 2.2.1.2 Khung phân tích Thị trường tiêu thụ sản phẩm Phát triển kinh tế tư nhân - Gia tăng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân; - Mở rộng quy mô các nguồn lực của cơ sở KTTN; - Nâng cao kết quả và hiệu quả SXKD của cơ sở KTTN; - Gia tăng đóng góp của KTTN đối với phát triển KTXH. Lĩnh vực hoạt động kinh tế tư nhân - Công nghiệp và xây dựng; - Thương mại và dịch vụ; - Nông nghiệp và thủy sản. Vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh Chất lượng nhân lực Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Môi trường pháp luật, cơ chế chính sách Khoa học công nghệ Loại hình kinh tế tư nhân - Doanh nghiệp tư nhân; - Công ty TNHH; - Công ty cổ phần; Hình 2.1: Khung phân tích phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu luận án đã chia ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hóa thành 3 nhóm khảo sát chính sau: Nông nghiệp và Thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng; Thương mại và Dịch vụ. Từ đó, NCS chọn 3 nhóm: doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH, công ty cổ phần; thuộc 4 điểm nghiên cứu huyện Nông Cống, huyện Thường Xuân, thị xã Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn; đại diện cho các vùng kinh tế của tỉnh gồm: 2.3.2.2 Chọn mẫu điều tra Bảng 2.1: Số điểm nghiên cứu, số mẫu điều tra về phát triển doanh nghiệp tư nhân tỉnh Thanh Hóa STT Loại hình Địa phương SLDN SLCB 1 Nông nghiệp và Thủy sản Thị xã Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn, huyện Nông Cống, huyện Thường Xuân; 100 15 2 Công nghiệp và Xây dựng Thị xã Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn, huyện Nông Cống, huyện Thường Xuân; 150 21 3 Thương mại và Dịch vụ Thị xã Tĩnh Gia, thành phố Sầm Sơn, huyện Nông Cống, huyện Thường Xuân; 150 20 Tổng số 400 56 2.3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp thống kê so sánh - Phương pháp phân tích định lượng CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thanh Hóa 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 3.1.2.1 Điều kiện kinh tế Tốc độ tăng trưởng bình quân 2015-2020 dự kiến đạt 11,88% trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,4%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,06%/năm và dịch vụ tăng 11,15%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2019 tăng 17,15% so với năm 2018; trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 10,9%; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 47,1%; các ngành thương mại và dịch vụ tăng 33,2%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 8,8%. Bảng 3.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng GRDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Theo ngành kinh tế - Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 17,83 16,39 14,16 15,98 10,9 - Công nghiệp và xây dựng 39,31 40,59 42,49 39,51 47,1 - Thương mại và dịch vụ 38,47 38,83 39,95 37,85 33,2 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP 4,39 4,19 3,39 6,30 8,80 2. Theo khu vực kinh tế - Kinh tế nhà nước 22,53 19,77 17,49 14,37 12,38 - Kinh tế tư nhân 65,32 67,53 69,63 66,69 65,94 - Kinh tế có đầu tư nước ngoài 7,76 8,51 9,49 12,64 12,88 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP 4,39 4,19 3,39 6,30 8,80 (Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Sở Kế hoạch & Đầu tư Thanh Hóa, 2019) 3.1.2.2 Dân số Bảng 3.2: Phân bổ dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Diễn giải Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Người 2015 3.536.993 457.090 3.079.903 2016 3.570.832 478.566 3.092.266 2017 3.603.699 500.837 3.102.862 2018 3.631.279 523.797 3.107.482 2019 3.645.696 547.159 3.098.537 Tỷ lệ tăng (%) 2015 0,85 4,52 0,33 2016 0,96 4,7 0,4 2017 0,92 4,65 0,34 2018 0,77 4,58 0,15 2019 0,4 4,46 -0,29 Cơ cấu (%) 2015 100,00 12,92 87,08 2016 100,00 13,40 86,60 2017 100,00 13,90 86,10 2018 100,00 14,42 85,58 2019 100,00 15,01 84,99 (Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa, 2019) 3.1.2.3 Tình hình lao động, việc làm Bảng 3.3: Lực lượng lao động của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019 Diễn giải Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 Nghìn người + TỔNG SỐ 2.201,6 2.222,7 2.241,5 2.301,1 2.326,9 - Nam 1.100,8 1.111,3 1.125,9 1.161,3 1.164,9 - Nữ 1.100,8 1.111,4 1.115,6 1.139,8 1.162,0 + Phân theo TT-NT Thành thị 251,2 264,3 278,8 284,6 350,1 Nông thôn 1.988,1 1.988,5 1.997,7 2.016,5 1.976,8 Cơ cấu (%) + TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 Nam 49,8 50,0 50,1 50,5 50,1 Nữ 50,2 50,0 49,9 49,5 49,9 + Phân theo TT-NT Thành thị 11,22 11,68 12,25 12,37 15,04 Nông thôn 88,78 88,32 87,75 87,63 84,96 (Nguồn: Niên giám thống kê thanh hóa, 2019) 3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa 3.1.3.1 Thuận lợi - Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giao thông thuận lợi - Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước - Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào - Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ 3.1.3.2 Khó khăn - Điạ hình rộng, đa dạng - Kinh tế thế giới và trong nước diễn biến khoa lượng - Phát triển kinh tế tư nhân ở Thanh Hóa còn khiêm tốn - Chất lượng lao động trong tỉnh còn thấp - Nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng - Chậm thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 3.2.1 Gia tăng về số lượng cơ sở kinh tế tư nhân 3.2.1.1 Sự phát triển về số lượng cơ sở kinh tế tư nhân Tính đến 31/12/2019 khu vực KTTN đã có tổng cộng 17.274 doanh nghiệp hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH). Trong đó tập trung vào hai loại hình chính là công ty cổ phần và công ty TNHH (trong đó Công ty phần chiếm tỉ lệ lớn nhất với 12.500 doanh nghiệp, tiếp theo là công ty TNHH 3.743 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1.031 doanh nghiệp). Các loại hình kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa theo bảng 3.4 sau. Bảng 3.4: Các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Loại hình Năm Tốc độ tăng trưởng 2015 2016 2017 2018 2019 2016/15 2017/16 2018/17 2019/18 DNTN 858 927 976 1.010 1.031 108,04 105,29 103,48 102,08 CTTNHH 2.324 2.687 3.082 3.458 3.743 115,62 114,70 112,20 108,24 CTCP 5.376 6.707 8.487 10.255 12.500 124,76 126,54 120,83 121,89 TỔNG 8.558 10.321 12.545 14.723 17.274 120,60 121,54 117,36 117,32 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019) Bảng 3.5: Tình hình đăng ký và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Loại hình Đăng ký Đang hoạt động Tỷ lệ % hoạt động DNTN 1.146 1.031 89,98 CTTNHH 4.092 3.743 91,47 CTCP 13.062 12.500 95,70 Tổng 18.300 17.274 94,39 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2019) 3.2.1.2 Phân bổ các cơ sở kinh tế tư nhân theo vùng và theo ngành kinh tế Bảng 3.6: Phân bổ các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (theo địa phương) giai đoạn 2015-2019 TT Huyện, thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thành phố Thanh Hóa 4.002 4.662 5.762 6.126 7.348 2 Thành phố Sầm Sơn 250 341 556 654 756 3 Thị xã Bỉm Sơn 262 395 556 610 663 4 Huyện Thọ Xuân 296 452 596 652 732 5 Huyện Đông Sơn 291 368 433 443 476 6 Huyện Nông Cống 208 221 296 335 390 7 Huyện Triệu Sơn 221 308 392 398 452 8 Huyện Quảng Xương 260 352 442 458 543 9 Huyện Hà Trung 148 210 246 270 315 10 Huyện Nga Sơn 170 227 287 303 346 11 Huyện Yên Định 245 358 438 474 546 12 Huyện Thiệu Hoá 161 180 248 250 327 13 Huyện Hoằng Hoá 323 439 709 743 215 14 Huyện Hậu Lộc 175 253 313 387 434 15 Huyện Tĩnh Gia 759 865 1.055 1.125 1.253 16 Huyện Vĩnh Lộc 93 131 177 191 215 17 Huyện Thạch Thành 151 213 278 283 321 18 Huyện Cẩm Thủy 91 141 199 211 242 19 Huyện Ngọc Lặc 90 184 254 118 161 20 Huyện Lang Chánh 21 48 68 88 105 21 Huyện Như Xuân 51 84 91 104 108 22 Huyện Như Thanh 81 174 176 214 206 23 Huyện Thường Xuân 68 104 134 141 167 24 Huyện Bá Thước 46 72 92 106 123 25 Huyện Quan Hoá 46 72 76 92 93 26 Huyện Quan Sơn 35 55 75 75 92 27 Huyện Mường Lát 14 21 31 45 45  Tổng cộng 8.558 10.321 12.545 14.723 17.274 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2020) Trong những năm qua, KTTN tại tỉnh Thanh Hóa có những bước phát triển nhanh, không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh từng bước được đa dạng, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Bảng 3.7: Doanh nghiệp kinh tế tư nhân phân bổ theo ngành năm 2019 STT Ngành kinh tế Số doanh nghiệp DNTN TNHH CTCP Tổng số 17.274 1.031 3.743 13.062 1 Công nghiệp và xây dựng 5.818 189 1.022 4.607 2 Thương mại và dịch vụ 11.130 515 2.381 8.234 3 Nông nghiệp và thủy sản 888 327 340 221 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2019) 3.2.2 Mở rộng quy mô các nguồn lực của cơ sở kinh tế tư nhân 3.2.2.1 Nguồn vốn sản xuất kinh doanh Bảng 3.8 Vốn SXKD bình quân hàng năm phân theo khu vực kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tỷ đồng Tỷ lệ % Tổng 113.167,1 100,0 140.725,5 100,0 177.672,6 100,0 229.611,7 100,0 265.393,6 100,0 Kinh tế nhà nước 33.097,0 29,2 42.291,2 30,1 47.515,6 26,7 46.022,3 20,0 45.890,7 17,3 Kinh tế tư nhân 64.546,3 57,0 81.486,9 57,9 110.093,7 62,0 159.808,6 69,6 191.876,3 72,3 Kinh tế có VĐT NN 15.523,8 13,7 16.947,4 12,0 20.063,3 11,3 23.780,8 10,4 27.626,6 10,4 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020) Qua bảng 3.8 thấy rằng vốn SXKD của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và có xu hướng tăng dần trong gia đoạn 2015-2019 và kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn SXKD của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa với tỉ trọng từ năm 2015 đến năm 2019 lần lượt là 57,0%; 57,9%; 62,0%; 69,6%; 72,4%. Trong khi đó vốn khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm dần. Bảng 3.9: Vốn SXKD bình quân hàng năm của khu vực KTTN tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng Loại hình Năm Tăng trưởng (%) 2015 2016 2017 2018 2019 16/15 17/16 18/17 19/18 DNTN 7.492,80 8.361,50 9.370,90 10.917,20 12.789,25 11,59 12,07 16,50 17,14 CTTNHH 26.343,20 34.300,50 39.748,90 57.440,40 68.942,56 30,21 15,88 44,51 20,02 CTCP 30.710,30 38.824,90 60.973,90 91.451,00 125.231,80 26,42 57,05 49,98 36,94 Tổng vốn 64.546,30 81.486,90 110.093,70 159.808,60 206.963,61 26,25 35,11 45,16 29,51 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020) Qua bảng 3.9 thấy rằng, nguồn vốn SXKD bình quân hàng năm của các doanh nghiệp khu vực KTTN tăng nhanh qua các năm, năm 2016 tăng 26,25% so với năm 2015; năm 2017 tăng 35,11% so với năm 2016; năm 2018 tăng 45,16% so với năm 2017; năm 2019 tăng 29,51% so với năm 2018. Trong đó xu hướng tăng cao nhất là loại hình công ty cổ phần. Theo tiêu chí phân loại DNNVV tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, nếu xét về quy mô vốn thì các doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô vốn của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa năm 2018 thể hiện qua bảng 3.10. Bảng 3.10: Quy mô vốn của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa, năm 2019 Tiêu chí Kinh tế nhà nước Kinh tế tư nhân Kinh tế có vốn ĐT nước ngoài Số lượng TT (%) Số lượng TT (%) Số lượng TT (%) Tổng số 39 100 17.274 100 55 100 Từ 500 tỷ đồng trở lên 9 23,08 61 0,35 10 18,18 Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng 9 23,08 128 0,74 10 18,18 Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng 5 12,82 718 4,16 14 25,45 Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng 9 23,08 3.211 18,59 14 25,45 Từ 1 đến dưới 10 tỷ 7 17,95 10.805 62,55 5 9,09 Dưới 1 tỷ đồng 0 0,00 2.351 13,61 2 3,64 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2019) Qua bảng 3.10 thấy rằng, trong khu vực KTTN số lượng doanh nghiệp quy mô lớn còn rất ít, hầu hết là DNNVV, hiện chiếm trên 90%. Theo số liệu điều tra tổng số vốn chủ sở hữu của các cơ sở KTTN có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi doanh nghiệp ngành xây dựng và công nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn thì các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn thấp. 3.2.2.2 Lao động - Quy mô lao động: Các cơ sở KTTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút lượng lớn lao động vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2015 tới nay với sự gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN ngày càng được mở rộng. Nên số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế này liên tục tăng. Bảng 3.11: Số lao động khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: Nghìn người Loại hình Năm Tăng trưởng (%) 2015 2016 2017 2018 2019 16/15 17/16 18/17 19/18 DNTN 21,2 20,8 20,5 17,0 16,5 -1,89 -1,44 -17,07 -2,95 CTCP 62,3 65,3 77,4 86,9 97,6 4,82 18,53 12,27 12,31 CTTNHH 49,1 51,3 63,9 71,8 82,1 4,48 24,56 12,36 14,35 Tổng 132,6 137,4 161,8 175,7 196,2 3,62 17,76 2,41 11,66 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020) Việc phát triển khu vực KTTN đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, qua đó tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Bảng 3.12: Quy mô lao động của doanh nghiệp trong các TPKT ở tỉnh Thanh Hóa, năm 2019 Tiêu chí Kinh tế nhà nước Kinh tế tư nhân Kinh tế có VĐT nước ngoài Số lượng TT (%) Số lượng TT (%) Số lượng TT (%) Tổng số 39 100 17.274 100 55 100 Từ 5000 người trở lên 0 0,00 0 0,00 9 16,36 Từ 1000 người đến dưới 5000 người 4 10,26 7 0,04 11 20,00 Từ 300 đến dưới 1000 người 14 35,90 107 0,62 11 20,00 Từ 200 đến dưới 300 người 2 5,13 65 0,37 4 7,27 Từ 50 đến dưới 200 người 9 23,08 865 5,00 7 12,73 Từ 10 đến dưới 50 9 23,08 5.362 31,04 7 12,73 Từ 1 đến dưới 10 người 1 2,56 10.868 62,92 6 10,91 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2019) - Chất lượng lao động: Chất lượng lao động của khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 trở lại đây có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ lao động ngày càng được trẻ hoá và chủ yếu là lao động trong độ tuổi lao động, tập trung vào nhóm tuổi từ 18 đến 45 tuổi đối với lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, và nhóm tuổi từ 25 đến 60 đối với lao động gián tiếp. 3.2.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc kỹ thuật - Đất đai, nhà xưởng: bình quân mỗi cơ sở KTTN sử dụng 6.915 m2 đất vào sản xuất kinh doanh. Nhóm hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ có diện tích đất bình quân sử dụng 5.614 m2, bình quân mỗi cơ sở ngành Công nghiệp và Xây dựng sử dụng 1.442 m2 đất, ngành Nông nghiệp và Thủy sản có diện tích bình quân lớn nhất với khoảng 25.312 m2. - Trang thiết bị máy móc kỹ thuật: Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các đơn vị KTTN hiện nay đều có máy móc còn lạc hậu. Mặc dù đã có một số cơ sở đầu tư được dây chuyền sản xuất hiện đại nhưng nhìn tổng thể thì đa số các cơ sở của các ngành khác nhau đều còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng máy móc hiện có hơn 10 năm nay, hỏng hóc và hao mòn nhiều khiến cho sản xuất thường bị ảnh hưởng. 3.3.3 Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế tư nhân 3.3.3.1 Giá trị sản xuất Xét về chỉ tiêu giá trị sản xuất, khu vực KTTN chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Xét về giá trị tương đối, tỷ trọng đóng góp của khu vực KTTN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đều ở mức trên 71%. Từ năm 2015 đến năm 2019 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực KTTN so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy sự chuyển biến của khu vực KTTN trong lĩnh vực công nghiệp. Bảng 3.13: Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của khu vực KTTN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 ĐVT: Triệu đồng/cơ sở TT Ngành 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) 16/15 17/16 18/17 19/18 BQC 1 Công nghiệp và xây dựng 10.854 11.309 11.828 12.187 12.879 4,19 4,59 3,04 5,68 4,37 2 Thương mại và dịch vụ 2.006 2.141 2.157 2.217 2.401 6,73 0,75 2,78 8,29 4,63 3 Nông nghiệp và thủy sản 450 475 493 511 541 5,55 3,73 3,52 5,87 4,66 Tổng 13.310 13.925 14.478 14.915 15.821 4,62 3,97 3,02 6,07 4,42 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2020) 3.3.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Bảng 3.14: Các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của khu vực KTTN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Nội dung Năm Số tuyệt đối tăng/ Tốc độ tăng giảm (%) 2015 2016 2017 2018 2019 16/15 17/16 18/17 19/18 1 DT SXKD 80.658 93.797 108.444 121.712 135.672 13.139 (16,28%) 14.647 (15,62%) 13.268 (12,23%) 13.960 (11,47%) 2 LN trước thuế 563 682 733 494 687 119 (21,14%) 51 (7,47%) -239 (-32,61%) 193 (39,07%) 3 Tỉ suất LN trên doanh thu 0,69 0,73 0,67 0,41 0,51 0,04 (5,79%) -0,06 (-8,22%) -0,26 (-38,81%) 0,1 (24,39%) (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2020) Kết quả điều tra các nhóm cơ sở kinh tế tư nhân 2018 như sau: Bảng 3.15: Doanh thu, lợi nhuận bình quân của các cơ sở kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2018 Loại hình Số lượng mẫu khảo sát Bình quân 2018 Doanh thu (Tỷ đồng) LN (Tỷ đồng) LN/DT (%) Công nghiệp và xây dựng 150 6.534 1.975 0,302 Thương mại và dịch vụ 150 1.245 431 0,346 Nông nghiệp và thủy sản 100 511 152 0,297 (Nguồn số liệu: Số liệu điều tra, năm 2018) 3.4.4. Gia tăng đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội - Đóng góp của khu vực KTTN vào GRDP của tỉnh ngày càng tăng: Tỷ lệ đóng góp của khu vực KTTN vào GRDP của tỉnh giai đoạn 2015 - 2019 như sau: Bảng 3.16: GRDP phân theo thành phần kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) Toàn tỉnh 89.937 100,0 102.047 100,0 113.821 100,0 127.955 100,0 141.532 100,0 1 KTTN 58.625 65,2 69.518 68,1 80.015 70,3 91.998 71,9 103.763 73,3 2 KTNN 25.081 27,9 24.196 23,7 23.636 20,8 23.305 18,2 23.001 16,3 3 KT có VĐTNN 6.231 6,9 8.332 8,2 10.169 8,9 12.651 9,9 15.042 10,6 (Nguồn: Niên giám thống kê , năm 2020) - Đóng góp vào ngân sách tỉnh ngày càng tăng: Tổng nộp ngân sách của khu vực KTTN tính đến năm 2018 đạt 13.512 tỷ đồng, chiếm trên 75% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trong đó: tổng nộp Ngân sách của nhóm cơ sở kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là 5.256 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng thu ngân sách từ khu vực KTTN; nhóm xây dựng là 5.034 tỷ đồng, chiếm 37%, các ngành dịch vụ, vận tải kho bãi và nông nghiệp lần lượt chiếm 13,7% và 2%. - Tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động: Cùng với quá trình tạo việc làm cho người lao động các đơn vị kinh tế cũng góp phần đáng kể vào việc tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Bảng 3.17: Thu nhập bình quân của NLĐ phân theo loại hình doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 TT Nội dung Năm (nghìn đồng) Tăng giảm (%) 2015 2016 2017 2018 2019 16/15 17/16 18/17 19/18 1 Kinh tế tư nhân 4.333 4.997 5.738 6.495 7.200 15,32 14,83 13,19 10,85 1.1 DN tư nhân 3.531 4.383 5.108 6.016 6.941 24,13 16,54 17,77 15,37 1.2 CTTNHH 4.552 5.012 6.282 7.115 7.867 10,11 25,34 13,26 10,56 1.3 CTCP 5.218 5.598 5.825 6.356 6.792 7,28 4,05 9,11 6,86 2 Kinh tế nhà nước 4.075 4.494 4.814 5.336 5.831 10,28 7,12 10,84 9,27 3 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6.198 6.610 7.160 7.719 8.328 6,65 8,32 7,81 7,89 4 Tổng thu nhập BQ trên địa bàn 4.868 5.367 5.904 6.516 7.119 10,25 10,00 10,36 9,25 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019) 3.3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 3.3.1 Môi trường pháp lý, nhận thức xã hội Bảng 3.18: Đánh giá được ảnh hưởng các chính sách ưu đãi của các cơ sở kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa Đơn vị tính: % Nội dung Công nghiệp và XD Thương mại và DV Nông nghiệp và TS Chính sách thuế vẫn chưa phù hợp 74,00 68,00 44,00 Các cơ quan chức năng đã hỗ trợ về thông tin cho cở sở 94,00 92,00 58,00 Nhà nước đã ưu đãi về chính sách giải phóng mặt bằng 54,00 72,00 80,00 Đã nhận được ưu đãi về thủ tục vay vốn 62,00 68,00 58,00 Đã có sự thay đổi đáng kể về thủ tục đăng ký 72,00 62,00 76,00 (Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2019) 3.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 90% số cơ sở công nghiệp và xây dưng, 74% cơ sở thương mại và dịch vụ, 98% cơ sở nông nghiệp và thủy sản đánh giá là khó khăn chính mà họ đang gặp phải. Đây là yếu tố đòi hỏi các cơ sở cần phải nghiên cứu kỹ, vì song song với việc duy trì thị trường hiện có việc tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm mới, mở rộng thị phần của cơ sở cũng là điều hết sức quan trọng. Nếu không có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định đồng nghĩa với việc cơ sở sẽ có n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_tren_d.doc
Tài liệu liên quan