Các sơ đồ tính toán trình bày trong luận án gồm: sơ đồ đơn
giản 3 Bus, Ward & Hale 6 Bus, IEEE 14 Bus, IEEE 39 Bus và
Miền Tây Nam Bộ 138 Bus. Sự đa dạng của các loại sơ đồ trên
cho phép kiểm chứng tính toán bằng tính tay (sơ đồ 3 nút) và
chương trình (tính lặp bằng phần mềm CONUS-7.3 đối với các
sơ đồ còn lại), đồng thời cho phép so sánh kết quả tính toán với
các nghiên cứu trên thế giới (thông qua các sơ đồ mẫu Ward &
Hale 6 Bus, IEEE 14, 39 Bus) và kiểm tra khả năng áp dụng
vào bài toán thực tế tại Việt Nam (sơ đồ HTĐ Miền Tây 2016)
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phương pháp xác định giới hạn truyền tải theo điều kiện ổn định hệ thống điện phức tạp, ứng dụng vào hệ thống điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậc nhất không đưa ra kết luận gì về sự ổn định hệ
thống ban đầu (1.1).
Do việc xác định các nghiệm của PTĐT (1.3) là rất khó
khăn nên trong thực tế, dựa trên nền tảng lý thuyết ổn định
Lyapunov, nhiều tác giả đưa ra các tiêu chuẩn thực dụng, dễ sử
dụng hơn để đánh giá ÔĐ HTĐ. Có thể kể đến là tiêu chuẩn đại
số Hurwitz (lập các ma trận Hurwitz và tính các định thức con),
6
tiêu chuẩn tần số Mikhailov (khảo sát số gia tổng của các góc
véc tơ D(jω)), tiêu chuẩn mất ổn định phi chu kỳ Det(J) < 0.
1.3 Tiêu chuẩn xác định trạng thái GHÔĐ của HTĐ
Về nguyên tắc, dựa trên mỗi tiêu chuẩn đánh giá ổn định
HTĐ đều có thể tìm được trạng thái GHÔĐ khi tiến hành làm
nặng chế độ hiện hành cho đến khi tiêu chuẩn bị vi phạm. Các
tiêu chuẩn ở chế độ giới hạn được sử dụng nhiều là:
- Một nghiệm của PTĐT nằm trên trục ảo, các nghiệm còn
lại đều ở phía trái trục ảo (tiêu chuẩn chung).
- Với HTĐ đang vận hành khi các thiết bị điều chỉnh tự
động (ĐCTĐ) làm việc tốt có thể áp dụng tiêu chuẩn mất ổn
định phi chu kỳ thì tiêu chuẩn chế độ giới hạn là An = 0 hay
Det(J)=0. Trong đó An là số hạng tự do PTĐT còn Det(J) là
định thức Jacobi hệ phương trình CĐXL.
Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn thực dụng khác để xác định
GHÔĐ HTĐ như: tiêu chuẩn Markovits (trạng thái GHÔĐ
∂ΔP/∂δ = 0, ∂ΔQ/∂U = 0); Phân tích độ nhạy dựa trên khai
triển ma trận SVD (Singular Values = 0); Phân tích đường
cong P-V; Chỉ số ổn định phụ tải (L = 1); Góc công suất (α =
90o).
Qua nghiên cứu tổng quan các phương pháp để tìm GHÔĐ
HTĐ, có thể thấy cho đến nay vẫn chưa có được phương pháp
hiệu quả để đánh giá nhanh được mức độ ổn định đối với HTĐ
phức tạp. Mỗi nhóm phương pháp có một hạn chế rất cơ bản:
- Nhóm phương pháp thứ nhất dựa trên cơ sở tính liên tiếp
CĐXL, mặc dù có nhiều cải tiến vẫn cần đến một khối lượng
tính toán rất lớn. Để áp dụng phương pháp này luôn luôn cần
sự can thiệp của các chuyên gia tính toán (để thiết lập mô hình,
lựa chọn kịch bản...) cho dù đã có các phần mềm trợ giúp.
- Nhóm phương pháp thứ 2, thực chất là các dự báo gần
đúng trạng thái giới hạn theo thông tin của trạng thái hiện hành.
Do đó các kết quả có độ chính xác không cao. Tuy nhiên, các
phương pháp này vẫn được sử dụng trong thực tế bởi các ý
nghĩa so sánh.
Vấn đề của các phương pháp trong nhóm phương pháp thứ
2 là nâng cao độ chính xác của phép dự báo nhằm hướng tới
7
các ứng dụng on-line tính toán GHÔĐ của HTĐ phức tạp. Đây
cũng chính là hướng nghiên cứu của luận án, nhằm đưa ra
phương pháp dự báo trạng thái GHÔĐ một cách định lượng và
có độ chính xác chấp nhận được.
1.4 Các biện pháp nâng cao ổn định cho HTĐ và vai trò
của bài toán xác định giới hạn truyền tải theo điều kiện
ổn định
Việc nâng cao ổn định cho HTĐ thực chất là nâng cao độ dự
trữ ổn định trong các trạng thái vận hành. Khoảng cách đến chế
độ giới hạn càng nhỏ thì khả năng xảy ra mất ổn định càng
thấp, hệ thống được coi là có mức độ ổn định càng cao. Như
vậy biện pháp nâng cao ổn định là cần phải mở rộng thêm miền
ổn định hoặc tránh các kịch bản tiến đến GHÔĐ. Trường hợp
thứ nhất thường liên quan đến các khả năng thay đổi cấu trúc
hệ thống, trường hợp sau tương ứng với các biện pháp vận
hành.
Các giải pháp nâng cao ổn định dựa trên việc thay đổi cấu
trúc hệ thống thường liên quan đến việc lắp đặt thêm các thiết
bị điều chỉnh điều khiển như PSS tại tổ máy phát, các thiết bị
FACTS trên lưới điện.
Luận án quan tâm nhiều đến giải pháp vận hành để nâng cao
ổn định HTĐ. Giới hạn truyền tải phụ thuộc rất rõ vào các kịch
bản làm thay đổi chế độ, dẫn đến mất ổn định hệ thống. Như
vậy, trong quá trình vận hành nếu tránh được các kịch bản
nguy hiểm thì hệ thống luôn ở trạng thái an toàn cao, với dự trữ
ổn định lớn. Có thể lựa chọn những phương thức "tránh xa"
biên giới miền giới hạn, để đảm bảo luôn có khoảng cách xa
nhất tính từ điểm trạng thái VH đến GHÔĐ.
2 PHƯƠNG PHÁP NGOẠI SUY TIỆM CẬN TÍNH TOÁN
NHANH GHÔĐ TRÊN CƠ SỞ THÔNG SỐ TRẠNG THÁI
CĐXL
Trên cơ sở khái niệm góc công suất và cách tiếp cận trong
công trình của L.Wang và A. A. Girgis, luận án nghiên cứu
phương pháp đánh giá định lượng GHÔĐ theo trị số thực của
thông số (công suất - MW). Phương pháp đề xuất thuộc nhóm
8
tính toán theo thông số trạng thái (ngoại suy) nên có tốc độ tính
toán nhanh, cho phép tính hàng loạt kịch bản công suất nút.
2.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp NSTC xác định
GHÔĐ
Xét hệ n phương trình trong không gian n chiều với tham số
= (1,2,...,n)
T, được biểu diễn dạng véc tơ hàm: F(X,λ) = 0
Trường hợp có một thông số biến thiên, với hệ thống có n
biến trạng thái có thể biểu
diễn ở dạng sau:
0),x,...,x,x(f
......
0),x,...,x,x(f
......
0),x,...,x,x(f
0),x,...,x,x(f
n21n
n21i
n212
n211
Theo lí thuyết hình
giải tích không gian,
phương trình thứ i tương
ứng với một mặt cong
không gian, được ký hiệu là Sfi, các phương trình còn lại tương
ứng với đường cong không gian được ký hiệu là Cfi. Nghiệm
của hệ (2.3) là tọa độ điểm cắt của đường cong với mặt cong
(hình 2.5). Điều kiện để mặt Sfi tiếp xúc với mặt cong Cfi đã
được chứng minh là trùng với điều kiện Det(J)=0 trong công
trình của L.Wang và A. A. Girgis [32]. Có thể tóm lược như
sau.
Ma trận Jacobi của hệ thiết lập được từ
hệ có dạng sau:
Theo lý thuyết hình giải tích không
gian, tại điểm cắt mặt Sfi có véc tơ pháp
tuyến với các thành phần xác định được
như sau: ).
x
f
,...,
x
f
,
x
f
(f
n
i
2
i
1
i
i
a
b
α
Gradient
véc tơ
Tangent
véc tơ
Space
curve
Space
surface
c
90
o
Gradient
véc tơ
Tangent
véc tơ
Space
curve
Space
surface
Hình 2.5
(2.3)
n
n
2
n
1
n
n
2
2
2
1
2
n
1
2
1
1
1
x
f
,...,
x
f
x
f
x
f
,...,
x
f
x
f
x
f
,...,
x
f
x
f
J
9
Đường cong không gian Cfi có đường tiếp tuyến tương ứng
với phương trình đường thẳng cho theo tham số xác định được
như sau:
n
0nn
2
202
1
101
s
xx
...
s
xx
s
xx
.
Với :
)Jdet(
Mx
s ikkk
Trong đó Mik là phần phụ đại số của
phần tử hàng i cột k trong ma trận J.
Véc tơ chỉ hướng của tiếp tuyến khi đó xác định được:
).s,...,s,s(Tag n21i
Nếu thay đổi tỉ lệ các thành phần véc tơ (nhân với Det(J)) ta
có véc tơ chỉ hướng của tiếp tuyến đường cong:
)M,...,M,M(Tag in2i1ii .
Cũng theo lý thuyết hình giải tích không gian, góc α giữa 2
véc tơ trên có thể xác định theo biểu thức:
ii
ii
Tag.f
Tag*f
cos
(2.4)
Trong đó dấu * biểu thị tích vô hướng của 2 véc tơ, còn dấu
biểu thị chuẩn Ơ-clid của véc tơ:
2
n
i
2
2
i
2
1
i
i
x
f
...
x
f
x
f
f
và 2
in
2
2i
2
1ii )M(...)M()M(Tag
Ngoài ra, nhận thấy:
)Jdet(M.
x
f
...M.
x
f
M.
x
f
Tag*f in
1
i
2i
2
i
1i
1
i
ii
Do đó, khi ii 0Tag*f thì cosα=0 cũng là lúc Det(J)=0.
Nói khác đi, có thể dùng tiêu chuẩn α = 90o hay cosα = 0 làm
tiêu chuẩn GHÔĐ hệ thống.
2.2 Áp dụng lý thuyết hình học giải tích không gian
cho hệ phương trình trạng thái HTĐ
2.2.1 Hệ phương trình chế độ xác lập trong không
gian trạng thái
Giả thiết HTĐ có n+1 nút kể cả nút cân bằng (nút n+1), với
m nút nguồn (không tính nút cân bằng), trong đó có s nút
nguồn dạng PV và m-s nút nguồn dạng PQ. Các nút còn lại là
nút tải hoặc trung gian.
10
Với các giả thiết trên, dạng tối giản của hệ phương trình
CĐXL có thể viết được như sau:
i
1n
1j
jiijjiij P)cos(UUy
; với i = 1, 2, , n
;Q)sin(UUy i
1n
1j
jiijjiij
; với i = 1, 2, , n-s
Trong đó:
n+1: số nút của hệ thống. Nút cân bằng được đánh số n+1,
với n+1 = 0.
Pi , Qi : công suất tác dụng và công suất phản kháng bơm
vào nút i (phụ tải mang dấu âm).
Ψij , yij : góc pha và mô đun của tổng dẫn Yij.
i , Ui : góc pha và mô đun của điện áp nút i.
Do góc ψij (với ij) thường lớn hơn 90
o nên người ta còn
hay đổi biến, tính theo góc ij = ψij - 90
o, khi đó ta có hệ:
1n
ij
1j
ijjijiijii
2
iiii )sin(UUycosUyP
(2.5)
1n
ij
1j
ijjijiijii
2
iiii )cos(UUysinUyQ
(2.6)
Ta có thể kí hiệu gọn lại theo dạng tổng quát:
F(X)=λ (2.7)
với: F = (f1, f2, ... , f2n-s)
t
X = (...δi..., ... Ui ...)
t
λ = (... Pi ..., ... Qi ...)
t
Cách viết trên, cho phép ứng dụng trực tiếp các kết quả
phân tích nghiệm hệ phương trình trong không gian 2n-s chiều
như mục 2.1.
2.2.2 Trạng thái giới hạn ổn định của HTĐ
Xét hệ phương trình chế độ xác lập gồm 2n-s phương trình
(2.5) và (2.6) (hoặc đưa về dạng tổng quát (2.7)). Mỗi phương
trình tương ứng với Pi hoặc Qi của hệ xác định một mặt cong
(Space Surface) trong không gian 2n-s chiều.Tách phương
trình Pi (hoặc Qi) ra, ta có 2n-s-1 phương trình còn lại xác định
một đường cong (Space Curve) trong không gian 2n-s chiều.
11
Mỗi giao điểm giữa mặt cong và đường cong trên xác định một
nghiệm của hệ phương trình chế độ xác lập HTĐ (điểm a và
điểm b như minh họa ở hình 2.5).
Tại giao điểm giữa đường cong và mặt cong ta xác định một
góc là góc giữa véc tơ tiếp tuyến của đường cong (Tangent
véc tơ) với véc tơ pháp tuyến của mặt cong (Gradient Véc tơ).
Góc còn được gọi là góc công suất nút.
Khi thay đổi công suất (tải hoặc nguồn) bơm vào nút i thì
mặt cong và đường cong sẽ dịch chuyển tương đối so với nhau,
đồng thời góc cũng thay đổi. Sự thay đổi của công suất nút
có thể dẫn tới việc hệ phương trình CĐXL đang từ có nghiệm
chuyển sang vô nghiệm, hay nói cách khác, đường cong và mặt
cong đang từ cắt nhau chuyển sang trạng thái không còn có
giao điểm. Trạng thái đường cong và mặt cong tiếp xúc với
nhau là trạng thái giới hạn, hệ phương trình CĐXL chỉ có một
nghiệm duy nhất.
Hình 2.5 minh họa trạng thái ban đầu và trạng thái giới hạn
khi hệ phương trình chỉ còn một nghiệm duy nhất: đường cong
và mặt cong tiếp xúc với nhau tại điểm c. Với hệ phương trình
CĐXL của HTĐ thì đó cũng là trạng thái giới hạn ổn định. Rõ
ràng có thể nhận dạng trạng thái giới hạn qua trị số của góc
công suất giữa véc tơ pháp tuyến của mặt cong và véc tơ tiếp
tuyến của đường cong tại điểm tiếp xúc: đó là lúc = 90o.
2.2.3 Ý tưởng của phương pháp NSTC
Xét hệ (2.7), biểu diễn dạng chung của hệ phương trình
CĐXL, với của mọi phương trình giữ cố định (trong đó là
CSTD hoặc CSPK bơm vào nút k nào đó, nhận các giá trị P*k
và Q*k) trừ một trị số i của phương trình thứ i thay đổi (tương
ứng với Pi hoặc Qi của nút khảo sát), ký hiệu đơn giản là λ. Ta
viết lại hệ phương trình ở dạng sau:
12
*
1n2sn2211n2
sn221i
*
2sn2212
*
1sn2211
)x,...,x,x(f
.........
)x,...,x,x(f
......
)x,...,x,x(f
)x,...,x,x(f
(2.12.a)
Trong mô hình CĐXL của hệ thống điện các hàm vế trái
còn được gọi là các hàm đặc tính công suất nút. Mỗi hàm
tương ứng với một thông số công suất nút, ví vụ fi tương ứng
với CSTD nút k:
Pk = fi(x1, x2, ..., x2n-s).
Trong không gian các biến trạng thái, hàm Pk là hàm của 2n-
s biến có ràng buộc, chính là hệ phương trình CĐXL (2.12a),
với tham số biến thiên λ. Khi λ = λ*, hàm có giá trị PK*
=fi(M0) trong đó M0 là
điểm cắt giữa mặt cong
fi(x1, x2, ..., x2n-s) - λ*=0
và đường cong thiết lập
bởi các phương trình còn
lại tại điểm (cũng là
nghiệm của hệ phương
trình CĐXL).
Khi tham số biến thiên,
mặt cong dịch chuyển
trong khi đường cong
không thay đổi vị trí (các
phương trình không chứa
tham số), điểm cắt dịch chuyển dọc theo đường cong. Hàm Pk
sẽ đạt cực đại tại vị trí nào đó khi điểm cắt M dịch theo đường
cong (hình 2.7).
Xét véc tơ pháp tuyến của mặt cong tại điểm cắt M0. Véc tơ
này có các thành phần là đạo hàm riêng của hàm fi theo các
M
α
α
M0
M1
Hình 2.6: Điểm cắt M ở vị trí ban
đầu (a) và ở giới hạn ổn định (b)
13
biến tính tại M0, với chuẩn Ơclid tính được theo công thức:
2
sn2
2
2
2
1 x
fi
...
x
fi
x
fi
fi
Về ý nghĩa, fi biểu thị tốc độ biến thiên giá trị hàm fi khi
điểm tọa độ M0 dịch chuyển theo hướng pháp tuyến mặt cong,
cũng là hướng hàm fi thay đổi giá trị nhanh nhất. Khi điểm
điểm M0 di chuyển theo hướng véc tơ lệch với véc tơ pháp
tuyến một góc α thì đạo hàm theo hướng của fi tính được theo
công thức sau: cos.fifi . (2.12.b)
Hàm Pk sẽ cực đại khi
đạo hàm này bằng 0,
cũng là lúc HTĐ ở giới
hạn ổn định với
det(J)=0.
Hàm fi(M) có dạng
rất phức tạp (tương ứng
với hàm đặc tính công
suất nút trong 2.5 , 2.6). Để tính giá trị, về lý thuyết cần xác
định được tọa độ M(λ) từ hệ phương trình CĐXL khi cho giá
trị cụ thể tham số λ. Tuy nhiên, ta chỉ quan tâm đến giá trị của
nó, khi M trở thành điểm tiếp xúc giữa mặt cong với đường
cong, cũng là lúc đạo hàm theo hướng có giá trị bằng 0 (hình
2.7). Giá trị công suất Pk = fi(M1) khi đó cũng chính là giới hạn
công suất nút k theo điều kiện ổn định.
Vấn đề đặt ra là có thể tiệm cận gần đúng đường cong để
xác định giá trị cực đại? Đó cũng là ý tưởng đề xuất của
phương pháp xác định gần đúng giới hạn công suất nút theo
điều kiện ổn định.
2.3 Xây dựng biểu thức xấp xỉ xác định giới hạn công
suất nút HTĐ theo điều kiện ổn định
a. Trường hợp thông số i biểu thị thay đổi công suất tác
dụng nút i
M(λ)
M1 M0
fi
Hình 2.7
14
Như trên đã nói, đặc tính công suất có dạng phức tạp. Theo
(2.5) ta có:
1n
ij
1j
ijjijiijii
2
iiii )sin(UUycosUyP
.
Tuy nhiên, từ biểu thức có thể thấy các hàm đặc tính tương
ứng với phương trình cân bằng CSTD của nút là tổng của các
hàm hình sin của các góc lệch (khi coi các điện áp Uj ít thay
đổi theo CSTD). Hơn nữa, chỉ có thành phần tính theo i là
thay đổi mạnh nhất. Thật vậy, với giả thiết công suất ở tất cả
các nút không thay đổi, thì khi Pi thay đổi chỉ có nút cân bằng
có biến động công suất. Góc lệch i tương ứng với thành phần
trao đổi công suất giữa nút i và nút cân bằng, do đó sẽ thay đổi
mạnh. Các góc lệch pha khác, tương ứng với trao đổi công suất
giữa các nút còn lại, chỉ biến động nhỏ. Nói khác đi có thể coi
gần đúng hàm đặc tính công suất như là tổng của các thành
phần hình sin của góc lệch δi và có thể biến đổi về hàm tương
đương với biến i ở dạng: Pi = Pii+Pmsin(i-φ) (2.13)
Trong đó, Pm và là biên độ và góc dịch pha của hàm sin
tiệm cận, cần phải xác định. Thành phần Pii = yiiUi
2cosψii
không đổi. Với HTĐ thực tế, góc ψii ≈ -90
0 nên Pii có giá trị rất
nhỏ (có thể bỏ qua trong tính toán bằng số).
b. Trường hợp thông số i biểu thị thay đổi công suất phản
kháng nút i
Tương tự, với đặc tính CSPK theo (2.6):
1n
ij
1j
ijjijiijii
2
iiii )cos(UUysinUyQ
(2.13-a)
Do công suất phản kháng bơm vào nút i cũng chủ yếu làm
thay đổi điện áp Ui của nút i, góc j và điện áp các nút khác ít
thay đổi. Khi đó, đường cong đặc tính công suất Qi gồm các
hàm bậc 2 theo Ui nên có thể xấp xỉ với hàm bậc 2 đơn giản:
Qi =aUi
2 + bUi +c. (2.14)
Trong đó: a ,b ,c là các hằng số tiệm cận cần xác định. Thực
chất, các giả thiết này hoàn toàn tương ứng với cách chấp nhận
khi áp dụng tiêu chuẩn Markovits cho từng nút. Theo tiêu
chuẩn Markovits hệ thống sẽ ở GHÔĐ khi các đạo hàm riêng
15
∂ΔPi/∂δi = 0 hoặc ∂ΔQi/∂Ui = 0, thực chất chỉ quan tâm đến sự
thay đổi Pi theo i và Qi theo Ui.
2.4 Tìm giới hạn công suất tác dụng
Theo lý thuyết hình giải tích, vec tơ pháp tuyến ∆fi có các
thành phần là đạo hàm theo hướng của các biến. Thành phần
theo hướng tiếp tuyến của đường cong có thể xác định theo
công thức cos.fi , cũng chính là đạo hàm của hàm biểu diễn
đường cong Pi. Theo (2.5), giả thiết tiệm cận hàm Pi(i) ở dạng:
y = Pm sin (δ-φ) + Pii
Các tham số cần tìm là Pm, và .
Ta có các phương trình sau đúng với thông số CĐXL hiện
hành (khi CSTD nút xét có trị số P*):
y = Pmi sin (δi-φ) + Pii = Pi* (2.15)
y' = Pmicos (δi-φ) (2.16)
Theo (2.12.b), trị số đạo hàm: y' = || fi ||.cos(αi) (2.17)
Do đó: Pmicos (i-) = || fi ||.cos(i) (2.18)
Bình phương 2 vế các phương trình (2.15), (2.16) cộng lại ta
được: 2
ii
2
ii
*
i
2
mi )]cos(.||f[||)PP(P (2.19)
2
ii
2
ii
*
imi )]cos(.||f[||)PP(P (2.20)
Coi gần đúng: Pii ≈ 0, ta có:
2
ii
2*
imi )]cos(.||f[||)P(P (2.21)
Công thức (2.21) cho phép xác định được giá trị công suất
giới hạn tại nút i dựa trên thông số trạng thái chế độ xác lập:
Pi* là công suất hiện tại bơm vào nút i; if là chiều dài véc tơ
gradient của mặt cong; và góc i là góc giữa véc tơ gradient và
tiếp tuyến, đều tính được trên cơ sở ma trận Jacobi của CĐXL.
2.5 Tìm giới hạn công suất phản kháng
Đặc tính CSPK có dạng xấp xỉ bậc 2 theo điện áp nút: y =
aUi
2 + bUi + c với a, b, c là các hằng số tiệm cận phải tìm.
Ở đây ta có ngay thành phần không đổi c = 0 bởi khi điện áp
nút bằng 0 thì CSPK cũng không còn tiêu thụ.
Giả thiết đã biết Ui ở CĐXL (tương ứng với lúc CSPK nút
Q = Qi*). Ta có các phương trình sau:
16
y = aUi
2 + bUi= Qi*
y' = 2aUi + b = || fi ||.cos(αi)
Ta có: b = || fi ||.cos(αi) - 2aUi , thay vào phương trình Qi*:
aUi
2+[|| fi ||.cos(αi) - 2aUi].Ui = Qi*
-aUi
2+ || fi ||.cos(αi).Ui = Qi*
Suy ra:
2
i
*
iiii
U
QU).cos(.||f||
a
(2.26)
b = || fi ||.cos(αi) - 2aUi
Điện áp giới hạn (lúc y'=0): U = -b/2a (2.28)
Thay vào biểu thức y ta nhận được giá trị cực đại:
ymax = -b
2/4a (2.29) ; Hay viết dạng đầy đủ :
2
i
iii
*
i
2
2
i
*
iiii
iii
mi
U
U).cos(.||f||Q
.4
)
U
QU).cos(.||f||
.U.2)cos(.||f(||
Q
Biểu thức (2.29) cũng chính là trị số giới hạn CSPK nút i.
Quá trình tính toán hoàn toàn dựa vào thông số trạng thái của
chế độ xác lập hiện hành của HTĐ.
2.6 Xây dựng chương trình tính toán GHÔĐ HTĐ theo
phương pháp NSTC
Dựa trên các biểu thức trong mục 2.4, 2.5, xây dựng thuật
toán nhằm xác định các trị số giới hạn công suất nút theo điều
kiện ổn định như sơ đồ hình 2.8.
Để xác định chỉ tiêu ổn định cho mỗi nút chỉ cần thời gian
để giải một lần hệ phương trình đại số tuyến tính (ĐSTT) 2n-s
ẩn số.
Phương pháp NSTC thực chất là ngoại suy gần đúng đường
cong đặc tính công suất, xuất phát từ điểm đã biết là chế độ
hiện hành. Chính vì thế sai số có thể khác nhau cho mỗi nút:
nút càng gần với giới hạn mất ổn định (nút yếu, nguy hiểm) thì
độ chính xác phép ngoại suy nhận được càng cao. Các nút còn
ở xa giới hạn, phép tính có thể bị sai số nhiều. Tuy nhiên, đặc
17
điểm này lại là thuận lợi về phương diện ứng dụng. Đó là vì,
chính các nút yếu, nguy hiểm mới cần được quan tâm và xác
định chính xác lời giải.
2.7 Đánh giá phân
tích mức độ chính xác
của phương pháp
NSTC so với các
phương pháp khác khi
tính toán GHÔĐ
Luận án đề xuất phương
pháp mới để tính toán dự
báo GHÔĐ, do vậy rất cần
những tính toán kiểm
chứng độ chính xác và chân
thực của kết quả. Trong
quyển luận án đã trình bày
chi tiết quá trình tính toán
GHÔĐ của phương pháp
NSTC và so sánh kết quả
với phương pháp phổ biến
hiện nay là phương pháp
lặp (làm nặng chế độ theo
kịch bản quan tâm và tính
lặp).
Theo nghiên cứu tổng
quan của luận án, hiện nay chưa có phương pháp nào thực sự
dự đoán được trạng thái giới hạn từ xuất phát điểm thông số
hiện hành. Chỉ có một số ít phương pháp cố gắng đánh giá “độ
xa” trạng thái giới hạn (như phương pháp phân tích ma trận
SVD để tìm độ nhạy CS nút bé nhất, phương pháp góc CS
tính độ dài của giá trị đạo hàm có hướng) nhưng cũng chỉ mang
tính chất định tính tìm nút yếu mà không lượng hóa được
khoảng cách đến trạng thái GHÔĐ. Luận án cũng tiến hành
tính toán GHÔĐ theo những phương pháp này để làm rõ được
tính ưu việt của phương pháp NSTC khi lượng hóa khá chính
Chương trình tính toán CĐXL theo
thuật toán Newton-Raphson
(Các dữ liệu về CĐXL hiện hành)
i < (2n-s)
i = i+1
Thiết lập ma trận
Jacobi
i = 1
Nhận dạng thông số λi
(tương ứng với thông số nút)
Tính toán giới hạn công suất nút
theo điều kiện ổn định
(theo 2.21 hoặc 2.29)
In các chỉ tiêu ổn định
Kết thúc
- Số hiệu nút (k);
- Thông số thay đổi (Pk hoặc Qk);
- Thông số trạng thái nút (Uk*,δk*,Qk* hoặc Pk*)
Xác định góc công suất
αi ; cosαi
đúng
Sai
(1)
(2)
(3)
(4)
Hình 2.8
18
xác (bằng MW) trạng thái GHÔĐ và mức dự trữ ổn định của
từng nút trong hệ thống.
Các sơ đồ tính toán trình bày trong luận án gồm: sơ đồ đơn
giản 3 Bus, Ward & Hale 6 Bus, IEEE 14 Bus, IEEE 39 Bus và
Miền Tây Nam Bộ 138 Bus. Sự đa dạng của các loại sơ đồ trên
cho phép kiểm chứng tính toán bằng tính tay (sơ đồ 3 nút) và
chương trình (tính lặp bằng phần mềm CONUS-7.3 đối với các
sơ đồ còn lại), đồng thời cho phép so sánh kết quả tính toán với
các nghiên cứu trên thế giới (thông qua các sơ đồ mẫu Ward &
Hale 6 Bus, IEEE 14, 39 Bus) và kiểm tra khả năng áp dụng
vào bài toán thực tế tại Việt Nam (sơ đồ HTĐ Miền Tây 2016).
Đối với sơ đồ 3 Bus, gồm 2 nút nguồn, 1 nút tải đấu nối
hình tam giác. Sơ đồ này được tính toán bằng tay.
Thông số: Z12= j0.20; Z23=
j0.25; Z13= j0.50
P3+jQ3 = 100 + j30 (MVA) ;
||U2|| = 1.00 pu = const
Giả thiết nút 1 là nút cân
bằng: U1=1.00 pu = const;
1= 0
o = const
Hình 2.9
Sau khi xây dựng được hệ phương trình CĐXL và tính toán
bằng tay, kết quả GHÔĐ CS nút là:
Pm2 = 515.8 MW; Pm3 = 363.5 MW; Qm3 = 138.1 MVAr
Luận án cũng tiến hành tính toán GHÔĐ khi trạng thái đầu
thay đổi để kiểm chứng sự hội tụ của kết quả tính toán. Minh
họa kết quả tính Qm3 khi trạng thái đầu Q3 thay đổi được thể
hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Khi trạng thái ban đầu Q3 khác nhau
Q3 (MVAr) 0 10 50 80 100 120 130 133
Qm3 (MVAr) 139 139 137 136 135 134 133 133
Nếu tính toán theo phương pháp lặp (bằng tay) theo kịch
bản tương đương (tăng dần CSTD hoặc CSPK nút tải 3, hoặc
tăng dần CS phát nút nguồn 2) cho đến khi hệ mất ổn định. Kết
quả trạng thái GHÔĐ như sau: P2GH = 684 MW; P3GH = 264
MW; Q3GH = 133 MVAr.
3
1 2
P3+jQ3
Z23
Z
Z1
P1+jQ1
P2+jQ2
U3(3)
U1(1) U2(2)
19
Khi trạng thái vận hành ban đầu của P2, P3 và Q3 thay đổi
tăng dần, phương pháp NSTC cũng cho kết quả tính GHÔĐ hội
tụ về các giá trị trên, thể hiện trạng thái ban đầu càng nặng nề,
phương pháp NSTC cho kết quả càng chính xác.
Sơ đồ Ward & Hale 6 Bus:
Đây là sơ đồ mà hai tác giả Liancheng Wang and Adly A
Girgis đã tính toán trong nghiên cứu đề xuất chỉ tiêu góc để
đánh giá ổn định HTĐ. Luận án tiến hành so sánh kết quả của
phương pháp đề xuất với kết quả tính toán như bảng 2.6:
Bảng 2.6 Các kết quả tính toán sơ đồ Ward & Hale 6-Bus
Số liệu tính toán GHÔĐ CS nút
Nút
Thông
số
Chế
độ đầu
Tính
lặp
theo
[32]
Theo
NSTC
Phương
pháp của
[32]
Độ lệch của
NSTC so với
tính lặp [32]
Độ lệch của chỉ
tiêu theo [32]
so với tính lặp
[32]
3 P3 0.55 1.26 1.201 1.3866 -4.68% 10.05%
5 P5 0.3 0.94 0.898 1.0643 -4.47% 13.22%
6 P6 0.5 1.32 1.26 1.5064 -4.54% 23.48%
3 Q3 0.13 0.72 0.486 2.2225 -32.50% 208.68%
5 Q5 0.18 0.71 0.52 2.1739 -26.76% 206.18%
6 Q6 0.05 0.8 0.498 2.6598 -37.75% 232.48%
Trong ví dụ này sai số của phương pháp NSTC đề xuất
trong luận án được cải thiện hơn rất nhiều so với phương pháp
đề xuất trong [32]. Nguyên nhân là do công thức dự báo quá
đơn giản đề xuất trong [32]. Sau khi xác định được góc công
suất αi, các tác giả đề xuất lấy trị số công suất tỉ lệ với cosα làm
giá trị đo độ xa khoảng cách đến giới hạn (ở trị số tương đối):
Ddi=||fi||.Cosi. Khi α tiến tới 90
o thì Dd tiến tới 0, nhưng do
quan hệ phi tuyến (không tỉ lệ) của Dd với công suất nút nên
sai số sẽ lớn khi điểm dự báo nằm xa giới hạn.
Tính toán áp dụng cho sơ đồ IEEE 14 Bus:
Để thấy rõ được hiệu ứng của việc đặt bù CSPK đối với
GHÔĐ CS nút, luận án đã tính toán cho sơ đồ IEEE14 Bus
trong trường hợp không bù và có bù. Dung lượng bù tại các nút
3, 6, 8 lần lượt là: 40 MVAr, 24 MVAr và 24 MVAr. Kết quả
chi thấy, sau khi đặt tụ bù tại 3 nút là 3, 6, 8, điện áp của tất cả
các nút đều được nâng cao, đạt ~ 1.0 pu (xem thêm phụ lục).
Tính toán GHÔĐ cho kết quả CS giới hạn tại mỗi nút cũng
được cải thiện, nâng lên trung bình từ 20-30%.
Áp dụng tính toán cho sơ đồ IEEE 39 Bus
20
Sau khi tính toán chế độ xác lập HTĐ, sử dụng phương pháp
NSTC, xác định được công suất giới hạn các nút. Ngoài ra,
luận án cũng tính toán công suất giới hạn nút bằng phương
pháp lặp để đối chiếu kết quả. Những nút có giới hạn công suất
tác dụng thấp là 26, 28, 18 (Pgh chỉ đạt khoảng 3,6-3,9 p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_phuong_phap_xac_dinh_gioi_han_tru.pdf