Các loại chế phẩm vi sinh bổ sung trong quá trình ủ sinh học
CTRHC
Xuất phát từ thực tế quá trình ủ sinh học hiếu khí CTRHC thường
diễn ra khá lâu, vẫn có mùi tùy theo phương thức cấp khí khác nhau
và thiếu các chủng VSV có lợi cho đất cho thấy cần thiết phải bổ sung
chế phẩm vi sinh trong quá trình ủ sinh học CTRHC. Hiện nay, trên
thị trường Việt nam có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh được sản xuất
và sử dụng như: VTCC (Trung tâm công nghệ sinh học – ĐH Quốc
gia Hà nội), Biomix 1 (Viện Công nghệ Môi trường – Viện Khoa học
công nghệ VN), EMIC (Công ty cổ phẩn công nghệ vi sinh và MT),
SEMSR (TT Nghiên cứu Kỹ thuật & Quản lý MT - TP. HCM),
Enchoice (Mỹ) và EM. Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài
cho thấy: Các chế phẩm vi sinh có khả năng khử mùi rõ rệt, thời gian
xử lý thường từ 4-5 tuần tại các NM. Tuy nhiên, với quy mô công
nghiệp, thời gian và hiệu quả xử lý thực tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố vì vậy hiện chưa đánh giá chính thức với các loại chế phẩm này.9
Trừ NM xử lý chất thải Thủy Phương, Huế có thể sản xuất và ứng
dụng tại NM còn các nơi khác đều được cung cấp từ các đơn vị sản
xuất bên ngoài. Về mặt kinh tế, 2 chế phẩm có giá thành xử lý cao là
SEMSR và Enchoice, chế phẩm có giá thành xử lý thấp là EM
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu quá trình xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng công nghệ ủ sinh học cấp khí tự nhiên trong điều kiện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oát nhiệt
độ, bổ sung độ ẩm, kiểm soát các chất dinh dưỡng trong quá trình ủ,...
Chương 2. Cơ sở lý luận trong nghiên cứu công nghệ ủ sinh học
hiếu khí chất thải rắn hữu cơ cấp khí tự nhiên
2.1. Khái niệm cơ bản về công nghệ ủ sinh học hiếu khí
Quá trình ủ hiếu khí CTRHC là quá trình chuyển hóa sinh học và
ổn định các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy với sự tham gia của
các VSV hiếu khí. Sản phẩm của quá trình này là khí CO2, nước,
nhiệt, chất mùn ổn định, không mang mầm bệnh và các sản phẩm
trung gian khác.
Các phương pháp chế biến phân hữu cơ bằng quá trình chuyển hóa
sinh học hiếu khí gồm: Ủ đánh luống cấp khí tự nhiên (windrow); Ủ
luống hoặc ngăn tĩnh thổi khí cưỡng bức (static windrow); Ủ trong
thiết bị chứa, kênh mương cấp khí cưỡng bức (in-vessel)
Lựa chọn hướng nghiên cứu của đề tài luận án là công nghệ ủ sinh
học CTRHC cấp khí tự nhiên bằng đảo trộn để xem xét tính khả thi và
hiệu quả của công nghệ trong điều kiện Việt Nam vì phương án này
đơn giản, dễ kiểm soát, tính hiệu quả (sự đồng nhất của sản phẩm ủ,
thời gian ủ và mùi phát sinh khi ủ) ổn định hơn so với các phương án
cấp khí thụ động hoặc cấp khí cưỡng bức.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phân hủy hiếu khí chất
thải rắn hữu cơ
2.2.1. Các yếu tố đầu vào của công nghệ
Các yếu tố đầu vào của công nghệ ảnh hưởng tới quá trình phân
hủy hiếu khí CTRHC gồm: thành phần, kích thước vật liệu ủ; tỷ lệ
C/N, P, K, chất hữu cơ; VSV; Kích thước và hình dáng hệ thống ủ;
Độ xốp, độ thoáng khí và lượng oxy ban đầu trong nguyên liệu ủ.
Xác định độ xốp theo
Roger T.Haug [48, tr
212-216]
Tổng thể tích của hỗn
hợp ủ:
Vt = Vs + Vv
= Vs+Vw+Vg (2.1)
Trong đó:
Vt: tổng thể tích khối ủ;
Vs: thể tích chất rắn;
Hình 2.3. Sơ đồ mô phỏng các thành phần
của chất thải trong ngăn ủ [48]
Khí
Nước
Rắn
Vg
Vw
VS
VV
Vt
Phần lỗ rỗng
trong ngăn ủ
7
Vv: thể tích lỗ rỗng: Vv=Vw+V g; Vw, Vg: thể tích nước, khí chứa trong
lỗ rỗng.
Độ xốp của hỗn hợp vật liệu ủ: n = Vv /Vt = (Vt –Vs)/Vt (2.2)
Độ thoáng khí của hỗn hợp vật liệu ủ: f=Vg/Vt=(Vt–Vs–Vw)/Vt (2.3)
Nồng độ oxy trong ngăn ủ:XO2 = (Vg x 0,232)/Vt (2.4)
2.2.2. Các yếu tố cần kiểm soát trong quá trình vận hành
Các yếu tố đầu vào của công nghệ ảnh hưởng tới quá trình phân
hủy hiếu khí CTRHC gồm: Nhiệt độ và thời gian, độ pH, độ ẩm, độ
thoáng khí và phân phối oxy trong quá trình ủ hiếu khí.
Phương pháp xác định nồng độ oxy bổ sung vào ngăn ủ nhờ đảo
trộn (cấp khí tự nhiên) theo Roger T. Haug [48, tr 281-284]
Sự chênh lệch giữa mật độ không khí bên trong và ngoài hệ thống
ủ tạo ra áp lực thông gió tự nhiên của ngăn ủ (hình 2.10). Nồng độ oxy
được bổ sung vào ngăn ủ thông qua quá trình đảo trộn định kỳ được
xác định bởi lượng không khí yêu cầu để giảm độ ẩm trong ngăn ủ.
1) Lượng nước bốc hơi hàng ngày qua ngăn ủ:
W = [(1-Ss)/Ss]-[(1-Vs)/(1-Vp)][(1-Sp)/Sp] (2.12)
Trong đó:
W: Lượng nước bốc hơi hàng ngày qua ngăn ủ (g nước/g khối
lượng khô của nguyên liệu ủ)
Ss, Sp: khối lượng phần chất rắn (TS = độ tro) trong nguyên liệu ủ
và sản phẩm phân compost (%)
Vs, Vp: khối lượng chất rắn bay hơi trong nguyên liệu ủ, sản phẩm
phân compost, tính theo khối lượng khô của phần chất rắn (%)
Hình 2.10. Sơ đồ mô phỏng quá trình thông gió tự nhiên của ngăn ủ
compost [46]
2) Độ ẩm thực tế của không khí:
- Áp suất hơi nước bão hòa: log10 PVS = a/Ta + b (2.13)
Không khí lạnh bên
ngoài môi trường đi
vào ngăn ủ (N2 và O2)
Các khí nhẹ thoát ra khỏi
ngăn ủ (CO2)
Các khí nóng và
bão hòa tạo thành
từ các hoạt động
sinh học trong ngăn
Không khí lạnh bên
ngoài môi trường đi
vào ngăn ủ (N2 và O2)
Ngăn ủ phân compost
8
Trong đó
PVS: áp suất hơi nước bão hòa, mm Hg
a: hằng số thực nghiệm, a = -2238
Ta: nhiệt độ tuyệt đối, 0K (nhiệt độ khí bão hòa thoát ra khỏi ngăn ủ
hay nhiệt độ bên trong ngăn ủ hoặc nhiệt độ bên ngoài ngăn ủ)
b: hằng số thực nghiệm, b = 8,896
- Áp suất hơi nước thực tế: PV = RHAIR (PVS), mmHg (2.14)
Trong đó
RHAIR: độ ẩm tương đối, phần áp suất hơi bão hòa trong ngăn ủ.
- Độ ẩm thực tế: w* = (18,015/28,96)[PV/(PAIR-PV)] (2.15)
Trong đó:
PAIR: áp suất khí quyển, PAIR = 760mmHg
3) Lượng ẩm được khử theo sự thoát khí thải từ ngăn ủ Δ (g nước/g
không khí khô trong ngăn ủ)
4) Khối lượng không khí bổ sung vào ngăn ủ yêu cầu K (g không khí
khô/g nguyên liệu ủ.
2.3. Hệ sinh thái ngăn ủ - vai trò của VSV trong các quá trình
phân giải và chuyển hóa sinh học tự nhiên CTRHC
Sự chuyển hóa vật chất trong chất thải chủ yếu do VSV. Các quá
trình này xảy ra liên tục, đan xen nhau rất phức tạp, bao gồm những
quá trình chuyển hóa carbon, nitơ, lưu huỳnh, phospho và sắt trong
chất thải dưới sự hoạt động của các vi khuẩn thuộc bộ rhodospirillales,
nấm, xạ khuẩn,....
2.4. Các loại chế phẩm vi sinh bổ sung trong quá trình ủ sinh học
CTRHC
Xuất phát từ thực tế quá trình ủ sinh học hiếu khí CTRHC thường
diễn ra khá lâu, vẫn có mùi tùy theo phương thức cấp khí khác nhau
và thiếu các chủng VSV có lợi cho đất cho thấy cần thiết phải bổ sung
chế phẩm vi sinh trong quá trình ủ sinh học CTRHC. Hiện nay, trên
thị trường Việt nam có rất nhiều loại chế phẩm vi sinh được sản xuất
và sử dụng như: VTCC (Trung tâm công nghệ sinh học – ĐH Quốc
gia Hà nội), Biomix 1 (Viện Công nghệ Môi trường – Viện Khoa học
công nghệ VN), EMIC (Công ty cổ phẩn công nghệ vi sinh và MT),
SEMSR (TT Nghiên cứu Kỹ thuật & Quản lý MT - TP. HCM),
Enchoice (Mỹ) và EM. Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài
cho thấy: Các chế phẩm vi sinh có khả năng khử mùi rõ rệt, thời gian
xử lý thường từ 4-5 tuần tại các NM. Tuy nhiên, với quy mô công
nghiệp, thời gian và hiệu quả xử lý thực tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố vì vậy hiện chưa đánh giá chính thức với các loại chế phẩm này.
9
Trừ NM xử lý chất thải Thủy Phương, Huế có thể sản xuất và ứng
dụng tại NM còn các nơi khác đều được cung cấp từ các đơn vị sản
xuất bên ngoài. Về mặt kinh tế, 2 chế phẩm có giá thành xử lý cao là
SEMSR và Enchoice, chế phẩm có giá thành xử lý thấp là EM.
Chương 3. Phương pháp và quy trình nghiên cứu thực nghiệm
công nghệ ủ sinh học CTRHC cấp khí tự nhiên
3.1. Mô hình thực nghiệm: Mô hình nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý cấu tạo hình 3.1.
B 1
K 1-R C 1
K 9
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
B 2
K 2-R C 2
K 10
B 3
K 3-R C 3
K 11
B 4
K 4-R C 4
K 12
B 5
K 5-R C 5
K 13
B 6
K 6-R C 6
K 14
B 7
K 7-R C 7
K 15
B 8
K 8-R C 8
K 16
R C 9
R C 10
R C 11
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
?n
g
tu
? i
d
?c
l?
d
5
123
4
5
7 6
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo mô hình trong phòng thí nghiệm
Chú thích:
1. Bể ủ 2. Lồng kính 3. Hệ thống thu gom, tuần hoàn nước rác
4. Thùng chứa nước ri rác 5. Máy bơm nước
6. Nhiệt ẩm kế treo tường 7. Quạt hút khử mùi
Mô hình nghiên cứu ngoài trời có mái che gồm các bộ phận chính
được thể hiện trên sơ đồ nguyên lý cấu tạo hình 3.2.
1
2
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo mô hình ngoài trời có mái che
Chú thích:
10
1. Hệ thống bể ủ 2. Hệ thống thu gom và lưu chứa nước rỉ rác
3.2. Địa điểm, máy móc, thiết bị và kế hoạch thực nghiệm
- Mô hình được lắp đặt và thực hiện tại phòng CTR, Viện
KH&KTMT - Trường ĐHXD. Các mẫu được phân tích tại phòng
thí nghiệm trường ĐHXD và Trường đại học Bách khoa Hà Nội.
- Các máy móc, thiết bị được sử dụng với sự hợp tác giúp đỡ của
Viện KH&KTMT và Bộ môn Công nghệ và quản lý môi trường.
- Quá trình thực nghiệm được thực hiện trong 3 năm, chia thành 9
đợt nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm và 1 đợt ứng dụng thử
nghiệm thực tế tại nhà máy ở Phủ Lý - Hà Nam.
3.3. Quy trình nghiên cứu thực nghiệm
Quy trình nghiên cứu thực nghiệm gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định các thông số đầu vào của nguyên liệu ủ (thực
hiện trên mô hình trong phòng thí nghiệm): Bước 1a: Lựa chọn nguồn
nguyên liệu; Bước 1b: Xử lý sơ bộ nguyên liệu trước khi ủ
Bước 2: Nạp nguyên liệu vào các bể ủ
Bước 3: Theo dõi quá trình thí nghiệm, thực hiện bổ sung độ sụt và
đảo trộn theo các mục đích thực nghiệm: Bước 3a: Nghiên cứu xác
định chế độ bổ sung độ sụt; Bước 3b: Nghiên cứu xác định chế độ đảo
trộn cấp khí tự nhiên theo điều kiện môi trường bên ngoài
Bước 4: Phân tích mẫu thực nghiệm
Bước 5: Xử lý số liệu, bàn luận đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.4. Xác định các thông số đầu vào của nguyên liệu ủ sinh học
CTRHC cấp khí tự nhiên
- Lựa chọn vật liệu ủ: Theo [48], khi độ thoáng khí (FAS) nằm trong
khoảng 20 - 35% thì tốc độ tiêu thụ oxy đạt giá trị tối đa là 95%.
Độ thoáng khí tốt nhất là khoảng 30% và độ xốp tối ưu là 32 -
36%. Quá trình phân hủy hiếu khí khi nồng độ oxy tối thiểu là 5%
trong các lỗ rỗng. Các kết quả phân tích nồng độ oxy ban đầu trong
các ngăn ủ của cả 7 mẫu đều đạt từ 6,4 - 9,1% do đó các nguồn rác
lựa chọn đều có thể đưa vào ủ phân vi sinh trong điều kiện hiếu
khí. Các mẫu rác chợ (mẫu 1, 6, và 7) đều có độ xốp cao, thành
phần chủ yếu là rau, củ, quả (các chất chứa xenlulo), rác có lẫn
cát, đất. Độ ẩm thấp (48,9%). Tỷ lệ C/N đầu vào cao (54,4/1); Mẫu
rác hộ gia đình (mẫu 3) có độ xốp và nồng độ oxy trung bình,
thành phần ngoài rau, củ quả còn có một phần nhỏ cơm, vỏ tôm,
cá, thức ăn thừa,chứa cả chất xơ, tinh bột và đạm nhưng rác bị
lẫn nhiều tạp chất nhỏ khó tách loại như nilon, giấy, nhựa, gây
ảnh hưởng đến chất lượng phân sau ủ. Độ ẩm mẫu 3 cao hơn mẫu
11
1, 6, 7 (52,3%). Tỷ lệ C/N đầu vào hơi thấp (22,14/1); Mẫu rác nhà
hàng, khách sạn (mẫu 4) có độ xốp và nồng độ oxy là nhỏ nhất,
thành phần chủ yếu là thức ăn thừa như bánh, cơm, rau, chứa
hàm lượng đạm, tinh bột khá cao. Độ ẩm ban đầu của mẫu 4 là cao
nhất (58,4%) và sau 35 ngày ủ là 59,7%, cao hơn Tiêu chuẩn
ngành 10 TCVN 562-2002 (độ ẩm không quá 35%). Tỷ lệ C/N đầu
vào thấp (17,11/1); Mẫu rác hỗn hợp (mẫu 5) có độ xốp và và nồng
độ oxy trung bình, giá trị xấp xỉ mẫu 3, thành phần có cả xenlulo,
tinh bột, đạm, đặc trưng cho rác sinh hoạt hữu cơ của đô thị nói
chung. Độ ẩm của mẫu không quá cao (57,4%), Tỷ lệ C/N đầu vào
ở mức tối ưu (26,51/1). Như vậy, chọn vật liệu ủ là rác hỗn hợp.
- Kích thước vật liệu ủ: mẫu 1, kích thước 3-5cm, độ xốp 42,9%
thấp hơn mẫu 2, kích thước 5-8cm, độ xốp 45,7%; nồng độ oxy
trong ngăn ủ của mẫu 2 (9,1%) cao hơn mẫu 1 (8,6%); tốc độ phân
hủy diễn ra nhanh và mạnh hơn ở mẫu 1, tỷ lệ C/N sau 35 ngày ủ
là 24/1, ở mẫu 2 là 30,86/1. Như vậy, rác chợ có kích thước phù
hợp là 3 – 5cm. Khi nguyên liệu ủ là rác sinh hoạt hỗn hợp kích
thước có thể nhỏ hơn 3cm (rác nhà hàng, khách sạn, kích thước 1-
3cm, độ xốp nhỏ nhất: 34,3%).
- Lựa chọn chế phẩm vi sinh bổ sung trước khi ủ: tỷ lệ C/N sau 35
ngày ủ của mẫu 1 (không bổ sung chế phẩm) là 24,0/1; mẫu 6 (bổ
sung EMTC) là 22,14/1 và mẫu 7 (bổ sung Enchoice) là
22,64/1.Trường hợp bổ sung chế phẩm, tốc độ đồng hóa C và N
được đẩy nhanh, quá trình ổn định hơn so với không bổ sung chế
phẩm. Đề tài lựa chọn chế phẩm EMTC để bổ sung trong quá trình
ủ sinh học.
- Thời gian cần thiết cho 1 quá trình phân hủy sinh học CTRHC
trong điều kiện cấp khí tự nhiên (ủ lên men): sau 2 tuần đầu của
quá trình ủ, nhiệt độ rác đã ổn định, nhưng sau đó, nhiệt độ của rác
đã giảm quá thấp (dưới 350C) không đảm bảo cho quá trình ủ sinh
học diễn ra ổn định. Độ sụt của rác gần như không đổi sau 2 tuần
ủ. Các giá trị TVS, tổng N, tổng C và tỷ lệ C/N sau 28 ngày cho
thấy tiến độ và hiệu quả ủ phân chênh lệch ít so với kết quả ủ phân
từ 28 - 35 ngày. Do vậy, lựa chọn thời gian ủ phân là 28 ngày ủ.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu, xác định chế độ đảo trộn, bổ sung
độ sụt và thảo luận
4.1. Nghiên cứu xác định chế độ bổ sung độ sụt
Về nhiệt độ: theo kết quả thực nghiệm trên mô hình ngoài trời có
mái che, cả 4 mẫu đều có nhiệt độ duy trì trong tuần đầu ≥ 470C (cao
12
nhất là 58,30C ở mẫu 2). So với kết quả của mô hình trong phòng thí
nghiệm, nhiệt độ trong ngăn ủ đã đạt được ngưỡng cho phép để duy trì
hiệu quả và tốc độ phân hủy các chất trong quá trình ủ (duy trì ngưỡng
nhiệt độ tối ưu dài hơn từ 3 - 4 ngày và giá trị nhiệt độ cực đại của
chất thải cao hơn khoảng 110C).
Về độ sụt: mẫu 2 (bổ sung độ sụt 1 ngày/lần) có chế độ oxy tương
đối ổn định, đạt yêu cầu và duy trì liên tục trong 14 ngày đầu nên tỷ lệ
C/N của mẫu 2 là thấp nhất (18,15/1), chứng tỏ tiến độ ủ phân đạt sự
ổn định nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ C/N của cả 4 mẫu chỉ chênh lệch nhau
4,6%, so với kết quả phân tích của mô hình trong phòng thí nghiệm thì
chênh lệch dưới 1%. Nguyên nhân do nhiệt độ trong ngăn ủ được duy
trì đảm bảo nên tiến độ ủ phân diễn ra nhanh hơn, nhưng nồng độ oxy
duy trì trong ngăn ủ vẫn có thời điểm ở trạng thái thiếu khí.
Nồng độ oxy tạo bởi cấu trúc vật liệu giữa 2 mô hình trong phòng
thí nghiệm và ngoài trời chênh lệch không đáng kể và tương đương
nhau. Cả 2 mô hình đều có nồng độ oxy trong trường hợp bổ sung độ
sụt 1 ngày/lần ổn định hơn so với trường hợp bổ sung độ sụt 2
ngày/lần và 3 ngày/lần.
4.2. Nghiên cứu xác định chế độ đảo trộn theo sự thay đổi điều
kiện môi trường bên ngoài trên mô hình trong phòng thí nghiệm
4.2.1. Nghiên cứu chế độ đảo trộn trong điều kiện môi trường bên
ngoài tương đương mùa đông
Các kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Nồng độ oxy bổ sung vào ngăn ủ hàng ngày nhờ đảo trộn và tổng
nồng độ oxy trong ngăn ủ của mẫu 2 (đảo trộn 1 ngày/lần) từ 0,174
– 0,963% và 0,867 – 11,453%; mẫu 3 (đảo trộn 2 ngày/lần) từ
0,073 – 0,46% và 0,277 – 10,846%; mẫu 4 (đảo trộn 0,5 ngày/lần)
từ 0,406 – 2,059% và 1,878 – 13,377%. Như vậy, đảo trộn càng
nhiều thì lượng oxy bổ sung càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, do
điều kiện môi trường thí nghiệm là mùa đông nên có sự chênh lệch
lớn về nhiệt độ bên trong và bên ngoài mô hình, gây tổn thất nhiệt
qua thành bể nhiều, vì vậy mặc dù các chế độ đảo trộn khác nhau
nhưng kết quả là từ ngày 16 đến ngày 28 nồng độ oxy bổ sung nhờ
đảo trộn rất thấp, cả 3 trường hợp đều không cung cấp đủ oxy cần
thiết cho quá trình ủ sinh học hiếu khí .
- Các giá trị độ ẩm của mẫu sau 28 ngày ủ phù hợp với yêu cầu về
độ ẩm duy trì trong giai đoạn ủ lên men (mẫu 3 ít đảo trộn nhất nên
độ ẩm cao nhất 46,5% và mẫu 4 đảo trộn nhiều nhất nên độ ẩm
thấp nhất 43,8%).
13
- Lượng nước rác phát sinh hàng ngày trong quá trình ủ của mẫu 1 là
20,2cm, mẫu 2 là 18,6cm, mẫu 3 là 19,1cm và mẫu 4 là 15,9 cm.
Trường hợp không đảo trộn tổng lượng nước rác phát sinh lớn nhất
(16,2 lít) và đảo trộn càng nhiều thì tổng lượng nước rác phát sinh
càng nhỏ (12,7 lít). Nguyên nhân do khi đảo trộn, oxy được bổ
sung vào ngăn ủ đã làm bốc hơi các khí nhẹ và hơi nước trong
ngăn ủ. Và tuần cuối cùng của quá trình ủ, nước rác hầu như không
phát sinh, các thông số nhiệt độ, độ ẩm của chất thải ổn định.
4.2.2. Nghiên cứu chế độ đảo trộn trong điều kiện môi trường bên
ngoài tương đương mùa hè
- Nhiệt độ chất thải trong quá trình ủ vào mùa hè luôn cao hơn so
với mùa đông và và duy trì trong ngường tối ưu dài hơn; Trường
hợp không đảo trộn (mẫu 1) nhiệt độ rác trong ngăn ủ luôn cao hơn
so với các trường hợp có đảo trộn (mẫu 2, 3 và 4) do khi đảo trộn,
1 lượng nhiệt đã bị mất và đi vào môi trường khí theo sự thoát hơi
nước và khí trong ngăn ủ. Đảo trộn nhiều thì nhiệt độ rác trong
ngăn ủ giảm so với đảo trộn ít.
- Đảo trộn càng nhiều thì nồng độ oxy bổ sung vào ngăn ủ càng lớn,
(mẫu 4 là cao nhất, sau đó đến mẫu 2 và thấp nhất là mẫu 3); mùa
hè có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài môi trường cao hơn
mùa đông và chênh lệch nhiệt độ, áp suất, giữa trong và ngoài
ngăn ủ lớn nên oxy được bổ sung vào ngăn ủ lớn hơn so với mùa
đông, đặc biệt trong 10 ngày cuối của quá trình ủ. Trong đó, chỉ có
trường hợp đảo trộn 0,5 ngày/lần vào mùa hè là tổng nồng độ oxy
trong ngăn ủ của 28 ngày đều đạt trên 5%. Vì vậy, đối với mô hình
trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện nhiệt độ môi trường bên
ngoài tương đương mùa hè thì ta có thể chọn phương án đảo trộn
0,5 ngày/lần là hợp lý nhất.
- Trong 3 mẫu đảo trộn khác nhau thì mẫu 4 với tần suất đảo trộn
0,5 ngày/lần có nồng độ oxy đáp ứng được yêu cầu để quá trình
phân hủy sinh học hiếu khí diễn ra hiệu quả. Các giá trị độ ẩm của
mẫu sau 28 ngày ủ phù hợp với yêu cầu về độ ẩm duy trì trong giai
đoạn ủ lên men (mẫu 3 ít đảo trộn nhất nên độ ẩm cao nhất và mẫu
4 đảo trộn nhiều nhất nên độ ẩm thấp nhất).
4.3. Nghiên cứu xác định chế độ đảo trộn theo sự thay đổi điều
kiện môi trường bên ngoài trên mô hình ngoài trời có mái che
4.3.1. Nghiên cứu chế độ đảo trộn trong điều kiện môi trường tự
nhiên bên ngoài là mùa đông
14
- Tổng lượng nước rác hình thành của mẫu 1(không đảo trộn) là
25,8cm, mẫu 2 (đảo trộn 1 ngày/lần) là 14,5cm, mẫu 3 (đảo trộn 2
ngày/lần) là 16,1cm và mẫu 4 (đảo trộn 0,5 ngày/lần) là 14,3 cm.
Như vậy, trường hợp không đảo trộn thì tổng lượng nước rác phát
sinh là lớn nhất (khoảng 50,3 lít) và đảo trộn càng nhiều thì tổng
lượng nước rác phát sinh càng nhỏ (thấp nhất là khoảng 27,9 lít).
- Trường hợp đảo trộn 0,5 ngày/lần, chế độ oxy đảm bảo cho quá
trình phân hủy sinh học hiếu khí. Các giá trị độ ẩm của mẫu sau 28
ngày ủ phù hợp với yêu cầu về độ ẩm duy trì trong giai đoạn ủ lên
men (mẫu 3 ít đảo trộn nhất nên độ ẩm cao nhất 42,9% và mẫu 4
đảo trộn nhiều nhất nên độ ẩm thấp nhất 42,2%). So với kết quả
của mô hình trong phòng thí nghiệm (chế độ nhiệt vào mùa đông
và mùa hè) ta thấy hiệu quả xử lý trên mô hình ngoài trời cao hơn
rõ rệt. Tỷ lệ C/N sau 28 ngày ủ các mẫu 2, 3, 4 từ 14,94 – 15,26/1.
4.3.2. Nghiên cứu chế độ đảo trộn trong điều kiện môi trường tự
nhiên bên ngoài là mùa hè
- Tổng lượng oxy trong ngăn ủ của mẫu 4 cả mùa đông và mùa hè,
mẫu 2 mùa hè của mô hình ngoài trời đều duy trì trên 5% (so với
mô hình trong phòng thí nghiẹm chỉ có duy nhất mẫu 4 đạt vào
mùa hè).
- Thiết lập phương trình thực nghiệm biểu diễn mối quan hệ giữa
chiều cao phát sinh nước rác theo thời gian ủ: y = 0,0059x2 –
0,3779x + 5,6423 (trong đó y là lượng nước rác hình thành và x là
thời gian ủ, ngày). (hình 4.26)
y = 0.003x2 ‐ 0.1938x + 2.8935
R² = 0.9131
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
C
h
iề
u
c
ao
lớ
p
n
ư
ớ
c
r¸
c
(c
m
)
(Ngày)
Không đảo trộn
Đảo trộn 1 ngày/lần
Đảo trộn 2 ngày/lần
Đảo trộn 0,5 ngày/lần
Hình 4.26. Biểu đồ mô tả chiều cao nước rác phát sinh theo thời gian ủ
với các chế độ đảo trộn khác nhau.
15
- So với mùa đông thì các giá trị về nồng độ oxy đều cao hơn và
hiệu quả xử lý nhìn chung cũng tốt hơn. So với mô hình trong
phòng thí nghiệm hiệu quả xử lý vào mùa đông của mô hình ngoài
trời cũng cao hơn khá nhiều. Các giá trị độ ẩm của mẫu sau 28
ngày ủ phù hợp với yêu cầu về độ ẩm duy trì trong giai đoạn ủ lên
men. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ trong ngăn ủ được duy trì ở
mức tối ưu và ổn định thì chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và
bên ngoài ngăn ủ sẽ tạo ra áp suất thông gió tự nhiên rõ rệt khi
thực hiện đảo trộn. Vì vậy, đối với mô hình ngoài trời trong điều
kiện nhiệt độ môi trường tự nhiên bên ngoài là mùa hè ta có thể
chọn phương án đảo trộn 1 ngày/lần là hợp lý.
Chương 5. Thiết lập cân bằng vật chất, phân tích động học, đánh
giá hiệu quả xử lý và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ
ủ sinh học chất thải hữu cơ cấp khí tự nhiên
5.1. Thiết lập cân bằng vật chất của quá trình xử lý chất thải hữu
cơ bằng cấp khí tự nhiên
5.1.1. Thiết lập cân bằng nước
Thực hiện thiết lập cân bằng nước trong ngăn ủ sau thời gian 28
ngày ủ (hình 5.1). Kết quả tính toán lượng nước trong ngăn ủ sau đảo
trộn và bổ sung độ sụt theo lý thuyết là 119,07kg. So sánh giữa kết
quả tính toán theo lý thuyết và thực nghiệm, chênh lệch kết quả tính
cân bằng nước của toàn ngăn ủ sau 28 ngày là 0,35%. Với sai số nhỏ
dưới 5%, kết quả cân bằng nước theo thực nghiệm là chấp nhận được.
Hình 5.1. Sơ đồ thiết lập cân bằng nước trong quá trình ủ (mẫu 2, có
bổ sung độ sụt và đảo trộn 1 ngày/lần) trên mô hình ngoài trời vào
mùa hè
- Giá trị cân bằng nước hàng ngày của mẫu 2 chênh lệch so với lý
thuyết dao động từ 0,001 đến 0,093kg nước.
Ngăn ủ sinh học cấp
khí tự nhiên
Lượng nước trong
ngăn ủ trước đảo
trộn và bổ sung độ
sụt, Wt = 203,61 kg
Lượng nước trong
ngăn ủ sau đảo trộn
và bổ sung độ sụt,
Ws = 119,28 kg
Lượng bay hơi khỏi
ngăn ủ Wh = 55,87 kg
Lượng rỉ rác từ ngăn ủ
Wr = 28,67 kg
16
- Tổng lượng nước bay hơi vào không khí (55,87kg) lớn hơn khá
nhiều so với lượng nước rỉ rác tạo thành (28,67), xấp xỉ 50%, như
vậy đảo trộn giúp giảm bớt tổng lượng nước rỉ rác cần xử lý. Đảo
trộn càng nhiều thì tổng lượng nước bay hơi càng lớn và tổng
lượng nước rỉ rác phát sinh càng nhỏ: tổng lượng nước rỉ rác tạo
thành khi thực hiện thí nghiệm trên mô hình ngoài trời vào mùa hè
trong trường hợp không đảo trộn (mẫu 1) là 50,31kg; đảo trộn 1
ngày/lần (mẫu 2) là 28,67kg; đảo trộn 2 ngày/lần (mẫu 3) là
30,42kg; đảo trộn 0,5 ngày/lần (mẫu 4) là 26,91kg. Tại các NM xử
lý CTRHC theo công nghệ ủ sinh học cấp khí cưỡng bức, lượng
nước rác phát sinh được tính toán theo lý thuyết là bằng 0 (nghĩa là
toàn bộ nước rác được tuần hoàn lại trong quá trình ủ để duy trì độ
ẩm), như vậy nếu không mất chi phí xử lý nước rác thì phải tốn chi
phí cấp điện lớn để giảm độ ẩm trong quá trình ủ (độ ẩm dưới 35%
thì tuần hoàn nước rác để duy trì độ ẩm tối ưu). Thực tế hiện nay
tại các NM như Cầu Diễn, Thủy Phương vẫn phát sinh nước rác
khi vận hành và các NM đều đã thiết kế các trạm xử lý nước rác đi
kèm. Vì vậy, đối với công nghệ ủ cấp khí tự nhiên, lượng nước rác
phát sinh cần xử lý phải xác định theo các phương án đảo trộn khác
nhau để so sánh và lựa chọn chế độ đảo trộn phù hợp (sao cho hiệu
quả kinh tế cao và gây ô nhiễm môi trường thứ cấp nhỏ).
- Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số NM đã ứng dụng công
nghệ ủ sinh học cấp khí tự nhiên (Đà lạt, Hà Nam) thì để giảm
thiểu lượng nước rỉ rác phát sinh trong quá trình ủ, thực tế là không
phải đảo trộn quá nhiều (sẽ dẫn đến tốn nhân công hoặc tốn nhiên
liệu cho máy móc đảo trộn) mà ngay từ đầu nguyên vật liệu đưa
vào ủ được lựa chọn theo loại chất thải sẵn có tại địa phương (hỗn
hợp các chất xơ, bã có độ ẩm thấp, khả năng hút ẩm cao phối trộn
với rác sinh hoạt rau củ quả từ chợ, hộ gia đình) nên tổng lượng
nước trong ngăn ủ ban đầu sẽ nhỏ, không phải đảo trộn nhiều,
lượng nước rỉ rác phát sinh hầu như không có.
5.1.2. Thiết lập cân bằng các nguyên tố dinh dưỡng (C, N)
Kết quả tính toán cân bằng hàm lượng nitơ và cacbon tổng số trong
ngăn ủ của mẫu 2 được thể hiện trên sơ đồ hình 5.2, hình 5.3.
- Tổng lượng nitơ tổng số thất thoát trong quá trình ủ của các mẫu từ
5,24 - 8,45g, trong đó lượng nitơ thất thoát theo bay bơi chiếm từ
9,83 – 46,53% so với tổng lượng nitơ thất thoát sau thời gian 28
ngày ủ và chiếm 2,38 – 9,76% so với tổng lượng nitơ trong nguyên
liệu ủ ban đầu. Trường hợp không đảo trộn, lượng nitơ bị thất thoát
17
theo khí thải chênh lệch và thấp hơn so với các trường hợp có đảo
trộn và đảo trộn với tần suất 0,5ngày/lần và 1 ngày/lần có lượng
nitơ bay hơi ít hơn trường hợp đảo trộn 2 ngày/lần.
Hình 5.2. Sơ đồ thiết lập cân bằng nguyên tố N trong quá trình ủ (mẫu
2, có bổ sung độ sụt và đảo trộn 1 ngày/lần) trên mô hình ngoài trời
vào mùa hè
Hình 5.3. Sơ đồ thiết lập cân bằng nguyên tố C trong quá trình ủ (mẫu
2, có bổ sung độ sụt và đảo trộn 1 ngày/lần) trên mô hình ngoài trời
vào mùa hè
- Tổng lượng Cacbon tổng số thất thoát trong quá trình ủ của các
mẫu dao động từ 637,07 - 799,08g, trong đó lượng cacbon thất
thoát theo bay bơi của khí thải trong ngăn ủ chiếm 7,02 -62,74% so
với tổng lượng cacbon thất thoát khỏi ngăn ủ sau thời gian 28 ngày
ủ và chiếm 4,04 – 39,44% so với tổng lượng cacbon trong nguyên
liệu ủ ban đầu. Khi không đảo trộn, lượng cacbon bị thất thoát theo
khí thải chênh lệch và thấp hơn so với các trường hợp đảo trộn;
đảo trộn càng nhiều thì lượng cacbon bay hơi càng lớn.
- Theo chế độ đảo trộn: đảo trộn càng nhiều thì lượng nước rác phát
sinh càng ít và lượng cacbon, nitơ tổng số trong nước rác bị thất
Hệ thống ủ sinh học
cấp khí tự nhiên
Tổng lượng nitơ trong
nguyên liệu ủ ban đầu:
Nts0 = 37,35g
Tổng lượng nitơ trong sản
phẩm phân ủ sau thời gian 28
ngày ủ: Nts28 = 32,11g
Tổng lượng N bay hơi khỏi hệ thống ủ
sau 28 ngày ủ: Ntsk = 1,62g
Tổng lượng nitơ trong nước rỉ rác sau thời gian
28 ngày ủ: Ntsnước = 3,62g
Tổng lượng cacbon trong nước rỉ rác sau thời gian
28 ngày ủ: Ctsnước = 321,11g
Hệ thống ủ sinh học
cấp khí tự nhiên
Tổng lượng cacbon
trong nguyên li
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_qua_trinh_xu_ly_chat_thai_ran_huu.pdf