Dựa vào những biểu hiện lâm sàng ở lợn nái sau đẻ 12 - 72
giờ gồm: sốt, tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng,
nóng, đỏ, đau (viêm vú); sữa giảm hay mất sữa. Chúng tôi đã xác
định tỷ lệ mắc MMA ở lợn náii. Kết quả, tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng
MMA trung bình là 48,48%. Trong số 7.512 lợn nái theo dõi, có
1.637 nái mắc viêm tử cung kèm theo viêm vú, chiếm 21,79%; số
nái viêm tử cung kèm theo mất sữa là 1.598 con, chiếm 21,27%; số
nái mắc thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) là 408 con,
chiếm 5,43%. Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Như
Pho (2002), tỷ lệ lợn nái mắc MMA từ 40 đến 60% và của Raszyk et
al. (1979) tỷ lệ lưu hành bệnh từ 20 đến 50% trong đàn.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề lớn về sức khỏe của đàn lợn nái sinh sản, tỷ lệ mắc từ 20 -
50% trong đàn, bệnh thường kèm theo hiện tượng giảm sữa, thành
phần sữa của lợn bị thay đổi, bệnh làm tăng tỷ lệ chết của lợn con
trong những ngày đầu sau đẻ; xu hướng bệnh làm thay đổi cấu trúc,
chức năng của tuyến vú gây đau, do đó làm rối loạn trao đổi chất.
Tại Ba Lan, nghiên cứu hàm lượng các yếu tố xuất hiện khi bị sốt,
viêm TNFα (Tumour necrosis factor) và IL - 6 (Interleurkin - 6)
trong máu bằng phương pháp ELISA ở 02 nhóm lợn nái: nhóm 01
gồm 10 nái mắc hội chứng MMA, nhóm 02 gồm 10 nái khỏe trong
cùng trại lợn. Cho thấy, hàm lượng TNFα tăng ở giai đoạn sau đẻ có
ý nghĩa thống kê ở cả 02 nhóm lợn nái (P < 0,05). Tuy nhiên, so
sánh giữa hai nhóm thì nhóm lợn mắc MMA có hàm lượng TNFα
tăng cao hơn nhóm lợn khỏe (P < 0,05). Hàm lượng IL - 6 tăng cao
hơn ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA vào thời điểm 48 - 72 giờ sau
đẻ và hàm lượng IL - 6 ở nhóm lợn nái mắc hội chứng tại các thời
điểm sau đẻ, đều cao hơn nhóm lợn khỏe. Kết quả nghiên cứu này
5
chỉ ra rằng hàm lượng TNFα và IL - 6 là một quá trình bệnh lý của
hội chứng MMA và việc xác định các chỉ số này có ích cho việc
chẩn đoán sớm và giám sát bệnh ( Szczubial and Urban, 2008).
Theo Baer and Bilkei (2005), khi nghiên cứu sự biến đổi cấu
trúc của tuyến vú ở lợn mắc hội chứng MMA tại Thụy Sỹ bằng máy
siêu âm cho thấy tuyến vú phần bụng thay đổi cấu trúc nhiều hơn so
với tuyến vú ở ngực (P < 0,001).
Tại Đức, nghiên cứu ảnh hưởng của hội chứng MMA đến khả
năng sinh sản của lợn nái được tiến hành trong 9 năm (1995 - 2003)
cho thấy: tỷ lệ lợn nái không động dục trở lại sau cai sữa (≥ 8 ngày)
ở nhóm lợn mắc hội chứng MMA là 1,1% cao hơn nhóm lợn nái
khỏe 0,3%; tỷ lệ lợn nái không thụ thai ở nhóm lợn mắc hội chứng
MMA cao hơn ở nhóm lợn khỏe (21,7% so với 16,1%); ở nhóm lợn
mắc hội chứng MMA có tỷ lệ sẩy thai cao gấp 2 lần và tỷ lệ chết cao
gấp 4 lần so với lợn nái khỏe (Hoy, 2004).
Tại Slovenia, một nghiên cứu về tác dụng điều trị của kháng sinh
enrofloxacin trong điều trị hội chứng MMA được tiến hành bởi Stukelj
et al. (2006) cho biết: hiệu quả cao của việc dùng thuốc enrofloxacin
trong điều trị hội chứng MMA đã được xác định bằng các phân tích
tổng quan và phân tích hệ thống trong 8 năm (1990-1998).
Kết quả nghiên cứu, tổng hợp của Gerjets and Kemper (2009),
cho thấy: 1/ để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường
dựa vào một số triệu chứng lâm sàng, trong đó triệu chứng đầu tiên
quan tâm là thân nhiệt ở lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ, khi thân nhiệt lên
tới 39,40C thì có thể điều trị dự phòng, sau đó một số chỉ tiêu lâm
sàng cần được kết hợp theo dõi như: sự thay đổi của hình dạng tuyến
vú, hiện tượng giảm tiết sữa hoặc mất sữa hoàn toàn, giảm tính thèm
ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn
6
Hàm lượng các vi khuẩn phân lập được trong mẫu sữa lợn
mắc hội chứng MMA trong nghiên cứu của Kemper and Gerjets
(2009) như sau: E.coli 38,9%, Staphylococcus spp. 14,8%,
Enterococus spp. 33,3%, Klebsiella spp. 3,7%.
Hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cũng được
Kotowski (1990) cung cấp cho lợn nái mang thai nhằm phòng ngừa
stress. Tác giả công bố hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất có
tác dụng làm giảm hội chứng MMA từ 60% xuống còn 32%.
1.2.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Như Pho (2002), tỷ lệ mắc hội chứng MMA lên
tới 60% tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, trong đó chủ yếu là
chứng viêm tử cung.
Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985) cho biết có khoảng
33 - 62% lợn nái mắc hội chứng MMA sau khi đẻ, trong đó chủ yếu
là viêm tử cung, đồng thời tác giả đã công bố các vi khuẩn tham gia
gây nhiễm trùng tử cung và tuyến vú trên lợn nái sau khi đẻ gồm có:
E. coli, Staphylococcus spp., Streptococcus spp., Klebsiella spp.,
Proteus mirabilis, Pseudomonas spp.
Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010): Lợn nái
ngoại nuôi theo mô hình trang trại taị các tỉnh phía Bắc Việt Nam, tỷ
lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47.39% đến 53,33%. Trong đó
lợn nái mắc thể điển hình là 6,45%. Trong nghiên cứu này, các tác
giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng
suất sinh sản của lợn nái và thử nghiệm các phác đồ điều trị hội
chứng MMA.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), kết quả nghiên cứu tình hình
mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang
trại ở đồng bằng sông Hồng cho thấy: tỷ lệ viêm tử cung trung bình
7
là 50,20%. Tác giả cũng cho biết khi khảo sát 237 lợn nái ngoại
viêm tử cung: tỷ lệ viêm tử cung ở những nái đẻ lứa đầu và nái đẻ
qua nhiều lứa, từ lứa thứ 8 trở đi cao hơn so với các lứa khác.
Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ viêm tử cung ở
lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái
Bình, Bắc Ninh và Ninh Bình cho thấy: đàn lợn con được sinh ra từ
những nái mắc bệnh viêm tử cung bị tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là
68,01% dao động từ 54,11 - 81,46% cao hơn tỷ lệ tiêu chảy ở những
đàn lợn con được sinh ra từ những nái mẹ bình thường (Nguyễn Văn
Thanh, 2003).
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đàn lợn nái sinh sản giống ngoại nuôi tập trung; đàn lợn con
được sinh ra từ các nái được nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại 08 trại chăn nuôi lợn giống ngoại
tập trung, quy mô từ 200 đến 2000 nái của các tỉnh: Bắc Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội; Phòng thí nghiệm trọng điểm
công nghệ sinh học thú y, Phòng thí nghiệm khoa Thú y, khoa Chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ 2011 đến tháng 2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về dịch tễ học hội chứng MMA.
- Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của
lợn nái.
- Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý phi lâm sàng của lợn nái mắc
8
hội chứng MMA.
- Theo dõi một số chỉ tiêu thành phần hóa học, tính chất của
sữa lợn mắc hội chứng MMA.
- Phân lập, giám định các loài vi khuẩn trong mẫu sữa và dịch
tử cung của lợn mắc hội chứng MMA.
- Kiểm tra kháng sinh đồ với các vi khuẩn phân lập được.
- Thử nghiệm các phác đồ điều trị hội chứng MMA;
- Đề xuất các biện pháp phòng hội chứng MMA.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp thường quy áp dụng cho việc nghiên
cứu theo dõi: các chỉ tiêu lâm sàng, chỉ tiêu năng suất sinh sản, xác
định tỷ lệ mắc bệnh, đặc điểm dịch tễ học của hội chứng MMA
Sử dụng các phương pháp lấy mẫu sữa, mẫu dịch tử cung và
phân lập, giám định vi khuẩn theo tiêu chuẩn;
Sử dụng các máy xét nghiệm hiện đại để xét nghiệm các chỉ
tiêu sinh lý, sinh hóa máu và phân tích thành phần sữa lợn.
Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê
sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002), chương trình Excell và
phần mềm Minitab 16.0.
So sánh tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ mẫu nhiễm khuẩn của lợn mắc
hội chứng MMA và lợn bình thường bằng phép thử χ2. So sánh các
chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh và lợn bình thường bằng phép
thử t (Student test).
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định một số biểu hiện lâm sàng của lợn mắc hội chứng MMA
Các biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, dịch viêm đường sinh dục
9
xuất hiện với tỷ lệ từ 94 đến 100% ngay từ khi lợn mắc hội chứng
MMA cùng một số biểu hiện khác như: lợn nái đứng nằm không yên,
hay cắn con, sưng vú, mất sữa... Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với kết quả nghiên cứu trên 793 lợn nái mắc hội chứng
MMA trong vòng 10 ngày sau đẻ tại Bulgari được công bố bởi
Bozhkova et al. (1983); nghiên cứu lợn nái sau đẻ tại Canada được
công bố bởi Martineau et al. (1992). Chính vì thế, có thể coi các biểu
hiện lâm sàng như: sốt, kém ăn, mệt mỏi, tiết dịch viêm tử cung,
không cho con bú, viêm sưng vú là những triệu chứng điển hình
khi lợn nái mắc hội chứng MMA.
3.2. Tình hình mắc MMA trên đàn lợn nái tại các trang trại
nghiên cứu
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng ở lợn nái sau đẻ 12 - 72
giờ gồm: sốt, tử cung tiết nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng,
nóng, đỏ, đau (viêm vú); sữa giảm hay mất sữa. Chúng tôi đã xác
định tỷ lệ mắc MMA ở lợn náii. Kết quả, tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng
MMA trung bình là 48,48%. Trong số 7.512 lợn nái theo dõi, có
1.637 nái mắc viêm tử cung kèm theo viêm vú, chiếm 21,79%; số
nái viêm tử cung kèm theo mất sữa là 1.598 con, chiếm 21,27%; số
nái mắc thể điển hình (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa) là 408 con,
chiếm 5,43%. Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Như
Pho (2002), tỷ lệ lợn nái mắc MMA từ 40 đến 60% và của Raszyk et
al. (1979) tỷ lệ lưu hành bệnh từ 20 đến 50% trong đàn.
3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA
Kết quả cho thấy: tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA cao ở
những lợn đẻ lứa đầu và những lợn đẻ nhiều lứa. Cụ thể ở lứa đầu là
51,35%, tỷ lệ mắc giảm ở lứa thứ 2, thứ 3, sau đó tăng dần. Từ lứa
thứ năm, tỷ lệ mắc lên tới 54,11%.
10
3.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA
Tiến hành điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ
mắc hội chứng MMA tại các trang trại. Kết quả cho thấy: mùa hè và
mùa xuân có tỷ lệ lợn mắc hội chứng MMA cao hơn (53,37%,
51,28%) so với mùa đông và mùa thu (46,05% và 43,70%). Như
vậy, sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở lợn nái là do
ảnh hưởng của sự biến đổi các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu của các
mùa khác nhau.
3.5. Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của
lợn nái
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất sinh
sản của lợn nái giữa nhóm lợn nái bình thường so với nhóm lợn nái
mắc hội chứng MMA cho thấy: thời gian động dục lại sau cai sữa trên
nhóm lợn nái mắc hội chứng MMA ở tất cả các địa điểm nghiên cứu
kéo dài hơn so với nhóm lợn không mắc hội chứng MMA. Tỷ lệ lợn
nái thụ thai sau khi phối giống, bình quân số lợn con sinh ra còn sống
sau 24h/ổ ở lợn nái mắc hội chứng MMA thấp hơn so với lợn nái bình
thường. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Hoy
(2004) khi đánh giá ảnh hưởng của MMA đến năng suất sinh sản của
lợn nái trong 09 năm (1995 - 2003)
Trọng lượng lợn con 21 ngày tuổi và bình quân số lợn con cai
sữa/ổ ở lợn nái không mắc hội chứng MMA cao hơn so với lợn mắc
MMA, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ chết của lợn con sau cai
sữa ở lợn mắc MMA cao hơn, lợn con sau cai sữa dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm, kéo dài thời gian nuôi thịt, giảm lợi nhuận chăn nuôi.
3.6. Kết quả kiểm tra huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc hội
chứng MMA
Kết quả theo dõi các chỉ số liên quan đến huyết cầu và huyết
11
sắc tố như số lượng hồng cầu; hàm lượng hemoglobin (Hb); tỷ khối
huyết cầu; thể tích hồng cầu; nồng độ huyết sắc tố; lượng huyết sắc
tố trong một hồng cầu... của 50 lợn mắc hội chứng MMA đã được
tổng hợp và so sánh với các chỉ số này của 50 lợn nái bình thường
cho thấy, biến động các chỉ số theo dõi có sự sai khác rõ rệt giữa hai
nhóm lợn nái nghiên cứu (P < 0,05) (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc
hội chứng MMA và lợn nái bình thường
Chỉ tiêu theo dõi
Nhóm lợn mắc
MMA (n = 50)
xmX±
Nhóm lợn bình
thường (n = 50)
xmX±
Xác xuất
P
Số lượng hồng cầu
(triệu/mm3) 6,20 ± 0,13 5,57 ± 0,46 < 0,05
Hàm lượng Hb (g%) 12,11 ± 0,25 10,8 ± 1,04 < 0,05
Tỷ khối huyết cầu (%) 40,73 ± 0,43 35,75 ± 0,45 < 0,05
Thể tích hồng cầu (µm3) 67,06±0,38 63,46 ± 0,37 < 0,05
Nồng độ huyết sắc tố
(%) 30,11 ± 0,37 28,05 ± 0,13 < 0,05
Lượng huyết sắc tố
trong một hồng cầu (Pg) 20,30 ± 0,16 18,19 ± 0,10 < 0,05
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn logic về mối
tương quan giữa các chỉ tiêu và tương đương với kết quả nghiên cứu
của Ognean et al. (2010) khi nghiên cứu biến động các huyết đồ và
một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn nái trong tuần đầu sau khi đẻ.
12
3.7. Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA
Có sự khác biệt về số lượng bạch cầu và tỷ lệ các loại bạch
cầu của lợn mắc hội chứng MMA và lợn bình thường (P < 0,05).
Trong đó, lợn nái mắc hội chứng MMA có tổng số bạch cầu và tỷ lệ
bạch cầu trung tính cao hơn so với lợn bình thường (P < 0,05). Theo
Chu Đức Thắng và Phạm Ngọc Thạch (2008), công thức bạch cầu
thay đổi do một số yếu tố, nếu mắc các bệnh nhiễm trùng thì bạch
cầu trung tính tăng lên đột ngột. Như vậy, theo chúng tôi, lợn mắc
hội chứng MMA do quá trình viêm đã gây phản ứng kích thích cơ
thể tăng cường miễn dịch, tăng cường đề kháng thông qua việc tăng
số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu có khả năng thực bào, đảm
nhận chức năng miễn dịch không đặc hiệu như bạch cầu trung tính.
3.8. Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần
Protein huyết thanh của lợn mắc hội chứng MMA và của lợn nái
bình thường
Kết quả định lượng protein tổng số, Albumin huyết thanh và
các tiểu phần protein huyết thanh của 50 lợn nái mắc hội chứng
MMA và 50 lợn nái bình thường cho thấy: Hàm lượng protein tổng
số, β - Globulin và albumin trong huyết thanh của lợn nái bình
thường cao hơn so với các thành phần này trong huyết thanh của lợn
mắc MMA (P < 0,05).
3.9. Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT,
GPT trong máu lợn mắc hội chứng MMA
Hàm lượng đường trong máu của lợn mắc hội chứng MMA
thấp hơn hàm lượng đường trong máu của lợn bình thường (3,35 ±
0,16 mmol/L so với 5,15 ± 0,53mmol/L) (P < 0,05). Ngược lại,
hoạt độ của enzym GOT và GPT trong máu của lợn mắc hội
chứng MMA cao hơn trong máu lợn bình thường (P < 0,05). Kết
13
quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của
Raszyk et al. (1979)
3.10. Kết quả giám định vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội chứng
MMA
Trong 86 mẫu sữa của lợn mắc MMA và 37 mẫu sữa của lợn
nái bình thường, phân lập được ba loài vi khuẩn gồm: E.coli,
Staphylococcus spp, Streptococcus spp (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Số loài vi khuẩn trong sữa lợn nái mắc hội chứng
MMA và lợn nái bình thường
Đối tượng
Vi khuẩn
Mẫu sữa lợn mắc hội
chứng MMA
Mẫu sữa lợn bình thường
Số
mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
dương
tính
Tỷ lệ
(%)
Số
mẫu
kiểm
tra
Số mẫu
dương
tính
Tỷ lệ
(%)
E. coli 86 62 72,1 37 25 67,57
Staphylococcus spp 86 54 62,8 37 13 35,1
Streptococcus spp 86 17 19,7 37 6 16,2
Salmonella spp 86 0 0 37 0 0
Pseudomonas spp 86 0 0 37 0 0
Kết quả cho thấy vi khuẩn Staphylococcus spp., Streptococcus
spp. E.coli phân lập được trong sữa lợn mắc hội chứng MMA nhiều
hơn so với vi khuẩn Staphylococcus spp., Streptococcus spp., E.coli
trong sữa lợn bình thường (62,8%, 19,7% và 72,1% so với 35,1%,
16,2% và 67,57%). Sự sai khác nhau về tỷ lệ xuất hiện các loài vi
khuẩn này trong mẫu sữa phân tích có ý nghĩa thống kê.
14
3.11. Sự biến động số lượng các vi khuẩn phân lập trong sữa lợn
mắc hội chứng MMA và lợn bình thường
Kết quả kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong 1ml sữa
hay ∑VK (CFU/ml sữa) của 86 mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA
và 37 mẫu sữa lợn bình thường (bảng 3.3).
Bảng 3.3. Kết quả xác định số lượng vi khuẩn hiếu khí trong sữa
lợn mắc hội chứng MMA và sữa lợn bình thường
Vi khuẩn
Mẫu sữa lợn mắc hội
chứng MMA
Mẫu sữa lợn
bình thường
Số mẫu
kiểm tra
∑VK
(CFU/ml)
Số mẫu
kiểm
tra
∑VK
(CFU/ml)
E. coli 86 56,5x106 37 4,65x106
Staphylococcus spp 86 5,74x106 37 4,43x106
Streptococcus spp 86 39,54x106 37 13,65x106
Salmonella spp 86 0 37 0
Pseudomonas spp 86 0 37 0
∑VK(CFU/ml) 101,78x106 22,73x106
Với 37 mẫu sữa lợn bình thường có tổng số 3 loài vi khuẩn
hiếu khí ∑VK (CFU/ml sữa) là 22,73 x 106. Trong đó số lượng của
E.coli, Staphylococcus spp., Streptococcus spp tương ứng là 4,65 x
106; 4,43x106 và 13,65 x 106 CFU/ml sữa; với 86 mẫu sữa lợn mắc
hội chứng MMA có tổng số các vi khuẩn hiếu khí này ∑VK (CFU/ml
sữa) là 101,78 x 106 cao hơn 4,5 lần so với số lượng của 3 vi khuẩn
này có trong sữa lợn bình thường. Như vậy, mặc dù cùng nhiễm các
loài vi khuẩn như nhau nhưng số lượng vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội
chứng MMA cao hơn 4,5 lần so với sữa của lợn nái bình thường.
15
3.12. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng, thành phần,
tính chất của sữa lợn
Để đánh giá ảnh hưởng của tình trạng viêm vú, viêm tử cung
trong hội chứng MMA đến chất lượng sữa, chúng tôi phân tích hàm
lượng mỡ sữa, protein sữa, đường sữa, vật chất khô, pH sữa và kiểm
tra nhiệt độ đông đặc của lợn mắc MMA so với các thành phần này
của sữa lợn bình thường, từ 228 mẫu sữa (được lấy cùng thời điểm 12
- 48 giờ sau đẻ trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc) (bảng 3.4) .
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về thành phần, tính chất của sữa lợn
Chỉ tiêu
Sữa lợn mắc hội
chứng MMA
(n = 176)
Sữa lợn bình
thường
(n=52)
Xác
suất
P
Mỡ (%) 6,4 ± 2,38 8,03 ± 1,39 < 0,05
Protein (%) 6,7 ± 0,46 7,49 ± 0,47 < 0,05
Đường (%) 3,47 ± 0,63 4,14 ± 0,72 < 0,05
Vật chất khô (%) 18,9 ± 1,19 20,35 ± 1,32 < 0,05
Nhiệt độ đông đặc - 0,92 ± 0,07 - 1,0 3 ± 0,08 < 0,05
pH 6,43 ± 0,68 6,70 ± 0,71 < 0,05
Hàm lượng mỡ, protein, đường, vật chất khô, pH của sữa lợn
mắc hội chứng MMA đều thấp hơn các hàm lượng này trong sữa của
lợn bình thường (P < 0,05). Trong các chỉ tiêu này cần quan tâm đến
sự giảm lượng protein sữa. Sự giảm này theo chúng tôi, có liên quan
đến sự giảm của hàm lượng kháng thể hay albumin và globulin. Do
chất lượng sữa bị giảm nên nhiệt độ đông đặc của những mẫu sữa lợn
mắc hội chứng MMA cũng khác so với sữa lợn bình thường. Đây
chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ ỉa phân trắng ở lợn con của
những lợn mẹ mắc hội chứng MMA tăng cao, theo đó, số lượng lợn
16
con còi cọc, chậm lớn tăng cao.
3.13. Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí trong
dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA
Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy: 100% các mẫu dịch tử
cung sau đẻ của cả lợn mắc hội chứng MMA và của lợn bình thường
đều phân lập được vi khuẩn E.coli, Staphylococcus spp. Ngoài ra còn
phân lập được vi khuẩn Streptococcus spp., Salmonella spp. với tỷ lệ
có mặt khác nhau. Đặc biệt, chỉ ở mẫu sản dịch tử cung của lợn mắc
hội chứng MMA mới tìm thấy Pseudomonas spp.
3.14. Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử
cung lợn nái mắc hội chứng MMA
Khi kiểm tra sản dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA và của
lợn nái bình thường đã cho thấy mức độ bội nhiễm cao các vi khuẩn hiếu
khí của mẫu sản dịch lấy từ tử cung lợn mắc MMA . Cụ thể, tổng số vi
khuẩn hiếu khí trong sản dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA dao động
từ (65,12 đến 73,88) x 106 CFU/ml, trong khi đó sản dịch lợn nái bình
thường chỉ có (26,34 - 30,07) x 106 CFU/ml.
3.15. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập
từ mẫu sữa, mẫu dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10
loại kháng sinh thông dụng
3.15.1. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí
phân lập từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại kháng sinh
Từ 86 mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA, chúng tôi đã phân
lập được 62 mẫu có chứa vi khuẩn E. coli, 54 mẫu chứa
Staphylococcus spp. và 17 mẫu chứa vi khuẩn Streptococcus spp.
Theo đó chúng tôi tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ của từng loại vi
17
khuẩn với 10 loại kháng sinh. Để giúp việc chọn lựa thuốc điều trị
phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp và so sánh tính mẫn cảm của 03 loài
vi khuẩn với 10 loại kháng sinh tại bảng 3.5
Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ các vi khuẩn E.coli,
Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. mẫn cảm với 10 loại
kháng sinh
TT
Tên thuốc
E.coli
(n = 62)
Staphylococcus
(n = 54)
Streptococcus
(n = 17)
n % n % n %
1 Amoxycillin 62 100 45 93,33 17 100
2 Cephalexin 50 80,65 54 100 15 92,24
3 Cefaclor 58 93,55 54 100 17 100
4 Colistin 29 46,77 0 0 0 0
5 Streptomycin 7 11,29 0 0 0 0
6 Gentamycin 62 100 35 64,81 6 35,29
7 Kanamycin 13 20,97 11 20,37 2 11,76
8 Norfloxacin 59 95,17 39 92,22 15 92,24
9 Ofloxacin 38 59,68 0 0 13 76,47
10 Sulphamethoxazol
/trimethoprin
23 37,10 5 9,26 3 17,65
Cả ba loài vi khuẩn E.coli, Staphylococcus spp và
Streptococcus spp phân lập được từ sữa lợn mắc hội chứng MMA có
tỷ lệ mẫn cảm cao từ trên 90% đến 100% với các thuốc theo thứ tự
giảm dần bao gồm: amoxycilin, cefaclor, norfloxacin và cephalexin
(bảng 3.5). Trong điều trị chúng ta có thể chọn các thuốc này hay
18
chọn các biệt dược có bán trên thị trường với thành phần của thuốc
có các loại kháng sinh kể trên.
3.15.2. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hiếu
khí phân lập được từ dịch tử cung, lợn mắc hội chứng MMA với 10
loại kháng sinh thông dụng
Từ kết quả phân lập vi khuẩn hiếu khí của các mẫu dịch tử
cung lợn mắc hội chứng MMA, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra
kháng sinh đồ của 135 chủng E. coli, 135 chủng Staphylococcus spp,
119 chủng Streptococcus spp, 83 chủng Salmonella spp và 34 chủng
Pseudomonas spp với 10 loại kháng sinh thông dụng gồm:
amoxycillin, cephalexin, cefaclor, colistin, streptomycin, gentamycin,
kanamycin, norfloxacin, ofloxacin, sufamethoxazol/trimethoprim
nhằm đánh giá sự mẫn cảm hay sự kháng thuốc của chúng. Sau đó
chúng tôi tổng hợp và so sánh tính mẫn cảm của 5 loài vi khuẩn phân
lập từ mẫu dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA với 10 kháng
sinh. Kết quả cho thấy: theo thứ tự mẫn cảm giảm dần thì cao nhất là
amoxycillin, sau đó đến norfloxacin, gentamycin và cephalexin
3.16 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ với tập đoàn vi khuẩn trong
mẫu dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cũng như yêu cầu thực tiễn
sản xuất là phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Do đó,
không có thời gian để phân lập, giám định vi khuẩn, làm kháng
sinh đồ rồi mới chọn thuốc. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời yêu cầu
điều trị, chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn
vi khuẩn có trong mẫu dịch viêm tử cung của lợn nái mắc hội
chứng MMA. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.
19
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của tập đoàn vi khuẩn
trong dịch viêm tử cung của lợn mắc hội chứng MMA
TT Tên thuốc
Số
mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
mẫn
cảm
Tỷ lệ
mẫn
cảm
(%)
Đường kính
vòng vô khuẩn
__
Φ
(mm)
xmX ±
1 Amoxycillin (1) 60 53 88,33 20,18±0,15
2 Cephalexin (4) 60 40 66,66 17,24±0,18
3 Cefaclor 60 20 33,33 16,35±0,44
4 Colistin 60 18 30,00 14,21±0,15
5 Streptomycin 60 11 18,33 7,34±0,23
6 Gentamycin (3) 60 49 81,66 19,24±0,19
7 Kanamycin 60 19 31,66 14,23±0,12
8 Norfloxacin (2) 60 55 91,66 22,09±0,31
9 Ofloxacin 60 7 45,00 11,07±0,22
10 Sulphamethoxazol/
Trimethoprin
60 10 16,66 07,54±0,56
Từ kết quả xác định được ở bảng 3.6 và dựa vào bảng
đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn cho thấy: mức độ
mẫn cảm của các vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của lợn
nái với thuốc kháng sinh rất cao. Đối chiếu với bảng qui chuẩn
lâm sàng trong phòng xét nghiệm NCCS 1999, trong 10 loại
kháng sinh thí nghiệm, có 03 loại kháng sinh là amoxycillin,
gentamycin và norfloxacin là những thuốc có tỷ lệ vi khuẩn đạt độ
mẫn cảm cao từ 81,66 đến 91,66% với đường kính vòng vô khuẩn
đều đạt trên 19mm. Kết quả này cũng phù hợp với việc xác định tính
mẫn cảm của từng vi khuẩn với 10 loại thuốc kháng sinh.
20
3.17. Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA
Dựa vào kết quả phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ cũng
như các chế phẩm thuốc thú y trên thị trường, chúng tôi chọn 03 sản
phẩm chứa kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn E. coli,
Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella spp,
Pseudomonas spp (là những vi khuẩn chủ yếu gây nên hội chứng
MMA) chia làm 03 phác đồ điều trị, ngoài ra còn dùng một số thuốc
kháng viêm, hạ sốt, dung dịch sát trùng tử cung, âm đạo, các sản
phẩm hỗ trợ sinh sản và vitamin. Sau đó đánh giá hiệu quả điều trị
của từng phác đồ qua việc theo dõi các chỉ tiêu: thời gian khỏi bệnh
lâm sàng (lợn hết sốt, không còn dịch viêm, ăn uống bình thường và
cho con bú trở lại), tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ động dục lại, tỷ lệ thụ thai.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả điều trị hội chứng MMA
Phác
đồ
điều
trị
Số
nái
điều
trị
(con)
khỏi bệnh Thời gian
điều trị
(ngày)
Thời gian
động dục
lại (ngày)
Thụ thai
sau phối
giống
con % con %
1 30 26 86,67 4,5 ± 0,25 6,75 ± 0,5 23 88,46
2 30 27 90,00 4,00 ±0,25 6,25 ± 0,25 24 88,89
3 30 29 96,67 3,00 ± 0,5 5,50 ± 0,5 28 96,55
Phân tích các liệu trình khác nhau, tỷ lệ khỏi bệnh chênh lệch
không nhiều dao động từ 88,46% - 96,55% (bảng 3.7). Tuy nhiên sự
kết hợp giữa các thuốc khác nhau đưa lại thời gian điều trị và thời
gian động dục lại khác nhau, cụ thể: thời gian điều trị ngắn nhất là
3,00 ngày, thời gian động dục trở lại nhanh nhất là 5,50 ± 0,5 ngày,
21
tỷ lệ thụ thai sau một chu kỳ cao nhất là 96,55%. Theo chúng tôi,
hiệu quả điều trị của phác đồ 3 đạt tỷ lệ cao là do kết hợp giữa thuốc
kháng sinh, kháng viêm, Lutalyze và dung dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ss_bssgs_ttla_nguyen_thi_hong_minh_8646_2005316.pdf