Thời gian phẫu thuật: Bảng thời gian phẫu thuật cho thấy, thời
gian phẫu thuật giữa hai nhóm là 151,10 ± 53,32 phút và 147,73 ±
56,22 phút có p>.0,05. Thời gian phẫu thuật kéo dài nhất là 273 phút.
Thật khó vô cảm tốt cho các phẫu thuật lớn này với thời gian kéo dài
như trên với kỹ thuật GTTS đơn thuần nêú không có sự bổ trợ của giảm
đau ngoài màng cứng.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác dụng gây tê tủy sống - Ngoài màng cứng kết hợp an thần bằng tci propofol dưới hướng dẫn của điện não số hóa trong phẫu thuật bụng dưới ở người cao tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đau cho sản khoa.
1.3. Các phương pháp đánh giá và kiểm soát độ an thần và độ mê
1.3.1.1. Một số thang điểm đánh giá độ an thần, độ mê trên lâm sàng -
Thang điểm OAA/S
- Các thang điểm an thần cho bệnh nhân tại phòng hồi sức: Thang đ iểm
an thần Ramsay, thang điểm an thần Cohen, thang điểm an thần của
Riker, thang điểm an thần RASS, thang điểm PRST của Evans đánh giá
độ mê trên lâm sàng.
1.3.1.2. Đánh giá độ mê, độ an thần bằng chỉ số BIS
- Chỉ số BIS được tính toán dựa trên sự kết hợp theo thời gian, tần số
và quang phổ của điện não đồ và được số hóa từ 100 đến 0. Khi gây
mê, chỉ số BIS giảm dần từ 100 đến 0 và mất tri giác có xu hướng xảy
ra khi giá trị BIS từ 80 - 70. BIS trong khoảng 40 - 60 là mê đủ sâu.
5
BIS < 40 biểu hiện mê sâu, BIS < 20 là mê quá sâu. Ưu điểm của là có
thể tính đúng liều lượng thuốc mê nhờ đó mà có thể chủ động cho bệnh
nhân tỉnh sớm, tránh được tồn dư thuốc, tránh được những biến chứng
trong giai đoạn hồi tỉnh. Nhược điểm là chỉ biểu hiện chức năng của
vỏ não mà không phản ánh trực tiếp của cấu trúc dưới vỏ bao gồm
tủy sống nên chỉ số BIS kém tin cậy cho dự đoán đáp ứng với kích
thích đau.
1.3.1.3. Đánh giá độ mê, độ an thần bằng ENTROPY
- Entropy là kỹ thuật chính xác hơn so với BIS để phát hiện
hình ảnh điện não bùng phát - dập tắt trong theo dõi độ mê.
Entropy có 2 chỉ số là RE và SE, RE có thể phát hiện nhanh hơn
tình trạng tỉnh trong gây mê. Các nghiên cứu cho thấy khi áp dụng
Entropy có thể tiết kiệm được thuốc mê giúp bệnh nhân tỉnh sớm
1.3.1.4. Máy đo điện não số hóa PSI.
Chỉ số trạng thái bệnh nhân (PSI- Patient State Index ) là một
thước đo hiệu quả lâm sàng về gây mê và an thần, kết quả được hiển thị
dưới dạng sốtừ 0 - 100, tương ứng với độ an thần tỉnh và độ mê. Sau khi
sử dụng thuốc mê, chỉ số PSI bắt đầu giảm dần từ 100 - 0 và tri giác cũng
giảm theo các mức của chỉ số PSI. An thần tỉnh khi giá trị 70≤ PSI ≤ 80.
Chỉ số PSI 25 - 50 là mê vừa đủ sâu đảm bảo cho phẫu thuật. Chỉ số PSI
< 25 là mê sâu. Chỉ số PSI < 10 thì triệt tiêu toàn bộ EEG. Chỉ số PSI
phát hiện thức tỉnh nhạy hơn so với BIS. Hơn nữa giá trị PSI ít bị ảnh
hưởng do sử dụng dao điện
1.4. Phương pháp an thần TCI propofol phối hợp trong gây tê vùng.
Tháng 8 năm 1996 máy TCI ra đời
Năm 1996, Mackenzie đã nghiên cứu đánh giá an thần trong quá
trình gây tê vùng: chỉ định, lợi ích và các phương pháp. Nghiên cứu
cho rằng gây tê vùng chỉ là một phần. Cần sử dụng thêm kỹ thuật và
cho thêm thuốc khác một cách phù hợp để bệnh nhân thư giãn yên
tĩnh, hợp tác tốt trong quá trình phẫu thuật. Khái niệm an thần tỉnh ra
đời.
Năm 2003, Villeret và cộng sự xác định nồng độ đích nào để an thần
tỉnh khi đã gây tê vùng cho những bệnh nhân cao tuổi có ASA III phải phẫu
thuật mạch máu. Nghiên cứu cho thấy 100% bệnh nhân đạt an thần mức
0,9mcg/ml, 94% ở mức 1,1mcg/ml và 78% đạt ở mức 1,3mcg/ml.
6
An thần bằng TCI propofol có hai cách tiến hành. Một là dò liều từ
nồng độ thấp sau tăng dần. Hai là bắt đầu từ nồng độ cao rồi hạ dần
nồng độ xuống qua từng lần chuẩn độ để xác định độ an thần theo PSI
phù hợp.
1.5. Dược lý các thuốc dùng trong gây tê và an thần
1.5.1. Bupivacain (Marcain)
CH3
N
H
C
O
N
C H4 9
CH3
- Bupivacain là chất dầu dễ tan trong mỡ, hệ số phân ly là 28. Thuốc
hấp thu nhanh tại vị trí tiêm. Thời gian bán hủy trong gây tê vùng dài
2,7 giờ, với hệ số thanh thải yếu 0,581/phút. Chuyển hóa tại gan nhờ
phản ứng liên hợp với acid glucoronic. Các sản phẩm chuyển hóa thải
qua thận, chỉ còn 4-10% dạng không chuyển hóa trong nước tiểu
- Khi tiêm thuốc tê vào khoang NMC tác dụng chủ yếu lên các rễ thần
kinh tủy sống. Thuốc gắn lên màng các sợi dẫn truyền thần kinh, ức chế sự
di chuyển Na+ qua màng tế bào, giảm tốc độ và mức độ khử cực tế bào, do
đó ngăn chặn sự lan truyền của điện thế hoạt động gây ức chế dẫn truyền
thần kinh. Có độc tính trên tim mạch hơn lidocain 15 đến 20 lần ở các
thực nghiệm.
1.5.2. Lidocain
- Lidocain có khả năng hòa tan trong lipit tương đối thấp so với
những thuốc có tác dụng lâu như marcain và tetracain. Điều này làm
giảm mức độ gắn với protein huyết tương song nó cũng làm giảm độc
tính hơn. Tỉ lệ gắn với protein huyết tương của lidoca in là 70%
- Lidocain ở đậm độ trong huyết tương thấp, thuốc này có tác dụng
CH
CH3
NH-CO-CH2-N
C2H5
C2H5
7
chống co giật ở đậm độ 0,5-4mcg/ml, nhưng ngược lại gây co giật ở
đậm độ cao 8mcg/ml.
- Trên hệ tim mạch: Lidoca in ức chế gần như chọn lọc kênh natri,
làm giảm cả biên độ và thời gian của điện thế hoạt động (PA) và kéo
dài thời gian nghỉ (PRA).
1.5.3. Sufentanil
Sufentanil là dẫn suất của fentanyl. Công thức hóa học được tìm ra
năm 1974.
- Sufentanil mạnh hơn fentanyl 10-15 lần, ít tích lũy và có thời gian
tác dụng ngắn và gấp 300 lần morphin. Sufentanil có ái lực trên receptor
mạnh hơn cả fentanyl. Có tác dụng giảm đau tốt với nồng độ thuốc
thấp trong huyết tương. Gây ức chế hô hấp giống morphin
1.5.4. Propofol
- Propofol có thời gian tác động rất ngắn, được chuyển hóa rất
nhanh 100% ở gan, và thải trừ nhanh qua nước tiểu 90%, qua mật là
2%.
- Thuốc làm giảm áp lực nội sọ, giảm tiêu thụ ô xy của não và lưu
lượng máu não. Gây tụt huyết áp động mạch. Thuốc có tác dụng làm
mềm cơ
1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp gây tê tủy
sống-ngoài màng cứng phối hợp an thần TCI propofol
Năm 2005, A Quinart cùng cộng sự đã sử dụng TCI propofol để
an thần trong mổ đã xác định được nồng độ đích ở não và mối tương
8
quan của nó với chỉ số BIS. Chỉ số BIS có mối tương quan chặt chẽ với
thang điểm an thần của Ramsay .
Năm 2011, Thomas D cùng cộng sự cũng đánh giá dụng máy
SEDLine về tính an toàn và hiệu quả của nó trong an thần tỉnh. Kết quả
cho thấy máy theo dõi này rất hữu ích trong việc đánh giá để điều
chỉnh mức an thần.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các tạng được phẫu thuật ở tầng dưới
mạc treo đại tràng ngang hoặc sau phúc mạc. Tuổi ≥ 60, thể trạng ASA
I, ASA II, không có chống chỉ định với gây tê tủy sống như: Nhiễm
trùng nơi chọc kim, dị dạng cột sống và bệnh lý cột sống. Bệnh nhân
có rối loạn đông máu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có chống chỉ định GTTS và
GTNMC. Rối loạn tâm thần kinh, nghiện ma túy, chấn thương sọ não.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại khỏi nhóm nghiên cứu: Bệnh nhân không
đồng ý. Có biến chứng trong mổ: Chảy máu nhiều lớn hơn 500ml, sốc.
Đường mổ phải kéo dài đến tận mũi ức. Những bệnh nhân không thu
thập đủ số liệu nghiên cứu. Những bệnh nhân mổ nội soi
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Mục tiêu 1 và mục tiêu 3: Là nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp
- Mục tiêu 2: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
2.2.2. Chọn cỡ mẫu: 100 bệnh nhân chia thành 2 nhóm
2.2.3. Thời gian - địa điểm nghiên cứu: Khoa Gây mê Hồi sức - Bệnh
viện Hữu Nghị từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 3 năm 2017.
2.4.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu
- Nhóm I có 50 bệnh nhân và nhóm II có 50 bệnh nhân đều được
GTTS (bupivacain heavy 0,5%) kết hợp đặt catheter NMC như nhau:
Liều bupivacain heavy 0,5%7mg/ bệnh nhân. Pha bupivacain plain
100mg + sufentanil 25mcg pha vừa đủ 50ml với dung dịch NaCl 0,9%
và duy trì bơm tiêm điện 5ml/h khi bắt đầu rạch da. Sau đó nhóm I
được an thần với propofol 1% bằng máy TCI theo chương trình kiểm
soát nồng độ đích Schnider 1mcg/ml, tăng dần nồng độ đích lên
9
0,5mcg sau khi Ce và Cp cân bằng sao cho chỉ số PSI trong khoảng 70
≤ PSI ≤80 và OAA/S = 3 điểm. Để bệnh nhân tự thở qua đường tự
nhiên. Khi điểm PRST ≥ 3 thì bơm qua catheter NMC 10 ml dung dịch
lidocain 2% để hạ điểm PRST xuống. Trong khi đó nhóm II được an
thần với propofol 1% bằng máy TCI theo chương trình kiểm soát nồng
độ đích Schnider 3mcg/ml, rồi giảm dần nồng độ đích xuống 0,5mcg
sau khi Ce và Cp cân bằng sao cho chỉ số PSI trong khoảng 70 ≤ PSI
≤80 và OAA/S = 3 điểm. Để bệnh nhân tự thở qua đường tự nhiên. Khi
điểm PRST ≥ 3 thì bơm qua catheter NMC 10 ml dung dịch lidocain
2% để hạ điểm PRST xuống.
2.5. Các tiêu chí nghiên cứu
2.5.1. Đánh giá tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng bupivacain
0,5% phối hợp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain 0,2%-
susfentanil 0,5mcg/ml trong phẫu thuật bụng dưới ở người cao
tuổi(mục tiêu1): Đánh giá UCCG ngay sau khi tiêm thuốc tê vào tủy
sống bằng phương pháp Pinpricks, Liệt vận động bằng thang điểm
Bromage
Tác dụng về ức chế cảm giác: Thời gian xuất hiện giảm đau ở các mức
T12, T10 , T6, T4,
Tác dụng về ƯCVĐ: Thời gian xuất hiện liệt vận động ở các mức,số
bệnh nhân liệt ở các mức độ
2.5.2. Đánh giá tác dụng an thần của TCI-propofol trên điện não số
hóa PSI: Thời gian bắt đầu chuẩn độ an thần propofol: Được tiến hành
10 phút trước rạch da và được tính bằng mcg/ml, .Xác định các nồng độ
Ce, Cp của propofol qua các lần chuẩn độ để cho 70 ≤ PSI≤80 và OAA/S
= 3 điểm, mối tương quan giữa các chỉ số Ce, Cp này với chỉ số PSI và
OAA/S Nồng độ Ce, Cp của propofol và chỉ số PSI và độ tin cậy trên
lâm sàng
2.5.3. Nhận xét ảnh hưởng của gây tê tủy sống - ngoài màng cứng
kết hợp an thần bằng propofol - TCI trên hô hấp, tuần hoàn, và một
số tác dụng không mong muốn trong phẫu thuật bụng dưới ở người
cao tuổi.
Theo dõi liên tục tần số hô hấp, SpO2, EtCO2, nhịp tim, Huyết áp,
buồn nôn, nôn, đau đầu, đau lưng nơi chọc kim. Thở chậm: Tần số thở
10
< 10 lần/phút→Bóp bóng. Nhịp tim chậm: < 50 nhịp/phút atropin
0,25mg tiêm tĩnh mạch chậm. Tiêm nhắc lại sau 2 phút nếu chưa đạt
hiệu quả mong muốn.. Nếu HA thấp : Gọi là tụt HATB khi giảm >
20% so với HATB nền của BN thì sử dụng ephedrin. Nhắc lại sau 2
phút nếu chưa đạt hiệu quả mong muốn. Truyền nhanh dung dịch
gelofusin. Ngứa, nôn, buồn nôn: ondansetron 8mg x 1 ống tiêm tĩnh
mạch chậm hoặc naloxon 0,1mg tiêm tĩnh mạch chậm, có thể tiêm nhắc
lại nếu cần. Trường hợp không hiệu quả thì phối hợp hai thuốc hoặc
dùng thêm dexamethasone 4-8mg tiêm tĩnh mạch
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
11
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả chung về tuổi giới, cân nặng, chiều cao và loại phẫu
thuật, tiêu thụ các thuốc và dịch truyền, số bệnh nhân phải thêm
thuốc lidocain của hai nhóm. Vì trong nhóm II có một bệnh nhân
không thu thập được đủ số liệu nghiên cứu nên chúng tôi loại trừ ra
khỏi nhóm nghiên cứu ngay từ đầu. Vậy nhóm 1 có 50 bệnh nhân và
nhóm 2 có 49 bệnh nhân.
3.1.1. Tuổi, cân nặng, chiều cao
Bảng 3.1. Tuổi, cân nặng, chiều cao
Thông số Giá trị Nhóm I
(n=50)
NhómII
(n=49)
p
Tuổi(năm)
SDX
Min - Max
72,76 ± 6,61
62 - 83
72,86 ± 8,40
60 - 89
>0,05
Chiều cao
(cm)
SDX
Min - Max
158,88 ± 6,96
145 - 175
160,67 ± 5,63
145 - 170
>0,05
Cân nặng
(kg)
SDX
Min - Max
53,70 ± 9,10
36 - 75
55,67 ± 6,67
41 - 70
>0,05
3.1.2. Giới
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới
Nhóm 1
n (tỷ lệ%)
Nhóm 2
n (tỷ lệ%)
Tổng
n (tỷ lệ%)
p
Nam 36 (72%) 39 (79,59%) 75 (75,76%)
>0,05 Nữ 14 (28%) 10 (20,41%) 24 (24,24%)
Tổng 50 (100%) 49 (100%) 99 (100%)
3.1.3. Các loại phẫu thuật: Thống kê cho thấy các phẫu thuật là phẫu
thuật tầng dưới mạc treo đại tràng ngang, sau phúc mạc.
3.1.4. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật (phút)
Giá trị (phút) Nhóm I(50) Nhóm II (49) p
SDX 151,10 ± 53,32 147,73 ± 56,22
>0,05
Min - Max 45 - 260 55 – 273
12
33.2. Đánh giá tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng bupivacain
0,5% phối hợp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain
0,2% - susfentanil 0,5mcg/ml trong phẫu thuật bụng dưới ở người
cao tuổi(mục tiêu 1)
3.2.1. Kết quả ức chế cảm giác
3.2.1.1. Thời gian xuất hiện giảm đau ở các mức T12, T10, , T6 , T4
Bảng 3.8. Thời gian xuất hiện mất cảm giác đau ở các mức T12 , T10, T6 ,
T4 (phút)
Mức Giá trị Trung bình(phút)
T12
(n = 99)
SDX 2,40 ± 0,68
Min - Max 2 - 5
T10
(n = 99)
SDX 3,68 ± 1,08
Min - Max 2 - 7
T6
(n = 99)
SDX 5,51 ± 1,16
Min - Max 3 - 10
T4
(n = 37)
SDX 7,73 ± 1,74
Min - Max 5 - 13
3.2.1.2. Thời gian kéo dài ƯCCG ở các mức T4, T6 và T10- T4: Do
cuộc mổ có thể kéo dài và phẫu thuật đường bụng nên chúng tôi không
đánh giá được thời gian này.
3.2.2. Kết quả về ức chế vận động
3.2.2.1. Thời gian xuất hiện liệt vận động ở các mức (phút)
Bảng 3.11. Thời gian liệt vận động hoàn toàn ở các mức độ của 2 nhóm
(phút)
Mức Giá trị (phút) Nhóm nghiên cứu
M1
(n = 99)
SDX 2,91 ± 0,69
Min - Max 2-5
M2
(n = 99)
SDX 4,04 ± 0,81
Min - Max 2-7
M3
(n = 99)
SDX 5,47 ± 1,01
Min - Max 2-10
13
3.2.2.2. Số bệnh nhân liệt ở các mức độ (%)
Bảng 3.12. Số bệnh nhân liệt ở các mức độ
Nhóm nghiên cứu Độ 0 Độ I Độ II Độ III
Số bệnh nhân 100 50 50 50
Tỷ lệ 100% 100% 100% 100%
3.3. Đánh giá tác dụng an thần của TCI propofol trên điện não số
hóa PSI (mục tiêu 2)
3.3.1. Chỉ số PSI ở các mức của OAA/S qua các lần chuẩn độ
Bảng 3.20. Chỉ số PSI ở các mức của OAA/S qua các lần chuẩn độ
Mức OAA/S
Nhóm I
SDX
Nhóm II
SDX
p
1
54,44 ± 6,64
n= 34
53,28 ± 5,01
n= 64
<0,05
2
63,22 ± 3,37
n= 98
61,91 ± 4,20
n= 227
< 0,01
3
75,28 ± 3,08
n= 144
74,34 ± 3,27
n=2
< 0,01
4
84,07 ± 3,08
n= 237
81,74 ± 3,13
n= 130
< 0,01
5
92,97 ± 3,75
n= 358
90,76 ± 4,84
n= 68
< 0,01
3.3.5. Mối tương quan của chỉ số PSI với thang điểm an thần OAA/S
- Mối tương quan của chỉ số PSI với thang đ iểm an thần OAA/S ở
nhóm I theo phương trình PSI = 9,63 OAA/S + 45,22 với r = 0,953, n=
816
- Mối tương quan của chỉ số PSI với thang đ iểm an thần OAA/S ở
nhóm II theo phương trình PSI= 9,66 OAA/S + 43,45 với r = 0,936, n=
658
3.3.6. Xác định mối tương giữa chỉ số PSI với đậm độ Ce, Cp
propofol ở hai nhóm
3.3.6.1. Mối tương quan giữa chỉ số PSI và Cp
Đối với nhóm I, PSI có tương quan nghịch với Cp với phương
trình PSI = 0,343Cp + 74,60, tuy nhiên tương quan không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
14
Đối với nhóm II, Cp có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với
p<0,01 theo phương trình: PSI = 0,450Cp + 73,67
3.3.6.2. Mối tương quan giữa PSI và Ce
Đối với nhóm I, Ce tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) với PSI theo phương trình: PSI= -2,577Ce+78,513.
Đối với nhóm II, Ce có tương quan nghịch với PSI theo phương
trình PSI= -1,181Ce +76,332, tuy nhiên tương quan này có ý nghĩa
thống kê với (p<0,05).
3.3.6.3. Mối tương quan đa biến giữa chỉ số PSI với đậm độ Ce, Cp
Bảng 3.21. Mối tương quan đa biến giữa chỉ số PSI với đậm độ Ce, Cp
Tương quan đa biến
X Y Nhóm I Nhóm II
X1=Cp
X2=Ce
(mcg/ml)
PSI
R=0,280
R2=0,079
PSI=1,284Cp-
5,051Ce+79,059
(p<0,01)
R=0,355
R2=0,126
PSI=0,938Cp-
3,995Ce+79,699
(p<0,01)
3.3.6.4. Chỉ số PSI và đậm độ Ce, Cp propofol và độ tin cậy trên lâm
sàng
Bảng 3.22. Chỉ số PSI và đậm độ Ce, Cp propofol và độ tin cậy 95%
của chung các lần chuẩn độ sử dụng trên lâm sàng để đạt mức an thần
OAA/S= 3 điểm
Nhóm I
N=144 thời
điểm/50BN
SDX
Min – Max
Nhóm II
N=182 thời
điểm/49BN
SDX
Min – Max
p
Cp
(mcg/ml)
1,99±0,66
1,00 – 3,84
1,48±1,48
0,50-7,51
< 0,01
Ce
(mcg/ml)
1,25±0,21
0,91-1,84
1,69±0,30
1,00-2,91
< 0,01
PSI 75,28±3,08
61-82
74,34±3,27
64-89
< 0,01
15
Số lần phải chuẩn độ trung bình nhóm I là 144: 50 = 2,88 lần,
nhóm II là 182: 49 =3,71 lần. Như vầy nếu chuẩn độ từ 3mcg/ml để đạt
70 ≤ PSI≤80 và OAA/S = 3 điểm thì nhóm II phải chuẩn độ nhiều lần
hơn nhóm I
3.4. Ảnh hưởng của gây tê tủy sống - ngoài màng cứng kết hợp an
thần TCI propofol trên hô hấp và tuần hoàn và một số tác dụng
không mong muốn trong phẫu thuật bụng dưới ở người cao tuổi
(mục tiêu 3)
3.4.1. Ảnh hưởng trên hô hấp
3.4.1.1. Sự thay đổi về tần số thở sau GTTS-NMC và an thần ở một
số thời điểm
Biểu đồ3.5: Chênh lệch nhịp thở theo thời gian so với thời điểm T0)
Biểu đồ trên cho ta thấy nhịp thở ở nhóm I giảm sau GTTS ở các thời
điểm sau GGTS ở phút thứ 25 đến phút thứ 45 có nhiều thời điểm giảm có
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên ở nhóm II đều giảm hầu hết ở các
thời điểm sau GTTS có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
3.4.1.2. Sự thay đổi SpO2 giữa 2 nhóm trước và sau GTTS-NMC và an
thần
-0,5
0
0,5
1
1,5
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
nhom I
nhom II
-2
0
2
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 >60
SPO2
Nhóm I Nhóm II
16
Biểu đồ 3.6. Chênh lệch độ bão hòa oxy trong máu mao mạch (SpO2)
theo thời gian so với thời điểm T0
Biểu đồ trên cho ta thấy tất cả giá trị SpO2 đều tăng ở cả hai nhóm
và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (p<0,05) so với
thời điểm T0. Trừ tại thời điểm T30 và T40 của nhóm I và T5, T40 của
nhóm II có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy
SpO2 tăng nhẹ ở cả hai nhóm so với thời điểm T0.
3.4.1.3. Sự thay đổi của EtCO2 sau GTTS-NMC và an thần trong quá
trình phẫu thuật
Biểu đồ 3.7. Chênh lệch nồng độ khí CO2 cuối thì thở ra (EtCO2)
theo thời gian so với thời điểm T0
Hầu hết EtCO2 đều giảm so với thời điểm T0 ở cả hai nhóm, tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê tại hầu hết các thời điểm
(p>0,05). Ở các thời điểm T20 và T35 ở nhóm I có giảm so với thời
điểm T0 với p<0,05
3.4.2. Ảnh hưởng trêntuần hoàn
3.4.2.1. Ảnh hưởng trên tần số tim ở một số thời điểm sau GTTS-
NMC và an thần
0
1
2
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 >60
ETCO2
Nhóm I Nhóm II
-10
0
10
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 >60
Chênh lệch mạch theo thời
gian so với thời điểm bắt đầu
Nhóm I Nhóm II
17
Biểu đồ3.8: Chênh lệch mạch theo giời gian so với thời điểm T0)
Chúng tôi thấy mạch ở nhóm I tại hầu hết các thời điểm sau gây tê
tăng nhẹ. Bên cạnh đó, nhiều thời điểm sau gây tê của nhóm II giảm
hơn so với mạch ở thời điểm nền T0. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa hai
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.4.2.2. Ảnh hưởng trên HAĐMTh ở một số thời điểm sau GTTS-NMC
và an thần
Biểu đồ 3.9: Chênh lệch HAĐMTh theo thời gian so với thời điểm T0
Ta thấy HAĐMTTh sau gây tê đều giảm rõ rệt so với thời điểm T0 ở cả
2 nhóm có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% (p<0,01).
3.4.2.3. Ảnh hưởng trên HAĐMTB ở một số thời điểm sau gây tê và
an thần
Biểu đồ 3.11. Chênh lệch huyết áp động mạch trung bình theo thời
gian so với thời điểm T0
0
20
40
60
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 >60
HATD
Nhóm I Nhóm II
0
20
40
5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
m
m
H
g
Thời gian (phút)
Chart Title
Nhom I
Nhom II
mmHg
18
Các thời điểm sau GTTS và an thần HAĐMTB của cả hai
nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,01
3.4.2.4. Các tác dụng không mong muốn khác NI : Buồn nôn, nôn
chiếm 3(6%), Đau đầu 2(4%), Đau lưng ở vị trí chọc kim Đau lưng ở vị
trí chọc kim3(6%). NII: Buồn nôn, nôn chiếm 2(4%), đau đầu 1(2%),
đau lưng ở vị trí chọc kim Đau lưng ở vị trí chọc kim 2(4%)
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm bệnh nhân và đặc điểm phẫu thuật
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân được lựa chọn tuổi
trung bình của nhóm I là 72,76 ± 6,61 tuổi, của nhóm II là 72,86 ± 8,49
tuổi. Tuổi cao nhất là 69 nhóm I và nhóm II là 89. Độ tuổi bệnh nhân khá
cao vì đối tượng phục vụ của chúng tôi chủ yếu là người cao tuổi. Ở
những bệnh nhân cao tuổi thường mắc nhiều bệnh nền
4.1.2. cân nặng, Chiều cao
Cân nặng trung bình giữa hai nhóm tương đương như nhau,
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trung bình là 53,70
± 9,10 kg và 58,67 ± 6,67 kg cho thấy số cân cũng không cao. Có lẽ
ngoài việc giảm sinh lý khối cơ theo tuổi bệnh lý cũng có thể đã tác
động tới thể chất nhiều.
Chiều cao trung bình ở nhóm I là 158,88 ± 6,96 cm và Chiều cao
trung bình ở nhóm II là 160,67 ± 5,63 cm. Chiều cao của 2 nhóm tương
đương như nhau nó đóng một vai trò nhất định là sự khuyếch tán của
thuốc trong dịch não tủy là đồng nhất về mặt thời gian.
4.1.3. Giới
Về Giới tỷ lệ giữa nam và nữ có sự khác nhau giữa hai nhóm. Về
giới nam ở nhóm I là 36 (72%) và 39 (79%) nam ở nhóm II. Gới nữ ở
nhóm I là 14 (28%) và nhóm II là 10 (20%). Tuy nhiên sự khác biệt
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình động học
Schnider yếu tố giới cũng cần được đòi hỏi để kiểm soát nồng độ
thông qua chỉ số LBM .
4.1.4. Đặc điểm phân bố phẫu thuật: Các phẫu thuật là phẫu thuật tầng
dưới mạc treo đại tràng ngang, sau phúc mạc. Các nghiên cứu trước
19
cũng cho thấy cách phẫu thuật này có thể GTTS và kết hợp giảm đau
NMC mang lại hiệu quả cao.
4.1.5. Các bệnh lý phối hợp: Trong các bệnh nhân nghiên cứu nhóm
bệnh nhân tim mạch và đái tháo đường chiếm nhiều nhất. Đây là lứa
tuổi thường mắc các bệnh mãn tính trên. Các bệnh nhân đều được đánh
giá kỹ lưỡng và điều trị ổn định trước mổ. Không có trường hợp nào có
biến chứng về tăng áp lục thẩm thấu hoặc nhồi máu cơ tim trong và sau
mổ.
4.1.6. Thời gian phẫu thuật: Bảng thời gian phẫu thuật cho thấy, thời
gian phẫu thuật giữa hai nhóm là 151,10 ± 53,32 phút và 147,73 ±
56,22 phút có p>.0,05. Thời gian phẫu thuật kéo dài nhất là 273 phút.
Thật khó vô cảm tốt cho các phẫu thuật lớn này với thời gian kéo dài
như trên với kỹ thuật GTTS đơn thuần nêú không có sự bổ trợ của giảm
đau ngoài màng cứng.
4.2. Đánh giá tác dụng vô cảm của gây tê tủy sống bằng bupivacain
0,5% phối hợp gây tê ngoài màng cứng bằng hỗn hợp bupivacain
0,2%-susfentanil 0,5mcg/ml trong phẫu thuật bụng dưới ở người
cao tuổi (mục tiêu 1)
4.2.1. Kết quả ức chế cảm giác
4.2.1.1. Kết quả về thời gian xuất hiện ức chế cảm giác
Thời gian xuất hiện ƯCCG ở các mức T12,T10 của chúng tôi là:
T12 là 2,40 ± 0,68 phút, T10 là 3,68 ± 1,08 phút. Kết quả của chúng tôi
cũng gần giống với kết quả của Trần Văn Cường ở nhóm II ở mức T12
là 2,62 ± 0,78 phút và ở T10 là 2,49 ± 0,61 phút và nhanh hơn của
Công Quyết Thắng là 6,67 ± 3,79 phút ở nhóm chứng ở tư thế đầu
ngang,
Thời gian xuất hiện ƯCCG ở các mức T6 của chúng tôi là: 5,51 ±
1,16 phút kết quả của chúng tôi lại chậm hơn kết quả của Trần Văn
Cường là 3,39 ± 0,54 phút nhưng lại thấp hơn lại thấp hơn một số tác
giả khác như Nguyễn Anh Tuấn ở T6 là 11,96 phút. Việc đạt được
ƯCCG ở mức T6 có ý nghĩa rất lớn nó còn cho phép phẫu thuật viên
kiểm tra tạng ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang ngay sau khi vào
đến ổ bụng.
Chúng tôi không đánh giá được thời gian kéo dài UWCCG ở
mức T6 và T4 do đây là phẫu thuật bụng nên rất khó đánh giá.
Nhưng theo Nguyễn Đức Lam thời gian kéo dài ƯCCG đau mức T6 là
86,33 ± 18,84 phút. Điều này một lần nữa khẳng định việc thêm
20
lidocaine vào khoang NMC ở thời điểm 60 phút là có cơ sở và bệnh
nhân tiếp tục được kéo dài giảm đau và phẫu thuật vẫn tiếp tục được
4.2.1.2. Bàn luận về liều lượng của hỗn hợp thuốc giảm đau
Các tác giả cũng nhận thấy khi sử dụng nồng độ sufentanil
0,5mcg/ml trong phẫu thuật bụng là đủ để giảm đau, có thể xuất hiện
thêm các tác dụng phụ của thuốc tê như mạch chậm, tụt huyết áp, ức chế
vận động. Trong các nghiên cứu về giảm đau NMC bằng hỗn hợp
bupivacain 0.125% fentanyl 2mcg/ml chí ra rằng với các phẫu thuật bụng
dưới thì chỉ cần giảm đau NMC đoạn thắt lưng là đủ. Nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng việc thêm bupivacain vào sufentanil không giảm được số
lượng tiêu thụ của sufentanil, điểm đau và tác dụng phụ.
4.2.2. Thời gian xuất hiện ức chế vận động
Kết quả thời gian xuất hiện liệt vận động ở các mức của chúng tôi
là: M1 là 2,91 ± 0,69 phút, M2 là 4,04 ± 0,81 phút, M3 là 5,47 ± 1,01
phút. Kết quả của chúng tôi chậm hơn so với kết quả của Trần Văn
Cường mức M1 là 1,3 ± 0,4 phút, M2 là 2,7± 0,7 phút, M3 là 3,08 ± 0,2
phút. Chúng tôi thấy 100% các trường hợp liệt vận động ở mức M1, M2,
M3. Không có trường hợp nào không liệt. Liệt vận động hoàn toàn cho
phép mềm cơ hơn, phẫu thuật viên dễ thao tác hơn.
4.3. Đánh giá tác dụng an thần của TCI propofol trên điện não số
hóa PSI trong mổ của hai nhóm (mục tiêu 2)
Bàn luận về nồng độ Ce, Cp và chỉ số PSI chung cho các lần chuẩn
độ và độ tin cậy trên lâm sàng
Để đạt 70 ≤PSI≤ 80 và OAA/S=3 nồng độ Ce trung bình của
nhóm I (1,25±0,21) lại thấp hơn nồng độ Ce trung bình của nhóm II
(1,69±0,30) với p<0,001. Chỉ số PSI trung bình của nhóm I
(75,28±3,08) cao hơn chỉ số PSI trung bình của nhóm II (74,34±3,27)
với độ tin cậy 99% (p<0,01). Điều này cũng phù hợp trên lâm sàng vì
nhóm I chạy từ 1mcg/ml và nhóm II chạy từ 3mcg/ml xuống, nên nhóm
II đạt an thần nhanh và ở nồng độ cao hơn. Đối với cách chạy an thần từ
1mcg/ml ở nhóm I, để đạt được an thần mức 70 ≤PSI≤ 80 và OAA/S=3 ở
lần chuẩn độ thứ hai (1,5mcg/ml) đã là 48 bệnh nhân chiếm 96%. Trong
khi đó phải đến lần chuẩn độ thứ ba (2,5mcg/ml) nhóm II mới có 31%
đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tac_dung_gay_te_tuy_song_ngoai_ma.pdf