Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho người dân gắn với
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Đổi mới
phương thức đào tạo theo hướng đào tạo theo vùng quy hoạch, vùng
chuyên canh. Tăng cường tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, thu hái
theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ) Ưu tiên tập huấn,
xây dựng sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng mà thị trường cần.
Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hợp tác
xã Dịch vụ nông nghiệp, có hướng hỗ trợ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ quản lý Hợp tác xã.
29 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc các huyện ven biển của tỉnh Thái Bình và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
Gần như 80% dân số Châu Phi, Châu Á phụ thuộc vào cây cỏ
làm thuốc để chăm sóc sức khỏe. Trung Quốc có khoảng 1.000 loài
cây thuốc thường xuyên được sử dụng, chiếm 80% số thuốc bán trên
thị trường trong nước, với tổng giá trị (1992) là 11 tỉ nhân dân tệ.
Nhật Bản, có đến 41,7% dân sử dụng thuốc cổ truyền với tổng chi
tiêu cho y học cổ truyền là 150 triệu USD (1983). Doanh số bán
4
thuốc cây cỏ ở các nước Tây Âu năm 1989 là 2,2 tỉ USD so với tổng
doanh số buôn bán dược phẩm là 65 tỉ USD. Tổng giá trị về thuốc có
nguồn gốc thực vật trên thị trường Âu - Mỹ và Nhật Bản vào năm
1985 là hơn 43 tỷ USD. Cây cỏ làm thuốc được buôn bán khắp nơi trên
thế giới, doanh số ước tính khoảng 16 tỷ euro. Mỹ đạt 17 tỷ USD
(2004), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro
(2004)...; Dự đoán, nếu phát triển tối đa thuốc cây cỏ từ các nước nhiệt
đới có thể làm ra khoảng 900 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nước
thế giới thứ ba.
1.1.3. Tiềm năng phát triển
Các sản phẩm và dịch chiết tự nhiên từ thực vật chữa bệnh được
nghiên cứu, xác định thành phần hóa học và cấu trúc hóa học cho thấy
có ít nhất 120 hợp chất khác nhau từ thực vật được sử dụng là biệt
dược để cứu sống con người. Các hợp chất này được sàng lọc mới chỉ
khoảng 6% trên tổng số loài thực vật. Như vậy, nguồn tài nguyên thực
vật chưa khai thác cần được điều tra nghiên cứu để chữa trị các bệnh
hiểm nghèo như AIDS, ung thư, đái đường,...là vô cùng lớn.
Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm
thuốc. Khoảng 2.500 loài cây thuốc được buôn bán trên thế giới,
trong đó, 90% thảo dược được thu hái hoang dại. Nguồn tài nguyên
cây thuốc là kho tàng khổng lồ đầy tiềm năng có thể giúp nhân loại
chăm sóc sức khỏe một cách kịp thời và hiệu quả.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc
trên thế giới
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có vài trăm loài được trồng, 20
- 50 loài ở Ấn Độ, 100 - 250 loài ở Trung Quốc, 40 loài ở Hungari,
130 - 140 loài ở Châu Âu.
5
Năm 1993, toàn thế giới có 8.619 khu bảo tồn thì đến năm
1997 đã có 12.754 khu bảo tồn được Liên hợp quốc công nhận.
Ngoài ra còn khoảng hơn 17.500 điểm khác không được đưa vào
danh sách của Liên hợp quốc do chưa đạt chuẩn. Ngoài ra, hiện có
khoảng 2.000 vườn thực vật trên toàn thế giới, mỗi vườn đang lưu
giữ và trồng đến vài nghìn loài, trong đó không ít loài cây thuốc.
Việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới được thực hiện
theo hai hình thức chính: Bảo tồn tại chỗ (theo hình thức bảo tồn
nguyên vị) - In situ và bảo tồn chuyển vị - Ex situ.
1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở
Việt Nam
1.2.1. Tình hình điều tra, thống kê
Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống
kê cây thuốc, như Chu Tiên với "Bản thảo cương mục toàn yếu"; Tuệ
Tĩnh với “Nam Dược thần hiệu”; Hải Thượng Lãn Ông với “Lãn
Ông tâm lĩnh”...Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác
điều tra, nghiên cứu nguồn cây thuốc ở Việt Nam. Ngày 27 tháng 02
năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối xây dựng nền Y
học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng dựa trên sự kết hợp
giữa Y học cổ truyền của dân tộc với Y học hiện đại. Bộ Y tế cũng
quan tâm, tạo điều kiện cho Đông y phát triển nên việc nghiên cứu
thuốc Nam cũng được phát triển mạnh mẽ. Viện Dược liệu (Bộ Y
Tế) cùng với hệ thống các trạm nghiên cứu dược liệu đã điều tra ở
2.795 xã, phường thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố
trong cả nước để có những đóng góp đáng kể trong công tác điều tra,
sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc trong y học dân gian cổ truyền.
1.2.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
6
Theo Viện Dược liệu (2002) thì Việt Nam có đến 3.948
loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật, vượt qua con
số 3.200 loài được ghi nhận trong Từ điển cây thuốc Việt Nam.
Trong số đó trên 90% là cây hoang dại và có 144 loài đã được đưa
vào"Bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa ở Việt Nam"
(2003) và "Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam" (2006). Theo IMS
Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược đang
phát triển. Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao
nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu
thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, tiềm năng xuất khẩu dược liệu có thể đạt 40 -
50 triệu USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.
1.2.3. Tiềm năng phát triển
Số lượng các loại cây cỏ được dùng làm thuốc ngày càng được
ghi nhận nhiều hơn, trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc
mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên
vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số
chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ. Việt Nam với 54 dân tộc có
truyền thống văn hoá tập quán khác nhau, quá trình khai thác tự
nhiên để tồn tại và phát triển, tích luỹ cho mình các tri thức và kinh
nghiệm sử dụng thực vật để phòng và chữa bệnh. Với nguồn tài
nguyên thực vật phong phú cùng vốn tri thức kinh nghiệm về cây
thuốc dồi dào, đây chính là tiềm năng to lớn để đầu tư nghiên cứu,
tạo ra những loại thuốc mới có hiệu lực chữa bệnh cao.
1.2.4. Tình hình nghiên cứu, bảo tồn nguồn tài nguyên cây
thuốc ở Việt Nam
Chính phủ và ngành Y tế đã có những nỗ lực để bảo tồn tài
nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Những
công trình Nhà nước về bảo tồn cây thuốc (Bảo tồn nguồn gen cây
7
thuốc - Viện Dược liệu, Bộ Y tế) hoặc các mô hình bảo tồn nguồn gen
cây thuốc ở các Dự án đầu tư của Nhà nước hay các dự án của Tổ
chức phi Chính phủ (Bảo tồn cây thuốc của đồng bào Dao tại Ba Vì,
Hà Tây - CREDEP; Bảo tồn nguồn gen cây thuốc - Bộ Y tế; Mô hình
Bảo tồn và phát triển cây thuốc ở Sa Pa; Mô hình Bảo tồn cây thuốc
ở Nà Ớt, Sơn La,.. của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã
được hình thành nhằm duy trì bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý
hiếm. Thời gian qua, Việt Nam bảo tồn nguyên vị các cây thuốc chủ
yếu tại các KBT. Đến thời điểm này, bảo tồn cây thuốc được mở
rộng nghiên cứu tại nhiều VQG và KBTTN của Việt Nam.
1.3. Nghiên cứu các hoạt chất có hoạt tính sinh học từ tài nguyên
cây thuốc tại các huyện ven biển tỉnh Thái Bình
Thái Bình là địa phương có nhiều cây thuốc có giá trị kinh tế
cao, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc còn
rất ít. Một số nghiên cứu nổi bật:
- Năm 2013, Công ty Cổ phần Thương mại Dược Vật tư Y tế
Khải Hà có đề tài về “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
sản xuất, chế biến cây thuốc Đương quy và Ngưu tất phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình”.
- Nguyễn Xuân Quýnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội có đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật
nhằm phục vụ quản lý, sử dụng hợp lý hệ sinh thái bãi bồi huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.
- Năm 2014, Lê Minh Hà,Viện Hóa học các Hợp chất thiên
nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có đề tài:
“Nghiên cứu và xây dựng quy trình chiết tách hoạt chất rotundin
8
trong cây Bình vôi trồng ở quy mô sản xuất thử, áp dụng tại tỉnh
Thái Bình”.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cây Tầm
bóp (Physalis angulata)
Theo tác giả Võ Văn Chi, ở Việt Nam có 4 loài thuộc chi
Physalis (thuộc họ Cà - Solanaceae) là P.angulata (Tầm bóp, Lu lu
cái), P.alkekengi (Thù lù kiểng), P.peruviana (cây Lồng đèn, Thù lù
lông) và P.minima (Thù lù nhỏ).
Trái ngược với Việt Nam, các loài thuộc chi Physalis lại được
các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu. Nhiều
kết quả khả quan đã được các nhà khoa học trên thế giới công bố. Về
thành phần hóa học thì lớp chất chính của chi Physalis là các
withanolide, rồi đến các labdane diterpene, các sucrose ester, các
flavonoid, các ceramide và một số chất khác. Các hợp chất
withanolide được phân chia thành 2 dạng là các withanolide có
khung không biến đổi và các withanolide có khung bị biến đổi.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cây Mỏ
quạ (Cudrania tricuspidata)
Mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur,
thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), còn gọi là Mỏ quạ ba mũi, Hoàng lồ,
Vàng lồ, Xuyên phá thạch. Ở Trung Quốc, rễ và vỏ cây Mỏ quạ được
dùng để làm trà thảo dược và đồ uống chức năng từ hàng nghìn năm
trước. Cây Mỏ quạ cũng đã được dùng như 1 vị thuốc cổ truyền để
điều trị các bệnh viêm, ung thư, viêm gan, cúm và viêm thần kinh.
Trong vài thập kỷ gần đây, cây Mỏ quạ được coi là một trong những
phương thuốc cổ truyền dùng điều trị bệnh ung thư ở Hàn Quốc. Các
nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy cây Mỏ quạ chứa hàm
lượng cao các hợp chất dạng xanthone và flavonoid với tác dụng
9
chống ung thư, kháng viêm, chống béo phì và bảo vệ thần kinh. Các
hợp chất xanthone với tên gọi cudraxanthone D, L, M thể hiện hoạt
tính mạnh với dòng tế bào ung thư dạ dầy. Các hợp chất flavonoid có
chứa nhánh prenyl như là senegalensin and isoerysenegalensein E có
tác dụng kháng viêm thông qua việc ức chế sự sản sinh NO trong đại
thực bào chuột; trong khi đó các xanthone chứa nhánh prenyl (ví dụ:
cudratrixanthones C, G-I, O, 3-O-methylcudratrixanthone G) và các
isoflavonoid (ví dụ: cudraisoflavones H-J) có tác dụng bảo vệ thần
kinh. Bên cạnh đó, các chất ức chế enzyme đối với các enzyme protein
tyrosine phosphatase 1B, neuraminidase, α-glucosidase và tyrosinase
cũng được tìm thấy từ cây Mỏ quạ.
10
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tài nguyên cây thuốc trong các ngành thực vật bậc cao có
mạch thuộc địa bàn 2 huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải của tỉnh
Thái Bình.
Thời gian điều tra nghiên cứu từ năm 2014 – 2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
- Điều tra thành phần loài cây thuốc.
- Hiện trạng khai thác, sử dụng và vai trò của cây thuốc đối với
đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu đánh giá và xác định các yếu tố đe doạ tác động
tới nguồn tài nguyên cây thuốc tỉnh Thái Bình.
2.2.2.Nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của một số loài cây thuốc có giá trị
- Thu thập mẫu, tạo dịch chiết metanol phục vụ sàng lọc hoạt
tính.
- Lựa chọn một số mẫu có hoạt tính tốt để tiến hành nghiên
cứu thành phần hóa học.
- Đánh giá lại hoạt tính sinh học của các chất sạch phân lập được.
2.2.3. Đề xuất các giải pháp để quản lý, bảo tồn có hiệu quả
và khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Thái
Bình
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu, sách báo có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng chuyên môn (hóa thực vật).
11
- Thống nhất các biện pháp kĩ thuật với các giáo viên hướng
dẫn và chuẩn bị các điều kiện về tài chính, hậu cần cho công tác điều
tra nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp khảo sát thực địa theo tuyến.
- Xác định tên khoa học.
- Xử lý số liệu, các thông tin thu thập được.
- Phương pháp phỏng vấn nhanh.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học
a. Các phương pháp phân lập các hợp chất
Chủ yếu là các phương pháp sắc ký, bao gồm sắc ký cột
thường với chất hấp phụ là silica gel pha thường, cũng như các loại
silica gel pha đảo ODS, YMC (RP-8 hoặc RP-18) kết hợp với sắc ký
lớp mỏng (TLC), sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC) và sắc ký lỏng
hiệu năng cao (HPLC)...
b. Các phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất
Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại bao gồm: Phổ hồng
ngoại IR; Phổ tử ngoại UV; Phổ khối lượng MS; Phổ cộng hưởng từ
nhân một chiều (1D) 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT; Phổ cộng hưởng từ
nhân hai chiều (2D): COSY, HMQC, HMBC, NOESY ...
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học dự kiến
a. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào
ung thư người (Cytotoxi activity assay)
b. Thử hoạt tính chống ôxy hoá (Antioxidant activity assay)
- Kiểm tra khả năng chống oxy hoá của hoạt chất trên tế bào gan.
c. Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
(Antimicrobial activity assay)
12
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại các huyện
ven biển của tỉnh Thái Bình
3.1.1. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc
3.1.1.1. Danh lục các loài cây thuốc
Quá trình nghiên cứu đã ghi nhận được 346 loài thuộc 268 chi
của 94 họ thuộc 03 ngành thực vật bậc cao có mạch được sử dụng
làm thuốc tại 2 huyện ven biển tỉnh Thái Bình. Đã xây dựng được
Danh lục các loài cây thuốc với số liệu chi tiết thể hiện ở Phụ lục 1.
So với số loài cây thuốc ở Việt Nam (4.472 loài), số lượng loài ở đây
không lớn (346 loài) nhưng trong phạm vi giới hạn diện tích của khu
vực này thì tài nguyên cây thuốc ở đây khá phong phú và đa dạng.
3.1.1.2. Đa dạng về bậc họ
Từ các số liệu ở Danh lục các loài cây thuốc cho thấy:
Trong số 6 ngành thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam, ở 2
huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải của tỉnh Thái Bình chỉ có 3 ngành:
Ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan. Trong 3 ngành
cây thuốc hiện có ở đây mức độ đa dạng khá cao. Tuy nhiên, thành
phần của các bậc họ phân bố không đều nhau, trong đó chiếm ưu thế
là cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan chiếm tỉ lệ 97,87% trong tổng số
loài cây thuốc thu được. 2 ngành còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
3.1.1.3. Đa dạng về bậc chi
Hai ngành Dương xỉ và Thông có tỉ lệ rất nhỏ, ngành chiếm đa
số vẫn là ngành Ngọc lan với tỷ lệ lên đến 99,26%.
3.1.1.4. Đa dạng về bậc loài
Cũng giống như sự phân bố trong bậc họ và bậc chi, tại khu vực
nghiên cứu đã xác định được 346 loài cây thuốc, tập trung chủ yếu trong
13
ngành Ngọc lan, chiếm đến 99,40% trên tổng số loài đã được ghi
nhận. Ngành Dương xỉ và ngành Thông mỗi ngành chỉ có 01 loài.
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra số loài cây thuốc phân bố không đều
trong các họ. Có rất nhiều họ chỉ có 1 loài cây thuốc, 03 họ có trên
15 loài và 05 họ có từ 10 đến 15 loài. Từ đó khẳng định, số loài sử
dụng làm thuốc tại Thái Thụy, Tiền Hải của tỉnh Thái Bình chủ yếu
nằm trong ngành Ngọc lan.
3.1.1.5. Đa dạng về dạng sống
Phổ dạng sống cho thấy nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm tỷ lệ
cao nhất, ưu thế hơn hẳn các nhóm khác. Tiếp theo là nhóm cây chồi
một năm (Th), chồi nửa ẩn (Hm) và ít nhất là cây chồi ẩn (Cr). Các
loài làm thuốc tại các huyện ven biển tỉnh Thái Bình không có loài
nào thuộc nhóm Chồi sát đất (Ch). Trong nhóm cây chồi trên mặt đất
(Ph), Cây dây leo sống (Li) có tỷ lệ cao nhất (chiếm 18,78% tổng số
loài), tiếp theo là Cây chồi trên lùn (Na) (17,91% tổng số loài), Cây
chồi trên nhỡ (Me) (10,98% tổng số loài), Cây chồi trên nhỏ (Mi)
(6,07% tổng số loài), Cây chồi trên to (Mg) (5,49% tổng số loài),
Cây chồi trên thân thảo (Hp) (3,77% tổng số loài), Cây mọng nước
(Suc) (1,44% tổng số loài) và ít nhất là Cây ký sinh hay bán ký sinh
(Pp) (0,58% tổng số loài).
3.1.1.6. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc
* Đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau của cây
thuốc
Nghiên cứu cho thấy, lá cây được sử dụng làm thuốc nhiều
nhất với 253 loài, chiếm 73,12%; đứng thứ 2 là bộ phận rễ với 123
loài, chiếm 35,48%; thứ 3 là quả với 120 loài, chiếm 34,68%; thứ 4
là hạt với 104 loài, chiếm 30,05%; toàn cây có 89 loài, chiếm
25,72%...tần suất thấp nhất là nhựa cây với 40 loài, chiếm 11,56%.
14
3.1.1.7. Đa dạng về số lượng bộ phận cây sử dụng làm thuốc
Tỉ lệ cây sử dụng toàn cây làm thuốc chiếm cao nhất với 146
loài (42,20%); tiếp đến là cây sử dụng 1 bộ phận với 77 loài, chiếm
22,20%; thứ 3 là cây sử dụng 2 bộ phận có 56 loài, chiếm 16,20%;
cây sử dụng 3 bộ phận làm thuốc có 40 loài, chiếm 11,60%, thấp
nhất là cây sử dụng 4 bộ phận với 27 loài, chiếm 7,80%.
3.1.2. Sự phân bố của cây thuốc
Sự phân bố của cây thuốc ở 2 huyện ven biển của tỉnh Thái
Bình nằm trong khu vực dân cư với 170 loài, chiếm tỷ lệ 49,13% và
mọc hoang ở khu vực đồng ruộng, ven lối đi, đầm lầy, ven bờ biển
với 176 loài, chiếm tỷ lệ 50,87%.
3.1.3. Tiềm năng chữa các nhóm bệnh khác nhau của các
loài cây thuốc (28 nhóm bệnh)
Số loài có tiềm năng chữa các bệnh đường tiêu hóa chiếm
nhiều nhất (181 loài), tiếp theo là chữa các bệnh da liễu (169 loài),
chữa ho, ho ra máu (142 loài), giải độc (101 loài), chữa các bệnh phụ
khoa (95 loài), chữa bệnh thấp khớp (71 loài), chữa rắn cắn (61 loài),
chữa gẫy xương, chấn thương (53 loài), chữa bệnh thận (46 loài),
chữa bệnh sốt rét (37 loài), chữa bệnh về mắt (loài), chữa bệnh viêm
gan (35 loài), giúp an thần (34 loài), chữa bệnh về tim mạch, huyết
áp (33 loài), chữa các bệnh giun sán, côn trùng (31 loài), chữa bỏng
(20 loài), chữa bệnh xơ gan (18 loài), chữa bệnh hen suyễn (17 loài),
chữa bệnh lao (12 loài), chữa bệnh tiểu đường (12 loài), chữa bệnh
còi xương, suy dinh dưỡng trẻ em (9 loài), chữa bệnh trĩ (9 loài),
chữa bệnh ung thư (8 loài), có khả năng làm sổ thai (5 loài), làm an
thai (6 loài), chữa bệnh bại liệt (4 loài), chữa bệnh viêm não (2 loài)
và chữa bệnh béo phì (2 loài).
3.1.4. Một số loài có công dụng mới
15
Có 16 loài có công dụng mới mà tài liệu chưa đề cập đến. Có 2
loài cây thuốc quá trình nghiên cứu đã xác định có chứa các hợp chất
có tính ô xi hóa và chống ung thư mạnh (Tầm bóp, Mỏ quạ).
3.1.5. Các loài thực vật làm thuốc quý, hiếm theo Sách Đỏ
Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2014) tại hai huyện ven
biển của tỉnh Thái Bình
Chỉ có 3 loài thuộc phân hạng ít lo ngại (LC - Least concern):
bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị
đe dọa) theo IUCN (2014) và không có loài nào có tên trong Sách đỏ
Việt Nam (2007).
3.2. Tình hình nghiên cứu, khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên cây thuốc của nhân dân hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình
3.2.1. Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu
Kết quả điều tra tại các xã Thái Thành, Thái Đô, Thái Thượng,
Thuỵ Liên (huyện Thái Thuỵ), Tây Giang, Nam Phú, Nam Thanh,
Đông Minh (huyện Tiền Hải) cho thấy, phần lớn người dân ở đây
vẫn dùng cây thuốc nam để chữa bệnh.Qua kết quả thống kê nghiên
cứu việc sử dụng cây thuốc của người dân tại 2 huyện ven biển Thái
Bình cho thấy gần 50% cây thuốc được người dân thu hái từ tự
nhiên.
Trong tổng số 346 loài cây thuốc ở đây thì có 13 loài được
khai thác với tần số cao. Đó không phải là một con số lớn nhưng
nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy, bộ phận khai thác ở đây có
tính bền vững thấp (thu hái toàn thân). Thực trạng này có thể dẫn tới
nguy cơ suy giảm của một số loài cây thuốc.
3.2.2. Cách khai thác và chế biến cây thuốc của người dân
tại khu vực nghiên cứu
16
Dụng cụ chế biến thuốc còn rất đơn giản, thường chỉ dùng dao
thái thuốc, sau đó đem băm rồi phơi khô hoặc sao tẩm. Cách sơ chế,
bảo quản sơ sài như vậy nên tỷ lệ cây thuốc bị mốc, hỏng khá cao.
Còn theo các thầy lang thì hầu hết các loài cây thuốc dù là lá, thân,
rễ, củsau khi thu hái đều được băm nhỏ, rồi tuỳ các loại bệnh khác
nhau mà có cách sao tẩm khác nhau.
3.2.3. Những bài thuốc truyền thống và cách bào chế
Có 22 bài thuốc phổ biến chữa được hầu hết các bệnh thường
gặp bằng nguồn cây thuốc dễ kiếm ngay tại địa phương.
3.3. Sàng lọc hoạt tính sinh học của một số loài có giá trị
theo tri thức bản địa
Lựa chọn được 20 loài cây thuốc có tiềm năng làm đối tượng
nghiên cứu, nhằm chiết xuất, sàng lọc hoạt tính sinh học để tìm kiếm
các hoạt chất có khả năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người.
Các mẫu Na, Na biển, Lu lu đực, Cà gai leo, Phì diệp biển và
Cà độc dược cho kết quả sàng lọc hoạt tính tốt. Tuy nhiên, phần lớn
các mẫu này đã và đang được nghiên cứu ở Việt Nam. Tổng hợp kết
quả thử hoạt tính kết hợp với tham khảo các nghiên cứu trên thế giới
phát hiện 2 mẫu Tầm bóp và Mỏ quạ có chứa nhiều hoạt chất có hoạt
tính tốt nhưng lại chưa có nghiên cứu cụ thể nào ở Việt Nam. Trên
cơ sở nghiên cứu bước đầu này có thể định hướng, lựa chọn 2 loài
cây “Tầm bóp” và “Mỏ quạ” trong kế hoạch bảo tồn, ưu tiên phát
triển trong tương lai.
3.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về Cây Tầm bóp và Cây
Mỏ quạ
3.4..1. Kết quả nghiên cứu Mẫu Tầm bóp
17
* Đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 15 hợp
chất từ mẫu Tầm bóp; trong đó có 3 hợp chất mới là VPA4, VPA9 và
VPA10.
* Phát hiện được 3 hợp chất (VPA30, 31 và 32) có hoạt tính
gây độc tế bào mạnh đối với các dòng tế bào ung thư phổi A-549,
ung thư cổ tử cung Hela và ung thư tuyến tuỵ PANC1.
* Phát hiện được 2 hợp chất (VPA6 và 13) có hoạt tính chống
oxi hóa, bảo vệ tế bào gan
* Dịch chiết cồn mẫu Tầm bóp không thể hiện độc tính: không
xác định được LD50
3.4.2. Kết quả nghiên cứu mẫu Mỏ quạ
* Đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 17 hợp
chất từ mẫu Mỏ quạ; trong đó có 1 hợp chất mới là MQ31
* Phát hiện được hợp chất MQ29 có hoạt tính gây độc tế bào
tốt đối với các dòng tế bào ung thư biểu mô KB, ung thư phổi LU-1
và ung thư vú MCF-7
* Phát hiện các hợp chất MQ14-15, MQ18, MQ20, MQ24-26,
MQ29 và MQ31 có hoạt tính tốt và sự chọn lọc cao đối với dòng tế
bào ung thư bạch cầu HL-60
* Dịch chiết cồn mẫu Mỏ quạ không thể hiện độc tính: không
xác định được LD50
3.5. Các giải pháp quản lý, bảo tồn có hiệu quả và khai
thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc ở các huyện ven biển
của tỉnh Thái Bình
3.5.1. Bảo tồn cây thuốc
Thái Bình có nguồn tài nguyên thực vật giàu tiềm năng chữa
bệnh như: Cà gai leo, Dứa dại, Vọng cách, Đỏ ngọn, Diệp hạ châu,
Actiso, Trạch tả, Nhân trần, Cỏ mần trầu, Bông mã đề, Nhọ nồi, Hòe,
18
Lô hội...nhiều loài trong số này mọc hoang tại một số địa phương
của tỉnh Thái Bình; cũng có một số loài đã được chú ý, đưa vào quy
hoạch trồng thành vùng sản xuất nguyên liệu nhưng còn ở quy mô
nhỏ. Trong số này, một số ít được vài cơ sở y học cổ truyền, công ty
dược của tỉnh đưa vào chế biến, sản xuất thành những sản phẩm tiện
dụng nhằm tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như:
trà Diệp hạ châu, trà Actiso, cao Bí đao, trà Hoa cúc, tinh bột nghệ...
3.5.2. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng
tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài để góp phần giảm nhẹ thiên
tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu - nước
biển dâng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân ven biển, đảm bảo quốc
phòng, an ninh vùng ven biển. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức ở địa phương trong công tác
bảo vệ và phát triển rừng. Các tổ chức đoàn thể nhân dân là lực
lượng góp phần quan trọng vào quá trình bảo tồn và phát triển nguồn
tài nguyên cây thuốc tại địa phương.
3.5.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhận thức
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục
các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý và phát
triển hệ thống rừng ngập mặn (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) ven
biển để thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế sự tác
động của biến đổi khí hậu, tiềm năng về du lịch sinh thái và tiềm
năng làm thuốc (thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời
nêu gương, khen thưởng, tuyên truyền trong các chương trình
19
khuyến nông, các buổi tọa đàm, giao lưu, các lớp bồi dưỡng nâng
cao kiến thức; tổ chức hội thi tìm hiểu, phát tờ rơi, lồng ghép vào các
chương trình văn hóa, văn nghệ quần chúng; kết hợp với các trường
học; tổ chức tập huấn ngoài hiện trường về trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng...).
3.5.4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương,
chính sách của Trung ương và của tỉnh Thái Bình để có kiến nghị, đề
xuất hợp lý đối với các khu vực trồng dược liệu được quy hoạch.
Tiếp tục thực hiện tốt các Dự án hiện có từ năm 1990 đến nay nhằm
góp phần phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ở huyện Thái Thụy
và huyện Tiền Hải. Ngoài ra, tỉnh Thái Bình cần sớm khẳng định
diện tích vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển (theo chiến lược quản
lý Khu dự trữ sinh quyển đến năm 2020) để tạo vành đai an toàn,
tăng cường hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Phối h[pj chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa cá nhân và tập thể để chủ động
giám sát, quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế mất mát tài nguyên thực vật.
3.5.5. Bảo tồn tri thức bản địa trong nhân dân
Triển khai kế hoạch và chương trình tổng thể về điều tra, đánh
giá các bài thuốc gia truyền tại tỉnh Thái Bình nói chung hoặc của
người dân ở 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải nói riêng (hoặc các huyện
khác) để hệ thống, gh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tai_nguyen_cay_thuoc_cac_huyen_ve.pdf