Các chất liệu ghép tự thân, nhân tạo ở mũi
Các vật liệu để gia cố và tái cấu trúc khung nâng đỡ của mũi có
thể sử dụng từ vật liệu tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn, sụn vành tai,
phần xương vách ngăn, xương) hoặc bằng các vật liệu tổng hợp
(Porous high-density polyethylene- Medpor, Polydioxanone plates).
Trong đó, xương vùng mặt là xương được cốt hóa màng sẽ duy trì thể
tích khi ghép xương nhiều hơn đáng kể so với các xương được cốt hóa
sụn do lớp vỏ dày và lớp xương xốp mỏng. Gurkan và cộng sự ghi
nhận rằng ghép xương trong phẫu thuật mũi là những mảnh ghép đáng8
tin cậy và có thể sử dụng thay thế các mảnh ghép sụn. Yang và cộng
sự cũng ghi nhận không gặp các biến chứng vẹo mũi hoặc biến dạng
mũi khi sử dụng kết hợp sụn vách ngăn và mảnh thẳng đứng xương
sàng trong chỉnh hình mũi ngắn. Sazgar và cộng sự sử dụng mảnh ghép
sụn xương vách ngăn trong những trường hợp bị thiếu vật liệu tạo
khung nâng đỡ đầu mũi, đặc biệt là những bệnh nhân đã từng chỉnh
hình mũi cấu trúc trước đó.
Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi
Kết quả phẫu thuật liên quan đến hình dạng mũi rất khó để đánh
giá không chỉ vì biến dạng phức tạp, không có phương pháp đánh giá
nào thật sự tin cậy để đánh giá chính xác hiệu quả phẫu thuật tạo hình
mũi. Các phương pháp đo thông số hình thái bao gồm: đo trực tiếp
trên lâm sàng, đo trên hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều, lấy mẫu dấu
hàm hoặc khuôn mặt, hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Gần đây,
phương pháp đánh giá bằng hình ảnh ba chiều được xem là một
phương tiện có nhiều triển vọng.
27 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ khe hở môi một bên bằng vạt sụn da và mảnh ghép sụn vách ngăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệch tiểu trụ, phần trước dưới của vách ngăn sang bên lành, lệch
chân cánh mũi ra sau ngoài và xuống dưới.
Biến dạng mũi thứ phát được định nghĩa là những biến dạng vẫn
còn tồn lại do những phẫu thuật trước đó, được xác định theo công
thức: Biến dạng mũi thứ phát = [biến dạng mũi nguyên phát còn lại]
+ [liên quan phẫu thuật trước đó] + [ liên quan đến phát triển]
Biến dạng mũi trong dị tật KHM không chỉ biến dạng của mô
mềm mà còn do khung xương nâng đỡ bên dưới. Khung xương này
ảnh hưởng trực tiếp lên mô mềm phía trên tạo ra biến dạng mũi. Trong
dị tật KHM không toàn bộ thì khuyết bờ hố lê gây nên di lệch chỗ bám
của các sụn vừng và kéo trụ ngoài SCMBD cũng như kéo mũi xuống
dưới. Trong những trường hợp KHM toàn bộ thì biến dạng này nặng
hơn với khe hở xương ở mỏm xương ổ răng và kéo dài vòm miệng.
Biến dạng xương này chia xương hàm trên thành hai phần: phần nhỏ
ở ngoài (xương hàm trên bên phía KHM) và phần lớn ở trong (xương
hàm trên phía bên lành) dẫn đến lệch cấu trúc kiềng ba chân của mũi
sang phía bên KHM; rãnh mũi khẩu cái, xương lá mía không còn nằm
5
chính giữa mà bị vẹo dọc theo phần trong gây vẹo vách ngăn mũi. Biến
dạng này gây tắc nghẽn đường thở cũng như biến dạng đỉnh mũi. Biến
dạng mô mềm thường gặp bao gồm da ở đầu mũi bên bệnh bị dẹt, mô
sợi mỡ bất thường ở vùng gian vòm, gờ cánh mũi ở bên KHM, thiếu
lớp lót tiền đình bên KHM so với bên lành, nếp tiền đình cánh mũi. Ở
bệnh nhân trưởng thành thì thường thấy thiếu lớp lót tiền đình mặc dù
khung sụn không bị thiếu lúc sinh ra. Do kết hợp giữa sẹo phẫu thuật
trước đây và bất thường vị trí ngày càng nặng hơn của khung nâng đỡ
bên dưới làm giới hạn phát triển mô mềm tại thời điểm mũi phát triển
đầy đủ. Thiếu lớp da tiền đình có thể chia làm 2 loại: hướng ngang và
hướng dọc. Nghẹt đường thở ở mũi thường chiếm khoảng 60% bệnh
nhân biến dạng mũi do dị tật KHM. Khám mũi thường ghi nhận lệch
vách ngăn, mào vách ngăn, phì đại cuốn dưới, nếp gấp tiền đình mũi,
hẹp van mũi ngoài hay trong
1.3. Các phương pháp tạo hình biến dạng mũi sau phẫu thuật khe hở
môi một bên
Sau khi khung xương trưởng thành, phẫu thuật tạo hình mũi-
KHM có thể sử dụng bằng cách kết hợp bất kỳ các kỹ thuật cơ bản
trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi kết hợp các phương pháp phù
hợp, để giải quyết các vấn đề về hình dạng và chức năng mũi bao gồm:
- Đường thở ở mũi: chỉnh hình vách ngăn và van mũi
- 2/3 trên của mũi: chỉnh hình gù sống mũi, đục xương mũi
- 1/3 dưới của mũi: (1) tạo khung sụn nâng đỡ vững chắc vùng đầu
mũi bằng mảnh ghép mở rộng đuôi vách ngăn, mảnh ghép thanh chống
tiểu trụ, ; (2) tạo sự cân đối đầu mũi và đáy mũi bằng vạt trượt sụn
da SCMBD, nếu chưa đủ cân xứng có thể sử dụng thêm mảnh ghép
nâng đỡ SCMBD, mảnh ghép đầu mũi, mảnh ghép rìa cánh mũi; khâu
gian sụn nhằm khâu treo và cố định SCMBD vào SCMBT.
6
1.3.1. Thời điểm phẫu thuật
Thời điểm chỉnh hình mũi ở những trẻ KHM tùy thuộc vào: mức
độ biến dạng, khả năng lành sẹo và những ảnh hưởng của phẫu thuật
lên sự phát triển của mũi. Đa số phẫu thuật viên đều cho rằng phẫu
thuật chỉnh hình mũi nên thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu
chỉnh hình mũi vào lúc chỉnh hình KHM (chỉnh hình biến dạng mũi
nguyên phát) và giai đoạn sau được thực hiện khi bệnh nhân đã phát
triển sọ - mặt tương đối hoàn chỉnh. Phẫu thuật chỉnh hình mũi toàn
bộ được thực hiện sau khi phát triển mũi đầy đủ, thường được thực
hiện từ 14 tuổi.
1.3.2. Các kỹ thuật sử dụng vạt tại chỗ
1.3.2.1. Vạt lớp lót tiền đình – da
Do kết hợp giữa sẹo phẫu thuật trước đây và vị trí khung nâng
đỡ bên dưới bất thường ngày càng nặng hơn làm mô mềm hạn chế
phát triển tại thời điểm trưởng thành. Kỹ thuật xử lý thiếu lớp da tiền
đình có thể chia làm 2 loại: hướng ngang như kĩ thuật Vissarionov và
hướng dọc như kĩ thuật Tajima. Có thể sử dụng các kỹ thuật khác để
tăng lớp lót như ghép da dày toàn bộ, mảnh ghép phức hợp da sụn
vành tai vào khuyết thành ngoài mũi sau khi chuyển vị trụ ngoài
SCMBD vào trong, phương pháp chỉnh hình nếp tiền đình hình chữ Z.
1.3.2.2. Vạt phức hợp sụn da
Vì bệnh nhân KHM có nhiều bất thường về cấu trúc giải phẫu
mũi nên việc quyết định lựa chọn mô mềm hay sụn cánh mũi để
chuyển vị luôn là vấn đề được các chuyên gia cân nhắc cẩn thận trước
khi tiến hành phẫu thuật. Hiện nay có 2 kỹ thuật được ứng dụng khá
phổ biến là di chuyển SCMBD từ trong ra ngoài hoặc di chuyển
SCMBD từ ngoài vào trong
1.3.3. Các kỹ thuật chỉnh sửa khung nâng đỡ
7
Hình dạng và sự chắc chắn của đầu mũi được quyết định bởi
khung nâng đỡ bên dưới. D. Shamouellian và B. Wong ghi nhận sự
liên kết giữa SCMBD với phần trước dưới vách ngăn và SCMBT
chiếm 9,1% khả năng chịu lực của toàn bộ vùng mũi. Kế hoạch của
một phẫu thuật tạo hình đầu mũi thường chia thành nhiều giai đoạn:
cố định chắc chắn khung nâng đỡ để tạo sự hợp nhất của SCMBD hai
bên; tái tạo vị trí vùng đỉnh mũi phù hợp (định hình độ nhô, độ xoay
đầu mũi); tái tạo vòm cung cánh mũi giữa thuỳ đỉnh mũi và thuỳ cánh
mũi; tạo dựng đường viền mũi và những chi tiết khác. Trong đó để tạo
vị trí đỉnh mũi đầu tiên phải tạo độ vững khung nâng đỡ phần đáy của
vùng đầu mũi. Để thiết lập vị trí đỉnh mũi và tạo độ vững cho đáy mũi,
phẫu thuật viên thường sử dụng các mảnh ghép cấu trúc mũi
(MGKDVN hoặc MGTCTT), kỹ thuật nối ghép mộng, hoặc kết hợp
cả hai phương pháp. Với những bệnh nhân có da vùng đầu mũi dày,
sụn yếu, đỉnh mũi thấp, và đỉnh mũi thường có xu hướng xoay lên trên
sau phẫu thuật như ở bệnh nhân Châu Á, D. Toriumi cho rằng cần thiết
phải sử dụng các mảnh ghép cấu trúc (MGKDVN) tạo khung nâng đỡ
vững chắc nhằm kháng lại lực căng da trong quá trình lành thương và
hạn chế sự xoay quá lên trên của đỉnh mũi.
1.3.4. Các chất liệu ghép tự thân, nhân tạo ở mũi
Các vật liệu để gia cố và tái cấu trúc khung nâng đỡ của mũi có
thể sử dụng từ vật liệu tự thân (sụn vách ngăn, sụn sườn, sụn vành tai,
phần xương vách ngăn, xương) hoặc bằng các vật liệu tổng hợp
(Porous high-density polyethylene- Medpor, Polydioxanone plates).
Trong đó, xương vùng mặt là xương được cốt hóa màng sẽ duy trì thể
tích khi ghép xương nhiều hơn đáng kể so với các xương được cốt hóa
sụn do lớp vỏ dày và lớp xương xốp mỏng. Gurkan và cộng sự ghi
nhận rằng ghép xương trong phẫu thuật mũi là những mảnh ghép đáng
8
tin cậy và có thể sử dụng thay thế các mảnh ghép sụn. Yang và cộng
sự cũng ghi nhận không gặp các biến chứng vẹo mũi hoặc biến dạng
mũi khi sử dụng kết hợp sụn vách ngăn và mảnh thẳng đứng xương
sàng trong chỉnh hình mũi ngắn. Sazgar và cộng sự sử dụng mảnh ghép
sụn xương vách ngăn trong những trường hợp bị thiếu vật liệu tạo
khung nâng đỡ đầu mũi, đặc biệt là những bệnh nhân đã từng chỉnh
hình mũi cấu trúc trước đó.
1.3.5. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi
Kết quả phẫu thuật liên quan đến hình dạng mũi rất khó để đánh
giá không chỉ vì biến dạng phức tạp, không có phương pháp đánh giá
nào thật sự tin cậy để đánh giá chính xác hiệu quả phẫu thuật tạo hình
mũi. Các phương pháp đo thông số hình thái bao gồm: đo trực tiếp
trên lâm sàng, đo trên hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều, lấy mẫu dấu
hàm hoặc khuôn mặt, hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Gần đây,
phương pháp đánh giá bằng hình ảnh ba chiều được xem là một
phương tiện có nhiều triển vọng.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô
tả lâm sàng hàng loạt ca, có can thiệp lâm sàng không đối chứng.
Đối tượng nghiên cứu: 36 bệnh nhân đã được phẫu thuật KHM-
VM một bên nhưng vẫn còn biến dạng mũi.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 10/2018 đến tháng
4/2022 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân trên 14 tuổi, bị biến dạng mũi
(vẹo sống mũi, vẹo tiểu trụ, đầu mũi có 2 đỉnh, sụp vòm cánh mũi, gờ
cánh mũi, bất cân xứng chân cánh mũi và khuyết nền mũi, vẹo vách
ngăn), đã được phẫu thuật KHM-VM một bên; có khả năng theo dõi
tái khám sau phẫu thuật; bệnh nhân và/hoặc người bảo hộ đồng ý tham
9
gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: can thiệp phẫu thuật vùng mũi
môi trong vòng 6 tháng, có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm tấy vùng mũi,
có các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa chống chỉ định phẫu thuật.
Cỡ mẫu được tính theo công thức: 𝑛𝑛 = 𝑍𝑍1−𝛼𝛼/22 𝑝𝑝(1−𝑝𝑝)𝑑𝑑2
Phương pháp và công cụ đo lường: bộ dụng cụ phẫu thuật mũi,
máy nội soi tai mũi họng Karl Storz, máy chụp hình ảnh ba chiều
Planmeca Promax Proface, máy đo mũi bằng sóng âm Eccovision,
dụng cụ đo đạc, đơn vị đo là mm.
Quy trình nghiên cứu: chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Khám đánh
giá vùng môi trên và vùng mũi (chụp hình và đo đạc thông số hình thái
mũi trên lâm sàng và hình ảnh ba chiều; đánh giá chức năng thông khí
mũi, mức độ hài lòng theo thang điểm ROE). Tiến hành phẫu thuật:
gây tê tại chỗ tăng cường, rạch da ngang tiểu trụ hình chữ V ngược kết
hợp rạch da hình chữ U ngược, chỉnh hình chữ Z để bộc lộ toàn bộ sụn
cánh mũi và sống mũi; đo kích thước SCMBD và bóc tách vạt sụn da
có thể kèm theo vạt da sẹo môi; chỉnh hình vách ngăn và phẫu thuật
lấy mảnh ghép phức hợp sụn xương vách ngăn; mảnh ghép thu hoạch
được thiết kế dưới dạng mảnh ghép kéo dài vách ngăn và mảnh ghép
mở rộng vách ngăn; trượt vạt sụn da khâu vào mảnh ghép cấu trúc để
tạo sự cân đối vòm cánh mũi 2 bên; phẫu thuật lấy mảnh ghép từ sụn
vành tai để tái định dạng rõ và nâng đỡ vùng đầu mũi; tạo hình sẹo
môi, chân cánh mũi. Chăm sóc hậu phẫu: theo phác đồ của bệnh viện.
Tái khám sau 1 tháng, 6-12 tháng và dài hơn nữa.
Các biến số nghiên cứu: đặc điểm chung: tuổi, giới tính, phân
loại KHM, vị trí KHM, bệnh lý bẩm sinh khác đi kèm, tiền căn gia
đình bị KHM. Đặc điểm môi trên: viền bờ môi liên tục, chênh lệch
chiều cao da môi. Đặc điểm biến dạng hình thái mũi: vẹo sống mũi,
10
sự cân xứng của vùng đầu mũi – cánh mũi (chiều cao và chiều dài
điểm định hình mũi, chiều ngang cánh mũi, chiều cao và chiều rộng
tiểu trụ, chiều cao và chiều rộng lỗ mũi), hình dáng đường viền mũi
(chiều cao mũi, chiều dài mũi, chiều ngang mũi, tỉ số Goode, góc mũi
môi), gờ cánh mũi, nếp tiền đình cánh mũi, sụn cánh mũi bị oằn vào
trong tiền đình, khuyết nền cánh mũi; góc lệch tiểu trụ; vẹo vách ngăn;
phì đại cuốn mũi dưới. Đặc điểm chức năng thở: đo mũi bằng sóng âm
(thể tích hốc mũi, diện tích mặt cắt ngang tại vùng 1, vùng 2 và vùng 3);
tự đánh giá nghẹt mũi theo thang điểm NOSE. Phẫu thuật điều trị: kích
thước và hình dạng SCMBD, kích thước và diện tích mảnh ghép vách
ngăn, các phương pháp phẫu thuật phối hợp khác, thời gian theo dõi,
biến chứng. Kết quả phẫu thuật: cải thiện hình thái mũi, cải thiện chức
năng thở, mức độ hài lòng của bệnh nhân theo thang điểm ROE, kết
quả chung: nhóm tốt, nhóm khá, nhóm trung bình.
Thu thập số liệu: số liệu ghi vào phiếu bệnh án theo dõi phẫu
thuật mũi. Phương pháp phân tích dữ liệu: các số liệu nhập và xử lý
bằng phần mềm thống kê SPSS 25.0; có sử dụng kiểm định thống kê.
Đạo đức trong nghiên cứu: đề tài đã thông qua Hội đồng chuyên
môn xét tuyển đề cương nghiên cứu sinh của Đại Học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung: 36 trường hợp có độ tuổi trung bình là 22,9
tuổi (trong khoảng 15 đến 41); giới nam là 16, nữ là 20; KHM bên trái
là 32, bên phải là 4; khe hở ngang qua lỗ cửa với KHM và KHVM là
22 ca, khe hở phía trước lỗ cửa là 14 ca.
Đặc điểm lâm sàng:
11
Bảng 3.3. Biến dạng môi trên
Vùng môi trên Số ca Tỉ lệ (%)
Đường viền môi
Không liên tục 24 66,7%
Liên tục 12 33,3%
Tổng số 36 100%
Chiều cao da môi
Ngắn 23 63,9%
Dài 10 27,8%
Cân đối 3 8,3%
Tổng số 36 100%
Bảng 3.4. Biến dạng tháp mũi theo loại KHM-VM
Vẹo sống
mũi
KHM đơn
thuần (n=4)
KHM+cung răng
(n=10)
KHM + VM
(n=22)
Có 3 8 20
Không 1 2 2
Qua nội soi, ghi nhận vẹo vách ngăn dạng kết hợp chiếm tỉ lệ
cao nhất 33/36 ca (91,6%). Dạng vẹo ở ngang đầu cuốn giữa, dạng
mào vách ngăn một bên ở trong hốc mũi và dạng mào vách ngăn một
bên kèm rãnh dọc xương khẩu cái bên còn lại đều chiếm tỉ lệ 2,8%.
Trong số 33 trường hợp có vẹo kết hợp các loại:
Bảng 3.9. Vẹo vách ngăn kết hợp
Vẹo vách ngăn Phân loại Mladina Số ca (n=33) Tỉ lệ
Vẹo phần trước,
đầu cuốn dưới
Loại 1 13 39,4%
Loại 2 20 60,6%
Vẹo trong hốc mũi
Loại 3 20 60,6%
Loại 4 0 0
Loại 5 10 30,3%
Loại 6 3 9,1%
12
Bảng 3.10. Gai mũi trước
Gai mũi trước bị lệch Số ca (n=36) Tỉ lệ (%)
Có 36 100%
Không 0 0%
Bảng 3.11. Phì đại cuốn mũi dưới
Phì đại cuốn mũi Số ca (n=36) Tỉ lệ (%)
Độ I 14 38,9%
Độ II 16 44,4%
Độ III 6 16,7%
Bảng 3.16. Tương quan kích thước SCMBD
giữa bên lành và bên bệnh
Kích thước SCMBD
hai bên (n=36) (mm)
Bên lành Bên KHM
Chênh
lệch
Giá
trị p
Chiều dài trụ trong 15,1 ± 2,5 14,0 ± 2,2 1,1 0,001
Chiều dài trụ ngoài 16,5 ± 2,2 17,3 ± 2,1 -0,9 0,017
Chiều rộng trụ trong 4,2 ± 0,8 4,3 ± 0,8 -0,1 0,361
Chiều rộng trụ ngoài 9,4 ± 1,3 9,7 ± 1,4 -0,3 0,002
Tổng chiều dài sụn
cánh mũi
31,6 ± 3,1 31,3 ± 3,0 0,2 0,181
Bảng 3.17. Độ chênh điểm đỉnh mũi của SCMBD
Chênh lệch điểm đỉnh mũi (mm)
Trung
bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Chênh lệch độ nhô
điểm định hình mũi 2 bên
2,7 ± 0,9 1,5 5,0
Chênh lệch điểm định hình mũi 2
bên theo hướng trên dưới
3,0 ± 1,0 1,0 6,0
13
Biểu đồ 3.11. Kích thước mảnh ghép phức hợp vách ngăn và phần
sụn vách ngăn
Biểu đồ 3.12. Phối hợp các kỹ thuật phẫu thuật khác
Bảng 3.19. Biến chứng
Biến chứng Số ca (n=36) Tỉ lệ
Tụ máu 0
Chảy dịch não tuỷ 0
Nhiễm trùng 1 2,8%
Liền thương kỳ hai 1 2,8%
Hoại tử niêm mạc 0
Bảng 3.20. Thời gian theo dõi
Thời gian Trung bình Ngắn nhất Dài nhất
(Tháng) 16,8 8 32
37,8
21,9
29,8
18,3
0
10
20
30
40
Chiều dài Chiều rộng
Mảnh ghép phức hợp vách ngăn
554,9
312,4
0
100
200
300
400
500
600
Diện tích
Phần sụn vách ngăn
15
36
14
36
12
24
0
10
20
30
40
Rạch da chữ
U ngược
Vạt chữ Z
tiền đình mũi
Vạt sụn da
kèm da môi
Mảnh ghép
hình khiên
Mảnh ghép
chặn lùi
Mảnh ghép
trụ ngoài
SCMBD
14
Bảng 3.26. Cải thiện hình dáng, đường viền mũi
Thông số hình thái
Trước
mổ
Sau
mổ
Chênh
lệch
Giá trị p
Chiều cao đỉnh mũi 16,9 18,5 1,6 <0,001
Chiều dài đỉnh mũi 37,6 39,2 1,6 <0,001
Chiều ngang mũi 43,4 41,8 1,6 <0,001
Tỉ số Goode 0,49 0,52 0,03 0.003
Góc mũi trán 145,2 142,4 2,8 0,003
Góc mũi môi 83,4 92,2 8,8 <0,001
Góc lệch tiểu trụ 12,3 2,0 10,3 <0,001
Bảng 3.27. Thay đổi hình dáng mũi khi chồng hình ảnh ba chiều
trước và sau mổ
Thay đổi khi chồng hình ảnh ba chiều Trung bình
Thay đổi chung ở vùng đầu mũi (mm) 3,3 ± 1,6
Mức tăng lớn nhất vùng cánh mũi bên KHM (mm) 3,8 ± 1,6
Bảng 3.29. Hệ số bất đối xứng trước và sau mổ
Hệ số bất đối xứng Trước Sau Chênh Giá trị p
Chiều cao điểm đỉnh mũi 29% 0% 29% <0,001
Chiều dài điểm đỉnh mũi 8% 0% 8% <0,001
Chiều rộng cánh mũi 18% 5% 13% <0,001
Chiều cao tiểu trụ 35% 9% 26% <0,001
Chiều rộng tiểu trụ 33% 10% 23% <0,001
Chiều cao lỗ mũi 26% 14% 12% <0,001
Chiều rộng lỗ mũi 23% 10% 13% <0,001
15
Bảng 3.33. Đo mũi bằng sóng âm trước và sau phẫu thuật
Trước và sau phẫu
thuật (n=36)
DTMCN1
(cm2)
DTMCN2
(cm2)
DTMCN3
(cm2)
Thể tích
(cm3)
Bên
KHM
Trước mổ 0,26 0,66 0,96 3,75
Sau mổ 0,49 1,22 1,81 6,16
Chênh lệch 0,23 0,56 0,85 2,41
Giá trị p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Bên
lành
Trước mổ 0,45 0,94 1,36 5,16
Sau mổ 0,49 1,17 1,62 5,99
Chênh lệch 0,04 0,23 0,26 0,83
Giá trị p 0,23 0,01 0,04 0,02
Bảng 3.1. Mức độ nghẹt mũi theo thang điểm NOSE theo nhóm
KHM-VM
Thang điểm
NOSE
KHM đơn
thuần (n=4)
KHM+ cung
răng (n=10)
KHM +
VM (n=22)
Giá trị
p
Trước mổ 0,75 ± 0,96 3,9 ± 3,54 5,77 ± 4,29 0,03
Sau mổ 0 1,2 ± 1,69 2,64 ± 2,19 0,02
Giá trị p 0,18 0,02 0,001
Bảng 3.35. Mức độ nghẹt mũi theo thang điểm NOSE
Thang điểm NOSE Trước mổ Sau mổ Giá trị p
Nghẹt mũi 1,22 ± 0,90 0,56 ± 0,73
Tắc mũi 0,81 ± 0,89 0,22 ± 0,54
Khó thở bằng mũi 0,72 ± 0,97 0,25 ± 0,44
Rối loạn khi ngủ 0,78 ± 1,10 0,31 ± 0,52
Khó thở khi gắng sức 1,17 ± 0,97 0,61 ± 0,73
Tổng điểm 4,69 ± 4,13 1,94 ± 2,12 <0,001
16
Bảng 3.2. Mức độ hài lòng thang điểm ROE theo nhóm KHM-VM
Thang điểm
ROE
KHM đơn
thuần (n=4)
KHM+ cung
răng (n=10)
KHM + VM
(n=22)
Giá trị
p
Trước mổ 7,5 ± 4,04 11,5 ± 2,22 8,64 ± 4,0 0,03
Sau mổ 22,5 ± 1,29 19,20 ± 2,66 19,23 ± 3,02 0,06
Giá trị p 0,07 0,005 < 0,001
Bảng 3.37. Mức độ hài lòng của bệnh nhân theo thang điểm ROE
Thang điểm ROE Trước mổ Sau mổ Giá trị p
Hình dáng mũi 1,19 ± 1,37 3,44 ± 0,84
Thở dễ bằng mũi 2,42 ± 1,08 2,97 ± 1,06
Đánh giá của người thân 1,14 ± 1,15 3,19 ± 0,89
Ảnh hưởng cuộc sống xã hội 1,22 ± 1,17 3,19 ± 0,75
Mong đợi hình dáng đẹp 3,17 ± 1,34 3,58 ± 0,60
Mong muốn cải thiện hình
dáng, chức năng
0,17 ± 0,51 3,19 ± 0,67
Tổng điểm 9,31 ± 3,79 19,58 ± 2,92 <0,001
Tổng điểm (thang điểm 100) 38,77 ± 15,77 81,60 ± 12,17 <0,001
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm biến dạng mũi trên bệnh nhân đã mổ khe hở môi một
bên bẩm sinh
Khi so sánh thông số hình thái và các chỉ số thẩm mỹ của các
trường hợp bị KHM một bên với đặc điểm của người Việt Nam trưởng
thành của tác giả Phan Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Nhân, chúng tôi
ghi nhận đỉnh mũi ở bệnh nhân KHM-VM một bên thấp và ngắn hơn,
vùng đầu mũi xệ hơn với góc mũi môi nhọn hơn. Theo Alex M. Rokni,
17
tỉ lệ sống mũi thẳng chỉ chiếm 36%, bất cân xứng vòm cánh mũi chiếm
tỉ lệ 86%, bất cân xứng chân cánh mũi chiếm tỉ lệ 80%, bất cân xứng
nền cánh mũi chiếm tỉ lệ 68%. Iman Bugaighis ghi nhận trong dị tật
KHM-VM một bên, vùng mũi môi bị mất cân xứng nhiều nhất so với
các cấu trúc khác của khuôn mặt. KWF Wong khảo sát biến dạng mũi
thứ phát ở người châu Á trưởng thành bị KHM-VM một bên trên hình
ảnh ba chiều ghi nhận có sự bất cân xứng vùng đầu mũi với trung bình
chiều rộng cánh mũi bên KHM dài hơn so với bên lành; trung bình
chiều cao tiểu trụ bên KHM thấp hơn bên lành. Đồng thời, chiều cao
điểm đỉnh mũi bên KHM bị di lệch và thấp hơn so với bên lành.
Trong dị tật KHM-VM một bên, vách ngăn bị vẹo theo cả 3 mặt
phẳng và bị lệch rất phức tạp gồm lệch gai mũi, vẹo phần trước vách
ngăn về phía bên lành và vẹo phần sau vách ngăn về phía bên KHM.
Vẹo phía trước có liên quan đến vẹo ở xương lá mía gây hẹp đường
thở trước, phần vẹo tối đa ở sau vách ngăn thường nằm trong vòng 1,5
cm tính từ gai mũi sau, chiếm khoảng 74,4% độ vẹo tối đa đường thở
hốc mũi, vùng này thường không được chỉnh hình đối với các phương
pháp chỉnh hình vách ngăn phần sụn kinh điển. Jiang và cộng sự cũng
ghi nhận phần vẹo nhiều nhất thường nằm ngang mức cuốn mũi dưới.
Do đó Friel, Massie, Tomohisa Nagasao và Jiang đều khuyến cáo
chỉnh hình cả phần xương vách ngăn đối với bệnh nhân bị KHM 1 bên.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chỉnh hình vách ngăn tất cả các
trường hợp. Phần đuôi vách ngăn được chỉnh về lại đường giữa nhằm
tạo lại sự cân đối phần nền của 1/3 mũi dưới cũng như giảm hẹp đường
thở. Bằng cách tận dụng phần xương bị vẹo phía sau liên kết với phần
sụn vách ngăn phía trước, sau khi chừa ít nhất 10mm bề rộng phần chữ
L chống đỡ cấu trúc mũi, chúng tôi đã gia tăng được kích thước và
diện tích của mảnh ghép vách ngăn. Với mảnh ghép sụn- xương vách
18
ngăn được gia tăng diện tích, chúng tôi đã thiết kế mảnh ghép thành 2
phần: MGKDVN được đặt ở bên phía KHM và MGMRVN được đặt
ở phía bên lành.
Đo mũi bằng sóng âm là phương pháp khách quan để đánh giá
thông thoáng đường thở mũi ở bệnh nhân biến dạng mũi do KHM 1
bên. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của IEK
Trindade, thể tích hốc mũi và diện tích mặt cắt ngang các vùng bên
KHM thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với bên lành. Tổng điểm tự
đánh giá nghẹt mũi theo thang điểm NOSE của bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 4,69 ± 4,13. Triệu chứng nghẹt
mũi có điểm trung bình cao nhất là 1,22 ± 0,90. Kết quả này khá tương
đồng với nghiên cứu của R.S. Zhang và Sobol.
4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình mũi ở bệnh nhân đã mổ KHM
một bên bẩm sinh bằng vạt sụn da kết hợp mảnh ghép sụn vách ngăn
4.2.1. Đặc điểm phẫu thuật
Chúng tôi đã ghi nhận chiều dài trụ trong SCMBD bên KHM
thấp hơn bên lành và trụ ngoài của SCMBD bên KHM dài hơn bên
lành (khác biệt có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên, không có sự chênh
lệch đáng kể về tổng chiều dài của sụn cánh mũi giữa bên lành và bên
bệnh (p=0,181). Do biến dạng cả về sụn và mô mềm bao phủ xung
quanh nên chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận là chuyển vị vạt
phức hợp sụn và da khi tái tạo lại cấu trúc đầu mũi. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi sử dụng vạt sụn da với cuống mạch ở thành ngoài mũi
nhằm cung cấp lớp lót bên trong theo hướng ngang. Vạt da kèm theo
trụ trong SCMBD có hoặc không có kèm theo sẹo KHM được trượt
vào trong hốc mũi dọc theo đường viền của SCMBD. Kỹ thuật này có
thể được kết hợp với đường rạch chữ U ngược để cung cấp thêm lớp
lót bên trong theo hướng dọc. Michael B. Lewis nhận thấy vạt sụn sẽ
19
tự động bung vào vị trí phù hợp theo đường rạch, dễ dàng tạo hình cân
đối hình dạng lỗ mũi giữa hai bên bằng cách khâu liên kết phần gian
trụ SCMBD 2 bên vào MGKDVN/MGTCTT hoặc khâu kéo SCMBD
vào SCMBT đối bên. Ngoài ra, đối với các trường hợp có thêm nếp
tiền đình cánh mũi, có thể kết hợp thêm đường rạch chỉnh hình chữ Z
(Z- plasty) tại thành ngoài cánh mũi nhằm chuyển hướng nếp căng và
làm giảm sức căng niêm mạc tiền đình thành ngoài cánh mũi, đồng
thời gia cố thêm trụ ngoài SCMBD (mảnh ghép, khâu SCMBD vào
SCMBT).
Trong nghiên cứu chúng tôi tạo hình cả 4 cấu trúc: vách ngăn,
trụ ngoài, tiểu đơn vị cánh mũi (da và lớp lót) và van mũi nhằm giải
quyết cả thiếu mô mềm mũi lẫn hẹp van mũi ngoài kèm bất thường
SCMBD.
4.2.2. Cải thiện về hình dạng mũi
Sau mổ, đỉnh mũi đã được hợp nhất, cao và dài hơn, không còn
sự chênh lệch giữa chiều cao và chiều dài của 2 đỉnh mũi như trước
mổ. Chiều rộng cánh mũi – lỗ mũi, chiều rộng tiểu trụ hai bên cũng
cân xứng, không còn sự chênh lệch (p > 0,05). Tuy nhiên, chiều cao
tiểu trụ và chiều cao lỗ mũi giữa bên lành và bên KHM vẫn còn chênh
(p < 0,05), tiểu trụ sau mổ đã thẳng hơn, trước mổ trục tiểu trụ vẹo
12,3 độ - sau mổ chỉ còn 2 độ. Mũi cũng trở nên gọn hơn với chiều
ngang mũi trung bình nhỏ hơn 1,6 mm. Andreas Kehrer ghi nhận khi
không chỉnh hình vách ngăn, bệnh nhân không hài lòng kết quả sau
phẫu thuật do còn nghiêng tiểu trụ và vách ngăn - vẹo sống mũi, nên
sau đó đối với các trường hợp vẹo nặng, tác giả thực hiện chỉnh hình
vách ngăn.
Trong nghiên cứu này, vùng được tăng độ nhô nhiều nhất là
vùng cánh mũi bên KHM tăng 3,8 ± 1,6 mm, còn vùng đầu mũi tăng
20
3,3 ± 1,6 mm. Kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả T. K. Dixon
và D. Toriumi, độ nhô tăng nhiều nhất là 3,26m ở cánh mũi bên KHM.
Do trụ trong và vùng gian vòm của SCMBD bên KHM trong
phức hợp vạt trượt sụn da đã được nâng lên cho cân bằng với bên bình
thường và SCMBD 2 bên được khâu đính vào mảnh ghép cấu trúc
khung đã được tạo dựng trước, HSBĐX chiều cao- chiều dài điểm đỉnh
mũi sau mổ không còn, chiều rộng lỗ mũi- chiều rộng tiểu trụ và chiều
rộng cánh mũi chênh lệch không đáng kể, chiều cao tiểu trụ và lỗ mũi
còn chênh nhẹ nhưng HSBĐX đã cải thiện lần lượt là 26% và 12%.
4.2.3. Hiệu quả về chức năng thở của mũi
Sau phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn- mũi, chúng tôi ghi nhận
các trung bình DTMCN ở vùng van mũi, đầu cuốn mũi dưới và đuôi
cuốn mũi dưới và thể tích hốc mũi bên KHM tăng có ý nghĩa thống kê
so với trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật thì các trị số trung bình
giữa bên KHM và bên lành không còn khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Điều này chứng tỏ rằng phẫu thuật đã chỉnh hình các cấu trúc biến
dạng mũi đặc trưng của dị tật KHM 1 bên. Trong nghiên cứu này,
phương pháp phẫu thuật đã chỉnh các biến dạng mũi đặc trưng thường
thấy như vẹo phần trước và phần sau của vách ngăn, chỉnh hình sụp
SCMBD và chỉnh lại cấu trúc đầu mũi do đó có thể chỉnh hình hẹp van
mũi ngoài và van mũi trong. Trong đó, chỉnh hình vách ngăn cả phần
trước và phần xương phía sau giúp giải quyết hẹp đường thở phía trước
cũng như các luồng không khí qua mũi. Kết quả của chúng tôi khá
tương đồng với kết quả của IEK Trindade
Kết quả nghiên cứu ghi nhân bệnh nhân tự đánh giá tình trạng
nghẹt mũi sau phẫu thuật theo thang điểm NOSE trung bình là 1,94 ±
2,12. Kết quả kiểm định T bắt cặp ghi nhận khác biệt trung bình tổng
điểm theo thang điểm NOSE trước và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống
21
kê (p < 0,001). Lei Zhang và N. Chaithanyaa cũng ghi nhận hiệu quả
của chỉnh hình phần trước vách ngăn cũng như việc giải quyết b