Trước khi vũ hóa, trưởng thành phát ra âm thanh vo ve có cường độ cao (nghe rất rõ).
Âm thanh này phát ra đồng thời cùng với sự cử động mạnh của đôi chân trước để phá vỡ kén
(n = 32). Đôi chân trước của trưởng thành đẩy mạnh vào thành kén, làm cho kén nứt ra thành
một đường nằm ngang. Sau đó, trưởng thành chui ra từ đường nứt nằm ngang này và làm cho
kén vỡ đôi ra. Vị trí của chỗ vũ hóa trên kén cách đỉnh 2 - 3 mm. Sau khi chui ra khỏi kén,
trưởng thành cắn khoang tổ bùn để tạo thành lỗ vũ hóa hình tròn trên bề mặt tổ.
Sau khi tạo ra được lỗ vũ hóa trên bề mặt tổ, trưởng thành đưa râu đầu của chúng ra
bên ngoài trước. Mục đích của hoạt động này có thể là để thăm dò không gian bên ngoài và
thăm dò kẻ thù tự nhiên của chúng (có thể đang đợi sẵn bên ngoài). Hai râu đầu của trưởng
thành được đưa đi đưa lại bên ngoài miệng lỗ vũ hóa, thỉnh thoảng trưởng thành lại rụt râu
đầu vào bên trong. Sau thời gian khoảng 1-2 phút thăm dò, trưởng thành bò từ từ ra khỏi
khoang tổ. Trong 25 trường hợp quan sát, khi ra khỏi tổ, trưởng thành bay đi luôn. Tuy nhiên,
trong 7 trường hợp khác, trường thành đậu lại trên bề mặt tổ khoảng vài phút rồi mới bay đi
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần loài họ tò vò sphecidae (hymenoptera: apoidea) ở một số tỉnh vùng Tây bắc Việt Nam, đặc điểm sinh học, sinh thái học và tập tính của loài sceliphron madraspatanum (fabricius, 1781), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trứng
được lấy từ các khoang tổ được làm xong trong ngày. Các thành phần này sau đó được chuyển
vào các ống nghiệm thủy tinh nhỏ (chiều dài từ 5 - 7 cm, đường kính 0,6 - 1 cm) để theo dõi.
Bởi vì, trong điều kiện tự nhiên, các pha phát triển của loài được nằm trong tổ bùn kín với toàn
vẹn bóng tối, nên trong điều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm, các ống thủy tinh này được trong
các hộp carton kín (để tạo ra bóng tối giống như trong tổ bùn). Mỗi ống nghiệm thủy tinh có
một nhãn nhỏ (chiều dài = 5 cm, chiều rộng = 3 cm) để ghi chép các thông tin được theo dõi
hàng ngày. Các ống nghiệm thủy tinh có chứa pha trứng và pha ấu trùng được quan sát dưới
kính lúp có độ phóng đại 40 lần để theo dõi thời gian nở của trứng và các tuổi của ấu trùng. Mỗi
9
pha của loài tò vò S. madraspatanum đều được giữ lại từ 20 - 25 các thể, sau đó ngâm trong
cồn 95% để nghiên cứu hình thái.
Ngay sau khi vũ hóa, trưởng thành được nuôi trong các lồng lưới (50 x 50 x 50 cm) với
thức ăn là mật ong pha loãng (50% mật ong + 50% nước tinh khiết). Bên trong các lồng lưới
có đặt bùn ẩm và vật mồi của họ nhện Araneidae được thu thập từ các cây bụi ngoài thực địa.
Ghi chép thời gian khi trưởng thành cái xây xong một khoang tổ, dự trữ con mồi và tiền hành
giải phẩu tổ mới làm để xác định trứng mới đẻ, quả trứng đầu tiên được xác định có trong tổ
mới làm sẽ là cơ sở để xác định được thời gian tiền đẻ trứng của chúng. Ngoài ra, chúng tôi sử
dụng một phương pháp mổ trưởng thành dưới kính lúp sau khoảng thời gian 4 đến 7 ngày tuổi.
Các trứng cứng và màu sắc đậm sẽ được theo dõi sau đó để xác định thời gian nở ra ấu trùng
tuổi 1. Nếu trứng nở, thì thời gian này cũng là số liệu để tham khảo cho việc xác định thời gian
tiền đẻ trứng của loài (Ohl và Linde, 2003).
Nhiệt độ và ẩm độ trong điều kiện phòng thí nghiệm được đo bằng dụng cụ đo nhiệt
ẩm độ, Max-Min Thermo Hygro, CT-138B.
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu thời gian sống của trưởng thành
Các trưởng thành thu trong phòng thí nghiệm được nuôi trong các lọ nhựa (chiều cao
= 20 cm và đường kính = 12 cm) có nắp đậy bằng vải màn (để đảm bảo sự thông thoáng
không khí trong lọ). Mỗi lọ nuôi 2 trưởng thành đực hoặc 2 trưởng thành cái. Các trưởng
thành được cho ăn hàng ngày bằng mật ong pha loãng 50% (50% mật ong + 50% nước tinh
khiết). Thức ăn được tẩm ướt vào một cục bông y tế có đường kính khoảng 1,5 cm và được
treo dưới nắp đậy.
Có 2 cách để phân biệt giới tính của loài S. madraspatanum: Cách 1 – Phân biệt bằng
mắt; Cách 2 – Phân biệt bằng kính lúp.
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành
Phương pháp nghiên cứu tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành được bố trí như
phương pháp nghiên cứu thời gian phát triển các pha của loài (phần 2.3.2.2).
Công thức tính tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành như sau:
Tổng số trứng nở
Tỉ lệ nở của trứng (%) = x 100
Tổng số trứng theo dõi
Tổng số ấu trùng vào nhộng
Tỉ lệ sống của ấu trùng (%) = x 100
Tổng số ấu trùng theo dõi
Tổng số nhộng được vũ hóa
Tỉ lệ sống của nhộng (%) = x 100
Tổng số nhộng theo dõi
Đối với các tổ cũ của loài S. madraspatanum, mỗi lỗ vũ hóa trên tổ được tính là sự vũ
hóa thành công của một trưởng thành. Lỗ vũ hóa được hình thành khi nhộng hóa trưởng thành
và trưởng thành cắn thủng khoang tổ để chui ra ngoài.
2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu tỉ lệ giới tính
Chúng tôi chọn các tổ mới của loài và tiến hành đánh dấu các khoang tổ (từ 1 cho đến
hết), sau đó mỗi tổ được đặt vào trong 1 lọ nhựa (có kích thước như trình bày ở trên) và đậy
lọ lại bằng vải màn. Hàng ngày các tổ được theo dõi, nếu có trưởng thành xuất hiện, chúng
tôi ghi chép lại thứ tự vũ hóa ở các khoang tổ và tiến hành xác định giới tính.
Tỉ lệ giới tính ngoài tự nhiên được thực hiện bằng cách dùng vợt côn trùng để bắt
ngẫu nhiên trưởng thành của loài (chủ yếu vợt trưởng thành ở khu vực làm tổ của chúng).
Trong phòng thí nghiệm, tất cả các trưởng thành sau khi vũ hóa sẽ được tiến hành xác
định giới tính của chúng.
10
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài S. madraspatanum
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu về vị trí làm tổ
Trong quá trình điều tra thực địa, tất cả các tổ cũ, tổ mới và các phân loài của loài tò
vò S. madraspatanum ở tất cả các địa điểm nghiên cứu là được thu thập. Các tổ này sau đó
được đánh số, ghi địa điểm, thời gian thu thập, giá thể gắn tổ và đặc điểm của vị trí làm tổ.
Các tổ của loài cũng được chụp ảnh để làm bằng chứng cho vị trí làm tổ. Trong phòng thí
nghiệm, chúng tôi phân tích và thống kê về vị trí làm tổ của loài.
2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu thời gian ngủ đông
Các tổ mới của loài được thu thập từ tháng 10 đến đầu tháng 11 của năm trước sẽ được
bóc tách để lấy các kén đang được dệt hoặc mới dệt xong. Sau đó các kén này được cho vào
trong các ống nghiệm thủy tinh (chiều dài = 50 - 80 mm, đường kính = 6 - 10 mm) và được
đặt trong hộp nhựa kín. Hộp nhựa này được treo dưới mái hiên nhà (điền kiện tự nhiên). Cứ
một tuần, chúng tôi kiểm tra các kén này một lần cho đến khi phát hiện tiền nhộng chuyển
thành nhộng. Thời điểm kết thúc thời gian ngủ đông của loài được tính từ thời điểm tiền nhộng
chuyển thành nhộng. Thời gian ngủ đông của loài được tính từ thời điểm bắt đầu hình thành
tiền nhộng ở năm trước đến khi hình thành nhộng ở năm sau. Song song với việc theo dõi trên
các kén ở trong phòng thí nghiệm, điều tra thực địa cũng được tiến hành vào đầu mùa hè để
ghi nhận sự xuất hiện đầu tiên của trưởng thành ngoài tự nhiên.
2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu thời gian xuất hiện của trưởng thành trong năm
Từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11 trong các năm từ 2016 - 2019 chúng tôi tiến hành khảo
sát thực địa ở chủ yếu các khu vực làm tổ của loài S. madraspatanum để tìm kiếm các tổ mới của
loài S. madraspatanum và ghi nhận thời điểm kết thúc sự xuất hiện của trưởng thành ngoài tự
nhiên (không còn bắt gặp loài ngoài tự nhiên). Các tổ mới này sau đó sẽ được đánh dấu và đánh
số. Vị trí khảo sát là ở dưới gầm cầu và trong các nhà bỏ hoang ở Hà Nội. Đến đầu tháng 4, chúng
tôi tiến hành quan sát các tổ này, nếu có trưởng thành xuất hiện hoặc có các lỗ vũ hóa từ các tổ
này thì được ghi nhận là thời điểm bắt đầu xuất hiện của loài ngoài tự nhiên.
Các kén mà được thiết kế như trong phần nghiên cứu thời gian ngủ đông của loài ở bên
trên cũng được theo dõi. Khi bắt gặp trưởng thành của loài vũ hóa, chúng tôi sẽ tính đó là thời
điểm bắt đầu xuất hiện của loài ngoài tự nhiên.
2.3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian sống của trưởng thành
Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức: không thức ăn (đối chứng), nước tinh
khiết, mật ong pha loãng (50%) và nước mía. Trưởng thành của loài S. madraspatanum sau
khi vũ hóa sẽ được nuôi trong các lọ nhựa có chiều cao 20 cm và đường kính lọ 12 cm. Các
lọ được nắp bằng vải màn và mỗi lọ chứa 2 trưởng thành. Thức ăn được tẩm vào cục bông
được treo bên dưới nắp vải. Hàng ngày, các lọ được thay thức ăn (để đảm bảo thức ăn tươi)
và theo dõi cho đến khi trưởng thành chết.
2.3.3.5. Phương pháp nghiên cứu vật mồi
Chúng tôi chọn 10 tổ của loài S. madraspatanum mà thu được ngẫu nhiên ở các địa
điểm khác nhau để bóc tách lấy vật mồi bên trong tổ. Vật mồi nhện thu được trong 10 tổ này
được bảo quản trong cồn 70% và gửi cho các chuyên gia trong nước để định loại chúng đến
mức độ giống. Một số mẫu nhện được chụp ảnh để gửi đến các chuyên gia nước ngoài cho
việc định loại đến mức độ giống.
Tỉ lệ bắt gặp của các loài vật mồi nhện trong tổ được tính theo công thức:
Tổng số tổ có chứa loài vật mồi
Tỉ lệ bắt gặp trên tổ (%) = x 100
Tổng số tổ được phân tích
11
2.3.3.6. Phương pháp nghiên cứu kẻ thù tự nhiên
Các loài kẻ thù tự nhiên của loài S. madraspatanum được xác định bằng 2 cách thức
sau: Quan sát ngoài tự nhiên và phân tích tổ của loài trong phòng thí nghiệm.
2.3.3.7. Phương pháp nghiên cứu ghi nhận hoạt động của con người tới vị trí làm tổ của loài
S. madraspatanum
Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin về ảnh hưởng của hoạt động của con người tới
vị trí làm tổ của loài S. madraspatanum thông qua việc phỏng vấn người dân địa phương,
đặc biệt chú trọng tới các nhà có tổ của loài tò vò này. Chúng tôi cũng tiến hành ghi chép
các nhà bị phá có tổ của loài tò vò này. Các thông tin thu thập qua phỏng vấn bao gồm: cách
thức xua đuổi, phá tổ, phá nơi làm tổ và các hoạt động canh tác (liên quan chủ yếu đến chăm
sóc và sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng xung quanh nhà).
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu tập tính của loài S. madraspatanum
2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu tập tính làm tổ, tập tính đẻ trứng và tập tính giao phối
Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi lựa chọn các vị trí mà bắt gặp nhiều
trưởng thành của loài S. madraspatanum như các ngôi nhà bỏ hoang và gầm cầu bởi vì ở
các vị trí đó việc bắt gặp loài này làm tổ và giao phối là cao hơn so với các vị trí khác. Các
vị trí được lựa chọn cho việc quan sát tập tính làm tổ của loài là: Một căn nhà bỏ hoang
được xây trên một quả đồi trồng cây bưởi và cây mít và một nhà kho ở cạnh một trang trại
nuôi lợn ở xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; một căn nhà cấp bốn bỏ hoang
gần bờ sông Hồng thuộc xã Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; một căn nhà bỏ hoang
trên bờ đê ở xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Các vị trí được lựa chọn cho
việc quan sát tập tính giao phối là ở một căn nhà bỏ hoang trên bờ đê ở xã Hồng Minh,
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và gầm của một cây cầu bê tông (dài khoảng 30 m) ở phường
Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Khi loài tò vò này bắt đầu xây tổ, chúng tôi tiến hành quan sát tập tính làm tổ. Chúng
tôi quan sát và ghi chép chi tiết về cách thức nặn bùn, mang bùn, đắp bùn trên tổ... và chụp
ảnh để hỗ trợ việc phân tích tập tính làm tổ của loài. Ảnh được chụp bằng máy ảnh Canon SD
3500IS và thời gian làm tổ được tính dựa trên đồng hồ bấm thời gian Stopwatch SPT-20. Với
các khoang tổ chưa được xây xong trong ngày, chúng tôi dùng bút viết bảng màu tím để đánh
1 dấu nhỏ trên bề mặt tổ và tiếp tục quan sát tổ này vào ngày hôm sau.
Tập tính đẻ trứng của loài S. madraspatanum được phân tích dựa trên bóc tách các
khoang tổ chứa con mồi và trứng.
2.3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tập tính ăn của ấu trùng
Tập tính ăn và kéo kén của ấu trùng là được quan sát dựa trên phương pháp nghiên cứu
về thời gian phát triển các pha (mục 2.3.2.2). Trong quá trình theo dõi sự phát triển các pha
trước trưởng thành, chúng tôi quan sát cả về tập tính ăn và kéo kén của ấu trùng.
2.3.4.3. Phương pháp nghiên cứu tập tính vũ hóa của trưởng thành
Trong phòng thí nghiệm: Các tổ mới của loài S. madraspatanum được thu từ ngoài tự
nhiên được đặt trong lọ nhựa (chiều cao = 12 cm, đường kính = 10 cm) và được đậy bằng nắp
vải màn (đảm bảo sự thông thoáng khí cho tổ). Hàng ngày các tổ này được theo dõi, nếu nghe
có tiếng vo ve phát ra (nhộng sắp hóa trưởng thành) thì chúng tôi quan sát và ghi chép lại các
tập tính của loài.
Ngoài tự nhiên: Các tổ mới của loài được làm ở dưới gầm cầu ở Phường Cổ Nhuế, Bắc
Từ Liêm, Hà Nội là được theo dõi. Để bắt gặp được thời điểm trưởng thành xuất hiện chúng
tôi căn cứ vào thời điểm xây tổ và sự đánh dấu trên các khoang của tổ mới xây.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thống kê trong luận án được xử lý bằng chương trình Data Analysis trong
Microsoft Office Excel 2007, và phương pháp thống kê sinh học ANOVA.
12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài họ tò vò Sphecidae và sự phân bố của chúng ở một số tỉnh vùng
Tây Bắc Việt Nam
3.1.1. Thành phần loài họ tò vò Sphecidae ở một số tỉnh vùng Tây Bắc
Thành phần loài tò vò họ Sphecidae ở khu vực Tây Bắc Việt Nam được trình bày trong
bảng 3.1. Tổng số có 25 loài và 6 phân loài trong 7 giống và 4 phân họ được ghi nhận cho
khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Trong đó, một loài mới đã được mô tả cho khoa học là C.
tanvinhensis Pham and Ohl, 2019; 4 loài và 3 phân loài được ghi nhận mới cho khu hệ tò vò
của Việt Nam và 9 loài và 6 phân loài được ghi nhận mới cho khu vực Tây Bắc.
Bảng 3.1. Thành phần loài họ tò vò Sphecidae ở một số tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam
STT Tên loài Tỷ lệ bắt gặp
(% )
A Phân họ Ammophilinae
I Giống Ammophila
1 Ammophila clavus (Fabricius, 1775) 15,87
2 Ammophila globifrontalis Li và Yang, 1995** 0,55
3 Ammophila laevigata Smith,1856 5,47
B Phân họ Chloriontinae
II Giống Chlorion
4 Chlorion lobatum (Fabricius, 1775) 2,55
C Phân họ Sceliphrinae
III Giống Chalybion
5 Chalybion bengalense (Dahlbom, 1845) 12,59
6 Chalybion dolichothorax (Kohl, 1918) 0,18
7 Chalybion gracile Hensen, 1988*** 0,90
8 Chalybion japonicum (Gribodo, 1883)*** 9,30
9 Chalybion malignum (Kohl, 1906)** 6,02
10 Chalybion tanvinhensis Pham và Ohl, 2019* 0,54
IV Giống Sceliphron
11 Sceliphron deforme (Smith, 1856) 4,56
12.1 Sceliphron javanum petiolare Kohl, 1918*** 1,28
12.2 Sceliphron javanum chinensis van Breugel, 1968*** 0,36
13 Sceliphron madraspatanum Fabricius, 1781 20,43
13.1 Sceliphron madraspatanum sutteri van der Vecht, 1957** 0,54
13.2 Sceliphron madraspatanum andamanicum Kohl, 1918** 0,54
13.3 Sceliphron madraspatanum conspicillatum (Costa, 1864)** 3,28
13.4 Sceliphron madraspatanum kohli Sickmann, 1894*** 1,82
D Phân họ Sphecinae
V Giống Isodontia
14 Isodontia aurifrons (Smith, 1859)*** 0,90
15 Isodontia chrysorrhoea (Kohl, 1890)*** 0,18
16 Isodontia elsei Hensen, 1991** 0,36
17 Isodontia nigella (Smith, 1856)** 2,37
18 Isodontia sp.1 0,18
19 Isodontia sp.2 0,90
20 Isodontia sp.3 1,82
13
VI Giống Prionyx
21 Prionyx viduatus (Christ, 1791)*** 1,64
VII Giống Sphex
22 Sphex argentutus Fabricius, 1787 1,46
23 Sphex diabonicus Smith, 1858 0,36
24 Sphex sericeus (Fabricius, 1804) 0,54
25 Sphex subtruncatus Dahlbom, 1843 2,19
Tổng 100
Ghi chú: *loài mới cho khoa học, **ghi nhận mới cho Việt Nam, *** ghi nhận mới cho vùng Tây Bắc
3.1.2. Đặc điểm hình thái loài mới Chalybion tanvinhensis Pham và Ohl, 2019
Mẫu vật nghiên cứu: 1♀, Tan Vinh, Luong Son, Hoa Binh, 2.v.2017, Phong Huy Pham;
2♂, Ban Chieu, Muong Thai, Phu Yen, Son La, 11.viii.2017, Phong Huy Pham.
Đặc điểm hình thái:
Con cái (hình 3.1 - 3.6): Chiều dài cơ thể 20 mm, chiều dài cánh trước 15 mm.
Đầu (hình 3.1): Đầu có hình gần tròn khi nhìn từ mặt phía trước. Hàm trên có 1 răng ở
gần đỉnh. Mảnh gốc môi trên cong vừa phải và không có đường sống ở giữa, mép phía trước
của mảnh gốc môi trên có 5 răng, 2 răng bên cạnh nhỏ và nhọn có khoảng cách xa với 3 răng ở
giữa, 2 răng liền kề với răng ở chính giữa tù và rộng hơn 2 răng bên cạnh và có chiều dài như
chiều dài của răng ở chính giữa. Trên trán có một đường sống nổi rõ ở chính giữa. Mắt đơn to
vừa phải, khoảng cách giữa hai mắt đơn phía sau tương đương với khoảng cách từ mỗi mắt đơn
tới mép bên trong của mắt kép và khoảng 0,43 lần khoảng cách từ mỗi mắt đơn tới mép của
đỉnh đầu. Mảnh gốc môi trên có nhiều đốm thô và tách biệt. Trán có nhiều đốm nhăn nheo nằm
ngang, thô và không đều. Đỉnh đầu và má có nhiều đốm tách biệt rõ ràng. Các lông cứng màu
trắng nằm rải rác trên mảnh gốc môi trên và nằm dày đặc trên má. Khu vực phía dưới của mắt
kép có lớp lông tơ dày vừa phải. Tỉ lệ giữa hai đốt râu đầu tiên (độ dài của đốt roi râu thứ 1 chia
cho độ dài của đốt roi râu thứ 2) bằng 0,82. Tỉ lệ viền mắt kép phía trong (độ rộng ngắn nhất
vòng qua trán chia cho độ rộng ngắn nhất vòng qua mảnh gốc môi trên) bằng 0,83. Tỉ lệ mảnh
gốc môi trên (độ dài của mảnh gốc môi trên chia cho độ rộng ngắn nhất vòng qua mảnh gốc
môi trên) bằng 0,82.
Ngực (hình 3.2 - 3.5): Nhìn từ phía mặt lưng, độ rộng giữa tấm phủ gốc cánh tương
đương với độ rộng của đốt trung gian. Đốt ngực trước có một khía hình chữ V ở chính giữa
mặt lưng và nhiều nếp nhăn nằm ngang ở phía trước. Tấm ngực giữa có các nếp nhăn nằm
ngang mờ và các đốm trên tấm ngực giữa nông và có khoảng cách. Mảnh sườn bên có nhiều
đốm thô và dày đặc. Tấm ngực sau và phần phía trên của khu vực mảnh sườn ngực sau có các
đốm thô và dày đặc. Khu vực phía dưới của mảnh sườn ngực sau có nhiều nếp nhăn nằm
ngang dễ nhìn thấy. Mặt lưng của đốt trung gian có các nếp nhăn thô nằm ngang, mặt bên của
đốt trung gian có nhiều đốm hình mắt lưới. Tỉ lệ ngực (độ dài của ngực chia cho độ cao của
ngực) bằng 2,18.
Bụng (hình 3.5 - 3.6): Bụng có màu sắc sáng, bóng và có các lông tơ màu bạc. Cuống
bụng cong rõ rệt. Mặt bụng thứ 4 có lớp lông măng mịn. Cuống ngắn hơn nhiều so với đốt
gốc bàn chân sau. Tỉ lệ cuống-đốt gốc bàn châu sau (độ dài của cuống chia cho độ dài của đốt
gốc bàn chân sau) bằng 0,70.
Màu sắc: Cơ thể có màu xanh nước biển đậm. Chân giữa, chân sau, đốt trung gian và bụng
phản chiếu máu tím óng ánh. Râu đầu màu đen ngoại trừ đốt gốc và đốt quay màu xanh. Hàm
trên, râu môi, và râu hàm màu đen. Cánh trước màu nâu nhạt không đồng nhất, ô gốc cánh trước
và gốc cánh hầu như trong suốt, đỉnh cánh tối sậm (hình 3.(3-4)). Cánh sau trong suốt, đỉnh cánh
tối sậm (hình 3.4).
14
Hình 3.1 - 3.6: Chalybion tanvinhensis Pham và Ohl, 2019 (con cái ♀)
3.1. Đầu, nhìn từ mặt trước. 3.2. Ngực, nhìn từ mặt lưng. 3.3. Cánh trước bên phải. 3.4. Cơ thể,
nhìn từ mặt lưng. 3.5. Cơ thể, nhìn từ mặt bên. 3.6. Bụng, nhìn từ mặt bụng.
Con đực (hình 3.7 - 3.10): Chiều dài cơ thể 14.5 - 15.5 mm, chiều dài cánh trước 10.5 mm.
Đặc điểm hình thái của con đực giống đặc điểm hình thái của con cái, nhưng con đực
khác với con cái ở các đặc điểm sau: Đầu (hình 3.7) có hàm trên không có răng. Mảnh gốc môi
trên không có răng ở phía bên, các răng ở giữa nối liền với nhau tạo thành một thùy nhỏ nhô ra.
Khoảng cách giữa mắt đơn phía sau bằng 0,62 - 0,67 lần khoảng cách từ mắt đơn đến mép bên
trong của mắt kép và khoảng 0,31 - 0,33 lần khoảng cách từ mắt đơn tới mép đỉnh đầu. Râu đầu
có khu vực xúc giác trên đốt roi râu thứ 7 đến đốt roi râu thứ 9. Tỉ lệ giữa hai đốt râu đầu tiên
(độ dài của đốt roi râu thứ nhất chia cho độ dài của đốt roi râu thứ hai) bằng 0,89 - 0,94; Tỉ lệ
viền mắt kép phía trong (độ rộng ngắn nhất vòng qua trán chia cho độ rộng ngắn nhất vòng qua
mảnh gốc môi trên) bằng 0,93 - 0,97. Tỉ lệ mảnh gốc môi trên (độ dài của mảnh gốc môi trên
chia cho độ rộng ngắn nhất vòng qua mảnh gốc môi trên) bằng 0,60 - 0,67. Ngực (hình 3.8,
3.9) có mảnh sườn bên có nhiều đốm nhăn nheo thô và dày đặc. Bề mặt phía sau của đốt trung
gian có các đốm hình mắt lưới thô và dày đặc. Tỉ lệ ngực (độ dài ngực chia cho độ cao ngực)
bằng 2,18 - 2,21. Bụng (hình 3.09, 3.10) có mặt bụng thứ tư và mặt bụng thứ năm có một
mảng rộng của lớp lông măng mịn. Tỉ lệ cuống-đốt gốc bàn châu sau (độ dài của cuống chia
cho độ dài của đốt gốc bàn chân sau) bằng 0,58 - 0,64.
Hình 3.7 – 3.10: Chalybion tanvinhensis Pham và Ohl, 2019 (con đực ♂)
3.7. Đầu, nhìn từ mặt trước. 3.8. Cơ thể, nhìn từ mặt lưng. 3.9. Cơ thể, nhìn từ mặt bên.
3.10. Bụng, nhìn từ mặt bụng.
Phân bố: Việt Nam: Hòa Bình, Sơn La
Loài Chalybion tanvinhensis thuộc vào nhóm loài C. fabricator. Nhóm loài C.
fabricator có 8 loài được mô tả cho đến nay: C. malignum (Kohl), C. accline (Kohl), C.
magnum Hensen, C. sulawesii Ohl, C. lividum Hensen, C. fabricator (Smith) và C.
hainanense Terayama và Tano và C. tanvinhensis Pham và Ohl.
3.1.3. Sự phân bố của các loài họ tò vò Sphecidae ở các sinh cảnh nghiên cứu
Sự ghi nhận phân bố của các loài họ tò vò sphecidae ở 4 sinh cảnh nghiên cứu được
trình bày trong bảng 3.3 cho thấy 19 loài và phân loài thuộc 7 giống trong 4 phân họ tò vò
được ghi nhận ở sinh cảnh rừng tự nhiên, 25 loài và phân loài thuộc 7 giống trong 4 phân họ
15
được ghi nhận cho sinh cảnh rừng trồng và vườn cây, 17 loài và phân loài thuộc 7 giống trong
4 phân họ được ghi nhận cho sinh cảnh cây bụi và 10 loài phân loài thuộc 4 giống trong 4
phân họ được ghi nhận cho sinh cảnh dân cư.
Bảng 3.3. Sự phân bố của các loài họ tò vò Sphecidae ở các sinh cảnh nghiên cứu
Stt
Tên loài
Sinh cảnh
Rừng tự
nhiên
Rừng
trồng và
vườn
cây
Cây bụi Dân cư
1 Ammophila clavus + + + +
2 Ammophila globifrontalis - + - -
3 Ammophila laevigata + + + +
4 Chlorion lobatum + + + +
5 Chalybion bengalense + + + +
6 Chalybion dolichothorax + - - -
7 Chalybion gracile - + - -
8 Chalybion japonicum + + + +
9 Chalybion malignum + + + -
10 Chalybion tanvinhensis - + - +
11 Sceliphron deforme + + + -
12.1 Sceliphron javanum petiolare + + - -
12.2 Sceliphron javanum chinensis + + - -
13 Sceliphron madraspatanum + + + +
13.1 Sceliphron madraspatanum sutteri - - + +
13.2 Sceliphron madraspatanum
andamanicum
- + + -
13.3 Sceliphron madraspatanum
conspicillatum
- - + -
13.4 Sceliphron madraspatanum kohli - + + +
14 Isodontia aurifrons + + - -
15 Isodontia chrysorrhoea + - - -
16 Isodontia elsei - + - -
17 Isodontia nigella + + + -
18 Isodontia sp.1 - - + -
19 Isodontia sp.2 + + - -
20 Isodontia sp.3 + + - -
21 Prionyx viduatus + + + -
22 Sphex argentutus + + + +
23 Sphex diabonicus + + - -
24 Sphex sericeus - + + -
25 Sphex subtruncatus + + + -
Tổng 19 25 17 10
Ghi chú: + có sự xuất hiện, - không có sự xuất hiện
3.2. Một số đặc điểm sinh học của loài tò vò S. madraspatanum
3.2.1. Cấu trúc tổ
Vật liệu làm tổ của loài S. madraspatanum là bùn hoặc than. Màu sắc của tổ phụ thuộc
vào màu sắc của vât liệu làm tổ, nhưng chủ yếu các tổ có màu nâu.
16
Tổ của loài có cấu trúc từ 1 đến 17 khoang tổ. Với các tổ có cấu trúc 1 khoang thì
không có lớp bùn được phủ ở bên ngoài khoang tổ này. Các tổ có cấu trúc từ 2 khoang tổ trở
nên thì có một lớp bùn được phủ bên ngoài các khoang tổ. Phụ thuộc vào vị trí làm tổ và bề
mặt giá thể nơi tổ được xây, lớp bùn phủ bên ngoài các khoang tổ có độ dày từ 2,5 đến 10,5
mm. Bề mặt bên ngoài của tổ thường gồ gề, một số tổ có bề mặt bên ngoài phẳng và một số
tổ có những gai bùn nhô cao trên bề mặt bên ngoài. Trong nhiều tổ, các viên bùn được đặt
bên ngoài tổ không khít với nhau, nên tạo ra các lỗ hổng nhỏ trong lớp bùn phủ bên ngoài tổ.
Các khoang tổ của loài có hình ống, tròn ở hai đầu, độ dày thành khoang tổ từ 1,0 - 1,2 mm,
trung bình 1,1 0,07 mm. Bề mặt bên ngoài của các khoang tổ thường gồ gề, và bề mặt bên
trong nhẵn. Các khoang tổ được xây liền kề nhau, thành của khoang tổ này làm thành của
khoang tổ kế tiếp. Các điểm hở giữa hai khoang tổ đều được nấp kín bằng bùn. Tổ được cấu
trúc từ 1 đến 3 tầng khoang tổ, số lượng khoang tổ ở tầng phía dưới thường nhiều hơn số
khoang khoang tổ ở tầng phía trên. Giữa các tầng có thể được phủ một lớp bùn mỏng hoặc
không được phủ một lớp bùn mỏng. Kích thước các khoang tổ chứa con cái (khoang cái) lớn
hơn kích thước các khoang tổ chứa con đực (khoang đực) (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Kích thước khoang tổ của loài S. madraspatanum
Chiều dài của khoang tổ (cm) (n = 32) Chiều rộng của khoang tổ (cm) (n = 32)
Con cái Con đực Con cái Con đực
2,7 - 3,1
2,86 0,12a
2,4 - 2,8
2,63 0,10b
0,7 - 0,9
0,82 0,06c
0,5 - 0,75
0,66 0,07d
Ghi chú: Trong phạm vi hàng các giá trị mang chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa
ở mức xác suất P 0,05, n là số lượng khoang tổ được đo
3.2.2. Thời gian phát triển các pha
+ Pha trứng: Trứng của loài S. madraspatanum có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt.
Vỏ trứng nhẵn và bóng. Trứng có hình xúc xích, hai đầu tròn và cong vừa phải. Thời gian phát
triển của trứng kéo dài từ 2 - 3 ngày, trung bình 2,23 0,43 ngày (bảng 3.6).
+ Pha ấu trùng: Ấu trùng của loài S. madraspatanum có 3 tuổi. Màu sắc nói chung của
ấu trùng của loài S. madraspatanum là màu vàng nhạt. Các đôi chân ngực ngắn và có màu vàng
nhạt. Trên cơ thể ấu trùng có các vân phân chia cơ thể thành các đốt rõ rệt. Mỗi đốt ở mặt bên
của cơ thể ấu trùng có 1 lỗ thở. Lớp da ấu trùng nhẵn và bóng. Mặt lưng của ấu trùng có một
đường kẻ màu đen nhạt chạy dọc từ đốt ngực thứ nhất đến cuối của đốt hậu môn. Tuổi 1 có
thời gian phát triển là từ 1 - 2 ngày, trung bình 1,39 0,49 ngày; tuổi 2 có thời gian phát triển
1 - 2 ngày, trung bình 1,65 0,48 ngày; tuổi 3 có thời gian phát triển 4 - 5 ngày, trung bình
là 4,31 0,47 ngày (bảng 3.6).
+ Pha nhộng: Nhộng ở dạng nhộng trần. Kén có màu nâu vàng nhạt đến màu nâu nhạt.
Pha nhộng được chia làm 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng.
Tiền nhộng có màu vàng và cơ thể có 13 đốt được phân bố từ ngực đến bụng (3 đốt ngực
và 10 đốt bụng). Đốt bụng thứ 6 đến đốt bụng thứ 8 là to nhất. Hình thái bên ngoài của
nhộng giống hình thái bên ngoài của trưởng thành, ngoại trừ khi mới vũ hóa thành nhộng,
cơ thể của nhộng mềm và có màu vàng tươi, cánh chưa duỗi thẳng đến bụng mà gập sát
vào tấm phủ gốc cánh và mặt bên của mỗi đốt bụng có 1 gai dài rõ rệt. Thời gian phát triển
của pha tiền nhộng là từ 5 - 6 ngày, trung bình 5,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_loai_ho_to_vo_sphecida.pdf