Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Quy định hiện hành về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam

3.1.1. Về thu hồi đất

3.1.1.1. Giai đoạn từ 1988 đến trước Luật Đất đai 2003

Hiến pháp năm 1980 qui định một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai là sở

hữu toàn dân, quy định này tiếp tục được duy trì cho đến nay và kể từ đây, trong hệ

thống pháp luật đất đai đã sử dụng khái niệm “thu hồi đất”.

Luật Đất đai năm 1988 quy định Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất

đã giao sử dụng khi cần cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội. Do chưa thừa

nhận giá trị quyền sử dụng đất nên khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân thì Nhà

nước chỉ bồi hoàn thành quả lao động, hoa lợi và tài sản trên đất.

Luật Đất đai năm 1993 quy định trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu

hồi đất đang sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,

lợi ích công cộng và bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi.

Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1998 đã cho phép các tổ chức kinh tế

được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là các nhà đầu

tư có thể tự thực hiện việc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người đang sử dụng đất

để có đất thực hiện các dự án đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư năng động đã tự

thực hiện cơ chế này, nhưng do chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện

nên hầu hết các địa phương vẫn ban hành quyết định thu hồi đất và yêu cầu các nhà

đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền

thuê đất cho Nhà nước theo đúng quy trình thu hồi đất.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm “thu hồi đất”. Luật Đất đai năm 1988 quy định Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng khi cần cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội. Do chưa thừa nhận giá trị quyền sử dụng đất nên khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân thì Nhà nước chỉ bồi hoàn thành quả lao động, hoa lợi và tài sản trên đất. Luật Đất đai năm 1993 quy định trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1998 đã cho phép các tổ chức kinh tế được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tự thực hiện việc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ người đang sử dụng đất để có đất thực hiện các dự án đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư năng động đã tự thực hiện cơ chế này, nhưng do chưa có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện nên hầu hết các địa phương vẫn ban hành quyết định thu hồi đất và yêu cầu các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất cho Nhà nước theo đúng quy trình thu hồi đất. 3.1.1.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay: - Về phạm vi áp dụng: Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được tiếp tục duy trì từ Luật Đất đai 1993. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế lớn được tách ra khỏi mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và được quy định cụ thể, chi tiết. - Về hình thức thu hồi đất: có hai hình thức thu hồi đất là thu hồi theo quy hoạch và thu hồi theo dự án. 3.1.2. Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3.1.2.1. Giai đoạn từ 1988 đến trước Luật Đất đai 2003 Luật Đất đai năm 1987 qui định "Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác". Luật Đất đai năm 1993 đã thừa nhận đất có “giá” và quy định trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại, trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế 9 hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại. Có thể chia thành 2 thời kỳ như sau: - Trong thời kỳ đầu thực hiện Luật Đất đai năm 1993 (từ năm 1994 đến nửa đầu năm 1998), chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn đơn giản (chưa có quy định về hỗ trợ, tái định cư) và vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp. - Trong thời kỳ cuối thực hiện Luật Đất đai năm 1993 (từ nửa sau năm 1998 đến tháng 6/2004) chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được hoàn thiện một bước, chi tiết hơn và đã bước đầu phù hợp với cơ chế thị trường. 3.1.2.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay: Bắt đầu từ Luật Đất đai 2003, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã cụ thể, chi tiết hơn tiếp tục có những đổi mới, tương đối hoàn thiện và tiệm cận với cơ chế thị trường. 3.1.3. Quy định pháp luật có liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006, Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, Pháp luật về quản lý và bảo vệ đất trồng lúa đã có những quy định về giao dịch dân sự về đất đai; Quyền tài sản của người chiếm hữu và sử dụng đất hợp pháp được quy định cụ thể, trong đó có quy định người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi; quy định việc bồi thường tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng; xây dựng quỹ nhà ở để phục vụ tái định cư; quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư; quy định về trách nhiệm tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án thực hiện giải phóng mặt bằng; quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng rừng, đất trồng lúa. 3.2. Đánh giá thực trạng thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 3.1.1. Biến động đất đai và tình hình thu hồi đất Trong vòng 10 năm, sự biến động về diện tích, cơ cấu các loại đất cho thấy diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp đều tăng, diện tích đất chưa sử dụng giảm điều này phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số liệu cụ thể thể hiện trong Bảng 3.1: Bảng 3.1: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 Đơn vị tính: 1000 ha TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2010 Tăng (+)/Giảm (-) 1 Đất nông nghiệp 21.532 26.226 4.694 2 Đất phi nông nghiệp 285 3.705 3.420 3 Đất chưa sử dụng 8.739 3.163 -5.576 Diện tích tự nhiên 33.121 33.095 -26 (Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010) Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi gồm: đất ở; đất có các công trình kiến trúc, xây dựng; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; trong đó, chủ yếu là thu hồi đất ở (khoảng 30 nghìn ha đất ở) để sắp xếp, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (bảng 3.2). 10 Bảng 3.2: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị tính: ha Mục tiêu thu hồi đất Tổng số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng Diện tích 257.921 35.428 67.534 63.539 25.850 28.570 + Phát triển CN, DV 102.190 15.627 31.805 28.511 11.841 6.406 + Phát triển các khu đô thị 29.517 3.071 8.272 6.482 1.551 3.141 + Phát triển hạ tầng KT-XH 126.214 16.730 27.457 28.546 12.458 19.023 (Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai, 2010) Giai đoạn 2006 - 2010: tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 257.921 ha (mỗi năm thu hồi khoảng 50 nghìn ha). Trong đó: thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ là 102.190 ha; phát triển đô thị là 29.517 ha; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội là 126.214 ha. Tồn tại, bất cập trong việc thu hồi đất: - Việc bố trí đất đai cho các khu, cụm công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý và tiết kiệm, vẫn tiến hành quy hoạch trên những vùng đất thuận tiện về vị trí, hạ tầng, địa hình bằng phẳng (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế phải đầu tư hạ tầng. Quá trình phát triển nhanh các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng và tác động xấu lên hệ sinh thái. - Tình hình khiếu kiện của những người bị thu hồi đất, trong đó có khiếu kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng: trong một số năm trở lại đây Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết là 6.382 vụ việc/năm 2004, 9.755 vụ việc/năm 2005, 11.441 vụ việc/năm 2007, 10.817 vụ việc/năm 2009, 5.828 vụ việc/8 tháng đầu năm 2010. - Việc bồi thường khi thu hồi đất thường thấp hơn giá trị thị trường và không giải quyết có hiệu quả cơ chế hỗ trợ về gián đoạn sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp nên làm cho người nông dân bị thu hồi đất có xu hướng nghèo đi, khoảng cách giầu nghèo giữa đô thị và nông thôn, vùng đồng bằng và miền núi ngày càng xa hơn. 3.2. . Điều tra, đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số địa phương thuộc địa bàn nghiên cứu Việc điều tra được thực hiện tại 7 tỉnh, thành phố; 1.445 hộ gia đình; 70 doanh nghiệp; 224 cán bộ địa phương trực tiếp làm công tác bồi thường GPMB. 3.2.2.1. Về thu hồi đất a) Phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất - Ý kiến của các hộ dân: đề xuất cần hạn chế các trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà chủ yếu là thực hiện theo hình thức tự thỏa thuận (chuyển đổi đất đai tự nguyện), Nhà nước cần cân nhắc việc thu hồi đất nông nghiệp của dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Bởi nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi nhưng chưa đưa vào sử dụng để 11 hoang hóa trong khi nông dân không còn có đất để sản xuất. Ý kiến của các hộ dân về phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất tại địa bàn điều tra được tổng hợp tại bảng 3.3. Bảng 3.3: Ý kiến các hộ dân về phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất Đơn vị tính: hộ TT Địa bàn điều tra Tổng số hộ Nhà nước thu hồi toàn bộ Tự thỏa thuận Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Trong đó: DN tự thỏa thuận Nhà nước giao cho DN tự thỏa thuận 1 TP Hà Nội 305 22 7,21 283 92,79 282 1 2 Vĩnh Phúc 195 0 0 195 100,00 194 1 3 Quảng Ninh 195 100 51,28 95 48,72 43 52 4 TP Đà Nẵng 296 139 46,96 157 53,04 42 115 5 Long An 202 51 25,25 151 74,75 113 38 6 Bình Dương 105 21 20,00 84 80,00 39 45 7 TP HCM 147 16 10,88 131 89,12 63 68 Tổng cộng 1.445 349 24,15 1.09 6 75,85 776 320 - Ý kiến của các doanh nghiệp: Có đến 87% doanh nghiệp quan tâm đến chính sách thỏa thuận với người dân để có đất thực hiện các dự án (bảng 3.4). Bảng 3.4: Ý kiến doanh nghiệp về phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất Đơn vị tính: doanh nghiệp TT Địa bàn điều tra Số doanh nghiệp Hình thức Nhà nước thu hồi đất Doanh nghiệp tự thỏa thuận Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 TP Hà Nội 10 2 20,00 8 80,00 2 Vĩnh Phúc 10 0 0 10 100,00 3 Quảng Ninh 10 2 20,00 8 80,00 4 TP Đà Nẵng 10 2 20,00 8 80,00 5 Long An 10 0 0 10 100,00 6 Bình Dương 10 0 0 10 100,00 7 TP HCM 10 3 30,00 7 70,00 Tổng cộng 70 9 12,86 61 87,14 Khi chính sách này được mở ra cũng là lúc rất nhiều dự án phát triển nhà ở, khu đô thị, các dự án sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp được hình thành. Sự thành công của các Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, Khu đô thị thành phố mới Bình Dương và hàng loạt các dự án sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp ở Long An là những minh chứng và bài học cụ thể về việc áp dụng chính sách này. - Ý kiến của các cán bộ địa phương về phạm vi cơ chế thu hồi đất được tổng hơp trong bảng 3.5. 12 Bảng 3.5: Ý kiến của cán bộ địa phƣơng về phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất Đơn vị tính: Lượt ý kiến TT Địa bàn điều tra Số cán bộ được điều tra Nhà nước thu hồi đất Tự thỏa thuận Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Trong đó: Nhận chuyển nhượng QSDĐ Thuê, nhận góp vốn bằng QSDĐ 1 TP Hà Nội 42 25 59,52 17 40,48 8 9 2 Vĩnh Phúc 25 15 60,00 10 40,00 6 4 3 Quảng Ninh 24 14 58,33 10 41,67 6 4 4 TP Đà Nẵng 31 19 61,29 12 38,71 7 5 5 Long An 23 14 60,87 9 39,13 5 4 6 Bình Dương 34 20 58,82 14 41,18 7 7 7 TP HCM 45 27 60,00 18 40,00 7 11 Tổng số 224 134 59,82 90 40,18 46 44 Qua số liệu thu thập được cho thấy các cán bộ được điều tra ủng hộ tồn tại song song cả 2 cơ chế thu hồi đất và chuyển đổi đất đai tự nguyện. Trong cơ chế tự nguyện, nên khuyến khích hình thức thuê đất, góp vốn bằng đất nhằm giảm áp lực về hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, giải quyết sinh kế cho người có đất bị thu hồi. Hình thức thuê đất, góp vốn bằng đất đã bước đầu xuất hiện, tuy nhiên còn thiếu khung pháp lý quy định chi tiết về quyền lợi các bên tham gia, trình tự và thủ tục thực hiện để các địa phương vận dụng. b) Về vai trò của QHSDĐ trong việc thực hiện cơ chế thu hồi đất, cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện (tự thỏa thuận) - Việc điều tra vai trò của QHSDĐ trong việc thực hiện cơ chế thu hồi đất, cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện (tự thỏa thuận) được tiến hành đối với các hộ dân là đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc chuyển đổi đất đai theo cơ chế thu hồi đất hoặc cơ chế tự thỏa thuận. Tại các điểm điều tra, các hộ dân cho rằng có những bản quy hoạch sau 5 - 10 năm vẫn chưa được triển khai mà chưa thấy có sự điều chỉnh công bố lại. Thực tế này có thể dễ dàng nhận thấy tại một số địa bàn của TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Long An, TP.Hà Nội. Tỷ lệ về công bố công khai quy hoạch đạt 91,76%, tuy nhiên hiệu quả của việc công khai này đến việc thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ đạt 64,50%. - Theo số liệu điều tra thực tế trên địa bàn 7 tỉnh, giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 đã có 90.188 ha đất được quy hoạch vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp và 173.215 ha đất vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên tỷ lệ đã thực hiện chỉ chiếm lần lượt là 78,46% và 86,25%. Điều này cho thấy có tới trung bình 20% diện tích đất đã có quy hoạch nhưng chưa đưa vào thực hiện, gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất. - Kiến nghị của các hộ dân về đổi mới quy hoạch sử dụng đất có tới 73,56% hộ dân cho rằng nên tập trung vào 3 nội dung: khắc phục tình trạng quy hoạch treo; lồng ghép các loại quy hoạch; đổi mới phương thức công bố, công khai quy hoạch. c) Về trình tự, thủ tục thu hồi đất 13 - Ý kiến của các doanh nghiệp: Việc tiếp cận đất đai với giá cả minh bạch, thủ tục đơn giản là một khó khăn, trở ngại đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước (69% cho rằng rất quan trọng và 31% cho rằng không hoặc ít quan trọng). Về trình tự, thủ tục thu hồi đất, các doanh nghiệp kiến nghị cần phải đổi mới, gồm: quy trình ra quyết định thu hồi đất (44%); quy định về xác định nguồn gốc đất (46%) và quy trình xác định, áp giá đất (43%). - Ý kiến của các hộ dân: Hơn 60% đánh giá việc thu hồi được thực hiện theo trình tự quy định. Số còn lại cho rằng không theo đúng trình tự, thủ tục còn rườm rà, không minh bạch, nhất quán về chính sách vì trường hợp chấp hành chậm quyết định, di chuyển sau lại được hưởng thêm các khoản hỗ trợ khác, không minh bạch trong quá trình kiểm đếm tài sản (bảng 3.6). Bảng 3.6: Đánh giá của ngƣời dân về trình tự, thủ tục thu hồi đất Đơn vị tính: hộ TT Địa bàn điều tra Tổng số hộ Phù hợp Chưa phù hợp tốt Đúng thủ tục Hợp lý Minh bạch không tốt Không thủ tục Rườm rà Không minh bạch 1 TP Hà Nội 305 174 82 46 46 131 5 101 25 2 Vĩnh Phúc 195 78 45 15 18 117 53 35 29 3 Quảng Ninh 195 145 52 42 51 50 17 25 8 4 TP Đà Nẵng 296 205 73 61 71 91 34 53 4 5 Long An 202 146 53 42 51 56 12 38 6 6 Bình Dương 105 77 29 20 28 28 12 16 0 7 TP HCM 147 114 45 33 36 33 5 24 4 Tổng cộng 1445 939 379 259 301 506 138 292 76 d) Về tổ chức thực hiện thu hồi đất Các hộ gia đình đã có đánh giá tích cực đối với tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi đất trên các khía cạnh tính chuyên nghiệp, đã làm đúng chức trách và đã giảm nhiều tình trạng sách nhiễu người dân. Tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh, Long An được nhận xét là nổi trội hơn so với 4 tỉnh, thành phố còn lại (bảng 3.7). Bảng 3.7: Tổng hợp đề xuất mô hình tổ chức thực hiện thu hồi đất Đơn vị tính: lượt ý kiến TT Địa bàn điều tra Tổ chức phát triển quỹ đất Ban GPMB 1 TP Hà Nội 21 31 2 Vĩnh Phúc 23 12 3 Quảng Ninh 22 12 4 TP Đà Nẵng 16 25 5 Long An 19 14 6 Bình Dương 21 23 7 TP Hồ Chí Minh 22 33 Tổng số 144 150 14 Để thực hiện công tác thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, gần 75% số doanh nghiệp được hỏi đều kiến nghị thành lập một cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt; số còn lại đề nghị phát triển loại hình công ty thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước để thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo các quy định của pháp luật. Việc thực hiện các quyết định thu hồi đất được giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ban giải phóng mặt bằng các địa phương và xu sẽ phát triển các tổ chức phát triển quỹ đất và hạn chế dần việc thành lập các Ban giải phóng mặt bằng. 3.2.2.2. Về bồi thường a) Về sử dụng khoản tiền bồi thường 63% tổng số hộ sử dụng tiền để xây nhà, mua sắm các trang thiết bị và chia cho con cái, chỉ có khoảng 24% số hộ sử dụng tiền để sản xuất kinh doanh chuyển đổi nghề và 10% số hộ gửi tiền vào các ngân hàng. Nhiều trường hợp sử dụng không có kế hoạch nên chỉ sau một thời gian ngắn lại lâm vào tình trạng thất nghiệp, đói nghèo. b) Về xác định giá đất để tính bồi thường Trong số 1445 hộ được điều tra, có 628 hộ có kiến nghị nâng mức giá bồi thường về đất, giá đất theo quy định chưa phù hợp với giá thị trường. 3.2.2.3. Về hỗ trợ a) Hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm Trong 1.445 hộ gia đình, có 345 lao động có được công việc tại chính dự án đã thu hồi đất, 313 lao động của các hộ có được công việc tại các dự án khác. Tuy nhiên, phần lớn lao động tại khu vực nông thôn hiện nay đều rơi vào độ tuổi đã khá cao (trên 35 tuổi), khó có thể học những nghề đòi hỏi nhiều chất xám (bảng 3.8). Bảng 3.8: Kết quả tổng hợp tình hình đào tạo chuyển đổi nghề Đơn vị tính: người TT Địa bàn điều tra Áp dụng ngành nghề đào tạo Số LĐ được tuyển dụng Địa điểm tuyển dụng Có áp dụng Không áp dụng Tại dự án thu hồi đất Tại dự án khác Không có việc làm 1 TP Hà Nội 4 268 141 19 120 2 2 Vĩnh Phúc 6 187 167 10 157 0 3 Quảng Ninh 0 86 48 45 2 1 4 TP Đà Nẵng 0 230 40 29 11 0 5 Long An 84 79 160 151 8 1 6 Bình Dương 38 31 99 88 11 0 7 TP HCM 2 122 6 3 0 3 Tổng cộng 134 1.003 661 345 309 7 15 b) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Kết quả điều tra cho thấy một số địa phương đã có những đổi mới để khôi phục nguồn thu nhập cho người dân. Vĩnh Phúc, Bình Dương và Đà Nẵng đã thực hiện chính sách cấp đất dịch vụ cho người bị thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp để người dân chuyển sang phát triển dịch vụ phụ cận khu công nghiệp. Tỷ lệ được cấp đất bổ sung không nhiều vì thực tế quỹ đất tại địa phương cũng không còn và dần chuyển sang hình thức bồi thường bằng tiền. Điều này sẽ dẫn đến việc cần tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống và tạo công ăn việc làm đặc biệt ở tại những địa phương mà người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp nay không còn đất để tiếp tục sản xuất (bảng 3.9). Bảng 3.9: Kiến nghị của hộ dân về hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất Đơn vị tính: hộ TT Điều bàn điều tra Tổng số hộ Số hộ được hỗ trợ ổn định ĐS, SX Cấp bổ sung đất SX sau khi bị thu hồi Tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống Tạo công ăn việc làm khi bị thu hồi hết đất SX Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 TP Hà Nội 305 54 17,70 20 6,56 4 1,31 30 9,84 2 Vĩnh Phúc 195 73 37,44 39 20,00 20 10,26 14 7,18 3 Quảng Ninh 195 104 53,33 35 17,95 2 1,03 67 34,36 4 TP Đà Nẵng 296 97 32,77 18 6,08 22 7,43 57 19,26 5 Long An 202 71 35,15 15 7,43 17 8,42 39 19,31 6 Bình Dương 105 26 24,76 11 10,48 12 11,43 3 2,86 7 TP HCM 147 45 30,61 22 14,97 15 10,20 8 5,44 Tổng cộng 1445 470 32,53 160 11,07 92 6,37 218 15,09 3.2.2.4. Về tái định cư Đây luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với những người dân bị thu hồi đất phải di chuyển đến một nơi ở mới. Tổng hợp ý kiến của các hộ dân tại bảng 3.10. Bảng 3.10: Kiến nghị của hộ dân về tái định cƣ Đơn vị tính: hộ TT Điều bàn điều tra Số hộ được bố trí TĐC Đất đổi đất theo tỷ lệ 100% Ưu tiên đăng ký mua đất dự án giá ưu đãi Miễn thuế đất khi mua ở nơi khác Tăng diện tích đất dịch vụ, TĐC 1 TP Hà Nội 62 0 0 0 62 2 Vĩnh Phúc 50 4 6 4 36 3 Quảng Ninh 32 0 11 0 21 4 TP Đà Nẵng 46 3 0 0 43 5 Long An 49 9 0 0 40 6 Bình Dương 23 0 6 0 17 7 TP Hồ Chí Minh 13 1 1 0 11 Tổng cộng 275 17 24 4 230 16 Đa số các hộ dân có ý kiến đối với việc tăng, mở rộng diện tích các căn hộ tái định cư, đất dịch vụ hoặc ưu tiên cho người dân được đăng ký mua đất thuộc các dự án phát triển nhà, đô thị với giá ưu đãi, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng có thể thực hiện cơ chế đất đổi đất hay miễn thuế khi người dân thuộc diện tái định cư mua đất tại các dự án khác. 3.2.3. Nhận xét, đánh giá - Về phạm vi áp dụng cơ chế thu hồi đất, theo các hộ dân và 87% doanh nghiệp cho rằng nên thực hiện theo hình thức thỏa thuận, các cán bộ địa phương vẫn ủng hộ tồn tại song song cả 2 cơ chế thu hồi đất và cơ chế tự thỏa thuận. - Về bồi thường: chính sách giá đất hiện hành còn nhiều mâu thuẫn, nhiều ý kiến đề nghị khi thu hồi đất, phải xác định giá đất cụ thể. - Hỗ trợ: cần quan tâm đến việc giao đất sản xuất mới; tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm. - Về tái định cư: tăng, mở rộng diện tích các căn hộ tái định cư, đất dịch vụ hoặc ưu tiên cho người dân được đăng ký mua đất thuộc các dự án phát triển nhà, đô thị với giá ưu đãi, thực hiện cơ chế đất đổi đất hay miễn thuế khi người dân mua đất tại các dự án khác. 3.3. Đề xuất đổi mới quy định về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 3.3.1. Những thách thức trong sử dụng đất 3.3.1.1. Mục tiêu sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2020 Để đáp ứng yêu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, cả nước sẽ phải thu hồi khoảng 907 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó: có khoảng 275 nghìn ha đất lúa, 276 nghìn ha đất lâm nghiệp còn lại là các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối để chuyển mục đích sang phi nông nghiệp, trong đó đáp ứng chủ yếu cho phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bảng 3.11). Bảng 3.11: Nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến năm 2020 Đơn vị tính: Nghìn ha Chỉ tiêu ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Đất quốc phòng Đất an ninh Đất khu CN Đất PTHT Đất ở tại ĐT Đất PNN còn lại ĐẤT NÔNG NGHIỆP 907 149 32 108 282 24 312 Đất sản xuất nông nghiệp 605 35 12 103 209 23 223 Đất lâm nghiệp 276 114 20 2 66 1 73 Đất nuôi trồng thủy sản 16 3 7 6 Đất nông nghiệp còn lại 10 10 (Nguồn: Tông hợp kết quả điều tra, 2011) 3.3.1.2. Thách thức trong việc bố trí lại vùng công nghiệp, đô thị theo hướng bảo vệ đất trồng lúa, đất có rừng Việc chuyển đổi diện tích lớn đất trồng lúa, đặc biệt tại các vùng có điều kiện 17 canh tác tốt, hạ tầng thuận lợi, đã tác động không nhỏ tới đời sống của một bộ phận nông dân và mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực. Diện tích các loại rừng càng có nguy cơ sụt giảm diện tích, giảm tỷ lệ che phủ, tác động xấu đến môi trường. Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái đất trong quá trình phát triển công nghiệp, đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội và trong sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng ngày càng gia tăng làm suy giảm diện tích đất canh tác, ảnh hưởng đến sử dụng đất bền vững. 3.3.1.3. Thách thức trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo cơ chế thị trường Giá trị gia tăng của đất phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) quy hoạch sử dụng đất; (ii) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; (iii) đầu tư hạ tầng chuyển từ đất thô sang đất có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mục đích mới theo quy hoạch. Giá đất tăng, đặc biệt là đất nông nghiệp sẽ tăng mạnh theo kỳ vọng quy hoạch, vì vậy, việc bồi thường theo giá thị trường cần cân nhắc khả năng tài chính ngân sách, nguồn thu từ đất và sự chấp thuận của nhà đầu tư. 3.3. . Quan điểm khoa học về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 3.3.2.1. Nhận thức đầy đủ, toàn diện vai trò của đất đai - Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn: nên giá trị của đất (giá đất) luôn luôn có xu hướng tăng lên. Việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp cần phải tính toán rất chặt chẽ, hết sức tiết kiệm thông qua các quy định cụ thể hoặc công cụ tài chính như nộp phí cải tạo đất khi chuyển đất lúa sang sử dụng vào mục đích khác, nộp phí để trồng lại rừng, cải tạo hoàn trả mặt bằng sau khi đã khai thác khoáng sản. - Đất đai là tài sản của người sử dụng đất: Khi tính giá bồi thường về đất cho người dân phải căn cứ vào thời giá thị trường, vào các mục đích sử dụng của thửa đất hiện tại và còn cần phải xem xét đến cả công năng của thửa đất đó trong tương lai. Tôn trọng và bảo đảm bình đẳng cho người có đất bị thu hồi được tham gia vào quá trình ra quyết định trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. - Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng: Cần đặc biệt khuyến khích hình thức cho thuê và hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Các hình thức này giải quyết tốt hơn bài toán chia sẻ lợi ích, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân trước tác động của việc chuyển đổi đất đai. 3.3.2.2. Nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích của người sử dụng đất Năm 1948, Việt Nam đã tham gia ký kết Tuyên ngôn toàn diện về quyền con người tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuyên ngôn này khẳng định con người có quyền đối với bất động sản mà người khác không được xâm hại, có quyền có việc làm để bảo đảm sinh kế, có quyền có nhà ở để bảo đảm cuộc sống. Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai với 2 nội dung chủ yếu: thứ nhất là “hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và những 18 người đang sử dụng đất” trong quá trình chuyển dịch đất đai; thứ hai là “nơi tái định cư phải có điều kiện phát triển tốt hơn hoặc ít nhất là bằng nơi ở cũ”. 3.3.2.3. Nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích của quốc gia trong quá trình chuyển dịch đất đai Có thể thấy yêu cầu được đặt ra trong quá trình chuyển dịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_qldd_dao_chung_chinh_3025_2005233.pdf
Tài liệu liên quan