Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krông Năng có liên quan đến

trồng cây cà phê và mắc ca

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Huyện Krông Năng nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk. Có

tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 12050’27” đến 130 08’55” vĩ độ Bắc, từ 108016’16”

đến 108031’25” kinh độ Đông (UBND huyện Krông Năng, 2012).

- Đặc điểm khí hậu: Huyện Krông Năng nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa

Tây Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình

năm 1500 - 1700 mm, Nhiệt độ trung bình năm 20 - 22oC, tổng tính ôn cả năm là

8.979oC rất thích hợp cho cây cà phê vối và cây mắc ca phát triển.

- Đặc điểm thủy văn: Huyện Krông Năng nằm hầu hết ở thượng nguồn lưu vực

sông Krông Năng. Mật độ sông suối phân bố bình quân 0,37 - 0,5 km/km2.

- Đặc điểm địa hình, địa mạo: Huyện Krông Năng gồm 3 dạng địa hình chính: trong

đó địa hình đồi núi cao nguyên thấp dưới 600 m chiếm diện tích chủ yếu với 77,92%, địa

hình cao nguyên núi cao chiếm 22,08%. Trong khi đó, xét theo tầng dày của huyện Krông

Năng phân thành 5 cấp, trong đó đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 58,74% DTTN.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Huyện Krông Năng có 4 nhóm đất, trong đó nhóm đất đỏ

(chủ yếu đất đỏ bazan) có diện tích nhiều nhất với 55.134,00 ha, chiếm 89,68% DTTN,

tiếp theo là nhóm đất xám và bạc màu có 3.677,00 ha, chiếm 5,98% DTTN.

- Đặc điểm, tích chất đất đỏ bazan: Diện tích đất đỏ bazan toàn huyện có 37.604

ha, chiếm 61,17% DTTN với 2 đơn vị phân loại đất ký hiệu Fk và Fu. Đất có tầng dày,

độ xốp cao thích hợp phát triển cà phê và mắc ca.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Krông Năng gồm 3 dạng địa hình chính: trong đó địa hình đồi núi cao nguyên thấp dưới 600 m chiếm diện tích chủ yếu với 77,92%, địa hình cao nguyên núi cao chiếm 22,08%. Trong khi đó, xét theo tầng dày của huyện Krông Năng phân thành 5 cấp, trong đó đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 58,74% DTTN. - Đặc điểm thổ nhưỡng: Huyện Krông Năng có 4 nhóm đất, trong đó nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan) có diện tích nhiều nhất với 55.134,00 ha, chiếm 89,68% DTTN, tiếp theo là nhóm đất xám và bạc màu có 3.677,00 ha, chiếm 5,98% DTTN. - Đặc điểm, tích chất đất đỏ bazan: Diện tích đất đỏ bazan toàn huyện có 37.604 ha, chiếm 61,17% DTTN với 2 đơn vị phân loại đất ký hiệu Fk và Fu. Đất có tầng dày, độ xốp cao thích hợp phát triển cà phê và mắc ca. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2012 là 8,88% trong đó sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,85%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,93%, thương mại, dịch vụ tăng bình quân 19,94%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 35,05 triệu đồng/người/năm, tăng 1,66 lần so với năm 2005 và tăng 2,65 lần so với năm 2000. 3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Năng Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krông Nămg năm 2012 là 61.479 ha, trong đó đất nông nghiệp 51.101,7 ha, chiếm 83,12% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 6.055,01 ha, chiếm 9,85% DTTN; đất chưa sử dụng 4.322,29 ha, chiếm 7,03%. 3.2.2. Hiện trạng sản xuất và sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê của huyện Krông Năng - Hiện trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng Krông Năng là huyện có diện tích và sản lượng cà phê lớn thứ 3 trong tỉnh sau huyện Ea H’leo, Cư M’gar, thuộc vùng chỉ dẫn địa lý cà phê mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh. Kết quả cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2012 diện tích cà phê của huyện Krông Năng tăng 5,85 lần (từ 4.445 ha lên 26.013 ha), năng suất tăng 10,88 lần (từ 2,17 tạ/ha/năm lên 23,61 tạ/ha/năm) và sản lượng tăng 62,82 lần (từ 963 tấn/năm lên 60.503 tấn/năm) và diện tích cà phê kinh doanh 25.662 ha. Hầu hết diện tích cà phê 9 huyện Krông Năng có độ tuổi từ 4 - 19 tuổi với 21.128,43 ha, chiếm 81,24 % diện tích cà phê toàn huyện. - Diện tích và cơ cấu diện tích cà phê trên các loại đất của huyện Krông Năng Diện tích cà phê của huyện Krông Năng có 26.013 ha, trong đó diện tích kinh doanh 25.622 ha, chiếm 98,49% diện tích cà phê của huyện . Hầu hết cà phê của huyện được trồng trên đất đỏ bazan (Ferralsols - FR) với diện tích 21.464,51 ha, chiếm 83,64%; trên đất khác 4.197,49 ha, chiếm 16,36%. 3.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cà phê vùng nghiên cứu Thực trạng nguồn nhân lực của các hộ trồng cà phê thuộc 4 xã chọn điều tra của huyện Krông Năng cho thấy các chủ hộ trồng cà phê có độ tuổi giữa các xã khác nhau không nhiều, trung bình 47,13 tuổi. Bình quân số nhân khẩu của hộ trồng cà phê là 4,80 người/hộ, mỗi hộ có 2,39 lao động/hộ. 3.2.4. Thực trạng vườn cà phê tại huyện Krông Năng Kết quả điều tra tại 4 xã (Phú Lộc, Ea Tân, Phú Xuân và xã Ea Toh) huyện Krông Năng cho thấy hầu hết diện tích cà phê đều được trồng trên đất đỏ bazan chiếm 97,5% diện tích và đất khác 2,5%. Địa hình dốc nhẹ và bằng phẳng, diện tích các vườn cà phê có độ dốc 50 chiếm 19,75%. Về tuổi vườn cà phê, theo kết quả điều tra vườn cà phê có độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi chiếm 66,71%, vườn cà phê có độ tuổi < 10 chiếm 29,12% số vườn điều tra và diện tích vườn cà phê > 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 4,17%. Phần lớn là các chủ hộ trồng bằng giống cây thực sinh chiếm 98,75%. 3.2.5. Thực trạng sử dụng phân bón, tưới nước và thuốc bảo vệ thực vật cho cà phê ở huyện Krông Năng Kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng cà phê được các nông hộ bón phân hóa học là 100% với lượng phân trung bình bón cho 1 ha cà phê kinh doanh trong một năm ở huyện Krông Năng là 337,25 kg N, 209,5 kg P2O5 và 208 kg K2O/ha/năm. Mức bón N, P2O5, K2O nhìn chung theo chiều hướng không cân đối. Về tưới nước theo điều tra năm 2012 số lần tưới trung bình là 3,5 lần trong mùa khô. Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có 96,50% số hộ điều tra sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ các loài sâu, bệnh hại chính như rệp sáp, mọt đục cành, bệnh gỉ sắt, chỉ có 3,5% số hộ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.2.6. Tình hình trồng cây che bóng trong vườn cà phê tại huyện Krông Năng trên đất đỏ bazan Tình hình trồng cây che bóng trong vườn cà phê tại 4 xã nghiên cứu cho thấy, diện tích trồng thuần không có cây che bóng trung bình của các xã chiếm 87,85%, trong diện tích trồng thuần chỉ có 4,0% có trồng cây che bóng bằng các cây truyền thống như muồng đen hay keo dậu, diện tích còn lại có trồng xen cây ăn quả hoặc cây lâu năm chiếm 12,15%. 3.2.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng Từ kết quả điều tra hiệu quả sản xuất cà phê huyện Krông Năng cho thấy : - Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế của các nông hộ tại các điểm nghiên cứu cho thấy nhóm hộ có hiệu quả kinh tế cao năng suất biến động từ 3,9 đến 4,7 tấn cà phê nhân, bình 10 quân là 4,33 tấn nhân/ha, tổng chi phí là 73,08 triệu đồng và lợi nhuận là 99,91 triệu đồng/ha. Nhóm này chỉ đạt 20,5% số hộ điều tra. Đây cũng là nhóm cho hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, trung bình đạt 1,36 lần. - Nhóm hộ có hiệu quả kinh tế trung bình, có năng suất cà phê trung bình tại các xã điều tra đạt 3,03 tấn/ha và lợi nhuận đạt 69,80 triệu/ha. Tỷ lệ số hộ sản xuất cà phê có lợi nhuận trung bình nhiều hơn cả, chiếm 43,5% số hộ được điều tra. Hiệu quả sử dụng vốn trung bình 1,34 lần. - Nhóm có hiệu quả kinh tế thấp chiếm tỷ lệ khá cao, năng suất cà phê trung bình là 1,85 tấn nhân/ha và lợi nhuận chỉ đạt trung bình là 37,34 triệu đồng/ha/năm. Đây là nhóm có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất so với hai nhóm trên, chỉ đạt 1,02 lần. Hiệu quả sử dụng vốn trung bình là 1,24 lần. 3.3. Đánh giá hiệu quả phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng 3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen mắc ca với cà phê vối đến sinh trưởng và năng suất 3.3.1.1. Khả năng sinh trưởng của cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê vối trên đất đỏ bazan Kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng của mắc ca trồng xen trong vườn cà phê vối trên đất đỏ bazan cho thấy, với cây mắc ca ghép trồng xen với cà phê vối tại thôn Trung Lập, xã Đlêi Ya trên đất đỏ bazan sau 4 năm trồng có đường kính gốc trung bình 9,27 cm, đường kính tán trung bình 328 cm và chiều cao cây trung bình 417 cm. Điều đó cho thấy tốc độ sinh trưởng của cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê vối bình thường. Cây mắc ca trồng xen với cà phê vối sau 4 năm trồng đã ra hoa và đậu quả. Đối với các vườn thuần, tỷ lệ ra hoa đậu quả cũng không khác nhiều so với vườn trồng xen, tuy nhiên mật độ trồng dày hơn nên năng suất sau 4 năm cao hơn trồng xen, đạt 1480 kg/ha (trung bình 4,14 kg cây). Trong khi đó vườn trồng xen chỉ đạt 950 kg/ha (trung bình 3,99 kg/cây). 3.3.1.2. Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất mắc ca, tiêu và cà phê trong vườn Các mô hình trồng xen mắc ca có năng suất cà phê trung bình dao động từ 3,91 - 4,28 tấn nhân/ha, bình quân 3 năm đạt 4,10 tấn nhân/ha trong khi đó trồng xen tiêu năng suất không thay đổi nhiều, trung bình 3 năm 4,16 tấn nhân/ha (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Năng suất cà phê, mắc ca và tiêu trong mô hình TT Năng suất cà phê (tấn nhân/ha) Năng suất mắc ca (tấn hạt/ha) 2011 2012 2013 TB 2011 2012 2013 TB Mô hình xen mắc ca 1 4,10 4,35 4,40 4,28 2,55 2,77 3,10 2,81 2 3,75 3,97 4,00 3,91 0,00 0,75 0,95 0,85 TB 3,93 4,16 4,20 4,10 2,55 1,76 2,03 2,11 Mô hình xen tiêu Năng suất tiêu (tấn hạt/ha) 3 4,25 4,14 4,10 4,16 1,43 1,57 1,50 1,50 Mô hình cà phê thuần 1 4,55 4,65 4,48 4,56 ĐC (Đối chứng) 2 4,26 4,44 4,50 4,40 ĐC 3 4,77 4,96 4,85 4,86 ĐC Ghi chú: TB - Trung bình; ĐC - Đối chứng 11 3.3.2. Hiệu quả kinh tế của trồng xen mắc ca so với trồng xen tiêu và cà phê thuần Số liệu tính toán về hiệu về hiệu quả kinh tế của trồng xen mắc ca so với trồng tiêu và cà phê thuần trong 3 năm (2011, 2012, 2013) cho thấy, trong các mô hình nghiên cứu mô hình cà phê xen mắc ca năm thứ 4 và năm thứ 9 cho hiệu quả kinh tế sử dụng đất khá cao, lợi nhuận từ 128,56 - 294,47 triệu đồng/ha/năm. Mô hình 1 trồng xen mắc ca khi đi vào kinh doanh cho lợi nhuận cao nhất: 294,47 triệu đồng/ha/năm. Mô hình 2 lợi nhuận thấp nhất 128,56 triệu đồng/ha/năm, nguyên nhân thu được lợi nhuận thấp trong mô hình 2 là do cây mắc ca mới cho thu thu hoạch năm thứ 2 nên năng suất thấp so với mô hình 1 trồng xen cây mắc ca ở tuổi kinh doanh, còn cà phê trong mô hình vẫn đạt năng suất cao (Bảng 3.2). So với mô hình trồng tiêu, mô hình trồng xen mắc ca (MH1) cho lợi nhuận cao gấp 1,42 lần. Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen mắc ca, tiêu trong vườn cà phê MH xen mắc ca Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (Triệu đồng /ha) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Cà phê Mắc ca Tổng thu Cà phê Mắc ca Tổng chi 1 171,37 224.80 396,17 79,24 22,46 101,70 294,47 3,90 2 156,26 68,00 224,26 78,78 16,92 95,70 128,56 2,34 TB 163,81 146,40 310,21 79,01 19,69 98,70 211,52 3,14 MH xen tiêu Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (Triệu đồng/ha) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Cà phê Hồ tiêu Tổng thu Cà phê Tiêu Tổng chi 3 166,6 150,16 316,76 85,55 30,33 115,88 200,88 2,73 So với cà phê trồng thuần thì phương thức trồng xen tiêu hoặc cây mắc ca trong vườn cà phê đã đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy vậy, xét về tổng thể thì tổng giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được của cả 2 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích sử dụng đất vẫn tăng lên đáng kể xem (Bảng 3.3). Bảng 3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen mắc ca, tiêu và cà phê trồng thuần Mô hình xen mắc ca Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) Tăng so với cà phê thuần Cà phê thuần (ĐC) Cà phê xen mắc ca Triệu đồng/ha/năm Tỷ lệ (%) 1 100,31 294,47 194,16 193,56 2 92,87 128,56 35,69 38,43 TB 96,59 211,51 114,92 116,00 Mô hình xen tiêu Cà phê thuần (ĐC) Cà phê xen tiêu Triệu đồng/ha/năm Tỷ lệ (%) 3 102,92 200,88 97,96 95,18 Việc trồng xen mắc ca vào vườn cà phê làm tăng chi phí sử dụng 16,92 - 22,44 triệu đồng/ha, so mô hình tiêu chi phí tăng 30,33 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên các mô 12 hình trồng xen mắc ca đều cho lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao hơn so với cà phê trồng thuần từ 35,69 - 194,16 triệu đồng/ha/năm, tăng 38,43 - 193,56%. Qua đó cho thấy trồng xen mắc ca trong vườn cà phê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng xen từ 185 cây mắc ca/ha đã không làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê (4,10 - 4,35 tấn nhân/ha) mà còn thu thêm bình quân 2,81 tấn hạt mắc ca/ha/năm với tổng thu nhập của mô hình trồng xen mắc ca tăng 193,56% so với trồng cà phê thuần. 3.3.3. Hiệu quả xã hội của mô hình trồng cà phê xen mắc ca Khi trồng cây mắc ca, ngoài giá trị về mặt kinh tế, làm chức năng che bóng thay vì các cây che bóng truyền thống còn có hiệu quả xã hội rất lớn. Hiệu quả xã hội có thể xác định được gồm: - Khả năng thu hút lao động trực tiếp gia tăng trên một đơn vị diện tích. Do số lượng ngày công cần thiết khi xen canh mắc ca vào vườn cà phê, bao gồm cả trồng, chăm sóc, thu hoạch cao hơn. Theo tính toán của chúng tôi với mật độ 185 - 238 cây/ha, cần phải đầu tư trung bình cả giai đoạn kiến thiết cơ bản 436 công/ha (bao gồm cả trồng, chăm sóc; thu hoạch), từ năm thứ 4, mỗi năm 80 - 120 công/ha. Ngoài thu hút trực tiếp vào trồng cà phê còn gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành nghề mới phát triển, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Điều đặc biệt là việc tạo công ăn việc làm trực tiếp mang tính rải vụ do mùa vụ của cà phê và mắc ca khác nhau nên không gây căng thẳng. - Khả năng chấp nhận của người dân: Qua điều tra, tìm hiểu ý kiến của hộ nông dân trồng cà phê đã nhận được 100% ý kiến chấp nhận đưa cây mắc ca vào xen canh cà phê. - Thị trường: Hạt mắc ca chủ yếu là xuất khẩu hoặc có thể tiêu thụ một phần trong nước. - Gia tăng sản phẩm và thu nhập trên một đơn vị diện tích: So với trồng thuần, tổng giá trị sản phẩm bao gồm cả của cà phê và mắc ca khi đi vào kinh doanh năm thứ 9 đạt 396,17 triệu đồng/ha/năm tăng 216,10%. Do vậy, giá trị ngày công đạt 127 nghìn đồng/người/ngày, tăng 217,09% so với cà phê trồng thuần. Thêm vào đó thời vụ thu hoạch giữa mắc ca và cà phê khác nhau, nên không có sự tranh chấp lao động về mùa vụ, cây mắc ca cho thu hoạch tập trung vào tháng 8 - 9, cây cà phê cho thu hoạch vào tháng 11 đến tháng 12 của năm. Đầu ra của sản phẩm mắc ca rộng hơn cà phê. Chính vì vậy, người nông dân đã sớm chấp nhận đưa cây mắc ca vào hệ thống cây trồng của huyện. 3.3.4. Hiệu quả môi trường của mô hình trồng xen mắc ca và tiêu trong vườn cà phê 3.3.4.1. Ảnh hưởng của việc trồng xen mắc ca, tiêu đến tiểu khí hậu vườn cà phê a. Ảnh hưởng đến độ ẩm không khí Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm không khí ban ngày trong mùa khô trong mô hình 1 (trồng cà phê xen mắc ca năm thứ 9) luôn cao hơn vườn cà phê trồng thuần 13,67%, trong khi đó mô hình 2 là 1,52%. So với cà phê trồng thuần, mô hình xen tiêu có độ ẩm cao hơn 5,48%. b. Ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trung bình ở 3 mô hình chọn theo dõi nhiệt độ trong mùa khô đều thấp hơn so với các vườn trồng thuần làm đối chứng có mức chênh lệch 2,430C - 13 2,710C. Sự chênh lệch về nhiệt độ đã phát huy tác dụng của hệ thống cây trồng xen. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ở vườn cà phê trồng thuần luôn cao hơn các mô hình trồng xen từ 2 - 3 0C. c. Ảnh hưởng đến cường độ bức xạ Cường độ bức xạ trong ngày giữa tháng 3/2013 từ 6 giờ 30 đến 17 giờ 30 trong các vườn cà phê trồng xen cây mắc ca năm thứ 9 giảm 33,10% so với trồng thuần. So với mô hình 2 mắc ca trồng năm 4 cây phát triển chưa tạo tán nhiều cường độ ánh sáng nhận được cao hơn mô hình 1 với 9%. So với mô hình 3 trồng xen tiêu tán cây không rộng nên cường độ chiếu sáng xuống vườn cà phê cao hơn. d. Ảnh hưởng đến tốc độ gió trong mùa khô Kết quả theo dõi các mô hình trồng xen mắc ca và tiêu, có tốc độ gió giảm mạnh hơn so với các vườn cà phê trồng thuần chọn làm đối chứng. Mô hình 1 mắc ca đang kinh doanh ổn định nên tán lá phát triển, khả năng giảm tốc độ gió giảm đến 70,12% so với cà phê trồng thuần. Trong khi đó mô hình 2 trồng cà phê xen mắc ca năm thứ 4 chỉ giảm 56,45% và cà phê xen tiêu tuy cao hơn MH 2 nhưng thấp hơn, đạt 67,69%. Như vậy, có thể khẳng định trồng xen các loại cây đa tác dụng như mắc ca hoặc cây tiêu là loại cây công nghiệp đã có tác dụng như là một cây chắn gió, giảm đáng kể lượng gió trong mùa khô hạn, theo đó giảm bớt bốc hơi bề mặt đất, giảm mất nước của vườn cây. 3.3.4.2. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca, tiêu đến một số tính chất lý hóa học của đất trong vườn cà phê a. Đặc điểm của các vị trí lấy mẫu đất Để tìm hiểu một số tính chất vật lý và hóa học của đất dưới ảnh hưởng của phương thức trồng cà phê xen mắc ca so với trồng thuần (ĐC) nghiên cứu đã đào 7 phẫu diện và lấy thêm 12 mẫu đất tầng mặt thuộc loại đất này để phân tích một số chỉ tiêu về lý hóa tính của đất trên địa bàn huyện. b. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của trồng xen mắc ca với cà phê đến một số tính chất lý, hoá học của đất trong vườn cà phê b1. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca và tiêu với cà phê đến độ xốp Độ xốp của đất tại các mô hình trồng xen mắc ca, tiêu và trồng thuần khá biến động, trung bình của 7 phẫu diện đất nghiên cứu dao động từ 54,86 đến 66,25%. Riêng 10 mẫu tầng mặt có độ xốp trung bình 58,82%. Trong các mô hình nghiên cứu, mô hình trồng xen mắc ca năm thứ 9 có độ xốp tầng mặt cao nhất với 66,30%, tiếp theo là mô hình trồng tiêu có độ xốp 63%, thấp nhất là mô hình xen mắc ca năm thứ 4 là 56,7%. Trong khi đó mô hình trồng cà phê thuần trung bình đạt 59,33%, 7 mẫu có độ xốp trên 60%, được đánh giá là rất xốp; 7 mẫu còn lại (toàn bộ phẫu diện ĐY1, ĐY3, TT6 và PL7 tầng 2) và 10 mẫu tầng mặt có độ xốp nằm trong khoảng 54 đến 60%, được đánh giá là có độ xốp ở mức bình thường đối với tầng canh tác. Kết quả theo dõi, mô hình trồng xen mắc ca vào độ tuổi kinh doanh có sự chênh lệch độ xốp giữa tầng 1 và 2 cao nhất với gần 4%, trong khi đó mô hình trồng xen tiêu và cà phê thuần chỉ dao động trên dưới 2%, điều đó chứng tỏ khi xen cây mắc ca vào vườn cà phê năm thứ 9 đã gia tăng được độ xốp của đất. 14 b.2. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca hoặc tiêu đến độ ẩm đất trong vườn cà phê Trị số độ ẩm tương đối dao động trong khoảng 26,58 - 31,41% với độ biến thiên 5,84% (trong đó ở tầng mặt 26,58 - 32,24%, tăng dần ở tầng 2 dao động trong khoảng 28,13 - 34,24%). Trên cùng loại đất đỏ bazan trồng cà phê, giữa các mô hình trồng xen mắc ca ở mẫu đất PL2 và ĐY1 so với mô hình trồng tiêu ET5 và các mô hình trồng cà phê thuần cũng thể hiện trị số độ ẩm tương đối khác nhau nhưng dao động không nhiều. Sức chứa ẩm đồng ruộng của đất đỏ bazan ở các mô hình trồng xen mắc ca so với mô hình trồng tiêu và trồng cà phê thuần dao động trong khoảng 38,46 đến 55,18%, trung bình đạt 45,44%. Độ ẩm cây héo giữa các mô hình trồng xen mắc ca so với mô hình trồng xen tiêu và trồng thuần có sự khác biệt khá rõ. b3. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca, tiêu đến hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số trong vườn cà phê Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) trong các mô hình trồng mắc ca xen trong vườn cà phê so với mô hình xen tiêu và cà phê trồng thuần ở các phẫu diện nghiên cứu đều có sự dao động khá lớn và giảm nhanh theo chiều sâu của phẫu diện. Ở tầng đất mặt, (OM%) dao động từ 1,34 đến 3,13%. (OM%) đất có hàm lượng chất hữu cơ ở mức nghèo đến trung bình, các tầng phía dưới đều ở mức nghèo dao động từ 1,25 đến 2,08%. Tuy nhiên, ở mô hình trồng xen mắc ca mẫu PL2 có hàm lượng hữu cơ cao hơn so với các mô hình xen tiêu ET5 và các mô hình trồng thuần. Hàm lượng đạm tổng số của đất đỏ phát triển trên đá bazan ở mô hình trồng mắc ca, tiêu xen trong vườn cà phê cũng có sự khác nhau, dao động từ trung bình đến giàu (0,12% đến 0,24%) và trung bình 0,12% ở tầng mặt và cũng giảm theo chiều sâu của phẫu diện. Trong các mô hình trồng xen, mô hình xen mắc ca với cà phê (PL2) có giá trị đạm tổng số tầng mặt 0,24%, ĐY1 là 0,19% ở các độ tuổi khác nhau có hàm lượng đạm tổng số cao hơn so với mô hình trồng tiêu ET5 là 0,17% và cà phê thuần trồng làm đối chứng. Sự gia tăng hàm lượng đạm tổng số ở tầng mặt của MH1 (PL2) lý do hàm lượng hữu cơ cao hơn. Điều này đã được lý giải ở mục hàm lượng hữu cơ. 3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội của phương thức trồng cà phê xen mắc ca Với kết quả phân tích SWOT cho thấy một số chiến lược chính cần được quan tâm trong phát triển nhân rộng mô hình trồng cà phê xen mắc ca như sau. - Phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội (Chiến lược SO): + Tổ chức các hình thức liên kết nông hộ trồng cà phê để giúp nông dân tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của mô hình. + Thực hiện chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng như đưa mô hình trồng cà phê xen mắc ca thay thế các loại cây che bóng truyền thống. 15 + Quy hoạch vùng sản xuất cây mắc ca tập trung gắn với việc quy hoạch phát triển cây cà phê trên địa bàn theo từng giai đoạn. + Tiếp tục theo dõi đánh giá tổng kết các mô hình trồng cà phê xen mắc ca ở các độ tuổi khác nhau, để bổ sung xây dựng các hướng dẫn phổ biến cho người dân. + Mô hình trồng cà phê xen mắc ca thực tế được người nông dân chấp nhận là mô hình có hiệu quả cao, hạn chế sâu bệnh, việc chăm sóc thuận tiện cùng với chăm sóc cà phê. - Khắc phục những điểm yếu và vượt qua thách thức (chiến lược WT) + Phổ biến cho người dân về việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca, về lựa chọn loại giống cây mắc ca. + Xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn các xã về kế hoạch phát triển cây mắc ca trồng xen trong diện tích cà phê của huyện. + Xây dựng các vườn ươm để chủ động việc cung cấp nguồn giống đạt tiêu chuẩn đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật. + Thực hiện việc bao tiêu sản phẩm của mô hình. 3.3.6. Nhận xét chung về hiệu quả của phương thức trồng cà phê xen mắc ca so với trồng thuần So với yêu cầu phát triển bền vững, mô hình trồng cà phê xen mắc ca đáp ứng được cả ba tiêu chí bền vững: (i) bền vững về kinh tế (ii) bền vững cả về xã hội (iii) bền vững môi trường nên được xác định là mô hình có chiến lược và tiềm năng phát triển rất lớn đối với vùng trồng cà phê ở huyện Krông Năng nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung, nhằm thay thế hiệu quả các loại cây che bóng truyền thống. 3.4. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca và định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng 3.4.1. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca 3.4.1.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Đề tài đã lựa chọn được 7 chỉ tiêu và phân cấp ngưỡng thích hợp với cây mắc ca để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ cao tuyệt đối, tổng lượng mưa và nhiệt độ. Mỗi chỉ tiêu nói trên được xây dựng thành một bản đồ chuyên đề hay còn gọi là bản đồ đơn tính, kết quả đã xây dựng được 7 bản đồ chuyên đề. Bản đồ đơn vị đất đai (LMU) được xây dựng bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan) trồng cà phê của huyện Krông Năng xác định có 31 LMU từ 8.454 khoanh đất. Đặc điểm về qui mô và cơ cấu của các đơn vị đất đai theo loại đất được tổng hợp ở (Bảng 3.4). 16 Bảng 3.4. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất thuộc nhóm đất đỏ STT Tên đất Ký hiệu đất Số đơn vị đất Số khoanh đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 7 538 1.973,64 6,73 2 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 11 7413 25.390,94 86,64 3 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 3 127 546,00 1,86 4 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 5 148 683,22 2,33 5 Đất nâu tím trên đá sét màu tím Ft 2 24 52,97 0,18 6 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 3 204 659,51 2,25 Tổng cộng 31 8454 29.306,29 100,00 3.4.1.2. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây mắc ca a. Xác định yêu cầu sử dụng đất đối với cây mắc ca Từ các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đối chiếu với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây (Sys và cs., 1993) yêu cầu sử dụng đất đối với cây mắc ca ở huyện Krông Năng được tổng hợp ở (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca ở huyện Krông Năng Chỉ tiêu phân cấp Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N 1. Loại đất G2 G3, G4, G5, G6 G1 - 2. Độ dốc SL1 SL2 SL3 SL4 3. Độ dày tầng đất D1 D2 D3 D4 4. Thành phần cơ giới P3 P4 P2 P1 5. Độ cao tuyệt đối H2 H1, H3 - H4 6. Tổng lượng mưa R1, R2 R3 R4 - 7. Nhiệt độ ban đêm phân hóa mầm hoa (tháng 10 - 11) T1 T2 - T3 b. Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây mắc ca Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca trên vùng quy hoạch trồng cây cà phê thuộc nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan) của huyện Krông Năng cho thấy có 7 LMU ở mức rất thích hợp (S1); 7 LMU ở mức thích hợp (S2); 12 LMU ở mức ít thích hợp (S3) và 5 LMU ở mức không thích hợp (N) đối với cây mắc ca. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca được trình bày ở (Bảng 3.6). 17 Bảng 3.6. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca huyện Krông Năng TT Chia theo đơn vị hành chính Tổng diện tích (ha) S1 S2 S3 N 1 Xã Cư Klong 1.946,99 306,18 1.362,92 206,90 71,00 2 Xã Đlei Ya 4.736,86 544,95 3.534,49 539,41 118,02 3 Xã Ea Đăh 2.381,61 100,60 1.902,62 291,55 86,84 4 Xã Ea Hồ 2.549,75 211,03 2.021,73 267,70 49,29 5 Xã Ea Puk 1.228,32 32,54 1.033,14 133,66 28,98 6 Xã Ea Tam 2.380,26 155,46 1.916,09 235,17 73,54 7 Xã Ea Tân 3.732,43 361,12 2.826,48 411,04 133,78 8 Xã Ea Tóh 2.089,34 197,97 1.645,67 186,84 58,87 9 Xã Phú Lộc 1.729,80 73,00 1.466,23 168,69 21,88 10 Xã Phú Xuân 2.734,44 138,23 2.191,64 328,37 76,20 11 Xã Tam Giang 2.540,79 72,58 2.126,50 298,60 43,12 12 TT.Krông Năng 1.255,69 46,23 1.098,21 95,15 16,10 Toàn huyện 29.306,29 2.239,88 23.125,71 3.163,07 777,62 Về mức độ thích hợp đất đai đối với cây mắc ca trên diện tích đất quy hoạch phát triển cà phê thuộc nhóm đất đỏ bazan của huyện Krông Năng cho thấy: trong số 29.306,29 ha được đánh giá, diện tích ở mức rất thích hợp (S1) chỉ có 2.239,88 ha (chiếm 7,64% diện tích đánh giá); mức thích hợp (S2) có diện tích lớn nhất với 23.125,71 ha (chiếm 78,91% diện tích đánh giá); mức thích hợp ít (S3) có diện tích 3.163,07 ha (chiếm 10,79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttla_qldd_pham_the_trinh_4913_2005368.pdf
Tài liệu liên quan