Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn

Mục tiêu 1: Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh.

Đối tượng nghiên cứu là 245 bệnh nhân mày đay mạn đến

khám tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, từ 8/2016 đến 02/2018.

Tiêu chuẩn chẩn đoán mày đay mạn: Sẩn phù xuất hiện

nhanh ở vị trí bất kỳ trên cơ thể,mất đi nhanh trong vòng một đến vài

giờ, tồn tại không quá 24 giờ.Ngứa tại vùng đang có thương tổn hoặc

sắp có thương tổn.Bệnh kéo dài trên 6 tuần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori:Mẫu xét

nghiệm có nồng độ kháng nguyên H. pylori ≥ 0,05 µg/mlđược chẩn

đoán là dương tính (MĐM/H. pylori+). Mẫu xét nghiệm âm tính khi

nồng độ kháng nguyên H. pylori <0,05 µg/ml (MĐM/H. pylori -)

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán là mày

đay mạn, đồng ý tham gia nghiên cứu, đồng ý làm xét nghiệm chẩn

đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh nhân đang hoặc đã dùng kháng

sinh hoặc bismuth trong vòng 4 tuần; dùng thuốckháng thụ thể H2

hoặc thuốc nhóm PPI trong vòng 2 tuần trước đó. Bệnh nhân có tiền

sử phẫu thuật ở thực quản, dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân bị rối loạn

tâm thần, nghiện rượu, nghiện ma túy, đang điềutrị các bệnh lý: tim

mạch, hô hấp, gan, thận, bệnh ác tính.Phụ nữ đang mang thai hoặc

cho con bú.Bệnh nhân không đồng ý tham gia, không đồng ý làm xét

nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự có mặt của kháng nguyên H. pylori trong mẫu phân với độ nhạy 94% và độ đặc hiệu 92% trong phân tích toàn cầu. Nhiều nghiên cứu về vai trò của H. pylori trong mày đay mạn đã được thực hiện và đề xuất một số lý thuyết để giải thích mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mày đay mạn là: Thứ nhất, một số thành phần protein của vi khuẩn H. pylori có thể có vai trò kích hoạt tế bào mast gây mày đay mạn. Thứ hai, vi khuẩn đóng vai trò như các kháng nguyên đầy đủ và tự gây dị ứng, gây phản ứng miễn dịch. Kháng thể IgG và IgA liên kết với lipoprotein 19-kDa của H. pylori đã được tìm thấy có vai trò trong quá trình sinh bệnh của mày đay mạn. Thứ ba, một số chất trung gian gây viêm đã được giải phóng trong quá trình đáp ứng miễn dịch đối với nhiễm H. pylori, có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của bệnh mày đay, ít nhất là tạo ra tăng nhạy cảm không đặc hiệu của mạch máu da với các chất tăng cường khả năng giãn mạch. Thứ tư, quá trình lây nhiễm vi khuẩn làm suy giảm chức năng rào cản của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các hạt thức ăn dị ứng vào máu. H. pylori cũng có thể điều chỉnh tăng lượng protein eosinophil cationic có độc tố tế bào được tiết ra bởi kích hoạt hoạt tính của bạch cầu ái toan góp phần gây ra mày đay mạn tính. 4 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu * Mục tiêu 1: Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. Đối tượng nghiên cứu là 245 bệnh nhân mày đay mạn đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, từ 8/2016 đến 02/2018. Tiêu chuẩn chẩn đoán mày đay mạn: Sẩn phù xuất hiện nhanh ở vị trí bất kỳ trên cơ thể,mất đi nhanh trong vòng một đến vài giờ, tồn tại không quá 24 giờ.Ngứa tại vùng đang có thương tổn hoặc sắp có thương tổn.Bệnh kéo dài trên 6 tuần. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori:Mẫu xét nghiệm có nồng độ kháng nguyên H. pylori ≥ 0,05 µg/mlđược chẩn đoán là dương tính (MĐM/H. pylori+). Mẫu xét nghiệm âm tính khi nồng độ kháng nguyên H. pylori <0,05 µg/ml (MĐM/H. pylori -) Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán là mày đay mạn, đồng ý tham gia nghiên cứu, đồng ý làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori. Tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh nhân đang hoặc đã dùng kháng sinh hoặc bismuth trong vòng 4 tuần; dùng thuốckháng thụ thể H2 hoặc thuốc nhóm PPI trong vòng 2 tuần trước đó. Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở thực quản, dạ dày, tá tràng. Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, nghiện rượu, nghiện ma túy, đang điềutrị các bệnh lý: tim mạch, hô hấp, gan, thận, bệnh ác tính.Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.Bệnh nhân không đồng ý tham gia, không đồng ý làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn H. pylori 5 * Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả điều trị mày đay mạn ở bệnh nhân nhiễm H. pyloribằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori. Đối tượng là 76 BN MĐM/H.pylori+ đáp ứng điều trị diệt vi khuẩn Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân mày đay mạn nhiễm H. pylori, đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn.Bệnh nhân không có các triệu chứng báo động bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. Bệnh nhân đồng ý tham gia vàthực hiện đúng quy trình điều trị. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc có chống chỉ định với các thuốc sử dụng trong nghiên cứu. 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Hóa chất:Bộ kítHpAg của hãng Dia.Pro Diagnostic, Italy - Máy làm xét nghiệm:Hệ thống máy ELISA, Mỹ - Thuốc: Xyzal5mg (Thụy Sỹ)Nexium MUPs 40mg (Thụy Điển)Ospamox500mg (Sandoz-Imexpharm). Klacid 500mg (Abbott) 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lâm sàng so sánh trước và sau điều trị 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Mục tiêu 1: Lấy mẫu thuận tiện. Từ 8/2016 đến 2/2018, chọn được 245 bệnh nhân mày đay mạn đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. - Mục tiêu 2: Trong nhóm 245 bệnh nhân mày đay mạn, có 76 bệnh nhân MĐM/H. pylori+đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn 6 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.3.1.Sàng lọc, lựa chọn bệnh nhân: Giảithích kỹ về mục tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu nếu bệnh nhân đồng ý tham giathì ký tên vào bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu 2.3.2. Thu thập các thông tin lâm sàng Hỏi bệnh, khám bệnh, bằng Phiếu thông tin nghiên cứu đánh giá:Tiền sử bệnh dị ứng, bệnh mày đay, tiền sử bệnh nội khoa của bệnh nhân. Tiền sử dị ứng với các thuốc sử dụng trong nghiên cứu. Các yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng của mày đay mạn. 2.3.3. Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu Công thức máu (số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, thành phần bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin). Chức năng gan (GOT, GPT). Chức năng thận (ure, creatinin). 2.3.4. Làm xét nghiệm kháng nguyên phân xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori. Hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu phân, chuyển về Khoa xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, được bảo quản trong tủ âm 40oC. Các mẫu bệnh phẩm được tập hợp và tiến hành xét nghiệm phân tích 1 tuần/1 lần. 2.3.5. Điều trị cho các nhóm bệnh nhân Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân đều được điều trị triệu chứng mày đay bằng thuốc kháng Histamin H1. - Nhóm bệnh nhân không nhiễm vi khuẩn H.pylori thì chỉ dùng thuốc kháng Histamin H1 không dùng thêm thuốc bôi gì. - Nhóm bệnh nhân nhiễm vi khuẩn H.pylori, đủ tiêu chuẩn thì dùng thuốc kháng Histamin H1 phối hợp thuốc diệt vi khuẩn 7 2.3.5.1. Các phác đồ thuốc điều trị cụ thể như sau - Nhóm MĐM/ H.pylori- dùng: Levocertirizin (Xyzal 5mg) uống ngày 1 viên sau ăn tối30 phút trong 4 tuần. - Nhóm MĐM/ H.pylori+, đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu điều trị tiệt trừ H. pyloridùng: + Levocertirizin (Xyzal 5mg) uống ngày 1 viên sau ăn tối 30 phút trong 4 tuần. + điều trị diệt vi khuẩn H. pylori : Sử dụng phác đồ 3 thuốc trong 10 ngàygồm:  Esomeprazol (Nexium MUPs 40mg) x2 viên/ ngày x 10 ngày.(ngàyuống 2 lần, mỗi lần 1 viên, trước ăn sáng và trước ăn tối 30 phút)  Amoxicilin (Osphamox 500mg) x 4 viên/ngày x 10 ngày (ngàyuống 2 lần, mỗi lần 2 viên, sau ăn sáng và sau ăn tối 1 giờ)  Clarithromycine (Klacid) 500mg x 2 viên/ngày x 10 ngày. (ngàyuống 2 lần, mỗi lần 1 viên, sau ăn sáng và sau ăn tối 1 giờ) 2.3.5.2. Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, theo dõi tác dụng không mong muốn. - Nghiên cứu viên kiểm tra các thuốc đã mua sau khi kê đơn; Hướng dẫn bệnh nhân cụ thể cách sử dụng các thuốc, cách đặt hẹn nhắc giờ uống thuốc hàng ngày; Theo dõi dùng thuốc bằng cách đếm các vỏ thuốc sau mỗi lần tái khám. - Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi những triệu chứng bất thường có thể xẩy ra dotác dụng không mong muốn của thuốc điều trị. Bệnh nhân khi cócác triệu chứng bất thường đều được yêu cầu báo ngay cho nghiên cứu viên biết. Những bệnh nhân gặp tác dụng phụ rất nặng hoặc có biểu hiện dị ứng thuốc sẽ được ngưng liệu trình điều trị và tái khám ngay. 8 2.3.5.3. Đánh giá đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn H.pylori Tại thời điểm sau ngừng điều trị diệt vi khuẩn 4 tuần, tiến hành làm lại xét nghiệm tìm kháng nguyên H.pylori trong phân để đánh giá tình trạng đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn. 2.3.6. Tái khám và đánh giá - Bệnh nhân được nhắc khám lại bằng phiếu hẹn, gọi điện thoại. - Bệnh nhân tái khám sau điều trị 2 tuần, 4 tuầnđánh giá hiệu quả điều trị mày đay mạn dựa vào các chỉ tiêu sau: Mức độ ngứa; Mức độ sẩn phù; Mức độ hoạt động bệnh mày đay mạn (UAS); Mức ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống; Tác dụng không mong muốn của thuốc - Bệnh nhân tái khám sau dừng điều trị 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng đánh giá các chỉ tiêu sau:Mức độ kiểm soát bệnhmày đay mạn sau điều trị (UCT); Đánh giá việc bệnh nhân có phải dùng lại thuốc chống dị ứng hay không. Ở thời điểm đánh giá sau dừng điều trị 2 tuần, những bệnh nhân nào không kiểm soát tốt bệnh, phải dùng lại thuốc kháng histamine H1 sẽ được dùng tiếp kháng histamine H1 theo phác đồ bậc 2 (tăng liều gấp 2 lần). Những bệnh nhân nào kiểm soát tốt bệnh, không cần phải uống lại thuốc kháng histamin H1 thì sẽ tiếp tục được theo dõi và đánh giá lại ở thời điểmsau dừng điều trị 1 tháng. Việc đánh giá và theo dõi được tiến hành tương tự như trên ở các thời điểm sau dừng điều trị 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. 2.4. Các kỹ thuật và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 2.4.1. Kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân (Stool Antigen Test – SAT). 9 * Chuẩn bị mẫu xét nghiệm 1. Lấy các hộp đựng phân khỏi tủ âm, để ở nhiệt độ phòng (rã đông tự nhiên sau 4h). 2. Chuẩn bị 2 bộ ống nghiệm mỗi bộ có số ống tương ứng với số mẫu làm xét nghiệm. 3. Lấy ra bộ ống nghiệm 1: cho vào mỗi ống nghiệm 1ml chất pha loãng. Lấy từ mỗi mẫu 1 lượng phân khoảng 0,2g đưa vào các ống nghiệm (cân ống nghiệm trước và sau khi lấy phân) 4. Đưa các ống vào máy votex lắc 1 phút, sau đó li tâm lần 1 (3000 vòng/3 phút), lấy phần dịch trong phía trên chuyển sang bộ ống nghiệm 2. Tiếp tục li tâm lần 2 (3000 vòng/3 phút) sau đó lấy 100µldd pha loãng của hệ thống treo để tiến hành xét nghiệm. * Các bước tiến hành xét nghiệm 1. Đặt lượng giếng cần xét nghiệm lên giá, giếng A1 và B1 để trống. Đánh dấu phân biệt các giếng làm chuẩn và mẫu bệnh phẩm. 2. Nhỏ 100 µl dung dịch chuẩn và mẫu bệnh phẩm (đã được chuẩn bị ở trên) vào các giếng tương ứng (theo hình) 3. Nhỏ 100 µl enzym liên hợp trong tất cả các giếng, trừ A1 + B1. 4. Đậy kín các giếng và ủ ở 370C trong máy ủ Elisa trong 120 phút. 5. Sau khi hết thời gian ủ, rửa vi giếng bằng máy rửa Elisa, dùng dung dịch rửa đã pha loãng rửa 5 lần, thể tích mỗi lần rửa là 320 µl. 6. Nhỏ 200 µl dung dịch chất tạo màu vào tất cả các giếng, bao gồm cả A1 + B1. Ủ ở nhiệt độ phòng (18-240C) trong 20 phút 7. Thêm 100 µl H2SO4 vào tất cả các giếng để dừng phản ứng. * Đọc và phân tích kết quả: Các mẫu có nồng độ kháng nguyên H. pylori ≥ 0,05 µg/ml được xác định dương tính. Các mẫu có nồng độ kháng nguyên H. pylori < 0,05 µg/ml được coi là âm tính. 10 2.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá - Đánh giá mức độ hoạt động bệnh: bằng điểm UAS (urticaria activity score). Cho điểm đánh giá các triệu chứng ngứa, sẩn phù từ đó tính điểm hoạt động của bệnh mày đay. Tổng điểm thấp nhất là 0 cao nhất là 6 điểm.Tổng điểm càng cao tương ứng với mức độ hoạt động bệnh càng nặng. Dùng điểm UAS Phân loại mức độ bệnh: 0 điểm: Không có bệnh; 1 - 2 điểm: Bệnh mức độ nhẹ; 3 - 4 điểm: Bệnh mức độ trung bình; 5 - 6 điểm: Bệnh mức độ nặng - Đánh giá ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân mày đay mạn (Chronic Urticaria Quality of Life Questionnaire /CU-Q2oL). - Đánh giá mức độ kiểm soát mày đay mạn sau dừng điều trị bằng bộ câu hỏi UCT (Urticaria control test). Điểm UCT ≥ 12: kiểm soát bệnh tốt.Điểm UCT < 12: kiểm soát bệnh không tốt - Đánh giá tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori ở đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tất cảBN được làm xét nghiệm tìm kháng nguyên H. Pyloritrongphân để đánh giá tình trạng nhiễm vi khuẩn  Các mẫu có nồng độ kháng nguyên H. pylori ≥ 0,05µg/ml được ghi nhận dương tính, BN được xếp vào nhóm mày đay mạn có nhiễm H. pylori (MĐM/ H. pylori+).  Các mẫu có nồng độ kháng nguyên H. pylori <0,05 µg/ml được ghi nhận âm tínhvà BN được xếp vào nhóm mày đay mạn không nhiễm H. pylori (MĐM/H. pylori -) - Đánh giá kết quả tiệt trừ H. pylori sau điều trị diệt vi khuẩn Nhóm MĐM/H. pylori+đủ tiêu chuẩn, sau ngừng điều trị diệt vi khuẩn 4 tuần, được làm lại xét nghiệm kháng nguyên phân. 11  Các mẫu sau điều trị có nồng độ kháng nguyên H. pylori<0,05 µg/mlđược ghi nhận âm tính và người bệnh được xếp vào nhóm MĐM/H.pylori+ đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn.  Các mẫu sau điều trị có nồng độ kháng nguyên H. pylori ≥ 0,05 µg/ml được ghi nhận dương tính, người bệnh được xếp vào nhóm MĐM/H.pylori+ không đáp ứng điều trị diệt vi khuẩn. - Đánh giá tác dụng không mong muốn Ghi nhận có hay không tác dụng không mong muốn và đánh giá mức độ. Các tác dụng không mong muốn có thể gặp của thuốc: gồm buồn ngủ, mệt mỏi, khó tiêu, táo bón, với các mức độ nhẹ - vừa -nặng - rất nặng. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được mã hóa và xử lýbằng phần mềmStata 14. 2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. Các dữ liệu đầu vào của nghiên cứu được thu thập trong thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 02/2018. Thu nhận bệnh nhân tại Khoa Da liễu.Xét nghiệm được thực hiện tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. 12 107 MÀY ĐAY MẠN/ H.pylori +, ĐIỀU TRỊ - XYZAL 4 TUẦN - DIỆT H. PYLORI PHÁC ĐỒ 3 THUỐC 10 NGÀY SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 86 MÀY ĐAY MẠN/ H. pylori -, ĐIỀU TRỊ XYZAL4 TUẦN 159 MÀY ĐAY MẠN/ H.pylori + Hp-Ag/Stool (SAT) 86 MÀY ĐAY MẠN/ H. pylori - 245 BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN Hp-Ag/Stool (SAT) 76 MĐM/H. pylori+ đáp ứng với điều trị diệt VK 31 MĐM/H. pylori+ không đáp ứng với điều trị diệt VK SAU ĐIỀU TRỊ 2 TUẦN, 4 TUẦN Đánh giá  Mức độ hoạt động của bệnh mày đay mạn  Điểm chất lượng cuộc sống SAU DỪNG ĐIỀU TRỊ2 TUẦN, 1 THÁNG, 2 THÁNG, 3 THÁNGĐánh giá  Mức độ kiểm soát bệnh mày đay  Tỷ lệ dùng lại thuốc chống dị ứng Sau dừng điều trị diệt H.pylori 4 tuần 13 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacterpyloriở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh Từ tháng 8/2016 đến tháng 02/2018, có 245 bệnh nhân mày đay mạn đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.Làm xét nghiệm tìm kháng nguyên vi khuẩn trong phân thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori như sau Bảng 3. 1: Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân mày đay mạn Đối tượng n % Có nhiễm H. pylori 159 64,9 Không nhiễm H. pylori 86 35,1 Tổng 245 100 Nhận xét: Tỷ lệ BN mày đay mạn nhiễm vi khuẩn H.pylori (MĐM/H. pylori+ )là 64,9% Bảng 3. 2: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời gian tồn tại của sẩn phù, ngứa Đối tượng Thời gian MĐM/H. pylori+ (n=159) MĐM/H. pylori – (n= 86) Tổng P n % n % n % <1 giờ 20 12,6 2 2,3 22 9,0 < 0,01 1 giờ - 6giờ 38 23,9 39 45,4 77 31,4 < 0,01 > 6 giờ 101 63,5 45 52,3 146 59,6 < 0,01 Nhận xét: 59,6% BN có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ. Tỷ lệMĐM/H. pylori+ có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ lớn hơn nhóm MĐM/H. pylori- (p<0,01). 14 Bảng 3. 3: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ ngứa Nhận xét: Nhận xét: 100% BN có ngứa mức độ trung bình và nặng.Tỷ lệMĐM/H. pylori+có ngứa mức độ nặng,1à 81,8% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM/H.pylori-(p<0,01). Bảng 3. 4: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ sẩn phù Đối tượng Mức độ sẩn phù MĐM/H. pylori+ (n=159) MĐM/H. pylori – (n= 86) Tổng p n % n % n % Trung bình 71 44,7 81 94,2 152 62,0 <0,01 Nặng 88 55,3 5 5,8 93 38,0 <0,01 Nhận xét: 100% BN có sẩn phù mức độ trung bình và nặng.Tỷ lệMĐM/H. pylori+ có sẩn phù mức độ nặngcao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm MĐM/H. pylori- (p<0,01) Đối tượng Mức độ ngứa MĐM/H. pylori+ (n=159) MĐM/H. pylori- (n= 86) Tổng P n % n % n % Trung bình 29 18,2 54 62,8 83 33,9 <0,01 Nặng 130 81,8 32 37,2 162 66,1 <0,01 15 3.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pyloribằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn Bảng 3. 5: Điểm đánh giá mức độ ngứa sau các tuần điều trị Đối tượng Thời điểm MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 1, (n = 76) MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 2, (n = 31) MĐM/ H. pylori - Nhóm 3, (n = 86) p Trước điều trị (1) 2,9 ± 0,2 2,9 ± 0,2 2,4 ± 0,5 p13<0,05 Sau điều trị 2 tuần (2) 1,6 ± 0,5 1,4 ± 0,5 1,4 ± 0,5 p12>0,05 p13>0,05 Sau điều trị 4 tuần (3) 0,7 ± 0,5 1,2 ± 0,4 1,0 ± 0,2 p12<0,05 p13<0,05 p (1) (2) < 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1)(2) < 0,05 p (1)(3) < 0,05 Nhận xét: Ở thời điểm trước điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VKcó điểm mức độ ngứa trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm MĐM/H. pylori– (p13<0,01). Sau 4 tuần điều trị, điểm mức độ ngứa trung bình của cả 3 nhóm đều giảm so với trước điều trị.Nhóm MĐM/H. pylori+đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn, mức giảm nhiều nhất đạt 1,0± 0,2 thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị và thấp hơn so với 2 nhóm còn lại(p12>0,05;p13>0,05) 16 Bảng 3. 6: Điểm đánh giá mức độ sẩn phù sau các tuần điều trị Nhận xét: Ở thời điểm trước điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+đáp ứng điều trị diệt vi khuẩn có điểm sẩn phù, trung bình là 2,6 ± 0,5cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm MĐM/H. pylori - (p13<0,05). Sau 4 tuần, điểm sẩn phù trung bình của nhóm MĐM/H. pylori+đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn, giảm còn 1,2± 0,5. Điểm này thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị (p(1)(3) < 0,05) và thấp nhất trong 3 nhóm đối tượng (p12<0,05; p13<0,05) Bảng 3. 7: Điểm hoạt động mày đay (UAS) sau các tuần điều trị Đối tượng Thời điểm MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 1, (n = 76) MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 2, (n = 31) MĐM/ H. pylori - Nhóm 3, (n = 86) p Trước điều trị (1) 5,5 ±0,6 5,5 ±0,6 4,4 ±0,6 p13<0,01 Sau điều trị 2 tuần (2) 3,3 ± 0,8 3,2 ± 0,7 3,3 ± 0,7 p12>0,05 p13>0,05 Sau điều trị 4 tuần (3) 1,9 ± 0,7 2,7 ± 0,8 2,7 ± 0,6 p12<0,05 p13<0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) < 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) < 0,05 p (1) (3) < 0,05 Đối tượng Thời điểm MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 1, (n = 76) MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 2, (n = 31) MĐM/ H. pylori - Nhóm 3, (n = 86) p Trước điều trị (1) 2,6 ± 0,5 2,6 ± 0,5 2,1 ± 0,2 p13<0,05 Sau điều trị 2 tuần (2) 1,8 ± 0,4 1,9 ± 0,3 1,9 ± 0,3 p12>0,05 p13>0,05 Sau điều trị 4 tuần (3) 1,2 ± 0,5 1,5 ± 0,5 1,7 ± 0,5 p12<0,05 p13<0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) < 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1)(2) < 0,05 p (1)(3) < 0,05 17 Biểu đồ 3. 1: Điểm hoạt động mày đay (UAS) sau các tuần điều trị Nhận xét bảng 3.23, biểu đồ 3.1: Trước điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn có điểm UAS trung bình là 5,5± 0,6cao hơn nhóm MĐM/H.pylori -.Sau 4 tuần điều trị, điểm này giảm còn 1,9 ± 0,7. Điểm này thấp hơn so với trước điều trị p(1)(3) < 0,05 và thấp nhất trong 3 nhóm đối tượng (p12<0,05; p13<0,05) Bảng 3. 8: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị Đối tượng Thời điểm MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 1, (n = 76) MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 2, (n = 31) MĐM/ H. pylori - Nhóm 3, (n = 86) p Trước điều trị (1) 67,8 ± 9,5 66,6 ± 11,2 61,0 ± 10,8 p12>0,05 p13<0,05 Sau điều trị 2 tuần (2) 42,4 ± 5,4 43,5 ± 6,0 44,8 ± 6,0 p12>0,05 p13>0,05 Sau điều trị 4 tuần (3) 33,2 ± 5,9 35,2 ± 5,5 40,5 ± 6,5 p12>0,05 p13<0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 p (1) (2) > 0,05 p (1) (3) < 0,05 5,5 3,3 1,9 4,4 3,3 2,7 0 1 2 3 4 5 6 TR Ư Ớ C Đ IỀ U TR Ị S A U Đ IỀ U TR Ị 2 TU Ầ N S A U Đ IỀ U TR Ị 4 TU Ầ N MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK 18 Biểu đồ 3. 2: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượngcuộc sống trước và sau điều trị Nhận xét bảng 3.26, biểu đồ 3.3:Trước điều trị, nhóm BN MĐM/H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VKcó điểm ảnh hưởng đến CLCS là 67,8 ± 9,5 cao hơn nhóm MĐM/H.pylori- (p13<0,05). Sau điều trị 4 tuần, điểm này giảm còn 33,2 ± 5,9, thấp hơn trước điều trị vàthấp hơn 2 nhóm còn lại (p12<0,05;p13<0,05) Bảng 3. 9: Tác dụng không mong muốn sau 4 tuần điều trị Đối tượng Triệu chứng MĐM/H. pylori+ (n=107) MĐM/H. pylori – (n=86) p n % n % Buồn ngủ 0 0 1 1,2 > 0,05 Mệt mỏi 1 0,9 0 0 > 0,05 Khô miệng 2 1,9 0 0 > 0,05 Nhận xét:Sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ rất thấp và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. 61 44,8 40,5 67,8 42,4 33,2 30 35 40 45 50 55 60 65 70 TRƯỚC ĐIỀU TRỊ SAU ĐIỀU TRỊ 2 TUẦN SAU ĐIỀU TRỊ 4 TUẦN MĐM/H.pylori- MĐM/H.pylori+ đáp ứng phác đồ điều trị MĐM/H.pylori+ không đáp ứng phác đồ điều trị 19 3.2.2. Đánh giá mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau dừng điều trị Bảng 3. 37: Tổng hợp mức độ kiểm soát bệnh sau 3 tháng dừng điều trị Đối tượng Mức độ kiểm soát bệnh MĐM/ H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 1, (n = 76) MĐM/ H. pylori+ không đáp ứng điều trị diệt VK Nhóm 2, (n = 31) MĐM/H. pylori - Nhóm 3 (n = 86) p n % n % n % Kiểm soát tốt 28 36,8 2 6,5 3 3,5 p12<0,01 p13<0,01 Kiểm soát không tốt 48 63,2 29 93,5 83 96,5 Biểu đồ 3. 3: Mức độ kiểm soát bệnh tốt của mỗi nhóm sau dừng điều trị Nhận xét bảng 3.37, biểu đồ 3.3: Tỷ lệ kiểm soát tốt bệnh củanhóm MĐM/H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VK,sau 2 tuần dừng điều trị, đạt cao nhất (96,1%) (p12<0,01; p13<0,01); sau dừng điều trị 3 tháng, tỷ lệ này 36,8% lớn hơn co ý nghĩa so với 2 nhóm còn lại 41,9% 12,8% 5,8% 3,5% 96,1% 78,9% 55,3% 36,8% 61,3% 29,0% 16,2% 6,5% 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% Sau 2 tuần dừng Xyzal Sau 1 tháng dừng Xyzal Sau 2 tháng dừng Xyzal Sau 3 tháng dừng Xyzal MĐM/H.pylori - MĐM/H.pylori+ đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn MĐM/H.pylori+ không đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn 20 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi làm xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi khuẩn H. pyloritrong phân, xác định 64,9% bệnh nhân mày đay mạn có nhiễm H. pylori (MĐM/H.pylori+)(bảng 3.1).Năm 2015, Huiyuan Gu đã phân tích 16 nghiên cứu đánh giá mối liên hệ sinh bệnh học có thể có giữa nhiễm H. pylori và mày đay mạn, kết quả thấy tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn là 49,74%cao hơn ở nhóm chứng 40,81% sự khác biệt này cho thấy nhiễm H. pylori có thể là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của mày đay mạn. Về thời gian tồn tại của sẩn phù, ngứa,kết quả bảng 3.14 cho thấy 59,6% BN có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ, trong đó, tỷ lệ MĐM/H. pylori+cao hơncó ý nghĩa so với nhómMĐM/H. pylori-. Về điểm triệu chứng sẩn phù, ngứa, kết quả bảng 3.18, bảng 3.19, tỷ lệ BN ngứa mức độ nặng của nhóm MĐM/H. pylori+(81,8%)cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM/H. pylori- (37,2%).Tỷ lệ BN có sẩn phù mức độ nặng ở nhóm MĐM/H. pylori+ chiếm 55,3% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM/H. pylori- 4.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pyloribằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori. 4.2.1. Hiệu quả điều trị mày đay mạn Tiến triển của triệu chứng ngứa, sẩn phù Ở thời điểm trước điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VKcó điểm mức độ ngứa trung bình là 2,9± 0,2; điểm sẩn phù trung bình là 2,6 ± 0,5cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM/H. pylori- .Sau 4 tuần điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+ đáp ứng với điều trị diệt VK, 21 mức điểm ngứa và điểm sẩn phù giảm nhiều nhất,thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị và thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Điểm mức độ hoạt động của bệnh (UAS) Bảng 3.23, ở thời điểm trước điều trị, nhóm MĐM/H. pylori+ có điểm UAS trung bình là 5,5 ± 0,6cao hơn có ý nghĩa so với điểm 4,4 ± 0,6 của nhóm MĐM/H. pylori -. Sau 4 tuần điều trị, điểm UAS trung bình của cả 3 nhóm đều giảm so với trước điều trị.Nhóm MĐM/H. pylori+ đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn, mức giảm nhiều nhất còn 1,9 ± 0,7. Điểm này thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trịvà thấp nhất trong 3 nhóm đối tượng, sự khác biệt có ý nghĩa với p12<0,05; p13<0,05. Nghiên cứu của Fukuda thấy trong số BN mày đay mạn có H. pylori dương tính, đã được điều trị diệt trừ vi khuẩn thành công, 35% BN đã thuyên giảm hoàn toàn và 65% đã thuyên giảm 1 phần triệu chứng nổi mày đay. Tác giả Federman D.G, phân tích 10 nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ H. pylori được thấy có liên quan đáng kể với việc giảm triệu chứng mày đay (OR 2.9, khoảng tin cậy 95% 1,4-6,8, p = 0,005). Ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống Trước điều trị, nhóm BN MĐM/H. pylori+ đáp ứng điều trị diệt VKcó điểm ảnh hưởng đến tổng thể các khía cạnh của CLCS là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ty_le_nhiem_helicobacterpylori_o.pdf
Tài liệu liên quan