Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt gồm các bước:
1- Lựa chọn vùng nghiên cứu; 2- Thiết lập các tiêu chí; 3-
Chuẩn hóa các biến số; 4- Xác định trọng số; 5- Tính giá trị chỉ
số dễ bị tổn thương; 6- Xây dựng bản đồ mức độ tổn thương do
lũ lụt; 7- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thương lũ lụt.
Bước 1: Lựa chọn vùng nghiên cứu. Vùng nghiên cứu
được lựa chọn là lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, nơi
hàng năm phải hứng chịu sự khốc liệt của lũ lụt.
Bước 2: Thiết lập bộ tiêu chí. Để triển khai việc thiết lập
bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt cho lưu vực
sông cần phải tập hợp những dữ kiện về tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trường trong mối liên quan đến tai biến lũ lụt. Luận
án thiết lập 4 tiêu chí: nguy cơ ngập lụt, độ phơi nhiễm, tính
nhạy và khả năng chống chịu. Bộ tiêu chí được xác lập bằng
cách xác định riêng lẻ từng tiêu chí, sau đó được tổng hợp lại
theo phương pháp được lựa chọn, cụ thể như sau:
+ Tiêu chí nguy cơ ngập lụt phản ánh tính chất, quy mô,
cường độ của tai biến lũ lụt, nó được coi là mối đe dọa trực tiếp
đến hệ thống. Các đặc trưng thuộc tiêu chí này có thể là: độ sâu
ngập lụt, thời gian ngập lụt, diện tích ngập, vận tốc dòng chảy
lũ, cường suất lũ hay tần suất xuất hiện lũ lớn, vv.
+ Tiêu chí độ phơi nhiễm đặc trưng cho mức độ ảnh
hưởng của hiện trạng bề mặt hệ thống khi tiếp xúc trực tiếp với
nguy cơ lũ lụt. Hiện trạng bề mặt hệ thống ở đây có thể là: hiện
trạng sử dụng đất, mật độ nhà cửa.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung quan trọng là xác định
tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt.
5
1.2 NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi theo
hƣớng phát triển trong nhiều năm qua, qua việc xem xét các
thành phần, tham gia để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.
Có hai hƣớng tiếp cận chính để đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng: các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
thƣờng chú trọng vào khái niệm rủi ro (risk), trong khi các
nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thƣờng nhắc đến
thuật ngữ tính dễ bị tổn thƣơng (vulnerability). Khái niệm tính
dễ bị tổn thƣơng đƣợc các nhà khoa học xã hội gắn với nhóm
các yếu tố kinh tế - xã hội và xác định khả năng của cộng đồng
trong việc chống chọi với hiện tƣợng thiên tai. Đối với khoa học
tự nhiên, nhƣ các nhà khoa học về khí hậu lại thƣờng xem khái
niệm tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng xuất hiện và các tác
động tiềm tàng của các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu có liên
quan.
Nhìn chung, các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng trƣớc đây phần lớn chủ yếu tập trung vào đánh giá các
tác nhân vật lý mà ít xét đến trạng thái của hệ thống xã hội và
thành phần cộng đồng dân cƣ. Theo thời gian, quan điểm tiếp
cận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ngày càng hoàn thiện và cho
thấy tính toàn diện, đa chiều (tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi
trƣờng) nhằm xác định sâu sắc hơn các thành phần gây nên thiệt
hại của hệ thống trƣớc tai biến. Từ nhóm quan điểm thứ 1, chú
trọng nhiều đến yếu tố tự nhiên nhƣ là độ lớn, xác suất của các
tai biến mà có thể coi nhẹ sự gây hại đến cộng đồng dân cƣ;
đến nhóm quan điểm thứ 2, chú trọng nhiều đến yếu tố xã hội
có khả năng thích ứng hay chống chịu với các tai biến mà chƣa
6
đi sâu phân tích nhiều đến bản chất tự nhiên của hiện tƣợng; và
để tổng hòa hai trƣờng phái này, hƣớng nghiên cứu mang tính
tổng hợp, toàn diện cả tự nhiên và xã hội tạo nên nhóm quan
điểm thứ 3.
Vấn đề đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ở Việt Nam đã
đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập đến gần nhƣ đồng hành với các
nghiên cứu về biến đổi khí hậu nhƣ: Mai Trọng Nhuận, Nguyễn
Kim Lợi, Nguyễn Mai Đăng, Thái Thành Lƣợm, Trần Thục, Hà
Hải DƣơngTuy nhiên, các nghiên cứu này hoặc chỉ chú trọng
đến tự nhiên hoặc xã hội, hoặc nghiên cứu cho 1 ngành cụ thể
và phần lớn là các yếu tố đƣa vào tính toán còn hạn chế.
Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đã dần đƣợc phát
triển thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến
nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhƣ: tự nhiên, kinh tế, xã hội và
môi trƣờng. Luận án này sẽ hƣớng đến nghiên cứu tính dễ bị
tổn thƣơng bao hàm cả yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, môi
trƣờng – là các yếu tố thuộc nguy cơ, độ phơi nhiễm, tính nhạy
và khả năng chống chịu của cộng đồng dân cƣ trƣớc các tai
biến lũ lụt.
Qua tổng quan một số công trình đã cho thấy sự phức tạp
và tính đa dạng của vấn đề nghiên cứu. Tùy vào từng bài toán
đặt ra mà có sự điều chỉnh phù hợp trong cách vận dụng lý luận
vào thực tiễn để lựa chọn phƣơng pháp, bộ tiêu chí và cách thể
hiện. Trong luận án này đã lựa chọn một cách tiệm cận tổng
hợp phù hợp nhất đối với việc xác định bộ chỉ số dễ bị tổn
thƣơng cho LVS VG-TB, chi tiết sẽ đƣợc bàn ở các phần tiếp
theo.
7
Định nghĩa đƣợc sử dụng trong luận án phát triển theo
quan điểm của IPCC, UNESCO-IHE, “Tính dễ bị tổn thƣơng là
mức độ mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng và không thể
chống chịu với các tác động tiêu cực của lũ lụt. Nó đƣợc xác
định trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng
thông qua độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu
trƣớc nguy cơ lũ lụt nhất định”. Luận án này không có tham
vọng xây dựng 1 quy trình hoàn chỉnh, mà cố gắng đƣa ra cơ sở
khoa học để xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng lũ lụt cho 1 lƣu vực sông cụ thể (VG-TB).
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LŨ LỤT
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổn thƣơng do lũ lụt để lại trên mọi lĩnh vực tự nhiên,
kinh tế - xã hội và môi trƣờng không chỉ hữu hình mà còn là
những thiệt hại vô hình. Tổng hợp các thiệt hại đó đƣợc gói trọn
trong khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng theo cách tiếp cận tổng
hợp đã bàn ở Chƣơng 1.
Một đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng gây nên bởi lũ lụt
đƣợc xem xét trong hai mối liên hệ chính là: (1) quy mô và tần
suất lũ tăng lên trong điều kiện biến đổi khí hậu quy mô toàn
cầu, việc quản lý và vận hành các công trình thủy trên bề mặt
lƣu vực chƣa tối ƣu và điều kiện thích ứng của cơ sở hạ tầng
trƣớc tai biến lũ; (2) sự phát triển quy mô dân số và kinh tế - xã
hội dẫn đến sự tăng nguy cơ thiệt hại về ngƣời và của trƣớc tai
biến lũ lụt. Trong bài toán cụ thể này thì tính dễ bị tổn thƣơng
đƣợc xét trong mối quan hệ tƣơng hỗ giữa tai biến lũ lụt và các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng của một lƣu
8
vực sông. Việc lựa chọn một phƣơng pháp gián tiếp hay trực
tiếp, đơn giản hay phức tạp để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng là
phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu về các khía cạnh đã nêu. Để làm
đƣợc điều đó cần thiết phải xem xét tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ là
một hệ thống chịu tác động của tai biến lũ lụt. Thông thƣờng,
tính dễ bị tổn thƣơng có thể đƣợc cấu thành từ 4 tiêu chí là nguy
cơ lũ lụt, độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu:
Chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc coi là hàm số của các tiêu
chí nguy cơ lũ, độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống
chịu theo công thức (2.1): V = f(H, E, S A) (2.1)
Cụ thể: Vj = Hj*wH + Ej*wE + Sj*wS + Aj*wA (2.4)
trong đó: Vj – chỉ số dễ bị tổn thƣơng lũ lụt nút j; Hj, wH: giá trị
và trọng số tiêu chí nguy cơ lũ lụt; Ej, wE: giá trị và trọng số
tiêu chí độ phơi nhiễm; Sj, wS; giá trị và trọng số tiêu chí tính
nhạy; Aj, wA: giá trị và trọng số tiêu chí khả năng chống chịu; -
Nguy cơ lũ lụt H đƣợc hiểu nhƣ là mối đe dọa trực tiếp, bao
hàm tính chất, mức độ của lũ lụt: độ sâu ngập lụt, thời gian
ngập lụt và vận tốc dòng chảy lũ:
Hj = H1j*wH1 + H2j*wH2 + H3j*wH3 (2.5)
trong đó: Hj – giá trị tiêu chí nguy cơ lũ lụt nút j; H1j, wH1: giá
trị và trọng số biến độ sâu ngập lụt; H2j, wH2: giá trị và trọng số
biến thời gian ngập lụt; H3j, wH3: giá trị và trọng số biến vận tốc
dòng chảy lũ.
- Độ phơi nhiễm E là tính chất và mức độ tiếp xúc của hệ
thống với tai biến lũ lụt, thể hiện qua các loại hình sử dụng đất.
Giá trị tiêu chí độ phơi nhiễm đƣợc xác định từ giá trị các biến
sử dụng đất;
9
- Tính nhạy S là biểu hiện của lƣu vực thông qua các hoạt
động sống của con ngƣời trƣớc tai biến lũ lụt, gồm 4 thành
phần: nhân khẩu, sinh kế, kết cấu hạ tầng và môi trường
Sj = S.nkj*wS.dsj + S.skj*wS.skj + S.csj*wS.tbj + S.mtj*wS.mtj (2.6)
trong đó: Sj – giá trị tiêu chí nguy tính nhạy xã j; S.nkj, wS.nkj:
giá trị và trọng số thành phần nhân khẩu xã j; S.skj, wS.skj: giá trị
và trọng số thành phần sinh kế xã j; S.csj, wS.csj: giá trị và trọng
số thành phần kết cấu xã hội – y tế xã j; S.mtj, wS.mtj: giá trị và
trọng số thành phần điều kiện môi trƣờng xã j.
- Khả năng chống chịu A là phản ứng của lƣu vực trƣớc
tai biến lũ lụt nhằm hạn chế tính dễ bị tổn thƣơng, có 4 thành
phần: điều kiện, kinh nghiệm, sự hỗ trợ và khả năng phục hồi.
Aj = A.đkj*wA.dkj + A.knj*wA.knj + A.htj*wA.htj+ A.phj*wA.phj (2.7)
trong đó: Aj – giá trị tiêu chí nguy khả năng chống chịu xã j;
A.đkj, wA.đkj: giá trị và trọng số thành phần điều kiện chống lũ xã
j; A.knj, wA.knj: giá trị và trọng số thành phần kinh nghiệm chống
lũ xã j; A.htj, wA.htj: giá trị và trọng số thành phần sự hỗ trợ xã j;
A.phj, wA.phj: giá trị và trọng số khả năng tự phục hồi xã j;
2.2 XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH DỄ
BỊ TỔN THƢƠNG
Cùng với khái niệm thì phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thƣơng cũng ngày càng phát triển đa dạng. Các phƣơng pháp
này có thể nhóm lại theo hai hƣớng đánh giá: (1) trực tiếp -
mang tính định tính và (2) gián tiếp – mang tính định lƣợng
(thông qua bộ chỉ số). Trên cơ sở tổng quan, phân tích của một
số phƣơng pháp, luận án đã lựa chọn xây dựng phƣơng pháp
đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng thông qua bộ chỉ số có sử dụng
10
cả điều tra xã hội học và tích hợp bản đồ để xác định các biến
và tiêu chí.
Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng lũ lụt gồm các bƣớc:
1- Lựa chọn vùng nghiên cứu; 2- Thiết lập các tiêu chí; 3-
Chuẩn hóa các biến số; 4- Xác định trọng số; 5- Tính giá trị chỉ
số dễ bị tổn thƣơng; 6- Xây dựng bản đồ mức độ tổn thƣơng do
lũ lụt; 7- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng lũ lụt.
Bước 1: Lựa chọn vùng nghiên cứu. Vùng nghiên cứu
đƣợc lựa chọn là lƣu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, nơi
hàng năm phải hứng chịu sự khốc liệt của lũ lụt.
Bước 2: Thiết lập bộ tiêu chí. Để triển khai việc thiết lập
bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt cho lƣu vực
sông cần phải tập hợp những dữ kiện về tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trƣờng trong mối liên quan đến tai biến lũ lụt. Luận
án thiết lập 4 tiêu chí: nguy cơ ngập lụt, độ phơi nhiễm, tính
nhạy và khả năng chống chịu. Bộ tiêu chí đƣợc xác lập bằng
cách xác định riêng lẻ từng tiêu chí, sau đó đƣợc tổng hợp lại
theo phƣơng pháp đƣợc lựa chọn, cụ thể nhƣ sau:
+ Tiêu chí nguy cơ ngập lụt phản ánh tính chất, quy mô,
cƣờng độ của tai biến lũ lụt, nó đƣợc coi là mối đe dọa trực tiếp
đến hệ thống. Các đặc trƣng thuộc tiêu chí này có thể là: độ sâu
ngập lụt, thời gian ngập lụt, diện tích ngập, vận tốc dòng chảy
lũ, cƣờng suất lũ hay tần suất xuất hiện lũ lớn, vv..
+ Tiêu chí độ phơi nhiễm đặc trƣng cho mức độ ảnh
hƣởng của hiện trạng bề mặt hệ thống khi tiếp xúc trực tiếp với
nguy cơ lũ lụt. Hiện trạng bề mặt hệ thống ở đây có thể là: hiện
trạng sử dụng đất, mật độ nhà cửa..
11
+ Tiêu chí tính nhạy đặc trƣng các tính chất về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng, chúng sẽ phản ứng ra sao trƣớc tai biến lũ
lụt? Các biến thuộc tiêu chí tính nhạy nhƣ: dân số, dân tộc, trình
độ học vấn, giới tính, độ tuổi ... và môi trƣờng.
+ Tiêu chí khả năng chống chịu đặc trƣng cho khả năng
chống đỡ và chịu đựng trƣớc tai biến lũ lụt nhƣ: kinh nghiệm;
điều kiện; khả năng chống lũ
Bước 3: Chuẩn hóa dữ liệu. Các biến, thành phần có thứ
nguyên khác nhau, vì thế khi sử dụng trong hàm quan hệ (2.1)
cần chuẩn hóa trƣớc khi tính toán giá trị tính dễ bị tổn thƣơng lũ
lụt. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá chỉ
số phát triển con ngƣời của UNDP (2006) để chuẩn hóa dữ liệu.
Bước 4: Tính trọng số. Mỗi tiêu chí đều có một vai trò
nhất định trong việc hình thành tính dễ bị tổn thƣơng của lƣu
vực. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà mỗi tác giả có thể coi
vai trò của các tiêu chí là ngang bằng hoạc có trọng số. Luận án
tính chỉ số theo các biến và thành phần có trọng số.
Trên cơ sở phân tích khả năng và tính chất của một số
phƣơng pháp tính trọng số, trọng số của mỗi tiêu chí, thành
phần, biến để tính chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc tính theo 2
phƣơng pháp là AHP và Iyengar-Sudarshan, cụ thể AHP tính
trọng số cho 4 tiêu chí và 3 biến của tiêu chí nguy cơ ngập lụt;
phƣơng pháp Iyengar-Sudarshan tính trọng số cho các biến và
các thành phần của 2 tiêu chí tính nhạy và khả năng chống chịu.
+ Phƣơng pháp Iyengar – Sudarshan đƣợc xét trong bài
toán nhƣ sau: . Giả sử có M vùng, K chỉ tiêu dễ bị tổn thƣơng
và xij (i = 1,M; j=1,K) là các giá trị chuẩn hóa. Mức độ hoặc
12
một giai đoạn phát triển của vùng thứ i,
iy đƣợc xác định theo
tổng tuyến tính sau:
̅ ∑
√
[∑
√
]
ở đây (0 < w < 1 và tổng wj = 1) là những trọng số. Theo
phƣơng pháp của Iyengar - Sudarshan các trọng số này đƣợc
giả định là tỷ lệ nghịch với phƣơng sai của chỉ tiêu dễ bị tổn
thƣơng, trọng số wj đƣợc xác định theo công thức (2.15), c là
hằng số chuẩn hóa.
+ Phƣơng pháp AHP:
Hình 2.3: Sơ đồ khối các bƣớc thực hiện thuật toán AHP
Áp dụng theo cách tính trọng số Iyengar-Sudarshan: đơn
giản, khách quan và rất thuận tiện cho việc tính trọng số với
nhiều biến, nhiều thành phần trong 1 tiêu chí. Tuy nhiên, hạn
chế của phƣơng pháp là phụ thuộc vào sự phân bố của giá trị
các biến-nghĩa là nếu biến nào có sự dao động trong phạm vi
13
hẹp thì trọng số cao hoặc ngƣợc lại. Vì vậy các biến có sự dao
động tƣơng đồng thì áp dụng sẽ đạt kết quả tốt. - Áp dụng theo
phƣơng pháp AHP có xét đến tính thực tế về vai trò của các
biến, các thành phần trong tiêu chí. Tuy nhiên, áp dụng phƣơng
pháp này rất khó khăn trong việc xác định hệ số ma trận tƣơng
quan cặp giữa các biến, việc xây dựng, thu thập và xử lý phiếu
điều tra là rất công phu, mất thời gian và phụ thuộc vào đối
tƣợng đƣợc hỏi. Phƣơng pháp AHP chỉ nên áp dụng với số
lƣợng biến, thành phần trong tiêu chí là ít, các biến là rõ ràng
mang tính định lƣợng cao. Vì vậy hai phƣơng pháp sẽ bổ sung
cho nhau những mặt hạn chế nếu nhƣ kết hợp để tính trọng số.
Bước 5: Tính chỉ số. Sau khi giá trị các biến đƣợc thiết
lập, chuẩn hóa và đƣợc sử dụng để tính toán giá trị các thành
phần theo công thức (2.8), từ giá trị các thành phần tiến hành
tính toán giá trị các tiêu chí theo công thức (2.3) – (2.7) và cuối
cùng là tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng lũ lụt từ các tiêu chí
theo công thức (2.4).
Bước 6: Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương. Bản đồ
tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt đƣợc xây dựng dựa trên bộ chỉ số dễ
bị tổn thƣơng đã tính bằng công nghệ GIS. Ngoài bản đồ tính dễ
bị tổn thƣơng còn xây dựng 4 bản đồ các tiêu chí nguy cơ lũ lụt,
độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu để hỗ trợ cho
việc phân tích, xác định nguyên nhân, đánh giá và khắc phục
tính dễ bị tổn thƣơng tại một vùng bất kỳ hay toàn bộ lƣu vực.
Bước 7: Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương. Trên cơ sở
bộ chỉ số và bộ bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng có thể phân tích,
đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng hoặc tổng hợp, hoặc theo
14
từng tiêu chí để rút ra đƣợc bản chất tự nhiên, xã hội và môi
trƣờng của vùng nghiên cứu trƣớc tai biến lũ lụt.
Nhƣ vậy, cơ sở khoa học để xác lập đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng do lũ lụt đƣợc lựa chọn thông qua phƣơng pháp tính
toán chỉ số. Trọng số đƣợc xác định bằng việc kết hợp sử dụng
2 phƣơng pháp AHP và Iyengar-Sudarshan.
Triển khai đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cần thực hiện 7
bƣớc, trong đó khâu quan trọng nhất là xác định giá trị các biến,
thành phần, tiêu chí và cuối cùng là chỉ số (sơ đồ dƣới). Cụ thể
đối với LVS VG-TB có 43 biến, 11 thành phần trong 4 tiêu chí
đƣợc thiết lập để tính chỉ số dễ bị tổn thƣơng.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG LŨ
LỤT TRÊN LƢU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
LVS VG-TB trải dài từ 14057'10'' đến 16003'50'' vĩ độ
Bắc, 107012'50'' đến 108044'20'' kinh độ Đông thuộc khu vực
Kon Tum – Nam Nghĩa, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng. Vị trí thuộc khu vực đƣợc giới hạn ở phía bắc bởi dãy núi
Bạch Mã và khối núi Nam - Ngãi - Định phía Tây đâm ra biển,
là điều kiện thuận lợi cho việc sinh thủy trên lƣu vực. Với địa
hình có núi cao, các sông ngắn có hƣớng chủ yếu tây nam –
đông bắc, đổ ra biển, lƣu vực nhỏ, lòng sông hẹp và có độ dốc
lớn, nên với lƣợng mƣa lớn nhƣ vậy trút xuống là điều kiện gây
nên lũ lớn, lũ lên rất nhanh và sức tàn phá rất khốc liệt. Lƣợng
mƣa hàng năm lớn, dòng chảy có độ dốc lớn,.. nên ở khu vực
này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn. Ở đây có 8 dự án
thủy điện đã và đang xây dựng. Sự hiện diện của các công trình
15
này cũng là một trong những tác nhân gây cho lũ trên lƣu vực
trở nên tàn khốc và khó lƣờng hơn.
Đặc điểm tự nhiên tạo cho vùng một đặc trƣng mƣa lũ
khốc liệt, trong khi đó các hoạt động sống của con ngƣời trên bề
mặt cũng góp phần tạo nên sự khó lƣờng về thiệt hại và mức độ
ảnh hƣởng của lũ lụt đến đời sống ngƣời dân.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là các địa
phƣơng có sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội,..kéo theo là
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng cũng
là tác nhân gây nên các tai biến lũ lụt rất lớn.
3.2 THIẾT LẬP BỘ TIÊU CHÍ
+ Tiêu chí nguy cơ lũ lụt là các biến độ sâu ngập lụt, thời
gian ngập lụt và vận tốc dòng chảy lũ. Các biến này đƣợc xác
định bằng việc mô phỏng trận lũ thực từ 28/IX – 5/X/2009 (trận
lũ đặc trƣng và tƣơng đối lớn) bằng mô hình MIKE FLOOD.
Giá trị tiêu chí tính cho từng điểm nút đƣợc mô phỏng trong mô
hình, tổng số 148.407 điểm.
Bảng 3.12: Minh họa giá trị đặc trƣng ngập lụt
Stt
Tọa độ
Địa phƣơng
Tiêu chí nguy cơ lũ lụt
X Y H1 (m) H2 (h) H3 (m/s)
1 829350 1758172 Đại Hiệp 1.18 31 0.77
2 829226 1758053 Đại Hiệp 3.14 72 0.87
3 829267 1759320 Đại Hiệp 0.08 3 0.00
4 829557 1758566 Đại Hiệp 0.00 0 0.00
+ Tiêu chí độ phơi nhiễm. Dữ liệu thu thập để xác định giá
trị biến sử dụng đất đƣợc tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Đà
Nẵng và tỉnh Quảng Nam cung cấp. Phân các loại đất thành 6
nhóm chính: An ninh quốc phòng, công cộng, đất ở - đô thị,
16
nông nghiệp, trồng rừng và cây công nghiệp, đất trống-sông
ngòi. Mỗi nhóm đất theo mức độ ảnh hƣởng bởi tai biến lũ lụt
sẽ đƣợc gán một giá trị nhất định từ 1 đến 6.
Bảng 3.16: Minh họa giá trị sử dụng đất của các nút tính toán
TT X Y Xã Loại đất Giá trị
1 829350 1758172 Đại Hiệp Đất nông nghiệp 3
2 829226 1758053 Đại Hiệp Đất nông nghiệp 3
3 829267 1759320 Đại Hiệp Đất nông nghiệp 3
4 829557 1758566 Đại Hiệp Đất AN-QP 6
+ Tiêu chí tính nhạy gồm 23 biến đƣợc thu thập từ 2 nguồn
chính là niên giám thống kê (2012) cấp huyện và phiếu điều tra
(dành cho hộ dân và chính quyền). Câu trả lời đƣợc gán giá trị
tƣơng ứng, xử lý từng phiếu và tính trung bình cho xã.
Bảng 3.17: Minh họa các biến thuộc thành phần nhân khẩu
Phƣờng S.nk1 S.nk2 S.nk3 S.nk4 S.nk5 S.nk6 S.nk7
Minh An 7.115 2,9 1.200 0 0,90 50,4 1,00
Thanh Hà 11.826 3,1 1.350 72 1,10 61,5 0,98
Cẩm Châu 10.544 3,4 176 26 1,10 71,5 0,98
Cửa Đại 5.653 3,6 242 29 0,97 65,8 0,98
+ Tiêu chí khả năng chống chịu gồm 16 biến cũng đƣợc tổng
hợp và xử lý tƣơng tự nhƣ tiêu chí tính nhạy.
Bảng 3.20: Minh họa giá trị các biến thuộc thành phần điều kiện
chống lũ của thành phố Hội An
Xã/Phƣờng A.đk1 A.đk2 A.đk3 A.đk4 A.đk5 A.đk6
Minh An 2,3 2,4 2,4 1,2 2,3 28,5
Thanh Hà 3,0 2,6 2,6 2,0 2,3 24,6
Cẩm Châu 2,5 2,5 2,5 1,5 2,2 27,5
Cửa Đại 2,2 2,4 2,4 1,6 2,4 29,1
Tƣơng tự các thành phần, biến khác thuộc 2 tiêu chí tính
nhạy và khả năng chống chịu của tất cả các xã trong lƣu vực
đƣợc thiết lập.
17
Sau khi các biến đƣợc thiết lập, các giá trị thu thập đƣợc có
thứ nguyên khác nhau, vì vậy khi đƣa vào tính toán sẽ đƣợc
chuẩn hóa theo phƣơng pháp của UNDP (2006) và giá trị sau
khi chuẩn hóa sẽ nhận giá trị từ 0-1.
3.3 TÍNH TOÁN CHỈ SỐ
Chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc tính theo các bƣớc sau: tính
trọng số các biến tính giá trị các thành phần tính trọng số
các thành phần tính giá trị các tiêu chí tính trọng số các
tiêu chí tính chỉ số dễ bị tổn thƣơng.
Theo phân tích đặc điểm lƣu vực nghiên cứu và khả năng
ứng dụng của các phƣơng pháp tính trọng số đã lựa chọn kết
hợp hai phƣơng pháp là AHP và Iyengar-Sudarshan để tính
trọng số. Cụ thể: - Sử dụng phƣơng pháp AHP tính trọng số cho
tiêu chí nguy cơ ngập lụt và chỉ số dễ bị tổn thƣơng; - Sử dụng
phƣơng pháp Iyengar-Sudarshan tính trọng số cho các thành
phần và hai tiêu chí tính nhạy và khả năng chống chịu.
3.3.1 Tính theo AHP: Kết quả minh họa trong bảng (3.29)
Bảng 3.29: Kết quả tính giá trị các tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn
thƣơng theo phƣơng pháp tính trọng số AHP
TT Xã Tiểu LV H E S A V
1 Đại Phong VG3, G4 0.91 0.22 0.47 0.43 0.58
2 Đại Hòa TB2, TB3 0.71 0.33 0.46 0.35 0.51
3 Đại Hiệp VG4 0.44 0.39 0.54 0.37 0.47
3.3.2 Tính theo Iyengar-Sudarshan:
Bảng 3.31: Kết quả tính giá trị các tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn
thƣơng theo phƣơng pháp tính trọng số Iyengar-Sudarshan
TT Xã Tiểu LV H E S A V
1 Đại Phong VG3, VG4 0.86 0.22 0.52 0.46 0.50
2 Đại Hòa TB2, TB3 0.71 0.33 0.47 0.48 0.48
3 Đại Hiệp VG4 0.38 0.39 0.50 0.48 0.48
18
3.3.3 Tính kết hợp AHP và Iyengar-Sudarshan:
Bảng 3.32: Kết quả tính giá trị các tiêu chí và chỉ số dễ bị kết
hợp 2 phƣơng pháp tính trọng số AHP và Iyengar-Sudarshan
Stt Xã Tiểu LV H E S A V
1 Đại Cƣờng TB2, VG4 0.70 0.34 0.46 0.47 0.53
2 Đại Hòa TB2, TB3 0.71 0.33 0.47 0.48 0.53
3 Đại Hiệp VG4 0.44 0.39 0.50 0.48 0.47
3.3.4 Kiểm định bộ chỉ số: Bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng cấp xã
(đã đƣợc tính theo 3 cách ở trên) đƣợc kiểm định độ tin cậy
bằng cách so sánh quan hệ tƣơng quan với giá trị thiệt hại thực
tế của xã đó (thông tin thu thập từ phiếu điều tra dành cho chính
quyền địa phƣơng).
Hình 3.18-3.19: Tƣơng quan giữa chỉ số dễ bị tổn thƣơng-tính
trọng số theo Iyengar-Sudarshan và AHP so với thiệt hại thực tế
ở một số xã
Hình 3.20: Tƣơng quan
giữa chỉ số dễ bị tổn
thƣơng-tính trọng số kết
hợp AHP và Iyengar-
Sudarshan với thiệt hại
thực tế ở một số xã trên
lƣu vực Vu Gia–Thu Bồn
Theo kết quả tính toán kiểm định thấy rõ ràng kết quả tính
chỉ số dễ bị tổn thƣơng kết hợp 2 phƣơng pháp trọng số là AHP
và Iyengar-Sudarshan cho hệ số tƣơng quan R2 giữa bộ chỉ số
19
dễ bị tổn thƣơng và mức độ thiệt hại thực tế là cao hơn hai cách
tính áp dụng riêng lẻ. Vì vậy khẳng định rằng việc tính toán chỉ
số theo 2 phƣơng pháp tính trọng số nhƣ trên là phù hợp, thuận
tiện và đảm bảo kết quả đủ tin cậy.
3.4 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
3.4.1 Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng
Từ bộ giá trị các tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thƣơng:
Hình 3.21: Bản đồ tiêu chí
nguy cơ ngập lụt
Hình 3.22: Bản đồ giá trị tiêu
chí độ phơi nhiễm
Hình 3.23: Bản đồ chỉ số tiêu
chí tính nhạy
Hình 3.24: Bản đồ chỉ số tiêu
chí khả năng chống chịu
20
Từ bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng,
tính xác suất theo phân bố Beta
để xác định mức tổn thƣơng
theo 5 mức độ dễ bị tổn thƣơng
- Không đáng kể (V < 0,28)
- Vừa phải: (V: 0,28÷0,35)
- Tương đối lớn (V: 0,35÷0,48)
- Lớn: (V:0,35÷0,55)
- Rất lớn: (V>0,55)
Hình 3.23: Bản đồ tính nhạy
3.4.2 Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
Kết quả tính toán trên toàn LVS VG-TBcho thấy: có 23/211
xã (= 10,0%) có mức độ dễ bị tổn thƣơng không đáng kể,
110/211 xã (= 52,1%) có mức độ dễ bị tổn thƣơng vừa phải,
63/211 xã (= 29,9%) có mức độ dễ bị tổn thƣơng tƣơng đối lớn,
10/211 (= 4,7%) xã có mức độ dễ bị tổn thƣơng lớn và 5/211 (=
2,4%) xã có mức độ dễ bị tổn thƣơng không là rất lớn. Đặc
trƣng bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định: giá trị lớn nhất
là VI = 0,67; giá trị nhỏ nhất = 0,18 và giá trị trung bình = 0,32.
Đối với vùng tiểu lƣu vực VG-1, VG-2, VG-3, TB-1 và TB-
2 các xã phần lớn ở mức dễ bị tổn thƣơng vừa phải hoặc cá biệt
là tƣơng đối lớn vì ở đây là các xã thuộc miền núi không chịu
ảnh hƣởng bởi nguy cơ lũ lụt, một số vùng thì độ phơi nhiễm
cũng là đất trồng rừng nên tính nhạy cũng ở mức thấp.
Đối với tiểu lƣu vực VG-4 và TB-3 là vùng hạ lƣu của hai
nhán, là vùng có thành phố Đà Nẵng và Hội An, ở đây do
thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi ngập lụt nên tính dễ bị tổn
thƣơng ở mức lớn hoặc rất lớn. Ở Đà Nẵng và Hội An có mức
ngập cao nhƣng tính nhạy không lớn cũng nhƣ khả năng chống
21
chịu cao nên làm giảm đáng kể mức độ tổn thƣơng. Nhƣng ở
Đại Lộc hay Điện Bàn một số xã có mức dễ bị tổn thƣơng rất
lớn là Đại Phong, Đại Thắng, Ái Nghĩa và Điện Phong, giá trị V
đều >0,6. Những xã này ngoài mức ngập cao thì do tỷ lệ sản
xuất nông nghiệp còn cao, đời sống cƣ dân còn eo hẹp, hệ thống
cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phòng chống lũ còn hạn chế là
những nguyên nhân làm cho tính dễ bị tổn thƣơng ở đây rất lớn.
3.4.3 Quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai lũ lụt
+ Tiểu lưu vực VG-1, VG-2, VG-3: Có thể quy hoạch các xã
phía Tây huyện Đại Lộc là nơi sơ tán lũ của các địa phƣơng có
mức độ tổn thƣơng lớn lân cận. Đối với xã Đại Phong huyện
Đại Lộc có mức độ dễ bị tổn thƣơng rất lớn do nguy cơ ngập lụt
cao và tính nhạy lớn thì cần quy hoạch các công trình phòng lũ,
ngăn lũ phía thƣợng lƣu hiệu quả. Ngoài ra, cần phát triển công
tác tuyên truyền phòng tránh lũ, nâng cao nhận thức của ngƣời
dân, tạo điều kiện và hỗ trợ ngƣời dân trong công tác phòng
chống lũ lụt. Ở địa phƣơng cần xây dựng các công trình chống
lũ trong trƣờng hợp khẩn cấp. Hơn nữa, cần giảm tỷ lệ sản xuất
nông nghiệp ở địa phƣơng bằng việc tăng tỷ lệ các ngành công
nghiệp, dịch vụ hay nghề phụđể giảm khả năng tổn thƣơng
trƣớc những nguy cơ lũ. Đối với ngành giao thông cần xem xét
cao trình các công trình nhƣ đƣờng, cầuđể đảm bảo không là
“đê” ngăn cản việc thoát lũ.
+ Tiểu lưu vực TB-1, TB-2: Khu vực này, phần lớn không bị
ngập, trị số tính nhạy không cao là yếu tố chính giúp cho mức
độ dễ bị tổn thƣơng ở mức thấp, vì vậy quy hoạch phòng chống
giảm nhẹ thiên tai để không làm tăng tính dễ bị tổn thƣơng của
vùng này cần lƣu ý. Ngoài ra cần có quy trình vận hành tốt hai
22
thủy điện Sông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nghien_cuu_va_xac_lap_co_so_khoa_hoc_danh_gia_tinh_de_bi_ton_thuong_phuc_vu_quy_hoach_phong_chong.pdf