Khảo dị các văn bản Nhị độ mai diễn ca
Thông qua quá trình khảo dị các văn bản truyện thơ Nôm Nhị
độ mai diễn ca, chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau:13
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự
thống nhất nhau. Tất cả các bản khắc in và sao chép đều dựa vào
bản nền VNb.22, và về cơ bản đều tuân thủ theo bản nền, do đó giữa
các văn bản có sự thống nhất về tên gọi, thống nhất về cấu trúc văn
bản: Từ trang bìa, nhan đề tác phẩm, thông tin nơi in ấn, nơi tàng
bảng, niên đại thành thư, rồi đến sự phân chia bên trong nội dung
chính về cơ bản vẫn thống nhất giữa các văn bản.
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự kế
thừa nhau. Tính kế thừa trong hệ thống các văn bản truyện thơ Nôm
Nhị độ mai thể hiện ở đặc điểm là các văn bản khắc in lại đều dựa
theo bản nền VNb.22, nhưng kế thừa những ưu điểm của văn bản
này, mà khắc phục những nhược điểm, những từ ngữ sai nhầm để văn
bản được hoàn thiện hơn.
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự
hoàn thiện hơn trong quá trình truyền bản. Sự hoàn thiện trong quá
trình truyền bản đặc điểm nổi bật nhất giữa các văn bản truyện thơ
Nôm Nhị độ mai diễn ca. Văn bản VNb.22 do khắc in lần đầu nên đã
tồn tại một số nhược điểm, khiến cho văn bản chưa thật sự hoàn
thiện, thể hiện ở 3 phương diện: Về hình thức khắc in; về cấu trúc
chữ Nôm; và về vấn đề từ ngữ. Các bản khắc in, nhuận chính, tân
truyện về sau đã khắc phục dần những nhược điểm từ bản nền
VNb.22, khiến cho hệ thống văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai trở
nên hoàn thiện hơn.
Thông qua bảng khảo dị những dị văn ở các văn bản Nhị độ
mai diễn ca, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù giữa các bản truyện
thơ Nhị độ mai diễn ca có sự thống nhất với nhau, nhưng vẫn tồn tại14
những dị văn. Những dị văn này chủ yếu là sự khác biệt về các bộ
phận biểu ý trong cấu trúc chữ Nôm. Nếu ở bản nền VNb.22, chữ
Nôm thiên về xu hướng sử dụng chữ Nôm đơn, các bộ phận (cả biểu
âm và biểu ý) trong chữ thường có xu hướng viết giản lược, bớt nét.
Nhưng ở các bản in sau, đặc biệt ở 3 bản R.495, Nhuận chính và Tân
truyện, thì loại hình chữ Nôm ghép (tức loại chữ Nôm tự tạo) có xu
hướng tăng lên, và các bộ phận (cả biểu âm và biểu ý) lại có xu
hướng viết đầy đủ tự thể. Ngoài ra, dị văn giữa các bản truyện thơ
Nôm Nhị độ mai diễn ca còn có sự khác biệt hình thể do dùng chữ dị
thể, tục thể, chữ thông tự. Nhìn chung, cấu trúc chữ Nôm ở các bản
khắc in và nhuận chính sau thường đi theo xu hướng tăng dần lên loại
hình chữ Nôm tự tạo, chữ biểu thị âm đọc chính xác hơn, phạm vi chỉ
nghĩa cụ thể hơn, rõ ràng hơn, điều đó cũng phù hợp với quy luật
phát triển của chữ Nôm, là càng về giai đoạn sau thì chữ Nôm tự tạo
càng tăng lên, xu hướng biểu âm chính xác, cụ thể càng tăng lên so
với giai đoạn trước
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn nôm Nhị Độ Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tài liệu
tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quang
Hồng, Hoàng Thị Ngọ, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Kim Sơn,đã nhắc
đến các cụm từ như diễn ca, diễn âm, giải âm, diễn Nôm, diễn
truyện,... Những khái niệm này đều là cách gọi khác của “diễn Nôm”.
“Diễn Nôm” là cụm từ để chỉ những văn bản, tác phẩm được chuyển
dịch, hoặc diễn Nôm từ một văn bản tác phẩm gốc bằng chữ Hán
hoặc từ một nội dung sẵn có. “Diễn Nôm” tuy không phải là khuynh
hướng học thuật mang tính bác học nhưng nó có ý nghĩa và vai trò
quan trọng đối với nền văn học dân tộc. “Diễn Nôm” không phải chỉ
để dễ nhớ, dễ thuộc nội dung của một văn bản chữ Hán mà còn thổi
vào đó chính kiến, định hướng tiếp nhận của người diễn dịch. Đặc
biệt diễn dịch bằng thơ sẽ đem lại cho văn bản mới màu sắc cảm tính,
xúc động, tâm đắc của người diễn dịch so với bản gốc.
5
1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ
mai
1.2.1 Vấn đề nguồn gốc truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Căn cứ vào câu 17: Truyện ngoài xem Nhị độ mai, tất cả các nhà
nghiên cứu văn học sử từ trước tới giờ đều cho rằng nguồn gốc của
Nhị độ mai Việt Nam chính là cuốn Nhị độ mai Trung Hoa.
1.2.2 Công việc phiên âm và chú giải NĐM ở Việt Nam
a) Các khảo cứu thƣ mục học về NĐM
Về các văn bản NĐM bằng chữ Nôm, đã có một số công trình
nhắc đến nhưng chưa thực sự đầy đủ.
- Theo Thư viện Viễn Đông Bác Cổ, nay là Thư viện Khoa học Xã
hội tại Hà Nội có 2 bản: Nhị độ mai, Nhị độ mai truyện.
- Theo cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (Nxb.
KHXH, H, 1993) thì hiện có 4 bản diễn Nôm Nhị độ mai.
- Tác giả Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Phách trong cuốn Nhị độ mai
bên cạnh việc giới thiệu, chú thích cho văn bản đã đưa ra những kết
quả khảo luận về các bản diễn Nôm Nhị độ mai. Các tác giả cho rằng,
hiện nay có 3 bản Nhị độ mai: Nhị độ mai diễn ca, Nhị độ mai tinh
tuyển, Nhị độ mai truyện .
b) Các công bố phiên âm và chú giải văn bản
Theo khảo sát của chúng tôi, Các bản Nhị độ mai bằng quốc ngữ
gồm có 13 bản. Nhưng tất cả các bản Nhị độ mai quốc ngữ đều phiên
chú từ một bản Nôm là bản Nhị độ mai diễn ca, còn các bản diễn
Nôm Nhị độ mai khác chưa được công bố đến đông đảo công chúng.
1.2.3. Vấn đề tác giả và niên đại truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Vấn đề tác giả truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Tác giả của Cải dịch Nhị độ mai truyện là Thiện Đình Tiến sĩ
Đặng Xuân Bảng.Tác giả của Nhị độ mai tinh tuyển là Song Đông
6
Ngâm Tuyết Đường, đây chỉ là một thất danh nên những thông tin về
tác giả vẫn còn bỏ ngỏ. Riêng với truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn
ca, theo Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách trong phần giới thiệu về
truyện thơ Nôm Nhị độ mai thì cho rằng tác giả là Lý Văn Phức.
Trong bài giới thiệu truyện thơ Nôm NĐM, tác giả người Pháp A.
Landes viết: “Truyện Nhị độ mai do một văn sĩ Bắc kỳ, tước Bình
chuẩn, còn sống cách đây ít năm sáng tác”. Tác giả Hoàng Xuân Hãn
cũng cho rằng tác giả của Nhị độ mai chắc chắn là Đặng Huy Trứ.
Vấn đề niên đại truyện thơ Nôm NĐM
Cải dịch Nhị độ mai truyện do Đặng Xuân Bảng (1828-1910)
biên soạn. Theo đó, có thể thấy tác phẩm này ra đời vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX. Nhị độ mai tinh tuyển do Song Đông Ngâm
Tuyết Đường soạn năm Đồng Khánh thứ 2, tức năm 1887. Với Nhị
độ mai diễn ca, Bài tựa bản Nhị độ mai của nhà in Quốc Hoa cho
rằng: “Truyện Nhị độ mai do một tác giả vô danh viết vào khoảng
1782 – 1786, giữa lúc nước Việt đang ở vào thời kỳ điêu đứng, nước
bị cắt đôi”. Theo tác giả Nguyễn Thạch Giang trong phần giới thiệu
truyện thơ Nôm Nhị độ mai: “Nhị độ mai ra đời vào nửa đầu thế kỷ
XIX sau Truyện Kiều và trước truyện Lục Vân Tiên”.
1.2.4. Bàn về giá trị truyện thơ Nôm NĐM
Trong phần giới thiệu về tác phẩm truyện thơ Nôm NĐM,
đồng tác giả Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách đã đưa ra những dẫn
chứng để chứng minh “Truyện thơ Nôm Nhị độ mai theo sát tiểu
thuyết Hán văn của Trung Quốc nhưng có giá trị là một sáng tác độc
lập”. Trong lời giới thiệu về truyện thơ Nôm Nhị độ mai (Nxb Đại
học & Trung học chuyên nghiệp, H. 1988) tác giả Nguyễn Thạch
Giang đã khẳng định tác phẩm đưa ta trở về với những giá trị truyền
thống bền vững,
7
Riêng với truyện thơ Nôm Nhị độ mai tinh tuyển và Cải dịch
Nhị độ mai truyện ,tác giả Lê Trí Viễn – Hoàng Ngọc Phách trong
phần khảo luận về truyện thơ Nôm Nhị độ mai cũng đã cho rằng do
khác nhau về nhận thức của người viết Nhị độ mai diễn ca và Nhị độ
mai tinh tuyển nên cách xây dựng nhân vật có khác nhau. Tác giả cho
rằng Nhị độ mai tinh tuyển và Cải dịch Nhị độ mai truyện không có
giá trị bằng Nhị độ mai diễn ca.
Tác giả Hoàng Thị Ngọ trong bài viết “Nhị độ mai tinh tuyển –
một bản diễn âm Nôm có giá trị” đăng trên Thông báo Hán Nôm học
năm 2009 đã giới thiệu sơ lược về tình hình văn bản diễn Nôm truyện
Nhị độ mai. Đồng thời tác giả đã lưu ý đến bản diễn Nôm Nhị độ mai
tinh tuyển. Tác giả đã chỉ ra trong Nhị độ mai tinh tuyển lời văn khá
mượt mà, có sự ảnh hưởng của văn chương Truyện Kiều.
Luận văn thạc sĩ của Trang Thu Quân tại Đài Loan, một số
công trình nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Thúy đã đề cập đến vấn đề
các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai nhưng sự khảo sát chưa phong
phú và chưa có biện luận thuyết phục về quá trình truyền bản Nhị độ
mai.
Tiểu kết chƣơng 1:
Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu các quan
niệm về “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam. Đồng thời
qua khảo sát cho thấy các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai mới chỉ
được trích dịch ở mức độ đơn lẻ. Người ta mới chỉ quan tâm dịch chú
và bình phẩm về một văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai được
phiên ra quốc ngữ từ văn bản Nhuận chính Trung hiếu tiết nghĩa Nhị
độ mai truyện với ký hiệu AB.419 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Các tác giả mới chỉ khái quát hoá mà chưa hệ thống đầy đủ tư liệu,
hoặc chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu một hệ thống văn bản diễn Nôm
8
Nhị độ mai. Kết quả biên soạn cũng như nghiên cứu chủ yếu có tính
chất gợi mở và phác thảo. Luận án trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên
cứu của người đi trước, tiếp tục nghiên cứu về hệ thống văn bản tác
phẩm diễn Nôm Nhị độ mai ở mức độ sâu, hệ thống hơn.
Chƣơng 2
HIỆN TRẠNG NGUỒN TƢ LIỆU VĂN BẢN DIỄN NÔM
NHỊ ĐỘ MAI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC
2.1. Trữ lƣợng văn bản diễn Nôm Nhị độ mai
Qua khảo sát ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Thư
viện Quốc gia Việt Nam, thư viện điện tử, một số kho sách trong dân
gian, chúng tôi thống kê được có tất cả 13 bản diễn Nôm truyện Nhị
độ mai, có thể phân thành 2 nhóm:
- Nhóm 1 là các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai : 11văn bản
(VNb.22, VNb.28, VNb.37, VNb.7, R464, R495, AB.419/bis, Yale
1.0004a.028, AB.419, AB.350, N.73)
- Nhóm 2 là các bản diễn xướng Nhị độ mai: 2 văn bản (AB.451, Nhị
độ mai diễn truyện)
2.2. Nguồn gốc các văn bản diễn Nôm NĐM ở Việt Nam
Theo khảo sát của chúng tôi, Nhị độ mai ở Trung Quốc gồm có 2
loại: loại viết theo thể tiểu thuyết chương hồi và loại ca từ: Loại viết
theo thể tiểu thuyết chương hồi gồm có 8 bản, loại viết theo thể ca từ
gồm 1 bản. Khi đối chiếu Nhị độ mai Việt Nam với Nhị độ mai tiểu
thuyết và Nhị độ mai ca bản của Trung Quốc chúng tôi thấy rằng:
truyện thơ Nôm Nhị độ mai của Việt Nam chính là bắt nguồn từ tiểu
thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai 忠 孝 節 義 二 度
梅 của Trung Quốc. Đồng thời, trong quá trình diễn Nôm cũng có
hiện tượng bản sau bắt nguồn, học hỏi, diễn dịch từ bản diễn Nôm
trước.
9
2.3. Chọn văn bản nền
Thông qua việc khảo sát hệ thống văn bản diễn Nôm Nhị độ mai,
chúng tôi chọn bản VNb.22 làm văn bản nền bởi những lí do sau: đây
là văn bản có niên đại sớm nhất trong hệ thống các văn bản diễn Nôm
Nhị độ mai diễn ca; cũng là bản đầy đủ, toàn vẹn, đảm bảo các điều
kiện cho việc nghiên cứu văn bản học; tuy là một tác phẩm ra đời vào
cuối thế kỷ XIX, nhưng văn bản VNb.22 còn bảo lưu khá nhiều mã
chữ Nôm cổ, những từ ngữ cổ thường thấy ở các tác phẩm chữ Nôm
thời Lê. Có những chữ nhất loạt được ghi theo kiểu chữ Nôm đời Lê
và trước Lê. Hơn nữa, cũng như những tác phẩm văn học Nôm ra đời
vào khoảng thế kỷ XIX trở về trước, văn bản Nhị độ mai diễn ca
VNb.22 còn ghi lại khá nhiều từ Việt cổ.
Theo đó, văn bản VNb.22 có những đặc điểm sau:
2.3.1. Văn bản VNb.22 có nhiều chữ khắc sai
Những chức khắc sai, nhầm trong bản VNb.22 thường là
những chữ có tự dạng tương đồng, hoặc gần giống với chữ khác, nên
dễ gây nhầm lẫn cho thợ khắc.
2.3.2. Vết tích kỵ húy trong văn bản VNb.22
Do được khắc in dưới thời trị vị của vua Tự Đức, nên văn
bản VNb.22 có sự kỵ húy theo quy định đương thời, tuy nhiên, dấu
vết kỵ húy của văn bản VNb.22 là không thống nhất, không chặt chẽ
và không tuân thủ nghiêm ngặt.
2.3.3. Chữ Nôm trong văn bản VNb.22 còn bảo lưu được nhiều lối
viết cổ
Trong quá trình phát triển, hầu như ở mỗi thời kỳ, chữ Nôm
đều có những đặc trưng riêng. Tuy Nhị độ mai diễn ca là một tác
phẩm ra đời vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, trên văn bản còn
10
thấy khá nhiều mã chữ Nôm cổ, những từ ngữ cổ thường thấy ở các
tác phẩm chữ Nôm thời Lê. Sự tồn tại của những tổ hợp phụ âm KL,
KR, ML là gắn liền với hệ thống ngữ âm thuần Việt từ thế kỷ XVIII
trở về trước. Sang các thế kỷ tiếp theo, khi các tổ hợp phụ âm đầu đã
hoàn toàn biến mất thì các chữ Nôm mang các tổ hợp phụ âm đầu đó
cũng dần dần được cải cách. Các yếu tố khó hiểu, rườm rà đối với
người đời sau sẽ bị lược bớt và thay bằng các yếu tố mới dễ hiểu, phù
hợp hơn.
2.3.4. Tình hình từ cổ trong Nhị độ mai diễn ca VNb.22
Dựa vào từ điển Nôm cổ chúng tôi đã thống kê được 66 từ
cổ. Điều đó chứng tỏ rằng trong Nhị độ mai diễn ca dù sáng tác ở thế
kỷ XIX nhưng vẫn bảo lưu được những từ cổ của tiếng Việt. Đây
cũng là một cứ liệu quan trọng giúp người nghiên cứu có cái nhìn
đúng đắn khi nghiên cứu quá trình phát triển của tiếng Việt. Lớp từ
cổ trong Nhị độ mai diễn ca cũng khá phong phú, gồm khá nhiều loại
như: danh từ, động từ, tính từ, hư từđến nay hầu như không còn
thấy xuất hiện trong các văn bản thành văn nữa.
2.4. Vấn đề tác giả và niên đại các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai
Vấn đề tác giả các truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Tác giả của Nhị độ mai diễn ca có 2 giả thuyết đưa ra là Lý
Văn Phức và Đặng Huy Trứ. Tuy không có bằng chứng chính xác, cụ
thể nhưng nếu chắp nối các sự kiện lẻ tẻ như: Chức Bình Chuẩn ghi
trong lời chú của A. Landes và chức Bình Chuẩn của Đặng Huy Trứ
trong Đại Nam chính biên liệt truyện, chức Giám sát Ngự sử của
11
Đặng Huy Trứ và việc ông hạch tội Nguyễn Luận, các tác phẩm Hán
văn có màu sắc luân lý Nho gia của Đặng Huy Trứ, những câu thơ
trong Nhị độ mai chứng tỏ tác giả là người miền Trung và có lẽ đã có
dịp qua Dương Châu, hoặc chứng kiến cảnh giao thương sầm uất ở
các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại của Việt Nam thế kỷ
XIX. Tất cả những dẫn chứng trên chứng tỏ thuyết của A. Landes và
Hoàng Xuân Hãn có sức thuyết phục.
Nhị độ mai tinh tuyển có đề tên người chép là Song Đông
Ngâm Tuyết Đường. Mặc dù vậy, các tra cứu không cho ra kết quả
nào về cái tên này. Do đó, các thông tin về tên tuổi, quê quán, hành
trạng của nhân vật này tạm thời bỏ ngỏ.
Tác giả của Cải dịch Nhị độ mai truyện là Thiện Đình Tiến sĩ
Đặng Xuân Bảng(鄧春榜, 1828-1910) tự là Hy Long, hiệu là Thiện
Đình, là quan nhà Nguyễn và đồng thời cũng là một nhà sử học Việt
Nam. Các tác phẩm chính của Đặng Xuân Bảng gồm có 21 sách, gồm
cả sách do Đặng Xuân Bảng viết và phê duyệt ở đủ các lĩnh vực văn
học, lịch sử, địa lí, bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
Vấn đề niên đại của các truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Niên đại của bản in sớm nhất hiện còn là bản được in năm
1875 tại Chợ Lớn. Các nhà văn học sử Việt Nam đã có những phỏng
đoán về niên đại ra đời của tác phẩm này. Chúng tôi chọn giả thuyết
của nhà nghiên cứu Nguyễn Thạch Giang : Nhị độ mai ra đời vào nửa
đầu thế kỷ XIX sau Truyện Kiều và trước truyện Lục Vân Tiên. Cải
dịch Nhị độ mai truyện do Đặng Xuân Bảng (1828-1910) biên soạn.
Theo đó, có thể thấy tác phẩm này ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX.
12
Nhị độ mai tinh tuyển do Song Đông Ngâm Tuyết Đường soạn năm
Đồng Khánh thứ 2 tức năm 1887, chắc rằng xuất hiện sau Nhị độ mai
diễn ca.
Tiểu kết chƣơng 2:
Hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai rất phong
phú về thể loại và cả số lượng văn bản. Chúng tôi hiện thấy có tới 13
văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở cả 2 thể loại là truyện thơ Nôm và
diễn xướng. Chúng tôi lựa chọn văn bản Nhị độ mai diễn ca VNb.22
làm bản nền cho hệ thống các văn bản Nhị độ mai diễn ca. Qua khảo
sát văn bản nền VNb.22, chúng tôi đã chỉ ra những đặc điểm của văn
bản này về chữ kỵ húy, những chữ khắc in sai, lối viết cổ và đặc biệt
nhấn mạnh vào hệ thống từ Việt cổ trong văn bản này.
Trong chương này chúng tôi cũng đã đặt vấn đề nguồn gốc các bản
diễn Nôm Nhị độ mai. Qua đối chiếu cho thấy Nhị độ mai Việt Nam
bắt nguồn từ bản tiểu thuyết Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện
– một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc. Đồng thời, trong quá
trình diễn Nôm cũng có hiện tượng bản sau bắt nguồn, học hỏi, diễn
dịch từ bản diễn Nôm trước. Luận án cũng đưa ra một số lí giải về
vấn đề tác giả và niên đại các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai.
Chƣơng 3
XÁC LẬP QUÁ TRÌNH TRUYỀN BẢN
CỦA CÁC VĂN BẢN DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI
3.1. Quá trình truyền bản của các văn bản Nhị độ mai diễn ca
3.1.1. Khảo dị các văn bản Nhị độ mai diễn ca
Thông qua quá trình khảo dị các văn bản truyện thơ Nôm Nhị
độ mai diễn ca, chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau:
13
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự
thống nhất nhau. Tất cả các bản khắc in và sao chép đều dựa vào
bản nền VNb.22, và về cơ bản đều tuân thủ theo bản nền, do đó giữa
các văn bản có sự thống nhất về tên gọi, thống nhất về cấu trúc văn
bản: Từ trang bìa, nhan đề tác phẩm, thông tin nơi in ấn, nơi tàng
bảng, niên đại thành thư, rồi đến sự phân chia bên trong nội dung
chính về cơ bản vẫn thống nhất giữa các văn bản.
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự kế
thừa nhau. Tính kế thừa trong hệ thống các văn bản truyện thơ Nôm
Nhị độ mai thể hiện ở đặc điểm là các văn bản khắc in lại đều dựa
theo bản nền VNb.22, nhưng kế thừa những ưu điểm của văn bản
này, mà khắc phục những nhược điểm, những từ ngữ sai nhầm để văn
bản được hoàn thiện hơn.
Các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca có sự
hoàn thiện hơn trong quá trình truyền bản. Sự hoàn thiện trong quá
trình truyền bản đặc điểm nổi bật nhất giữa các văn bản truyện thơ
Nôm Nhị độ mai diễn ca. Văn bản VNb.22 do khắc in lần đầu nên đã
tồn tại một số nhược điểm, khiến cho văn bản chưa thật sự hoàn
thiện, thể hiện ở 3 phương diện: Về hình thức khắc in; về cấu trúc
chữ Nôm; và về vấn đề từ ngữ. Các bản khắc in, nhuận chính, tân
truyện về sau đã khắc phục dần những nhược điểm từ bản nền
VNb.22, khiến cho hệ thống văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai trở
nên hoàn thiện hơn.
Thông qua bảng khảo dị những dị văn ở các văn bản Nhị độ
mai diễn ca, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù giữa các bản truyện
thơ Nhị độ mai diễn ca có sự thống nhất với nhau, nhưng vẫn tồn tại
14
những dị văn. Những dị văn này chủ yếu là sự khác biệt về các bộ
phận biểu ý trong cấu trúc chữ Nôm. Nếu ở bản nền VNb.22, chữ
Nôm thiên về xu hướng sử dụng chữ Nôm đơn, các bộ phận (cả biểu
âm và biểu ý) trong chữ thường có xu hướng viết giản lược, bớt nét.
Nhưng ở các bản in sau, đặc biệt ở 3 bản R.495, Nhuận chính và Tân
truyện, thì loại hình chữ Nôm ghép (tức loại chữ Nôm tự tạo) có xu
hướng tăng lên, và các bộ phận (cả biểu âm và biểu ý) lại có xu
hướng viết đầy đủ tự thể. Ngoài ra, dị văn giữa các bản truyện thơ
Nôm Nhị độ mai diễn ca còn có sự khác biệt hình thể do dùng chữ dị
thể, tục thể, chữ thông tự. Nhìn chung, cấu trúc chữ Nôm ở các bản
khắc in và nhuận chính sau thường đi theo xu hướng tăng dần lên loại
hình chữ Nôm tự tạo, chữ biểu thị âm đọc chính xác hơn, phạm vi chỉ
nghĩa cụ thể hơn, rõ ràng hơn, điều đó cũng phù hợp với quy luật
phát triển của chữ Nôm, là càng về giai đoạn sau thì chữ Nôm tự tạo
càng tăng lên, xu hướng biểu âm chính xác, cụ thể càng tăng lên so
với giai đoạn trước.
Về vấn đề từ ngữ: Vấn đề từ ngữ là một sự thay đổi và khác biệt khá
rõ, thể hiện xu hướng hoàn thiện của các văn bản thuộc nhóm truyện
thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca. Bản in sớm nhất là bản VNb.22, dĩ
nhiên với một bản in lần đầu khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn
trong việc dùng từ, đặt câu, nhiều từ ngữ không hay, không mượt
mà... Những nhược điểm đó ở bản nền VNb.22 đã được các bản in
sau, đặc biệt là ở hai bản Nhuận chính và Tân truyện khắc phục,
nhuận chính, trau chuốt lại, khiến cho lời thơ trở nên mượt mà hơn,
âm điệu trong sáng hơn.
15
3.1.2. Xác lập quá trình truyền bản của các văn bản Nhị độ mai
diễn ca
Thông qua quá trình khảo sát trên đây, chúng tôi sẽ xác lập sơ
đồ truyền bản của các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai diễn ca như sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ truyền bản các văn bản Nhị độ mai diễn ca
3.3. Quá trình truyền bản của các văn bản Nhị độ mai tinh tuyển,
Cải dịch Nhị độ mai truyện, Nhị độ mai trò, Nhị độ mai diễn truyện
Trong hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai, bản in sớm
nhất của truyện thơ Nôm Nhị độ mai là bản khắc in năm 1876 (ký
hiệu VNb.22). Từ văn bản này đã xuất hiện nhiều văn bản diễn Nôm
Nhị độ mai khác với những đặc điểm khác nhau:
Văn bản R.495 chính là bản khắc in lại, có nhuận chính những chữ
sai nhầm từ bản VNb.22, văn bản này đã khắc in chữ Nôm đẹp, rõ
R.49
5
)
VNb.
28
AB.419
/bis
(19
07)
Tân
truyện
R.464
VNb.
37
Tiểu thuyết Trung hiếu tiết nghĩa
Nhị độ mai
VNb.22
(1876)
VNb.7
16
ràng, các chữ Nôm viết tắt, viết giản lược ở văn bản VNb.22 đã được
bản R.495 “chuận chính” lại rõ ràng, đầy đủ hơn.
Văn bản Nhuận chính Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện
Ab.419/bis không chỉ nhuận chính lại toàn bộ những chữ khắc in sai
nhầm của VNb.22, đồng thời còn nhuận chính lại những chữ không
hay, chưa hay, ý nghĩa sai hoặc không rõ từ bản VNb.22. Ngoài ra,
bản Ab.419/bis đã bổ sung phần nguyên truyện bằng việc cho khắc in
nguyên truyện ở tầng trên của mỗi trang in. Có thể khẳng định rằng,
văn bản Ab.419/bis là một văn bản có nhiều ưu điểm vượt trội về mặt
văn chương, văn tự so với bản VNb.22, giúp cho văn bản diễn Nôm
NĐM “hoàn toàn lột xác” so với bản in lần đầu 1876.
Nhị độ mai tân truyện là bản khắc in lại Nhuận chính (Ab.419/bis).
Nhưng phần nguyên truyện ở bản Nhuận chính đã được bản Tân
truyện dịch sang chữ Quốc ngữ. Toàn bộ các bài thơ ở đầu truyện
trong văn bản Nhuận chính đều được bản Tân truyện dịch sang chữ
Quốc ngữ. Sự xuất hiện của văn bản Tân truyện cho thấy xu hướng
của quá trình truyền bản các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai luôn đi
theo xu hướng thời đại, phù hợp với lịch sử, văn hóa, văn học dân tộc
khi đưa chữ quốc ngữ vào văn bản.
Xen giữa quá trình truyền bản giữa hai bản Nhuận chính và Tân
truyện là sự xuất hiện của bốn văn bản: Nhị độ mai tinh tuyển
(AB.350) Nhị độ mai trò (AB.451), Cải dịch Nhị độ mai truyện
(AB.419) và Nhị độ mai diễn truyện (sưu tập cá nhân, không có ký
hiệu). Nhưng bốn văn bản này lại đi theo một xu hướng khác so với
các bản khác, đó là xu hướng “diễn dịch”. So với Truyện Kiều, tuy
17
Nhị độ mai không có quá trình diễn dịch đa dạng bằng, nhưng với ba
văn bản nêu trên cũng cho thấy tính hấp dẫn của truyện Nhị đọ mai
với độc giả - khán giả đương thời, và bộ Nhị độ mai diễn truyện đồ sộ
với 6 hồi cho thấy Nhị độ mai cũng đã có một dấu ấn quan trọng
trong dòng văn học diễn xướng.
Các văn bản VNb.28, VNb.37, R.464 được khắc in và sao chép
muộn nhất trong hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai (đều từ
những năm 20 thế kỷ XX trở về sau), song qua khảo sát thì cả 3 văn
bản này chỉ là những bản sao chép và khắc in lại từ bản VNb.22 mà
thôi. Sự xuất hiện của những văn bản này trong xu hướng bối cảnh xã
hội đương thời chính là nhằm bảo tồn vốn văn hóa cổ, phục vụ cho
tầng lớp độc giả mới, phục vụ văn hóa đọc truyện Nôm đương thời,
khi mà các quy định về việc thưởng thức văn học Nôm không còn
khắt khe ràng buộc như những năm giữa thế kỷ XIX trở về sau.
Thông qua các kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra sơ đồ truyền
bản cho các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai. Qua sơ đồ truyền bản
chúng ta dễ dàng nhận thấy quá trình truyền bản của hệ thống văn
bản Nhị độ mai được chia thành 3 nhánh, mà chúng tôi tạm định danh
là “nhánh trùng san”, “nhánh nhuận chính” và “nhánh diễn xướng”.
Cả ba nhánh này đều khiến cho quá trình truyền bản của hệ văn bản
Nhị độ mai trở nên phức tạp hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng trở nên
hoàn thiện hơn, phong phú hơn, rộng rãi hơn. Và đó cũng là quy luật
chung trong quá trình truyền bản của những tác phẩm văn học nổi
tiếng (như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Hoa tiên nhuận chính....)
trong dòng văn học Trung đại Việt Nam.
18
19
Tiểu kết chƣơng 3:
Để xác định quá trình truyền bản của hệ thống các văn bản
truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca, chúng tôi đã tiến hành khảo dị
các văn bản Nhị độ mai diễn ca và thấy rằng giữa các bản truyện thơ
Nhị độ mai diễn ca có sự thống nhất với nhau, nhưng vẫn tồn tại
những dị văn. Những dị văn này chủ yếu là sự khác biệt về các bộ
phận biểu ý trong cấu trúc chữ Nôm. Về từ ngữ, bản in sớm nhất là
bản VNb.22 khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn trong việc dùng
từ, đặt đâu, nhiều từ ngữ không hay, không mượt mà... Những nhược
điểm đó ở bản nền VNb.22 đã được các bản in sau, đặc biệt là ở hai
bản Nhuận chính và Tân truyện khắc phục, trau chuốt lại, khiến cho
lời thơ trở nên mượt mà hơn.
Thông qua đối chiếu các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai
gồm có ba truyện Nôm, một vở chèo, một vở tuồng, chúng tôi nhận
thấy các văn bản này đều có ảnh hưởng soi chiếu, học tập, kế thừa
lẫn nhau. Luận án đã thiết lập sơ đồ truyền bản của hệ thống văn bản
tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. Từ bản nền Nhị độ mai diễn ca
VNb.22 nếu dựa vào quá trình truyền bản thì các văn bản diễn Nôm
Nhị độ mai ĐM có thể chia thành 3 nhánh: nhánh trùng san (gồm
VNb.38, VNb.28, R.464), nhánh nhuận chính (gồm R.495,
AB.419/bis và Yale 100044.028), nhánh thứ 3 là nhánh diễn dịch
(bao gồm Nhị độ mai tinh tuyển AB.350, Cải dịch Nhị độ mai truyện
AB.419, Nhị độ mai trò AB.451 và Nhị độ mai diễn truyện).
20
CHƢƠNG 4
GIÁ TRỊ VÀ VỊ THẾ CỦA CÁC TÁC PHẨM DIỄN NÔM
NHỊ ĐỘ MAI QUA VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
4.1. Hình thức nghệ thuật
4.1.1. Về thể tài
Sự dị biệt căn bản giữa hai tác phẩm tiểu thuyết chữ Hán
Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai và truyện thơ Nôm Nhị độ mai về
thể tài đã tạo ra một số những khác biệt giữa hai tác phẩm. Nhị độ mai
Việt Nam lại viết theo thể văn vần. Thể tài này với những ràng buộc, câu
thúc về âm vận, với những giới hạn về khuôn khổ khiến tác giả rất khó đi
sâu vào nhiều chi tiết. Sự khó khăn đó buộc tác giả phải khéo léo lựa chọn
để chỉ gạn lọc lấy những chi tiết độc đáo và có ý nghĩa. Chính vì vậy mà
thể văn này dễ làm nổi bật được những chi tiết chính, dễ cô đọng được
những phần quan trọng của tác phẩm.
4.1.2. Về cách xây dựng nhân vật
Từ những nội dung, nhân vật mượn từ bản tiểu thuyết chữ Hán,
nhờ khéo léo sửa chữa các sơ hở, khuyết điểm, nhờ thêm một vài sắc thái
cá biệt lý thú, và nhất là chú ý tới chiều sâu tâm lý, các tác giả Việt Nam
đã khiến cho các nhân vật trong truyện thơ Nôm Nhị độ mai trở nên sống
động và vượt hẳn các nhân vật trong bản tiểu thuyết gốc.
4.1.3. Ngôn ngữ thể hiện
Lời thơ trong Nhị độ mai diễn ca tuy chưa đạt đến mức tuyệt
diệu nhập thần và đôi khi còn dễ dãi, dù vậy ở nhiều chỗ lời văn của
Nhị độ mai cũng rất chải chuốt, khéo léo, cô đọng nhờ vào việc sử
dụng các điển cố, điển tích, vận dụng ca dao tục ngữ và lối nói bình
dân nên rất gần gũi với bạn đọc.Trong 3 truyện thơ Nôm Nhị độ mai
Việt Nam thì Cải dịch Nhị độ mai truyện của Đặng Xuân Bảng là tác
21
phẩm có mặt độ sử dụng điển cố, điển tích nhiều hơn cả, ngôn từ
bóng bẩy. Tác phẩm này rất có giá trị về mặt văn chương. Nhị độ mai
tinh tuyển thiên về lối điệp cú pháp và sử dụng từ thuần Việt thay vì
dùng từ Hán Việt hay các điển cố. Có thể thấy đây là những cách tân
mới mẻ của tác giả đối với thể loại.
4.2. Giá trị nội dung tƣ tƣởng
4.2.1. Nêu cao tấm gương trung hiếu tiết nghĩa
Giá trị luân lý về trung hiếu tiết nghĩa của Nhị độ mai Việt
Nam hoàn hảo hơn so với bản tiểu thuyết vì đã sửa chữa được một số
sơ hở về phương diện đạo đức trong tiểu thuyết. Nhị độ mai là câu
chuyện trung hiếu tiết nghĩa,mỗi tấm gương nhân phẩm lại gắn với
hình ảnh những nhân vật cụ thể. Chẳng hạn Mai Bá Cao tiêu biểu cho
tấm gương về trung, Mai Lương Ngọc là tấm gương hiếu nghĩa,
Hạnh Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_van_ban_tac_pham_dien_nom_nhi_do.pdf