CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông trên địa bàn tỉnh TháiNguyên
Phân loại nước sông Cầu và sông Công được đánh giá theo kết quả
quan trắc nước mùa mưa và mùa khô năm 2011.
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu
Chất lượng nước sông Cầu về mùa khô có xu hướng ô nhiễm hơnmùa mưa.
Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước tại các điểm quan trắc
trên sông Cầu phía thượng nguồn (từ Văn Lang đến Sơn Cẩm) còn
tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho
phép theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A1 và A2. Chất lượng
nước tại các điểm quan trắc này đảm bảo sử dụng mục đích sinh
hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
Chất lượng nước sông Cầu - đoạn chảy qua địa bàn thành phố Thái
Nguyên bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, hàm lượng BOD vượt
1,26 - 1,37 lần vào mùa khô và 1,07 - 1,3 lần vào mùa mưa so với
QCVN 08:2008/BTNMT mức A2, chất lượng nước sông Cầu khu
vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng vẫn
đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Nguyên nhân, do đoạn
sông này tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, đô thị thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Chất lượng nước sông Cầu đoạn sau khi chảy qua địa bàn thành phố
Thái Nguyên (đoạn từ Cầu Mây Phú Bình đến đoạn sông Cầu trước
điểm hợp lưu của sông Công) tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đạt
tiêu chuẩn cho phép mức A2.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (Water quality index - WQI) trong phân vùng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên (có tham khảo ý kiến các cơ quan/nhà khoa học).
4
iii) Lựa chọn các thông số chất lượng nước, trọng số, hàm
chuyển đổi chỉ số phụ phù hợp đặc điểm ô nhiễm nước trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên để xây dựng WQI - cải tiến. Và thiết lập công
thức tính WQI - cải tiến theo các thông số được chọn.
Nội dung 2: Để đạt mục tiêu “Phân vùng chất lượng nước các sông
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo chỉ số chất lượng nước” luận án đã
nghiên cứu:
i) Phân loại chất lượng nước từng điểm khảo sát theo WQI,
phân loại chất lượng nước của từng điểm.
ii) Lập các bản đồ phân vùng chất lượng nước các sông tỉnh
Thái Nguyên dựa theo kết quả phân loại theo WQI - cải tiến.
Nội dung 3: Để đạt mục tiêu: "Đề xuất giải pháp sử dụng và bảo vệ môi
trường nước cho từng vùng” luận án đã nghiên cứu:
i) Đề xuất khả năng sử dụng nước tại khu vực các sông, đoạn
sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
ii) Đề xuất các giải pháp BVMT nước trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Do phạm vi và yêu cầu của luận án, tác giả chủ yếu tập trung
nghiên cứu sâu 2 nhóm nội dung 1 và 2. Nhóm nội dung 3 chỉ đề cập sơ
bộ, không đi sâu để tránh dàn trải.
4. Phạm vi địa lý và các vấn đề nghiên cứu của luận án
1. Phạm vi địa lý: phạm vi nghiên cứu là dòng chính của sông Cầu và
sông Công.
2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu gồm có:
Thiết lập WQI - cải tiến phù hợp điều kiện tự nhiên và KT - XH ở
Thái Nguyên:
Lựa chọn các thông số, trọng số và hàm chuyển đổi chỉ số phụ
phù hợp trong xây dựng WQI - cải tiến.
5
Xây dựng công thức hàm tổng hợp WQI - cải tiến.
Áp dụng WQI - cải tiến, kết hợp số liệu quan trắc CLN nhiều năm
(trọng tâm là năm 2011) để phân loại CLN từng điểm quan trắc và
phân vùng CLN sông Cầu - Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất sơ bộ các biện pháp BVMT nước sông trên địa bàn Thái
Nguyên.
5. Điểm mới của luận án
Lần đầu tiên phát triển công thức tính WQI và lập WQI - cải tiến
phù hợp đặc điểm tự nhiên, KT-XH và các nguồn thải trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên:
Đã lựa chọn được các thông số chất lượng nước, trọng số và
hàm chuyển đổi chỉ số phụ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, KT-
XH và các nguồn thải ở tỉnh Thái Nguyên, đặc trưng cho hiện
trạng chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh và ý kiến
chuyên gia theo phương pháp Delphi.
Đã cải tiến công thức hàm tổng hợp WQI của Mỹ với việc phát
triển sử dụng các thông số có độc tính cao và tạo điều kiện
thuận lợi trong tính toán khi thiếu số liệu.
Lần đầu tiên sử dụng WQI - cải tiến với các thông số, trọng số đặc
trưng để phân vùng chất lượng nước sông Cầu - Công trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Từ kết quả thu được xây dựng các bản đồ phân
vùng CLN sông Cầu - Công ở Thái Nguyên theo WQI - cải tiến,
cho phép định hướng về tiềm năng sử dụng các nguồn nước và
kiểm soát ô nhiễm nước các sông trên địa bàn tỉnh.
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm sáng tỏ phương pháp xây dựng
và áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất
6
lượng nước sông, với trường hợp nghiên cứu điển hình tại Thái
Nguyên.
Ý nghĩa thực tiễn:
Là công cụ hữu ích nhằm đánh giá chất lượng nước sông một cách
tổng thể dựa trên giá trị của tập hợp các thông số môi trường;
Là cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc xác định hiện
trạng và diễn biễn chất lượng nước trong toàn tỉnh, toàn lưu vực
giúp các doanh nghiệp, dân chúng có nhu cầu sử dụng nước biết rõ
khả năng sử dụng nước ở từng đoạn sông;
Là cơ sở để định hướng về tiềm năng sử dụng các nguồn nước và
kiểm soát ô nhiễm nước tại các đoạn sông trên địa bàn tỉnh.
7. Bố cục của luận án
Luận án gồm 131 trang, trong đó phần Mở đầu 5 trang, Kết luận và
Kiến nghị 2 trang và Phụ lục, Luận án gồm 3 phần chính: i) Tổng quan
tài liệu 42 trang; ii) Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 8
trang; iii) Kết quả nghiên cứu và thảo luận 76 trang, Danh mục các công
trình đã công bố 1 trang, Tài liệu tham khảo 6 trang với 69 tài liệu trong
đó có 22 tài liệu tiếng Việt và 47 tài liệu tiếng Anh. Kết quả Luận án có
29 bảng và 38 hình.
Trong phần Tổng quan, luận án đã phân tích, đánh giá các chỉ số
chất lượng nước trên thế giới và tại Việt Nam. Ngoài ra, nội dung phần
này còn đề cập hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trường nước sông trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phần Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu đã nêu rõ về
khu vực nghiên cứu, các đối tượng và cách tiếp cận, các phương pháp
nghiên cứu sử dụng trong luận án.
7
Trong phần Kết quả nghiên cứu và thảo luận, luận án đã trình bày
chi tiết các kết quả nghiên cứu đã thu được theo các nội dung đã đề ra,
bao gồm:
i) Nghiên cứu phát triển và đánh giá WQI phù hợp với đặc điểm
môi trường nước sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
ii) Phân vùng chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
iii) Đề xuất sơ bộ các biện pháp bảo vệ môi trường nước sông trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT NAM VÀ HIỆN TRẠNG NGHIÊN CỨU
PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Thiết lập và áp dụng các mô hình Chỉ số chất lƣợng nƣớc
(Water Quality Index - WQI)
1.1.1. Hình thành và phát triển chỉ số chất lượng nước
1.1.1.1. Sự cần thiết của chỉ số chất lượng nước
1.1.1.2. Các bước thiết lập chỉ số chất lượng nước
1.1.1.3. Tiêu chí đánh giá ưu nhược điểm của chỉ số chất lượng nước
1.1.2. Giới thiệu các mô hình đánh giá chất lượng nước tiêu biểu
1.1.2.1. Các mô hình đánh giá chất lượng nước thường áp dụng trên thế
giới
1.1.2.2. Các mô hình đánh giá chất lượng nước đã được phát triển tại
Việt Nam
1.2. Hiện trạng phân vùng và quản lý, bảo vệ môi trƣờng nƣớc
sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước các sông trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
8
1.2.1.1. Ảnh hưởng do yếu tố tự nhiên
1.2.1.2. Ảnh hưởng do yếu tố phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2. Sơ lược về nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1.2.3. Một số nghiên cứu phục vụ quản lý, bảo vệ môi trường nước
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
CHƢƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Phạm vi địa lí
2.1.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là phương pháp dự báo bằng trưng cầu ý kiến
điển hình (Gene R. và George W, 1999).
2.3.2. Phƣơng pháp xây dựng WQI theo Quỹ vệ sinh quốc gia Mỹ
Các giai đoạn cơ bản để xây dựng mô hình WQI theo Quỹ Vệ sinh
Quốc gia Mỹ (WQI-NSF)
Luận án đã áp dụng để xây dựng mô hình WQI - cải tiến nhƣ sau:
Phân tích lựa chọn các thông số phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT
- XH tỉnh Thái Nguyên, các tiêu chí về thông số đại diện của Ott.
W. R [51], đặc điểm chất lượng nước của tỉnh và theo ý kiến của
các chuyên gia (theo phương pháp Delphi).
Xác định trọng số cho các thông số: được xác định thông qua tầm
quan trọng của thông số đối với nguồn nước với đa mục đích sử
dụng. Trọng số được đánh giá phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT -
9
XH tỉnh Thái Nguyên và theo ý kiến của các chuyên gia (theo
phương pháp Delphi).
Chuyển đổi giá trị của các thông số về cùng một thang đo (chỉ số
phụ qi) dựa trên việc cho điểm của các chuyên gia đối với các
khoảng nồng độ khác nhau của từng thông số. Các khoảng nồng độ
được đánh giá dựa trên QCVN 08:2008/BTNMT và đặc điểm chất
lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào điểm
số thực hiện xây dựng các hàm tương quan chỉ số phụ.
Đánh giá phương pháp tổng hợp chỉ số phụ (công thức tính) dựa
theo kết quả đánh giá tính chất hàm tổng hợp: 1) tính ảo ; 2) tính
che khuất và 3) độ nhạy. Ngoài ra, thực hiện xem xét trong trường
hợp thiếu số liệu.
Thang phân cấp chất lượng nước căn cứ theo thang phân loại của
NSF. Đây là thang phân loại phù hợp với đánh giá chất lượng nước
tổng quát. Kiểm nghiệm công thức tính chỉ số chất lượng nước.
Công thức tính chỉ số chất lượng nước điểm kiểm tra với bộ số liệu
giả định cũng như thực tế để xem xét mức độ chính xác và tin cậy.
Thang phân cấp chất lượng nước theo WQI - cải tiến sử dụng tương
tự như thang phân cấp chất lượng nước của NSF.
2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tn - Phƣơng pháp kế
thừa
2.4. Phƣơng pháp đánh giá khả năng sử dụng nƣớc
Đánh giá khả năng sử dụng nước dựa vào các thông số được lựa
chọn so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT. Trước hết, tiến hành so sánh
từng thông số với quy chuẩn. Sau đó, tổng hợp các thông số để đánh giá
khả năng sử dụng nguồn nước theo QCVN.
2.5. Phƣơng pháp phân vùng chất lƣợng nƣớc sông
10
Các khoá phân loại được lập theo các thông số chỉ thị (indicator) và
các chỉ số (index) chất lượng nước như sau:
Số điểm WQI từ WQI - cải tiến để đánh giá và phân loại chất lượng
nước sông tại các vị trí quan trắc.
Việc phân vùng các đoạn sông được thực hiện dựa vào phép nội suy
không gian. Đây là quá trình dự báo các giá trị chưa biết từ các giá
trị đã biết ở các điểm lân cận: sử dụng các dữ liệu về vị trí các
nguồn phát sinh ô nhiễm để xác định các điểm/vùng ô nhiễm còn
thiếu về dữ liệu quan trắc. Nguồn phát sinh ô nhiễm chính được xác
định như sau:
Dọc sông Cầu và sông Công: từ các cụm dân cư sinh sống hai
bên sông, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp...
Các suối nhỏ và phụ lưu sông Cầu, Công: từ các cụm dân cư,
các vùng canh tác nông nghiệp – lâm nghiệp, khu vực khác thác
khoáng sản...
Nghiên cứu này không tập trung xác định chính xác vị trí phân
vùng, nên sai số có thể từ 500 - 1000 m. Bản đồ phân vùng là kết
quả áp dụng WQI - cải tiến nên sai số trên có thể chấp nhận được.
Kết quả phân vùng chất lượng nước theo WQI - cải tiến sẽ được thể
hiện trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dụng như Mapinfo
Professional ver 11và ArcGIS ver 10.2.
2.6. Phƣơng pháp thu thập dự liệu
Tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tỉnh
Thái Nguyên năm 2008 - 2012 do Chi cục BVMT– Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Thái Nguyên cấp; số liệu quan trắc chất lượng nước
tỉnh Thái Nguyên năm 2010 - 2013 do Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật
môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên cấp kết
hợp thông tin, số liệu do tác giả luận án trực tiếp thực hiện trong các Dự
11
án “Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020” (năm 2009 - 2010) và “Xây dựng hệ thống WQI và phân vùng
chất lượng nước sông hồ tỉnh Thái Nguyên” (năm 2011 - 2012).
Số liệu về quan trắc môi trường được lưu trữ và xử lý bằng máy
tính.
2.7. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích
2.7.1. Hóa chất và dụng cụ phân tích
Hóa chất phân tích các loại (độ tinh khiết phân tích - PA).
Các loại dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm, cân phân tích, tủ ấm,
cất quay...
2.7.2. Thiết bị và phương pháp phân tích
Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5992:1995, TCVN 5993:1995,
TCVN 5996:1995
Các thiết bị phân tích chính tại Phòng thí nghiệm của Viện Công
nghệ mới – Bộ QP.
Các phương pháp phân tích các thông số quan trắc được sử dụng
theo TCVN.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Phân loại nước sông Cầu và sông Công được đánh giá theo kết quả
quan trắc nước mùa mưa và mùa khô năm 2011.
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu
Chất lượng nước sông Cầu về mùa khô có xu hướng ô nhiễm hơn
mùa mưa.
Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước tại các điểm quan trắc
trên sông Cầu phía thượng nguồn (từ Văn Lang đến Sơn Cẩm) còn
12
tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho
phép theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A1 và A2. Chất lượng
nước tại các điểm quan trắc này đảm bảo sử dụng mục đích sinh
hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
Chất lượng nước sông Cầu - đoạn chảy qua địa bàn thành phố Thái
Nguyên bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, hàm lượng BOD vượt
1,26 - 1,37 lần vào mùa khô và 1,07 - 1,3 lần vào mùa mưa so với
QCVN 08:2008/BTNMT mức A2, chất lượng nước sông Cầu khu
vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng vẫn
đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Nguyên nhân, do đoạn
sông này tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, đô thị thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Chất lượng nước sông Cầu đoạn sau khi chảy qua địa bàn thành phố
Thái Nguyên (đoạn từ Cầu Mây Phú Bình đến đoạn sông Cầu trước
điểm hợp lưu của sông Công) tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đạt
tiêu chuẩn cho phép mức A2.
3.1.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Công
Chất lượng nước sông Công phía thượng lưu (từ Bình Thành - Định
Hoá đến cửa xả hồ Núi Cốc), đoạn sông trước trạm bơm nước của
nhà máy nước Sông Công tương đối tốt, các chỉ tiêu phân tích đều
đạt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT giới hạn A2.
Chất lượng nước đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng phải
áp dụng công nghệ xử lý phù hợp đối với các chỉ tiêu khác nhau.
Sông Công từ đoạn sau điểm hợp lưu của suối La Cấm (suối tiếp
nhận nước thải sinh hoạt, dịch vụ của thị xã Sông Công) đến sau
hợp lưu với suối tiếp nhận nước thải bãi rác Nam Sơn bị ô nhiễm
hợp chất hữu cơ, TSS, Coliform và Cr. Chất lượng nước không đảm
bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục
13
đích tưới tiêu thủy lợi. Tuy nhiên, nước sông Công tại đập Hồ Núi
Cốc đối với chỉ số Coliform và cầu Đa Phúc với chỉ tiêu SS, Cr lại
chỉ đảm bảo cho mục đích giao thông thủy.
3.2. Kết quả xây dựng chỉ số chất lƣợng nƣớc cho các sông trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên và đánh giá
3.2.1. Lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các thông số trong chỉ
số chất lượng nước (WQI)
3.1.1.1. Lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các thông số chất
lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp
Delphi
Khảo sát đợt 1
Kết quả đợt khảo sát 1: 9 thông số: pH, TSS, DO, BOD5, dầu mỡ,
T.Coliform, COD, tổng N, tổng P và nhóm các chất có độc tính cao
được nhiều chuyên gia/người được tham vấn lựa chọn.
Khảo sát đợt 2
Kết quả đợt khảo sát 2: 1 - pH (0,12) ; 2 - TSS (0,09) ; 3 - DO (0,15) ; 4
- BOD5 (0,17) ; 5 - Dầu mỡ (0,08) ; 6 - T.Coliform (0,09) ; 7 - COD
(0,14) ; 8 - NO3
- (0,08) ; 9 - PO4
3- (0,08) ; 10 - Nhóm các thông số độc
tính cao (1).
3.1.1.2. Lựa chọn và đánh giá tầm quan trọng của các thông số chất
lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo số liệu năm 2011
Với những đặc điểm hiện trạng CLN sông Cầu và Công như trên thì
có thể xác định tầm quan trọng của các nhóm thông số như sau: Nhóm
các thông số độc tính cao > Nhóm các thông số dinh dưỡng > Nhóm
thông số hóa lý (lựa chọn là SS) và Nhóm thông số vi sinh (lựa chọn là
Coliform).
Điều này cũng phù hợp với kết quả tại Mục 3.2.1.1.
14
3.1.1.3. Lựa chọn các thông số chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên phù hợp với đặc điểm nguồn thải và kinh tế - xã hội
Tác động do gia tăng dân số ...
Tác động của phát triển công nghiệp ...
Tác động do phát triển nông nghiệp tới môi trường nước mặt ...
3.1.2. So sánh thông số lựa chọn giữa WQI của NSF, WQI của Tổng
cục môi trường và WQI do tác giả luận án cải tiến
Thông số trong hệ thống WQI của NFS, Tổng cục môi trường và
của luận án được lựa chọn bao gồm:
Theo NFS Theo TCMT Theo lựa chọn của luận án
1. DO 1. DO 1. DO
2. pH 2. pH 2. pH
3. BOD5 3. BOD5 3. BOD5
4. NO3
-
4. NH4
+
4. NO3
-
5. PO4
3-
5. PO4
3-
5. PO4
3-
6. Fecal coliform 6. T.coliform 6. T.coliform
7. Tổng chất rắn (TS) 7. SS 7. SS
8. Nhiệt độ 8. COD 8. COD
9. Độ đục 9. Độ đục 9. Dầu mỡ
10. Nhóm các thông số độc hại
Với đặc điểm tự nhiên và KT - XH cũng như các ngành nghề đặc
thù của tỉnh Thái Nguyên, nước sông trên địa bàn tỉnh tiếp nhận các
chất ô nhiễm đặc thù có thể tổng hợp như sau: thông số hóa lý (pH, SS,
độ đục, màu...), ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD), ô nhiễm dinh dưỡng
(NO3
-, PO4
3-), ô nhiễm vi sinh (coliform), các chất ảnh hưởng đến đời
sống thủy sinh (dầu mỡ) và một số chất có độc tính cao (kim loại nặng,
hóa chất BVTV, phenol...). Đây là các thông số cần quan tâm trong
đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3. So sánh sự phù hợp của thông số với các nghiên cứu trên thế giới
15
Với 9 thông số và nhóm các chất độc tính cao được lựa chọn, đảm
bảo được theo khuyến nghị về 5 nhóm chỉ thị suy giảm chất lương nước
và theo 5 tiêu chí lựa chọn.
Từ phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT - XH và các nguồn
gây ô nhiễm chính tại tỉnh Thái Nguyên, ý kiến của chuyên gia (theo
phương pháp Delphi), cũng như sự phù hợp với các mô hình WQI đã áp
dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn 9 thông
số và nhóm các thông số độc tính cao trong xây dựng WQI phù hợp với
các sông Thái Nguyên (gọi tắt là WQI - cải tiến) như sau:
1 - pH (0,12) 6 - T.Coliform (0,09)
2 - TSS (0,09) 7 - COD (0,14)
3 - DO (0,15) 8 - NO3
- (0,08)
4 - BOD5 (0,17) 9 - PO4
3- (0,08)
5 - Dầu mỡ (0,08) 10 - Nhóm các thông số độc tính cao (1)
3.3. Xây dựng WQI - cải tiến và bình luận
3.3.1. Công thức tính
Dạng tổng và có tính đến trọng số đóng góp:
WQIA - cải tiến =
n
đh wiqi
q
1
.
100
Dạng tích và có tính đến trọng số đóng góp:
WQIM - cải tiến =
n
wiđh qi
q
1100
3.3.2. Xây dựng đồ thị tương quan giữa thông số lựa chọn và chỉ số phụ
3.3.2.1. Chỉ số phụ của các thông số thông thường được lựa chọn (9
thông số) (qi)
16
Ghi chú: x - chỉ số phụ của thông số lựa chọn
3.3.2.2. Chỉ số phụ của nhóm các chất có độc tính cao (qđh)
Bảng 3.2. Quy định giá trị (qđh) chỉ số phụ
của các thông số độc tính cao
Nồng độ của thông số bất kỳ trong
nhóm các thông số độc tính cao (I)
Giá trị WQI qđh
I < A1
91 100
100
I = A1 91
A1 < I < A2 71 90 71
A2 < I < B1 51 70 51
B1 < I < B2 26 50 26
I > B2 0 25 0
3.4. Kiểm nghiệm WQI - cải tiến
3.4.1. Kiểm nghiệm đánh giá WQI – cải tiến do tác giả đề xuất
3.4.1.1. Xem xét tính che khuất và tính ảo của WQI – cải tiến
Dạng tổng luôn cho giá trị WQI cao hơn dạng tích.
Tính che khuất: chủ yếu ở dạng tổng, thể hiện rõ ở các chuỗi số liệu
11, 16, 21, 26 và từ 31 đến 36.
+ Ở chuỗi số liệu 11, một thông số có giá trị đo đạc thấp (DO =
0,5 mg/L) nên qi thấp (qDO = 2) nhưng kết quả WQI dạng tổng
là 84 (mức II). Như vậy là chưa hợp lý. Trong khi đó, dạng tích
là 70 (mức III) cho kết quả phù hợp hơn. Điều này xảy ra tương
tự chuỗi số liệu 16, 21 và 26.
17
+ Cũng tương tự như vậy ở chuỗi số liệu 31 đến 36. Khi hai thông
số có giá trị qi thấp nhưng giá trị WQI dạng tổng lại khá cao.
+ Đối với chuỗi số liệu từ 37 đến 56, khi qđh thay đổi theo các
thang xác định, thông số DO thay đổi thì dạng tích luôn cho giá
trị WQI phù hợp, còn dạng tổng có giá trị WQI chưa phù hợp.
Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Ott. Theo nghiên
cứu này, dạng tích có thể xảy ra tính che khuất khi trọng số quá nhỏ.
Điều này không xảy ra với WQI - cải tiến do trọng số thấp nhất là 0,08.
Tính ảo xảy ra khi điểm số của từng thông số chấp nhận được
nhưng chỉ số tổng quát lại cho kết quả ngược lại. Với các chuỗi số
liệu từ 2 đến 6 tính ảo không xảy ra đối với dạng tổng và dạng tích.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ott., tính ảo không xảy
ra đối với dạng tổng và dạng tích có trọng số.
Qua kết quả tính toán và phân tích như trên, có thể kết luận rằng,
dạng tích không có tính ảo và tính che khuất ; dạng tổng không có tính
ảo nhưng tính che khuất xảy ra đối với một số trường hợp nên nhiều khi
không phản ánh đúng mức độ ô nhiễm của các thông số tính WQI.
3.4.1.2. Xem xét độ nhạy của mô hình WQI - cải tiến
Dạng tích luôn có độ nhạy cao hơn dạng tổng.
Trọng số của thông số (wi) ảnh hưởng lớn đến độ nhạy của WQI. wi
càng cao sẽ làm cho độ nhạy của WQI - cải tiến thay đổi càng lớn.
Với cùng bước nhảy của chỉ số phụ, độ nhạy của thông số có wi lớn
luôn cao hơn thông số có wi nhỏ.
Riêng với nhóm các chất có độc tính cao, khi thay đổi qi thì dạng
tổng và dạng tích có độ nhạy như nhau và có độ nhạy rất lớn.
3.4.2. Xem xét trường hợp thiếu số liệu của mô hình WQI - cải tiến
Xem xét nếu thiếu số liệu cho thấy:
18
Thiếu 1 số liệu, tất cả các qi của các thông số còn lại bằng 100
mà WQI lại nhỏ hơn 100. Điều này chưa hợp lý.
Cũng có thể nhận thấy dạng tổng điểm số cao hơn dạng tích.
Điều này chứng tỏ dạng tích luôn có tính khắt khe hơn dạng
tổng.
Và thiếu thông số có trọng số cao thì WQI có giá trị thấp và
ngược lại. Nếu không có trọng số thì dù thiếu thông số nào đều
cho WQI như nhau. Như vậy, trọng số thể hiện tầm quan trọng
của thông số đó trong đánh giá chất lượng nước.
Thiếu 2 thông số. Kết quả WQI nhỏ hơn 100. Điều này cũng
không hợp lý. Số liệu tính toán cho kết quả tương tự như trường
hợp từ 2 đến 4.
Chuyển đổi công thức sang dạng như sau:
+ Dạng tổng và có tính đến trọng số đóng góp:
WQIA - cải tiến - thiếu số liệu =
k
n
đh wiqi
q
1
.
100
+ Dạng tích và có tính đến trọng số đóng góp:
WQIM - cải tiến - thiếu số liệu =
k
n
wiđh qi
q
1100
Với:
- k: hệ số mũ, trong đó
n
iw
k
1
1
Kết quả tính WQI bằng công thức mới với các trường hợp đủ số
liệu và thiếu số liệu tính toán cho thấy kết quả hợp lý. Kết quả tính cuối
cùng không bị ảnh hưởng bởi số liệu bị thiếu. Công thức đúng với cả
trường hợp thiếu 1 hoặc 2 số liệu.
19
3.4.3. Đánh giá WQI-cải tiến cho các sông trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Để đánh giá ưu nhược điểm của WQI, WQI - cải tiến được xem xét
theo 21 tiêu chí của Ott. và 15 tiêu chí của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ
cho thấy như sau:
1. Công thức đơn giản
2. Dễ sử dụng trong tính toán
3. Các thông số lựa chọn mang đặc trưng của chất lượng nước
4. Đây là các thông số thuộc chương trình quan trắc của tỉnh Thái
Nguyên
5. 9 thông số và nhóm các thông số độc hại đảm bảo có các thông số
sinh học
6. Có các thông số có ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh hoặc/và sử
dụng giải trí
7. Có nhóm các thông số độc hại theo QCVN 08:2008/BTNMT
8. Không bổ sung được các thông số mới
9. Tương thích với QCVN 08:2008/BTNMT
10. Được tính toán và đảm bảo kết quả trên bộ số liệu giả định
11. Được xây dựng dựa trên đặc điểm tự nhiên và KT-XH, ý kiến
chuyên gia, được kiểm tra với số liệu giả định và thực tế cho kết
quả phù hợp
12. Thang phân loại theo NSF - WQI
13. Dạng tổng có tính ảo hơn dạng tích;
14. Dạng tổng và dạng tính không có tính che khuất
15. Độ nhạy được thử nghiệm trên bộ số liệu giả định đảm bảo chấp
nhận
16. Có thể áp dụng để phân vùng chất lượng nước sông tại Thái
Nguyên và có ứng dụng thực tế
20
17. Được xây dựng trên cơ sở các ý kiến chuyên gia theo phương
pháp Delphi
18. Công thức được chuyển đổi và được thử nghiệm tính toán, cho
kết quả hợp lý khi thiếu số liệu
19. Hạn chế:
- Không thay đổi được các thông số;
- Không bổ sung thêm các thông số;
- qi min của các thông số không bằng 0 (ngoại trừ nhóm thông số
độc hại), do qi được xây dựng dựa trên các hàm tuyến tính và phi
tuyến tính.
20. Các thông số lựa chọn đều liên quan đến chất lượng nước
21. Các thông số đều được đưa về cùng thang đo bằng hàm chỉ số
phụ và không có thứ nguyên
3.5. Phân loại nguồn nƣớc mặt các sông trên địan bàn tỉnh Thái
Nguyên theo WQI - cải tiến
3.5.1. Đối với sông Cầu
Bảng 3.3. Phân loại chất lƣợng nƣớc mặt sông Cầu
theo WQI - cải tiến
T
T
Vị trí
Mùa khô (đợt 1/2011) Mùa mƣa (đợt 3/2011)
Dạng tổng Dạng tích Dạng tổng Dạng tích
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
1 SCA 1-1 88,6 II 88,0 II 92,8 I 92,5 I
2 SCA 1-2 89,0 II 88,6 II 91,4 I 91,0 I
3 NM-6.05-1 85,3 II 84,6 II 90,4 I 90,0 I
4 SCA 1-3 85,2 II 84,6 II 92,4 I 92,2 I
5 SCA 1-4 58,0 III 57,1 III 58,8 III 58,1 III
6 SCA 1-5 56,6 III 55,3 III 56,6 III 55,4 III
7 NM-6.05-2 78,7 II 77,2 II 81,1 II 79,9 II
8 SCA 1-6 79,8 II 78,2 II 82,7 II 81,1 II
9 NM-6.05-3 78,1 II 76,1 II 80,9 II 79,0 II
10 SCHL 26 19,8 V 19,2 V 55,1 III 53,8 III
21
3.5.2. Đối với sông Công
Bảng 3.4. Phân loại chất lƣợng nƣớc mặt sông Công
theo WQI - cải tiến
T
T
Vị trí
Mùa khô (đợt 1/2011) Mùa mƣa (đợt 3/2011)
Dạng tổng Dạng tích Dạng tổng Dạng tích
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
Giá
trị
Phân
loại
1 SCO 1-12 91,3 II 91,1 II 93,4 I 93,3 I
2 SCO 1-13 90,9 II 90,7 II 92,6 I 92,5 I
3 SCO 1-14 91,2 I 90,9 I 92,2 I 92,0 I
4 SCO 1-15 92,6 I 92,4 I 90,7 I 90,0 I
5 SCO 1-16 91,3 I 91,0 I 92,7 I 92,5 I
6 SCO 3-8 89,1 II 88,7 II 82,2 II 81,9 II
7 SCO 1-17 93,1 I 92,9 I 93,1 I 92,9 I
8 SCO 3-9 52,4 III 50,6 III 54,3 III 52,8 III
9 SCO 1-18 53,3 III 51,1 III 53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nghien_cuu_xay_dung_chi_so_chat_l_ong_n_oc_water_quality_index_wqi_trong_phan_vung_chat_l_ong_n_o.pdf