Tóm tắt Luận án Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không gian theo chiều ‘trên-dưới’ trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt

Căn cứ vào cách phân chia nghĩa của các giới từ định vị không gian

“trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đi sâu vào miêu tả, so

sánh đối chiếu các nghĩa để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa

giữa hai ngôn ngữ.

2.1.1. Nghĩa “nguyên thủy” (The Primary Sense)

So sánh với điển cảnh của over và above, chúng ta có thể thấy rõ sự

khác biệt về khoảng cách giữa TR và LM. Khoảng cách của TR và LM trong

điển cảnh của above lớn hơn so với khoảng cách của chúng trong điển cảnh

của over. Hay nói cách khác, điển cảnh của above cho thấy vị trí TR nằm

ngoài vùng tiếp xúc so với LM. Căn cứ vào nghĩa “nguyên thủy” của hai giới

từ over và above, chúng ta thấy tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa này.

Qua đây, tiếng Anh có nhiều từ biểu hiện mối quan hệ trên giữa TR và LM13

còn tiếng Việt chỉ có sử dụng duy nhất một giới từ trên để diễn đạt mối quan

hệ đó giữa TR và LM. Như vậy, xét về nghĩa “nguyên thủy” thì giới từ trên

trong tiếng Việt có nhiều hàm ý hơn so với các giới từ định vị trên của tiếng

Anh.

2.1.2. Nghĩa “che phủ” (The Covering Sense)

Nghĩa “che phủ” của giới từ over là nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc. Ở nghĩa

này TR lớn hơn LM và có sự dịch chuyển điểm thuận lợi mặc định từ điểm

hậu trường tới một điểm cao hơn TR. Điểm thuận lợi có một vai trò rất quan

trọng trong việc tạo nên nghĩa “che phủ” của giới từ over. Nghĩa “che phủ”

của giới từ over được dịch chuyển tương đương sang tiếng Việt như sau: che

lấp, xõa xuống, vắt, trên, phủ lên, che kín mít và xuống. Trong trường hợp này

tiếng Việt có các hình thức diễn đạt phong phú hơn so với tiếng Anh. Người

bản ngữ căn cứ vào vị trí của TR và LM để lựa chọn giới từ. Điều này cho

thấy người Việt không quan tâm nhiều đến sự phân biệt TR có nằm trong

vùng của LM không, mà thường chia cắt không gian thành hai vùng: bên trên

và bên dưới. Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng

Việt trong định vị không gian. Nghĩa “che phủ” không tồn tại trong mạng lưới

nghĩa của giới từ trên trong tiếng Việt. Điều này cho thấy sự khác biệt về

nghĩa giữa giới từ định vị không gian “trên” trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Nghĩa “che phủ” chỉ xuất hiện trong nghĩa của giới từ over còn không xuất

hiện trong nghĩa của giới từ above do nét khác biệt về khoảng cách giữa TR

và LM

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không gian theo chiều ‘trên-dưới’ trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người trong thế giới khách quan. Lý Toàn Thắng [23:16] đã đúc kết mọi phương diện của tri nhận đều được tạo hình bởi các bình diện của thân thể, phụ thuộc vào nhiều thứ của kinh nghiệm con người và sự tương tác với môi trường xung quanh. Tyler và Evans [89: 32-35] cũng bàn về việc “thế giới vật chất của sự trải nghiệm không gian có ý nghĩa như thế nào đối với con người chúng ta”. Tyler và Evans [89] đã đưa ra hai khái niệm “tương quan trải nghiệm” và “tương đồng tri giác” để giải thích các nghĩa của các giới từ trong nghiên cứu của mình. 1.3.6. Kinh nghiệm nghiệm thân Ngoài nghiệm thân chúng ta cần phải nói đến kinh nghiệm nghiệm thân vì cách chúng ta thuyết giải về thực tại xung quanh phần lớn là có sự trung gian môi giới của kinh nghiệm đối với thân thể chúng ta. Johnson [57] và Lakoff [60] cho rằng: kinh nghiệm nghiệm thân được bộc lộ ra ở cấp độ tri nhận là thông qua lược đồ hình ảnh ở mức tiền ý niệm. Lý Toàn Thắng [23:18] đưa ra một kết luận: bản chất của các ý niệm và cái cách thức mà chúng ta được tổ chức, được cấu trúc hóa là bị chế định bởi bản chất của kinh nghiệm nghiệm thân. Hay nói một cách khác: ngôn ngữ phản ánh cấu trúc ý niệm và vì thế nó phản ảnh kinh nghiệm nghiệm thân. 1.3.7. Tri nhận nghiệm thân Các nhà nghiên cứu cho rằng, tâm trí của con người được ‘đóng dấu bởi kinh nghiệm nghiệm thân’. Cần chú ý rằng có một mối tương quan giữa tri nhận nghiệm thân và môi trường, đáng chú ý là một số luận điểm: tri nhận là tại vị, tri nhận bị áp lực bởi thời gian và tri nhận bị giới hạn bởi những khả năng xử lí thông tin của chúng ta. Lý Toàn Thắng [23:19] đã đưa ra một nhận xét của Evans và Green [40] như sau: chúng ta chỉ có thể nói về những gì mà chúng ta có thể cảm nhận và nhận thức được, và những gì mà chúng ta có thể cảm thấy và nhận thức thì được phái sinh ra từ sự kinh nghiệm nghiệm thân. Ngôn ngữ vì thế không phản ánh trực tiếp thế giới, mà đúng hơn là nó phản ánh cái cách chúng ta thuyết giải về thế giới đó, với một ‘cách nhìn thế giới’ nhất định thông qua lăng kính nghiệm thân. 9 1.3.8. Thuyết giải (Construal) Các nhà nghiên cứu Herskovits [50], Langacker [62], Svorou [82] cho rằng chúng ta lí giải và nói về thế giới của chúng ta bằng ngôn ngữ theo cách chúng ta tin. Lý Toàn Thắng [23:187] đã nhận xét: mỗi sự tình có thể được “thuyết giải” theo cách khác nhau và những cách thức ký mã khác nhau của sự tình đó tạo nên những sự ý niệm khác nhau. Langacker [64:61] cho rằng nghĩa không phản ánh trực tiếp thế giới mà đúng hơn nó phản ánh cái cách chúng ta giả thuyết về thế giới đó, với một cách nhìn thế giới nhất định thông qua lăng kính nghiệm thân. Langacker [64: 326, 328] cho rằng chúng ta “thuyết giải” thế giới của chúng ta bằng hai cách: chủ quan và khách quan. Cách “thuyết giải” khác nhau là do sự khác nhau về mối quan hệ giữa ý niệm và tri giác, mối quan hệ giữa kịch cảnh với người tham gia vào kịch cảnh đó cũng như mối quan hệ người tham gia với kịch cảnh mà người đó ý niệm hóa. Theo Paradis và đồng tác giả [73] cho thấy cách thuyết giải đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận vì nó là cơ sở giải thích cho các sự ý niệm hóa khác nhau. Đây có thể coi là luận điểm nòng cốt của ngôn ngữ học tri nhận. 1.3.9. Các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận Cấu trúc ngữ nghĩa quan trọng nhất trong ngữ nghĩa học tri nhận là cấu trúc ‘giản đồ hình’ vì các giản đồ hình luôn biểu diễn các phương tiện truyền tải nghĩa cơ bản nhất như: cái bao chứa, nguồn-đường dẫn- đích, và sự liên kết. Theo Lý Toàn Thắng [23:92-93], trong giới ngôn ngữ học tri nhận có những cách phân loại khác nhau về các quá trình ý niệm hóa hay các thao tác thuyết giải; trong số đó có hai sự phân loại đáng chú ý nhất, của Langacker [62] và Talmy [86]. 1.3.10. Ẩn dụ ý niệm Theo Lý Toàn Thắng [23] cho rằng ẩn dụ dựa trên sự nghiệm thân về thế giới xung quanh chúng ta và là một công cụ quan trọng để chúng ta biểu thị các suy nghĩ của mình. Lý Toàn Thắng [23:106-107] cho rằng ẩn dụ là một một quá trình tri nhận, một cơ chế tri nhận, bao gồm hai miền nguồn (Source) và đích. Như vậy, ẩn dụ ý niệm là một phương thức để ý niệm hóa một miền tâm trí này (miền nguồn) qua một miền tâm trí khác (miền đích), hình thành và biểu hiện những ý niệm mới, tri thức mới. Thông thường, các phạm trù ở mô hình nguồn sẽ cụ thể hơn, các phạm trù ở mô hình đích sẽ trừu tượng hơn. 1.3.11. Sự ý niệm hóa không gian Theo Lý Toàn Thắng [23:123-125]: Trong những sự ý niệm hoá thì đặc sắc nhất có lẽ là sự ý niệm hoá không gian và trong đó cụ thể hơn là cái cách thức mà một sự định hướng không gian được ý niệm hoá cũng như những quá trình ý niệm hoá diễn ra ở địa hạt này. Tác giả cũng nhấn mạnh: ngôn ngữ nào cũng có sự định hướng không gian chỉ xuất liên quan đến người nói hay liên 10 quan đến sự vật, nhưng hệ thống và chiến lược của những sự định hướng này thì có thể khác nhau Heine [49:12-14]. Ngoài ra, tác giả cũng đúc kết lại quan điểm của Svorou [82]: trong sự ý niệm hoá về định hướng không gian con người chủ yếu sử dụng ba Miền Nguồn: các bộ phận cơ thể người (trong tư thế thẳng đứng chuẩn tắc), các vật mốc (Landmarks) của môi trường xung quanh, các ý niệm động, chủ yếu là các họat động và hành động như "đi", "về", "đứng","ngồi"... là lĩnh vực ít dùng hơn cả. 1.3.12. Về nguyên lý “con người là trung tâm” của sự tri nhận không gian Lý Toàn Thắng [22:59] cho rằng vấn đề “con người” trong sự tri nhận không gian có liên hệ sâu xa với ba phương diện: cấu tạo cơ thể con người, môi trường xung quanh con người và các chuẩn mực, cách thức hoạt động của con người. Theo Trần Văn Cơ [4], mọi quá trình phạm trù hóa, điển dạng hóa, khuôn mẫu hóa, biểu trưng hóa đều không thoát ra khỏi mối quan hệ của hoạt động tri nhận trong mối quan hệ với con người, hoạt động này dựa trên một nguyên lí mang tính phương pháp luận chủ đạo là nguyên lí dĩ nhân vi trung. 1.3.13. Về các chiến lược định vị và định hướng trong không gian Lý Toàn Thắng [22] đã cho rằng: Về nguyên tắc người ta có thể sử dụng những chiến lược khác nhau để định vị, định hướng (cho mình hay cho sự vật khác) trong một không gian nào đó và tuỳ ngôn ngữ mà một chiến lược này hay một chiến lược khác có được vai trò quan trọng hay thứ yếu. Ngoài ra, tác giả cũng khẳng định là có hai chiến lược định vị định hướng không gian: trực tiếp và gián tiếp. Lý Toàn Thắng [21: 228] nhận xét rằng trong tiếng Việt có sử dụng hai chiến lược định vị: chiến lược trực tiếp và chiến lược gián tiếp Tiểu kết chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích, so sánh, đối chiếu về ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh với tiếng Việt một cách hệ thống, đặc biệt là phân tích, so sánh, đối chiếu các nghĩa và cơ sở tri nhận của bốn giới từ above, over, below và under. Và đây chính là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Giới từ được coi là từ loại thuộc hệ thống đóng và đây là một đặc điểm giúp phân loại giới từ với từ loại khác. Giới từ được phân chia dựa vào các tiêu chí khác nhau. Giới từ có các nghĩa khác nhau là do các tri nhận khác nhau của con người. Dựa vào trải nghiệm của mỗi người mà chúng ta có những lý giải khác nhau về nghĩa của giới từ. Tri nhận liên quan đến rất nhiều vấn đề: ẩn dụ ý niệm, các mô hình tri nhận, chiến lược định vị, nguyên lýHai khái niệm giúp giải thích sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của giới từ định vị không gian “trên-dưới” là “tương quan trải nghiệm” và “tương đồng tri giác”. 11 Chương 2 NGỮ NGHĨA CỦA GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN “TRÊN- DƯỚI” TRONG TIẾNG ANH (OVER, ABOVE, UNDER VÀ BELOW) TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT 2.1. Nghĩa không gian của các giới từ định vị không gian “trên” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt Chúng tôi phân chia các nghĩa của 4 giới từ định vị không gian over, above, under và below dựa theo mối quan hệ giữa vật được định vị (TR) và mốc định vị (LM) và sự phân chia nghĩa theo chiều trên-dưới trong tiếng Việt. Nghĩa của 4 giới từ tiếng Anh trên được phân chia theo cách của Tyler và Evans [89] đã được tác giả Lâm Quang Đông và Nguyễn Minh Hà [90] dịch tương đương sang tiếng Việt. Và chúng tôi đã tham khảo các tên nghĩa tiếng Việt đó trong phần phân tích nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khi khảo sát ngữ liệu tiếng Anh, chúng tôi chưa tìm thấy 5 nghĩa sau của giới từ over: “bên trên và vượt quá hoặc Quá I”, “chuyển giao”, “tập trung chú ý”, “phản thân” và “vượt quá và phía trên (Quá II)”, nhưng chúng tôi lại tìm ra nghĩa “thích hơn” của giới từ above. Ngoài ra, chúng tôi loại bỏ hai nghĩa của over: nghĩa “hoàn thành” và nghĩa “lặp lại” vì over trong hai nghĩa này là trạng từ chứ không phải là giới từ. Kết quả, các nghĩa của các giới từ định vị không gian “trên – dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi tìm được được phân chia theo thành hai nhóm: nhóm giới từ trên và nhóm giới từ dưới. Các nghĩa của hai nhóm giới từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt được sắp xếp theo bảng 2.2. Bảng 2.2: Nghĩa của các giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt Nghĩa của giới từ trên trong tiếng Anh: over, above Nghĩa của giới từ trên trong tiếng Việt Nghĩa của giới từ dưới trong tiếng Anh: under, below Nghĩa của giới từ dưới trong tiếng Việt 1. “nguyên thủy” 2. “bên kia” 3. “thời gian” 4. “che phủ/ bao phủ” 5. “kiểm tra” 6. “nhiều hơn” 7. “kiểm soát” 1. “nguyên thủy” 2. “nhiều hơn” 1. “nguyên thủy” 2. “ít hơn” 3. “kiểm soát” 4. “che phủ” 5. “không tồn tại” 6. “kém hơn/yếu hơn” 7. “tiếp theo ở dưới” 1. “nguyên thủy” 2. “ít hơn” 3. “kiểm soát” 4. “che phủ” 5. “không tồn tại” 6. “kém hơn/yếu hơn” 7. “tiếp theo ở dưới” 12 8. “thích hơn” 9. “khá hơn/ tốt hơn” 10. “tiếp theo ở trên” 11. “khoảng cách địa hình” 8. “khoảng cách địa hình” Ngoài ra, căn cứ vào các nghĩa của các giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như mục đích nghiên cứu, chúng tôi phân chia các nghĩa của các giới từ trên thành hai nhóm chính: nghĩa không gian và nghĩa phi không gian như bảng 2.3: Bảng 2.3. Các nghĩa không gian và phi không gian của các giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt Các nghĩa không gian của giới từ định vị không gian trên Các nghĩa phi không gian của giới từ định vị không gian trên Các nghĩa không gian của giới từ định vị không gian dưới Các nghĩa phi không gian của giới từ định vị không gian dưới 1. “nguyên thủy” 2. “bên kia” 3. “che phủ/ bao phủ” 4. “khoảng cách địa hình” 5. “tiếp theo ở trên” 1. “thời gian” 2. “kiểm tra” 3. “nhiều hơn” 4. “khá hơn/ tốt hơn” 5. “thích hơn” 6. “kiểm soát” 1. “nguyên thủy” 2. “che phủ” 3. “tiếp theo ở dưới” 4. “khoảng cách địa hình” 1. “ít hơn” 2. “kiểm soát” 3. “không tồn tại” 4. “kém hơn/yếu hơn” Căn cứ vào cách phân chia nghĩa của các giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi đi sâu vào miêu tả, so sánh đối chiếu các nghĩa để tìm ra sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa giữa hai ngôn ngữ. 2.1.1. Nghĩa “nguyên thủy” (The Primary Sense) So sánh với điển cảnh của over và above, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt về khoảng cách giữa TR và LM. Khoảng cách của TR và LM trong điển cảnh của above lớn hơn so với khoảng cách của chúng trong điển cảnh của over. Hay nói cách khác, điển cảnh của above cho thấy vị trí TR nằm ngoài vùng tiếp xúc so với LM. Căn cứ vào nghĩa “nguyên thủy” của hai giới từ over và above, chúng ta thấy tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa này. Qua đây, tiếng Anh có nhiều từ biểu hiện mối quan hệ trên giữa TR và LM 13 còn tiếng Việt chỉ có sử dụng duy nhất một giới từ trên để diễn đạt mối quan hệ đó giữa TR và LM. Như vậy, xét về nghĩa “nguyên thủy” thì giới từ trên trong tiếng Việt có nhiều hàm ý hơn so với các giới từ định vị trên của tiếng Anh. 2.1.2. Nghĩa “che phủ” (The Covering Sense) Nghĩa “che phủ” của giới từ over là nghĩa phái sinh từ nghĩa gốc. Ở nghĩa này TR lớn hơn LM và có sự dịch chuyển điểm thuận lợi mặc định từ điểm hậu trường tới một điểm cao hơn TR. Điểm thuận lợi có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên nghĩa “che phủ” của giới từ over. Nghĩa “che phủ” của giới từ over được dịch chuyển tương đương sang tiếng Việt như sau: che lấp, xõa xuống, vắt, trên, phủ lên, che kín mít và xuống. Trong trường hợp này tiếng Việt có các hình thức diễn đạt phong phú hơn so với tiếng Anh. Người bản ngữ căn cứ vào vị trí của TR và LM để lựa chọn giới từ. Điều này cho thấy người Việt không quan tâm nhiều đến sự phân biệt TR có nằm trong vùng của LM không, mà thường chia cắt không gian thành hai vùng: bên trên và bên dưới. Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong định vị không gian. Nghĩa “che phủ” không tồn tại trong mạng lưới nghĩa của giới từ trên trong tiếng Việt. Điều này cho thấy sự khác biệt về nghĩa giữa giới từ định vị không gian “trên” trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nghĩa “che phủ” chỉ xuất hiện trong nghĩa của giới từ over còn không xuất hiện trong nghĩa của giới từ above do nét khác biệt về khoảng cách giữa TR và LM. 2.1.3. Nghĩa “bên kia” (The On-the-other-side of Sense) Giới từ over trong trường hợp này mang nghĩa “bên kia”, và không còn mang nghĩa ‘above’ nữa vì vị trí của TR không cao hơn so với vị trí của LM như mối quan hệ của chúng trong nghĩa “nguyên thủy”. Nghĩa “bên kia” của giới từ over đã tạo nên một sự khác biệt về nghĩa so với nghĩa của từ trên trong tiếng Việt. Trường hợp này, nghĩa của giới từ định vị không gian trên không diễn đạt nghĩa vị trí này cao hơn so với vị trí khác. Theo kết quả khảo sát ngữ liệu, nghĩa “bên kia” không xuất hiện trong mạng lưới nghĩa của giới từ định vị trên trong tiếng Việt. 2.1.4. Nghĩa “khoảng cách địa hình” (The Topographical-distance Sense) Nếu chúng ta sử dụng over trong nghĩa này là không thích hợp vì over gồm sự ý niệm hóa giữa TR và LM liên quan đến khoảng cách tương đối và khả năng tiếp xúc trong khi above lại thể hiện một khoảng cách tương đối xa và không có khả năng tiếp xúc. Nghĩa “khoảng cách địa hình” cũng là một nghĩa giúp phân biệt cách dùng của giới từ over và giới từ above. Trong nghĩa này giới từ above được sử dụng do TR có một khoảng cách về vị trí địa lý so với LM. Các khoảng cách này khá cụ thể. Nghĩa “khoảng cách địa hình” cũng không nằm trong danh mục nghĩa của từ trên trong tiếng Việt. 14 2.1.5. Nghĩa Tiếp theo ở trên (The Next-one-up Sense) Nghĩa này của giới từ above biểu thị yếu tố tiếp theo phía trên theo một trình tự ở chiều thẳng đứng. Nghĩa này chỉ xuất hiện với giới từ above và đây cũng là một nét khác biệt khác về nghĩa với giới từ over. Trong tiếng Việt, từ trên không biểu thị nét nghĩa này. 2.2. Nghĩa phi không gian của giới từ định vị “trên” trong tiếng Anh và so sánh đối chiếu với tiếng Việt 2.2.1. Nghĩa “nhiều hơn” (The More Sense) Over và above đều biểu đạt nghĩa “nhiều hơn”. Tuy nhiên, căn cứ vào điển cảnh của chúng, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau giữa over và above. Sự khác biệt này cũng được thể hiện rõ trong nghĩa “nhiều hơn”. Over thường được dùng để chỉ sự nhiều hơn về số lượng trong các trường hợp nói về tốc độ, sản lượng Trong khi, above dùng để chỉ sự nhiều hơn về thời gian, tuổi, khoảng cách, mức độQua đây, chúng ta thấy tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa “nhiều hơn”. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn có sự phân biệt rõ ràng hơn so với tiếng Việt vì tiếng Anh sử dụng của hai giới từ over và above để biểu đạt nghĩa này và mỗi giới từ có một đặc điểm nghĩa riêng còn tiếng Việt chỉ sử dụng từ trên để biểu đạt các nghĩa này. 2.2.3. Nghĩa “kiểm tra” (The Examining Sense) Nghĩa “kiểm tra” là nghĩa mở rộng từ nghĩa “nguyên thủy” của giới từ over như là kết quả của hai sự thay đổi trong mô hình không gian giữa TR và LM – điểm nhìn thuận lợi ở cùng vị trí với TR và điểm nhìn của TR trực tiếp về phía LM. Nghĩa “kiểm tra” có nguồn gốc từ kịch cảnh không gian mà ở đó TR cao hơn LM và có thể kiểm tra được. 2.2.4. Nghĩa “thời gian” (The Temporal Sense) Trong nghĩa này, over biểu thị mối quan hệ thời gian giữa một TR nào đó với một khoảng thời gian. Giới từ over trong trường hợp này được dịch sang tiếng Việt là hơn và trước. Nghĩa “thời gian” này cũng chỉ xuất hiện với giới từ over mà không xuất hiện với giới từ above và nó cũng không biểu thị nghĩa của từ trên trong tiếng Việt. 2.2.5. Nghĩa “khá hơn/ tốt hơn” (The Superior Sense) Nghĩa “khá hơn” là một trong các nghĩa của giới từ above được dùng để chỉ vị trí của cá nhân này cao hơn so với cá nhân khác trong một tổ chức hoặc trong một hệ thống xã hội. Giới từ above trong trường hợp này được dịch tương ứng sang tiếng Việt là trên. Tuy nhiên, nghĩa này dùng chỉ TR tốt hơn LM về phương diện quyền hạn và sự hiểu biết. Nghĩa này cũng chỉ xuất hiện với giới từ above. Căn cứ vào ngữ liệu khảo sát nghĩa của giới từ trên trong tiếng Việt, chúng tôi không thấy giới từ trên không có nghĩa này. 2.2.6. Nghĩa “thích hơn” (The preference Sense) 15 Nghĩa “thích hơn” của giới từ over xuất phát từ việc phân tích lại cấu hình không gian giữa TR và LM mà ở đó TR cao hơn LM nhưng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của LM. Vị trí cao hơn của TR tương liên với khối lượng lớn hơn và được thích hơn so với khối lượng nhỏ hơn. Giới từ over và above đều biểu thị nghĩa “thích hơn” với ý để chỉ khối lượng của TR nhiều hơn LM. Nghĩa “thích hơn” này cũng không nằm trong nghĩa của từ trên trong tiếng Việt. 2.2.7. Nghĩa “kiểm soát” (The Control Sense) Nghĩa này cho thấy rõ mối liên hệ của tương quan trải nghiệm của con người với độ cao thẳng đứng. Và nghĩa “kiểm soát” này cũng không tồn tại trong mạng lưới nghĩa của giới từ trên trong tiếng Việt. Mặc dù, tiếng Việt cũng có sự trải nghiệm tương tự như tiếng Anh nhưng tiếng Việt có cách diễn đạt khác với tiếng Anh. 2.3. Nghĩa không gian của các giới từ định vị không gian “dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt 2.3.1. Nghĩa “nguyên thủy” (The Primary Sense) Điển cảnh của giới từ under chỉ ra mối quan hệ chức năng không gian giữa TR và LM mà ở đó TR ở vị trí thấp hơn hoặc bằng so với LM. Giới từ under tương tự như giới từ over đều chỉ ra các mối quan hệ không gian mà TR gần và tiếp xúc với LM. Giới từ below có nghĩa là TR “ở một vị trí thấp hơn” và không tiếp xúc với LM. Ở đây có sự khác biệt trong sự định vị không gian giữa người Anh và người Việt. Tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác biệt về quy chiếu và nghĩa sử dụng của giới từ định vị không gian “trên-dưới”. Tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng trong nghĩa này nhưng tiếng Anh có sự phân biệt rõ ràng về nghĩa dưới hơn so với tiếng Việt vì tiếng Anh dùng hai giới từ under và below để chỉ nghĩa này còn tiếng Việt chỉ dùng từ dưới. 2.3.2. Nghĩa “khoảng cách địa hình” (The Topographical – distance Sense) Giới từ below còn có nghĩa “khoảng cách địa hình”. Nghĩa này dùng để phân biệt chính xác yếu tố kế tiếp trong mối quan hệ theo chiều thẳng đứng dưới TR. Do giới từ above và giới từ below có nghĩa trái ngược nhau nên giới từ below cũng có nghĩa “khoảng cách địa hình”. Điều này giúp cho việc phân biệt cách dùng của giới từ under và below cũng như cho thấy rõ sự khác biệt về nghĩa giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Giới từ dưới trong tiếng Việt cũng có nghĩa tương đồng so với nghĩa của giới từ below trong tiếng Anh. 2.3.3. Nghĩa “che phủ” (The Covering Sense) Do giới từ under trái nghĩa với giới từ over nên hai giới từ này đều có nghĩa “che phủ” nhưng biểu thị sự đối lập về vị trí. Nghĩa này cũng chỉ xuất hiện với giới từ under mà không xuất hiện với giới từ below do điển cảnh của hai giới từ này quy định. Trong trường hợp này, giới từ under được dịch sang 16 tiếng Việt là dưới. Trong tiếng Việt, giới từ dưới cũng mang nghĩa “che phủ”. Như vậy, nghĩa “che phủ” có sự tương đồng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.3.4. Nghĩa “tiếp theo ở dưới” (The Next-one-down Sense) Căn cứ vào điển cảnh của giới từ under và below cũng như mối quan hệ giữa giới từ under và below chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nghĩa “tiếp theo ở dưới” chỉ xuất hiện với giới từ below. Trong ngữ liệu chúng tôi tìm được, chúng tôi chưa thấy nghĩa này xuất hiện trong mạng lưới nghĩa của giới từ dưới. Do đó, điều này có thể tạo ra khác biệt về nghĩa này giữa giới từ định vị không gian dưới của tiếng Anh so với tiếng Việt. 2.4. Nghĩa phi không gian của các giới từ định vị không gian “dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt 2.4.1. Nghĩa “ít hơn” (The Less Sense) Giới từ under và below đều có nghĩa “ít hơn”. Tuy nhiên, hai giới từ này có sự khác biệt về cách dùng. Under dùng để chỉ về số lượng ít hơn về số người, tuổi tác, thời gian, tiền bạccòn below dùng để chỉ thấp hơn trong đo đạc như: nhiệt độ, mực nước, chiều caoNghĩa này trùng với một nghĩa của từ dưới trong tiếng Việt. Như vậy, tiếng Anh và tiếng Việt đều có nghĩa “ít hơn”. 2.4.2. Nghĩa “kém/ yếu hơn” (The Inferior Sense) Giới từ below biểu hiện một nghĩa thấp hơn nhưng không phải là do TR thấp hơn về mặt vật lý so với LM mà là nói đến vị trí quyền lực. Nghĩa này chỉ xuất hiện với giới từ below và đây cũng là nghĩa dùng để phân biệt cách dùng của hai giới từ under và below. Trong tiếng Việt, nghĩa “kém/ yếu hơn” được thể hiện với nghĩa thấp hơn về vị trí trong xã hội. Tóm lại, tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa “kém/yếu hơn”. Điều này cho thấy, người bản ngữ và người Việt phần nào có sự tương đồng trong trải nghiệm. 2.4.3. Nghĩa “điều khiển” (The Control Sense) Giới từ under còn mang nghĩa điều khiển. Nghĩa này được thể hiện TR ở vị trí cao hơn về địa vị và có sự ảnh hưởng đến LM. TR có khả năng chỉ đạo và điều khiển LM. Nghĩa này không xuất hiện với giới từ below. Trong nghĩa này, tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng về mặt ý nghĩa. Hay nói cách khác, người bản ngữ và người Việt có tương quan trải nghiệm tương đồng với nhau. 2.4.4. Nghĩa “không tồn tại” (The non-existene Sense) Nghĩa này xuất phát từ trải nghiệm về cái chết của con người. Khi con người qua đời thì thường đươc chôn dưới đất. Trong trường hợp này, TR ở vị trí thấp hơn so với LM nhưng biểu hiện không còn xuất hiện trên thế gian. Người Việt cũng có sự tương quan trải nghiệm so với người bản ngữ. Do đó, người Việt cũng có các cách diễn đạt tương đương. Như vậy, người bản ngữ diễn đạt nghĩa trực tiếp còn người Việt diễn đạt nghĩa gián tiếp. Qua đây, 17 chúng ta nhận thấy tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng về nghĩa “không tồn tại” nhưng có sự khác biệt về cách diễn đạt nghĩa. 2.5. Tiểu kết Giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt có sự tương đồng và khác biệt. Giới từ định vị không gian “trên” có nhiều nghĩa hơn giới từ định vị không gian ‘dưới” vì ngôn ngữ gắn liền với tương quan trải nghiệm và tương đồng tri giác của con người. Theo thực tế, con người có nhiều trải nghiệm với những thứ dễ quan sát hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy 5 nghĩa sau của giới từ over: “bên trên và vượt quá hoặc Quá I”, “chuyển giao”, “tập trung chú ý”, “phản thân” và “vượt quá và phía trên (Quá II)”. Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy nghĩa “thích hơn” của giới từ above. Sự khác biệt về nghĩa giữa giới từ định vị không gian “trên” và giới từ định vị không gian “dưới” là do điển cảnh của các giới từ quy định. Sự tương đồng và khác biệt của giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh so sánh với tiếng Việt được thể hiện qua các điểm sau: Người Việt không phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa TR và LM. Vị trí của TR và LM gần hay xa không quan trọng đối với người Việt. Tuy nhiên, người Anh lại có sự phân biệt rõ hơn về khoảng cách giữa TR và LM. Nếu TR và LM “nằm trong tầm tiếp xúc tiềm năng” thì tiếng Anh dùng hai giới từ over và under để biểu thị nghĩa “trên-dưới” nhưng nếu TR và LM không “nằm trong tầm tiếp xúc tiềm năng’ thì tiếng Anh lại dùng hai giới từ above và below để biểu thị nghĩa “trên-dưới”. Tóm lại, giới từ định vị không gian “trên - dưới” trong tiếng Anh có biểu đạt đa dạng và rõ ràng hơn so với tiếng Việt. Chương 3 CƠ SỞ TRI NHẬN CỦA GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN TRÊN – DƯỚI TRONG TIẾNG ANH SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT Dựa vào phân tích điển cảnh của over và above, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa over và above là do thành tố chức năng quyết định. Thành tố chức năng gắn với điển cảnh của over là TR nằm trong tầm tiếp xúc tiềm năng với LM. Trái lại, thành tố chức năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ngu_nghia_va_co_so_tri_nhan_cua_cac_gioi_tu.pdf
Tài liệu liên quan