Tóm tắt Luận án Nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An

Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế -

xã hội miền núi

2.1.2.1.Nguồn nhân lực vừa là điều kiện, vừa là yếu tố có tính

quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi

- Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, yếu tố đầu vào của mọi

quá trình sản xuất và đời sống xã hội.

- Cơ cấu nguồn nhân lực còn được coi như là tiêu chí phản ánh của

cơ cấu sản xuất; trong đó nguồn nhân lực như là điều kiện tiền đề, là

nguồn gốc của mọi hoạt động tạo ra của cải vật chất.

- Khi công cụ, máy móc hiện đại gia tăng, số lượng, chất lượng sức

lao động cũng biến động tăng tương ứng

- Nguồn nhân lực là yếu tố không bị cạn kiệt, mất đi trong quá trình sử

dụng mà còn tái sinh, phát triển khi nó được tích lũy, nâng lên.

- Khoa học và công nghệ càng phát triển, vai trò con người càng cao.

- Thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, ở đâu phát huy hiệu quả

vai trò nguồn nhân lực thì ở đó sẽ có sự phát triển nhanh và bền vững.

2.1.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện, nền tảng và đặt

ra yêu cầu cho sự phát triển Nguồn nhân lực

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo ra các điều kiện sống về vật

chất và tinh thần ngày càng cao hơn. - Đây là điều kiện cần, những điều

kiện trực tiếp tác động đến nguồn nhân lực.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện gia tăng đầu tư cho giáo

dục và đào tạo, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ sức khỏe

có cơ hội được nâng lên - Đây là điều kiện đủ để chất lượng nguồn nhân

lực miền núi được tăng lên.

- Sự phát triển về kinh tế - xã hội xóa dần sự cách biệt về điều kiện

sống và làm việc của nguồn nhân lực miền núi so với vùng thành thị và

vùng đồng bằng, sức hấp dẫn trong thu hút nguồn nguồn nhân lực tăng lên,

các chính sách hỗ trợ, thu hút của nhà nước, gánh nặng của nhà nước đối

với phát triển nguồn nhân lực có cơ hội giảm dần.

- Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu để phát triển nguồn

nhân lực cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng để tương thích với sự phát

triển kinh tế - xã hội

pdf27 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học đã đề xuất 7 chương trình, đề án trọng điểm cần được ưu tiên nhằm tạo ra sự phát triển đột phá cho tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 1.2.2. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến miền Tây tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đăng Bằng (2010), “Các giải pháp thúc đẩy kinh tế miền Tây Nghệ An hội nhập và phát triển”, Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 2. Bài viết đã đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế Miền Tây tỉnh Nghệ An trong thời 7 gian tới. - Nhóm Hành động chống đói nghèo (2003), Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Nghệ An, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu, tài liệu và những kết quả nghiên cứu về đói nghèo ở Nghệ An góp phần cho các quy trình lập kế hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương. - Trần Văn Hằng (2010), Nghệ An tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống các dân tộc ở miền Tây, Tạp chí Cộng sản, số 807. Bài viết đã trình bày những tiềm năng, lợi thế của Miền Tây tỉnh Nghệ An và nêu lên 8 giải pháp để vùng đất này vượt qua các khó khăn, thử thách. - Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển miền Tây Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (2017) do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và viện kinh tế Việt Nam tổ chức đã tập hợp nhiều góc nhìn về các lĩnh vực ở Miền Tây tỉnh Nghệ An. Tiểu biểu có: Phạm Hồng Long với giải pháp phát triển du lịch; Hồ Thị Châu Loan với giải pháp thực hiện giảm nghèo; Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Đặng Kim Khôi với định hướng phát triển bền vững nông nghiệp; Lương Thanh Hải với chính sách và công tác dân tộc, Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Quốc Hồng thì bàn về những vấn đề đặt ra cho Miền Tây tỉnh Nghệ An; ... - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An”. Kỷ yếu tập hợp các tham luận gợi mở nhiều vấn đề về thực hiện chính sách xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An. 1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình Thứ nhất, nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khu vực nông thôn, miền núi nói riêng. Qua đó, các đặc điểm chung của nguồn nhân lực nông thôn và nguồn nhân lực miền núi đã được khái quát. Thứ hai, đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội . Tất cả các nghiên cứu đều 8 chỉ ra rào cản của nguồn nhân lực nông thôn là chất lượng thấp. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về Miền Tây tỉnh Nghệ An đều khẳng vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của vùng, giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Một trong những điểm nghẽn cơ bản là nguồn nhân lực. Thứ tư, các công trình đã có những đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ các khó khăn cho vùng miền núi như: tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật ... Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Tây tỉnh Nghệ An. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Về lý luận: Hoàn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực ở các địa phương miền núi. Về thực tiễn: - Nghiên cứu kinh nghiệm về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương có những tương đồng với Miền Tây tỉnh Nghệ An để rút ra bài học cho địa phương. - Sử dụng khung lý thuyết vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Tây tỉnh Nghệ An. Qua đó, đánh giá về kết quả đạt được, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Miền Tây tỉnh Nghệ An 9 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI 2.1. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN NHÂN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực miền núi 2.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực miền núi - Khái niệm về nguồn nhân lực: Dưới góc độ kinh tế chính trị, tác giả luận án cho rằng: nguồn nhân lực là tổng hòa năng lực thể chất và năng lực tinh thần của toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào hoạt động lao động trong nền kinh tế quốc dân. Ở đây nguồn nhân lực được tiếp cận theo các khía cạnh: Về lượng, nguồn nhân lực bao gồm những người đang và sẽ tham gia lao động trong nền kinh tế quốc dân, trong đó, bộ phận quan trọng nhất là những người trong độ tuổi lao động và đang tham gia lao động; Về chất, nguồn nhân lực được xem xét theo các tiêu chí về thể chất và tinh thần là: thể lực, trí lực, tâm lực; Yếu tố quyết định hiệu quả của nguồn nhân lực là “năng lực thể chất và năng lực tinh thần“ của chính bản thân người lao động. - Khái niệm về nguồn nhân lực miền núi: Nguồn nhân lực miền núi là tổng hòa năng lực thể chất và năng lực tinh thần của toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào hoạt động lao động ở khu vực miền núi, bao gồm nhân lực tại chỗ và lao động được thu hút về trong hiện tại và tương lai. 2.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực miền núi Một là, nguồn nhân lực miền núi có số lượng thấp so với số lượng nguồn nhân lực ở đồng bằng, nhất là nguồn nhân lực thành thị. Điều này thể hiện ở mối tương quan giữa đất đai và nguồn nhân lực. Chỉ tiêu tổng hợp nhất biểu hiện đặc điểm này là mật độ dân số. Hai là, nguồn nhân lực miền núi có chất lượng thấp trên hầu hết các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất và đời sống, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chăm sóc sức khỏe Ba là, nguồn nhân lực miền núi phân bố phân tán và không đều, tập 10 trung ở các vùng thị trấn, thị tứ và thiếu hụt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bốn là, nguồn nhân lực ở các địa phương miền núi có cơ cấu đa dạng về dân tộc, nhất là các dân tộc ít người. 2.1.2. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với phát triển kinh tế - xã hội miền núi 2.1.2.1.Nguồn nhân lực vừa là điều kiện, vừa là yếu tố có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi - Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất và đời sống xã hội. - Cơ cấu nguồn nhân lực còn được coi như là tiêu chí phản ánh của cơ cấu sản xuất; trong đó nguồn nhân lực như là điều kiện tiền đề, là nguồn gốc của mọi hoạt động tạo ra của cải vật chất. - Khi công cụ, máy móc hiện đại gia tăng, số lượng, chất lượng sức lao động cũng biến động tăng tương ứng - Nguồn nhân lực là yếu tố không bị cạn kiệt, mất đi trong quá trình sử dụng mà còn tái sinh, phát triển khi nó được tích lũy, nâng lên. - Khoa học và công nghệ càng phát triển, vai trò con người càng cao. - Thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, ở đâu phát huy hiệu quả vai trò nguồn nhân lực thì ở đó sẽ có sự phát triển nhanh và bền vững. 2.1.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện, nền tảng và đặt ra yêu cầu cho sự phát triển Nguồn nhân lực - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo ra các điều kiện sống về vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn. - Đây là điều kiện cần, những điều kiện trực tiếp tác động đến nguồn nhân lực. - Sự phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện gia tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ sức khỏe có cơ hội được nâng lên - Đây là điều kiện đủ để chất lượng nguồn nhân lực miền núi được tăng lên. - Sự phát triển về kinh tế - xã hội xóa dần sự cách biệt về điều kiện sống và làm việc của nguồn nhân lực miền núi so với vùng thành thị và vùng đồng bằng, sức hấp dẫn trong thu hút nguồn nguồn nhân lực tăng lên, các chính sách hỗ trợ, thu hút của nhà nước, gánh nặng của nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực có cơ hội giảm dần. 11 - Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu để phát triển nguồn nhân lực cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng để tương thích với sự phát triển kinh tế - xã hội 2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI 2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội miền núi 2.2.1.1. Đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội *Số lượng nguồn nhân lực: Số lượng nguồn nhân lực là tổng số sức lao động của người lao động với tư cách là một yếu tố của quá trình lao động sản xuất. Chính vì vậy, số lượng nguồn nhân lực được đo bằng số lượng người lao động theo những quy định nhất định mà bộ phận quan trọng nhất là người lao động trong độ tuổi. *Chất lượng nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu biểu hiện ở trí lực, tâm lực và thể lực của người lao động. - Về trí lực: Trí lực được thể hiện qua một loạt các tiêu chí phản ánh các mặt nhận thức của con người, cụ thể: trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố về tâm lý, tập quán; trình độ tổ chức cuộc sống. - Về tâm lực: Tâm lực thể hiện ở đạo đức, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. - Về thể lực: Thể lực phản ánh tình trạng sức khoẻ của người lao động. *Cơ cấu nguồn nhân lực: Cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện tỷ lệ lao động trong tổng lao động theo các tiêu chí về giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, ngành nghề làm việc... 2.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo cho nguồn nhân lực miền núi cần chú ý những điểm sau: Một là, đối tượng đào tạo nguồn nhân lực miền núi có số lượng khá lớn, chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều nên đào tạo gặp nhiều khó khăn. Hai là, đối tượng đào tạo nguồn nhân lực miền núi rất đa dạng: Ba là, phải lựa chọn về thời gian, địa điểm, hình thức phù hợp với việc đào tạo cho nguồn nhân lực miền núi Bốn là, đào tạo cho nguồn nhân lực miền núi có tính tổng hợp cao: 2.2.1.3. Thu hút, sử dụng nguồn nhân lực miền núi 12 - Do đặc điểm nguồn nhân lực miền núi đang trong trạng thái thiếu hụt so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vì vậy cần phải có cơ chế, chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút nguồn nhân lực từ các vùng, miền khác. - Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực để đảm bảo di chuyển nguồn nhân lực ở những vùng có số lượng lớn, mật độ dân cư cao đến những vùng có nguồn nhân lực có số lượng ít, mật độ dân cư thưa thớt, đồng thời, phải phù hợp với sự phát triển của cơ cấu kinh tế. Phân bổ nguồn nhân lực là vấn đề vừa có tính chất vận động, vừa có tính chất hành chính trong điều tiết nguồn nhân lực giữa các vùng. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi 2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương Các điều kiện tự nhiên là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực và mức độ đảm bảo của nguồn nhân lực đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là ở các địa phương miền núi (tác động tích cực và tác động tiêu cực) 2.2.2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (Trung ương và địa phương) đối với miền núi Với đặc điểm là vùng có tiềm năng lớn về điều kiện tự nhiên, nhưng điều kiện khai thác khó khăn, với đặc điểm của nguồn nhân lực là hạn chế về số lượng và chất lượng nên sự hỗ trợ của Đảng và nhà nước, của các vùng khác thông qua các chủ trương, chính sách là rất cần thiết. 2.2.2.3. Nhân tố về khoa học - công nghệ Khoa học và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu về nguồn nhân lực cả về lượng và về chất; giúp con người tích lũy tri thức và sử dụng nó vào phát triển kinh tế - xã hội. Và ngược lại, chính nguồn nhân lực lại tạo ra khoa học - công nghệ, tích lũy lại và sử dụng vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Tri thức được đánh giá thông qua trình độ đào tạo - một trong những tiêu chí quan trong nhất của chất lượng Nguồn nhân lực. 2.2.2.4. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là nền tảng và điều kiện chung cho các hoạt động kinh tế - xã hội , các quá trình sản xuất và đời sống diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trên địa bàn miền núi. 13 2.3. KINH NGHIÊM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO CÁC HUYỆN MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN 2.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội các địa phương ở miền núi 2.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hòa Bình Điểm nổi bật: tỉnh Hòa Bình đã tiến hành mở rộng mạng lưới đào tạo nghề; đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo; coi trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; hỗ trợ học phí cho người học. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Điểm nổi bật: Đa dạng hoá hình thức đào tạo nguồn nhân lực nông thôn miền núi, trong đó vai trò của Hội nông dân và bộ đội biên phòng được phát huy hiệu quả. 2.3.1.3. Kinh nghiệm của các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa Điểm nổi bật: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thực hiện khá hiệu quả. 2.3.2. Bài học rút ra trong việc đảm bảo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An Thứ nhất, chú trọng xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển Nguồn nhân lực. Thứ hai, chú trọng phát triển nguồn nhân lực một cách hệ thống, nền tảng là từ các cấp học phổ thông Thứ ba, sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước. Thứ tư, nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp và chính sách thu hút nguồn nhân lực Thứ năm, gắn kết giữa đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao với phát triển kinh tế - xã hội miền núi; phát huy vai trò của các tổ chức, các hiệp hội, đặc biệt là Hội Nông dân để tạo cầu nối trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Thứ sáu, Tăng cường sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Đồng thời, mở rộng sự liên kết giữa các vùng, miền. 14 Chương 3 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN 3.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN 3.1.1. Những tiền năng phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An có tác động đến nguồn nhân lực - Tài nguyên thiên nhiên miền Tây tỉnh Nghệ An đa dạng, phong phú - Tiềm năng về phát triển công nghiệp - Tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu - Tiềm năng về nhân lực, phát triển văn hóa, xã hội 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2021 3.1.2.1. Về kinh tế - Tốc độ tăng trưởng bình quân của Miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2021 là 6,89%; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 26,5 triệu đồng, tăng 1,53 lần so với năm 2015 (bằng 70% so với bình quân đầu người của cả tỉnh). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ bản đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa ổn định và thiếu bền vững. 3.1.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội; khoa học, công nghệ - Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên - Hoạt động khoa học công nghệ đã hướng vào mục tiêu đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất. 3.1.2.3. Về hạ tầng kinh tế kỹ thuật Hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã được quan tâm đầu tư phát triển với nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thực hiện. 3.2. NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2021 3.2.1. Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2021 15 3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực - Về quy mô dân số Số lượng nguồn nhân lực ở miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015- 2021 chủ yếu là nhân lực tại chỗ. Do đó, số lượng nguồn nhân lực sẽ phụ thuộc vào dân số và cơ cấu dân số ở địa phương. Quy mô dân số Miền Tây tỉnh Nghệ An tăng dần qua các năm, với mức tăng tương đối ổn định (Bảng 3.1) Bảng 3.1: Quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số bình quân/ năm của tỉnh Nghệ An và Miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2021 Năm Dân số (Nghìn người) Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (%) Toàn tỉnh MTTNA Toàn tỉnh MTTNA 2015 3.160 1.128 - - 2017 3.246 1.144 0,013 0,007 2019 3.327 1.212 0,011 0,013 2021 (sơ bộ) 3.409 1.237 0,015 0,013 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: Miền Tây tỉnh Nghệ An có cơ cấu dân số trẻ Cơ cấu dân số theo giới tính: nguồn nhân lực nữ qua các năm tương đối ổn định, chiếm tỷ lệ trên dưới 50% - Về số lượng: Trong những năm qua nguồn nhân lực của Miền Tây tỉnh Nghệ An không ngừng tăng lên do tác động của mức tăng trưởng dân số: Năm 2015 có hơn 704 nghìn người đến năm 2021 có hơn 729 nghìn người. Trong đó, nguồn lực lao động rất trẻ và cơ cấu giới tính tương đối cân bằng (lao động nữ gần 50%). 3.2.1.2. Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực - Về trình độ học vấn Ở tỉnh Nghệ An, hầu hết người dân từ 15 tuổi trở lên đều biết đọc biết viết và tỷ lệ biết đọc biết viết có xu thế tăng qua các năm. Theo kết quả Tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 và 2019 thì tỷ lệ biết chữ của lực lượng lao động tỉnh Nghệ An năm 2009 là 94,7%, đến 2019 là 97,4% và; Ở Miền Tây tỉnh Nghệ An, tỷ lệ lực lượng lao động biết chữ năm 2009 là và 91,8%, năm 2019 là 94,5 %; ước năm 2021 toàn tỉnh đạt 97,7%, Miền Tây tỉnh Nghệ An đạt 94,7%. 16 - Về trình độ chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Nghệ An có sự tăng lên đáng kể (từ 13,6% năm 2009 lên 20,6% năm 2019). Trong đó, tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng mạnh nhất, gấp hơn hai lần (từ 3,5% lên 7,8%). Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Đặc biệt, 5 huyện vùng núi cao chỉ có 12,2% nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó gần một nửa có trình độ đại học (5,4%) (Bảng 3.7). Bảng 3.7. Tỷ lệ nguồn nhân lực đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các vùng thuộc tỉnh Nghệ An năm 2019 Đơn vị: % Tổng số Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên TOÀN TỈNH 20,6 4,4 3,9 3,9 8,4 CHIA THEO VÙNG: MIỀN ĐÔNG 24,0 5,0 4,4 4,4 10,2 MTTNA Vùng núi thấp 16,5 4,0 3,3 3,4 5,8 Vùng núi cao 12,2 1,8 2,7 2,4 5,4 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở tỉnh Nghệ An, 2019, tr.93. - Về thể lực: Lao động Miền Tây tỉnh Nghệ An chưa đáp ứng được các yêu cầu về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền, - Về tâm lực: Theo kết quả khảo sát, kỹ năng mềm của lao động miền Tây tỉnh Nghệ An ở mức trung bình, trong đó, được đánh giá cao nhất là sự siêng năng cần cù (với 65,8 người sử dụng lao động trả lời hài lòng), tiếp đến là tinh thần cầu thị (58%). Tuy nhiên, một số kỹ năng mềm được đánh giá rất thấp, thể hiện ở tỷ lệ trả lời “không hài lòng” còn cao, như: kỷ luật lao động (29,6% không hài lòng), khả năng hợp tác (29,9%), mức độ hoàn thành công việc (33,9%) và thấp nhất là khả năng sáng tạo (63,5% không hài lòng)... - Về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Tỷ trọng về lao động theo cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng còn chậm: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 76,49% năm 2015 (557,9 nghìn người) xuống 67,16% năm 2021 (489,8 nghìn người); tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 8,31% (60,6 nghìn người) lên 15,21% (111 nghìn người); tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15,20% (110,8 nghìn người) lên 17,61% (128,4 nghìn người) 17 Đặc biệt, trong tương quan so sánh với miền Đông và toàn tỉnh thì Miền Tây tỉnh Nghệ An không chỉ có cơ cấu lao động lạc hậu hơn mà năng suất lao động cũng thấp hơn rất nhiều (năm 2021 NSLĐ chưa đạt 2/3 NSLĐ trung bình toàn tỉnh và chưa bằng 1/2 NSLĐ ở miền Đông). 3.2.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây tỉnh Nghệ An 3.2.2.1. Hệ thống giáo dục phổ thông ở miền Tây tỉnh Nghệ An Hệ thống giáo dục phổ thông ở Miền Tây tỉnh Nghệ An thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực: mạng lưới trường, lớp được quy hoạch, sắp xếp lại; đội ngũ nhà giáo cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, với 100% đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn đào tạo; công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông có những kết quả bước đầu Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đang còn tồn tại một số hạn chế, như: Mạng lưới trường lớp còn nhỏ lẻ; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh; đội ngũ nhà giáo còn bất cập, thừa thiếu cục bộ; số giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi chưa nhiều; chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn thấp so với yêu cầu. 3.2.2.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở miền Tây tỉnh Nghệ An Công tác đào tạo nghề ở khu vực miền Tây có nhiều chuyển biến rõ nét, chất lượng đào tạo nghề được nâng cao hơn, mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 được quy hoạch hợp lý, hiệu quả hơn; chất lượng đội ngũ giáng viên dần được nâng cao. Giai đoạn 2015-2021, Miền Tây tỉnh Nghệ An đã tổ chức đào tạo nghề cho hơn 22.000 người (trong đó trung cấp nghề 1.369 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 20.639 người), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo Miền Tây tỉnh Nghệ An năm 2021 đạt khoảng 55,1% (trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 45%), tăng 10% so với năm 2015. Bảng 3.15. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động đang làm việc Đơn vị: % 2015 2017 2019 2021 (sơ bộ) Toàn tỉnh 53,0 53,1 58,1 62,0 MTTNA 40,0 43 48 45 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, công tác giáo dục nghề nghiệp vẫn còn một số hạn chế như: đào tạo chưa cân đối giữa các ngành nghề; mạng lưới các trường dạy nghề chủ yếu tập trung ở miền Đông... 18 3.2.3. Thực trạng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực ở miền Tây tỉnh Nghệ An 3.2.3.1. Thực trạng thu hút nguồn nhân lực ở miền Tây tỉnh Nghệ An * Về thu hút nhân lực tại chỗ: Nhờ sự phát triển của kinh tế - xã hội , của cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống ở miền núi nên người dân ngày càng có nhu cầu được an cư lạc nghiệp tại địa phương, thể hiện ở số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã ở Miền Tây tỉnh Nghệ An ngày càng tăng. Qua khảo sát, có 57,1% người dân trả lời “rất mong muốn” con ở lại địa phương. * Về thu hút nhân lực từ bên ngoài: việc thu hút nguồn nhân lực trình độ cao đang là bài toán rất khó đối với Miền Tây tỉnh Nghệ An. Thời gian qua, nhân lực trình độ cao đươc thu hút về chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thì rất ít. 3.2.3.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở miền Tây tỉnh Nghệ An - Về tính phù hợp của việc làm với chuyên ngành được đào tạo, với sở trường, sở thích của người lao động thì đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức. Qua điều tra, kết quả thu được cho thấy: có 18,8% người lao động không hài lòng về nghề nghiệp hiện tại, hài lòng và rất hài lòng là 34,7%, còn 46,6% tự đánh giá “bình thường”. Như vậy, chỉ 1/3 lao động hài lòng với công việc và hơn một nửa đơn vị phải đào tạo lại cho ”một số” người lao động. - Lao động được sử dụng trong các ngành đã phù hợp xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu và xu hướng chuyển dịch còn chậm. - Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại gia tăng góp phần bố trí, sử dụng người lao động gắn với các mô hình sản xuất hiệu quả hơn, phương thức sản xuất hiện đại hơn (đến 31/12/2020 ở Miền Tây tỉnh Nghệ An có 1641 doanh nghiệp, 144 trang trại và 134 hợp tác xã). - Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, từ 2016 – 2019 Miền Tây tỉnh Nghệ An có bình quân trên 4 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đến 2020, giảm xuống còn trên 3 nghìn người. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụt giảm trong kết quả xuất khẩu lao động là do dịch Covid -19. Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại cùng với các dự án giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo; phát triển các Tổng đội Thanh niên xung phong làm kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu lao động nên trong giai đoạn 2015 - 2021, bình quân mỗi năm đã tạo thêm việc làm 19 cho khoảng 15.700 lao động; tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm từ 4,35% năm 2015 xuống 2,73% năm 2021, dù năm 2020 và 2021 địa phương phải chịu sức ép về việc làm cho lực lượng lao động trở về quê do Covid - Tuy nhiên, ở Miền Tây tỉnh Nghệ An việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất hợp lý, phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung các cơ quan hành chính của Nhà nước, các ngành sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp. 3.3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2021 3.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển nguồn nhân lực ở miền Tây tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nguon_nhan_luc_de_phat_trien_kinh_te_xa_hoi.pdf
  • pdfCong van gui CNTT. 17.8.2022.pdf
  • pdfThông tin Luận án N.T.Mỹ Hương (Tiếng Anh).pdf
  • pdfThông tin Luận án N.T.Mỹ Hương (Tiếng Việt).pdf
  • pdfTóm tắt Luận án N.T.Mỹ Hương (Tiêng Anh).pdf
Tài liệu liên quan