Chất lượng nguồn nhân lực y tế thể hiện ở trình độ chuyên môn,
năng lực làm việc, ứng xử có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng trước tiên phải đảm bảo xây dựng năng
lực chuyên môn tốt cho NNLYT. Năng lực chuyên môn là kiến thức,
kỹ năng và thái độ mà một cá nhân có được thông qua quá trình giáo dục,
đào tạo và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Đáp ứng được yêu cầu này cần
một chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp, đặc biệt là đào tạo liên tục và
khơi dậy sức sáng tạo của NVYT. Ứng xử có trách nhiệm là đối xử với
mọi người một cách tôn trọng, không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe
hoặc vị trí xã hội. Ở Việt Nam có thể hiểu đó là tinh thần, thái độ phục vụ
người bệnh.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc, ứng xử có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng trước tiên phải đảm bảo xây dựng năng
lực chuyên môn tốt cho NNLYT. Năng lực chuyên môn là kiến thức,
kỹ năng và thái độ mà một cá nhân có được thông qua quá trình giáo dục,
đào tạo và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Đáp ứng được yêu cầu này cần
một chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp, đặc biệt là đào tạo liên tục và
khơi dậy sức sáng tạo của NVYT. Ứng xử có trách nhiệm là đối xử với
mọi người một cách tôn trọng, không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe
hoặc vị trí xã hội. Ở Việt Nam có thể hiểu đó là tinh thần, thái độ phục vụ
người bệnh.
2.2.3. Hình th nh cơ c u nguồn nhân ực y tế h p ý
Cơ cấu NNLYT là tổng thể số lượng cán bộ, nhân viên hoạt động
trong ngành y tế và tỷ trọng của mỗi loại cán bộ, nhân viên trong tổng thể
đó. Cơ cấu NNLYT có thể được tính theo cơ cấu về trình độ; về ngành
nghề chuyên môn, về phân tuyến y tế ...
2.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NGUỒN NHÂN
LỰC Y TẾ
2.3.1. Nhó nhân tố iên quan ến v n ề dân số v tăng trƣởng
kinh tế
- Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số
- Chất lượng dân số
- Tăng trưởng kinh tế
2.3.2. Nhó nhân tố về xu hƣ ng t n cầu hóa kinh tế v xu
hƣ ng h p t c quốc tế về a ng tr ng ĩnh vực y tế
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và xu hướng hợp tác quốc tế về lao
động trong lĩnh vực y tế có tác động ảnh hưởng lớn tới NNLYT, đặc biệt
tác động làm thay đổi chất lượng NNLYT. Đòi hỏi NNLYT phải phát triển
đảm bảo về số lượng, cơ cấu và cần có chiến lược phát triển NLYT có
chuyên môn giỏi ở một số chuyên ngành mũi nhọn. NNLYT phải được
đào tạo đảm bảo có năng lực hành nghề đáp ứng Bộ Chuẩn năng lực cơ
bản đối với từng vị trí việc làm.
2.3.3. Nhó nhân tố về những tiến tr ng ĩnh vực y học, sự
thay ổi cơ c u ệnh tật v sự gia tăng của c c yếu tố nguy cơ ảnh
hƣởng tiêu cực t i chă sóc sức khỏe
- Sự tiến bộ trong lĩnh vực y học: Từ thế kỷ 20 trở lại đây, kỹ thuật
y học lâm sàng đã phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ tới
9
NNLYT, đòi hỏi NNLYT phải thay đổi cả về chất lượng và cơ cấu để phù
hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.
- Sự thay đổi cơ cấu bệnh tật và sự gia tăng của các yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng tiêu cực tới chăm sóc sức khỏe: Thế giới đang phải đối mặt với
tình trạng thay đổi về cơ cấu, mô hình bệnh tật, dịch tễ học và tử vong. Và
sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai
nạn, chấn thương và bệnh nghề nghiệp, các vấn đề về lối sống như hút
thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu, bia, quan hệ tình dục không
an toàn, biến động dân số . đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới sức
khỏe người dân và hệ thống y tế đòi hỏi NNLYT phải có sự thay đổi về số
lượng chất lượng, cơ cấu để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
2.3.4. Nhó nhân tố về uật ph p, chính s ch của nh nƣ c có
iên quan t i ĩnh vực y tế v ức h n thiện của hệ thống gi dục
v tạ nguồn nhân ực y tế.
- Sự phù hợp và tính tích cực của chiến lược và chính sách của nhà
nước đối với NNLYT chính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển NNLYT. Ngược lại một sự trì trệ trong việc hoạch định và thực
thi luật pháp và chính sách của nhà nước về NNLYT sẽ dẫn đến cản trở sự
phát triển của NNL quan trọng này.
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống giáo dục và đào tạo sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng NNLYT. Quy mô, trình độ và cơ cấu của hệ thống
các cơ sở đào tạo NNLYT là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối
với sự thay đổi quy mô, trình độ và cơ cấu NNLYT. Quy mô giáo dục đào
tạo càng lớn, trình độ giáo dục, đào tạo càng cao và sự phát triển càng đa
dạng thì số lượng và chất lượng NNLYT càng tăng, cơ cấu NNLYT càng
đa dạng.
2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM
2.4.1. Mô hình hệ thống y tế Việt Na xe xét the c c căn cứ
phân chia khác nhau
- Phân chia theo tổ chức hành chính nhà nước: bao gồm cấp trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã /phường
- Phân chia theo 2 khu vực phổ cập và chuyên sâu
- Phân chia theo thành phần kinh tế: y tế nhà nước và y tế tư nhân
- Phân chia theo lĩnh vực: 1)Khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi
chức năng; 2) Y tế dự phòng, y tế công cộng; 3) Dân số, kế hoạch hóa gia
đình; 4) Đào tạo; 5) Giám định, kiểm định, kiểm nghiệm; 6) Dược – thiết
bị y tế; 7) Giáo dục, truyền thông và chính sách y tế.
10
2.4.2. Những ặc iể chung của ô hình tổ chức hệ thống y tế
Việt Na
- Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực
- Xây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích cực
- Các cơ sở y tế được xây dựng phù hợp với phân tuyến kỹ thuật
(trung ương, tỉnh, huyện, xã)
- Chất lượng phục vụ được nâng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và đòi
hỏi của thực tiễn.
2.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG
2.5.1. Kinh nghiệ ph t triển NNLYT ở nƣ c ng i
- Kinh nghiệm phát triển NNLYT về mặt số lượng
- Kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực y tế
2.5.2. Kinh nghiệ về ph t triển nguồn nhân ực y tế của t số
ịa phƣơng tr ng nƣ c
Kinh nghiệm thu hút NNLYT của một số tỉnh, thành phố vùng duyên
hải miền Trung và của một số tỉnh, thành phố vùng Trung du, miền núi
phía Bắc
2.5.3. Những i học kinh nghiệ về ph t triển nguồn nhân ực y
tế ối v i vùng Đồng ằng sông Hồng
1) Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế mang tính
chiến lược để có sự đầu tư vừa đồng bộ vừa trọng điểm và có bước phát
triển đột phá, đảm bảo đào tạo, sử dụng và điều phối nguồn nhân lực y tế.
2) đảm bảo đủ về số lượng, phân bổ và chất lượng nguồn nhân lực
y tế. Phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Xây dựng hình ảnh và
giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, của CBYT.
3) Xây dựng chương trình giáo dục, đào tạo, đào tạo liên tục phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng NNLYT. Thiết lập cơ chế, tiêu chuẩn đánh giá
việc thực hiện công việc chuyên môn của CBYT. Tăng cường công tác
giám sát, đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ của nhân lực y tế.
4) Đào tạo và sử dụng (bao gồm tuyển dụng, sắp xếp, giao nhiệm vụ)
đảm bảo sao cho nguồn nhân lực y tế có thể thực hiện đảm đương tốt
nhất các nhiệm vụ đáp ứng được các mục tiêu của hệ thống y tế. Đảm
bảo tự chủ và linh hoạt cho các cơ sở y tế trong việc tuyển dụng và sắp xếp
nhân lực y tế
5) Thực hiện chính sách đãi ngộ, đào tạo, sử dụng (tuyển dụng, sắp
xếp, giao nhiệm vụ) phù hợp đối với NNLYT.
11
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2013
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
Từ nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng
đồng bằng sông Hồng, Nghiên cứu sinh nhận thấy có những thuận lợi và
khó khăn đối với việc phát triển NNLYT của vùng như sau:
- Thuận lợi: i)Vùng ĐBSH là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về
chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và là vùng kinh tế lớn của đất
nước. ii) Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường có sức mua
lớn. iii) Vùng có thế mạnh về con người với NNL lớn, trình độ dân trí cao,
dẫn đầu cả nước về số lượng, chất lượng NNL. iv) Vùng có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết
cấu hạ tầng được đầu tư mở rộng theo hướng hiện hiện đại; v) Giáo dục -
đào tạo, y tế phát triển nhanh; công tác an sinh xã hội có nhiều tiến bộ; đời
sống nhân dân trong vùng từng bước được cải thiện.
- Khó khăn: i) Do đặc điểm vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão,
lũ lụt, hạn hán. ii) Dân số đông và sự gia tăng dân số trong vùng đã tạo ra
một số khó khăn cho việc thực hiện công tác y tế. iii) Còn nhiều tồn tại, bất
cập trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn
hoá, giáo dục.
3.2. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2008-2013
3.2.1. Thực trạng số ƣ ng c n , nhân viên y tế
- Thực trạng số lượng CBNV y tế khu vực công lập
Năm 2013, số lượng cán bộ y tế công lập vùng ĐBSH là 60.085 người
(chiếm tỷ lệ 20,6% nhân lực y tế cơ hữu sự nghiệp của cả nước), tăng 31%
so với năm 2008. Số lượng CBYT tăng nhằm đáp ứng sự gia tăng về nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của người dân do dân số tăng.
Các chỉ số cơ bản về NNLYT vùng ĐBSH như: số lượng
CBYT/1vạn dân, tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ đại học và điều dưỡng/1vạn dân khu
vực công lập của các tỉnh ĐBSH tăng dần qua các năm 2008-2013. Năm
2013, các chỉ số này tương ứng là 5,8; 0,42 và 9,1. Tuy nhiên, số lượng
điều dưỡng/1vạn dân có tốc độ tăng nhanh hơn cả (năm 2008 là 6,73, năm
2013 đạt 9,1). Số bác sỹ/ 1 vạn dân tuy có tăng dần, song vẫn còn thấp,
12
thấp hơn tỷ lệ này của cả nước đạt năm 2012 (tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân của cả
nước năm 2012 là 7,34).
Số cán bộ y tế/1vạn dân tuyến địa phương và cơ sở của vùng còn
thấp. Năm 2012 đạt 29,92 (thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước).
Tỷ lệ bình quân cán bộ y tế/1vạn dân của cả nước là 32,6.
Theo khảo sát, điều tra của tác giả có 69% (174/252) ý kiến của cán
bộ quản lý các cơ sở y tế cho rằng nguyên nhân chính của việc nhân lực y
tế chưa đáp ứng (hoặc có đáp ứng nhưng hạn chế từng mặt) yêu cầu công
tác của đơn vị là do thiếu về số lượng, và trong số đó có 83,9% ý kiến cho
rằng cần bổ sung bác sĩ, 47,7 % ý kiến cho rằng cần bổ sung điều dưỡng,
22,4% ý kiến cần bổ sung dược sĩ và 20,1 % ý kiến cần bổ sung kỹ thuật
viên y tế.
- Tình hình nhân lực y tế ở các ngành khác và khu vực tư nhân
vùng ĐBSH
Số cơ sở KCB tư nhân và bán công của vùng chiếm 27,09 % của cả
nước với 1935 giường đăng ký (chiếm 20,36% tổng số giường của bệnh
viện tư nhân và bán công cả nước). Tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội
với 1.134 giường.
Số lượng CBNV y tế tư nhân ngày càng phát triển nhanh cả về số
lượng và chất lượng.
Tuy nhiên công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân và
NLYT tư nhân còn hạn chế. Công tác cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý
đội ngũ y tế tư nhân còn nhiều bất cập, nên không có thống kê đầy đủ về
NNLYT khu vực tư nhân. Ngoài đội ngũ y tế tư nhân đăng ký chính thức
thì còn khá nhiều NVYT tư nhân hoạt động không đăng ký và CBYT công
lập đương chức có hành nghề ngoài công lập.
3.2.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực y tế vùng Đồng
bằng sông Hồng
Giai đoạn 2008 -2013, CBNVYT vùng ĐBSH có trình độ đại học
và trên đại học tăng cả về số lượng tuyệt đối và giá trị tương đối. Năm
2013 tổng số CBNVYT có trình độ đại học và trên đại học là 15.492
người, tăng 42,18% so với năm 2008. Trong đó bác sĩ tăng 20,27%;
dược sĩ tăng 80,29%, Đặc biệt CBNVYT ngành y tế công cộng và điều
dưỡng, hộ sinh có trình độ đại học tăng rất nhanh. đối tượng điều dưỡng,
hộ sinh ở trình độ cao đẳng, trung học tăng chậm hơn và đối tượng này ở
trình độ sơ học đã giảm hẳn.
Tuy nhiên năng lực chuyên môn của CBNVYT còn hạn chế và
không đồng đều, đặc biệt năng lực chuyên môn của CBNVYT tuyến dưới.
13
Số cán bộ có trình độ cao còn ít và phân bổ chưa hợp lý. Số
CBNVYT có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) chiếm tỷ lệ thấp
(2,24%) và tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh (96,9 % CBYT có trình độ tiến
sĩ, 88,9 % CBYT có trình độ thạc sĩ tập trung ở tuyến tỉnh). Do vậy chất
lượng khám, chữa bệnh và khả năng đáp ứng các dịch vụ CSSK tuyến
dưới kém hiệu quả, còn sai sót trong chẩn đoán và điều trị.
Theo kết quả khảo sát, điều tra của tác giả, có 56,1% ý kiến của cán
bộ quản lý được hỏi cho rằng NLYT của đơn vị chưa đáp ứng được yêu
cầu công việc hoặc có đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng hạn chế
từng mặt. 73,4 % (185/252) số ý kiến đó cho rằng nguyên nhân chính của
việc NLYT chưa đáp ứng (hoặc có đáp ứng nhưng hạn chế từng mặt) yêu
cầu công tác của các cơ sở y tế là do hạn chế về chất lượng.
Thiếu cán bộ có trình độ chuyên sâu một số lĩnh vực, việc áp
dụng kỹ thuật chuyên sâu trên diện rộng còn hạn chế. Tốc độ áp dụng công
nghệ mới chậm, nguyên nhân do thiếu trang thiết bị, thiếu chuyên gia.
79,8% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng lý do chính của việc chất lượng
nhân lực y tế chưa đáp ứng yêu cầu công tác hiện tại của đơn vị là do thiếu
kiến thức, kỹ năng chuyên môn; 55,8% (103/185) số ý kiến cho rằng thiếu
trang thiết bị, phương tiện làm việc.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử, tinh thấn trách nhiệm và thái độ của
CBNV Y tế còn hạn chế. Còn tình trạng vi phạm y đức trong quá trình
hành nghề của đội ngũ CBNV y tế gây bức xúc cho người dân. Theo kết
quả khảo sát điều tra của tác giả,có 62,2% cán bộ, lãnh đạo quản lý được hỏi cho
rằng lý do chính của việc chất lượng nhân lực y tế chưa đáp ứng yêu cầu công
việc hiện tại là do hạn chế trong giao tiếp, ứng xử.
3.2.3. Thực trạng cơ cấu cán bộ, nhân viên y tế vùng Đồng bằng
sông Hồng
- Cơ cấu cán bộ, nhân viên y tế theo ngành đào tạo
Giai đoạn 2008-2013, CBNV y tế ở tất cả các ngành đào tạo của
vùng ĐBSH đều tăng. Tuy tăng lên về số lượng song tỷ lệ từng ngành đào
tạo trong tổng số CBNV y tế không biến động nhiều. Tỷ lệ y sĩ giảm. Tỷ
lệ dược sĩ, dược tá, KTV dược và tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có chiều
hướng tăng lên.
Năm 2008, tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/bác sỹ là 1,7 và năm 2012 tỷ
lệ này là 2,04, năm 2013 là 1,94, cao hơn tỷ lệ bình quân chung của cả
nước song vẫn thấp hơn so với tỷ số khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới
và thấp hơn nhiều so với một số nước Đông Nam Á.
Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh viên thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng chăm sóc người bệnh và chưa thực hiện được việc chăm sóc toàn
14
diện cho bệnh nhân. Ở các bệnh viện, nhiều công việc chăm sóc người
bệnh do người nhà bệnh nhân đảm nhiệm.
- Cơ cấu cán bộ, nhân viên y tế vùng ĐBSH theo trình độ
Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế có trình độ sau đại học thấp, chiểm 2,4%
số lượng CBNVYT trong các cơ sở y tế công lập của vùng ĐBSH. Tỷ lệ
có trình độ đại học là 26,6 %. Tỷ lệ có trình độ cao đẳng và trung cấp là
62,63 %.
Tỷ lệ bác sỹ trình độ trên đại học là 10,9% tổng số bác sỹ.
Dược sỹ trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 17,1 %, đa phần là
dược sỹ và kỹ thuật viên dược trung cấp (75,6%).
Chỉ có 7,2% điều dưỡng, hộ sinh có trình độ đại học còn lại 90,1%
điều dưỡng, hộ sinh ở trình độ cao đẳng và trung cấp mặc dù tỷ lệ điều
dưỡng sơ học đang có chiều hướng giảm dần.
Đội ngũ kỹ thuật viên y học có trình độ đại học cũng chỉ chiếm 8,8%,
89,7% kỹ thuật viên y học là trình độ cao đẳng, trung cấp.
Như vậy đại đa số CBNV y tế khu vực ĐBSH ở các loại hình đào tạo
như dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên y học có trình độ cao đẳng,
trung cấp.
- Cơ cấu cán bộ nhân viên y tế vùng ĐBSH theo tuyến y tế
Số lượng CBYT giai đoạn 2008-2013 tăng đều đặn ở tất cả các
tuyến tỉnh, huyện và xã, trong đó năm 2013 so với 2008 tăng cao nhất là
tuyến tỉnh (33,45%) và thấp nhất là tuyến xã (27,13%). Tuy nhiên, cơ cấu
nhân lực ở mỗi tuyến có khác nhau.
CBNVYT tập trung nhiều ở tuyến tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị.
Năm 2013 số lượng CBYT tuyến tỉnh là 26.673 người, chiếm 43,66% tổng
số CBYT khu vực công (trong khi dân số thành thị chiếm 30,9 % dân số);
tuyến huyện với 19.358 người, chiếm tỷ lệ là 31,69 %, tuyến xã có 15.054
người, tương ứng với 24,64% (trong khi dân số nông thôn chiếm 69,1 %
dân số của vùng).
Sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở nhóm nhân lực y tế trình độ
cao. CBYT có trình độ sau đại học, đại học, và cao đẳng tỷ lệ cao nhất
tập trung ở tuyến tỉnh (Năm 2013 tuyến tỉnh CBYT có trình độ sau đại học
chiếm 68,5%; đại học 51,72%; cao đẳng: 61,53% ), tiếp theo là tuyến
huyện. Cán bộ y tế có trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ cao ở tuyến
xã (35,39% trung cấp và 54,12% sơ cấp), CBYT có trình độ cao đẳng ở
tuyến xã là 4%, đại học ở tuyến xã là 15,5%.
Bác sĩ chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và huyện (năm 2013 Số lượng
bác sỹ tập trung ở tuyến tỉnh chiếm 52,35%, tuyến huyện 31,19%, trong
15
khi đó tuyến xã chỉ chiếm 16,46%). Y sỹ chủ yếu tập trung chủ yếu ở
tuyến xã với 60,93% tuyến huyện là 27,05%.
Dược sỹ đại học vùng ĐBSH chỉ chiếm 1,4% nhân lực ngành y tế,
tập trung chủ yếu ở tuyến ở tuyến tỉnh và huyện, (năm 2013, dược sĩ
đại học tuyến tỉnh chiếm 68,14% tuyến huyện chiếm 31,16%, tuyến xã
chỉ có 0,7%)
Điều dưỡng tập trung ở tuyến tỉnh là 50,38% và 30,87% điều dưỡng
tập trung ở tuyến huyện. Số lượng điều dưỡng, hộ sinh trình độ đại học rất
thấp, chiếm tỷ lệ 7,2%; cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ 90,1% trên tổng số
cán bộ điều dưỡng Số lượng cán bộ điều dưỡng trình độ trung cấp tập
trung chủ yếu ở tuyến xã và tuyến huyện.
Hộ sinh chủ yếu làm việc tại tuyến xã (44,85%) và tuyến huyện
(31,52%) Năm 2013, 95,4 % trạm tế xã có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi
(toàn quốc 95%) trong đó 04 địa phương là Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên đạt 100% trạm tế xã có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.
Số lượng kỹ thuật viên y tế chiếm 3,86% tổng số nhân lực ngành y
tế, tập trung cao nhất ở tuyến tỉnh (54,2%, tuyến huyện (44,0%), tuyến xã
chiếm tỷ lệ thấp (1,8%). Nguyên nhân của tình trạng này là do loại hình
nhân lực này phải gắn liền với trang thiết bị y tế.
3.2.4. Tình hình quản ý, ố trí v sử dụng nguồn nhân ực y tế
vùng ĐBSH
- Triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng của lao động y tế: thông
qua các hoạt động: i)Triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng chuyên môn,
ii)Xác nhận năng lực chuyên môn trước khi hành nghề, iii)Kiểm soát chất
lượng làm việc từ bên ngoài, iv)Kiếm soát sai sót chuyên môn và cơ chế
khiếu nại, tố cáo trong nội bộ từng cơ sở y tế.
- Huy động nguồn lực và tài chính nhằm nâng cao khả năng cung
cấp dịch vụ của nguồn nhân lực y tế: thông qua cải thiện môi trường, đảm
bảo các điều kiện vật chất, phương tiện làm việc ở các cơ sở y tế công lập
các tuyến, bảo đảm nhân lực cần thiết để tiến hành nhiệm vụ theo phân
tuyến kỹ thuật, thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã, Tiêu chuẩn xếp hạng
bệnh viện, và Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của NVYT và trang thiết
bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu.
- Điều hành nhân lực y tế ở các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế: Thông
qua việc đổi mới chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho CBNV y tế.
Tuy nhiên chế độ đãi ngộ đối với CBNVYT hiện nay thấp và chưa phù
hợp. Theo kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, 95.1% cán bộ quản lý được
hỏi cho rằng chế độ đãi ngộ chưa phù hợp. Đặc biệt mức phụ cấp của
nhân viên y tế thôn bản là quá thấp và bất hợp lý, không đáp ứng nhu cầu
16
sống tối thiểu. Hơn nữa việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đãi
ngộ đối với CBNV y tế còn quá chậm, đã không tạo được động lực
khuyến khích đối với CBNV y tế.
Cơ chế động viên, khuyến khích đối với CBNV y tế chưa tốt. Một số
dư luận xã hội chưa có được cái nhìn khách quan và đồng cảm với ngành y
tế. Sự quan tâm, nhìn nhận của xã hội về nhân cách, đạo đức của người
thầy thuốc chưa đầy đủ cả hệ thống mà thường tập trung vào những cá
nhân, sự việc tiêu cực. Điều đó góp phần làm giảm sút tinh thần cống hiến
của CBNV y tế.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1. Những kết quả ạt ƣ c tr ng ph t triển nguồn nhân ực y
tế vùng ồng ằng sông Hồng giai ạn 2008-2013
+ Số lượng cán bộ, nhân viên y tế tăng góp phần đáp ứng sự gia tăng
về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân do dân số tăng.
+ Cơ cấu về bậc học của đội ngũ CBNV y tế trong các đơn vị y tế
công lập có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ CBNV y tế có trình độ đại học và trên
đại học tăng, tỷ lệ CBNV y tế trung học và sơ học giảm dần.
+ Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về chuyên môn kỹ thuật đã
thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại.
+ Mức độ gia tăng ở nhóm nhân lực có trình độ cao như bác sỹ, dược
sỹ, điều dưỡng đại học lớn hơn so với nhóm có trình độ thấp hơn như y sỹ,
dược tá....
+ Tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân tăng dần qua các năm từ 2008-2013. CBNV
y tế theo các lĩnh vực chuyên môn đều tăng.
+ Công tác quản lý chất lượng y tế đã được kiểm soát mang tính hệ
thống hơn.
+ Huy động tích cực được các nguồn lực và tài chính nhằm nâng cao
khả năng cung cấp dịch vụ của nguồn nhân lực y tế.
+ Các cơ sở y tế năng động hơn trong việc tuyển dụng cán bộ, nhân
viên, có thể xây dựng cơ chế chủ động, hiệu quả hơn để tuyển dụng cán
bộ giỏi.
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế của CBNVYT vùng ồng ằng sông
Hồng giai ạn 2008-2013
- Vùng ĐBSH có số lượng CBNV y tế thấp nhất so với các vùng
trong cả nước, chưa đáp ứng tốt nhu cầu CSSK của người dân. Tỷ lệ Bác
sĩ/vạn dân thấp (năm 2013 đạt 5,8 bác sĩ/vạn dân).
- Số cán bộ có trình độ cao còn ít và phân bổ chưa hợp lý. Số lượng
CBNV y tế nhà nước có trình độ sau đại học, đại học (thạc sỹ, tiến sỹ)
chiếm tỷ lệ thấp (22, 56%) và 96,9 % và số đó chỉ tập trung ở tuyến tỉnh.
Tỷ lệ CBNV y tế có trình độ đại học chiếm 26,6 % tổng số CBYT và tập
trung nhiều nhất ở tuyến tỉnh (53,1%). Về trình độ: Đại đa số CBNV y tế
17
có trình độ cao đẳng và trung học. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều sau 05
năm 2008-2012.
- Các loại hình điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên cơ bản vẫn ở trình
độ cao đẳng, trung cấp (điều dưỡng, hộ sinh: 90,1%; Kỹ thuật viên: 89,7%).
- Cán bộ y tế có trình độ sau đại học, đại học tập trung ở tuyến tỉnh,
tiếp theo là tuyến huyện, Số cán bộ có trình độ sơ học chủ yếu tập trung
nhiều nhất ở tuyến xã.
- Số bác sỹ/ 1 vạn dân thấp, thấp hơn tỷ lệ này của cả nước.
- Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/bác sỹ còn thấp, thấp hơn tỷ số khuyến
cáo của tổ chức y tế thế giới và thấp hơn nhiều so với một số quốc gia
trong khu vực. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc
người bệnh.
- Chất lượng dịch vụ y tế tuyến dưới thấp. Năng lực chuyên môn kỹ
thuật không đồng đều, khả năng đáp ứng các dịch vụ CSSK chưa tốt. Còn
tình trạng sai sót trong chẩn đoán, điều trị.
+ Một số kỹ thuật việc áp dụng trên diện rộng còn hạn chế. Tốc độ áp
dụng công nghệ mới ở phạm vi rộng diễn ra chậm.
+ Ứng xử có trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người
bệnh của một số CBNV y tế chưa tốt.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên của CBNV y tế
các tuyến;
Nguyên nhân khách quan: i) Những tác động của cơ chế thị trường,
sự khác biệt lớn về kinh tế - xã hội, điều kiện giao thông, điều kiện sống và
điều kiện, phương tiện làm việc giữa thành thị và nông thôn, . dẫn tới sự
khác biệt trong thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp.. đã tạo ra sự dịch
chuyển NLYT. ii) Hệ thống y tế chậm được đổi mới, chưa thích ứng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự
thay đổi của cơ cấu bệnh tật; Mô hình tổ chức bộ máy của mạng lưới y tế
cơ sở còn nhiều biến động và chưa thống nhất gây khó khăn, bất cập trong
tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn.iii) Đầu tư của Nhà nước cho
y tế còn thấp; Chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng.
- Nguyên nhân chủ quan: i) Công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát
triển NNLYT còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chưa tương thích với
tốc độ phát triển về kinh tế xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân trong vùng.. ii) Một số cấp uỷ đảng và chính quyền chưa thực
sự quan tâm tới công tác y tế; Chính sách thu hút nhân lực y tế của các địa
phương chưa phù hợp; iii) Thiếu quy định để theo dõi, đánh giá kết quả
làm việc, đạo đức và trách nhiệm của CB NV y tế. iv) Hệ thống tổ chức,
quản lý, điều hành nhân lực y tế còn bất cập. Gắn kết giữa đào tạo và tuyển
dụng chưa tốt. v) Hệ thống đào tạo, đào tạo lại NNLYT của vùng còn
18
nhiều bất cập, hạn chế. vi) Ngân sách đầu tư cho NNLYT thấp. Hạn chế
về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho CBYT.
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
4.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
- Dự báo nhu cầu về cán bộ, nhân viên y tế vùng Đồng bằng sông
Hông đến 2020. Giai đoạn 2014-2019, tốc độ tăng dân số trung bình của
vùng đạt 0,92% như vậy đến năm 2015 dân số của vùng đạt 20,589,8
triệu người, và năm 2020 đạt 21,553.9 triệu người. Tổng số NLYT cần có
của năm 2020 là 112.080 người. Trong đó bác sĩ là 21.553 người; Dược
sĩ đại học là 5.388 người; Điều dưỡng là 43.107 người; Kỹ thuật viên là
17.243 người.
- Phương hướng phát triển nguồn nhân lực tế vùng ĐBSH:
+ Một là, kiện toàn đội ngũ cán bộ nhân viên y tế cả về số lượng,
chất lượng và cơ cấu. Bảo đảm cung cấp đủ cho y tế các tuyến, ưu tiên
cho các vùng khó khăn.
+ Hai là, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, nâng cao chất
lượng đào tạo. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.
+ Ba là, xây dựng và thực hiện chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp
lí đối với cán bộ, nhân viên y tế đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở.
+ Bốn là, thực hiện tuyển dụng, sử dụng NNLYT phù hợp; Thực
hiện luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở nông thôn
và vùng có nhiều khó khăn.
+ Năm là,, nâng cao chất lượng NNLYT phù hợp với nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và xu thế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nguon_nhan_luc_y_te_vung_dong_bang_song_hong_3197_1917163.pdf