Tóm tắt Luận án Nhân sinh quan phật giáo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế

Chương 2

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

2.1. Cơ sở hình thành của nhân sinh quan Phật giáo

2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành nhân sinh quanPhật Giáo

Phật giáo là một trong số các học thuyết triết học - tôn giáo lớn trên

thế giới, được hình thành vào khoảng thế kỷ V (TCN) ở Ấn Độ cổ đại.

Giáo lý và tư tưởng của Phật giáo khá đa dạng và phong phú, nhưng về cơ

bản thì nội dung của tư tưởng Phật giáo chủ yếu hướng vào giải quyết vấn

đề con người và đời sống của con người, chỉ ra những đau khổ và cách

thức hóa giải những đau khổ đó (nhân sinh quan).

Cơ sở kinh tế xã hội cho sự ra đời Phật giáo với nội dung chủ yếu là

những vấn đề thuộc về nhân sinh quan (những quan niệm về cuộc sống của

con người, về hạnh phúc và đau khổ mà con người đang phải trải qua, về

đẳng cấp và sự bất bình đẳng ) chính là sự phân hoá và mâu thuẫn giai

cấp, đẳng cấp hết sức sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại trên mọi phương

diện và mọi mặt của đời sống xã hội.

2.1.2. Cơ sở tư tưởng cho sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo

Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại

luôn gắn liền với những thành quả của khoa học, tư tưởng và tôn giáo đã

và đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Các hệ tư tưởng ra đời sau luôn

chịu sự ảnh hưởng và có tính kế thừa các tư tưởng của các học thuyết và

trào lưu tư tưởng trước đó.

Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng ra đời trên cơ

sở kế thừa những tư tưởng triết học đương thời như: Samkhuya; Yoga;

Nyaya; Mimansa; Vedanta (đây còn gọi là năm trường phái triết học chính

thống - tức là thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Vêda) với nội dung

nhân sinh quan cơ bản xoay quanh quan niệm về nhân quả, nghiệp báo và

luân hồi.

pdf28 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nhân sinh quan phật giáo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du và nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học được Nguyễn Du viết vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XIX. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” của ông. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Hoài Thanh, Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Hội văn hoá Việt Nam, 1949; Trương Tửu, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Phê bình văn học), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1956; Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2003; Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011; Trịnh Bá Đĩnh (2002), Nguyễn Du -Về tác giả và tác phẩm, Nhà Xuất bản Giáo dục; Mai Phương Chi (tuyển soạn). Truyện Kiều và lời bình / Nguyễn Khắc Viện, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh... Nhà xuất bản. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005; Ngô Quốc Quýnh, Thử tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du qua truyện Kiều, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010; Nguyễn Quảng Tuân, Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; Trần Nho Thìn, Cảm nhận của Nguyễn Du về xã hội trong Truyện Kiều, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5 (tr 25-40), số 6 (tr 17-40), 2004... Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã phần nào nắm được thân thế, sự nghiệp và thời đại mà Nguyễn Du sống. Đồng thời tác giả cũng phần nào hiểu thêm về nội dung của “Truyện Kiều”, cũng như những đánh giá, nhận định khác nhau về “Truyện Kiều” và xã hội phong 7 kiến đương thời (dù ở nhiều các khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau). Trên cơ sở những nhận định và đánh giá ấy, tác giả triển khai tìm hiểu và đánh giá “Truyện Kiều” dưới góc độ triết học của mình. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì cũng đã có những công trình (dù chưa nhiều) nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Nếu có thì chủ yếu dưới những nội dung riêng lẻ, rời rạc. Có thể kể đến: Huyễn Ý, Truyện Kiều qua cách nhìn của người học Phật, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2006; Thích Nhất Hạnh, Thả một bè lau, Nhà xuất bản Văn hóa Sài gòn, Tp Hồ Chí Minh, 2009; Lê Văn Quán, “Góp phần tìm hiểu triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều”, Tạp chí Hán Nôm, Số 5 (102) 2010 (tr.56-66). Nhìn chung, những công trình này chưa đi sâu vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, mà chỉ tiếp cận ở những góc độ chung như: quan niệm về sự đau khổ, nguồn gốc của sự đau khổ, thiền, sự giải thoát. Đôi chỗ các tác phẩm có nói đến nghiệp báo và nhân quả, nhưng còn thực sự chưa rõ nét và chưa được tiếp cận dưới góc độ triết học. Trên cơ sở đó, tác giả đã kế thừa và phát triển nội dung của luận án dưới góc độ triết học để tìm hiểu sâu về quan niệm nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 1.2. Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứu Để có thể tiếp cận và nghiên cứu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới góc độ triết học theo lát cắt Phật học để chỉ ra được những ảnh hưởng của quan niệm nghiệp báo, nhân quả Phật giáo đối với nội dung của “Truyện Kiều”, luận án cần phải đặt ra và giải quyết được những vấn đề sau: -Một là: cần phải khái lược lại những quan niệm về nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo, để từ đó làm công cụ tiếp cận và giải quyết vấn đề thứ hai. -Hai là: cần phải chỉ ra được tư tưởng về nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thông qua cuộc đời của 8 Thúy Kiều cũng như sự xuất hiện của các nhân vật khác trong “Truyện Kiều”. -Ba là: Dưới góc độ triết học, tác giả luận án cần phải có những đánh giá về giá trị và hạn chế của những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du Tiểu kết chương 1 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo cũng như những giá trị tư tưởng của tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cùng với vấn đề nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã và đang được khá nhiều các tác giả nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du một cách có hệ thống dưới góc độ triết học khi chỉ ra những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng như những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Chương 2 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 2.1. Cơ sở hình thành của nhân sinh quan Phật giáo 2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành nhân sinh quan Phật Giáo Phật giáo là một trong số các học thuyết triết học - tôn giáo lớn trên thế giới, được hình thành vào khoảng thế kỷ V (TCN) ở Ấn Độ cổ đại. Giáo lý và tư tưởng của Phật giáo khá đa dạng và phong phú, nhưng về cơ bản thì nội dung của tư tưởng Phật giáo chủ yếu hướng vào giải quyết vấn đề con người và đời sống của con người, chỉ ra những đau khổ và cách thức hóa giải những đau khổ đó (nhân sinh quan). Cơ sở kinh tế xã hội cho sự ra đời Phật giáo với nội dung chủ yếu là những vấn đề thuộc về nhân sinh quan (những quan niệm về cuộc sống của 9 con người, về hạnh phúc và đau khổ mà con người đang phải trải qua, về đẳng cấp và sự bất bình đẳng) chính là sự phân hoá và mâu thuẫn giai cấp, đẳng cấp hết sức sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại trên mọi phương diện và mọi mặt của đời sống xã hội. 2.1.2. Cơ sở tư tưởng cho sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo Sự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại luôn gắn liền với những thành quả của khoa học, tư tưởng và tôn giáo đã và đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Các hệ tư tưởng ra đời sau luôn chịu sự ảnh hưởng và có tính kế thừa các tư tưởng của các học thuyết và trào lưu tư tưởng trước đó. Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng ra đời trên cơ sở kế thừa những tư tưởng triết học đương thời như: Samkhuya; Yoga; Nyaya; Mimansa; Vedanta (đây còn gọi là năm trường phái triết học chính thống - tức là thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Vêda) với nội dung nhân sinh quan cơ bản xoay quanh quan niệm về nhân quả, nghiệp báo và luân hồi. 2.1.3. Đức Phật - người hình thành nên nhân sinh quan Phật giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời thơ ấu là một thái tử tên Siddhantha (Tất Đạt Đa), theo truyền thuyết, Ngài giáng sinh vào ngày 15-4 năm 624 TCN tại vườn Lumbini (Lâm tỳ ni) cách thành Kapilavastu (Ca tỳ la vệ) khoảng 15 km. Song thân của Ngài là Quốc Vương Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng Hậu Màya (Ma da) thuộc dòng dõi Sakya (Thích Ca). Ngay từ khi sinh ra, Ngài đã được tiên đoán là sẽ là một vĩ nhân có thể cứu giúp nhân loại khỏi khổ đau. Mặc dù được sống trong nhung lụa, giàu sang, nhưng Ngài đã từ bỏ lên núi tu hành để tìm con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trên núi không thành công, Ngài xuống núi và ngộ ra Tứ diệu đế khi ngồi thiền 49 ngày dưới gốc cây Bồ đề. Thông qua truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật đã phần nào cho ta thấy lý do ra đời nhân sinh quan Phật giáo - đó chính là sự quan tâm, mong muốn hàng đầu của Đức Phật cho việc giải thoát con người khỏi sự đau 10 khổ, bất hạnh - vấn đề thuộc về nhân sinh quan chứ không quá sa đà vào những vấn đề thuộc siêu hình học bởi vì nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển. 2.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo Trong tư tưởng triết học của Phật giáo, nhân sinh quan là những quan niệm về con người và cuộc đời con người mà hạt nhân của nó chính là Tứ diệu đế và thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi. Với những quan niệm ấy, Phật giáo phủ nhận vai trò quyết định của một vị thượng đế tối cao đến sự hình thành cũng như cuộc sống của con người. Theo đó, Phật giáo cho rằng con người nói riêng, giống hữu tình nói chung được hình thành theo luật nhân quả, nghiệp báo. 2.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nghiệp báo Nghiệp, theo quan niệm của Phật giáo, là hành vi hay hành động có tác ý. Theo đó, tất cả những hành động có tác ý, dù biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý, đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm (không tác ý, vô ý), mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp. * Nguồn gốc của Nghiệp Theo Phật giáo, sở dĩ chúng ta có những hành động (thân, khẩu, ý) tạo Nghiệp là do vô minh và tham dục gây ra. Vô minh là điểm khởi đầu của thập nhị nhân duyên - nguyên nhân gây đau khổ của con người. Vô minh được hiểu là lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết của con người, làm cho con người không nhận thức được thực tướng của sự vật, hiện tượng (vạn pháp) hay không thấu hiểu chân tướng của chính mình. Đức Phật có nói: “Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sinh quay quần quanh lộn” * Phân loại Nghiệp Thông thường, Nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý hay còn gọi là tâm. Như thế, khi xét đến Nghiệp của một con người là xét đến thân Nghiệp, khẩu 11 Nghiệp và ý Nghiệp. Ngoài ba Nghiệp này, không còn một cái Nghiệp nào khác. Tuy nhiên, tùy vào tiêu chí khác nhau mà nghiệp có những tên gọi khác nhau. 1. Căn cứ vào tính chất và cảnh giới thì có: Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp 2. Căn cứ theo tiến trình (từ nhân đến quả) của nghiệp thì có hai loại nghiệp cơ bản: Định nghiệp và Bất định nghiệp. 3. Theo phương diện tác động: Sinh nghiệp; Trì nghiệp; Chướng nghiệp và Đoạn nghiệp. 4. Theo năng lực (mức độ): Tập quán nghiệp; Cực trọng nghiệp; Cận tử nghiệp; Tích lũy nghiệp. 5. Theo thời gian trả quả: Hiện báo nghiệp; Sinh báo nghiệp; Vô hạn định nghiệp và Vô hiệu nghiệp. 2.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nhân quả Nhân có thể được hiểu là năng lực phát động, là cái hạt, còn quả được hiểu là sự hình thành của năng lực phát động ấy, là cái quả do hạt ấy sinh ra. Nhân và quả không tồn tại độc lập với nhau mà có liên quan mật thiết với nhau, đan lấy nhau, ảnh hưởng, tương phản và thừa tiếp nhau. Một quả được hình thành có thể do nhiều nhân tạo ra. Một nhân cũng có thể cho nhiều quả khác nhau. Bản thân nhân, quả cũng chỉ mang tính tương đối. Nhân không thể sinh ra quả nếu thiếu Duyên. Duyên là yếu tố tác động giữa “nhân” và “quả”. Duyên cũng được hiểu là điều kiện, hoàn cảnh, môi trường(điều kiện xấu được gọi là nghịch duyên, còn điều kiện tốt được gọi là thuận duyên). Theo quan niệm của Phật giáo, tất cả mọi sự trên thế gian này đều do nhân duyên hợp thành. Tất nhiên, sự ràng buộc của nhân và duyên ấy không phải là ngẫu nhiên, mà nó hàm chứa nhân quả hay “nghiệp” ở trong đó. Cũng giống khái niệm nhân, quả, “duyên” cũng mang tính tương đối. Nghĩa là, trong mối quan hệ này, nó có thể được hiểu là duyên, nhưng cũng vẫn là nó, khi xem xét ở mối quan hệ khác thì lại trở thành nhân hoặc quả của một cái gì đó. 12 Tiểu kết chương 2 Trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội cũng như kế thừa những tư tưởng của các trường phái triết học trước đó, Phật giáo đã hình thành nên nội dung nhân sinh quan riêng có của mình. Trong những vẫn đề thuộc nhân sinh quan ấy thì quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luân hồi là những tư tưởng cơ bản, nòng cốt của triết học Phật giáo. Điểm nổi bật của những tư tưởng này chính là sự phủ nhận vai trò của những lực lượng siêu nhiên, thần thánh chi phối đến sự hình thành và biến đổi của con người cũng như cuộc sống của họ, mà khẳng định tính khách quan, vô thần khi nhấn mạnh đến sự thọ lãnh trách nhiệm của con người đối với chính hành vi (thân, khẩu, ý) của mình trong quá khứ cũng như ở hiện tại. Chương 3 NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 3.1. Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 3.1.1. Về cuộc đời của Nguyễn Du Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp. Đất nước chia đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa, các cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân nổi lên khắp nơi cùng với các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nhà chúa đã đưa đất nước vào chỗ suy sụp về mọi mặt, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ vì các cuộc xung đột vũ trang cũng như bởi thiên tai, dịch bệnh người dân rơi vào cảnh cơ cực và khốn đốn. Với hoàn cảnh xã hội đầy rối loạn như vậy, tinh thần tam giáo dường như lại có cơ hội để phát triển. Phật giáo không chỉ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng ở tầng lớp bình dân mà còn được mở rộng ở tầng lớp nho sĩ. Thái độ “cư Nho mộ Thích”, “dĩ Phật tải Nho” là khá phổ biến trong tầng lớp nho sĩ cũng như quan lại phong kiến thời kỳ này. 13 Tất cả những yếu tố của thời đại ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không đơn thuần là một tác phẩm được ra đời theo một cốt truyện của một tác phẩm khác, mà hơn thế nữa, nó chính là tâm sự, là tấm gương phản ánh cuộc đời của Nguyễn Du và thời đại của ông. 3.1.2. Khái lược tác phẩm “Truyện Kiều” “Truyện Kiều” được Nguyễn Du phóng tác từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống khoảng cuối đời Minh, đầu đời Thanh - Trung Quốc. Câu chuyện kể về cuộc đời tài hoa bạc mệnh, truân chuyên lưu lạc của người con gái họ Vương tên Thúy Kiều. Thúy Kiều mặc dù xinh đẹp và có tài nhưng vì cứu gia đình nên phải bán mình vào lầu xanh. Kể từ đây, Kiều phải trải qua 15 năm đầy đau khổ và tuyệt vọng với Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Nhưng rồi mọi sự khổ đau của Kiều cũng chấm dứt sau khi được sư Giác Duyên cứu vớt ở sông Tiền Đường và được đoàn viên với gia đình cũng như Kim Trọng. 3.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 3.2.1. Quan niệm về nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” Nội dung quan niệm nghiệp báo trong truyện Kiều được thể hiện qua những nội dung chính sau: Thứ nhất Toàn bộ sự đau khổ của Kiều là do những nghiệp của Kiếp trước tạo ra. Chỉ dấu đầu tiên cho thấy sự đau khổ mà Kiều sẽ gặp phải sau này đó chính là bản nhạc Bạc mệnh do Kiều sáng tác ra khi 16 tuổi. Bên cạnh đó, nghiệp báo của Thúy Kiều còn thể hiện ở sự đa sầu, đa cảm của Thúy Kiều khi thấy mộ Đạm Tiên thì tỏ ra đau khổ, thương cảm và liên hệ ngay đến bản thân mình. “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” “Nỗi niềm tưởng đến mà đau Thấy người nằm đó biết sau thế nào” Thứ hai, chính vì cái nghiệp báo của kiếp trước quá nặng nên Kiều đã phải gánh chịu những tai học và đau khổ bất ngờ giáng xuống khi buộc phải bán mình để cứu gia đình. Nàng cũng đã tìm đến cái chết nhưng 14 Số nàng nặng nghiệp má đào Người dù muốn quyết trời nào đã cho” “Người này nặng nghiệp oan gia Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho” Bởi những Nghiệp nhân Kiều đã gây trong quá khứ nên bây giờ Kiều phải trả, không thể trốn thoát đi đâu được, mà phải sống để trả cái nợ do nghiệp trước đã gây ra. “Kiếp xưa đã vụng đường tu Kiếp này chẳng kẻo đến bù mới xuôi Dẫu sao bình đã vỡ rồi Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!” Bởi vì nếu không trả nợ hết mà chết thì sang kiếp sau vẫn tiếp tục phải trả nợ, như vậy thì nợ sẽ chồng chất. “Kiếp này trả nợ chưa xong Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau”. Thứ ba, cuộc đời đau khổ và đầy đọa của Kiều không chỉ do cái nghiệp tiền kiếp quy định, Theo Nguyễn Du và dưới cái nhìn Phật học, Những tai họa mà Kiều gặp phải còn do chính hành động và suy nghĩ của Kiều trong cuộc sống hiện tại gây ra. Đó chính là việc Kiều đã vướng vào chuyện tình ái với Kim Trọng, rồi khi được Hoạn Thư cho tu ở Quan Âm Các, Kiều lại phạm giới, tu không đến nơi đến chốn nên đã tích nghiệp xấu là tư tình với Thúc Sinh, trộm đồ thờ khi trốn khỏi Quan Âm Các vì sợ Hoạn Thư đánh ghen, nói dối với sư Giác Duyên khi đến Am Chiêu Ẩm. Với những nghiệp xấu mắc phải ở kiếp hiện tại ấy, Kiều đã phải gánh những hậu quả khổ đau ngay sau đó là bị lừa bán vào lầu xanh lần thứ hai. Sau đó nàng lại tiếp tục trả thù những người đã gây ra đau khổ cho mình như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Hà, Bạc Hạnhđể rồi nàng mắc lừa Hồ Tôn Hiến dẫn đến việc hại chết Từ Hải và bị ép làm vợ của một viên thổ quan. 3.2.2. Quan niệm về nhân quả của Phật giáo trong "Truyện Kiều" Thứ nhất, với những ảnh hưởng của quan niệm nhân quả của Phật giáo, Nguyễn Du đã quy cho mười năm năm đau khổ của Thúy Kiều 15 không hoàn toàn do nghiệp của quá khứ tạo ra mà còn do nghiệp nhân của hiện tại chi phối. “Ma đưa lối, quỷ dẫn đàng, Lại tìm những chốn đoạn tràng mà đi.” “Có trời mà cũng tại ta, Tu là cõi phúc, tình là dây oan” Trong 15 năm đoạn trường, Kiều không chỉ mắc phải những nghiệp nhân xấu mà nàng có tích được rất nhiều nghiệp nhân tốt. Chính điều này đã giúp cho Kiều có được sự giải thoát khỏi đau khổ khi được Giác Duyên cứu và đoàn viên với gia đình. Thứ hai, quan niệm nhân quả không chỉ thể hiện trong cuộc đời của Thúy Kiều mà còn thể hiện ở quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, gieo gió gặt bão, gieo nhân nào, gặt quả ấy Theo đó, những kẻ làm điều ác nhất định phải bị trừng trị, những người lương thiện nhất định sẽ nhận được sự báo đáp công bằng, hạnh phúc. Chính vì vậy mà Nguyễn Du đã sắp đặt cho Thúy Kiều thực hiện một cuộc đền ơn, báo oán phân minh với những người đã giúp hay hại mình. Thứ ba, theo quan niệm của Phật giáo, nhân và quả không tồn tại độc lập với nhau mà có liên quan mật thiết với nhau, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Nhân không thể sinh ra quả nếu thiếu duyên. Bản thân nhân, quả cũng chỉ mang tính tương đối, trong nhân đã chứa quả, và trong quả đã chứa nhân. Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai; cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Khi nào điều kiện thuận lợi (có duyên) thì nhân sẽ được chuyển hóa thành quả. Trong truyện Kiều, sông Tiền Ðường vừa là sự kết thúc của một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, nhưng đồng thời cũng là khởi điểm cho một cuộc đời mới sung sướng, bình yên và hạnh phúc hơn. Những nhân tốt mà Kiều đã gieo đã chuyển hóa thành quả ngọt mà Kiều được thụ hưởng sau khi nhảy xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu sống. Có thể thấy, sư Giác Duyên là một nhân vật rất đặc biệt và quan trọng trong cuộc đời của Thúy Kiều. Dưới cái nhìn của thuyết nhân quả thì Giác Duyên chính là điều kiện, là duyên để nghiệp nhân tốt của Kiều được chuyển 16 hóa thành quả. Giác Duyên không phải chỉ là một con người, Giác Duyên là tất cả những điều kiện có tác dụng làm cho Thúy Kiều bừng tỉnh (ngộ). Sự xuất hiện của Giác Duyên trong đời Thúy Kiều là sự xuất hiện của Bụt. Và, cũng nhờ Thúy Kiều đã chạm đến đáy vực của sự đau khổ cùng cực; nhờ có sự gieo trồng những hạt nhân tốt (ba nghiệp tốt mà đạo cô Tam Hợp đã nêu ra), nhưng quan trọng hơn nữa đó là sự xuất hiện và nắm tay của Giác Duyên đã giúp sự chuyển hóa nghiệp của Thúy Kiều thành công. Tiểu kết chương 3 “Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du - một nhà nho, một quan lại của triều đình phong kiến Việt Nam thế kỷ 18 - 19. Nhưng nội dung của “Truyện Kiều” lại không hoàn toàn phản ánh những tư tưởng của Nho giáo, của nhà nước phong kiến mà nó lại thấm đẫm những tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả. Có thể thấy rằng, việc Nguyễn Du sử dụng đến những tư tưởng nghiệp báo và nhân quả của Phật giáo để lý giải cho cuộc đời đầy đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều và lấy con đường tu, tích thiện của Phật giáo để cứu vớt cuộc sống của Thúy Kiều đã cho thấy sự bế tắc và lúng túng của Nguyễn Du trong việc lựa chọn một hệ tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm của mình. Tác giả đã không chọn Nho giáo mà lại lựa chọn Tam giáo trong đó những tư tưởng Phật giáo đóng vai trò trọng tâm. Chương 4 MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 4.1. Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" 4.1.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức của con người Rất nhiều tư tưởng nhân sinh của Phật giáo nói chung và trong "Truyện Kiều" nói riêng đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của con 17 người Việt Nam hiện đại. Đó là quan niệm về thiện - ác của Phật giáo; quan niệm từ, bi, hỉ, xả, bình đẳng, bác ái, vị tha, tu thân, tích đức, nhẫn nhịn; nuôi dưỡng nhân tâm để đạt tới trí tuệ sáng láng của nhà Phật. Thuyết nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật giúp họ có ý thức hơn trong mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Những nội dung đó được thể hiện trong lối sống, trong suy nghĩ và đến cả sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam. “Cho hay muôn sự tại trời, Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta” “Mấy người bạc ác tinh ma, Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.” 4.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" giúp con người tìm được sự “tĩnh tâm”, hướng thiện trong cuộc sống Với câu chuyện về thân phận và sự đau khổ mà Kiều gặp phải, có thể nhìn nhận nó dưới một cách nhìn khác, đó là sự “tĩnh tâm”. Mặc dù cuộc sống của Kiều bị chi phối bởi những nghiệp quả xấu trong tiền kiếp, nhưng rõ ràng rằng, với những hành động ở hiện tại cũng đã tác động không nhỏ đến tương lai của Kiều sau này. Vì vậy nếu như ngay từ đầu và cả những biến cố sau này nữa, Kiều biết tĩnh tâm, biết gạt đi những dục vọng đời thường, nhận ra sự vô thường của vạn pháp mà không cố chấp bám giữ vào những ảo ảnh của cuộc sống, không sai lầm tạo ra nghiệp báo mới thì có lẽ cuộc đời của Thúy Kiều đã khác đi rất nhiều. Sư rằng: phúc họa đạo trời. Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra. Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi! Tất cả những phiền não, dục vọng, tham, sân, si, danh lợi không còn trong lòng của Kiều nữa, vì vậy Kiều không muốn trở về chốn bụi bặm làm gì. Lửa lòng ở đây là phiền não. Không có lửa dục, lửa tham, lửa sân nữa thì gọi là tắt lửa lòng. Nhưng đã có một thứ lửa khác nhem nhúm, đó là lửa tam muội, lửa từ bi. Đây là một sức sống mới trong con người Thúy Kiều. 18 Thông qua hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều, có thể thấy rằng trong cuộc sống, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đôi khi chúng ta mải mê chạy theo, tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu cuộc sống vật chất của bản thân mà vô tình hay hữu ý làm cho cuộc sống chúng ta trở nên bó buộc, căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi là sự bế tắc. Những lúc như vậy, chúng ta hãy tĩnh tâm trở lại, tìm lấy một sự an trú về tinh thần, từ đó tìm ra những con đường, cách thức sống cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Có như vậy mới giúp chúng ta giải thoát khỏi sự khổ đau mà chúng ta đang gặp phải. Với niềm tin vào thuyết nhân quả, nghiệp báo, Phật giáo đã chi phối ý thức đạo đức cũng như hành vi của mỗi tín đồ, hướng tín đồ đến những hành động (nghiệp) thiện mà xa lánh hành động (nghiệp) ác. Không những vậy, nó còn lan toả và tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tạo ra cho con người một sức mạnh tinh thần để vượt lên cám dỗ vật chất, những trắc trở trong cuộc sống, hướng họ vào một lý tưởng sống tốt đẹp, vị tha. Tình thương và lòng nhân ái có thể giúp con người hạn chế bớt tính ích kỷ, từ bỏ tham, sân, si cốt lõi của những thói xấu, những mâu thuẫn, xung đột và bạo hành trong xã hội. 4.2. Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 4.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” không phản ánh đúng nguyên nhân đau khổ, bất hạnh của con người Trong “Truyện Kiều”, khi Nguyễn Du tìm cách lý giải về căn nguyên những đau khổ, bất hạnh và gian truân mà Thúy Kiều phải gánh chịu trong suốt cuộc đời mình, ông đã không căn cứ vào hiện thực xã hội phong kiến mà Kiều đang sống ở trong đó. Thay vào đó, ông đã tỏ ra lúng túng, đôi lúc còn thể hiện sự bất lực, bế tắc khi lý giải nguyên nhân của sự đau khổ và bất hạnh của Kiều. Theo đó, lúc thì Nguyễn Du đổ tội cho tài - sắc; Lúc thì ông lại đổ tội cho mệnh trời; Và, cuối cùng thì lại quy cho nghiệp báo, nhân quả tạo nên. 19 Nguyễn Du đã không thấy được căn nguyên xã hội của những đau khổ và bất hạnh của Thúy Kiều nên Nguyễn Du phải dựa vào sự giải thích trong các lý thuyết tài mệnh tương đố, định mệnh của Nho giáo, nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo. Điều này cũng phần nào cho thấy Nguyễn Du còn lúng túng và chưa hoàn toàn thỏa mãn với một trong những lý thuyết trên khi mà ông không nhất quán sử dụng một lý thuyết nào xuyên suốt từ đầu cho đến cuối câu truyện, mà sử dụng cả hai tư tưởng trên. Đây chính là hạn chế của Nguyễn Du khi ông chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo vào nội dung “Truyện Kiều”. 4.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" không chỉ ra được phương pháp thực tiễn để giải phóng những con người có thân phận đau khổ Với sự hạn chế về nhận thức luận mang tính thời đại, Nguyễn Du đã không đưa ra được những biện pháp đúng đắn trong việc xóa bỏ những đau khổ và bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến. Vì vậy, ông đã phải cầu viện đến các giải pháp của tôn giáo để c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_nhan_sinh_quan_phat_giao_trong_truyen_kieu_cua_nguyen_du_gia_tri_va_han_che_3876_1917265.pdf
Tài liệu liên quan