Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành chưa khắc phục được hạn chế
trong các quy định trước đây khi quy định VKSND đề nghị đình chỉ chấp hành án
phạt tù; đồng thời, thiếu quy định trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa
án trong THAPT tạo nên sự hạn chế khi tiến hành kiểm sát THAPT.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành hạn chế khi không quy định quyền đề nghị của
Viện kiểm sát đối với các trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được đề nghị giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện để khắc phục ngay vi
phạm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án khi họ đủ điều
kiện nhưng không được đề nghị
19 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện của quốc gia mà nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của Viện kiểm sát trong kiểm sát THAPT còn những điểm khác biệt.
2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến
đề tài luận án
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề kiểm sát THAPT
cho thấy hiện đang thiếu sự phân tích, lập luận đầy đủ về bối cảnh và nhu cầu kiểm
sát THAPT, đặc biệt là bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ
chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 và Luật THAHS năm 2019.
- Mặc dù kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề kiểm sát THAPT dẫn tới một
số đề xuất có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT của VKSND ở
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp chưa đạt được sự đồng bộ và đầy đủ với
mức độ thuyết phục của các lập luận chưa cao. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu
4
cũng chưa xây dựng được giải pháp mang tính chiến lược, tổng thể, lâu dài cho hoạt
động kiểm sát THAPT của VKSND ở Việt Nam hiện nay.
3. Định hướng nghiên cứu của luận án
Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ mà chỉ có
những công trình nghiên cứu sơ lược về kiểm sát THAPT. Ở nước ngoài, có các công
trình nghiên cứu về kiểm sát/ giám sát THAPT nhưng lại nghiên cứu quy định của
pháp luật và thực tiễn của nước ngoài. Chính vì vậy đề tài của luận án không bị trùng
lặp. Các công trình nước ngoài có giá trị tham khảo cho quá trình nghiên cứu và phát
triển luận án.
Trên cơ sở các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã phân tích ở
trên, luận án sẽ tiếp tục tiếp thu những nội dung phù hợp. Bên cạnh đó, luận án sẽ xây
dựng hệ thống cơ sở lý luận, phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành
nhằm đưa ra cái nhìn có hệ thống về kiểm sát THAPT và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT của VKSND ở Việt Nam.
5
B. PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1.1. Khái niệm kiểm sát thi hành án phạt tù
THAPT vừa mang tính tố tụng, vừa mang tính hành chính - tư pháp và THAPT
là một hoạt động tư pháp, thực hiện quyền lực nhà nước. Đòi hỏi phải có một cơ chế
kiểm tra, giám sát các hoạt động này. Ở Việt Nam, một trong những cơ chế kiểm tra,
giám sát hoạt động THAPT chính là hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND. Hoạt
động kiểm sát THAPT ở Việt Nam có những đặc điểm:
- Kiểm sát THAPT nhằm mục đích bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật; tôn
trọng, bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được phát
hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
- Chủ thể thực hiện kiểm sát THAPT là VKSND
- Đối tượng kiểm sát THAPT là hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong THAPT (trong thực hiện trình tự, thủ tục THAPT, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THAPT;
nhiệm vụ, quyền hạn của những người có trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ của những
người bị kết án phạt tù, chế độ quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ).
- Phạm vi kiểm sát THAPT được thực hiện từ khi bản án, quyết định về hình
phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật; kết thúc khi chấm dứt hoạt động THAPT.
“Kiểm sát thi hành án phạt tù là tổng hợp các hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân để phát hiện, khắc phục và xử lý hành vi, quyết định vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án phạt tù, được thực hiện từ
khi bản án, quyết định về hình phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật và kết thúc
khi chấm dứt hoạt động thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm việc thi hành án phạt tù
đúng pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong
thi hành án phạt tù được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh”.
1.2. Nội dung kiểm sát thi hành án phạt tù
Các nội dung kiểm sát THAPT có thể chia thành hai nhóm hoạt động thực hiện:
Thứ nhất, kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm việc thi hành án phạt tù
đúng pháp luật; tôn trọng, bảo vệ quyền con người và phát hiện kịp thời mọi vi phạm
pháp luật (trực tiếp, gián tiếp kiểm sát THAPT, thẩm tra những sự kiện pháp luật
được yêu cầu, trực tiếp thực hiện các biện pháp theo luật định trong THAPT).
Thứ hai, kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm mọi vi phạm pháp luật
6
trong THAPT được xử lý kịp thời, nghiêm minh (phát động trình tự xem xét lại từ
đầu; yêu cầu cơ quan bị kiểm sát trả lời vi phạm theo thời hạn và ràng buộc từ hiệu
lực tạm thời dừng việc chấp hành những quyết định hành chính hoặc tư pháp nào đó,
đặc biệt là quyết định đó liên quan đến quyền lợi công dân).
1.3. Phân biệt hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù với các hoạt động
kiểm tra, giám sát thi hành án phạt tù của các cơ quan khác
Hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND cùng với hoạt động kiểm tra, giám sát
THAPT của cơ quan dân cử, của các tổ chức xã hội và công dân, của Thanh tra đều
nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật của Nhà nước về THAPT được chấp hành một
cách nghiêm chỉnh và thống nhất.
Có những điểm khác biệt được thể hiện ở các nội dung sau:
- Kiểm sát THAPT của Viện kiểm sát khác với giám sát THAPT của các cơ
quan dân cử, các tổ chức xã hội và công dân ở chủ thể thực hiện, phương thức thực
hiện và nội dung quyền giám sát. Bản thân hoạt động kiểm sát THAPT của Viện
kiểm sát cũng chịu sự giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức xã hội và
công dân. Ngoài ra, hoạt động kiểm sát THAPT của Viện kiểm sát được thực hiện
ngay trong quá trình THAPT; trong khi sự giám sát THAPT của các cơ quan dân cử,
của các tổ chức xã hội và công dân được thực hiện bên ngoài quá trình đó, không
mang tính chất thường xuyên, liên tục do vị trí pháp lý cũng như cơ cấu tổ chức. Kiến
nghị của các cơ quan dân cử, các tổ chức xã hội và công dân không làm phát sinh hậu
quả pháp lý như yêu cầu hoặc kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát.
- Kiểm sát THAPT nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật, tôn trọng, bảo
vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được phát hiện, xử lý
kịp thời, nghiêm minh; còn thanh tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện sơ
hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động quản lý.
- Kiểm sát THAPT là kiểm sát hoạt động tư pháp còn thanh tra trong THAPT là
hoạt động kiểm tra mang tính hành chính, phục vụ cho quản lý hành chính. Khi kiểm
tra hoặc thanh tra, chủ thể thanh tra, kiểm tra, quản lý không chỉ có quyền phát hiện vi
phạm pháp luật mà còn có những quyền hành chính nhất định trong việc xử lý các vi
phạm; còn đối với Viện kiểm sát khi kiểm sát phát hiện vi phạm, không có quyền hành
chính đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân bị kiểm sát.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát THAPT gồm:
- Yếu tố pháp luật;
7
- Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ;
- Trình độ, năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên;
- Phẩm chất, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên;
- Mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong THAPT.
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành án phạt tù
2.1.1. Quy định về kiểm sát thi hành án phạt tù trong giai đoạn từ năm 1945
đến trước khi có Luật Tổ chức VKSND năm 2014
Ở Việt Nam, Viện công tố được thành lập trước khi VKSND ra đời (năm 1960).
Năm 1946, căn cứ vào Hiến pháp đầu tiên, tổ chức Viện công tố được thành lập trong
hệ thống Tòa án từ cấp tỉnh trở lên, trực thuộc Bộ Tư pháp và có chức năng kiểm tra
trại giam. Kiểm sát THAPT đã được quy định là một dạng hoạt động của Viện Công
tố trước đây.
Từ khi VKSND ra đời năm 1960 trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, trong các văn
bản pháp luật đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát THAPT.
Tuy nhiên, kiểm sát THAPT là hoạt động đặc biệt, với đối tượng kiểm sát là hành vi,
quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT trong quan hệ
mang tính chất nội dung và quan hệ mang tính chất thủ tục, trình tự THAPT. Do đó,
ngoài quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì kiểm sát THAPT còn được quy định
trong Luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS và các văn bản pháp luật khác. Các quy
định đều thể hiện mục đích kiểm sát THAPT nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp
luật; tôn trọng và bảo vệ quyền con người; mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được
phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2.1.1.1. Quy định kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm việc thi hành án
phạt tù đúng pháp luật; tôn trọng, bảo vệ quyền con người và phát hiện kịp thời mọi
vi phạm pháp luật
Nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền con người
và phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong THAPT, pháp luật Việt Nam giai
đoạn này quy định VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn: trực tiếp, gián tiếp kiểm sát
THAPT; đề nghị Tòa án thảo luận, xem xét miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp
hành hình phạt tù; cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét miễn, giảm thời hạn chấp
8
hành án phạt tù; trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người
chấp hành án phạt tù.
2.1.1.2. Quy định kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm xử lý kịp thời,
nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù
Để bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong THAPT,
pháp luật Việt Nam giai đoạn này quy định VKSND có quyền: yêu cầu cá nhân, cơ
quan có vi phạm khắc phục vi phạm; kháng nghị, kiến nghị; khởi tố hoặc yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự; ra quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt
tù không có căn cứ và trái pháp luật.
Qua việc nghiên cứu khái lược quy định của pháp luật Việt Nam thời kì này về
kiểm sát THAPT, có thể rút ra được một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, việc ra đời Luật Tổ chức VKSND năm 1960 đã đánh dấu sự hình
thành của VKSND với tư cách là một thiết chế độc lập; đây là điều kiện tiên quyết để
hình thành các quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi
kiểm sát THAPT sau này.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam giai đoạn này có một số điểm bất cập như:
- BLTTHS năm 1988 và 2003 vẫn quy định chung chung về kiểm sát THAPT
dẫn đến thiếu căn cứ pháp lý chặt chẽ khi Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát THAPT
theo BLTTHS.
- Không quy định trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong
THAPT.
- Thiếu quy định quyền đề nghị của Viện kiểm sát đối với các trường hợp giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù.
- Quy định VKSND đề nghị đình chỉ chấp hành án phạt tù không phù hợp.
- Thiếu quy định VKSND yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích,
sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
- Thiếu quy định về thời hạn Tòa án, Cơ quan quản lý THAHS, cơ quan
THAHS, cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS có trách nhiệm thực hiện kiến
nghị của Viện kiểm sát.
- Thiếu quy định trong Luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS về quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND đối với các quyết
định giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt tù của Tòa án để có căn cứ pháp lý khi
Viện kiểm sát thực hiện các quyền này.
2.1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát thi hành án
phạt tù
9
Kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 tiếp tục có những
quy định về kiểm sát THAPT. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 không có quy định về
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát thi hành bản án, quyết định của
Tòa án.
2.1.2.1. Quy định kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm việc thi hành án
phạt tù đúng pháp luật; tôn trọng, bảo vệ quyền con người và phát hiện kịp thời mọi
vi phạm pháp luật
Pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát THAPT có những điểm mới quan
trọng so với trước đây:
- Không sử dụng thuật ngữ “định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp
luật” mà chuyển thành “trực tiếp kiểm sát.
- Bổ sung quy định cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp liên quan đến tha tù
trước thời hạn có điều kiện trong BLTTHS năm 2015 và Luật THAHS năm 2019.
2.1.2.2. Quy định kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm xử lý kịp thời,
nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù
Pháp luật Việt Nam hiện hành về kiểm sát THAPT có những điểm mới quan
trọng so với trước đây:
- BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án
đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết
định.
- Bổ sung quy định: quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề
nghị tha tù trước thời hạn (trong trường hợp phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện
tha tù trước thời hạn nhưng không được đề nghị); lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian
thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện (trong trường hợp người
được tha tù trước thời hạn đủ điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không
được đề nghị)
- Quy định cụ thể hơn về quyền kiến nghị, kháng nghị của VKSND trong
THAPT.
Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
kiểm sát THAPT, tác giả luận án nhận thấy còn một số hạn chế sau:
- BLTTHS năm 2015 vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của BLTTHS
năm 1988 và 2003 trước đây khi không có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND khi kiểm sát THAHS mà trong đó có kiểm sát THAPT; thiếu quy định thời
gian Tòa án phải giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ khi nhận được yêu cầu.
- Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có hạn chế khi không quy định quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của VKSND đối với các quyết
10
định giảm, miễn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha
tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng
án treo của Tòa án để thống nhất với Luật THAHS năm 2019.
- Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành chưa khắc phục được hạn chế
trong các quy định trước đây khi quy định VKSND đề nghị đình chỉ chấp hành án
phạt tù; đồng thời, thiếu quy định trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa
án trong THAPT tạo nên sự hạn chế khi tiến hành kiểm sát THAPT.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành hạn chế khi không quy định quyền đề nghị của
Viện kiểm sát đối với các trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được đề nghị giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện để khắc phục ngay vi
phạm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án khi họ đủ điều
kiện nhưng không được đề nghị.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành án phạt
tù
2.2.1. Những kết quả đạt được
- Sử dụng hiệu quả phương thức trực tiếp và gián tiếp kiểm sát THAPT để phát
hiện vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong THAPT
- Nghiên cứu hồ sơ phạm nhân, hồ sơ, tài liệu đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện nghiêm túc,
kỹ càng
- Chất lượng yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khởi tố, ra quyết định trả
tự do ngay cho người chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật tăng lên
đáng kể
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc
- Hạn chế trong thực hiện quyền trực tiếp và gián tiếp kiểm sát THAPT để phát
hiện vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền
- Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có
điều kiện có những hạn chế trên thực tiễn
- Việc đưa ra yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khởi tố, ra quyết định trả
tự do ngay cho người chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật có hạn
chế trên thực tiễn
Bên cạnh đó, còn có những hạn chế trong kiểm sát THAPT như: Viện kiểm sát
các cấp còn thiếu biên chế, chưa đủ cán bộ có chức danh tư pháp; cơ sở vật chất, phương
tiện, điều kiện làm việc trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên
chưa phù hợp với tính chất đặc thù của Ngành
11
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thực tiễn kiểm sát thi
hành án phạt tù
Thứ nhất, nguyên nhân về pháp luật
- Sự thiếu hoàn thiện trong quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm sát
THAPT như: quy định Viện kiểm sát đề nghị đình chỉ chấp hành án còn chưa phù
hợp; thiếu quy định Viện kiểm sát kiểm sát trực tiếp Tòa án nhân dân trong THAHS;
thiếu quy định VKSND đề nghị giảm thời hạn, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
thiếu quy định VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
đối với các quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có
điều kiện; thiếu quy định thời hạn Tòa án thực hiện giải thích, sửa chữa những điểm
chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành cho VKSND; các quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND trong THAHS trong BLTTHS, Luật THAHS và Luật Tổ
chức VKSND hiện hành chưa đồng bộ với nhau.
- Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động kiểm sát
THAPT còn nhiều bất cập, dẫn đến không xác định được vi phạm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT.
Thứ hai, nguyên nhân khác
- Điều kiện, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát
viên chưa bảo đảm
- Trình độ, năng lực của một số cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế.
- Ý thức và tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, Kiểm sát viên được giao
nhiệm vụ kiểm sát THAPT chưa cao.
- Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số Viện kiểm sát địa phương còn
hạn chế, chưa thực hiện nghiêm quy định về chỉ tiêu nghiệp vụ theo quy định của
Ngành; một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công
việc.
- Quan hệ phối hợp giữa VKSND các cấp với các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong THAPT còn có hạn chế.
CHƯƠNG 3
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ TẠI VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù tại Việt Nam
- Đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
- Để phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
văn bản luật đã ban hành
12
- Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù
- Đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, sửa đổi một số quy định của BLTTHS năm 2015.
- Sửa đổi khoản 2 Điều 364 BLTTHS năm 2015 thành:
“ Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
2. Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định
sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc
thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, quyết định ân giảm chuyển
hình phạt tử hình xuống tù chung thân của Chủ tịch nước.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành án
của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra
quyết định thi hành án hoặc phải thông báo cho Chánh án Tòa án đã ủy thác nếu
người bị kết án đã chuyển đi cư trú tại địa bàn hành chính khác”.
- Bổ sung điều luật trong phần thứ năm BLTTHS năm 2015 như sau:
“Điều. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc ra quyết
định thi hành án, một số thủ tục thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có
điều kiện, xóa án tích:
Khi thực hiện kiểm sát việc ra quyết định thi hành án, một số thủ tục thi
hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích, Viện kiểm sát
có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình sự
hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án, xét tha tù trước
thời hạn, ra quyết định xóa án tích đúng quy định của pháp luật; yêu cầu Tòa án
giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
2. Yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao
một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra cho
Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.
3. Định kỳ và đột xuất kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tha tù
trước thời hạn có điều kiện của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và
cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm
sát hồ sơ tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan thi hành án hình sự cùng
cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
4. Quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm đối với bản án tử hình trước khi thi hành.
13
5. Có ý kiến bằng văn bản đối với đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện
của cơ quan đề nghị, việc xin xóa án tích của người bị kết án; đề nghị tha tù trước
thời hạn có điều kiện cho những trường hợp qua kiểm sát phát hiện đủ điều kiện
nhưng chưa được đề nghị và tham gia phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều
kiện.
6. Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình sự
cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình
sự, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong việc xét tha tù trước thời
hạn có điều kiện, xóa án tích; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ
quyết định có vi phạm pháp luật trong việc xem xét bản án tử hình trước khi thi
hành, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích; chấm dứt hành vi vi phạm
pháp luật; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với
quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án.
7. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với
việc xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, xét tha tù trước thời hạn có điều
kiện, xóa án tích;
8. Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự khi phát hiện có
dấu hiệu tội phạm trong xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, xét tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình
sự”.
Thứ hai, hoàn thiện một số quy định của Luật THAHS năm 2019
“Điều 23. Thi hành quyết định thi hành án phạt tù
1. . Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam
thuộc Bộ Công an thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị
kết án, hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ
Công an trong thời hạn 08 ngày làm việc. Trường hợp người đang chấp hành án bị
kết án về hành vi phạm tội khác thì trại giam tổng đạt quyết định thi hành án của bản
án mới cho người đó.”
- Sửa đổi các khoản 2, 4, 5 Điều 167 Luật THAHS năm 2019 thành:
“Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án
hình sự
Khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của Tòa án, cơ quan thi hành án
hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình
14
sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và
cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện Kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp Kiểm sát việc thi
hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành
án đối với pháp nhân thương mại.
4. Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn, tha tù trước thời hạn có
điều kiện chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù
trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc
chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử
thách.
5. Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan thi hành án hình sự cùng
cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong
việc thi hành án hình sự và cá nhân có liên quan; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa
đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án hình sự;
chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với các quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành án, tha tù
trước thời hạn có điều kiện.”
Thứ ba, Sửa điểm a, b, d, đ khoản 2 Điều 25 và khoản 1, 3 Điều 26 Luật Tổ
chức VKSND năm 2014 như sau:
“ Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc
thi hành án hình sự
2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu Tòa án đã ra
bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết
định để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_kiem_sa.pdf