Tóm tắt Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề

này, đáng chú ý là các công trình sau đây của TSKH.PGS. Lê Văn Cảm: Chế

định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (trong sách: Nhà

nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, 2002); Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ

luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); Về sáu dạng miễn

trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí

Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn

trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm

hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); Mục III -

Chế định miễn trách nhiệm hình sự. Chương 8 - Các biện pháp tha miễn trong

luật hình sự (trong Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong

khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005); v.v.

Trong các công trình này, bước đầu phân tích và hệ thống hóa các trường hợp

miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành theo nội

dung căn cứ pháp lý và những điều kiện áp dụng, đồng thời đưa ra mô hình lý

luận của kiến giải lập pháp về các quy phạm của chế định này trong luật hình sự

Việt Nam

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc quy định như vậy rõ ràng là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt lập pháp. Mặt khác, thực tiễn áp dụng chế định này cũng đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như căn cứ áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, tiêu chí đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tiêu chí phân biệt các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do có sự can thiệp của các cơ quan đảng, chính quyền địa phương; v.v... Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự và sự thể hiện chúng trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc chúng tôi quyết định chọn đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Là chế định thể hiện rõ nét nhất chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, miễn trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và một số chế định khác trong luật hình sự, vì vậy nghiên cứu chế định này ở các mức độ khác nhau đã được một số nhà khoa học - luật gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trước hết, ở Liên Xô cũ có công trình "Những vấn đề lý luận của việc tha miễn trách nhiệm hình sự" (Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1974) của Giáo sư Kêlina X.G.; "Chương 16 - Miễn trách nhiệm hình sự" của Xaveliôva B.X (trong sách: Luật hình sự Liên bang Nga - Phần chung, Nxb Luật gia Matxcơva, 2001); "Miễn trách nhiệm hình sự và chấp hành hình phạt" (Nxb Đại học, Kiev, 1987) của Xkibitxki... Ngoài ra, công trình: "Miễn trách nhiệm hình sự" trong tuyển tập "Nghiên cứu pháp luật" của tác giả Kevin (2003); hoặc mục 7 "Miễn trách nhiệm hình sự - Những vấn đề chung" (trong sách: Pháp luật Thụy Điển trong thời kỳ mới, tập thể tác giả do Michael Bogdan chủ biên, Nxb Elanders Gotab, Stockholm, 2000) của tác giả Suzanne Wennberg; bài viết: "Miễn trách nhiệm hình sự trong mối liên hệ với Luật Hiến pháp và thể chế Hiến pháp" (Tạp chí Luật học, số 7 (85)/2006) của các tác giả Agnê Barans Kaitê & Jonas Prapiestis; v.v... Theo đó, những công trình này chủ yếu tập trung làm sáng tỏ nội dung, điều kiện và phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể trong pháp luật hình sự thực định, hoặc mới chỉ ra mối quan hệ của miễn trách nhiệm hình sự trong tương quan với Luật Hiến pháp hay với việc chấp hành hình phạt; v.v... Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, đáng chú ý là các công trình sau đây của TSKH.PGS. Lê Văn Cảm: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002); Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); Mục III - Chế định miễn trách nhiệm hình sự. Chương 8 - Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự (trong Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005); v.v... Trong các công trình này, bước đầu phân tích và hệ thống hóa các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành theo nội dung căn cứ pháp lý và những điều kiện áp dụng, đồng thời đưa ra mô hình lý luận của kiến giải lập pháp về các quy phạm của chế định này trong luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, chế định miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập ở các mức độ khác nhau trong các tạp chí của một số tác giả khác như: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học, số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của PGS.TS. Lê Thị Sơn; Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS. Phạm Hồng Hải; Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) của TS. Phạm Mạnh Hùng; v.v... Hay còn được đề cập trong một số sách chuyên khảo và giáo trình như: Điều 48 - Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Trong sách: Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội, 1993; Chương XVIII - Miễn trách nhiệm hình sự, trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Chương I - Trách nhiệm hình sự, trong sách: Trách nhiệm hình sự và hình phạt, tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; v.v... Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy các công trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành với việc giải quyết một nội dung tương ứng hoặc xem xét chế định này như khối kiến thức cơ bản một phần, mục trong các giáo trình giảng dạy, một chương của sách chuyên khảo hoặc dưới góc độ hoàn thành học vị mới chỉ xem xét vấn đề ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học (của bản thân tác giả), mà chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu với đúng tên gọi "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" một cách có hệ thống, toàn diện, đồng bộ và chuyên khảo ở cấp độ một luận án tiến sĩ luật học. Về nội dung, các công trình đã nêu mới đề cập khái quát căn cứ pháp lý và những điều kiện áp dụng, đánh giá ở mức độ riêng rẽ từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cụ thể hoặc mới đưa ra một số kiến nghị độc lập về hoàn thiện các trường hợp tương ứng này trong luật hình sự Việt Nam. Trong khi đó, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự, nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến nay, tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng, cũng như chỉ ra các tồn tại, vướng mắc trong thực tế để đề xuất các kiến giải lập pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chúng. Mặt khác, nhiều nội dung xung quanh chế định miễn trách nhiệm hình sự cũng đòi hỏi các nhà hình sự học cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa nên rõ ràng vấn đề này vẫn có tính thời sự. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng chế định này trong thực tiễn, từ đó xác định những bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của các quy phạm về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự nước ta, cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định đã nêu trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận án đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ lý luận và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến nay, phân tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự để kiến nghị nên giao duy nhất cho Tòa án có thẩm quyền áp dụng hai chế định này; phân loại các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, phân tích nội dung và điều kiện áp dụng của các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, cụ thể là: khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự trong tương quan với những chế định khác, phân loại các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, nội dung và điều kiện áp dụng của những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, kết hợp với thực tiễn áp dụng và tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới để qua đó chỉ ra những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện và đề xuất các kiến giải lập pháp, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 2. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội. 3. Nguyễn Mai Bộ (2001), "Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999", Nhà nước và pháp luật, (4). 4. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển (Bản dịch tiếng Việt). 8. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Lê Cảm (1999), "Những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn hiện nay", Khoa học (KHXH), (2). 11. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 12. Lê Cảm (2001), "Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (1). 13. Lê Cảm (2001), "Về sáu dạng miễn trách nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật hình sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (2). 14. Lê Cảm (2001), "Chương IV - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự". Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Tập I - Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất, 2003). 16. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam", Trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Lê Cảm (2002), "Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự", Kiểm sát, (1). 18. Lê Cảm (2002), "Hệ thống pháp luật hình sự Tây Ban Nha", Nghiên cứu châu Âu, (5). 19. Lê Cảm (chủ biên) (2002), "Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới", Thông tin Khoa học pháp lý, (8). 20. Lê Cảm (2003), "Hệ thống pháp luật hình sự Liên bang Nga", Nghiên cứu châu Âu, (1). 21. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Lê Cảm (chủ biên) (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 23. Lê Văn Cảm (1997), Học thuyết về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn của nó ở Liên bang Nga, Nxb "Sáng tạo" Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga, Maxcơva. 24. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2004), "Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt", Khoa học pháp lý, (2). 26. Nguyễn Ngọc Chí (1997), "Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam", Khoa học (KHXH), (4). 27. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 28. Nguyễn Huy Chiểu (1972), Hình luật, Viện Đại học Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn. 29. Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội. 30. Phan Huy Chú (1962), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 31. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam (In lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 32. Đại Việt Sử ký toàn thư (1998), Tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Đại Việt Sử ký toàn thư (2004), Tập I, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 34. Đại Việt Sử ký toàn thư (2004), Tập II, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Ngọc Điệp, Đinh Thị Ngọc Dung (1996), 900 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Trần Văn Độ (2003), "Chương V - Trách nhiệm hình sự", Trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 42. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Phạm Hồng Hải (2001), "Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999", Dân chủ và pháp luật, (12). 44. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Ngọc Hòa (2000), "Nguyên tắc phân hóa trong Bộ luật hình sự năm 1999", Luật học, (2). 46. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, In lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 48. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), "Thuật ngữ Luật hình sự", Trong sách: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 49. Phạm Mạnh Hùng (1993), "Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự", Tòa án nhân dân, (2). 50. Phạm Mạnh Hùng (2002), "Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án", Kiểm sát, (5). 51. Nguyễn Hiển Khanh (2002), "Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp "do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" theo quy định của Điều 25 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, số Xuân, (1). 52. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Phan Huy Lê (1961), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Lê Văn Luật (2006), "Bàn về chế định miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự", Dân chủ và pháp luật, (3). 55. Uông Chu Lưu (chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần chung), Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Đỗ Mười (1995), "Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị", Thông tin Khoa học pháp lý, (12). 57. C. Mac - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, Tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. 58. Công Tôn Nhân (2004), "Đình chỉ bị can sai luật", Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/11. 59. Nguyễn Quốc Nhật, Phạm Trung Hòa... (2001), Giáo dục, giúp đỡ người tù tha tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 60. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. 61. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học (tái bản lần thứ mười hai). 62. Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 63. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 64. Đinh Văn Quế (1998), Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 66. Đinh Văn Quế (2002), Bình luật khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm). Tập V - Các tội phạm về chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 67. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luật - Những nhân tố của Nhà nước pháp quyền", Nghiên cứu lập pháp, (3). 68. Hoàng Thị Kim Quế (2007), "Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý", Khoa học (chuyên san Kinh tế-Luật), (2). 69. Quốc hội (1999), Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/10 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội. 70. Quốc hội (2005), Luật phòng, chống tham nhũng, ngày 29/11, Hà Nội. 71. Quốc hội (2007), Luật đặc xá, ngày 21/11, Hà Nội. 72. Quốc triều Hình luật (Luật hình triều Lê - Luật Hồng Đức) (2003), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 73. Lê Thị Sơn (1997), "Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự", Luật học, (5). 74. Lê Thị Sơn (2001), "Chương I - Trách nhiệm hình sự", Trong sách: Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 75. Hồ Sĩ Sơn (2007), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Tóm tắt Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 76. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1998), Số chuyên đề về luật hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội. 77. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai. 78. Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (1996), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 79. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 80. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Trần Quang Tiệp (2004), "Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (2). 82. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội. 83. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 84. Tòa án nhân dân tối cao (1992), Các văn bản về hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, Hà Nội. 85. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3 về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề về áp dụng pháp luật, Hà Nội. 86. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 4/8 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội. 87. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 2000/98/040/ĐT, Hà Nội. 88. Tòa án nhân dân tối cao (1999-2006), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 89. Tòa án nhân dân tối cao (1999-2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 90. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội. 91. Thu Trang (2004), "Đưa hối lộ: Trị thật nghiêm nhưng...", Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 19/12. 92. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Tập I (Từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX), Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 93. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1995), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội. 94. Trường Đại học pháp lý Hà Nội (1984), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Pháp lý, Hà Nội. 95. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 96. Nguyễn Minh Tuấn (2005), "Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức", Khoa học (chuyên san Kinh tế-Luật), (3). 97. Đào Trí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 98. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 99. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 101. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 102. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 103. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1967), Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, Hà Nội. 104. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Hà Nội. 105. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội. 106. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1982), Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội. 107. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (1995), Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuân Trường, Nam Định (2006), Quyết định đình chỉ đối với bị can số 01/QĐ-ĐCBC về việc miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can Nguyễn Tiến Định, ngày 25/12, Nam Định. 109. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng (1998-2006), Số liệu thống kê bị can, bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Hải Phòng. 110. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (1997), Chuyên đề "Nâng cao chất lượng quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong tố tụng hình sự", ngày 22/08, Ninh Bình. 111. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (1999), Tổng kết một năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can trong tố tụng hình sự", ngày 01/04, Ninh Bình. 112. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (1998- 2007), Số liệu thống kê bị can, bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, Ninh Bình. 113. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2001), Quyết định đình chỉ bị c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_01720_2847_2009474.pdf
Tài liệu liên quan