Tóm tắt Luận án Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - Xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới - Trần Thị Thanh Thủy

Lao động làng nghề

Từ năm 2010 đến 2015, số lƣợng lao động LN đã tăng lên, trung bình khoảng

1.600 ngƣời/năm. Đặc biệt, từ năm 2013 đến 2015, có nhiều LN đƣợc công nhận nên

số lao động trong khu vực này tăng cao, trung bình trên 2.000 ngƣời/năm. Tuy nhiên,

số lao động thực tế đang làm việc lớn hơn nhiều vì những lao động gia đình, lao động

thời vụ không đƣợc tính đến và đặc biệt trong một số NNNT nhƣ trồng hoa và cây

cảnh, trồng và chế biến dƣợc liệu, xây dựng chỉ thống kê đƣợc những lao động chính.

Hiện có 62,2% lao động (khoảng 37.107 ngƣời) đang làm việc thƣờng xuyên

trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở LN, 22.552 ngƣời (chiếm 37,8%) là lao động

không thƣờng xuyên làm theo thời vụ, tranh thủ lúc nông nhàn.

Dệt may, cơ khí, TCMN là những nghề có nhiều lao động nhất. Trung bình có từ 3

đến 7 lao động thƣờng xuyên làm việc trong các hộ gia đình. Trong các doanh nghiệp,

lao động thƣờng xuyên cũng có từ 10 - 50 ngƣời. Trong khi đó, các ngành trồng, kinh

doanh sinh vật cảnh, chế biến LTTP, do đặc trƣng sản xuất hoặc do đã cơ giới hoá đƣợc

nhiều công đoạn nên lực lƣợng lao động thƣờng xuyên trong các ngành này không nhiều

(khoảng từ 1 - 2 lao động/cơ sở).

60% lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp là lao động nữ. Do đòi hỏi

về điều kiện sức khỏe nên làm việc trong những LN cơ khí, chế biến gỗ có trên 70%

là nam giới. Số ngƣời trên 60 không nhiều (chiếm khoảng 20% tổng số lao động của

tất cả các LN). Những ngƣời này thƣờng là thợ cả hoặc là chủ các doanh nghiệp, các

công ty trong các LNTT: TCMN, cơ khí (đặc biệt là cơ khí đúc), trồng hoa, cây cảnh.

Một số ít đảm nhận những công việc nhẹ nhàng (nhặt chỉ, gấp quần áo, đan giỏ.)

trong các LN dệt may, mây tre đan. Gần 80% là lao động ở độ tuổi 15 - 59. Ngoài ra

còn có cả trẻ em dƣới 15 tuổi. Tuy nhiên, số lƣợng cũng không nhiều. Đáng chú ý

nhất là lao động từ 35 - 59 tuổi. Đây là lực lƣợng lao động chủ yếu của LN (chiếm12

khoảng 50% tổng số lao động). Ngoài sức khoẻ tốt, lực lƣợng này còn có kĩ năng

nhất định trong sản xuất; họ lại rất yên tâm gắn bó với nghề nên đƣợc xác định là

những lao động chính. Khoảng 30% lao động còn lại của LN ở độ tuổi 15 - 30. Mặc

dù có thể lực tốt, trình độ học vấn cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trƣờng, có khả năng

tiếp thu khoa học kĩ thuật nhƣng tâm lí lại không ổn định, do những bất cập trong

việc thực hiện các chế độ, chính sách.

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật của ngƣời lao động ở các LN còn

yếu. Chỉ tính riêng các LN công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hiện cũng mới chỉ có

44,3% số lao động đã qua đào tạo bài bản. Trong đó, lao động có trình độ đại học

(đúng chuyên ngành) chiếm 1,7%; lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm

8,5%; lao động có trình độ sơ cấp chiếm 10,3%. Lực lƣợng này tập trung chủ yếu trong

các LN chế biến gỗ, cơ khí, TCMN (70%).

Trong số những ngƣời đang làm việc tại LN, đáng chú ý nhất là đội ngũ thợ giỏi

và nghệ nhân. Đến năm 2015, số nghệ nhân, thợ giỏi đã đƣợc công nhận của LN là 93

ngƣời. Trong đó LN chế biến gỗ (đặc biệt là gỗ mỹ nghệ) có 50 ngƣời (chiếm 53,8%),

nhóm LN cơ khí (chủ yếu là LN đúc) có 17 ngƣời, LN sơn mài có 13 ngƣời, LN thêu có 8

ngƣời và có 5 ngƣời ở các LN mây tre đan.

pdf29 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - Xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới - Trần Thị Thanh Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu ngƣời, các ngành kinh tế phát triển mạnh với nhu cầu nguyên liệu cao. Ở vùng ĐBSH, hai thị trƣờng có ý nghĩa quan trọng nhất là Hà Nội và Hải Phòng. Sản phẩm LN của Nam Định đã từng bƣớc xâm nhập sâu vào thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. 9 2.3.5. Nguồn vốn Vốn đầu tƣ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn (NNNT) và LN khoảng 7,76 tỷ đồng/năm. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề (2 - 3 tỷ đồng/năm), khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (1 - 2 tỷ đồng/năm). 2.3.6. Chính sách LN ở Nam Định đã nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phƣơng ở tất cả các lĩnh vực nhƣ: đất đai, đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, khuyến khích nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm, xử lý môi trƣờng Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, LN ở nông thôn giai đoạn 2011–2015... 2.3.7. Cơ sở hạ tầng Tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam chạy qua địa bàn Nam Định dài 42 km. Quốc lộ 10 có chiều dài 37 km chạy qua những địa bàn tập trung nhiều LN của tỉnh là Ý Yên và Vụ Bản. Quốc lộ 21A nối Nam Định với Hà Nam. Nam Định có 4 con sông lớn (sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ) với chiều dài 251 km và hệ thống sông nội đồng dài 279 km, vận tải đƣờng sông có mặt ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã góp phần rút ngắn khoảng cách địa lí. Đối với LN, điều này lại đặc biệt có ý nghĩa, nhất là trong điều kiện các nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng khan hiếm và thị trƣờng tiêu thụ cần phải đƣợc mở rộng. Hệ thống điện đã tới đƣợc 100% số xã trong tỉnh. 100% số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Sự cố điện giảm; chất lƣợng nguồn điện và lƣới điện ngày càng đƣợc nâng cấp phục vụ đắc lực cho đời sống dân sinh và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng. Năm 2015, Nam Định có 179.550 thuê bao điện thoại và 72.540 thuê bao internet. Đến nay, 20% số hộ ở khu vực nông thôn cũng đã đƣợc tiếp cận và sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sóng điện thoại đƣợc phủ kín đảm bảo thông tin thông suốt cả trong nƣớc và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các LN. 2.3.8. Khoa học công nghệ Bảng 2.4: Kết quả hỗ trợ trình diễn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ ở LN Năm Tổng kinh phí khuyến công (tỉ đồng) Tổng số mô hình, dự án chuyển giao công nghệ Số mô hình, dự án chuyển giao công nghệ ở LN 2012 6,3 5 2 2013 4,0 8 3 2014 4,1 8 1 2015 4,3 9 3 Tổng cộng 18,7 30 9 Mặc dù chƣa nhiều nhƣng sự hỗ trợ về khoa học công nghệ cũng là động lực quan trọng giúp các cơ sở làm nghề có nhiều điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. 10 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀNG NGHỀ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Khái quát chung 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 -2015 3.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn năm 2015 đạt 34.984,5 tỉ đồng, cao gấp 1,35 lần so với GRDP năm 2010. GRDP bình quân theo đầu ngƣời ở Nam Định năm 2015 đạt 34,95 triệu đồng/ngƣời/năm cao gấp 2,47 lần so với năm 2010. Sự phát triển của nền kinh tế Nam Định trong thời kì này còn thể hiện ở những bƣớc chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế. Đó là việc giảm tỉ trọng nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, phù hợp với xu thế chung của cả nƣớc. Về tổ chức lãnh thổ, hình thành 3 tiểu vùng kinh tế là: tiểu vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ, tiểu vùng nông nghiệp, công nghiệp, TTCN và tiểu vùng kinh tế biển. 3.1.1.2. Kết quả xây dựng nông thôn mới Tính đến hết năm 2015, Nam Định 53,6% số xã, thị trấn đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM (cao hơn mức bình quân chung của khu vực ĐBSH – 39,9% và của cả nƣớc 37,6%). Bình quân toàn tỉnh, mỗi xã đạt 16,2 tiêu chí, tăng 10,4 tiêu chí/xã so với năm 2010. Năm 2015, huyện Hải Hậu cũng đƣợc công nhận là huyện đạt chuẩn NTM. Có 112 xã, thị trấn (khoảng 53,60%) đạt 19 tiêu chí và đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM, 32 xã (chiếm 15,31%) đạt và chuẩn bị đạt 15 - 18 tiêu chí, 52 xã (chiếm 24,89%) đạt 10 - 14 tiêu chí, Chỉ còn 13 xã (chiếm 6,22%) đạt 8 - 9 tiêu chí. Với tỉ lệ này, Nam Định phấn đấu đến năm 2020 sẽ đƣợc công nhận là tỉnh NTM. 3.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề tỉnh Nam Định LN ở Nam Định xuất hiện khá sớm. Nhƣng phải đến thời nhà Trần, LN Nam Định mới thực sự nở rộ với: hoa, cây cảnh Vị Khê (Nam Trực), chạm khắc gỗ La Xuyên, khảm trai Ninh Xá, đúc đồng Tống Xá (Ý Yên). LN khi ấy thƣờng tập trung ở những vùng đông dân cƣ, vùng nội đồng thuộc TP Nam Định, Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực ngày nay. Ở các huyện ven biển, chỉ phát triển nghề dệt lụa và dệt chiếu cói (Hải Hậu và Nghĩa Hƣng). Dƣới thời Pháp thuộc, một số nghề mới ra đời.Trong đó, còn nổi danh đến ngày nay là phở Giao Cù (Nam Trực) và sơn mài Cát Đằng (Ý Yên). Ngoài nghề dệt có mặt ở khắp nơi, các LN khác cũng vẫn chỉ tập trung trên địa bàn các huyện nội đồng Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh và Xuân Trƣờng. Hai huyện ven biển Hải Hậu và Nghĩa Hƣng phát triển thêm nghề chế biến LTTP. Từ sau khi tái lập tỉnh (1997), LN Nam Định mới đƣợc quan tâm, phát triển trở lại. Đến năm 2000, toàn tỉnh có 86 LN, thu hút 97.000 lao động. Đến nay, LN đã có mặt và phát triển ở hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh. 3.2. Thực trạng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định 3.2.1. Số lượng làng nghề Hiện nay, Nam Định có 131 LN và làng có nghề (không kể 2 LN nay đã thành phố 11 nghề ở thành phố Nam Định). Trong số này có 80 LN, 34 nghề và LNTT đã đƣợc công nhận. Mây tre đan, TCMN là nhóm nghề chiếm tỉ lệ lớn nhất, khoảng 37,4% tổng số LN hiện có (chủ yếu là các LN thêu ren, nón lá và chiếu cói). Tiếp đến là nhóm nghề trồng, kinh doanh sinh vật cảnh với 29 LN (chiếm 22,13%). Trong đó, chủ yếu là các LN mới, đƣợc phát triển theo chủ trƣơng xây dựng NTM. Dệt nhuộm, ƣơm tơ, chế biến gỗ và cơ khí, tuy số lƣợng không tăng nhƣng đang phát triển vững chắc theo hƣớng liên kết với các cơ sở công nghiệp lớn và phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. LN Nam Định phát triển trên địa bàn 71/209 xã, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố (năm 2010 chỉ có 57/229 xã, thị trấn có LN). Nhƣ vậy, tỉ lệ xã có LN đạt 33,97%. Mật độ LN bình quân là 1,85 LN/xã. Trong đó, những xã có nhiều LN nhất là Yên Trung (Ý Yên): 9 LN, Điền Xá (Nam Trực), Nghĩa Châu (Nghĩa Hƣng): 7 LN, Hải Sơn (Hải Hậu): 5 LN, Yên Ninh (Ý Yên) và Vĩnh Hào (Vụ Bản) mỗi xã có 4 LN. Các LN thƣờng tập trung theo các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 và dọc 2 bờ sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ, thuộc các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh, Nam Trực và Nghĩa Hƣng, Hải Hậu. Hải Hậu là địa phƣơng có nhiều LN nhất. Tuy nhiên, Ý Yên lại là huyện có nhiều LNTT nhất với 15 LNTT (chiếm 44,12% tổng số LNTT đã đƣợc công nhận của cả tỉnh). 3.2.2. Lao động làng nghề Từ năm 2010 đến 2015, số lƣợng lao động LN đã tăng lên, trung bình khoảng 1.600 ngƣời/năm. Đặc biệt, từ năm 2013 đến 2015, có nhiều LN đƣợc công nhận nên số lao động trong khu vực này tăng cao, trung bình trên 2.000 ngƣời/năm. Tuy nhiên, số lao động thực tế đang làm việc lớn hơn nhiều vì những lao động gia đình, lao động thời vụ không đƣợc tính đến và đặc biệt trong một số NNNT nhƣ trồng hoa và cây cảnh, trồng và chế biến dƣợc liệu, xây dựngchỉ thống kê đƣợc những lao động chính. Hiện có 62,2% lao động (khoảng 37.107 ngƣời) đang làm việc thƣờng xuyên trong các cơ sở sản xuất kinh doanh ở LN, 22.552 ngƣời (chiếm 37,8%) là lao động không thƣờng xuyên làm theo thời vụ, tranh thủ lúc nông nhàn. Dệt may, cơ khí, TCMN là những nghề có nhiều lao động nhất. Trung bình có từ 3 đến 7 lao động thƣờng xuyên làm việc trong các hộ gia đình. Trong các doanh nghiệp, lao động thƣờng xuyên cũng có từ 10 - 50 ngƣời. Trong khi đó, các ngành trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, chế biến LTTP, do đặc trƣng sản xuất hoặc do đã cơ giới hoá đƣợc nhiều công đoạn nên lực lƣợng lao động thƣờng xuyên trong các ngành này không nhiều (khoảng từ 1 - 2 lao động/cơ sở). 60% lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp là lao động nữ. Do đòi hỏi về điều kiện sức khỏe nên làm việc trong những LN cơ khí, chế biến gỗ có trên 70% là nam giới. Số ngƣời trên 60 không nhiều (chiếm khoảng 20% tổng số lao động của tất cả các LN). Những ngƣời này thƣờng là thợ cả hoặc là chủ các doanh nghiệp, các công ty trong các LNTT: TCMN, cơ khí (đặc biệt là cơ khí đúc), trồng hoa, cây cảnh. Một số ít đảm nhận những công việc nhẹ nhàng (nhặt chỉ, gấp quần áo, đan giỏ...) trong các LN dệt may, mây tre đan. Gần 80% là lao động ở độ tuổi 15 - 59. Ngoài ra còn có cả trẻ em dƣới 15 tuổi. Tuy nhiên, số lƣợng cũng không nhiều.Đáng chú ý nhất là lao động từ 35 - 59 tuổi. Đây là lực lƣợng lao động chủ yếu của LN (chiếm 12 khoảng 50% tổng số lao động). Ngoài sức khoẻ tốt, lực lƣợng này còn có kĩ năng nhất định trong sản xuất; họ lại rất yên tâm gắn bó với nghề nên đƣợc xác định là những lao động chính. Khoảng 30% lao động còn lại của LN ở độ tuổi 15 - 30. Mặc dù có thể lực tốt, trình độ học vấn cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trƣờng, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhƣng tâm lí lại không ổn định, do những bất cập trong việc thực hiện các chế độ, chính sách. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật của ngƣời lao động ở các LN còn yếu. Chỉ tính riêng các LN công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hiện cũng mới chỉ có 44,3% số lao động đã qua đào tạo bài bản. Trong đó, lao động có trình độ đại học (đúng chuyên ngành) chiếm 1,7%; lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 8,5%; lao động có trình độ sơ cấp chiếm 10,3%. Lực lƣợng này tập trung chủ yếu trong các LN chế biến gỗ, cơ khí, TCMN (70%). Trong số những ngƣời đang làm việc tại LN, đáng chú ý nhất là đội ngũ thợ giỏi và nghệ nhân. Đến năm 2015, số nghệ nhân, thợ giỏi đã đƣợc công nhận của LN là 93 ngƣời. Trong đó LN chế biến gỗ (đặc biệt là gỗ mỹ nghệ) có 50 ngƣời (chiếm 53,8%), nhóm LN cơ khí (chủ yếu là LN đúc) có 17 ngƣời, LN sơn mài có 13 ngƣời, LN thêu có 8 ngƣời và có 5 ngƣời ở các LN mây tre đan. 3.2.3. Nguyên, vật liệu Ngoài nghề chế biến LTTP, hầu hết các LN ở Nam Định đều phải nhập nguyên, nhiên liệu từ nơi khác: cói từ Kim Sơn – Ninh Bình, mây tre từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, gỗ từ Quảng Bình, Quảng Trị, vỏ trai, ốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa). Một số LN: cơ khí, chế biến gỗ, dệt, may, nguyên vật liệu thậm chí đƣợc chuyển về từ nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc và các nƣớc ASEAN). Tính riêng năm 2015, nguồn nguyên phụ liệu may đã phải nhập 653,02 triệu USD (chiếm 92,% giá trị nhập khẩu của nhóm nguyên nhiên liệu và 86,4% giá trị hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh). Để hạ giá thành sản phẩm, nhiều LN phải sử dụng những nguyên liệu chất lƣợng thấp (có cả nguyên liệu là phế liệu tái chế: đồng, sắt, nhựa, thủy tinh...). Do đó, chất lƣợng sản phẩm khó cạnh tranh với hàng công nghiệp cùng loại. Quá trình sản xuất cũng gây tác động lớn đến môi trƣờng xung quanh. 3.2.4. Nguồn vốn đầu tư Quy mô nguồn vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở LN không lớn. Ngay cả ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng tài sản và nguồn vốn cũng chỉ ở mức 50 – 100 tỉ đồng. Trong đó, tài sản cố định có xu hƣớng ngày càng chiếm tỉ lệ chủ yếu (khoảng 60%). Mặc dù nguồn vốn đã bớt khan hiếm do việc thực hiện các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, song các cơ sở sản xuất kinh doanh của LN vẫn khó có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay ƣu đãi này do thủ tục hành chính và hạn mức vay còn nhiều bất cập. Theo báo cáo của Sở Công thƣơng, lƣợng vốn đƣợc vay chỉ khoảng 20% vốn lƣu động của cơ sở. 3.2.5. Công nghệ sản xuất Qua mô hình sản xuất ở các LN, có thể thấy rõ sự kết hợp giữa bí quyết truyền thống và công nghệ hiện đại với nhiều loại máy móc đƣợc sử dụng. Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ở tất cả các LN. Trong đó, thể hiện rõ nhất và mang lại hiệu quả 13 kinh tế cao nhất là ở những LN cơ khí, dệt may và chế biến gỗ. Đây cũng là những LN có thế mạnh phát triển ở Nam Định. Tuy nhiên, mức trang bị máy móc, thiết bị chủ yếu bình quân cho một lao động mới đạt khoảng 14 triệu đồng đối với DN và khoảng 6 triệu đồng đối với hộ gia đình. Do đó, trình độ cơ giới hoá thấp. Công nghệ xử lý thô và bán cơ khí còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 60%). Tại các hộ gia đình, chủ yếu vẫn dùng máy móc, thiết bị cũ đƣợc mua lại từ các DN nhà nƣớc; thiết bị mới nhập (nếu có) chủ yếu từ Trung Quốc nên chất lƣợng thấp. Vì thế, tỉ lệ hao hụt nguyên liệu cao, sản phẩm không đều tay, chất lƣợng kém, khó đƣợc chấp nhận ở những thị trƣờng lớn và “khó tính” nhƣ EU, Nhật Bản hay Hoa KìMặt khác còn gây ô nhiễm môi trƣờng. 3.2.6. Giá trị sản xuất Bảng 3.6. GTSX toàn tỉnh và GTSX của LN (2010 - 2015) (Giá thực tế) Năm 2010 2011 2012 2013 2015 GTSX toàn tỉnh (tỷ đồng) 60.422,8 64.054,6 69.109,6 75.197,8 90.670,9 GTSX của LN (tỷ đồng) 2.657,7 3.149,1 3.520,7 3.986,9 5.737,9 Tỉ lệ so với GTSX toàn tỉnh (%) 4,40 4,12 3,95 3,90 4,41 GTSX của các LN ở Nam Định đạt 5.737,9 tỉ đồng (2015), phù hợp với thực trạng phát triển nhiều ngành nghề thủ công, giá trị thấp và quy mô nhỏ ở địa phƣơng. Trong tổng số 131 LN, có 7 LN đạt GTSX trên 100 tỉ đồng/năm, 16 LN có GTSX từ 50 - 100 tỉ đồng/năm (giai đoạn 2000 - 2010 chỉ có 7 LN đạt trên 40 tỉ). LN đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế ở địa phƣơng với GTSX chiếm 55% GTSX của tất cả các NNNT ở địa phƣơng. Từ năm 2010 đến nay, GTSX của các LN bình quân giai đoạn này, mỗi năm tăng trên 10% cao hơn mức tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Đóng góp lớn nhất vào thành quả này là các LN cơ khí, chế biến gỗ và dệt may. GTSX bình quân của mỗi LN thuộc các nhóm này đạt 63-126 tỉ đồng. Nhóm LN mây tre đan, TCMN, tuy số lƣợng nhiều nhƣng GTSX bình quân thấp (18,45 tỉ đồng/làng) nên mặc dù chiếm 37,4% tổng số LN nhƣng chỉ đóng góp 15,75% GTSX của toàn khu vực LN. Do phát triển nhiều LN (25 làng), nhiều ngành nghề có GTSX lớn (cơ khí 3/11 làng, chế biến gỗ 6/14 làng) nên Ý Yên cũng là những địa phƣơng có tỉ trọng cao nhất trong tổng GTSX LN toàn tỉnh. Đứng thứ 2 là Hải Hậu, huyện có nhiều LN nhất. Đáng chú ý nhất là Xuân Trƣờng, tuy chỉ có 8 LN nhƣng có 2 LN GTSX trên 100 tỉ đồng, nên GTSX LN ở địa phƣơng này còn cao hơn cả Nam Trực – huyện có nhiều LN thứ 3 của Nam Định. 3.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Bảng 3.8: Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở LN (năm 2010 và 2015) Năm Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp 2010 21.959 12 167 2015 23.292 18 376 14 - Hộ gia đình: vẫn là hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu với 99,19% cơ sở của LN (năm 2010) và 98,33% (2015). 48,26% số hộ làm nghề thuộc địa bàn các xã NTM. - Hợp tác xã (HTX): trong LN phát triển chƣa mạnh. Sau quá trình chuyển đổi theo luật HTX mới (2012), mô hình HTX ở LN bộc lộ rõ những hạn chế của mình, nên đến hết năm 2015, ở khu vực LN chỉ còn lại 18/38 HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của toàn tỉnh với 657 lao động. Trong đó chủ yếu là các HTX dệt, may (12 HTX), cơ khí (2 HTX), chế biến gỗ (3HTX) và 1 HTX hỗn hợp khác. Các HTX này phát triển tập trung trên địa bàn 11 xã (trong đó có 5 xã NTM, 6 xã chƣa đạt chuẩn NTM) thuộc các huyện Nam Trực (6HTX), Trực Ninh (10HTX), Nghĩa Hƣng, Ý Yên mỗi huyện có 1 HTX. Hoạt động chính của các HTX này là đứng tên, hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất thành viên và liên hệ, tổ chức đào tạo nghề cho lao động ở địa phƣơng. Vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào và các dịch vụ đầu ra: bao tiêu sản phẩm, mở rộng thị trƣờng còn rất hạn chế. Ở LN đã và đang xuất hiện một hình thức liên kết mới, hoạt động sôi nổi và có hiệu quả cao. Đó là các Hiệp hội nghề. Trong đó hoạt động hiệu quả và phát triển nhất phải kể đến Hiệp hội cơ khí đúc Ý Yên đƣợc thành lập năm 2005 với những thành viên nòng cốt là các cơ sở đúc ở LN Tống Xá (xã Yên Xá). Hiệp hội đã tổ chức thành công nhiều dự án chuyển giao công nghệ, giúp nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm đúc ở những LN cơ khí, đúc kim loại màu trên địa bàn huyện. - Doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.....): Từ năm 2010 - 2015, đã có thêm gần 150 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các NNNT đƣợc thành lập mới. Trong số 310 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực LN, 40% doanh nghiệp là ở các LN cơ khí, 18,7% ở LN dệt may, 28,9% ở LN chế biến gỗ và các sản phẩm tre, nứa mỹ nghệ... Vì thế phần lớn các doanh nghiệp này đều có trụ sở ở huyện Ý Yên, Xuân Trƣờng, Trực Ninh. Tuy nhiên, 90% các doanh nghiệp ở LN đều là những doanh nghiệp nhỏ, có quy mô lao động dƣới 50 ngƣời hoạt động theo mô hình một doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 3 - 4 cơ sở sản xuất ngoài trụ sở chính. Thực chất, doanh nghiệp ở nhiều LN vẫn chỉ là hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất trong làng. Do đó, doanh nghiệp ở LN vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò nhƣ mong đợi. 3.2.8. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của LN Nam Định rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã và giá cả, từ hàng bình dân đến hàng cao cấp, từ công cụ sản xuất thô sơ đến máy móc, thiết bị hiện đại, tân tiến. Nổi tiếng hơn cả là tƣợng liền khối của nghệ nhân làng Tống Xá (Yên Xá, Ý Yên), sập gụ tủ chè của LN La Xuyên (Yên Ninh – Ý Yên), sơn mài Cát Đằng (Yên Tiến – Ý Yên) và cây cảnh Vị Khê (Điền Xá – Nam Trực). Trong số các sản phẩm của LN, đã có 5 sản phẩm đã xây dựng thƣơng hiệu thành công và đăng kí nhãn hiệu tập thể tại Sở Khoa học – Công nghệ Nam Định, 4 sản phẩm đã đƣợc công nhận là những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Nam Định năm 2014. Trong thời kì 2010-2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng một số sản phẩm LN vẫn duy trì sản lƣợng. Tăng nhiều nhất, nhanh nhất là sản phẩm của các LN may, chế 15 biến LTTP, cơ khí. Trong khi đó, một số sản phẩm chịu ảnh hƣởng lớn của hàng ngoại nhập và của cuộc khủng hoảng thế giới, sản xuất có những biến động tiêu cực. So với năm 2010, sản xuất năm 2015 giảm xuống đáng kể. Ở trong nƣớc, sản phẩm của các LN dệt may, chế biến LTTP, cơ khí, do không cạnh tranh đƣợc với hàng công nghiệp cùng loại và hàng nhập ngoại nên chủ yếu đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nông thôn (cả trong và ngoài tỉnh). Các mặt hàng của LN đã có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới: Mỹ, Nhật, EUNgoài 31 thị trƣờng truyền thống (các nƣớc EU, Đông Bắc Á, Mỹ, Nga, Đông Âu, ASEAN...), có 9 thị trƣờng mới phát triển thêm trong giai đoạn này (các nƣớc Châu Phi, Trung Cận đông, Australia....). Trong đó EU là thị trƣờng xuất khẩu chính (chiếm trên 48% giá trị xuất khẩu hàng TCMN của LN), tiếp đến là các nƣớc Đông Bắc Á (trong đó Nhật Bản chiếm khoảng 17%), Mỹ (13%), Nga và Đông Âu (11,6%).Chỉ tính riêng các LN tiểu thủ công nghiệp, mỗi năm cũng đem về nguồn ngoại tệ lớn (khoảng 40 triệu USD) chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả tỉnh. Trong đó các LN TCMN đạt giá trị xuất khẩu trung bình 9 - 10 triệu USD/năm. Nếu tính cả mặt hàng gỗ mỹ nghệ và cơ khí mỹ nghệ thì giá trị có thể đạt khoảng 25 - 30 triệu USD. 3.2.9. Môi trường làng nghề Bảo vệ môi trƣờng hiện đƣợc quy định thành một trong số các tiêu chí công nhận LN. Vì thế, trong thời gian qua, môi trƣờng LN Nam Định đã đƣợc quan tâm, chú ý. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm đã đƣợc triển khai thƣờng xuyên (2 lần/năm). Đến nay cũng đã có 134 hộ sản xuất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trƣờng. Qua điều tra, cũng chỉ có 13 hộ sản xuất ở Tống Xá đƣợc công nhận đạt chuẩn môi trƣờng. Vì vậy, có thể thấy, so với 23.292 hộ sản xuất ở LN, số lƣợng hộ đƣợc công nhận đạt chuẩn về môi trƣờng còn rất hạn chế. Theo kết quả quan trắc (năm 2015), môi trƣờng LN đã có dấu hiệu ô nhiễm. Các xã có LN cũng đã chú trọng hơn đến việc thu gom và xử lý chất thải. Ngoài 3 LN Trịnh Xá, Mạc Sơn (Ý Yên) và Nam Lạng (Trực Ninh), tất cả các LN khác đều đã có tổ tự quản môi trƣờng, thu gom, vận chuyển và tập kết rác thải về nơi quy định của địa phƣơng với tần suất từ 1-7 lần/tuần. Trong số 71 xã, thị trấn có LN, đã có 41xã, thị trấn có LN đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp xử lý rác thải. Ô nhiễm môi trƣờng ở LN, tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn mới chỉ dừng ở hình thức. Kết quả bảo vệ môi trƣờng chƣa thật sự bền vững. 3.2.10. Những khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề tỉnh Nam Định Không chỉ tăng về lƣợng, năng lực sản xuất của LN cũng nâng cao, hiệu quả về kinh tế, xã hội đã thể hiện rõ. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy những kết quả đạt đƣợc chƣa thật sự bền vững. Nguyên nhân là do những vƣớng mắc trong quá trình phát triển còn chƣa đƣợc tháo gỡ triệt để, ngay cả ở những LN đang “ăn nên làm ra” nhƣ La Xuyên, Cát Đằng, Làng Sắc hay Tống Xá. Qua điều tra xã hội học, có thể thấy rõ những vƣớng mắc này. Khó khăn hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh chính là vấn đề thị trƣờng, mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm. Do chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nên các sản phẩm 16 của LN thƣờng có giá trị không cao và chủ yếu đƣợc tiêu thụ ở khu vực nông thôn. Nếu có xuất khẩu cũng chỉ theo đƣờng tiểu ngạch sang Trung Quốc và Lào là chính. Những khó khăn về nguồn nguyên liệu cũng đang là lực cản lớn của các LN. Trong đó, La Xuyên, với đặc trƣng nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ tự nhiên, gỗ quý hiếm nên việc đảm bảo nguồn cung, chất lƣợng và tính hợp pháp của nguyên liệu cho quá trình sản xuất chính là trở ngại lớn nhất. Nguyên liệu của Tống Xá phần nhiều là phế liệu nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của các cơ sở công nghiệp hiện đại. Làng Sắc, tuy nguồn cung dồi dào, song lại chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lƣợng thấp nên ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu sản phẩm của LN. Thị trƣờng tiêu thụ vì thế cũng khó mở rộng. Khả năng tiếp cận nguồn vốn, tuy đã có nhiều cải thiện so với giai đoạn trƣớc, song cũng vẫn đƣợc đánh giá là nút thắt của LN, đặc biệt là ở những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn nhƣ chế biến gỗ La Xuyên hay cơ khí đúc Tống Xá. Trình độ của ngƣời lao động cũng đã đƣợc nâng cao nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Đặc biệt là ở Tống Xá, với quy trình sản xuất đòi hỏi tính chính xác cao, ngƣời lao động không chỉ cần kinh nghiệm, sức khỏe mà còn phải có trình độ nhất định. Ngay cả chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, trình độ chuyên môn cũng rất thấp, cao nhất cũng chỉ đạt trình độ trung cấp (7 ngƣời ở Tống Xá), chủ yếu là sơ cấp (42 ngƣời ở La Xuyên, 34 ngƣời ở Cát Đằng), số ngƣời không qua đào tạo còn nhiều. Ở Làng Sắc, 100% chủ các cơ sở đƣợc khảo sát đều không đƣợc đào tạo bài bản. Khó khăn về công nghệ sản xuất hiện cũng là lực cản của Tống Xá trong quá trình phát triển. Nếu không cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, sản phẩm của LN này sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Đó là chƣa kể những tác động tiêu cực về môi trƣờng do công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu gây ra. Nếu không có giải pháp khắc phục, rất có thể Tống Xá sẽ bị xóa sổ. Môi trƣờng cũng là trở ngại của LN trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, yếu tố môi trƣờng đƣợc đánh giá là ít khó khăn nhất (mặc dù ở cả 4 LN này môi trƣờng đã bị ô nhiễm, trong đó môi trƣờng ở Tống Xá đã bị ô nhiễm nặng). Điều đó cho thấy, vấn đề môi trƣờng chƣa đƣợc ngƣời làm nghề và chính quyền địa phƣơng quan tâm. Các quy định về bảo vệ môi trƣờng bị xem nhẹ. Công tác giám sát môi trƣờng của cơ quan chức năng chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Ngoài môi trƣờng, đánh giá những khó khăn về chính sách hỗ trợ, mối liên kết sản xuất và CSHT ở Làng Sắc và Tống Xá cũng cho thấy sự khác biệt giữa nơi đang xây dựng NTM và những địa phƣơng đã đƣợc công nhận đạt chuẩn. Trong khi ở La Xuyên, Cát Đằng, tỉ lệ cơ sở đƣợc hỏi có liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác đạt trên 97% thì ở Làng Sắc và Tống Xá chỉ đạt trên 65%. Mức độ liên kết và địa bàn liên kết tuy có khác nhau (phụ thuộc vào đặc trƣng ngành nghề), song mục đích liên kết chủ yếu của các LN này là về thị trƣờng và các thông tin sản xuất kinh doanh nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình phát triển. 17 3.2. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở Nam Định. 3.2.1. Làng nghề với xây dựng nông thôn mới Tính đến hết năm 2015, 44/71 xã, thị trấn có LN đã đạt chuẩn NTM. Nhƣ vậy, tỉ lệ xã có LN đạt chuẩn NTM là 62%, cao hơn so với tỉ lệ đạt chuẩn NTM của những xã không có LN và so với tỉ lệ chung toàn tỉnh. - Phát triển LN góp phần thực hiện tiêu chí NTM về quy hoạch. Trƣớc khi triển khai xây dựng NTM, chỉ có 11 địa phƣơng (là thị trấn huyện lị) có quy hoạch sử dụng đất. Nhƣng ngay từ cuối năm 2011, 100% số xã, thị trấn đã hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phan_tich_duoi_goc_do_dia_ly_kinh_te_xa_hoi.pdf
Tài liệu liên quan