Tóm tắt Luận án Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam - Nguyễn Hoàng Chung

Biến phụ thuộc

Nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu TTTD (credit growth - CRD) như là chỉ số đại điện cho sự ổn định tài

chính (OĐTC).

Các biến độc lập

Chỉ số TTTD (crd) có thể phản ánh mức độ rủi ro của các ngân hàng và là chỉ số phản ánh khả năng phát

triển bền vững và lành mạnh của hệ thống tài chính trong tương lai. Ngoài ra, các biến độc lập đại diện cho CSTT

là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr) và lãi suất tái chiết khấu (dr); đại diện cho chính sách ATVM là hệ số an toàn vốn

(car), tỷ lệ dự trữ thanh khoản (liq), tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (ldr) và các biến kiểm soát để giảm

tác động gây nhiễu của các biến bị bỏ sót và hiện tượng hệ số ước lượng không đáng tin cậy (mô hình không vững,

hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê, ) tăng trưởng kinh tế (gdp) và tốc độ lạm phát (cpi).

1.5.1.2. Các biến số kinh tế vĩ mô trong mô hình Keynesian mới

Khuôn khổ mô hình Keynesian mới SVAR

Các biến số vĩ mô tác động đến cơ chế truyền dẫn CSTT trong mô hình Keynesian mới SVAR theo phương

pháp tiếp cận kỳ vọng hợp lý.

Các chuỗi số liệu được sử dụng cho nghiên cứu bao gồm: Lãi suất chính sách (r): Trước năm 2010, dữ

liệu theo IMF - IFS là lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nước (treasury bill rate); từ sau năm 2010, số liệu này được

IMF - IFS chuẩn hóa là LSCS (policy rate). Biến độ lệch sản lượng (dy_hp): Độ lệch sản lượng được tính bằng

chênh lệch giữa logarit sản lượng thực và sản lượng tiềm năng (HP filter) (IMF–IFS). Tỷ giá hối đoái (lne): Tỷ

giá dẫn xuất từ cặp tỷ giá USD/VNĐ của IMF - IFS; được lấy logarit nepe (ln) nhằm làm co dữ liệu, để ước lượng

được chính xác hơn. Lạm phát (pi): Chỉ số này được đại diện bởi chỉ số giá tiêu dùng trong nước theo quý, lấy dữ

liệu của IMF - IFS. Đối với nhóm biến nước ngoài bao gồm lạm phát (cpi_us) và lãi suất Quỹ liên bang của Mỹ

(int_us); lấy dữ liệu theo IMF - IFS và Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

pdf44 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích phản ứng của các biến số vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ thông qua mô hình Keynes mới nhằm nâng cao chất lượng dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam - Nguyễn Hoàng Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế, ra quyết định về mục tiêu lạm phát; (iii) NHTW có tính minh bạch và trách nhiệm cao trong việc thực thi chính sách. Các đặc điểm và yếu tố trong nghiên cứu tựu chung lại cũng chính là ba yếu tố then chốt mà Mishkin (2014) muốn đề cập là sự độc lập của NHTW, tính minh bạch của chính sách và sự tin cậy của NHTW trong thực thi chính sách. 2.1.6.3. Mục đích của chính sách lạm phát mục tiêu Theo Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014) thì xác định mức lạm phát mà NHTW hướng đến, từ đó giúp xác định lạm phát mong đợi trong các thành phần của nền kinh tế và giúp cho nền kinh tế vĩ mô ổn định. 2.1.6.4. Các điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu Việt Nam chưa sẵn sàng để thực thi chính sách LPMT ở thời điểm hiện tại do mối quan hệ giữa các công cụ của CSTT và lạm phát tại Việt Nam không mạnh mẽ, không ổn định và khó dự đoán (Nguyễn Thị Mỹ Phượng, 2016). Hay nói cách khác, xét về điều kiện cần và đủ để Việt Nam thực hiện chính sách LPMT là chưa chín muồi (Hoàng Hải Yến & Vũ Thị Lệ Giang, 2011; Trần Hoàng Ngân, Vũ Thị Lệ Giang & Hoàng Hải, 2013). 2.2. Những lý luận cơ bản về mô hình Keynesian mới 2.2.1. Tổng quan về cấu trúc mô hình Keynesian mới Kydland & Prescott (1982) đưa ra mô hình chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle – RBC) với nền tảng kinh tế vi mô trong đó các hộ gia đình tối ưu hóa lợi ích với ràng buộc về thu nhập, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong ràng buộc về các yếu tố đầu vào như tối thiểu hóa chi phí dựa trên ràng buộc về vốn, lao động và công nghệ, xã hội tối đa hóa phúc lợi xã hội. Mặc dù vậy, mô hình RBC cũng vấp phải một số phản biện khi mới chỉ tính đến cú sốc cung (sốc năng suất lao động) mà chưa tính đến cú sốc cầu, nói cách khác trong phạm vi của mô hình RBC thì CSTT không ảnh hưởng đến sản lượng và biến vĩ mô khác. Điều này dường như khó thuyết phục các nhà kinh tế cũng như các NHTW, dẫn đến sự ra đời của một mô hình mới kết hợp mô hình RBC và tính phi trung lập của CSTT (monetary non-neutrality) trong ngắn hạn là mô hình theo trường phái Keynesian mới. Các mô hình theo trường phái này giải quyết các câu hỏi mang tính chính 9 sách như đánh giá tác động của các cú sốc cầu, vai trò của CSTT, CSTK đánh dấu sự kết hợp giữa nền tảng kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của trường phái Keynes mới cùng các kỹ thuật ước lượng cao cấp. Các lớp mô hình theo trường phái Keynes mới ngoài việc giữ lại nền tảng vi mô thì đưa thêm yếu tố cứng nhắc danh nghĩa (từ giá, lương) - là nguyên nhân dẫn đến tính phi trung lập của CSTT trong ngắn hạn (Romer & Romer, 2000), cũng như yếu tố cứng nhắc thực (từ chi phí điều chỉnh vốn) để giải thích cho các hàm phản ứng trong nghiên cứu mô hình thực nghiệm. Bài nghiên cứu xây dựng mô hình tương tự như các mô hình Keynes mới được phổ biến bởi Clarida, Gali và Gertler (1998, 1999, 2000), các khối xây dựng chính trong tất cả các mô hình bao gồm: (i) Một phương trình IS, thể hiện mối quan hệ giữa độ lệch sản lượng và lãi suất thực; (ii) Một đường cong Phillips biểu hiện mối quan hệ giữa lạm phát và độ lệch sản lượng; (iii) Quy tắc chính sách tiền tệ được đánh giá theo hoặc dẫn xuất từ hàm tổn thất xã hội (loss function). Ngoài ra để mở rộng mô hình Keynes mới cho kinh tế mở cửa nên xét đến ảnh hưởng của thị trường hàng hóa quốc tế và thị trường tài chính quốc tế đối với nền kinh tế trong nước. 2.2.1.1. Cấu trúc mô hình Keynesian mới 3 phương trình Theo Nguyễn Đức Trung (2016), mô hình Keynesian mới lý thuyết chuẩn (Standard New Keynesian model) bao gồm: (1) đường Phillips Keynesian mới, (2) phương trình IS động và (3) phương trình quy tắc lãi suất Taylor (1993). Cụ thể: 1 1 2 2 3 1 1 2 2 3 1 1 2 2 3 4 . ( ) , , t t t t t t t t t t t t t t t t t x a x a x a i u b b b x e i c i c i c c x v                          (2.1) Trong hệ phương trình (2.1); , &t t tx i lần lượt là độ lệch sản lượng 1 (output gap), chênh lệch lạm phát (so với lạm phát mục tiêu) và chênh lệch lãi suất (so với lãi suất tự nhiên); , &t t tu e v lần lượt là cú sốc của phương trình IS, cú sốc phương trình Phillips Keynes mới (New Keynesian Phillips - NKP) và cú sốc phương trình CSTT (MP). 2.2.1.2. Cấu trúc mô hình Keynesian mới 4 phương trình Nghiên cứu liệt kê các phương trình tuyến tính logarit quan trọng trong mô hình (Galí & Monacelli, 2002; del Negro và Schorfheide, 2005; Lubik & Schorfheide, 2007) và được tóm lược lại bởi 4 phương trình: (i) phương trình đường cong IS, (ii) phương trình đường cong Phillips, (iii) phương trình CSTT và (iv) phương trình điều khoản thương mại kết hợp với phương trình của các biến về sản lượng và lạm phát thế giới (Nguyễn Đức Trung & Nguyễn Hoàng Chung, 2017). 2.2.1.3. Cấu trúc mô hình áp dụng tại Việt Nam (IMF xây dựng) Tại IMF, Dizioli & Schmittmann (2015) khi xây dựng mô hình kinh tế lượng cho Việt Nam, là dạng mô hình Keynes mới quy mô nhỏ và đơn giản mở rộng theo mô hình của Berg và cộng sự (2006, 2010, 2013) bao gồm: (i) một phương trình tổng cầu (output gap ước lượng bằng HP filter)2, (ii) hai phương trình đường cong 1 Độ lệch sản lượng (output gap) được định nghĩa là sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế của nền kinh tế và sản lượng tiềm năng. (Bank of Canada, 2012). Truy cập tại: bankofcanada.ca – tìm kiếm ‘backgrounders”. 2 Theo Leu (2011). 10 Phillips (thực phẩm và nhiên liệu + lạm phát lõi), (iii) một phương trình ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP) và (iv) một phương trình cho quy tắc CSTT (Quy tắc Taylor + tỷ giá mục tiêu). 2.2.2. Mô hình Keynesian mới SVAR Nghiên cứu này sử dụng mô hình Keynes mới SVAR cho nền kinh tế mở và nhỏ Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình ước tính để mô phỏng các phản ứng động của độ lệch sản lượng (output gap), lạm phát, tỷ giá và lãi suất cho bốn cú sốc: cú sốc tổng cầu, cú sốc tổng cung, cú sốc tỷ giá và cú sốc chính sách tiền tệ. Cấu trúc mô hình bao gồm phương trình tổng cầu động (IS) dựa trên chủ thể tối ưu hóa đại diện trong một nền kinh tế mở nhỏ, phương trình tổng cung (AS) hay đường cong Phillips Keynesian mới (NKPC) dựa trên mô hình giá biến động Calvo’s (1983), phương trình lãi suất không phòng ngừa (UIP), và quy tắc CSTT hướng về tương lai. 2.2.2.1. Phương trình IS Độ lệch sản lượng được mô tả bởi phương trình nền kinh tế mở xuất phát từ hàm tối đa hoá hộ gia đình đại diện trong bối cảnh nền kinh tế mở nhỏ (McCallum và Nelson, 1999, 2000). * 0 1 1 1 2( ) ( ) x t t t t t t t t t tx E x i E s p p             (2.2) xt là độ lệch sản lượng, it là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn, πt là tỷ lệ lạm phát, st là tỷ giá hối đoái biểu thị số tiền tệ nội địa tương ứng của một đơn vị ngoại tệ, pt là mức giá, dấu (*) thể hiện các biến vĩ mô nước ngoài, và Et là điều kiện kỳ vọng dựa trên thông tin có sẵn cho các tác nhân kinh tế tại thời điểm t. 2.2.2.2. Phương trình AS Trọng tâm của mô hình Keynesian mới liên quan đến điều chỉnh giá là kết hợp tính cứng nhắc danh nghĩa và hành vi tối ưu hóa của các doanh nghiệp tạo lạm phát kỳ vọng động. Đường cong Phillips Keynesian mới (NKPC) xuất phát từ mô hình định giá danh nghĩa của Calvo (1983) so với một cú sốc bên ngoài, t  , được cho bởi: 0 1 1 2t t t t tE x          (2.3) 2.2.2.3. Phương trình ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá (UIP) Trong hầu hết các mô hình kinh tế mở và nhỏ đều xuất hiện tỷ giá hối đoái danh nghĩa, yếu tố này được biểu diễn thông qua phương trình ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi ro tỷ giá: * 1 ( ) s t t t t t ts E s i i     (2.4) 2.2.2.4. A forward – looking monetary policy 0 1 1 2( ) T i t t t t t ti E x            (2.5) trong đó T là tỷ lệ lạm phát mục tiêu và i t đại diện cho cú sốc CSTT. Các đặc điểm kỹ thuật theo quy tắc hướng về tương lai được thảo luận bởi Clarida et al. (1998, 1999, 2000). 11 2.2.2.5. Lý thuyết về giá trị kỳ vọng hợp lý Theo Lucas (1976) thì kỳ vọng thực sự đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô, làm thay đổi các phương pháp truyền thống trước đó khi không công nhận vai trò của yếu tố kỳ vọng điều chỉnh theo những thay đổi chính sách. Nghiên cứu của Sbordon và cộng sự (2010) về ứng dụng của mô hình DSGE trong phân tích chính sách, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp hiệu quả nhất để kiếm soát lạm phát là thông qua quản lý yếu tố “kỳ vọng” hơn là quản lý những tác động của các công cụ chính sách, đây cũng là kết luận của Tô Huy Vũ và Nguyễn Đức Trung (2016). Cách thức mà kỳ vọng được hình thành (mối quan hệ của kỳ vọng đối với thông tin trong quá khứ) thay đổi khi hành vi của biến dự báo thay đổi. Vì thế khi chính sách thay đổi, mối quan hệ giữa kỳ vọng và thông tin trong quá khứ sẽ thay đổi, vì hành vi kinh tế chịu ảnh hưởng của kỳ vọng, mối quan hệ trong mô hình kinh tế lượng sẽ thay đổi. 2.2.3. Mô hình Keynessian mới DSGE 2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình DSGE Mô hình DSGE là một nhánh của ứng dụng lý thuyết cân bằng tổng thể. Lý thuyết DSGE cố gắng giải thích các hiện tượng kinh tế tổng hợp, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Và những tác động của CSTT và CSTK, trên cơ sở của các mô hình kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ các nguyên tắc kinh tế vi mô. Theo Sbordone và cộng sự (2010), mô hình DSGE được xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế vi mô (micro - foundation) và nhấn mạnh sự lựa chọn của các chủ thể trung gian (intermediaries). Về cơ bản, mô hình tập trung vào hành vi của 03 biến số vĩ mô chính trong nền kinh tế đó là lạm phát, tăng trưởng GDP và lãi suất ngắn hạn. Hình 2.5. Cấu trúc cơ bản của mô hình DSGE Nguồn: Sbordone và cộng sự (2010) Trong hình 2.5, ba khối liên kết (cung, cầu và phương trình CSTT) hình thành một bộ ba của tam giác. Khối cầu (the demand block) xác định sản lượng thực (y) là hàm của các biến lãi suất thực kỳ vọng (lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát kỳ vọng) hay (i – πe) - và kì vọng về sản lượng thực trong tương lai (ye). Đường thẳng kết nối giữa khối cung và cầu cho thấy mức độ của sản lượng (y) xuất hiện từ khối cầu là đầu vào quan trọng trong việc đo lường lạm phát (π) với mức lạm phát kì vọng trong tương lai (πe). 12 Việc xác định sản lượng và lạm phát từ khối cầu và cung đưa vào phương trình CSTT (đường gạch đứt). Phương trình này mô tả NHTW thiết lập lãi suất danh nghĩa, thường được mô tả như là chức năng đại diện cho lạm phát và sản lượng thực. Bằng cách điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, CSTT chuyển tác động đến sản lượng thực và thông qua lạm phát, được đại diện bởi mối quan hệ giữa CSTT đến khối cầu và sau đó là khối cung. Các quy tắc chính sách thiết lập vòng tròn, cho thấy một mô hình hoàn hảo với mối quan hệ giữa 3 biến nội sinh: Sản lượng (y), lạm phát (π), và lãi suất danh nghĩa (i). Một trong những đặc điểm cơ bản của mô hình DSGE là tương tác động giữa 3 khối – khía cạnh động của mô hình DSGE - theo ý nghĩa kì vọng về tương lai là yếu tố quyết định kết quả hiện tại. Theo đó, sản lượng và lạm phát trong tương lai phụ thuộc vào kì vọng của hiện tại, CSTT của tương lai cũng vì thế mà phụ thuộc vào các hành động chính sách ở hiện tại. Đặc tính cơ bản của mô hình DSGE là mối tương tác động linh hoạt lẫn nhau giữa các khối, yếu tố “động” ở đây có nghĩa là yếu tố dự tính về tương lai là yếu tố quyết định tới những hành vi ngày hôm nay. Mô hình nêu bật lên được vai trò của “dự tính” và mối tương tác động giữa các khối. Ảnh hưởng của yếu tố dự tính đến nền kinh tế được thể hiện thông qua mũi tên từ CSTT đến cầu và sau đó đến cung, khi sản lượng và lạm phát được xác định. Điều này nhấn mạnh rằng CSTT có tác động lớn tới yếu tố “kỳ vọng”. Cuối cùng là điều kiện đủ để xây dựng mô hình DSGE bao gồm: (i) thứ nhất là thị trường cạnh tranh độc quyền; (ii) thứ hai là vai trò của tiền (Wallace, 2011; Seitz & Schmidt, 2013); (iii) cuối cùng là một cơ quan quản lý về CSTT bao gồm cả về các cú sốc của nền kinh tế. Ngoài ra cần thêm yếu tố độ trễ (inertia) của các cú sốc - thời gian kéo dài của các cú sốc, độ trễ cầu tiêu dùng, đầu tư, một tỷ lệ thay đổi vốn. 2.2.3.2. Cấu trúc mô hình DSGE Cấu trúc mô hình DSGE cho nền kinh tế mở có quy mô vừa và lớn Theo ECB xây dựng mô hình DSGE thì một vài phương trình chủ chốt của mô hình DSGE do ECB xây dựng được gọi là New - Area Worldwide Model (NAWM). NAWM có bốn loại chủ thể kinh tế: Hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan đại diện CSTK (fiscal authority) và cơ quan đại diện CSTT (monetary authority). Cấu trúc mô hình DSGE cho nền kinh tế nhỏ và mở Mô hình tổng quát bao gồm các thành tố sau: (i) phương trình đường IS hay còn gọi là phương trình Euler, (ii) phương trình đường cong Phillips, (iii) CSTT được mô tả dưới dạng quy luật lãi suất, bên cạnh đó tỷ giá hối đoái được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng và theo giả định ngang giá sức mua (PPP). Cấu trúc mô hình DSGE 3 phương trình Đây là hệ 3 phương trình được tóm tắt bởi Nguyễn Đức Trung (2016) tương tự với hệ phương trình Keynes mới 3 phương trình đã trình bày tại mục 2.2.1.1 của luận án này. Cấu trúc mô hình DSGE với 4 phương trình Theo nghiên cứu của Lubik & Schorfheide (2007) thì cấu trúc DSGE hiện nay đều được xây dựng trên nền tảng của các mô hình theo trường phái Keynes mới. Sự phát triển của các mô hình DSGE cũng được mở rộng khi tính đến ma sát thị trường hay tổn thất do thị trường không hiệu quả trên thị trường lao động hay thị trường tài chính (sự mở rộng này đặc biệt có ý nghĩa sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008). Đối với các NHTW, việc ứng dụng mô hình DSGE cũng trong xu thế phổ biến hơn, nhất là ở các NHTW theo đuổi cơ chế CSTT lạm phát mục tiêu. 13 2.2.3.3. Khung phân tích chính sách và lý thuyết về dự báo kinh tế Dự báo là một quá trình đưa ra các nhận định về tương lai dựa vào những thông tin có sẵn trong quá khứ và hiện tại, cũng như phân tích xu hướng. Chuỗi kết quả dự báo có được trong nghiên cứu này được là dự báo ngoài mẫu “out-of-sample”. Một cách đơn giản thì điều này liên quan đến việc một người giả vờ đi ngược lại thời gian tại thời điểm R trong tập mẫu với kích thước T và sau đó sử dụng tập dữ liệu có được đến thời điểm R để thực hiện việc dự báo cho thời điểm R+1. Tiếp tục sử dụng tập dữ liệu đến thời điểm R và dữ liệu dự báo tại thời điểm R+1 để dự báo cho thời điểm R+2. Lặp lại quá trình này để có được 1 chuỗi P = T – R3 dự báo và hàm sai số ngoài mẫu4 (out-of-sample) tương ứng. Độ chính xác của dự báo sau đó được tính toán bằng cách lấy trung bình của hàm sai số ngoài mẫu. Với hàm sai số là bình phương thì cách tính độ chính xác của dự báo này được gọi là Mean Square Forecast Error (MSFE). 2.2.3.4. Các trường phái trong mô hình DSGE Nghiên cứu đề cập đến 5 nhóm mô hình có mức độ giải thích chính sách cao nhất bao gồm: (i) mô hình Ramsey (1928); (ii) mô hình IS – LM, AD – AS (Hicks, 1938); (iii) mô hình Solow – Swan (Solow & Swan, 1956); (iv) mô hình Ramsey ngẫu nhiên (mô hình chu kỳ kinh doanh thực - RBC/ mô hình DSGE) – King et al (1998) và (v) mô hình Keynesian mới (Clarida et al, 1999). Trong phạm vi luận án này, nghiên cứu khái quát nền tảng xây dựng mô hình DSGE theo lý thuyết Keynes mới nhưng có khảo lược mô hình chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle - RBC) của Kydland và Prescott (1982). Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực Đầu tiên, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (Real Business Cycle - RBC) bắt đầu nổi lên từ đầu thập niên 1980 nhờ đóng góp quan trọng của Kydland & Prescott (1982). Lý thuyết này được xây dựng dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Ramsey, với cải tiến quan trọng là nghiên cứu những cú sốc thực (cú sốc thiên tai, cú sốc công nghệ) có thể gây ra các biến động chu kỳ kinh doanh theo giả định giá (tiền lương) linh hoạt. Lý thuyết Keynesian mới Tiếp đến là mô hình DSGE theo trường phái Keynesian mới, lý thuyết mô hình này kế thừa nền tảng vi mô từ RBC đồng thời bổ sung thêm yếu tố độ cứng danh nghĩa (nominal rigidities) từ giá (price) và tiền lương (wage), tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến giả thuyết giá cả cứng nhắc của Keynes và xây dựng nền tảng vi mô cho các giả thuyết này. 2.2.3.5. Các yếu tố ma sát (frictions) trong mô hình DSGE Các nghiên cứu đặt nền móng cho khái niệm ma sát tài chính (financial frictions) trong mô hình DSGE phải kể đến Bernanke, Gertler & Gilchrist (1999) và Iacoviello (2005). Theo Christiano, Eichenbaum & Evans (2005), số lượng các ma sát thị trường danh nghĩa và thực (nominal & real frictions) như là: giá cả cứng nhắc (sticky prices), tiền lương cứng nhắc (sticky wage), vốn hữu dụng biến đổi, chi phí điều chỉnh vốn và tính cố hữu trong hành vi (habit persistence) trong quá trình ước lượng. 3 Ví dụ: Nếu có tập dữ liệu từ 2000 – 2018 (T); thì R được xem là dữ liệu từ 2000 – 2016; sau đó sử dụng tập dữ liệu này và dự báo tại dữ liệu tại thời điểm 2017; tiếp tục sử dụng dữ liệu từ 2000 – 2016 và dữ liệu tại 2017 để dự báo cho thời điểm 2018. Lặp lại quá trình này ta có chuỗi dự báo P = T – R = 18 năm – 16 năm = 2 năm. 4 Đi kèm với việc dự báo sẽ có sai số, sai số này được biểu diễn bằng hàm sai số ngoài mẫu trung bình MSFE (Mean Square Forecast Error) hay RMSE (Root Mean Square Error) – Sai số chuẩn. 14 2.2.3.6. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình DSGE Ưu điểm DSGE không phải là các mô hình chỉ chuyên sâu về hành vi cá nhân mà là các mô hình có nền tảng kinh tế vi mô rõ ràng với các giả định cơ bản dựa vào sự tối ưu của các đại diện kinh tế dưới tỷ lệ kỳ vọng. Mô hình DSGE được xem là công cụ hữu ích cho phân tích chính sách định lượng trong kinh tế vĩ mô và cũng là công cụ nổi bật cho công tác thống kê dự báo của NHTW. Điểm thuận lợi này đặc biệt phù hợp với Việt Nam khi mà cơ sở dữ liệu nghiên cứu chưa nhiều nên mẫu nghiên cứu thường ngắn và các sai sót khi đo lường là vấn đề lớn. Nhược điểm Cấu trúc mô hình phức tạp và việc ước lượng các tham số trong mô hình đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ thuật phức tạp, dẫn đến mô hình khó có thể kiểm soát và mô hình không cho kết quả dự báo tốt trong ngắn hạn. Ngoài ra, mô hình DSGE sử dụng thông tin tiền nghiệm trong mô hình sẽ dẫn đến xảy ra trường hợp sai số đối với từng nền kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó thì khả năng dự báo của mô hình DSGE là chưa được tốt. 2.3. Các công trình nghiên cứu trước đây 2.3.1. Các nghiên cứu về CSTT và chính sách an toàn vĩ mô 2.3.1.1. Nghiên cứu quốc tế Dựa trên nghiên cứu của Cesa – Bianchi & Rebucci (2013), CSTT sẽ chịu trách nhiệm với mục tiêu ổn định giá cả còn các chính sách ATVM sẽ chịu trách nhiệm với mục tiêu ổn định tài chính. Các phân tích, đánh giá và mô hình đã được xây dựng nhằm xác định mức độ hiệu quả của các công cụ ATVM và công cụ thực thi CSTT tại nhiều quốc gia và khu vực. Một số kết quả, nhận định được đưa ra từ các nghiên cứu này như: Valla & Escorbiac (2006), Lim & ctg (2011), Crowe & ctg (2011), Claessens & ctg (2012), Cesa-Bianchi & ctg (2013), Wang & Sun (2013), Kuttner & Shim (2013), Angelini & ctg (2014), Gourinchas & Obstfeld (2012), Shin (2015), (Bruno & Shim, 2015), Kim & Mehrotra (2016). 2.3.1.2. Nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2012), Nguyễn Thị Thu Hương & Nguyễn Khánh Linh (2014), Vũ Thị Hải Yến & Trần Thanh Ngân (2016), Lê Tấn Phước (2016), Lê Thị Mận, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh & Nguyễn Tấn Phát (2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa TTTD ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 2.3.2. Các nghiên cứu về mô hình Keynesian mới SVAR TT Tác giả Mô hình và biến sử dụng Phạm vi nghiên cứu 1 Raghavan & Silvapulle (2008) Pagan, Catão & Laxton (2008) SVAR – nền kinh tế mở và nhỏ Trong nước: Y, P, M, R, E US: Y*, P*, R* Malaysia (T1/1980 - T6/1997 & T1/1998 - T5/2006); Brazil 2 Ncube & Ndou (2011) SVAR Nam Phi – QI/1975 – Q4/2009. 3 Acosta-Ormaechea & Coble (2011) Peru và Uruguay Chile và New Zealand Na Uy 4 Leu (2011) SVAR theo trường phái Keynes mới. Độ lệch sản lượng, INF, R, E. US: US. CPI và FFR. Úc (Q1/1984 – Q4/2009), dữ liệu theo quý. 5 Mohanty (2012) SVAR Ấn Độ Băng La Desh 15 6 Kilinc và Tunc (2014) SVAR Trong nước: Y, CPI, M3, REER, EMBI, R Nước ngoài: WIPI, FFR Thổ Nhĩ Kỳ (T1/2006 – T6/2013) 7 Phạm Thế Anh (2008) SVAR – các biến số: Sản lượng công nghiệp, CPI, M2 và R Việt Nam 8 Lê Việt Hùng và Wade D.Pfau (2008) VAR Trong nước: Y (giá cơ sở 1994); CPI (2000); M2; R, Crd; E (REER) Nước ngoài: Oil, Rice, FFR Việt Nam (Q2/1996 – Q4/2005) 9 Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013) SVAR; điểm gãy cấu trúc (giai đoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO) Nước ngoài: OIL.US, R. US Trong nước: Y, CPI, M2, R, E Việt Nam (T1/1998 – T5/2012) 10 Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) Việt Nam 11 Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng, 2013 SVAR Thế giới: OIL, RICE, Trong nước NEER, Y, CPI, R, IMP (Chỉ số giá nhập khẩu), PPI (Chỉ số giá sản xuất) Việt Nam (T1/2001 – T6/2011) 12 Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) Mô hình ECM – AGARCH(1,1)-M; dựa theo nghiên cứu của Wang & Lee (2009) Biến số lãi suất chính sách. dr, lr, intr, reft, disr, br, mr5 Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan (T1/1997 – T12/2009) 13 Nguyễn Phúc Cảnh (2014) SVAR Việt Nam (2000 - 2013) 14 Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh & Nguyễn Phúc Cảnh (2014) VAR hai giai đoạn: trước và sau WTO Biến số: SP500; FFR (3 tháng); VN – index Việt Nam (T1/2000 – T7/2013) 15 Huỳnh Thị Cẩm Hà và cộng sự (2014) VECM MS, R, CPI, E, giá trị sản lượng công nghiệp (IP), VN Index Việt Nam (2001 – 2013); dữ liệu theo tháng. 16 Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang (2015) Mô hình phương trình cấu trúc INF, R, E, CRD (tổng dư nợ trung bình trong nền kinh tế), M2, Việt Nam (Q1/1995- Q1/2015) 2.3.3. Các công trình nghiên cứu về DSGE TT Tác giả Nghiên cứu Mô hình và biến sử dụng 1 Bernanke, Gertler và Gilchrist (1998) The financial accelerator in a quantitative business cycle framework Dynamic Keynes mới 2 Erceg, Henderson và Levin (2000) Optimal monetary policy with staggered wage and price contracts Mô hình cân bằng tối ưu hóa Pareto 3 Ruge-Murcia (2007), Ingram và Whiteman (1994) Methods to estimate dynamic stochastic general equylibrium models” & “Supplanting the minnesota prior - forecasting macroeconomic time series using real business cycle model priors DSGE Theo trường phái RBC 4 Smets & Wouters (2003) An estimated dynamic stochastic general equilibrium model of the Euro area DSGE RBC (giá cả và tiền lương cứng nhắc) 5 An và Schorfheide (2006) Bayesian analysis of DSGE models DSGE Keynes mới (Phương pháp Bayesian) 6 del Negro, Schorfheide, Smets & Wouters (2005) On The Fit And Forecasting Performance Of New Keynesian models DSGE VAR mô hình quy mô lớn 7 Canova (1994), DeJong et al. (2000), and Geweke (1999a) Statistical Inference in Calibrated Models”, “A Bayesian Approach to Dynamic Macroeconomics” & “Using Simulation Methods for Bayesian Econometric Models: Inference, Development and Communication” DSGE 8 Berg, Karam & Laxton (2006) Practical Model-Based Monetary Policy Analysis—A How-To Guide Nghiên cứu dựa trên nền tảng mô hình FPAS 5 dr, lr, intr, reft, disr, br, mr theo thứ tự là ký hiệu của lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất ngân hàng trung ương và lãi suất thị trường, lấy theo đơn vị %/năm cuối mỗi tháng. 16 TT Tác giả Nghiên cứu Mô hình và biến sử dụng 9 Lubik & Schorfheide (2004) Testing for Indeterminacy: An Application to U.S. Monetary policy DSGE Keynes mới 10 Hodge và cộng sự (2008) A small BVAR-DSGE model for forcasting the Australian economy DSGE Nghiên cứu sử dụng các biến: lỗ hổng sản lượng, lãi suất, lạm phát, thay đổi trong tỉ giá hối đoái và điều khoản thương mại 11 Lubik & Schorfheide (2003) Do central banks respond to exchange rate movements?. A structural investigation Mô hình DSGE, phương pháp Bayesian với 4 nền kinh tế: Úc, Canada, New Zealand và Anh 12 del Negro và Schorfheide (2009) Inflation dynamics in a small openeconomy model under inflation targeting: Some evidence from Chile DSGE dưới tác động của lạm phát mục tiêu, sử dụng các biến số R, INF, Y, E, Tot 13 Laxton, Rose & Scott (2009) Developing a Structured Forecasting and Policy Analysis System to Support InflationForecast Targeting (IFT) Hệ thống dự báo và phân tích chính sách có cấu trúc (structured FPAS) 14 Sbordone, Tambalotti, Rao & Walsh (2010) Policy analysis using dsge models: An introduction DSGE 3 biến vĩ mô quan trọng: Y, lạm phát lõi và FFR

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phan_tich_phan_ung_cua_cac_bien_so_vi_mo_tru.pdf
Tài liệu liên quan