Thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal
– PRA)
Các số liệu thứ cấp thu thập được kiểm chứng và bổ sung thông qua việc sử dụng
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) của
người dân và cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại các huyện. Phương pháp
PRA cũng được áp dụng để xác định các thông tin thành phần để phân vùng sinh thái nông
nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.
Các phương pháp PRA được thực hiện bao gồm: vẽ sơ đồ mặt cắt ngang (transect), vẽ
bản đồ đất và động thái tài nguyên nước mặt, tìm hiểu sơ lược về lịch sử sản xuất nông nghiệp
của vùng, lịch thời vụ, phân tích xu hướng phát triển nông nghiệp của người dân và sử dụng
ma trận SWOT (phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses),
cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats) (Nguyễn Duy Cần & Vromant, 2006)
b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về biến
động nguồn nước mặt và các thay đổi về canh tác nông nghiệp và tác động của xâm nhập
mặn/thay đổi lịch canh tác đến kinh tế nông hộ, bối cảnh xã hội và điều kiện môi trường. Số
liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên đối với các nông hộ đại
diện cho mô hình canh tác của từng vùng. Trung bình, mỗi huyện tác giả điều tra 30 phiếu.10
Đối với các chuyên gia: Nhóm nghiên cứu làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số ban
ngành huyện và tỉnh để đánh giá lại quá trình phát triển trong sản xuất nông nghiệp và những
định hướng trong thời gian sắp tới có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân
ở địa phương. Xác định các mô hình sử dụng đất đai đặc trưng, sự phân bố tài nguyên đất,
những thuận lợi khó khăn đặt ra hiện nay của địa phương gặp phải trong công tác quản lý tài
nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quan điểm của các nhà lãnh đạo.
Các nội dung phỏng vấn nông hộ được xác định bao gồm: mô hình canh tác nông
nghiệp, điều kiện mặn – ngọt và quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, vấn đề quản
lý của địa phương và vận hành hạ tầng thuỷ lợi trong nông nghiệp. Các nội dung phỏng vấn
được xây dựng trên nền tảng khoa học của Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị nguồn tài
nguyên nước (Ten-Building Block) (van Rijswick et al., 2014) tại các khối 3: sự tham gia của
các bên liên quan, khối 5: trách nhiệm, quyền hạn, phương hướng, khối thứ 8: đánh giá quan
trắc và kỹ thuật và khối 10: phòng tránh rủi ro và giải pháp. Trong đó tiêu chí tại khối thứ 8 và
bộ tiêu chí 10 được sử dụng làm cơ sở để đánh giá quan trắc và kỹ thuật do đây là khối phù
hợp và phản ánh được các khía cạnh về hệ thống công trình thủy lợi mà nghiên cứu đang
hướng đến. Đồng thời, hiệu quả của hệ thống thủy lợi đạt được thông qua phân tích hiệu quả
các mục tiêu kinh tế - canh tác, xã hội và môi trường với các nhóm tiêu chí thành phần đi kèm
để đánh giá các mục tiêu. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu
chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số mẫu được lựa chọn để đáp ứng cho
khả năng sử dụng để phân tích thống kê. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho
tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số lượng mẫu phỏng cho
các tiêu chí đều trên 30 và số lượng tương đối bằng nhau cho các tiêu chí.
Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên sự thay đổi của tài nguyên nước mặt
và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất có được thông qua tổng hợp các kết quả phân tích các
yếu tố: đặc tính nguồn nước, sử dụng đất đai và thổ nhưỡng. Kết quả phân tích sau đó được
gửi lấy ý kiến của chính quyền và người ra quyết định tại địa phương nghiên cứu như một
hình thức để kiểm tra và chỉnh sửa.
c. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và xử lý số liệu không gian
Trong khuôn khổ của nghiên cứu, công cụ GIS được áp dụng để thể hiện sự phân bố của
các đối tượng nghiên cứu trên không gian tại các vùng huyện thuộc khu vực khảo sát nông hộ
tại Sóc Trăng ở dạng điểm (point) bằng cách ghi nhận lại toạ độ các mẫu phỏng vấn, xây dựng
các cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước mặt với các thuộc tính gồm đặc tính mặn - lợ -
ngọt ở các kênh cấp 1 và cấp 2. Các bản đồ được hiệu chỉnh dựa trên kết quả đánh giá PRA và
tham vấn nhà quản lý tài nguyên nước mặt tại địa phương nhằm chỉnh sửa và cung cấp những
kết quả phù hợp với thực tế. Ngoài việc tham vấn ý kiến của người dân và cán bộ, nghiên cứu
kết hợp các khảo sát thực địa tại từng địa p
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
Phạm Thanh Vũ et al. (2014) đã nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp làm cơ sở
để bố trí sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu được
thực hiện tại tỉnh Bạc Liêu nhằm đánh giá xu hướng thay đổi và dự báo sự thay đổi của phân
vùng sinh thái nông nghiệp đến năm 2030 từ đó nhằm định hướng, bố trí sản xuất nông
nghiệp thích hợp dưới điều kiện biến đổi khí hậu. Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp
thành lập bằng phương pháp chồng lắp các bản đồ đơn tính, kết hợp kết quả mô phỏng xâm
nhập mặn để dự đoán kịch bản trong tương lai. Phương pháp PRA, phỏng vấn nông hộ được
thực hiện để thu thập số liệu trong đề tài. Kết quả cho thấy, vùng sinh thái nông nghiệp có
mối quan hệ mật thiết với sự thay đổi các mô hình canh tác tỉnh Bạc Liêu. Theo điều kiện sinh
thái đến năm 2030, nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu phát triển theo hướng: ổn định diện tích
chuyên lúa hiện tại và mở rộng mô hình chuyên tôm ngoài vùng đê bao hiện tại. Kết quả
nghiên cứu là cơ sở hỗ trợ quyết định trong định hướng, hoạch định chính sách, bố trí sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững với từng vùng sinh thái nông nghiệp trong điều kiện xâm
nhập mặn.
2.1.4 Đánh giá công tác phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp được thực hiện khá nhiều trên thế giới trong thời
gian qua chủ yếu dựa trên cơ sở về yếu tố môi trường đất, địa hình, mùa vụ, cơ cấu cây trồng
và các điều kiện khí hậu. Các nhà nghiên cứu thường ít xem xét đến yếu tố tài nguyên nước
mặt.
Trên cơ sở phân tích một số công trình nghiên cứu, phân vùng sinh thái nói chung
và phân vùng sinh thái nông nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu với số lượng khá nhiều.
Tuy nhiên, mỗi phạm vi lãnh thổ nhất định thì các chỉ tiêu phân vùng và cách thức tiếp cận
vấn đề cũng khác nhau. Mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau lại có một quan điểm về vùng
sinh thái nông nghiệp và phân vùng khác biệt.
Trong quá trình phân vùng sinh thái nông nghiệp của các nghiên cứu trước, yếu tố thủy
văn mặc dù đã được xem xét nhưng vẫn còn ở mức độ tổng quan; chủ yếu là chỉ xem xét đến
thời gian mưa và lượng nước hữu dụng cho cây trồng một cách tổng quát. Riêng đối với vấn
đề lượng nước hữu dụng, các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào đặc tính tĩnh nhưng vấn đề
biến động nguồn nước tưới theo thời gian vẫn chưa được xem xét.
Hướng nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam đã được quan tâm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận còn mang nặng tính chuyên ngành, chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực như kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đối với phân vùng sinh thái
nông nghiệp trong lĩnh vực môi trường chưa xây dựng được hệ phương pháp luận.
2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Một cách khái quát, quản trị ngành nước là bao gồm hệ thống chính trị - hành chính -
kinh tế - xã hội có tác động tới quản lý tài nguyên nước và dịch vụ nước. Quản trị ngành nước
có hiệu lực bao gồm cả quản lý tài nguyên nước bền vững và dịch vụ nước hiệu quả (Đỗ
Hồng Phấn, 2014).
8
Định nghĩa về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước do Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu
(Global Water Partnership - GWP) đưa ra và được sử dụng phổ biến cho đến nay là " Quản lý
tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài
nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc
lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu" (GWP, 2000).
2.2.3. Các tiêu chí cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Van Rijswick et al. (2014) đã xây dựng 10 khối tiêu chí đánh giá quản trị nước, trong
đó trình bày một cách tổng quát và đầy đủ các yếu tố cấu thành nên một nền tảng quản trị
nước hiệu quả. Các chỉ tiêu được phân chia theo các nhóm rõ ràng, đồng thời sự tương quan
giữa các yếu tố này cũng đã được xem xét đến. Bên cạnh nghiên cứu xây dựng 10 khối tiêu
chí đánh giá công tác quản trị tài nguyên nước bền vững của nhóm tác giả Hà Lan, bộ tiêu chí
quy định những yếu tố nền tảng trong công tác quản trị nguồn nước của OECD năm 2015
được biết đến phổ biến hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2015) đã tiến hành
thực hiện xác định các nguyên tắc đánh giá quản trị nước bền vững. Báo cáo của OECD đã
trình bày cụ thể các tiêu chí đánh giá cho từng yếu tố thành phần để cấu thành một nền quản
trị nước hiệu quả. Trong báo cáo này, nhóm tác giả đã đưa ra các tiêu chí rất cụ thể để đánh
giá quản trị nước, thêm vào đó với sự xây dựng từ hơn 30 quốc gia thành viên trên toàn thế
giới, bộ tiêu chí khi được áp dụng trong điều kiện của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói
riêng có tính phù hợp và khả thi cao (OECD, 2015).
Hình 2.1: Khung “Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị tài nguyên nước”
(Van Rijswick et al, 2014)
9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Luận án được thực hiện từ năm 01/2013 đến 03/2017 tại tỉnh Sóc Trăng, bao gồm các
huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Trần Đề, Ngã Năm, Vĩnh Châu, Thạnh Trị và Châu
Thành.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống canh tác nông nghiệp, tài nguyên nước
mặt, công tác quản lý tài nguyên nước mặt bên cạnh đó còn nghiên cứu các cơ sở hạ tầng
trong quản lý tài nguyên nước mặt.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập các dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất, bản đồ hệ thống thủy lợi, các báo cáo về nguồn tài nguyên
nước mặt, sử dụng đất đai, hệ sinh thái nông nghiệp và số liệu quan trắc mặn được thu thập từ
sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Sóc Trăng, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng, Công ty Thuỷ lợi Sóc Trăng và Niên giám
Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Đây là các thông tin làm cơ sở để phân tích các vấn đề liên quan
đến nguồn tài nguyên nước mặt và hệ thống canh tác nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal
– PRA)
Các số liệu thứ cấp thu thập được kiểm chứng và bổ sung thông qua việc sử dụng
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) của
người dân và cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại các huyện. Phương pháp
PRA cũng được áp dụng để xác định các thông tin thành phần để phân vùng sinh thái nông
nghiệp của tỉnh Sóc Trăng.
Các phương pháp PRA được thực hiện bao gồm: vẽ sơ đồ mặt cắt ngang (transect), vẽ
bản đồ đất và động thái tài nguyên nước mặt, tìm hiểu sơ lược về lịch sử sản xuất nông nghiệp
của vùng, lịch thời vụ, phân tích xu hướng phát triển nông nghiệp của người dân và sử dụng
ma trận SWOT (phương pháp phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses),
cơ hội (Opportunities) và rủi ro (Threats) (Nguyễn Duy Cần & Vromant, 2006)
b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về biến
động nguồn nước mặt và các thay đổi về canh tác nông nghiệp và tác động của xâm nhập
mặn/thay đổi lịch canh tác đến kinh tế nông hộ, bối cảnh xã hội và điều kiện môi trường. Số
liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên đối với các nông hộ đại
diện cho mô hình canh tác của từng vùng. Trung bình, mỗi huyện tác giả điều tra 30 phiếu.
10
Đối với các chuyên gia: Nhóm nghiên cứu làm việc trực tiếp với lãnh đạo một số ban
ngành huyện và tỉnh để đánh giá lại quá trình phát triển trong sản xuất nông nghiệp và những
định hướng trong thời gian sắp tới có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân
ở địa phương. Xác định các mô hình sử dụng đất đai đặc trưng, sự phân bố tài nguyên đất,
những thuận lợi khó khăn đặt ra hiện nay của địa phương gặp phải trong công tác quản lý tài
nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quan điểm của các nhà lãnh đạo.
Các nội dung phỏng vấn nông hộ được xác định bao gồm: mô hình canh tác nông
nghiệp, điều kiện mặn – ngọt và quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, vấn đề quản
lý của địa phương và vận hành hạ tầng thuỷ lợi trong nông nghiệp. Các nội dung phỏng vấn
được xây dựng trên nền tảng khoa học của Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị nguồn tài
nguyên nước (Ten-Building Block) (van Rijswick et al., 2014) tại các khối 3: sự tham gia của
các bên liên quan, khối 5: trách nhiệm, quyền hạn, phương hướng, khối thứ 8: đánh giá quan
trắc và kỹ thuật và khối 10: phòng tránh rủi ro và giải pháp. Trong đó tiêu chí tại khối thứ 8 và
bộ tiêu chí 10 được sử dụng làm cơ sở để đánh giá quan trắc và kỹ thuật do đây là khối phù
hợp và phản ánh được các khía cạnh về hệ thống công trình thủy lợi mà nghiên cứu đang
hướng đến. Đồng thời, hiệu quả của hệ thống thủy lợi đạt được thông qua phân tích hiệu quả
các mục tiêu kinh tế - canh tác, xã hội và môi trường với các nhóm tiêu chí thành phần đi kèm
để đánh giá các mục tiêu. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho tất cả các tiêu
chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số mẫu được lựa chọn để đáp ứng cho
khả năng sử dụng để phân tích thống kê. Số lượng mẫu tổng là 120 được sử dụng đáp ứng cho
tất cả các tiêu chí khảo sát tại 4 huyện nghiên cứu của mục tiêu này. Số lượng mẫu phỏng cho
các tiêu chí đều trên 30 và số lượng tương đối bằng nhau cho các tiêu chí.
Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên sự thay đổi của tài nguyên nước mặt
và đặc tính tự nhiên của tài nguyên đất có được thông qua tổng hợp các kết quả phân tích các
yếu tố: đặc tính nguồn nước, sử dụng đất đai và thổ nhưỡng. Kết quả phân tích sau đó được
gửi lấy ý kiến của chính quyền và người ra quyết định tại địa phương nghiên cứu như một
hình thức để kiểm tra và chỉnh sửa.
c. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và xử lý số liệu không gian
Trong khuôn khổ của nghiên cứu, công cụ GIS được áp dụng để thể hiện sự phân bố của
các đối tượng nghiên cứu trên không gian tại các vùng huyện thuộc khu vực khảo sát nông hộ
tại Sóc Trăng ở dạng điểm (point) bằng cách ghi nhận lại toạ độ các mẫu phỏng vấn, xây dựng
các cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước mặt với các thuộc tính gồm đặc tính mặn - lợ -
ngọt ở các kênh cấp 1 và cấp 2. Các bản đồ được hiệu chỉnh dựa trên kết quả đánh giá PRA và
tham vấn nhà quản lý tài nguyên nước mặt tại địa phương nhằm chỉnh sửa và cung cấp những
kết quả phù hợp với thực tế. Ngoài việc tham vấn ý kiến của người dân và cán bộ, nghiên cứu
kết hợp các khảo sát thực địa tại từng địa phương để thu thập và ghi nhận các thay đổi cần
thiết để hiệu chỉnh các lớp bản đồ phù hợp.
11
d. Đánh giá SWOT
Phương pháp phân tích điểm mạnh – yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) (FME, 2013)
(được áp dụng để phân tích các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của hệ thống canh tác nông
nghiệp được phân tích thông qua các đánh giá của chính người canh tác và cán bộ quản lý tại
địa phương. Đánh giá SWOT hộ dân được thực hiện bằng cách tổng hợp các thuận lợi và hạn
chế trong canh tác và sử dụng nguồn nước tưới. Đối với các cán bộ quản lý, mỗi cán bộ sẽ
được cung cấp một bảng đánh giá SWOT về công tác quản lý nguồn nước mặt tại địa phương.
Bảng đánh giá sẽ gồm các câu hỏi về hiện trạng và động thái nguồn tài nguyên nước mặt và
sự thay đổi trong hệ thống canh tác nông nghiệp tại từng khu vực nghiên cứu. Đánh giá
SWOT của cán bộ quản lý sẽ được tích hợp trong phần phân tích sự thay đổi động thái tài
nguyên nước và tác động đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt cũng như đánh giá
sự thay đổi phân vùng sinh thái nông nghiệp tại địa phương.
Các thuận lợi và khó khăn được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội và
thách thức đối với việc canh tác nông nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành hiệu quả
hệ thống công trình thủy lợi. Các đánh giá này được kiểm chứng thông qua việc tham vấn các
chuyên gia khoa học về nông nghiệp và tài nguyên nước từ Đại học Cần Thơ và các cán bộ
quản lý nguồn nước mặt tại sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng kinh tế/nông
nghiệp của các huyện. Kết quả thảo luận và kiểm chứng sẽ được tổng hợp để đạt được kết quả
phân tích SWOT.
e. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Các nội dung nghiên cứu: hiện trạng canh tác nông nghiệp, lịch mùa vụ, hiệu quả vận
hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi sau khi được thu thập từ phỏng vấn nông hộ sẽ được phân tích
thống kê để ghi nhận các thông tin mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó,
phương pháp canh tác, khai thác nguồn tài nguyên nước và khía cạnh quản lý nguồn tài
nguyên nước mặt sẽ được mô tả dưới các dạng: sơ đồ hệ thống hoá, các biểu đồ, biểu bảng và
trình bày phân tích chi tiết để cung cấp một cách đầy đủ và trực quan về từng nội dung nghiên
cứu. Động thái mặn được sử dụng làm cơ sở cho các đánh giá về tác động đối với hệ thống
canh tác ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Độ mặn được quan trắc tại các trạm
trên địa bàn vùng nghiên cứu được thu thập và phân tích dưới các giá trị trung bình, lớn nhất,
nhỏ nhất và phân tích xu hướng là những kết quả phân tích chính của các yếu tố này. Số liệu
độ mặn trong giai đoạn 2000 – 2016 được thu thập tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng.
12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên đặc tính tài
nguyên nước mặt tỉnh Sóc Trăng
Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng được
phân làm 3 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (Hình 4.1).
Vùng 1: Bao gồm 6 tiểu vùng: 1a, 1b, 1c, 1d, 1e, 1f. Đây là các tiểu vùng nằm trong khu
vực bị nhiễm mặn quanh năm, có diện tích 43.613,14 ha, chiếm gần 14,83% diện tích toàn
tỉnh. Toàn bộ diện tích đất canh tác là đất mặn và đất giồng cát và nhìn chung cơ cấu sử dụng
đất của toàn vùng là lúa - màu kết hợp với thủy sản mặn và một phần diện tích là trồng rừng,
một phần nhỏ diện tích được sử dụng để làm muối.
Vùng 2: Phân vùng này có diện tích khoảng 112.433,8 ha chiếm khoảng 38,23% diện
tích của toàn tỉnh. Phân vùng 2 gồm 14 tiểu vùng: 2a, 2b, 2c, 2d, 2e, 2f, 2g, 2h, 2i, 2k, 2l, 2m,
2n, 2o. Nước ở các kênh rạch quanh năm có 06 tháng ngọt (từ khoảng đầu tháng 8 đến cuối
tháng 1 năm sau) và các tháng còn lại trong năm thì nước mặn thay thế. Do ảnh hưởng của
nồng độ mặn trong nước và điều kiện đất khác dẫn đến hiện trạng canh tác chủ yếu hiện nay
của vùng là lúa - màu kết hợp thủy sản nước lợ, một phần diện nhỏ tích trồng cây lâu năm và
rừng.
Vùng 3: Phân vùng 3 gồm 16 tiểu vùng: 3a, 3b, 3c, 3d, 3e, 3f, 3g, 3h, 3i, 3k, 3l, 3m, 3n,
3o, 3p, 3q; chiếm diện tích 432.147,5 ha, tương đương với 46,94% diện tích toàn tỉnh và nước
ngọt tồn tại trong vùng quanh năm không bị mặn xâm nhập. Nhìn chung, với những điều kiện
thuận lợi trên có thể nói đây là vùng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phù hợp với
nhiều mô hình canh tác. Hiện tại trong vùng đang phát triển các mô hình như chuyên lúa, lúa
kết hợp thủy sản ngọt, cây ăn quả, chuyên rau màu và một phần nhỏ diện tích được trồng cỏ
phục vụ cho chăn nuôi.
Hình 4.1: Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2013
13
4.2. Mối quan hệ giữa phân vùng sinh thái nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp của địa
phương
Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp cho thấy, tỉnh Sóc Trăng có 3 vùng sản xuất
nông nghiệp là vùng mặn quanh năm, vùng mặn theo mùa, và vùng ngọt quanh năm. Hàng
năm vào mùa khô, nước mặt thượng nguồn giảm mạnh dẫn đến mặn từ biển lấn sâu vào nội
đồng theo các nhánh kênh rạch, sông Hậu làm gia tăng xâm nhập mặn.Nước mặn xâm nhập
vào sâu trong nội đồng hơn, thời gian mặn kéo dài và có những diễn biến phức tạp, tạo ra
những khó khăn mà ngành nông nghiệp của tỉnh phải đối mặt. Khi đó, diện tích sản xuất của
vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bị thu hẹp một cách đáng kể, diện tích vùng mặn sẽ tăng lên, đặc
biệt tại các huyện ven biển Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Đây là một trong những yếu tố làm
thay đổi điều kiện thổ nhưỡng quan trọng trong sản xuất.
Nguồn nước mặt trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa
lượng mưa tại chỗ, nước mặt biển và nước mặt thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước
mặt trên sông trong năm có thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước mặt
sông được ngọt hóa có thể sử dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị
nhiễm mặn quanh năm do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn
nước mặt mặn, lợ ở đây lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
Kết quả phân chia 36 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đã được phân chia dựa trên động
thái tài nguyên nước mặt giúp cho việc bố trí phù hợp các hệ thống canh tác ở từng tiểu vùng.
Kết quả này sẽ giúp cho việc quy hoạch, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên ở địa phương
một cách hiệu quả và bền vững hơn. Các kết quả về động thái tài nguyên nước mặt ở từng đơn
vị bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp cần được so sánh với nhu cầu nước mặt của những
mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng ở từng tiểu vùng để nhận ra được những hạn chế
cũng như lợi thế về nguồn tài nguyên nước mặt. Từ đó, xác định các giải pháp cải thiện phù
hợp.
4.3. Động thái mặn và sự thay đổi vận hành hệ thống hạ tầng thuỷ lợi
Kết quả nghiên cứu có được thông qua tham vấn chính quyền địa phương và cơ quan sự
nghiệp về tài nguyên nước để thu thập các thông tin về quản lý nhà nước và vận hành công tác
quản lý tài nguyên nước mặt tại địa phương. Các kết quả về hiệu quả của việc vận hành quản
lý tài nguyên nước dựa trên kết quả phỏng vấn nông dân (đã được trình bày tại phần phương
pháp thực hiện). Ngoài ra, các số liệu độ mặn được thu thập từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc
Trăng để làm cơ sở phân tích và đánh giá.
Hệ thống canh tác lúa tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng như Trần Đề, Long Phú và
Mỹ Xuyên bị tác động của xâm nhập mặn tự nhiên hằng năm từ Biển Đông trong các tháng
mùa khô, từ tháng 1 đến cuối tháng 5 kéo theo sự khác biệt về nguồn nước được khai thác để
canh tác giữa các mùa vụ và các thời đoạn canh tác so với các vùng đất nông nghiệp về phía
gần dòng chảy thượng nguồn đổ về. Tuỳ vào điều kiện từng khu vực, thời gian mặn xâm nhập
có sự khác nhau. Các huyện Trần Đề, Long Phú nằm ở khu vực hạ nguồn sông Hậu với cửa
biển Trần Đề, huyện Trần Đề nên đây là khu vực chịu tác động của mặn tự nhiên khắc nghiệt
nhất tại tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, diện tích canh tác lúa cuối vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè
14
(vụ 3) của các huyện này chịu tác động và rủi ro cao do xâm nhập mặn mặc dù đây là những
khu vực được khuyến nghị không canh tác lúa vụ 3.
Tiếp theo, các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị bị tác động bởi các đợt mặn cục bộ trong
mùa khô, các đợt mặn thông thường kéo dài trong khoảng 4 – 7 ngày/đợt và không thường
xuyên từ sông Mỹ Thanh nên các tác động từ chế độ thuỷ văn, nhất là mặn đến canh tác nông
nghiệp thường không cố định. Vì vậy, các vụ canh tác tương đối ít bị ảnh hưởng, chủ yếu tập
trung vào cuối vụ Đông Xuân. Đối với các huyện còn lại, hệ thống canh tác nông nghiệp ít
chịu tác động từ sự thay đổi chế độ thuỷ văn. Riêng đối với Thị xã Ngã Năm, một vùng canh
tác chuyên canh lúa nước, do nằm tiếp giáp với khu vực nuôi trồng thuỷ sản (huyện Hồng
Dân và Phước Long) của tỉnh Bạc Liêu, nên nguồn nước thường xuyên bị xâm nhập mặn từ
nguồn nước đầu ra của các hệ thống canh tác thuỷ sản.
Theo kết quả phỏng vấn nông hộ, thời điểm ảnh hưởng của mặn gây ra các thiệt hại
cho canh tác nông nghiệp tại Sóc Trăng chủ yếu xảy ra trong vụ Đông Xuân (khu vực canh
tác lúa 2 vụ) và 2 vụ Thu Đông, Đông Xuân (vùng canh tác 3 vụ lúa) trong giai đoạn từ 2010
đến 2016. Mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác và từ đó dẫn đến nhiều tác động đối với
bối cảnh xã hội và thay đổi điều kiện môi trường canh tác tự nhiên. Các đợt mặn xuất hiện
trong vụ Đông Xuân với thời gian kéo dài khác nhau nhưng nhìn chung thì thường xuất hiện
theo đợt với thời gian từ 3 – 5 ngày và có thể kiểm soát được thông qua các trạm đo đạc và dự
báo xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, từ 2010 đến nay, các đợt mặn có
sự chuyển biến, các đợt mặn có xu hướng kéo dài hơn về thời gian và gia tăng về số đợt mặn
trong thời gian canh tác vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông (Hình 4.2).
Hình 4.2: Số ngày kéo dài các đợt mặn (trái) và số đợt mặn trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè
(phải) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2016
15
4.3. Nguyên nhân của hiện trạng gia tăng xâm nhập mặn
Nguyên nhân gia tăng xâm nhập mặn ở tỉnh Sóc Trăng phù hợp với các kết quả nghiên
cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam năm 2016. Kết quả phỏng vấn cho thấy ở vùng
nghiên cứu có 2 nguyên nhân chính về tự nhiên dẫn đến gia tăng xâm nhập mặn là tác động
từ thay đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển và nhiệt độ gia tăng gây ra hiện tượng khô hạn
trong kênh rạch diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời, lượng nước ngọt từ khu vực thượng
nguồn bị suy giảm trong những năm gần đây dẫn đến sự suy giảm mực nước ngọt trong các
hệ thống kênh rạch nội đồng. Bên cạnh đó, tác động của xâm nhập mặn càng trở nên nặng nề
hơn trong bối cạnh hệ thống thuỷ lợi của vùng đã xuống cấp hoặc quá tải. Hệ thống kênh rạch
không được cải tạo, nạo vét trong thời gian dài dẫn đến việc bồi tụ lớp bùn đất cùng với các
rác thải từ canh tác và sinh hoạt của con người làm hạn chế dòng chảy và thể tích chứa nước
của các kênh rạch nội đồng. Thêm vào đó, hệ thống cống ngăn mặn tại một số khu vực giáp
biển như Trần Đề, hay ở vùng bên trong như Mỹ Tú, Ngã Năm đã được xây dựng từ thập niên
trước nên đã cũ kỹ và không còn phù hợp dưới áp lực điều tiết nước cho canh tác lúa thâm
canh. Trong các thời điểm xâm nhập mặn, các cống bị vỡ, rò rĩ đã trở thành “cầu nối” dẫn
mặn vào các kênh dẫn nước ngọt bên trong nội đồng và gây ra các tác động bất lợi cho người
canh tác lúa không có nguồn thông tin chuẩn xác và kịp thời (Hình 4.3).
Hình 4.3: Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nước ngọt cho canh tác
Tại Sóc Trăng, các huyện giáp biển như Trần Đề, Long Phú, Mỹ Xuyên và các vùng
ven Quản Lộ Phụng Hiệp như Ngã Năm, Mỹ Tú là những khu vực trải qua ảnh hưởng khắc
nghiệt của xâm nhập mặn dẫn đến tác động lớn đến hiệu quả canh tác lúa, bối cảnh xã hội và
điều kiện môi trường. Các thời điểm ảnh hưởng khắc nghiệt của mặn được ghi nhận từ sau
2010 đến nay, cụ thể là các năm 2012 – 2013, 2014 – 2015, 2015 – 2016. Một khía cạnh khác
cần phải xem xét là hệ quả của các đợt xâm nhập mặn đối với hệ thống canh tác lúa. Nói một
cách khác, xâm nhập mặn không chỉ gây ra các ảnh hưởng trực tiếp trong thời điểm nó xuất
hiện mà còn để lại những tác động kéo dài về sau.
16
Trong thời gian từ 2013 – 2017, hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có những thay đổi đáng kể. Cụ thể, các vùng dự án thuỷ lợi của
tỉnh đã được cải tạo và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu điều tiết nguồn nước mặt và thích ứng
với những thay đổi/tác động từ tự nhiên. Những vùng bị tác động của mặn hằng năm thuộc
các vùng dự án thuỷ lợi Thạnh Mỹ và Long Phú – Tiếp Nhật có những thay đổi về động thái
mặn đi kèm với sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng thuỷ lợi kéo theo các tác động cho hệ
thống canh tác nông nghiệp bên trong.
4.4 Công tác vận hành hệ thống thủy lợi phục vụ cho canh tác nông nghiệp
Các vùng dự án thuỷ lợi được vận hành bởi các nhân viên được quản lý bởi công ty cổ
phần Thuỷ lợi Sóc Trăng với các trạm thuỷ lợi tại các huyện trong vùng dự án. Công tác vận
hành bao gồm hai nội dung chính: đo đạc nồng độ mặn tại các cống để có phương án đóng mở
điều tiết nguồn nước vào hệ thống nội đồng phù hợp. Các số liệu quan trắc và lịch vận hành
được lưu trữ lại thông qua sổ vận hành tại các trạm và được tổng hợp lại để báo cáo định kỳ
vào cuối năm. Việc đo đạc nồng độ mặn tại các trạm quan trắc được thực hiện liên tục theo
giờ các ngày trong giai đoạn các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm). Lịch bơm
xả nước và thời gian đóng mở cống được thực hiện dựa trên nồng độ mặn ghi nhận được tại
các cống đo mặn. Thông thường, quy trình vận hành cống và các quyết định về vận hành được
thực hiện dựa trên nồng độ mặn trong kênh được đo đạc tại các trạm quan trắc. Vnới nồng độ
từ 2,5‰ trở lên thì cống sẽ đóng để tạm ngừng việc lấy nước. Các cống chỉ mở để lấy nước
liên tục khi nồng độ mặn đo đạc được dưới 1‰ để tránh các rủi ro do thay đổi/gia tăng độ
mặn đột ngột. Đối với giai đoạn nồng độ mặn trên các sông/kênh nằm trong khoảng 1 – 2,5‰
thì nguồn nước vẫn được điều tiết ra vào các cống nhưng với sự theo dõi nghiêm ngặt của các
nhân viên trạm bơm và các hộ canh tác (với máy đo cá nhân).
Bên cạnh vùng dự án thuỷ lợi ven Biển Đông luôn chịu sự tác động mặn quanh năm thì
những khu vực dự án thuỷ lợi còn lại bao gồm dự án Long Phú – Tiếp Nhật, dự án Thạnh Mỹ
và d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phan_vung_sinh_thai_nong_nghiep_dua_tren_don.pdf