Như đã trình bày, do tính chất hoạt động quảng cáo nói chung, cũng
như hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến, cơ chế quản lý nhà nước
đối có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước. Về lý thuyết, dựa vào nội
dung thẩm quyền quản lý nhà nước nói chung, có thể chia thẩm quyền quản
lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thành 3 nhóm:
Thẩm quyền hoạch định chính sách, ban hành pháp luật;
Thẩm quyền tổ chức, điều khiển hoạt động quảng cáo;
Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu đồng bộ trong quản lý nhà nước
bên cạnh vấn đề không phân định cụ thể thẩm quyền và cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước [61, tr.4-5].
Đặc biệt là bài viết “Bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại
điện tử theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Đinh Thị Lan Anh đã nêu ra một
số vấn đề về mặt lý luận đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân của người
tiêu dùng như đi sâu xem xét các khái niệm liên quan đến thông tin cá nhân,
trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan trong các hành vi xâm
phạm đến thông tin cá nhân của người tiêu dùng [57, tr.29-33].
1.1.2.2. Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật có liên quan đến
dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet
Nguyễn Thị Tâm đã thể hiện sự nghiên cứu sâu sắc trong Luận án
“Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại” (2016), tổng hợp đầy đủ
các quy định về pháp luật quảng cáo thương mại, đưa ra nhận xét rằng dù
đã điều chỉnh được các nhu cầu thực tế về cơ bản, nhưng pháp luật quảng
cáo thương mại hiện nay còn một số bất cập [55, tr.121]. Tác giả Nguyễn
Phan Anh trong Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hoạt động bán hàng và
quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam”, đã chỉ ra nhiều bất cập trong
quá trình thực thi các quy định về quảng cáo trên mạng xã hội [43].
Kể từ khi Internet trở nên phổ biến, các mối lo ngại đã được đặt ra
về cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng đối với các hình thức quảng cáo
mới, Martin, A.R. & Sarkar, R. đã nêu lên vấn đề này trong bài báo
Developments in advertising and consumer protection in cyberspace [110,
tr.295].
Trong bài viết “Những bất cập trong quảng cáo thương mại trên
mạng Internet và kiến nghị hoàn thiện”, Võ Thị Thanh Linh đã tổng hợp
được nhiều bất cập [80, tr.67-72].
Nguyễn Như Chính, trong bài “Quy định về kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại - Thực trạng và
hướng hoàn thiện”, đã nhận định “thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát
8
và xử phạt vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại hiện nay căn cứ
theo việc phân chia lĩnh vực quản lý giữa các bộ” [67, tr.4].
Ngoài ra, liên quan đến người dùng internet, người tiêu dùng trong
TMĐT, cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến. “Pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng trong thương mại điện tử” của Lê Văn Thiệp cho chúng ta
một khái niệm về người tiêu dùng trong thương mại điện tử và chỉ rõ những
nguyên tắc trong việc bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT [91, tr.33]. Bài
nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến tình trạng chung của người tiêu dùng
trong TMĐT. Trong khi đó, Đoàn Quỳnh Thương trong khi đề cập về các
tranh chấp cơ bản trong TMĐT tại bài “Về một số tranh chấp trong thương
mại điện tử” đã nhắc đến thực trạng tranh chấp liên quan đến bảo vệ dữ liệu
cá nhân của người tiêu dùng trong TMĐT [93, tr.41-42].
Steven C. Bennett trong bài Regulating Online Behavioral
Advertising đưa ra một số quan điểm với việc điều chỉnh quảng cáo dựa
trên hành vi trực tuyến, có thể là đưa ra các quy định chuyên sâu với mục
tiêu chính là đảm bảo quyền riêng tư của người tiêu dùng được bảo vệ,
chống việc lạm dụng thông tin người tiêu dùng hoặc một hệ thống kiện tụng
công cộng và tư nhân nhằm giải quyết sự dư thừa trong thực tiễn quảng cáo
dựa trên hành vi trực tuyến, có thể giải quyết tốt hơn những lo ngại trọng tâm
này trong khi duy trì khả năng kinh tế của quảng cáo dựa trên hành vi trực
tuyến [115, tr.943].
1.1.3. Các đề xuất, kiến nghị trong các công trình nghiên cứu có liên
quan đến pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet
Nguyễn Thị Tâm trong Luận án “Hoàn thiện pháp luật về quảng
cáo thương mại” đã đưa một số giải pháp như: Xây dựng lại khái niệm
quảng cáo thương mại và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực
quảng cáo thương mại; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật quảng cáo thương mại [55]
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hoạt động bán hàng và quảng cáo
trên mạng xã hội tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Phan Anh xác định được
việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
cần thiết để đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam [43, tr.76-82].
Nguyễn Thị Thu Hương, trong Luận văn “Quản lý nhà nước về
dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam”, Vũ Thị Hòa Như trong bài viết
Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Trung
9
Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Võ Thị Khánh Linh trong bài viết “Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng
cáo thương mại trực tuyến tại Anh, Singapore và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về quảng cáo thương mại trực tuyến Việt Nam”, Lê Ngọc Anh trong bài
viết “Thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật
Anh, Mỹ và kinh nghiệm cho Việt Nam” nghiên cứu kinh nghiệm của một
số quốc gia trên thế giới để rút ra những bài học đối với việc quản lý nhà
nước tại Việt Nam.
Trong bài viết To Track or Do Not Track: Advancing Transparency
and Individual Control in Online Behavioral Advertising, Omer Tene &
Jules Polonetsky nhận định khung pháp lý cho cả quyền riêng tư trực tuyến
và ngoại tuyến hiện đang thay đổi nhưng không ở đâu điều này rõ ràng hơn
trong môi trường trực tuyến [111, tr.307-308].
Alexander Nill & Robert J. Aalberts trong bài Legal and Ethical
Challenges of Online Behavioral Targeting in Advertising nhận định rằng
việc nhắm mục tiêu theo hành vi trực tuyến mặc dù có nhiều lợi ích cho cả
những người mua hàng và nhà quảng cáo, nhưng thực tế có những khả năng
về mặt công nghệ sẽ vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng ở mức độ
nguy hiểm và chưa từng có [99].
1.1.4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về dịch
vụ quảng cáo thương mại trực tuyến.
1.1.4.1. Các vấn đề mà Luận án sẽ kế thừa
Thứ nhất, về mặt lý luận
- Các nghiên cứu đã tổng hợp được lý luận quảng cáo thương mại
nói chung, đưa ra được một số gợi ý đối với việc nghiên cứu khái niệm dịch
vụ quảng cáo thương mại trực tuyến.
- Các nghiên cứu đã tổng hợp được nguồn luật áp dụng đối với hoạt
động quảng cáo thương mại nói chung và nội dung của pháp luật.
Thứ hai, về mặt thực tiễn
- Các công trình nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ luật thực định,
cách tiếp cận này giúp đưa ra nền tảng, cơ sở vững chắc để xây dựng nên
phương hướng, giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hơn hiệu quả áp dụng
pháp luật.
- Ngoài các nghiên cứu luật học, có một số nghiên cứu tiếp cận
dưới góc độ quản lý nhà nước hay góc độ marketing.
10
- Về mặt phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, các nghiên
cứu đều chú trọng vào một số định hướng.
1.1.4.2. Những vấn đề chưa được đề cập
- Khái niệm, đặc điểm dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến
chưa được nhấn mạnh, làm rõ, chưa có sự tách biệt với các loại hình dịch
vụ quảng cáo thương mại truyền thống khác.
- Chưa có nghiên cứu nào làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật
về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet.
- Thực tiễn các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
điều chỉnh dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet
chưa được tổng hợp, xem xét cụ thể và đánh giá về những ưu điểm, nhược
điểm.
1.1.5. Những vấn đề tiếp tục được triển khai nghiên cứu trong
nội dung của luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận, trên cơ sở phương pháp tiếp cận đa
ngành, liên ngành, Luận án sẽ tiếp tục kế thừa và phân tích sâu sắc hơn.
Thứ hai, Luận án tiếp tục đánh giá thực trạng các quy định pháp
luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến.
Thứ ba, từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên, đề ra một
số định hướng, yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật; kiến
nghị thêm một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật đối với
hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, luận án dự kiến sẽ sử dụng các lý
thuyết nghiên cứu sau: Lý thuyết về thương mại dịch vụ; Lý thuyết về
quyền tự do kinh doanh; Lý thuyết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Lý
thuyết về quyền riêng tư, quyền bí mật cá nhân, bảo mật thông tin của
người dùng internet.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, về mặt lý luận
(i) Dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên mạng internet là loại hình
dịch vụ như thế nào, có những điểm khác biệt gì với dịch vụ quảng cáo
11
truyền thống? Những rủi ro nào có thể phát sinh trong dịch vụ quảng cáo
trực tuyến trên mạng internet?
(ii) Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên mạng internet
được hiểu như thế nào và bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Thứ hai, về thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trực tuyến
trên mạng internet
(i) Thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng Internet ở Việt
Nam hiện nay như thế nào, có những ưu điểm và nhược điểm gì?
(ii) Áp dụng các quy định pháp luật hiện hành, dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay có còn rủi ro
nào không?
Thứ ba, về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch
vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng Internet
(i) Việc hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên những yêu cầu
gì?
(ii) Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
Internet ở Việt Nam hiện nay là gì?
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu luận án đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu:
- Cơ sở lý luận pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng Internet chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện.
- Các quy định pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay còn những điểm bất cập tạo
ra những hạn chế ảnh hưởng đến các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo
thương mại cũng như các chủ thể có liên quan trong xã hội.
- Thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại
trực tuyến trên mạng Internet còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế.
- Muốn tạo điều kiện để các chủ thể phát triển dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng Internet, cần phải đổi mới và hoàn thiện
mạnh mẽ hệ thống pháp luật cũng như hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật.
12
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Sau khi thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định cơ sở
lý thuyết nghiên cứu đối với đề tài luận án, cho phép rút ra các kết luận sau:
1. Các công trình nghiên cứu này cũng đưa ra một số định hướng
cho việc nghiên cứu Luận án.
2. Các công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào loại hình dịch vụ
quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet nên chưa làm rõ được
khái niệm, đặc điểm của loại dịch vụ này và chưa xem xét, đánh giá đến
thực tiễn các quy định pháp luật và thực thi pháp luật về dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng internet. Đây là những vấn đề cơ bản mà
Luận án sẽ tiếp tục triển khai.
3. Để thực hiện nghiên cứu đề tài, luận án sử dụng một số lý thuyết
nghiên cứu như: Lý thuyết về thương mại dịch vụ, lý thuyết về truyền thông
quảng cáo
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ
QUẢNG CÁO THƢƠNG MẠI TRỰC TUYẾN
TRÊN MẠNG INTERNET
2.1. Khái quát lý luận về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
2.1.1. Khái niệm dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet
2.1.1.1. Dịch vụ quảng cáo thương mại
Với vai trò là một hoạt động trung gian kết nối người bán và người
mua với nhau, hoạt động quảng cáo đã ra đời rất sớm cùng với sự phát triển
của thương mại.
a) Cách hiểu về quảng cáo
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quảng cáo là sự trình bày để giới thiệu
rộng rãi cho nhiều người biết đến nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”.
Dưới góc độ pháp lý, quảng cáo cũng được đề cập đến trong các từ
điển luật học và các văn bản pháp luật. Còn tại Việt Nam, khái niệm quảng
cáo cũng được đề cập trong một số văn bản pháp luật khác nhau.
b) Dịch vụ quảng cáo thương mại
13
Hoạt động quảng cáo thương mại có thể do các thương nhân –
những nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự mình thực hiện; tuy
vậy, trong môi trường kinh doanh ngày càng theo hướng chuyên nghiệp
hóa, để đạt được hiệu quả cao, các thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ đã sử dụng dịch vụ quảng cáo thương mại của các thương nhân
kinh doanh quảng cáo chuyên nghiệp thông qua các hợp đồng dịch vụ
quảng cáo thương mại.
2.1.1.2. Dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet
Tuy không có một định nghĩa chính thức nào về dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến dù trên thế giới hay ở Việt Nam, với sự phân tích ở
phần trên về dịch vụ quảng cáo thương mại và hoạt động trực tuyến, tác giả
đưa ra định nghĩa: “Dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet là dịch vụ trong đó sử dụng các công nghệ thông tin, các phương
tiện điện tử được kết nối trong môi trường mạng internet để giới thiệu đến
công chúng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi hay
thông tin về thương nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được
giới thiệu nhằm xúc tiến hoạt động thương mại cho thương nhân kinh
doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó”.
2.1.1.3. Phân loại dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet
a) Dựa vào cách thức tính tiền đối với người quảng cáo
b) Dựa vào cách thức thực hiện quảng cáo thương mại trực tuyến
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến
trên mạng internet
* Thứ nhất, dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet thực hiện truyền bá thông tin, quảng bá cho sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ để giới thiệu đến công chúng thông qua các công nghệ thông tin,
các phương tiện điện tử được kết nối trong môi trường mạng internet.
* Thứ hai, dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến có sự tham gia
của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động thương mại.
* Thứ ba, mục đích của các bên chủ thể khi tham gia DVQCTMTT.
2.1.3. Những lợi ích và rủi ro của dịch vụ quảng cáo thương mại
trực tuyến trên mạng internet
2.1.3.1. Lợi ích của quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet
14
- Chi phí thực hiện thấp
- Khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn
- Khả năng tương tác với khách hàng
- Hiệu quả cao và dễ quản lý.
2.1.3.2. Rủi ro của quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet
- Đối với người quảng cáo
- Đối với người tiêu dùng, người dùng internet.
2.2. Lý luận pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
2.2.1. Khái niệm pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
Tác giả tạm đưa ra khái niệm pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương
mại trực tuyến trên mạng internet là tổng hợp các quy phạm pháp luật của Nhà
nước điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình
thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet nhằm
mục đích sinh lợi. Trong quá trình thực hiện “dịch vụ quảng cáo thương mại
trực tuyến trên mạng internet” (đã được làm rõ ở phần trên), có nhiều quan
hệ xã hội phát sinh giữa nhiều loại chủ thể khác nhau. Đó là ba loại chủ thể
cơ bản: người quảng cáo (advertiser), mạng lưới quảng cáo (advertising
network) và người phát hành quảng cáo (publisher); cùng với sự tham gia
của người dùng internet đóng vai trò là người tiếp nhận quảng cáo cũng như
người tiêu dùng nếu như họ thực hiện việc mua hàng hóa dựa trên các
quảng cáo này.
2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại
trực tuyến trên mạng internet
Thứ nhất, pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến
trên mạng internet có sự giao thoa giữa nhiều lĩnh vực pháp luật, có sự tham
gia quản lý của nhiều cơ quan nhà nước.
Thứ hai, pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet hài hòa giữa quyền tự do kinh doanh của các thương nhân và
vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, người dùng internet.
Thứ ba, do quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet gắn
với môi trường kỹ thuật số nên pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hành vi
vi phạm, xác định chủ thể tham gia hay chủ thể có liên quan đến hành vi đó.
15
Thứ tư, pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet điều chỉnh đối với các chủ thể có mức độ hiểu biết khác nhau đối
với các phương tiện điện tử, mạng internet.
2.2.3. Hệ thống văn bản điều chỉnh dịch vụ quảng cáo thương
mại trực tuyến trên mạng internet
2.2.4. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng internet
Một là: Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Hai là: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi người dùng internet, người
tiêu dùng khi tham gia mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua mạng nternet
Ba là: Tôn trọng quyền tự do quảng cáo của thương nhân trên mạng
Internet
Bốn là: Bảo vệ tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá
nhân, tổ chức
2.2.5. Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ quảng
cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet
2.2.5.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet được nhà làm luật quy định theo hai hướng: một là các điều
kiện về nội dung của quảng cáo hay chính là thông điệp quảng cáo sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hai là các điều kiện để kinh doanh các loại dịch
vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet.
2.2.5.2. Chủ thể trong dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến
trên mạng internet
Trong mô hình kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến
hiện nay, có 3 loại chủ thể cơ bản tham gia mô hình, bao gồm: người quảng
cáo (advertiser), mạng lưới quảng cáo (advertising network, viết tắt: ad
network) và người phát hành quảng cáo (publisher).
2.2.5.3. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên
mạng internet
Trong bài Luận án này, tác giả không đề cập đến những hợp đồng
thiết kế sản phẩm quảng cáo mà các công ty thiết kế hoàn thành dựa trên
yêu cầu từ người quảng cáo vì hợp đồng này đối với phương thức quảng
cáo truyền thống cũng vậy, không có sự khác biệt với quảng cáo thương
16
mại trực tuyến, hầu như không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dịch vụ
quảng cáo thương mại trực tuyến.
Một là, hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến
Hai là, hợp đồng phát hành quảng cáo (hợp đồng hợp tác quảng cáo)
Ba là, hợp đồng đại lý quảng cáo.
2.2.5.4. Quản lý nhà nước trong dịch vụ quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
Những rủi ro tiềm ẩn đã được trình bày ở phần trên đối với các chủ
thể tham gia vào quảng cáo thương mại trực tuyến là một vấn đề lớn cần
lưu tâm từ phía nhà nước, cần có sự tác động từ phía nhà nước, nói cách
khác là một cơ chế quản lý nhà nước đối với dịch vụ quảng cáo thương mại
trực tuyến trên mạng internet để vừa phát huy những lợi ích của quảng cáo
thương mại trực tuyến cũng như kiểm soát được những bất trắc mà loại
hình dịch vụ này mang lại cho xã hội. Sau đây, chúng ta xem xét cơ chế
quản lý quảng cáo ở một số nước trên thế giới:
* Ở Singapore
Singapore là một trong số ít những nước trên thế giới xây dựng Bộ
luật quảng cáo kèm theo một loạt phụ lục để cụ thể hóa việc điều chỉnh hoạt
động quảng cáo dưới các hình thức khác nhau. Cơ quan quản lý chất lượng
quảng cáo tại Singapore (ASAS) được thành lập vào năm 1976 với mục
đích chính để thúc đẩy quảng cáo một cách đạo đức ở Singapore, là một cơ
chế tự điều chỉnh trong ngành quảng cáo, là một hội đồng tư vấn cho Hiệp
hội Người tiêu dùng Singapore (CASE).
* Ở Vương quốc Anh
Quy định quảng cáo ở Anh có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm
hệ thống tự quản lý tiêu chuẩn được thiết lập và tôn trọng, tồn tại bên cạnh
các luật bao gồm Bảo vệ người tiêu dùng khỏi Quy định giao dịch không
lành mạnh và Bảo vệ doanh nghiệp khỏi Quy định tiếp thị sai lệch. Các cơ
quan quản lý khác nhau đóng vai trò khác nhau bao gồm Ủy ban về tiêu
chuẩn quảng cáo - ASA - quản lý hệ thống tự quản lý, văn phòng Tiêu
chuẩn Giao dịch của chính quyền địa phương và Cơ quan Thị trường và
Cạnh tranh - CMA.
* Ở Hoa Kỳ
Việc tiếp thị và quảng cáo trên nternet đều phải tuân theo luật,
cũng như bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác Các quy tắc cơ bản
17
được thực thi bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) theo Đạo luật Ủy
ban Thương mại Liên bang. FTC có nhiệm vụ đưa ra các tuyên bố chính
sách, hướng dẫn chi tiết, hội thảo và các thông báo hiện tại cho các quy
định quảng cáo.
* Ở Trung Quốc
Trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã chuyển sự tập
trung sang việc quy định chặt chẽ hơn việc quảng cáo và gần đây là quảng
cáo trực tuyến. Nối tiếp việc sửa đổi Luật quảng cáo được thực hiện vào
năm 2015, Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại (SAIC) mới ban hành
văn bản Các biện pháp tạm thời cho Quản trị Quảng cáo Internet (phần Phụ
lục), bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 năm 2016; trong đó, Trung
Quốc ngầm thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các người quảng cáo
muốn quảng bá hàng hóa, dịch vụ của mình tại đất nước này.
2.2.5.5. Bảo vệ quyền lợi của người dùng internet trong quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng internet
Vấn đề đầu tiên là việc được cung cấp thông tin sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ không chính xác, gây nhầm lẫn dẫn đến việc quyền lợi trực
tiếp bị xâm hại. Vấn đề thứ hai có thể gặp phải ở tất cả người dùng internet
tiếp nhận quảng cáo dù là người tiêu dùng hay không: để đặt các quảng cáo
tự động một cách có hiệu quả nhất (tức là tìm đến đúng khách hàng mục
tiêu), những đơn vị phân phối, phát hành quảng cáo đã sử dụng những cách
thức nhất định để thu thập thông tin về sở thích, hoạt động của người đó
thông qua những hoạt động của họ trên internet.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về dịch vụ
quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet, cho phép rút ra các kết
luận sau:
1. Dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet ứng
dụng các công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử để nhằm mục
đích xúc tiến cho hoạt động thương mại của các thương nhân.
2. Pháp luật về dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng
internet điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá
trình thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại trực tuyến trên mạng internet
nhằm mục đích sinh lợi.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
18
THƢƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo
thương mại trực tuyến trên mạng internet
3.1.1.1. Về điều kiện đối với đối tượng quảng cáo thương mại trực
tuyến trên mạng internet
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới, khi
nói về nội dung quảng cáo thường cũng đưa ra những tiêu chí nhất định đối
với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, rượu bia, thuốc lá
hay các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến các đối tượng như trẻ
em. Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật quảng cáo 2012 đã đưa ra những điều kiện cụ thể đối với các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, phụ gia
thực phẩm, sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, chế phẩm sinh học từ Điều 3 đến Điều 11.
3.1.1.2. Về điều kiện để kinh doanh các dịch vụ quảng cáo thương
mại trực tuyến trên mạng internet
Qua mạng internet, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương
mại trực tuyến có thể sử dụng nhiều kênh/phương tiện để truyền thông điệp
quảng cáo, một số phương tiện trong đó chủ sở hữu sẽ phải cần đến các
giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc kinh doanh
dịch vụ quảng cáo thương mại trên đó.
3.1.2. Các quy định về chủ thể trong dịch vụ quảng cáo thương
mại trực tuyến trên mạng internet
Thứ nhất, người quảng cáo
Có thể thấy luật quy định hai loại nhà quảng cáo tham gia vào dịch
vụ quảng cáo thương mại trực tuyến là tổ chức kinh tế và cá nhân.
Thứ hai, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, “người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng
cáo với người quảng cáo”.
Thứ ba, ngườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phap_luat_ve_dich_vu_quang_cao_thuong_mai_tr.pdf