Chương 3
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM
3.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM
3.1.1. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời
Thời kỳ này, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như xây
dựng những quy định về quyền của NCTNPT còn nhiều hạn chế. Có rất ít
các quy phạm pháp luật quy định trực tiếp quyền của NCTNPT. Hầu hết
các quy định về quyền của NCTNPT không được tập hợp một cách có hệ
thống, mà nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thậm chí pháp
luật về quyền của NCTNPT thường được đề cập trong các báo cáo tổng
kết có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tòa án. Đặc
biệt Luật tố tụng hình sự ở nước ta thời kỳ này chưa được xây dựng thànhmột bộ luật riêng. Vì thế mà các quy định về quyền của NCTNPT không
có sự đặc thù, mang tính riêng biệt cho nhóm đối tượng này.
3.1.2. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
năm 1959 đến trước khi Hiến pháp 1980 ra đời
Trong thời kỳ này có nhiều văn bản quy định ở các mức độ khác
nhau về quyền của NCTNPT, quan trọng nhất phải kể đến:
Một là, khái niệm người vị thành niên đã được quy định trong pháp
luật. Theo đó người vị thành niên được hiểu là con trai hay con gái chưađủ 18 tuổi.
Hai là, pháp luật quy định một cách cụ thể giới hạn tuổi chịu TNHS.
Ba là, pháp luật về quyền của NCTNPT còn được thể hiện thông qua
quy định về TNHS có tính chất giảm nhẹ và có mục đích giáo dục là chính.
Bốn là, pháp luật về quyền của NCTNPT thể hiện thông qua trách
nhiệm của các cơ quan trong việc giáo dục NCTNPT.
Ngoài ra còn có các văn bản quy định chung, trong đó thể hiện quyền
của NCTNPT trong quá trình tố tụng, như: Thông tư số 06/TATC ngày
19/9/1967 của TANDTC về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo;
Bản rút kinh nghiệm số 607/NKPL ngày 13/9/1973 của TANDTC về việc
viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm (do Công văn số 612/NCPL ngày
14/9/1973 của TANDTC gửi cho Toà án các địa phương); Thông tư số
16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ
thẩm về hình sự.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa thành niên phạm tội
Luận án nghiên cứu một số công tình tiêu biểu là: Tư pháp với người
chưa thành niên và quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1997
của Vũ Ngọc Bình; Nguyễn Văn Thông (chủ biên) có cuốn sách Toà án và
quyền trẻ em, do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1998.
Cuốn sách Đánh giá tính tương thích các điều khoản của Bộ luật tố
tụng hình sự về người vi phạm pháp luật hình sự, người bị hại, người làm
chứng là người chưa thành niên với các chuẩn mực quốc tế của Viện khoa
học Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) phối hợp với
các chuyên gia của UNICEF thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hệ thống tư
pháp thân thiện với NCTN được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ
Nhi đồng của LHQ tại Việt Nam xuất bản năm 2012.
Đề tài Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành
niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam do Viện Khoa học
pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2003; Đề tài Hoàn thiện các quy định về
thủ tục điều tra, truy tố và xét xử người chưa thành niên phạm tội trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 được Viện Khoa học Kiểm sát thực hiện
năm 2008.
Dự án Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên
tại Việt Nam được ký kết giữa Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp Việt
Nam) và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Raadda Barnen) năm 2000.
Về luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Phượng, với đề tài Những vấn đề lý luận
và thực tiễn về thủ tục đối với người chưa thành niên trong Luật tố tụng hình
sự Việt Nam, thực hiện tại khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008.
Trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 20 (tháng 12/2008) có: Đặng
Thanh Sơn có bài Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên; Đỗ
Thúy Vân có bài Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật; Phạm Văn Hùng Hệ thống điều tra thân
thiện với người chưa thành niên; Nguyễn Xuân Tĩnh có bài Về thủ tục tố tụng
xét xử đối với người chưa thành niên; Nguyễn Văn Hoàn có bài Tái hòa nhập
cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đảm bảo và thực hiện pháp
luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội
Sách chuyên khảo Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - Trách
nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội của tác giả Nguyễn Xuân Yêm
(chủ biên) do Nxb Công an nhân dân xuất bản năm 2004 (gần 500 tr);
Sách chuyên khảo Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng
hình sự Việt Nam của Trần Quang Tiệp, Nxb Chính trị quốc gia năm 2007.
Kỷ yếu hội thảo khoa học Vấn đề chế tài xử lý các hành vi vi phạm
quyền trẻ em; việc xử lý đối với trẻ em vi phạm pháp luật; trách nhiệm của
gia đình, xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em năm
2001 do Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Tư
pháp tổ chức và xuất bản.
Sổ tay Trợ giúp pháp lý và đại diện cho người chưa thành niên gặp
xung đột với pháp luật, nạn nhân trẻ em và nhân chứng trẻ em do Hội Luật
gia Việt Nam biên soạn năm 2007.
Về luận án tiến sĩ có đề tài Bảo đảm quyền của người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, của Lê Minh Thắng năm 2013 bảo vệ tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đức Mai: "Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội"; bài viết của
Mai Bộ Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc áp
dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội... đăng
trên Tạp chí Kiểm sát số 6 (3-2007)
Tác giả Vũ Thị Thu Quyên có bài Một số yêu cầu cần thiết đối với
người tiến hành tố tụng trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội,
đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2010.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài gồm có:
Cuốn sách: Sổ tay về các vấn đề tư pháp liên quan đến trẻ em là nạn
nhân và nhân chứng của tội phạm dành cho các nhà lập pháp và nhà chuyên
môn), của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của LHQ (142 tr.) do
Nxb Đại học Oxford ấn hành năm 2009; Cuốn sách: Bảo vệ các quyền của
trẻ em xung đột với pháp luật - Nghiên cứu về những lựa chọn thay thế với
việc tước tự do của trẻ em ở tám quốc gia của một nhóm tác giả do Tổ
chức quốc tế bảo vệ trẻ em, Nxb Đại học Oxfort năm 2008; Cuốn sách:
Bảo vệ quyền của trẻ em xung đột với pháp luật - Chương trình và những
kinh nghiệm vận động Ban điều phối liên tổ chức về NCTN trong hoạt
động tư pháp, do UNICEF ấn hành năm 2011 (115 tr.), Nxb Đại học
Oxford năm 2011; Cuốn sách: Thúc đẩy bảo vệ trẻ em xung đột với pháp
luật ở Nam Á do Liên minh Nghị viện thế giới và UNICEF phối hợp xuất
bản năm 2007 tại New York; Cuốn sách: Tòa án NCTN: Hướng dẫn của
thẩm phán cho thanh thiếu niên và cha mẹ của các em của Leora Krygier
do Nxb Scarecrow phát hành năm 2008; Cuốn sách: Bảo vệ trẻ em trong
hoạt động tư pháp đối với trẻ em xung đột với pháp luật của Maharukh
Adenwalla, do CHILDLINE India Foundation xuất bản năm 2006 với sự hỗ
trợ của PLAN International.
Bài viết: Học thuyết, nghiên cứu tâm lý học và sự phạm pháp của
NCTN của Boyd R.Mc Candles và John Mc.David, đăng trên Tạp chí
Khoa học cảnh sát và hình sự số 54.
1.2. NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu hiện có ở trong và ngoài
nước đã liệt kê ở các mục trên, tác giả có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã đề cập những vấn đề lý luận,
pháp lý, thực tiễn về quyền trẻ em, về hoạt động tư pháp đối với NCTN trên
thế giới và ở Việt Nam.
Thứ hai, các nghiên cứu về NCTN vi phạm pháp luật nói chung, về
quyền của NCTNPT nói riêng ở trên thế giới và Việt Nam đều tiếp cận theo
hướng đa ngành.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu, đặc biệt là các công trình ở nước
ngoài, đã cung cấp khá toàn diện về hoạt động tư pháp đối với NCTNPT ở
nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu hiện có đã khái quát một cách khá
toàn diện, đầy đủ khuôn khổ pháp luật quốc tế về tư pháp đối với NCTNPT,
đồng thời bước đầu phân tích pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.
1.2.2. Những nội dung được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Từ những đánh giá ở trên, những nội dung sau đây sẽ được luận án
tiếp tục làm rõ:
Một là, luận án tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp
luật về quyền của NCTNPT. Trong đó, luận án sẽ đi nghiên cứu để chỉ ra
các khái niệm như NCTN phạm tội, quyền của NCTPT, pháp luật về quyền
của NCTNPT...
Hai là, luận án mở rộng sự phân tích đến các nhóm quy phạm pháp
luật khác có liên quan đến quyền của NCTNPT.
Ba là, các nghiên cứu chưa đưa ra được những vấn đề lý luận về
quyền của NCTNPT, các tiêu chí, đặc điểm, vai trò của pháp luật về quyền
của NCTNPT
Bốn là, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về quá trình phát triển và
thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT hiện nay, do đó chưa đánh giá
thành tựu và những hạn chế.
Năm là, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra tổng thể các quan điểm
và giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT trên
cơ sở luận giải, đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với vấn đề này.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
2.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và quyền của
người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn
thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp
lý như người đã thành niên.
Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS, có lỗi và phải chịu hình phạt.
Quyền của người chưa thành niên phạm tội có thể được hiểu theo cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng: Quyền của NCTNPT được xác định từ khi NCTN
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm xét theo quy định
của Luật hình sự và bị khởi tố cho đến khi thi hành xong hình phạt theo quy
định của pháp luật hình sự tương ứng với hành vi phạm tội của họ.
Theo nghĩa hẹp: Quyền của NCTNPT chỉ được xác định khi NCTN
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
bị tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật và cho tới khi thi hành
xong bản án. Theo nghĩa này, bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội nếu chưa
có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật thì không được coi người đó có tội.
Trong luận án này, quyền của NCTNPT được hiểu theo nghĩa rộng và có
thể đưa ra khái niệm như sau: Quyền của NCTNPT là quyền của người từ đủ 14
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được
hưởng, được làm và được bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc gia và luật
nhân quyền quốc tế kể từ khi người đó có bị khởi tố và trong suốt quá trình giải
quyết vụ án cho tới khi thi hành xong bản án hình sự.
2.1.2. Khái niệm pháp luật về quyền của người chưa thành niên
phạm tội
Quyền của NCTNPT được thừa nhận để đảm bảo rằng nó không bị vi
phạm các chuẩn mực quốc tế và pháp luật của các quốc gia, bảo đảm sự
bình đẳng của con người, của công dân, không phụ thuộc vào sự khác biệt
về bất cứ lý do nào, mọi hình thức phân biệt đối xử đều bị pháp luật
nghiêm cấm. Quyền của NCTNPT không thể thực hiện được nếu không ghi
nhận bằng pháp luật, thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền
này trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất.
Pháp luật về quyền của NCTNPT bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án (đại diện
cho Nhà nước) với NCTNPT, và bảo vệ các quyền của NCTNPT từ khi bị khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử cho khi thi hành xong bản án hình sự.
2.1.3. Đặc điểm của pháp luật về quyền của người chưa thành
niên phạm tội
Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT ra đời sớm;
Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định chủ yếu
trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và một số
văn bản quy phạm pháp luật khác;
Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT tập trung quy định, bảo vệ
và điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền của NCTNPT.
2.2. NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
2.2.1. Nội dung của pháp luật về quyền của người chưa thành
niên phạm tội
Một là, pháp luật về quyền của NCTNPT trong các văn bản quy
phạm pháp luật hình sự
Quyền của NCTNPT trong Luật hình sự thể hiện thông qua những
nội dung chủ yếu sau: Về độ tuổi chịu TNHS; Về pháp luật hình sự trong
việc xử lý NCTNPT; Về hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối
với NCTNPT.
Hai là, pháp luật về quyền của NCTNPT trong các văn bản quy
phạm pháp luật tố tụng hình sự
Quyền của NCTNPT trong luật tố tụng hình sự được thể hiện thông
qua các nội dung: Các nguyên tắc của tố tụng hình sự; Các yêu cầu cụ thể
đối với quá trình giải quyết vụ án có NCTN; Các yêu cầu cần thiết đối với
người tiến hành tố tụng hình sự; Các quy định về bắt NCTN; Các quy định
về quá trình khởi tố và điều tra và xét xử NCTNPT.
Ba là, pháp luật về quyền của NCTNPT trong các văn bản quy
phạm pháp luật về thi hành án hình sự
Hoạt động thi hành các phán quyết của Tòa án đối với NCTNPT vô
cùng quan trọng. Xác định nguyên tắc, các quyền riêng đối với NCTNPT,
như: Hệ thống các trại cải tạo; Mục đích và lý do kết án tù; Nơi cải tạo; Việc
đối xử với NCTNPT; Đề cao giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp, tham vấn
công ăn việc làm, phát triển thể lực, đạo đức; Lao động trong thời gian chấp
hành hình phạt tù; Thực hiện giáo dục là công việc bắt buộc.
2.2.2. Vai trò của pháp luật về quyền của người chưa thành niên
phạm tội
Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò thể chế hóa
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền của NCTNPT;
Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò bảo vệ quyền
con người của NCTNPT;
Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò ngăn ngừa sự vi
phạm quyền của NCTNPT;
Thứ tư, pháp luật về quyền của NCTNPT có vai trò giáo dục đối với
NCTNPT.
2.2.3. Các tiêu chí của pháp luật về quyền của người chưa thành
niên phạm tội
Tiêu chí của pháp luật về quyền của NCTNPT là những chuẩn mực
dựa vào đó để nhận biết được tính thống nhất, tính phù hợp, sự tương thích
và khả thi trong các văn bản, các quy phạm pháp luật về quyền của
NCTNPT, qua đó đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về quyền của NCTNPT:
Thứ nhất, tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về quyền của
NCTNPT;
Thứ hai, tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về quyền của NCTNPT;
Thứ ba, tính tương thích với luật quốc tế của pháp luật về quyền của
NCTNPT
Thứ tư, tính khả thi của pháp luật về quyền của NCTNPT;
Thứ năm, tính khoa học trong xây dựng pháp luật về quyền của
NCTNPT.
2.3. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ NHỮNG
GIÁ TRỊ CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.3.1. Pháp luật quốc tế về quyền của người chưa thành niên
phạm tội
Quyền của NCTNPT trong một số văn bản pháp lý quốc tế:
Công ước về quyền trẻ em; Quy tắc Bắc Kinh; Hướng dẫn của LHQ
về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (Hướng dẫn Riát); Quy tắc của LHQ
về việc bảo vệ NCTN bị tước tự do (Quy tắc 1991).
2.3.2. Pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền của người
chưa thành niên phạm tội
Nội dung này, Luận án đi nghiên cứu: pháp luật Thái Lan; pháp luật
Trung Quốc; pháp luật Nhật Bản ở Châu Á; Ở Châu Âu có pháp luật của
Cộng hoà Pháp; Ở Châu Mỹ có pháp luật Hoa Kỳ; và Châu Đại dương có
pháp luật của New Zealand về quyền của NCTNPT.
2.3.3. Những kinh nghiệm trong pháp luật về quyền của người
chưa thành niên phạm tội ở các nước có thể vận dụng vào pháp luật
Việt Nam
Luận án rút ra những kinh nghiệm có thể tiếp thu, tham khảo có chọn
lọc để vận dụng ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định thời hạn
tiến hành tố tụng và thủ tục rút gọn.
Thứ hai, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định theo mô
hình xử lý thân thiện.
Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT về việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn.
Thú tư, pháp luật về của NCTNPT quy định quyền được giữ bí mật
cho NCTNPT.
Thứ năm, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định thông qua
chế định thẩm phán NCTN.
Thứ sáu, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định thông qua
các biện pháp giáo dục.
Chương 3
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM
3.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM
3.1.1. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
năm 1945 cho đến trước Hiến pháp 1959 ra đời
Thời kỳ này, công tác xây dựng pháp luật nói chung, cũng như xây
dựng những quy định về quyền của NCTNPT còn nhiều hạn chế. Có rất ít
các quy phạm pháp luật quy định trực tiếp quyền của NCTNPT. Hầu hết
các quy định về quyền của NCTNPT không được tập hợp một cách có hệ
thống, mà nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Thậm chí pháp
luật về quyền của NCTNPT thường được đề cập trong các báo cáo tổng
kết có tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của ngành Tòa án. Đặc
biệt Luật tố tụng hình sự ở nước ta thời kỳ này chưa được xây dựng thành
một bộ luật riêng. Vì thế mà các quy định về quyền của NCTNPT không
có sự đặc thù, mang tính riêng biệt cho nhóm đối tượng này.
3.1.2. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
năm 1959 đến trước khi Hiến pháp 1980 ra đời
Trong thời kỳ này có nhiều văn bản quy định ở các mức độ khác
nhau về quyền của NCTNPT, quan trọng nhất phải kể đến:
Một là, khái niệm người vị thành niên đã được quy định trong pháp
luật. Theo đó người vị thành niên được hiểu là con trai hay con gái chưa
đủ 18 tuổi.
Hai là, pháp luật quy định một cách cụ thể giới hạn tuổi chịu TNHS.
Ba là, pháp luật về quyền của NCTNPT còn được thể hiện thông qua
quy định về TNHS có tính chất giảm nhẹ và có mục đích giáo dục là chính.
Bốn là, pháp luật về quyền của NCTNPT thể hiện thông qua trách
nhiệm của các cơ quan trong việc giáo dục NCTNPT.
Ngoài ra còn có các văn bản quy định chung, trong đó thể hiện quyền
của NCTNPT trong quá trình tố tụng, như: Thông tư số 06/TATC ngày
19/9/1967 của TANDTC về bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo;
Bản rút kinh nghiệm số 607/NKPL ngày 13/9/1973 của TANDTC về việc
viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm (do Công văn số 612/NCPL ngày
14/9/1973 của TANDTC gửi cho Toà án các địa phương); Thông tư số
16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ
thẩm về hình sự...
Mặc dù vẫn chưa có BLHS, BLTTHS nên hoạt động xét xử NCTNPT
nói riêng vẫn phải dựa vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Song những khuôn khổ pháp luật về quyền của NCTNPT trong thời kỳ này đã
có thêm một bước phát triển so với thời kỳ trước.
3.1.3. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
khi có Hiến pháp 1980 đến trước khi Hiến pháp 1992 ra đời
Thời kỳ này có hai văn bản luật đánh dấu sự ghi nhận mang tính hệ
thống về quyền của NCTNPT:
Thứ nhất, BLHS 1985 đã sửa đổi nhiều quy định trước đó về quyền
của NCTNPT và bổ sung một số quy định mới:
Một là, quy định một cách cụ thể về độ tuổi chịu TNHS.
Hai là, quy định chính sách hình sự với nội dung tiến bộ: Việc xử lý
hành vi phạm tội của NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Ba là, quy định cụ thể và giới hạn các loại hình phạt, như: đối với
những trường hợp cần thiết phải đưa NCTNPT ra xét xử và chỉ áp dụng
một trong những hình phạt là Cảnh cáo, Cải tạo không giam giữ, Tù có
thời hạn; không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Bốn là, quy định các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng
ngừa: Buộc phải chịu thử thách; Đưa vào trường giáo dưỡng.
Năm là, quy định cụ thể về các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với
NCTNPT.
Thứ hai, ngày 28/6/1988 BLTTHS được thông qua, thay thế cho các
văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về thủ tục tố tụng đối với NCTNPT.
Quyền của NCTNPT được quy định trong Bộ luật này như sau:
- Quyền của NCTNPT được thể hiện trong quy định về người tiến
hành tố tụng;
- Quyền của NCTNPT được thể hiện trong quy định về việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn như việc bắt, tạm giữ, tạm giam;
- Quyền của NCTNPT được thể hiện trong các quy định về bào chữa;
- Quyền của NCTNPT được thể hiện trong các quy định về sự tham
gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội;
- Quyền của NCTNPT được thể hiện trong các quy định về xét xử;
- Pháp luật về quyền của NCTNPT thể hiện trong các quy định về thi
hành án hình sự.
3.1.4. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội từ
khi có Hiến pháp 1992 cho tới nay
Để khắc phục những hạn chế trong các văn bản pháp luật quy định
quyền của NCTNPT, Nhà nước đã chú ý xây dựng hệ thống các quy định
cụ thể, chặt chẽ và đầy đủ. Biểu hiện tiến bộ là đã sửa đổi, bổ sung và ban
hành một số đạo luật mới cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành các
đạo luật này.
Thứ nhất, văn bản luật pháp luật quy định về quyền của NCTNPT
Một là, Quốc hội đã thông qua BLHS năm 1999 thay thế cho BLHS
1985. Các quy định trong Bộ luật này đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc
để NCTNPT bảo vệ quyền; đồng thời qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng
căn cứ vào chương X - BLHS 1999 để xác định giới hạn phải chịu TNHS
của NCTN và chính sách hình sự nhân đạo đối với NCTNPT.
Hai là, BLTTHS năm 2003 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2004. Quyền của NCTNPT trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự đã được quy định trong BLTTHS 2003 là căn cứ để NCTNPT
bảo vệ quyền; đồng thời đây cũng chính là yêu cầu đối với các chủ thể tiến
hành tố tụng để đảm bảo việc hưởng quyền của NCTNPT.
Ba là, Luật thi hành án hình sự năm 2010 ban hành nhằm điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án hình sự. Nguyên tắc thi
hành án hình sự đối với NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
Như vậy, một số đạo luật nêu trên đã thể hiện tính tích cực, sự tương
thích trong pháp luật Việt Nam về quyền của NCTNPT. Nội dung quyền
của NCTNPT tiếp tục kế thừa các quy định trước đó, thể hiện chính sách
hình sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với NCTNPT, đồng thời quyền của
các đối tượng này được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn trong quá trình
xử lý vụ án. Đây là hành lang pháp lý vững chắc để NCTN được hưởng
quyền; là công cụ hữu hiệu để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ án
có NCTNPT, phù hợp với thông lệ quốc tế về vấn đề này.
Thứ hai, văn bản khác quy định về quyền của NCTNPT
- Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2011 của Bộ Công an
hướng dẫn thực hiện một số quy định về tạm giữ, tạm giam.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-
VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSNDTC, TANDTC hướng dẫn áp dụng một số
quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
- Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-
BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011.
3.2. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội trong
các văn bản quy phạm pháp luật hình sự
Thứ nhất, các văn bản pháp luật hình sự đã thể chế hoá chủ trương, chính
sách của Đảng và nhà nước ta về biện pháp giáo dục, xử lý và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của NCTNPT, tạo ra khung pháp lý để các đối
tượng này thụ hưởng, đồng thời qua đó, các chủ thể liên quan thực hiện.
Thứ hai, xét về tổng thể các quy định trong các văn bản pháp luật
hình sự về quyền của NCTNPT mang tính thống nhất, đồng bộ với các quy
định pháp luật hình sự nói chung.
Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT được quy định trong các
văn bản pháp luật hình sự khá cụ thể.
Thứ tư, từ khi tham gia Công ước quyền trẻ em đến nay, Việt Nam
đã cố gắng tới mức cao nhất để làm phù hợp giữa pháp luật quốc gia và
Công ước quyền trẻ em.
Thứ năm, các quy định trong văn bản pháp luật hình sự về quyền của
NCTNPT đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để NCTNPT được làm,
được hưởng, được yêu cầu; đồng thời giúp cho các chủ thể liên quan thực
thi hiệu quả và bảo vệ quyền cho đối tượng này.
3.2.2. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội
trong các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự
Thứ nhất, nhìn tổng quan, pháp luật về quyền của NCTNPT đã được
quy định tương đối đầy đủ, cụ thể trong BLTTHS và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Thứ hai, việc quy định thủ tục tố tụng hình sự đối với NCTNPT
không chỉ ghi nhận cho họ được hưởng sự “ưu ái” so với người đã thành
niên phạm tội, mà còn bảo vệ các đối tượng này khỏi bị tổn thương trong
quá trình giải quyết vụ án.
Thứ ba, pháp luật về quyền của NCTNPT đã được quy định cụ thể
trong các quy phạm về phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng cho họ.
Thứ tư, pháp luật về quyền của NCTNPT được thể hiện đầy đủ, cụ thể
và sinh động trong các quy định về đối tượng chứng minh.
Thứ năm, pháp luật tố tụng hiện hành đã dần dần xác lập mô hình
điều tra, xét xử theo hướng thân thiện đối với NCTNPT.
3.2.3. Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội
trong các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự
- Pháp luật về quyền của NCTNPT quy định NCTNPT có quyền
được giam giữ riêng với người đã thành niên.
- Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, NCTNPT vẫn được học
văn hoá, học nghề phù hợp với lứa tuổi, trình độ, giới tính để khi mãn hạn
trở về cộng đồng có thể nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng.
- NCTNPT chấp hành hình phạt tù phải lao động cải tạo, song được
bố trí các công việc nhẹ nhàng và có tính chất hướng nghiệp.
- Khi chấp hành xong hình phạt tù, NCTN được các chủ thể có liên
quan giúp đõ trở về hoà nhập với cộng đồng, tạo cơ hộ có công ăn việc
làm hoặc tham gia các hoạt động xã hội.
3.3. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của người
chưa thành niên phạm tội
Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của pháp luật về quyền của
NCTNPT trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự
- Các văn bản pháp luật hình sự hiện hành không có những quy định
thể hiện đường lối xử lý mang tính phân hoá giữa những trường hợp
NCTNPT ở các giai đoạn phạm tội khác nhau.
- Các quy định về hệ thống chế tài hình sự áp dụng đối với NCTNPT
còn bất cập làm cho việc hưởng quyền của các đối tượng này bị hạn chế.
- Các quy định về hệ thống chế tài áp dụng đối với NCTNPT còn
mang nặng tính giam giữ.
- Quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với NCTNPT mới chỉ
dừng lại ở việc khống chế mức hình phạt tối đa mà chưa xác định mức
hình phạt tối thiểu.
- Không có quy định về v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_phap_luat_ve_quyen_cua_nguoi_chua_thanh_nien_pham_toi_o_viet_nam_6202_1917201.pdf