Tóm tắt Luận án Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN

QUÂN SỰ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ

1.1. Quan niệm về phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của

dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị

1.1.1. Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc với xây dựng

Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị

Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam

Tiếp cận nhân văn là quan niệm về tính người có văn hoá, đó là lòng yêu

thương, trân trọng con người, tin tưởng vào sức mạnh và khát vọng giải thoát con

người khỏi mọi khổ đau, đấu tranh bảo vệ phẩm giá và mang lại hạnh phúc cho con

người, sống hài hoà với thiên nhiên theo tiêu chí chân, thiện, mỹ; và hoạt động quân

sự với lát cắt chung nhất là: mục đích quân sự, nội dung phương thức hoạt động quân

sự, và quan hệ trong hoạt động quân sự, trên cơ sở các quan niệm chung về giá trị, về

truyền thống gắn với đặc điểm dân tộc Việt Nam. Luận án cho rằng: Giá trị nhân văn

quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam là tổng thể những thuộc tính nhân văn

độc đáo của dân tộc ta về mặt quân sự, những giá trị đó được hình thành, phát triển và

lưu truyền có ý nghĩa là một động lực tinh thần to lớn tạo nên sức mạnh trong suốt

lịch sử dựng nước, và giữ nước.

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội nhân dân Việt Nam về chính trị Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam Tiếp cận nhân văn là quan niệm về tính người có văn hoá, đó là lòng yêu thương, trân trọng con người, tin tưởng vào sức mạnh và khát vọng giải thoát con người khỏi mọi khổ đau, đấu tranh bảo vệ phẩm giá và mang lại hạnh phúc cho con người, sống hài hoà với thiên nhiên theo tiêu chí chân, thiện, mỹ; và hoạt động quân sự với lát cắt chung nhất là: mục đích quân sự, nội dung phương thức hoạt động quân sự, và quan hệ trong hoạt động quân sự, trên cơ sở các quan niệm chung về giá trị, về truyền thống gắn với đặc điểm dân tộc Việt Nam. Luận án cho rằng: Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam là tổng thể những thuộc tính nhân văn độc đáo của dân tộc ta về mặt quân sự, những giá trị đó được hình thành, phát triển và lưu truyền có ý nghĩa là một động lực tinh thần to lớn tạo nên sức mạnh trong suốt lịch sử dựng nước, và giữ nước. Đặc trưng cơ bản giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc: Thứ nhất, trọng tự vệ, chính nghĩa, Mục đích hoạt động quân sự của cả dân tộc Việt Nam xuyên suốt qua các thời kỳ là tự vệ, chính nghĩa, là “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Quyền con người và mở rộng ra quyền dân tộc, là được sống hòa bình, ứng xử với nhau trên tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tự vệ của ta không nhằm mục đích xâm lược, thôn tính nước khác, chỉ nhằm để bảo vệ vững chắc tổ quốc, do đó là cơ sở và gắn liền với chính nghĩa, còn trong chiến tranh, ở từng trận đánh, từng chiến dịch cụ thể nếu không tiến công, không tiêu diệt quân địch sẽ không thể giành chiến thắng. Thứ hai, quý trọng con người, là giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc biểu hiện trong phương thức sử dụng lực lượng của hoạt động quân sự. Phản ánh sự đề cao vai trò, vị trí, sức mạnh của con người, của quần chúng, là sự quý trọng tính mạng, xương máu của người lính, của nhân dân. Thứ ba, trọng tâm công (đánh vào lòng người), đây là đặc trưng giá trị nhân văn quân sự truyền thống trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Phương thức hoạt động quân sự, cách thức tiến hành chiến tranh là nhằm thực hiện mục đích quân sự. Có nhiều con đường để đạt đến mục đích, có thể sử dụng phương thức tiến hành nhân văn hoặc là phản nhân văn. Phương thức trọng tâm công có thể là nhân văn và cũng có thể là vô nhân đạo, phản nhân văn, chỉ có phương thức trọng tâm công vì mục đích quân sự chính nghĩa mới thực sự là nhân văn. Ở Việt Nam, nhân văn thành mạch nguồn, thẩm thấu từ mục đích đến phương thức tiến hành. Một thực tế chắc chắn bằng bao xương máu các thế hệ, là dù địch cuồng bạo, dã man đến đâu, 9 nhưng cách thức mà ta thắng địch đều thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, là chú trọng cách đánh khuất phục lòng người, cốt đuổi chứ không cốt diệt. Thứ tư, trọng hòa mục, giữ hòa hiếu, là đặc trưng phản ánh cách ứng xử giữa người – người, giữa ta và địch trong hoạt động quân sự. Mục đích tự vệ, chính nghĩa quân sự quy định giá trị nhân văn trong quan hệ ứng xử, là sự hiện ra tính nhân văn quân sự cao cả. Giá trị nhân văn nói chung và nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc nói riêng là ở tính “Người” với những nội dung hài hòa, khoan dung, độ lượng, yêu thương, gắn bó. Tính chất này đối lập với sự gia trưởng, thô bạo, tính cố chấp, phân biệt đối xử. Trọng hòa mục là coi trọng sự thuận hòa, thân thiết, yêu thương và kính trọng lẫn nhau giữa binh sĩ và binh sĩ, giữa cán bộ và binh sĩ, giữa quân với dân. Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc còn biểu hiện trong ứng xử khoan dung độ lượng đối với kẻ thù. Việt Nam vẫn tìm mọi cách giữ hòa hiếu với địch, nhằm “tắt muôn đời chiến tranh. Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Đến nay đã có rất nhiều cách tiếp cận và bàn đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, luận án tiếp cận xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị và đặt trong mối quan hệ với giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, theo đó xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là tổng thể nội dung, cách thức hợp quy luật của các chủ thể, nhằm chuẩn bị và giữ vững hệ thống giá trị về mặt chính trị cho quân đội trên cơ sở kế thừa giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc ở những giai đoạn nhất định. Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đối với xây dựng quân đội về chính trị thể hiện: Thứ nhất, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc góp phần tăng cường, củng cố hệ tư tưởng của quân đội theo hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng; Thứ hai, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc là cơ sở bảo đảm cho Đảng nắm chắc, nắm chặt quân đội, quân đội tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; Thứ ba, giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc góp phần làm cho quân đội thực hiện thắng lợi đường lối chính trị, đường lối quân sự và nhiệm vụ của Đảng giao cho. 1.1.2. Thực chất phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là quá trình các chủ thể tích cực, tự giác sử dụng tổng thể cách thức theo cơ chế nhất định, làm cho giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc được khơi dậy, nảy nở, lan tỏa, chuyển hóa vào nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Chủ thể phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị rất đa dạng, là toàn bộ những con người, tổ chức với tính cách là chủ thể tham gia vào xây dựng quân đội. Tuy nhiên, chủ thể hoạt động quân sự, chủ yếu và trực tiếp là chủ thể trong quân đội. Mục đích phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là quá trình không ngừng lan tỏa giá trị, gia tăng vai trò giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Đây là 10 quá trình kép, thống nhất biện chứng của quá trình giữ gìn, kế thừa và phát triển các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc và quá trình phát huy vai trò, tác dụng của các giá trị đó vào hoạt động xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững chắc về chính trị. Nội dung phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, là toàn bộ những nhận thức và hành động hay từng việc làm cụ thể của chủ thể trong suốt quá trình phát huy. Đó là sự nhận thức về giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; sự khai thác, kế thừa những giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc hướng tới đích xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; chuẩn hóa nội dung giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc nói chung và xây dựng thành những chuẩn mực cụ thể để định hướng chỉ đạo và tổ chức giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đến cán bộ, binh sĩ ở từng đơn vị khác nhau; sự chuyển hóa nhận thức giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc thành niềm tin, tình cảm, hành động trong thực tiễn ở mỗi quân nhân. Phương thức phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị khoa học. Đây là quá trình tích cực, tự giác, tính chất đó bao hàm cơ chế vận hành và con đường chuyển hóa rất sâu sắc. Cơ chế phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là tổng thể các hành động tự giác, trên cơ sở nhận thức và hành động theo bản chất, quy luật và lôgíc của quá trình. Lôgíc của quá trình đi từ khai thác, chuyển hóa các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào nhận thức của các chủ thể, từ nhận thức chuyển hóa thành thái độ, động cơ, ý chí đến hành vi, ứng xử nhân văn trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. 1.2. Những vấn đề có tính quy luật của phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị 1.2.1. Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị phụ thuộc vào sự kế thừa và giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc Kế thừa là tính quy luật chung của mọi sự vận động, phát triển, và đối với phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Kế thừa là bước đầu tiên nhằm định hình, chuẩn hóa các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc theo mục đích của chủ thể. Lôgíc của quá trình kế thừa đi từ nhận thức, khai thác, “giữ lại”, “lọc bỏ” đến bổ sung các “hạt nhân hợp lý” của giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, để các giá trị đó không ngừng phát triển theo mục đích, yêu cầu của xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Kế thừa tuân theo cách thức chung của sự vận động, phát triển là đi từ sự tích lũy dần dần về lượng, đến bước nhảy về chất. Tính chất, đặc điểm và mục đích của mỗi thời kỳ đặt ra các yêu cầu, nội dung khác nhau về kế thừa. Kết thúc kế thừa một cấp độ hình thành và “định hình” các chuẩn mực của giá trị nhân văn quân sự truyền 11 thống của dân tộc đáp ứng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, đồng thời lại là cơ sở, tiền đề cho sự kế thừa tiếp theo ở trình độ cao hơn. Giáo dục là tính quy luật tiếp theo của quá trình phát huy nhằm chuyển hóa các giá trị đó vào nhận thức của các chủ thể. Giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động giáo dục, rèn luyện, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác và sinh hoạt hàng ngày của các chủ thể. Giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc là tổng thể các yếu tố về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là hoạt động thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị, của Đảng, Nhà nước trong đó trực tiếp nhất là chủ thể quân đội. Xu hướng, chất lượng hiệu quả phát huy không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của giáo dục mà còn phụ thuộc vào sự “định hướng”, “kích thích” sự “tự giáo dục” hướng tới nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân trong quân đội. 1.2.2. Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị phụ thuộc vào sự thống nhất môi trường văn hóa quân sự với môi trường chính trị quân sự Tiếp cận theo nghĩa rộng, môi trường quân sự bao gồm: môi trường chính trị quân sự, môi trường văn hóa quân sự, môi trường kỹ thuật quân sự trong đó sự thống nhất môi trường chính trị quân sự và môi trường văn hóa quân sự là cơ sở quyết định trực tiếp nhất tác động đến chủ thể quân sự và việc phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Sự thống nhất bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chính trị và nhân văn trong mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Đó là sự biểu hiện tính chất đậm nhân văn của môi trường chính trị quân sự và môi trường văn hóa quân sự theo định hướng chính trị cách mạng sâu sắc. Môi trường chính trị quân sự đậm tính nhân văn quy định mức độ hiệu quả phát huy các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Tính chất nhân văn của môi trường này không chỉ là nền tảng cho sự kế thừa và phát triển các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc mà còn làm nên các giá trị về mặt chính trị của quân đội ta. Đặc trưng giá trị chính trị đậm tính nhân văn, dân chủ, tiến bộ quy định nhận thức, sự tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị và các thiết chế chính trị vào việc lựa chọn và thúc đẩy biện pháp phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Môi trường chính trị quân sự gắn bó, bện chặt không tách rời và luôn thống nhất với môi trường văn hóa quân sự. Môi trường chính trị quân sự cũng là đường dẫn, là sự thể hiện của định hướng xây dựng quân đội về chính trị quy định bản chất và những nội dung cốt lõi của môi trường văn hóa quân sự từ đặc trưng giá trị, thiết chế, quan hệ và các hình thái hoạt động văn hóa quân sự. Đến lượt mình, môi trường văn hóa quân sự tôn vinh giá trị truyền thống theo định hướng chính trị nhân văn quy định vai trò của giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đối 12 với hiện tại; là không gian để giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc khẳng định giá trị, thâm nhập, lan tỏa, nuôi dưỡng, phát triển những giá trị mới; là cơ sở, điều kiện để chuyển hóa giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc thuộc về cái khách quan thành yếu tố chủ quan; quy định chất lượng tuyên truyền, giáo dục giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Sự thống nhất về định hướng chính trị cách mạng của môi trường văn hóa quân sự ở các đơn vị của quân đội với các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc là cơ sở nâng cao chất lượng xâm nhập, chuyển hóa của các giá trị truyền thống đó vào nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ của các chủ thể, tạo không gian sống, tồn tại và phát triển thuận lợi cho các chủ thể phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. 1.2.3. Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị phụ thuộc vào tính tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể Phát huy là quá trình thống nhất giữa cái khách quan của mối quan hệ giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, với cái chủ quan là sự nhận thức, tác động của các chủ thể vào quá trình này. Sự tác động của các chủ thể nếu tích cực, tự giác nhận thức đúng quy luật khách quan sẽ thúc đẩy hoạt động phát huy sáng tạo có hiệu quả, ngược lại nếu chủ thể không tích cực, tự giác và tác động không tuân theo quy luật khách quan thì sẽ không kích thích tính sáng tạo, không phát huy, thậm chí còn kìm hãm, hạn chế sự vận động của khách quan. Tính tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể biểu hiện trong khai thác các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của các chủ thể; trong chuyển hóa các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào nhận thức của các chủ thể; chuyển hóa từ nhận thức giá trị nhân văn quân sự truyền thống vào hình thành thái độ tự hào, động cơ, ý chí của các chủ thể và chuyển hóa từ thái độ tự hào, động cơ, ý chí đúng đắn thành hành vi ứng xử theo giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc hằng ngày. Kết luận chương 1 Giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc: trọng tự vệ, chính nghĩa; quý trọng con người; trọng tâm công; trọng hòa mục, giữ hòa hiếu là động lực tinh thần to lớn tạo nên sức mạnh của hoạt động quân sự xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Sức mạnh và giá trị của nó thể hiện trên nhiều phương diện đặc biệt đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là yêu cầu khách quan, sự đòi hỏi của thực tiễn xây dựng quân đội trong tình hình mới, là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong quân đội. Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị phụ thuộc vào những vấn đề có tính quy luật cơ bản như: tính quy luật về sự kế thừa và giáo dục; phụ thuộc vào tính tích cực, tự giác, sáng tạo của các chủ thể; phụ thuộc vào môi trường hiện thực hóa quá trình này. 13 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ CHÍNH TRỊ HIỆN NAY 2.1. Tình hình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay 2.1.1. Thực trạng nhận thức giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay Đa số các chủ thể đã có những hiểu biết tương đối đầy đủ, đồng đều về giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Đặc biệt các chủ thể lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, đội ngũ cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên các cấp đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò của giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Tuy nhiên, sự nhận thức đó chưa toàn diện, đầy đủ và ở các chủ thể là hạ sĩ quan, binh sĩ, các chủ thể ở lứa tuổi thanh niên, một số chủ thể ở các đơn vị hoạt động phân tán, độc lập còn có hiện tượng mơ hồ, xem nhẹ các giá trị truyền thống. Những biểu hiện cụ thể của giá trị nhân văn như: “lòng yêu thương”, “mình vì mọi người”; “khoan dung”, “hy sinh vì người khác”,,, chưa được đề cao. 2.1.2. Thực trạng thái độ, động cơ, ý chí và hành vi ứng xử theo giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc Trên cơ sở nền tảng nhận thức, hầu hết cán bộ, binh sĩ đã có sự chuyển hóa tích cực từ nhận thức thành thái độ, động cơ, ý chí, niềm tự hào với các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, với các giá trị truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại đa số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp lựa chọn sự nghiệp quân ngũ từ tình cảm yêu quý, trân trọng giá trị của “Bộ đội Cụ Hồ”, động cơ phấn đấu phấn đấu đúng đắn. Phần lớn các chủ thể đã có thái độ tích cực đấu tranh bảo vệ giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc và sự đề kháng, phản kháng, phê phán mạnh mẽ với thái độ phủ nhận, hành vi mang phản nhân văn của những người xung quanh, của đồng đội. Quá trình phát huy đã tạo được sự chuyển hóa tích cực các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc từ thái độ, động cơ, ý chí thành hành vi ứng xử thực tiễn của các chủ thể. Sự chuyển hóa tích cực trên tất cả các nội dung, các lĩnh vực và với mọi chủ thể trong quân đội, nhìn tổng thể đó là hành vi tôn vinh giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Đó là sự chuyển hóa vào hình thành quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; là sự chuyển hóa thái độ, động cơ, niềm tự hào giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc thành hành vi được biểu hiện bằng các hành động ứng xử đậm nhân văn trong thực tiễn hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong công tác và sinh hoạt hằng ngày của từng cá nhân. Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả của quá trình này chưa thực sự đồng đều và mang tính vững chắc. Một số cán bộ, binh sĩ có nhận thức đầy đủ nhưng chưa chuyển hóa thành thái độ, động cơ và hành vi ứng xử mang tính nhân văn, hoặc có 14 chuyển hóa nhưng chưa rõ nét. Tình cảm gắn bó, yêu thương giữa cán bộ, binh sĩ ở cá biệt một vài đơn vị chưa tốt, quan hệ mang tính thực dụng, nặng về lợi ích, thiếu tình người, còn trường hợp quân phiệt, phản nhân văn. Mặt khác, thái độ, động cơ và hành vi ứng xử giữa các chủ thể, giữa các lứa tuổi chưa thực sự vững chắc và đồng đều. Một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ chưa thực sự chuyển biến tốt. 2.1.3. Thực trạng chuyển biến chất lượng, hiệu quả xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trên thực tiễn từ phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc hiện nay Trong những năm qua, tình hình chính trị, tư tưởng của cán bộ, binh sĩ cơ bản ổn định; có nhận thức đầy đủ và tích cực thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội, đơn vị. Đó là một phần quan trọng của kết quả cơ bản, tích cực phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào hoạt động xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn có những biểu hiện đáng lo ngại về nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, binh sĩ mà nguyên nhân là từ hạn chế của nền tảng giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. 2.1.4. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay * Nguyên nhân của những ưu điểm Thứ nhất, nhận thức sâu sắc vai trò giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đối với xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp đã chú trọng tiến hành các hoạt động kế thừa, phát triển và giáo dục các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; Thứ hai, Sự thống nhất của môi trường văn hóa và chính trị ở các đơn vị là cơ sở hiện thực hóa quá trình phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị; Thứ ba, sự tích cực, tự giác của các chủ thể trong tiếp nhận, chuyển hóa giá trị nhân văn quân sự truyền thống vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị là nguyên nhân quyết định việc chuyển hóa cái khách quan thành cái chủ quan. * Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở một số đơn vị còn biểu hiện chủ quan, đơn giản; chưa coi trọng và tập trung đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo kế thừa, phát triển và giáo dục các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc; Thứ hai, hoạt động xây dựng môi trường nhằm hiện thực hóa quá trình phát huy chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng chưa đồng đều, sự gắn kết với giữa môi trường văn hóa quân sự và môi trường chính trị quân sự chưa chặt chẽ; Thứ ba, chất lượng nguồn vào của một số đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ còn hạn chế, thái độ, động cơ phấn đấu thiếu tích cực, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc tự nâng cao nhận thức, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào thành thái độ, động cơ thực hiện nhiệm vụ chính trị không cao. 15 2.2. Dự báo những nhân tố tác động đến phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị 2.2.1. Dự báo những nhân tố tác động đến mục đích phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Mục đích phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong thời gian tới sẽ tiếp tục chịu sự tác động to lớn của tình hình quốc tế, trong nước và sự tác động của tất cả các mặt, các lĩnh vực nhất là toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, truyền thông. Sự tác động đó trong thời gian tới vừa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nhu cầu phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị, mà trực tiếp là nhu cầu định hướng chính trị và nhu cầu tiếp nhận các giá trị nhân văn quân sự từ truyền thống của dân tộc. 2.2.2. Dự báo những nhân tố tác động đến nội dung phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Nội dung phát huy của quá trình này là khơi dậy, lan tỏa, nhân thêm tác dụng của giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học, quốc phòng-an ninh trong nước và quốc tế đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nội dung phát huy theo cả hai chiều hướng trân trọng, kế thừa phát triển và chiều hướng hạ thấp, xem nhẹ, coi thường quay lưng lại với giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc. Tác động tích cực sẽ khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cái cốt tinh thần nhân văn, rèn luyện bản lĩnh văn hóa trong giao lưu, ứng xử, tiếp thu với các nền văn hóa nhân loại. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan tỏa tác dụng, ý nghĩa của các giá trị nhân văn quân sự truyền thống trong tình hình mới. Song những hạn chế, tiêu cực từ các nhân tố sẽ tác động khiến quân đội thiếu đi nền tảng nhân văn. Các giá trị truyền thống dễ bị hạ thấp, lu mờ thay vào đó là các giá trị hiện đại theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Tác động đó vừa gián tiếp, vừa trực tiếp đến đời sống tinh thần của cán bộ, binh sĩ dễ làm phai mờ các giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. 2.2.3. Dự báo những nhân tố tác động đến phương thức phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_huy_gia_tri_nhan_van_quan_su_truyen_thong_cua_dan_toc_trong_xay_dung_quan_doi_nhan_dan_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan