Các rào cản kỹ thuật liên tục được dựng lên và được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ
sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; trên thực
tế đã xảy ra các cuộc chiến mậu dịch đối với các sản phẩm chăn nuôi
đại gia súc của các thị trường lớn ngày càng nhiều,
Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng
khan hiếm và giá bán liên tục tăng (dự báo đến năm 2050 giá tăng ít
nhất gấp 2,0 lần năm 2010), trong khi chi phí thấp lại tiếp tục giảm.
Địa bàn và không gian dành cho phát triển chăn nuôi đại gia súc
bị thu hẹp do gia tăng diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp, sa mạc hóa, ngập úng bởi nước biển dâng và
xâm nhập mặn
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, trong khuôn khuôn khổ luận án này, NCS giới hạn đối tượng
nghiên cứu đại gia súc bao gồm các con vật chính của hộ chăn nuôi:
trâu, bò và lợn.
1.3.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc
Phát triển chăn nuôi đại gia súc là quá trình vận động ngày càng
tốt hơn, tiến bộ và hoàn thiện hơn cả của hoạt động sản xuất này trên
tất cả các mặt của nó. Phát triển chăn nuôi đại gia súc thể hiện gia
tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi cùng với tổ chức sản xuất và
phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội bằng cách
tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc.
1.3.3. Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc
Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi cao và ổn định
Cơ cấu chăn nuôi thay đổi hợp lý và hiệu quả
Huy động và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi hiệu quả
Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc theo hướng hiện đại
Hiệu quả chăn nuôi đại gia súc được nâng cao
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc
7
Tài nguyên thiên nhiên; Yếu tố vốn; Yếu tố Lao động; Yếu tố
công nghệ; Quy hoạch và chính sách; Cơ sở hạ tầng; Thị trường tiêu
thụ sản phẩm; Một số yếu tố khác dưới góc độ vi mô.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Bình Định có tọa độ địa lý từ 103036’30” đến 109018’15”
kinh độ Đông và từ 13030’45” đến 14042’15” vĩ độ Bắc. Nằm ở phía
Đông dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
Thời kỳ 2001 - 2016 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng công nghiệp, song tốc độ chuyển dịch chậm và chưa
phát huy vai trò của khu vực thương mại dịch vụ. Sau 16 năm, đến
năm 2016: tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng: 10,14%,
thương mại - dịch vụ giảm 2,36%, khu vực nông lâm ngư nghiệp
giảm 7,79% chiếm 27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư
nghiệp của cả nước chiếm 20,58%).
Tổng số lao động đang làm việc năm 2016 là 924 nghìn người
(chiếm 60,59% dân số toàn tỉnh); trong đó lao động khu vực nông
lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 74,64% (năm 2001) xuống còn
64,70% (năm 2005) và xuống 49% (năm 2016); cơ cấu lao động khu
vực này của tỉnh cao hơn so với bình quân chung cả nước (năm 2016
cả nước 42%).
2.1.3. Đánh giá chung
Những thuận lợi
Vị trí địa lý kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chăn
nuôi của Bình Định tiêu thụ ở các tỉnh trong vùng Duyên hải nam
Trung Bộ và nhất là TP. Hồ Chí Minh nơi có sức tiêu thụ thực phẩm
(thịt, trứng, sữa) lớn nhất cả nước.
Với điều kiện về đất đai, khí hậu... kể trên khá thuận lợi cho
ngành chăn nuôi phát triển, phù hợp trồng các loại cây thức ăn gia
súc và các giống cỏ cao sản; đồng thời, so sánh với điều kiện sinh lý
8
của các loại vật nuôi nhiệt đới cho thấy thích hợp cho sinh trưởng
phát triển. Tuy nhiên, khí hậu nóng kết hợp với độ ẩm cao (70 -
87%) ít thích hợp nuôi bò sữa giống HF thuần (phát triển tốt nhất ở
điều kiện nhiệt độ 18 – 200C và độ ẩm 60 - 75%); ngoài ra cũng tạo
môi trường để các mầm bệnh phát triển và lưu trú, khi có điều kiện
dễ phát sinh dịch bệnh. Thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô
và mùa khô sang mùa mưa là thời điểm thời tiết giao mùa cũng dễ
làm cho gia súc - gia cầm mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng
quy trình kỹ thuật.
Bình Định là một trong số ít tỉnh có đủ các loại hình giao thông,
thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Nằm ở vị trí địa lý
thuận lợi, là nơi giao thoa các vùng miền: Tây nguyên và các tỉnh
trong cả nước; Campuchia, Lào và Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi
để mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học và công nghệ ở trong nước,
trong khu vực và quốc tế.
Những hạn chế và khó khăn
Bình Định có địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn đã gây
không ít khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là trong bố
trí phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi
nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Tỉnh là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu: hàng
năm lũ, lụt, bão, hạn hán, sa bồi thủy phá, nhiễm mặn,... đã gây thiệt
hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Những năm qua thường xuyên giá cả đầu vào và đầu ra của
ngành chăn nuôi luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người
sản xuất, đã ảnh hưởng đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.
Thu nhập bình quân/người trên địa bàn tỉnh thời gian qua có sự
gia tăng đáng kể, song so với yêu cầu phát triển sản xuất thì đời sống
của người dân nhất là ở khu vực nông thôn còn gặp không ít khó
khăn, phần nào đã ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển sản xuất.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
Cách tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết
vấn đề, đó là : Cách tiếp cận hệ thống; Cách tiếp cận kinh tế học
phát triển; Cách tiếp cận vĩ mô; Cách tiếp cận theo vùng; Cách tiếp
cận có sự tham gia của nhiều bên
9
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1. Chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định đã có sự phát
triển khá nhanh nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, giá trị gia tăng
thấp.
Giả thuyết 2. Dưới góc độ vĩ mô: Các yếu tố nguồn lực vốn vật
chất, vốn con người, lao động, thiên nhiên có tác động tích cực tới sự
phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định. Các nhân tố như
chính sách phát triển chăn nuôi, hạ tầng cơ sở có ảnh hưởng khá tốt,
quy hoạch phát triển, công tác khuyến nông, thú y và các dịch vụ hỗ
trợ khác ảnh hưởng chưa cao.
Giả thuyết 3. Góc độ vi mô: Các yếu tố tài sản cố định, giống,
thức ăn thô, diện tích cây hàng năm của hộ, vốn con người có tác
động tích cực và thực ăn tinh có tác động nghịch tới sự phát triển
chăn nuôi đại gia súc .
2.2.2. Phương pháp phân tích
Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi đại gia súc là một lĩnh vực
trong nông nghiệp với những đặc điểm gắn với điều kiện tự nhiên
nên phương pháp phân tích cần có sự lựa chọn cho phù hợp. Nhưng
trong phần nghiên cứu này chủ yếu là phân tích định tính vì những số
liệu thứ cấp chỉ cho phép như vậy. Các phương pháp phân tích bao
gồm: Phương pháp diễn dịch trong suy luận; Phương pháp quy nạp
trong suy luận; Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp phân
tích thống kê mô tả; Phân tích so sánh; Phân tích chuỗi thời gian;
Mô hình kinh tế lượng
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
đã nêu ở trên là cơ sở để xác định phương pháp thu thập số liệu cần
thiết. Đó là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp.
10
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC
TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc
Bảng 3.1. Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc
(Đơn vị tính: tỷ đồng, giá 2010)
Nội dung 1991 2000 2010 2015 2016
GTSX NN theo nghĩa hẹp
5.076 6.339,2 10.615,5 13.159,4 13.554,2
GTSX chăn nuôi gia súc 443,8 814,8 2.674,4 3.896,4 4.111,3
GTSX chăn nuôi trâu 4,0 13,0 28,3 43,3 46,1
GTSX chăn nuôi bò 200,3 375,8 816,3 1.347,4 1.405,2
GTSX chăn nuôi lợn 236,1 414,8 1.805,7 2.468,9 2.620,9
GTSX ĐGS khác 3,4 11,1 24,1 36,8 39,2
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh
Bình Định)
Nhìn chung, sự tăng trưởng sản lượng chăn nuôi ĐGS của
Bình Định khá nhanh, tuy biến động nhưng đã vượt quy hoạch. Năng
lực sản xuất chăn nuôi tăng nhanh và mất cân đối với khả năng hệ
thống hạ tầng, đất đai cho chăn nuôi, năng lực chế biến, bảo quản
và hệ thống dịch vụ cho chăn nuôi. Điều này như nguyên nhân khiến
sự phát triển chủ yếu về quy mô nhưng kém hiệu quả.
3.2. Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định
Trong ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Định, chăn nuôi ĐGS giữ
vai trò quan trọng. Tỷ trọng của ngành này chiếm khá cao. GTSX
chăn nuôi ĐGS chiếm 65,6 % năm 1991, là 66,87% năm 2000, là 60
% năm 2010 và năm 2016 là 61,43%. Trong giai đoạn 1991-2010 tỷ
trọng GTSX chăn nuôi ĐGS giảm 5,59% và 1991-2016 chỉ là -4,18
%. Tuy tỷ trọng có giảm dần nhưng tỷ trọng của chăn nuôi đại gia
súc vẫn chiếm khoảng hơn 60% GTSX ngành chăn nuôi.
Trong GTSX chăn nuôi đại gia súc, tỷ trọng của chăn nuôi bò,
lợn chiếm gần như tuyết đối, hiện đang ở mức gần 98%. Chăn nuôi
trâu chỉ khoảng hơn 1% và các gia súc khác chưa tới 1%.
Xu thế chuyển dịch cơ cấu theo GTSX đang cho thấy, tỷ
trọng GTSX của chăn nuôi trâu tăng nhẹ, đàn lợn tăng nhanh trong
giai đoạn 1991-2016, và tỷ trọng GTSX của chăn nuôi bò giảm dần.
11
Về cơ bản cơ cấu ĐGS của tỉnh Bình Định thay đổi rất chậm và
chất lượng chuyển dịch cũng thấp. Hệ số cosφ và góc φ – góc chuyển
dịch cơ cấu rất nhỏ. Từ 1986- 2016 hệ số cosφ = 0,9999188 và góc φ
= 0,729 độ.
Bảng 3.6. Thay đổi tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc trong GTSX
ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định
Đơn vị tính: (%)
Nội dung 1986 1991 2000 2010 2016
2010/
1991
2016/
1991
Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi
GTSX ngành
chăn nuôi
100 100 100 100 100
GTSX chăn
nuôi ĐGS
67,2 65,60 66,87 60,02 61,43 -5,59 -4,18
Cơ cấu GTSX chăn nuôi ĐGS
GTSX chăn
nuôi ĐGS
100 100 100 100 100
GTSX chăn
nuôi Trâu
1,1 0,91 1,60 1,06 1,12 0,15 0,22
GTSX chăn
nuôi bò
46,6 45,13 46,13 30,52 34,18 -14,60 -10,95
GTSX chăn
nuôi heo
52,2 53,20 50,91 67,52 63,75 14,32 10,55
GTSX gia súc
khác
0,1 1,36 0,90 0,95 0,95 0,13 0,18
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Tỉnh Bình Định
và Sở NN&PTNT Tỉnh Bình Định)
Như vậy có thể rút ra một số đánh giá sau:
Về cơ cấu và CDCC giá trị sản xuất:
Chăn nuôi ĐGS là ngành sản xuất có vai trò quan trọng nhất
trong chăn nuôi của tỉnh Bình Định, hiện vẫn chiếm hơn 60% GTSX
chăn nuôi. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng
của tỉnh để phát triển ngành chăn nuôi này. Trong cơ cấu GTSX đại
gia súc, chăn nuôi lợn và bò chiếm tuyệt đối hay vai trò chủ yếu,
chăn nuôi trâu không đáng kể. Xu thế chính hiện nay là tỷ trọng chăn
12
nuôi lợn tăng dần, tỷ trọng đàn trâu tăng nhẹ và chăn nuôi bò giảm
dần.
Về cơ cấu đàn theo địa bàn
Cơ cấu và CDCC theo đàn ĐGS đang theo thay đổi khá tích
cực. Xuất hiện xu hướng hình thành các vùng chuyên môn hóa chăn
nuôi tập trung ở tỉnh. Đó là vùng chuyên canh chăn nuôi bò và vùng
chuyên canh chăn nuôi lợn. Vùng chuyên canh chăn nuôi bò sẽ thuộc
các huyện miền núi, nơi có tiềm năng phát triển còn nhiều. Vùng
chuyên môn hóa chăn nuôi lợn lại tập trung ở các huyện đồng bằng
ven biển của tỉnh. Việc hình thành vùng chuyên canh sẽ thuận lợi
hơn cho việc huy động, phân bổ nguồn lực và phân bố sản xuất trong
chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa cũng như tổ chức chăn nuôi
theo chuỗi. Đồng thời cũng là cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng và
công nghiệp chế biến.
3.3. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi
đại gia súc
Thứ nhất, diện tích đất dành cho chăn nuôi đại gia súc có tăng
nhưng khá còn thấp, quy mô đàn bò tăng nhanh hơn nhiều so với
nguồn cung thức ăn. Đây là sự mất cân đối sẽ hạn chế sự phát triển.
Thứ hai, vốn đầu tư được huy động cho ngành này tăng liên tục
đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả sử dụng
vốn khá tuy nhiên tăng không đều và hiệu quả đầu tư đang giảm.
Khả năng huy động vốn của hộ chăn nuôi đại gia súc cao nhưng
chênh lệch khá lớn, nguồn vốn vẫn chủ yếu là vốn tự có, vốn vay còn
rất thấp.
Thứ ba, lao động được dành cho chăn nuôi đại gia súc tăng
những năm qua, chất lượng lao động được cải thiện nhưng vẫn còn
thấp, năng suất lao động tăng, trang bị cho lao động cũng tăng nhưng
mức độ cải thiện chất lượng lao động còn chậm.
3.4. Tổ chức sản xuất và chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc
Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy tổng số trang trại của tỉnh
năm 2011 chỉ có 14 trang trại chăn nuôi và năm 2016 là 111 trang
trại chăn nuôi. Trong đó có 99 trang trại nuôi lợn, còn lại là chăn
nuôi hỗn hợp trâu, bò. Tuy nhiên phần lớn là chăn nuôi hỗn hợp gồm
không có trang trại chuyên môn hóa nuôi bò hay trâu. Vì vậy tổ chức
chăn nuôi đại gia súc chủ yếu theo hộ gia đình, trang trại và gia trại.
13
3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ĐGS
Thị trường tiêu thụ gồm (i) thị trường địa phương gồm các chợ,
cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh; (ii) Thị
trường các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng và địa phương lân cận; (iii) Xuất khẩu chủ yếu đi Trung Quốc.
Theo đó, thị trường nội tỉnh tiêu thụ khoảng 40%. Thị trường các
thành phố lớn khoảng 40% và thị trường xuất khẩu 20%.
3.6. Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn
nuôi đại gia súc
Năng suất vốn chung của các hộ chăn nuôi thể hiện trên bảng
3.20 Năng suất vốn của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi heo.
Các hộ chăn nuôi bò sẽ thu được 4,27 đồng và hộ chăn nuôi heo thu
được 3,28 đồng giá trị sản xuất khi bỏ ra chi phí 1 đồng. Tương tự
như vậy giá trị gia tăng trên mỗi đồng chi phí lần lượt của chăn nuôi
bò và heo lần lượt là 3,27 và 2,19. Thu nhập hỗn hợp trên mỗi đồng
chi phí lần lượt của chăn nuôi bò và heo là 3,22 và 2,10.
Về năng suất lao động, số liệu trên bảng 3.20 cho thấy mỗi lao
động chăn nuôi của hộ chăn nuôi bò tạo ra 48.099,4 ngàn đồng GO;
36.838,4 ngàn đồng giá trị gia tăng và 36.272,2 ngàn đồng thu nhập
hỗn hợp. Các con số này của hộ chăn nuôi heo lần lượt là 48.824,5,
32.565,9 và 31.198,8 ngàn đồng. Như vậy năng suất lao động của
chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi heo.
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC
4.1. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại
gia súc bằng số liệu vĩ mô
4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mô
hình kinh tế lượng
Tăng trưởng yếu tố vốn sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất
chăn đại gia súc. Hệ số hồi quy ở đây bằng +0,3523. Điều này hàm ý
rằng vốn sản xuất trong ngành này tăng 1% sẽ thúc đẩy GTSX chăn
nuôi đại gia súc tăng 0,3523%.
Nếu tăng lao động vào chăn nuôi đại gia súc sẽ thúc đẩy tăng
trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc Với hệ số hồi quy như bảng 3.3
gợi ý rằng khi các nhân tố khác không đổi nếu lao động vào các
14
ngành này tăng 1% sẽ làm cho GTSX chăn nuôi đại gia súc tăng
trưởng +2,2897 %.
Vốn con người có tác động tích cực tới tăng trưởng GTSX của
chăn nuôi đại gia súc. Hệ số hồi quy là 0,0427 hàm ý rằng nếu các
yếu tố khác không đổi, nế tỷ lệ lao động qua đào tạo với lao động
ngành này thì GTSX sẽ tăng 0,0427%.
Yếu tố thời tiết ở đây khá thuận lợi nên đã kích thích tăng
trưởng GTSX của ngành này. Yếu tố này có hệ số hồi quy là
+0,34722 hàm ý rằng nhiệt độ tăng 1% trong khoảng từ 26-28 độ C
thì tăng trưởng GTSX là 0,3422%.
Kết quả này cũng cho thấy yếu tố lao động bao gồm cả số lượng
và chất lượng có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của ngành này.
4.1.2. Các nhân tố có liên quan khác
Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi
Công tác quy hoạch đã có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành
chăn nuôi này như bảo đảm tăng trưởng đàn và cơ cấu đàn. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện như nâng cao chất lượng
quy hoạch để hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, thúc đẩy sự
phát triển hệ thống giết mổ. Đồng thời phải làm tốt công tác tuyên
truyền và quản lý quy hoạch.
Ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi
Như vậy về cơ bản các chuyên gia đánh giá chính sách phát triển
chăn nuôi đại gia súc đã có tác động khá tốt tới sự phát triển ngành
chăn nuôi này. Theo đó về cơ bản là đủ chính sách cho phát triển, đã
góp hỗ trợ giống vật nuôi và giúp giải quyết khó khăn về vốn. Tuy
nhiên chính sách vẫn chưa phát huy tác động như mong muốn, chưa
giúp cải thiện vấn đề đầu ra, phát triển công nghiệp chế biến, chưa
tạo ra động lực để thu hút đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc
Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở
Theo ý kiến của các chuyên gia mức ảnh hưởng của hạ tầng giao
thông và truyền thông khá trong khi hạ tầng thương mại và chế biến
giết mổ ảnh hưởng thấp. Nghĩa là cần định hướng lại sự phát triển hạ
tầng thương mại phục vụ tốt giải quyết đều ra cho chăn nuôi và tập
trung nhiều nỗ lực hơn để phát triển hạ tầng chế biến và giết mổ gia
súc.
15
Ảnh hưởng của công tác khuyến nông
Như vậy công tác khuyến nông chăn nuôi đại gia súc đã góp
phần cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi tuy nhiên vẫn
còn chưa Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an
toàn vệ sinh và cắt giảm chi phí chăn nuôi.
Ảnh hưởng của công tác thú y
Rõ ràng công tác thú y cần phải hoàn thiện hơn về quản lý thuốc
thú y, tiêu chuẩn thức ăn cũng như cải tạo và xây dựng chuồng trại
và hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn.
Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác
Như vậy cải thiện dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi là nhiệm vụ rất quan
trọng nhất trong đó dịch vụ hỗ trợ tìm đầu ra hỗ trợ thông tin thị
trường là quan trọng nhất. Các dịch vụ này sẽ góp phần giúp người
chăn nuôi có thể hoạch định chiến lược chăn nuôi tốt và hiệu quả.
4.2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại
gia súc bằng số liệu vi mô
Biến phụ thuộc giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS - lngo
Biến độc lập Hệ số ước lượng
(I) (II)
lngiong
0,11**
(0,04)
0,21***
(0,05)
lntatho
0,24***
(0,060
0,19***
(0,06)
lndtcayhangnam
0,20*
(0,10)
0,23**
(0,10)
lntscd
0,22***
(0,06)
0,18***
(0,06)
hh
0,04*
(0,02)
0,047**
(0,02)
DD
0,41***
(0,13)
Tung độ gốc
3,82***
(0,98)
3,35***
(0,95)
R- sq 0,4518 0,4518
Breusch-Pagan / Cook-
Weisberg test for
Điều chỉnh bằng
lệnh robust
Điều chỉnh bằng
lệnh robust
16
heteroskedasticity
Durbin-Watson 1,116 1,116
Vif < 3 < 3
N 175 175
Prob>F 0,000 0,000
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%,
5% và 10%
(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả các kiểm định này đều cho thấy cả hai lần ước lượng
đều có ý nghĩa thống kê, nhưng ở đây sẽ dùng kết quả của lần có
biến giả DD để đánh giá, tuy nhiên cũng sẽ so sánh với kết quả lần
đầu.
Có thể sử dụng kết quả để đánh giá như sau:
Chi phí con giống có tác động dương, hệ số hồi quy là 0,21, điều
này có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí mua con
giống tăng 1% thì kết quả sản xuất sẽ tăng 0,21%, kết quả này hàm ý
rằng chi phí mua giống cao hơn gắn với chất lượng tốt hơn thì kết
quả sẽ tốt hơn, đồng thời khi so sánh với kết quả lần đầu cho thấy với
những chủ hộ có kinh nghiệm hơn thì sẽ giảm sự phụ thuộc vào chất
lượng con giống,
Chi phí thức ăn thô có hệ số hồi quy là +0,19, hay tác động tích
cực tới kết quả sản xuất, khi các yếu tố khác cố định, chi phí thức ăn
thô tăng 1% thì kết quả sản xuất tăng 0,19%, điều này cũng hàm ý sử
dụng phụ phẩm chăn nuôi rẻ hơn và hiệu quả hơn, nếu biết sơ chế sẽ
càng tốt hơn, và những chủ hộ có kinh nghiệm chăn nuôi biết chế
biến tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và tự nhiên sẽ cho kết quả cao
hơn.
Biến diện tích cây hàng năm của hộ gia đình có tác động dương
với hệ số hồi quy là 0,23, như vậy khi diện tích này của hộ gia chăn
nuôi tăng 1% thì kết quả sản xuất của họ tăng 0,23%, Như vậy diện
tích cây trồng hàng năm tăng hộ sẽ có thêm nguồn cung cấp thức ăn
cho đại gia súc và thúc đẩy tăng kết quả sản xuất.
Biến giá trị TSCĐ có hệ số hồi quy là +0,18 cũng cho thấy tác
động thuận từ đây và hàm ý rằng đầu tư vào tài sản cố định như
chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi sẽ thúc đẩy tăng kết quả sản
xuất,
17
Vốn con người có tác động dương và hệ số hồi quy là +0,047 ,
Như vậy với các chủ hộ có kinh nghiệm và kiến thức cao hơn thì kết
quả sản xuất cũng tốt hơn.
Biến giả đại diện cho chăn nuôi bò có ý nghĩa thống kê với hệ số
hồi quy là 0,41, Điều này hàm ý rằng khi các yếu tố khác không thay
đổi thì kết quả chăn nuôi bò cao hơn chăn nuôi ĐGS là 0,41%.
Chương 5
ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI ĐẠI GIA SÚC TỈNH BÌNH ĐỊNH
5.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên
quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định
5.1.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới
Các cơ hội
Cầu sản phẩm chăn nuôi đại gia súc trên thế giới sẽ tăng đáng
kể do: dân số tăng từ 6 tỷ người vào năm 2010 sẽ lên 9 tỷ người vào
năm 2040, bình quân thu nhập đầu người tăng, nhất là ở những nước
đang phát triển.
Chính phủ các nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, trong đó
có ngành chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng, nhằm đảm
bảo an ninh lương thực - thực phẩm toàn cầu và từng quốc gia.
Cầu các sản phẩm chăn nuôi đại gia súc chất lượng cao và đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tăng, trên thực tế cung luôn không
đủ cầu.
Thách thức
Biến đổi khí hậu diễn biến rất phức tạp, các yếu tố thời tiết cực
đoan xuất hiện với tần suất ngày càng ngắn lại, mức độ ảnh hưởng
rộng, cường độ cao và thay đổi đột ngột (bão, lũ lụt, giá lạnh, xâm
nhập mặn, khô hạn - nắng nóng,...) đã ảnh hưởng đến quá trình chăn
nuôi cũng như việc sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc và hoạt
động sinh lý của đại gia súc.
Dịch bệnh gây hại cho đại gia súc xảy ra trên diện rộng, khó
kiểm soát, virus gây bệnh luôn có biến thể, kháng thuốc (điển hình
bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng,...). đặc biệt, khó ngăn chặn
dịch bệnh một cách triệt để.
Chăn nuôi thiếu kiểm soát đối với heo, bò nuôi trang trại tập
trung là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, trước hết là đất sản
18
xuất, nguồn nước, không khí, đầu tư xử lý tốn kém và sẽ làm tăng
giá thành sản phẩm nên không ít nhà đầu tư xây dựng công trình
chăn nuôi đại gia súc mang tính đối phó hoặc không vận hành.
Các rào cản kỹ thuật liên tục được dựng lên và được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ
sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; trên thực
tế đã xảy ra các cuộc chiến mậu dịch đối với các sản phẩm chăn nuôi
đại gia súc của các thị trường lớn ngày càng nhiều,
Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng
khan hiếm và giá bán liên tục tăng (dự báo đến năm 2050 giá tăng ít
nhất gấp 2,0 lần năm 2010), trong khi chi phí thấp lại tiếp tục giảm.
Địa bàn và không gian dành cho phát triển chăn nuôi đại gia súc
bị thu hẹp do gia tăng diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp, sa mạc hóa, ngập úng bởi nước biển dâng và
xâm nhập mặn.
5.1.2. Các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc
tỉnh Bình Định
Dự báo tình hình sản xuất và mậu dịch các sản phẩm chăn nuôi
đại gia súc trên thế giới
Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước
Dự báo nhu cầu thịt đại gia súc ở thị trường tỉnh Bình Định
Dự báo kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ và tiến bộ kỹ
thuật mới áp dụng vào phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc tỉnh
Bình Định đến năm 2030
Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi đại gia súc
tỉnh Bình Định
5.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định
5.2.1. Quan điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc
Tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các
nguồn lực, để phát huy vai trò của ngành chăn nuôi đại gia súc trong
nông nghiệp bình định, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ tốt
môi trường.
Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại trong
chăn nuôi, gia trại, trang trại công nghiệp.
Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi đại gia súc nhỏ lẻ, phân tán ở
hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý.
19
Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi đại gia súc liên kết
theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa
người chăn nuôi, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng
kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh
doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ gắn
với xây dựng nông thôn mới.
Chăn nuôi đại gia súc phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn
vệ sinh thực phẩm, kiểm soát và khống chế có hiệu quả các dịch
bệnh nguy hiểm. Trước hết là dịch lở mồm long móng gia súc, xây
dựng và công nhận một số vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
5.2.2. Định hướng phát triển
Chăn nuôi heo: Phát triển nhanh quy mô đàn heo theo phương
thức chăn nuôi gia trại, trang trại - công nghiệp ở nơi có điều kiện về
đất đai; đồng thời phát triển chăn nuôi heo đặc sản phù hợp với điều
kiện chăn nuôi của nông hộ ở một số địa phương miền núi.
Chăn nuôi bò: Tăng nhanh tỷ lệ đàn bò lai, Phát triển ở quy mô
thích hợp, quan tâm đến chất lượng con giống phù hợp với đặc điểm
về khí hậu thời tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên
tiến, để nâng cao năng suất sữa, đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong
chăn nuôi, Ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi, trung du có điều
kiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_chan_nuoi_dai_gia_suc_tren_dia_ba.pdf