Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hiện Thành phố đã và đang phát triển 19 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 4.100 ha, trong đó có 8 KCN chính. Thành phố đang triển khai xây dựng 3 khu công nghệ cao, cùng với đó là 110 cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch hơn 3.000 ha. Tính đến hết tháng 8/2016, các KCN đang hoạt động đã thu hút được 616 dự án (323 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI) với vốn đăng ký 5,22 tỷ USD, vốn đã giải ngân 3,28 tỷ USD, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore 293 dự án trong nước với vốn đăng ký 11.891 tỷ đồng (đã giải ngân được 7.168 tỷ đồng). Trong số các dự án FDI, nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Hoya, Meiko (Nhật Bản)

3.1.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì CNHT của Thành phố cũng đã hình thành và phát triển nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp Hà Nội. Trong giai đoạn những năm 2011 khi Chính phủ bắt đầu chú ý đến phát triển CNHT một số chính sách được ban hành để thúc đẩy phát triển CNHT.

CNHT trở thành một trong những nội dung chính đối với Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007). Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển CNHT, gồm: dệt-may, da - giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa chính thức về CNHT. Việt Nam vẫn thiếu một định nghĩa pháp lý về CNHT nên được hiểu khác nhau giữa các cơ quan Chính phủ.

Các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, nhân lực quy định trong nghị định này chưa thực sự mới, đã quy định ở trong các văn bản pháp quy khác. Hiện nay, chính sách cho ngành CNHT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng là rất nhiều, nhưng ít có giá trị thực tiễn để hỗ trợ phát triển CNHT.

Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT của Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cũng có nhiều Chương trình chính sách để cụ thể rõ các quy định của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của Thành phố. Năm 2011, Hà Nội đã có Chương trình 77 ban hành vào ngày 6/6/2011 là cụ thể hóa đường lối phát triển công nghiệp tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV. Chương trình đã đánh giá thực trạng và đề ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội là một trong rất ít tỉnh thành trong cả nước đã ban hành chính sách đặc thù cho CNHT, đó là Quyết định 143 ngày 7/1/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển CNHT của Hà Nội có nhiều nhưng vẫn còn một số hạn chế: (i) các hoạt động được thực hiện khá bị động, hoặc đang bị lồng ghép với các lĩnh vực khác, chưa có chiến lược tổng thể, định hướng rõ ràng về lĩnh vực, ngành nghề CNHT trọng điểm ưu tiên; (ii) công tác thông tin, phổ biến đến DN; (iii) chưa thực hiện các hoạt động hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý DN; (iv) hỗ trợ đổi mới công nghệ ít, sản phẩm hỗ trợ đổi mới chưa tham gia cung ứng cho các chuỗi sản xuất của các nhà lắp ráp lớn tại Việt Nam hay xuất khẩu; (v) thiếu các hoạt động xúc tiến, gắn kết DN CNHT với khách hàng, nhất là khách hàng FDI, các TĐĐQG đang đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.

 

docx27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư vào công nghiệp 38,3 50,6 50,4 57,4 65,1 9,2 Đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo 19,8 19,9 20,4 23,4 27,7 5,8 Đầu tư vào các ngành công nghiệp khác 18,5 30,7 30 34 37,4 12,4 Nguồn: [11] Hiện Thành phố đã và đang phát triển 19 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 4.100 ha, trong đó có 8 KCN chính. Thành phố đang triển khai xây dựng 3  khu công nghệ cao, cùng với đó là 110 cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch hơn 3.000 ha. Tính đến hết tháng 8/2016, các KCN đang hoạt động đã thu hút được 616 dự án (323 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI) với vốn đăng ký 5,22 tỷ USD, vốn đã giải ngân 3,28 tỷ USD, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore 293 dự án trong nước với vốn đăng ký 11.891 tỷ đồng (đã giải ngân được 7.168 tỷ đồng). Trong số các dự án FDI, nhiều dự án của các tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Hoya, Meiko (Nhật Bản) 3.1.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thì CNHT của Thành phố cũng đã hình thành và phát triển nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp Hà Nội. Trong giai đoạn những năm 2011 khi Chính phủ bắt đầu chú ý đến phát triển CNHT một số chính sách được ban hành để thúc đẩy phát triển CNHT. CNHT trở thành một trong những nội dung chính đối với Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007). Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển CNHT, gồm: dệt-may, da - giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa chính thức về CNHT. Việt Nam vẫn thiếu một định nghĩa pháp lý về CNHT nên được hiểu khác nhau giữa các cơ quan Chính phủ. Các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, nhân lực quy định trong nghị định này chưa thực sự mới, đã quy định ở trong các văn bản pháp quy khác. Hiện nay, chính sách cho ngành CNHT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng là rất nhiều, nhưng ít có giá trị thực tiễn để hỗ trợ phát triển CNHT. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT của Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội cũng có nhiều Chương trình chính sách để cụ thể rõ các quy định của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của Thành phố. Năm 2011, Hà Nội đã có Chương trình 77 ban hành vào ngày 6/6/2011 là cụ thể hóa đường lối phát triển công nghiệp tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV. Chương trình đã đánh giá thực trạng và đề ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp phát triển CNHT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội là một trong rất ít tỉnh thành trong cả nước đã ban hành chính sách đặc thù cho CNHT, đó là Quyết định 143 ngày 7/1/2014 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển CNHT của Hà Nội có nhiều nhưng vẫn còn một số hạn chế: (i) các hoạt động được thực hiện khá bị động, hoặc đang bị lồng ghép với các lĩnh vực khác, chưa có chiến lược tổng thể, định hướng rõ ràng về lĩnh vực, ngành nghề CNHT trọng điểm ưu tiên; (ii) công tác thông tin, phổ biến đến DN; (iii) chưa thực hiện các hoạt động hỗ trợ về nâng cao năng lực quản lý DN; (iv) hỗ trợ đổi mới công nghệ ít, sản phẩm hỗ trợ đổi mới chưa tham gia cung ứng cho các chuỗi sản xuất của các nhà lắp ráp lớn tại Việt Nam hay xuất khẩu; (v) thiếu các hoạt động xúc tiến, gắn kết DN CNHT với khách hàng, nhất là khách hàng FDI, các TĐĐQG đang đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo quy hoạch tổng thể phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Việt Nam sẽ tập trung phát triển 4 lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực linh kiện phụ tùng gồm các ngành linh kiện: kim loại, nhựa – cao su, điện – điện tử; lĩnh vực CNHT ngành dệt may; CNHT ngành da giày; lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, Hà Nội cũng đang ưu tiên phát triển 4 lĩnh vực CNHT như Việt Nam để tận dụng các lợi thế từ các chính sách ưu đãi phát triển DN CNHT của cả nước và tận dụng tiềm năng của vùng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước để thu hút đầu tư và phát triển CNHT. Các ngành ưu tiên cụ thể của Hà Nội đến năm 2020 (Bảng 3.3). Bảng 3.3. Các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp của Hà Nội Diễn giải Cơ khí chế tạo (máy nông nghiệp, máy công nghiệp, ô tô, điện tử,) Dệt may và da - giày Công nghiệp công nghệ cao Linh kiện phụ tùng Linh kiện kim loại (gồm cả khuôn gá) X Linh kiện nhựa – cao su X Linh kiện điện – điện từ X CNHT cho dệt may và da - giày Nguyên vật liệu (vải, da,) X Phụ liệu (cúc, chỉ máy, đế giày,) X Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao X X Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017 3.2.1. Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1.1. Phát triển về số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Theo ước tính năm 2017 Hà Nội có khoảng 729 DN tham gia vào CNHT, trong đó có 568 DN CNHT chế tạo với 3 nhóm khu vực cung ứng, 161 DN CNHT ngày dệt may và 04 DN CNHT ngành da - giày. Các DN CNHT mới bắt đầu tham gia vào sản xuất để cung ứng các sản phẩm cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thời gian qua ngành CNHT Hà Nội vẫn chưa thực sự phát triển so với tiềm năng, ngành CNHT mới dừng lại ở chế tạo, gia công các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng nhỏ, năng lực cạnh tranh của DN còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa, năng suất, chất lượng thấp so với nhiều nước trong khu vực. Tốc độ phát triển bình quân số lượng các DN CNHT của Hà Nội trong giai đoạn 2010 – 2017 là hơn 9%/năm, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là các DN CNHT ngành hoàn thiện sản phẩm dệt (gần 15%/năm); tiếp đến là ngành sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt; sản xuất sợi (hơn 13%/năm); số lượng các DN trong lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng tăng chậm hơn với mức tăng từ hơn 7% - hơn 9%/năm. Ngành da - giày cũng có số lượng DN tăng hơn 10%/năm, tuy nhiên số lượng các DN CNHT ngành da dày còn rất thấp (chỉ 4 DN tham gia vào ngành CNHT da - giày). Số DN CNHT tham gia vào lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các DN CNHT (chiếm khoảng 78%); các DN CNHT ngành dệt may và da - giày chỉ chiếm khoảng 22% tổng số DN CNHT của Hà Nội. Số DN tham gia và lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng khá lớn nên lĩnh vực này đóng vai trò chính trong phát triển CNHT của Hà Nội. Các sản phẩm linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện – điện tử, nhựa – cao su đã cung ứng được rộng rãi cho các lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, công nghiệp chế tạo trong Thành phố và các tỉnh lân cận, đồng thời xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị và hàm lượng chế biến, chế tạo trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của của Hà Nội. Một số lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng đã phát triển khá mạnh tại Hà Nội, đặc biệt là tại DN nội địa sản xuất khuôn mẫu; linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện, săm lốp các loại, Sản phẩm có chất lượng tốt, đạt yêu cầu của các công ty FDI và đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, đồng thời xuất khẩu sang các nước Đông Á, ASEAN và EU. Tuy nhiên, các DN CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là các DNNVV. Các DN CNHT đã có sự chuyển đổi khá nhanh về quy mô hoạt động. Hiện nay các DN CNHT có quy mô lớn, rất lớn trên địa bàn Thành phố hầu như chưa có. Các DN CNHT đang gặp khó khăn khi tiếp cận được với các công nghệ sản xuất mới, nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, sản phẩm với các công ty lớn, vì đối với các DN CNHT còn hạn chế khá nhiều về năng lực vốn, tài chính, nhân lực, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, Bảng 3.4. Quy mô của các DN công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: DN Chỉ tiêu 2011 2017 DN nhỏ DN vừa DN nhỏ DN vừa Tổng số 308 115 432 297 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 248 100 322 246 -        Ngành linh kiện cơ khí 143 49 194 104 -        Linh kiện điện tử 68 30 79 93 -        Linh kiện nhựa – cao su 37 21 49 49 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 58 15 107 50 -        Sản xuất sợi 23 6 42 19 -        Sản xuất vải dệt thoi 11 4 19 12 -        Hoàn thiện sản phẩm dệt 13 3 27 10 -        Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 11 2 19 9 3. Ngành da - giày 2 0 4 0 Nguồn: [12]; [85] Trong ngành CNHT hiện nay mức độ hoàn thiện của từng ngành, từng DN được chia làm 5 cấp độ khác nhau theo mức độ hoàn thiện tăng dần, ở cấp độ 1 là cấp độ mức độ DN đang sản suất sản phẩm đơn giản nhất, đến cấp độ 5 là cấp độ mà DN đã sản xuất được sản phẩm hoàn thiện tốt nhất, có thể cung cấp ngày sản phẩm cho ngành công nghiệp hạ tầng để hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, các DN CNHT của Hà Nội chủ yếu mới ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, tỷ lệ các DN CNHT ở cấp 4, cấp 5 là rất ít. 3.2.1.2. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp hỗ trợ Bảng 3.5. Phát triển số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) Tổng số 35895 36857 37619 38765 42039 46603 105,36 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 30895 31699 32303 33364 36573 41000 105,82 - Ngành linh kiện cơ khí 11053 11422 11749 12164 13475 15000 106,30 - Linh kiện điện tử 17103 17403 17649 18193 19985 22700 105,83 - Linh kiện nhựa – cao su 2739 2874 2905 3007 3113 3300 103,80 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 7842 8121 8382 8560 8713 8928 102,63 - Sản xuất sợi 4983 5139 5293 5372 5435 5568 102,24 - Sản xuất vải dệt thoi 2036 2103 2143 2198 2264 2298 102,45 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 589 618 657 689 702 735 104,53 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 234 261 289 301 312 327 106,92 3. Ngành da - giày 17 19 23 29 31 35 115,54 Nguồn: [12] Trong giai đoạn 2011 – 2016 số lượng lao động làm việc tại các DN CNHT không ngừng tăng lên từ gần 36 nghìn lao động năm 2011 lên hơn 46 nghìn lao động năm 2016. Số lượng lao động làm việc tại các DN CNHT chiếm hơn 6% trong tổng số lao động làm việc trong toàn ngành công nghiệp. Như vây, ngành CNHT của Hà Nội có chất lượng lao động đã khá tốt hơn so với mặt bằng chung của các DN công nghiệp. Số lao động của DN CNHT chiếm tỷ lệ chiếm hơn 6% tổng số lao động toàn ngành nhưng giá trị sản xuất tạo ra chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Phần lớn các DN đều có quy mô lao động dưới 100 người; quy mô trên 200 lao động chiếm tỷ lệ rất thấp, tập trung chủ yếu vào các DN lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng. Tuy giá trị sản xuất tăng cao nhưng các DN này còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, đổi mới công nghệ sản xuất nên chế độ đãi ngộ, lương thưởng với người lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao còn nhiều hạn chế nên việc giữ chân các lao động có kinh nghiệm, có trình độ. Mặt khác khó cạnh tranh sức thu hút lao động giỏi với các DN lớn, các tập đoàn lớn, các DN FDI 3.2.1.3. Phát triển về giá trị sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ Tuy giá trị sản xuất của ngành CNHT Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016 đạt được khá nhiều kết quả khả quan nhưng giá trị sản xuất của ngành CNHT Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Hà Nội (chiếm khoảng 10%). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các DN CNHT của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016 đạt hơn 9%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (hơn 7%/năm). Bảng 3.6. Giá trị sản xuất doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: nghìn tỷ đồng (tính theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng BQ (%) Tổng số 28,84 30,92 34,11 37,25 40,97 46,41 9,98 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 26,62 28,6 31,73 34,76 37,94 42,9 10,01 - Ngành linh kiện cơ khí 12,39 13,56 15,12 16,43 17,55 19,5 9,49 - Linh kiện điện tử 10,45 11,03 12,49 14,01 15,8 18,5 12,10 - Linh kiện nhựa – cao su 3,78 4,01 4,12 4,32 4,59 4,9 5,33 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 4,35 4,71 4,89 5,19 6,37 7,25 10,76 - Sản xuất sợi 2,19 2,29 2,35 2,45 2,98 3,45 9,52 - Sản xuất vải dệt thoi 1,78 1,98 2,02 2,17 2,68 2,95 10,63 - Hoàn thiện sản phẩm dệt 0,24 0,27 0,33 0,37 0,48 0,56 18,47 - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt 0,14 0,17 0,19 0,2 0,23 0,29 15,68 3. Ngành da - giày 0,03 0,03 0,03 0,04 0,05 0,06 14,87 Nguồn: [12] Sản xuất các sản phẩm CNHT lại đòi hỏi công nghệ cao, có mức đầu tư lớn, trong khi sản phẩm sản xuất giá tuy giá trị sản xuất cũng tăng đáng kể nhưng lợi nhuận còn thấp làm cho ít DN dám đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại. Đồ thị 3.3. Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội Nguồn: [12] Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động làm việc trong ngành công nghiệp hỗ trợ đã tăng từ hơn 800 triệu đồng năm 2011 lên gần 1 tỷ đồng năm 2016. Với đà tăng trưởng trên, ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động của thành phố và từ các địa phương khác, cùng với đó là tăng thu nhập và sự gia tăng mạnh mẽ hơn nữa về giá trị sản xuất, góp phần lớn vào sự tăng trưởng nền kinh tế chung của thành phố. 3.2.2. Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 3.2.2.1. Chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện xe máy đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu. Một số DN Hà Nội đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT. Nhờ đó, trình độ công nghệ được cải thiện. Một số sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (như sản phẩm của Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Công ty cổ phần nhựa Hà Nội, Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần xích líp Đông Anh). Hiện, đã có một số ít DN của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao quy mô. Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất CNHT còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và hầu như thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các DN FDI với các DN nội địa. Đáng chú ý, việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao đang khiến cho ngành CNHT Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Các DN CNHT Hà Nội đang ở trình độ thấp, khoảng cách lớn về trình độ khi so sánh với CNHT các nước trong khu vực. Vì vậy, các DN CNHT trong nước chưa thể tham gia nhiều vào chuỗi sản xuất, và nếu có cũng chỉ mới làm được các linh phụ kiện đơn giản cho công nghiệp FDI. Các DN công nghiệp FDI tại Hà Nội khó tìm được nhà cung cấp là các DN CNHT trong nước. Dù rất mong muốn, nhưng trở thành nhà cung cấp cho các DN FDI vẫn là sân chơi khó khăn. Năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các DN CNHT Hà Nội còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần phát triển những cơ quan chứng nhận các sản phẩm đạt chuẩn, chứng nhận sản xuất an toàn, đảm bảo môi trường. Đặc biệt, để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cần nhân lực lành nghề và kiểm soát chất lượng. 3.2.2.2. Chất lượng nguồn ngân lực trong ngành công nghiệp hỗ trợ Số lao động của các DN CNHT nhiều, nhưng chất lượng lao động đang là một thách thức rất lớn đối với các DN CNHT ở Hà Nội, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, lao động đang chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn lao động có trình độ sơ cấp, đào tạo nghề trở xuống chiếm tỷ lệ lớn. Từ năm 2011 đến 2016 xu hướng lao động được đào tạo tăng lên đáng kể. Bảng 3.7. Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐVT: Lao động Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 TĐPT BQ (%) Trung học phổ thông, chưa qua đào tạo 12266 12206 11273 10308 11230 11431 98,60 Sơ cấp, đào tạo nghề 13048 13103 14201 15382 15983 18743 107,51 Trung cấp 5403 5738 5932 6103 6493 6918 105,07 Cao đẳng 3204 3627 3821 4194 4680 5392 110,97 Đại học 1943 2102 2301 2635 3291 3581 113,01 Trên đại học 31 81 91 143 362 538 176,96 Nguồn: [10], [12] 3.2.3. Hiệu quả trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ 3.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp hỗ trợ Trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng giá trị sản xuất ngành CNHT của thành phố Hà Nội có sự gia tăng khá cao. Từ năm 2011 đến năm 2016, giá trị sản xuất của ngành CNHT thành phố Hà Nội có tốc độ tăng trung bình gần 10%/năm. Trong đó tốc độ tăng của CNHT cho ngành da giày là tăng nhanh nhất, sau đó đến ngành dệt may và thấp nhất là CNHT cho ngành sản xuất linh kiện phụ tùng. Bảng 3.8. Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010) ĐVT: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Toàn ngành công nghiệp 9,63 8,04 10,69 6,61 8,39 7,21 2. Toàn ngành công nghiệp hỗ trợ 5,34 7,21 10,32 9,21 9,99 13,28 - Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 5,41 7,44 10,94 9,55 9,15 13,07 - Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 4,32 8,28 3,82 6,13 22,74 13,81 - Ngành da giầy 0,00 0,00 0,00 33,33 25,00 20,00 Nguồn: [12] Các sản phẩm CNHT chủ lực, thế mạnh của thành phố là ngành chế biến linh kiện phụ tùng cũng có mức tăng trưởng khá. Chỉ tính riêng giá trị sản xuất CNHT của ngành sản xuất linh kiện phụ tùng đã chiếm hơn 92% tổng giá trị sản xuất của ngành CNHT năm 2011 và giữ nguyên tỷ lệ đó đến năm 2016. 3.2.3.2. Tỷ trọng giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ Cùng với đó nguyên nhân nữa là chỉ có từ 1 đến 10% sản phẩm CNHT của thành phố đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghiệp công nghệ cao, điện tử, chế tạo ô-tô. Thêm nữa trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có các DN CNHT tham gia vào lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp công nghệ cao nên giá trị gia tăng tạo ra của ngành CNHT trong thời gian vừa qua chưa cao, mới tập trung vào phát triển theo chiều rộng chứ chưa tập trung vào phát triển CNHT theo chiều sâu và tăng hiệu quả trong phát triển CNHT. Bảng 3.9. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016 (Tính theo giá so sánh 2010) ĐVT: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Toàn ngành CNHT 50,73 49,90 46,79 44,24 43,98 41,87 1. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng 46,69 46,26 43,62 40,94 40,35 38,88 2. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may 50,32 46,48 43,12 43,03 42,24 37,64 3. Ngành da giầy 36,33 36,67 37,33 42,50 38,00 35,17 Nguồn: [59], [10], [12] 3.2.3.3. Khả năng áp dụng khoa học công nghệ và nội địa hóa sản phẩm trong ngành công nghiệp hỗ trợ Công nghệ, các DN sản xuất linh kiện phụ, tùng ở Hà Nội đang sử dụng chủ yếu là các công nghệ, máy móc của Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một số máy móc được nâng cấp trong nước. Bảng 3.10. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội ĐVT: % Lĩnh vực Khả năng cung ứng Linh kiện cơ khí Linh kiện điện – điện tử Linh kiện nhựa – cao su Xe máy 85 – 90 70 – 80 85 – 95 Ô tô 10 – 20 10 20 Sản xuất thiết bị đồng bộ 30 – 40 40 - Sản xuất máy nông nghiệp, máy động lực 50 – 60 - - Điện tử gia dụng 50 30 30-35 Điện tử tin học, viễn thông 30 15 15 Công nghiệp công nghệ cao 10 5 5 Nguồn: [59] Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu công nghệ cao, yêu cầu độ chính xác cao còn rất hạn chế. Trong ngành sản xuất ô tô, do thiếu rất nhiều các thiết bị phụ trợ, nên ngành công nghiệp ô tô Hà Nội không đạt kỳ vọng với tỷ lệ nội địa hóa còn đang dưới mức 20%, nhất là dòng xe con và xe chuyên dùng. Với tỷ lệ nội địa hóa thấp, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ rất khó có thể đứng vững, tồn tại và phát triển khi theo lộ trình cắt giảm thuế quan. 3.2.3.4. Liên kết của ngành công nghiệp hỗ trợ Để phát triển CNHT của Hà Nội, UBND Thành phố giao cho Sở Công thương Hà Nội và các ban ngành liên quan thường xuyên tổ chức các hội nghị giao thương, xúc tiến thương mại, hội nghị triễn lãm, hỗ trợ các DN tham gia các hội chợ về CNHT để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN CNHT kết nối, liên kết với nhau hoặc kết nối liên kết giữa các DN CNHT của Hà Nội với các DN công nghiệp khác, đặc biệt là các DN của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, để học hỏi kinh nghiệm phát triển CNHT của Hà Nội. Một số DN đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cao cho sản xuất công nghiệp, như: Công ty Cổ phần nhựa Hà Nội cung cấp khuôn mẫu cho các công ty Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, LG Việt Nam, Piaggio Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, xuất khẩu sang thị trường Châu Âu; Công ty Cổ phần xích líp Đông Anh tham gia sản xuất trên 1.000 chi tiết kim loại cỡ nhỏ cho các hãng xe máy Honda, Suzuki, Yamaha.Ngoài ra công ty còn cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế như Nhật Bản, châu Âu và các quốc gia khác.. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước Kết quả khảo sát cho thấy các DN đánh giá về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN trong việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thể thấy rằng: chính sách phù hợp với chiến lược phát triển của DN, đặc biệt chính sách Nhà nước đã chú ý tới yêu cầu về các tiêu chuẩn môi trường mà DN cần phải đáp ứng. DN cũng rất đồng ý với việc phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo môi trường. Đối với các hỗ trợ về thuế, vốn và lãi suất các DN đang đánh giá ở mức trên trung bình 4,20 ở thang đo Likert 7 mức độ. DN thấy sự phối hợp giữa các giữa chính sách kinh tế và chính sách môi trường chưa được tốt. Bảng 3.11. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chính sách Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình Độ lệch chuẩn CS1 Chính sách được xây dựng là phù hợp với chiến lược phát triển của các DN CNHT 4,42 1,80 CS2 Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường là cao 4,55 1,72 CS3 Chính sách hỗ trợ DN là thỏa đáng (vốn, lãi suất, thuế..) 4,20 1,68 CS4 Chính sách đầu tư của Nhà Nước là thiết thực 4,15 1,59 CS5 Sự phối hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách môi trường tốt 3,95 1,74 Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra, 2017 3.3.2. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia Một trong nhưng điểm rất đáng quan tâm cho cả nền công nghiệp sản xuất hiện nay là tình trạng thiếu liên kết giữa các nhà sản xuất lớn với các DN sản xuất sản phẩm phụ trợ, giữa DN đầu tư nước ngoài với DN trong nước. Nhiều DN vẫn còn tư duy “bán những cái mình có chứ không phải những cái thị trường cần”. Vấn đề về quan hệ liên kết còn hạn chế làm cho DN khó tiếp cận nhiều nguồn nguyên liệu giá rẻ hay khả năng mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới. Các DN đã có sự chú trọng nhưng hạn chế là việc chưa phát huy hết tiềm năng có được từ hoạt động liên kết về thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Bảng 3.12. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về liên kết Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình Độ lệch chuẩn QHLK1 Sự hội nhập sâu của Việt Nam với thế giới giúp các DN tiếp cận được nhiều nguồn nguyên liệu chất lượng, giá rẻ 4,08 1,61 QHLK2 Quá trình hội nhập cũng tạo cơ hội phát triển các thị trường tại các nước trong khu vực 3,87 1,59 QHLK3 Việc Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại giúp các DN dễ nắm bắt thông tin thị trường quốc tế 4,67 1,58 QHLK4 Dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ hội thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất 3,87 1,59 QHLK5 Quá trình hội nhập cũng tạo áp lực cạnh tranh của DN ngày càng lớn 4,19 1,64 Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra, 2017 3.3.3. Thị trường của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Bảng 3.13. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thị trường sản phẩm Biến Câu hỏi khảo sát Trung bình Độ lệch chuẩn TT1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm có sự tăng trưởng một cách ổn định, phát triển bền vững 3,72 1,58 TT2 Các DN luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới 4,04 1,74 TT3 Các DN chú trọng đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm để luôn duy trì khách hàng 4,35 1,58 TT4 Nhà nước có các biện pháp vĩ mô tốt nhằm ổn định thị trường và tạo điều kiện cho DN phát triển 3,86 1,54 TT5 Các DN thực hiện tốt các biện pháp quảng bá, tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường 3,64 1,77 Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra, 2017 Mức độ tăng trưởng của thị trường nội địa Việt Nam còn rất thấp với một quy mô thị trường quá nhỏ. Tham gia vào các tổ chức, hiệp định hợp tác ở khu vực và trên thế giới tạo cho Việt Nam có được những thời cơ thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtom_tat_luan_an_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_tren_dia_ban_t.docx
Tài liệu liên quan