Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực - Hoàng Sỹ Hùng

Thực trạng về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị

- Đa số có PC chính trị và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ;

- Bên cạnh đó phần đa cbql chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống,

đầy đủ về lý luận chính trị;

- Số CBQL trường THCS cốt cán chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn nhiều.

- Một bộ phận được đánh giá thấp về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề

nghiệp.

Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán

- Đa số có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu quy định.

- Một bộ phận đáng kể có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm khá.

- Nhìn chung yếu về ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin.

Thực trạng năng lực lãnh đạo

- Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL cốt cán về cơ bản mới đáp ứng yêu

cầu. Cụ thể như sau:

- Hiểu biết chính trị, kinh tế, xã hội, chủ trương, chính sách và quy định của

ngành giáo dục mới đạt mức khá;

- Thiết kế và định hướng triển khai ở mức khá

- Quyết đoán mới đạt ở mức độ khá

- Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường đạt mức

«Trung bình»

- Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường được đánh giá

ở mức trung bình

Thực trạng năng lực quản lý

- Cơ bản đạt yêu cầu, có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về QL nhà trường.

- Yếu kém về kiến thức và năng lực QL nhà trường:

- QL theo kinh nghiệm cá nhân và học hỏi đồng nghiệp.

- Chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng QL

nhà trường.

- Không cập nhật được nghiệp vụ QL hiện đại, thiếu kiến thức pháp luật, QL

nhân sự và tài chính.13

- Một bộ phận năng lực quản lý yếu, lúng túng trong chỉ đạo, điều hành.

- Chưa nhận thức đầy đủ về "nghề quản lý" và vai trò kép quản lý và lãnh đạo

của hiệu trưởng.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học Cơ sở cốt cán theo tiếp cận năng lực - Hoàng Sỹ Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vật chất cũng như tinh thần. 1.2.2.2. Đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán Đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán là một tập thể những CBQL được tổ chức thành một lực lượng có cùng một chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà trường THCS và tư vấn, hỗ trợ, bồi dưỡng CBQL trường THCS. 1.2.3. Tiếp cận năng lực Trong phạm vi đề tài, khái niệm năng lực được hiểu: Năng lực là tổ hợp hữu cơ các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện các hoạt động trong nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. Tiếp cận năng lực là ở gần, ở liền kề với yêu cầu năng lực đề ra. 1.2.4. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1.2.4.1. Khái niệm phát triển Thuật ngữ phát triển có nhiều cách định nghĩa, xuất phát từ những cấp độ xem xét khác nhau. Phát triển hiểu theo nghĩa triết học là sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. 1.2.4.2. Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực là hoạt động quản lý nhằm làm cho đội ngũ này biến đổi theo hướng tiến bộ về số lượng, cơ cấu và đặc biệt là chất lượng (phẩm chất và năng lực) để đáp ứng được các nhiệm vụ mới theo yêu cầu phát triển giáo dục. 1.3. CBQL trường THCS cốt cán trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thông Đổi mới GD là làm cho hệ thống GD tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. 1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1.3.2.1. Vai trò của CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực Trong trường THCS, đội ngũ CBQL cốt cán là chủ thể quản lý, tác động đến giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời tác động đến các tổ chức, lực lượng trong xã hội. 1.3.2.2. Nhiệm vụ của CBQL trường THCS cốt cán CBQL trường THCS cốt cán có mục tiêu và nhiệm vụ kép. Vì vậy, ngoài các nhiệm vụ của hiệu trưởng/phó hiệu trưởng theo quy định của Điều lệ trường phổ thông của cấp học, CBQL trường THCS cốt cán còn có nhiệm vụ: - Hỗ trợ CBQL trường THCS trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; 8 - Hỗ trợ, tư vấn cho CBQL trường THCS trên địa bàn xây dựng kể hoạch tự học, tự phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; - Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và CBQL trường THCS trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet. 1.3.2.3. Tiêu chuẩn CBQL trường THCS cốt cán - Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường THCS; - Là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS được người có thẩm quyền đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng. - Được cơ quan quản lý cấp trên lựa chọn phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, tư vấn về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS ở địa phương, có nguyện vọng trở thành CBQL THCS cốt cán. 1.3.3. Đặc trưng lao động của CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực - Kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật - Kết hợp giữa hoạt động giao tiếp và liên nhân cách - Ra quyết định đúng và kịp thời phù hợp thực tiễn nhà trường, cụm trường - Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa nhà trường - Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục của các cấp quản lý một cách sáng tạo vào thực tiễn nhà trường, cụm trường 1.3.4. Khung năng lực của CBQL trường THCS cốt cán Trên cơ sở nghiên cứu mô hình nhân cách người CBQL trường THCS cốt cán trước bối cảnh đổi mới giáo dục, cho phép rút ra kết luận, khung năng lực của người CBQL trường THCS cốt cán gồm: Phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực Quản trị nhà trường; Năng lực Quản trị nhà trường; Năng lực hoạt động xã hội; Năng lực tổ chức và tham mưu tổ chức hoạt động bồi dưỡng CBQL. 1.4. Vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực -Yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo - Yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông - Đáp ứng sự thay đổi vai trò của người CBQL lý trường phổ thông 1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực - Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL cốt cán -.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Thực hiện đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán 9 - Tạo môi trường, động lực cho sự phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán 1.4.3. Chủ thể phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/quận; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ CBQL lý trƣờng THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1.5.1. Yếu tố khách quan Các yếu tố khách bao gồm: Chính sách phát triển giáo dục THCS; Chính sách phân cấp quản lý giáo dục; Chính sách phát triển giáo dục vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; Chính sách phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên; Chế độ đãi ngộ, cơ chế tuyển dụng, đề bạt CBQLGD; Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên; Yếu tố dân số; Yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. 1.5.2. Yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ bao gồm: Nhận thức của CBQL cấp trên; Hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của CBQL; Yếu tố kinh tế; Nhu cầu khẳng định bản thân; Sức ép của cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm; Đòi hỏi của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường Kết luận chƣơng 1 Trong trường THCS, đội ngũ CBQL cốt cán là chủ thể quản lý, tác động đến giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời tác động đến các tổ chức, lực lượng trong xã hội. Chính vì có vai trò quan trọng đó nên đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu tập trung vào kỹ năng lãnh đạo và quản lý, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL cốt cán. Sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay đặt ra nhiều thách thức đối với đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và đối với đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán nói riêng. Các thách thức đó thể hiện qua mô hình nhân cách và các nhiệm vụ của CBQL trường THCS cốt cán và để thực hiện tốt các nhiệm vụ này phải tăng cường phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố chủ quan và cả yếu tố khách quan. 10 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỐT CÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các tỉnh Bắc Trung bộ - Vị trí địa lý: Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. - Diện tích: 51.524,6 km2. - Địa hình: đa dạng, có cả trung du, miền núi và hải đảo dọc suốt lãnh thổ. - Dân số: 10.612.400 người (năm 2017) 2.1.2. Tình hình chung về giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ Bảng 2.2. Quy mô mạng lưới giáo dục của các tỉnh Bắc Trung Bộ TT Tỉnh SL trƣờng/ trung tâm SL HS/HV SL CBQL, GV, NV 1 Thanh Hóa 2.159 749.009 55.617 2 Nghệ An 1.609 675.146 48.994 3 Hà Tĩnh 756 301.819 22.279 4 Quảng Bình 613 209.107 19.390 5 Quảng Trị 508 159.809 14.833 6 Thừa Thiên Huế 647 250.006 21.811  6.292 2.344.895 182.924 (Nguồn: Báo cáo tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 Vùng thi đua 6 tỉnh Bắc Trung Bộ). 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Mục đích khảo sát là đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung bộ; chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 2.2.2. Khách thể khảo sát Tổng số người gửi phiếu xin ý kiến là 660 người thuộc 3 tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh. Trong đó: - Phòng GD&ĐT của các tỉnh gồm 60 người (3 tỉnh x 10 huyện x 2 người). - Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THCS của các tỉnh 240 người (3 tỉnh x 10 huyện x 4 trường THCS x 2 người). 11 Trong đó tách ra: CBQL trường THCS cốt cán và CBQL trường THCS - Tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên dạy giỏi thuộc các trường THCS của các tỉnh là 360 người (3 tỉnh x 10 huyện x 4 trường x 3 GV). Kết quả thu thập và xử lý số liệu khảo sát về thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán và về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung Bộ được trình bày tại các mục tiếp theo dưới đây của luận án. 2.2.3. Nội dung khảo sát + Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. + Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. + Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát - Ngoài phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong các văn bản, để nhận biết thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung Bộ, tác giả luận án sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với việc soạn thảo phiếu trưng cầu ý kiến. -Phương pháp trao đổi, phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn với chuyên gia giáo dục, CBQL Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, CBQL trường THCS. - Phương pháp nghiên cứu điển hình Chọn một số trường THCS đại diện cho vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi để trao đổi trực tiếp với GV, CBQL, hồi cứu các tư liệu để nắm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu: Từ các kết quả thu được, đề tài sử dụng phần mềm xửa lý thống kê IBM SPSS Statistic 20 để làm sạch và xử lý dữ liệu bằng công cụ phân tích thống kê mô tả, so sánh. - Thu thập và xử lý số liệu: tổng hợp các số liệu trong 660 số phiếu thu được (300 phiếu CBQL, 360 phiếu GV) và sắp xếp riêng từng loại Tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), Trung bình (2 điểm) và Yếu (1 điểm) vào một phiếu tổng hợp cho mỗi bảng câu hỏi. Sau đó tiến hành tính giá trị trung bình cộng có trọng số bằng phép toán đã có. 2.2.5. Mẫu khảo sát Mẫu khảo sát được lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho các vùng khác nhau của các tỉnh Bắc Trung bộ như: thành thị, nông thôn, vùng thuận lợi, vùng khó khăn và đồng bằng, miền núi. Sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistic 20 để đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ trong nghiên cứu này 12 2.3. Thực trạng đội ngũ CBQL trƣờng THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung Bộ Để đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung Bộ tác giả đã tổ chức đi khảo sát thu thập từ các phiếu điều tra với các tiêu chí đánh giá. Trong quá trình tổng hợp kết quả điều tra tác giả đã sử dụng phần mềm spss nhằm đánh giá định lượng có cơ sở khoa học các nhận định đánh giá của các đối tượng được khảo sát từ đó rút ra những kết luận minh xác cho những nhận định làm cơ sở đề xuất các giải pháp việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán dựa trên các tiêu chí chính như: 1. Thực trạng về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị - Đa số có PC chính trị và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ; - Bên cạnh đó phần đa cbql chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống, đầy đủ về lý luận chính trị; - Số CBQL trường THCS cốt cán chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn nhiều. - Một bộ phận được đánh giá thấp về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp. 2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Đa số có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu quy định. - Một bộ phận đáng kể có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm khá. - Nhìn chung yếu về ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin. 3. Thực trạng năng lực lãnh đạo - Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL cốt cán về cơ bản mới đáp ứng yêu cầu. Cụ thể như sau: - Hiểu biết chính trị, kinh tế, xã hội, chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục mới đạt mức khá; - Thiết kế và định hướng triển khai ở mức khá - Quyết đoán mới đạt ở mức độ khá - Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của nhà trường đạt mức «Trung bình» - Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình 4.Thực trạng năng lực quản lý - Cơ bản đạt yêu cầu, có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về QL nhà trường. - Yếu kém về kiến thức và năng lực QL nhà trường: - QL theo kinh nghiệm cá nhân và học hỏi đồng nghiệp. - Chưa được đào tạo bồi dưỡng một cách chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng QL nhà trường. - Không cập nhật được nghiệp vụ QL hiện đại, thiếu kiến thức pháp luật, QL nhân sự và tài chính. 13 - Một bộ phận năng lực quản lý yếu, lúng túng trong chỉ đạo, điều hành. - Chưa nhận thức đầy đủ về "nghề quản lý" và vai trò kép quản lý và lãnh đạo của hiệu trưởng. 2.4 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung Bộ Trong nội dung đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán tại các tỉnh Bắc Trung Bộ tác giả đã đánh giá dựa trên khảo sát các tiêu chí sau: 1. Công tác quy hoạch Quy hoạch CBQL trường THCS cốt cán chưa được triển khai đồng bộ cấp sở cấp phòng và cấp trường, đặc biệt là theo tiếp cận năng lực. 2. Công tác bổ nhiệm - Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán được đánh giá ở mức khá. - Ít chú ý đến việc nắm bắt tính hình chất lượng CBQL trường THCS cốt cán đương chức, chưa làm tốt công tác chuẩn bị nguồn CBQL cốt cán kế cận. - Chưa có tầm nhìn dài hạn trong công tác cán bộ. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng 3.1. Về đào tạo, bồi dưỡng - Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán chưa thực sự được quan tâm đúng mức. - Việc đào tạo và bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp chưa được quan tâm. - Chưa có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng nghiệp vụ QL hiện đại, tin học, ngoại ngữ cho CBQL trường THCS cốt cán. - Còn một bộ phận không nhỏ CBQL trường THCS chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. - Hầu hết các nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng đều được CBQL đánh giá đạt ở mức trung bình, 3.2. Công tác đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán của các tỉnh BắcTrung Bộ - Tuy các tỉnh Bắc Trung bộ đều đã xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo định kỳ; xác định được các nội dung đánh giá để nhận biết các mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ này, nhưng chưa có công cụ đánh giá sát thực, hiệu quả, khách quan nên tính chính xác trong đánh giá chưa cao. 4. Tạo môi trường và động lực thúc đẩy PT đội ngũ CBQL cốt cán - Hầu hết các nội dung tạo môi trường phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán được đánh giá đạt ở mức trung bình. - Điều kiện làm việc của CBQL trường THCS cốt cán còn nhiều khó khăn. - Chưa có chế độ, chính sách đủ mạnh để tạo môi trường và động lực thúc đẩy 14 PT đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán. - Công tác xây dựng các điển hình tiên tiến về quản lý trường THCS chưa được quan tâm thực hiện - Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý cho CBQL cốt cán ở trong và ngoài nước chưa được quan tâm đúng mức 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cốt cán các tỉnh Bắc Trung Bộ Từ thực trạng chất lượng và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán tác giả rút ra đánh giá chung như sau: Những mặt đạt được: - Các cấp quản lý đã có sự quan tâm đến việc xây dựng đội CBQL trường THCS. - Đội ngũ CBQL trường THCS có sự phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đạt chuẩn. - Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL cốt cán. - Hầu hết CBQL trường THCS cốt cán đều đạt được các yêu cầu quy định, mặc dù chưa đạt ở mức độ cao, cơ bản có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu quy định; đa số tích cực trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Những hạn chế cần khắc phục: - Đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán một số còn bộc lộ yếu kém về đạo đức nghề nghiệp, chưa hoàn toàn công tâm trong ứng xử và đánh giá giáo viên và học sinh, chưa thực sự là tấm gương cho giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường noi theo. - Trình độ, năng lực quản lý nhà trường của một bộ phận không nhỏ đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán còn rất hạn chế. - Phần lớn CBQL trường THCS cốt cán thể hiện khả năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ yếu. - Trong hoạt động quy hoạch, tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán chưa bám sát chuẩn CBQL của cấp học này. - Chưa ban hành được các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù nhằm khuyến khích, đẩy mạnh phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán. Nguyên nhân của những hạn chế - Chưa được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. - Công tác kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo chuẩn chưa được quan tâm đúng mức. - Nguồn lực đầu tư hạn chế, công tác xã hội hóa rất khó khăn. - Phân cấp quản lý chưa rõ ràng giữa các chủ thể quản lý trong phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán. - Chế độ, chính sách chậm đổi mới, chưa tạo động lực thúc đẩy phát triển đội 15 ngũ CBQL trường THCS cốt cán. Kết luận chƣơng 2 Trên cơ sở khảo sát và phân tích thức trạng có thể thấy rằng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung Bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế như sau: - Một bộ phận CBQL cốt cán thể hiện tư tưởng và phẩm chất đạo đức chưa thực sự được đảm bảo, lối sống sinh hoạt chưa gương mẫu, chưa thực sự có quyết tâm cao để khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý còn nhiều mặt hạn chế. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán của các cấp quản lý các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa có chủ trương, giải pháp cụ thể, đồng bộ để áp dụng chuẩn CBQL trên thực thế nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán; công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ này theo chuẩn chưa được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả. Vì vậy, để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán của các tỉnh Bắc Trung Bộ một cách toàn diện và đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp thiết thực và có cơ sở khoa học. 16 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỐT CÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 3.1. Các nguyên tắc để xuất giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán về số lượng, cơ cấu, chất lượng, gắn chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán với đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Các giải pháp được đề xuất phải được đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi, có cái nhìn toàn cục. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Đảm bảo tính hiệu quả đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải khả thi khi triển khai thực hiện, phù hợp với trình độ và năng lực triển khai giải pháp của các cấp quản lý, của lãnh đạo các trường THCS, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và tài chính có thể huy động được cho việc thực hiện các giải pháp đó. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới nói chung và điều kiện cụ thể của từng địa phương nói riêng để đảm bảo thực hiện hiệu quả. 3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực Giải pháp 1: Tổ chức quán triệt vai trò và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực cho CBQL các cấp 1. Mục tiêu của gải pháp: - Nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của CBQL về vai trò quan trọng của CBQL trường THCS cốt cán trong sự nghiệp đổi mới, phát triển GD của địa phương. - Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDPT, từ đó có những hành động đúng và quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ này. 2. Nội dung của giải pháp: - Tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong CBQL trường THCS cốt cán, CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL Sở GD&ĐT, UBND quận/huyện về việc phát huy vai trò của CBQL trường THCS cốt cán - Xác định trách nhiệm của CBQL các cấp đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Khắc phục những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò của CBQL trường THCS cốt cán 17 3. Điều kiện thực hiện giải pháp: - Chủ thể quản lý thực hiện giải pháp này là Chủ tịch UBND quận/huyện và Phòng GD & ĐT - Để giải pháp này đạt hiệu quả cao, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần sớm ban hành quy định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của CBQL trường THCS cốt cán; UBND quận/huyện sớm đổi mới cơ chế quản lý, lãnh đạo trường THCS và đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán Giải pháp 2: Xây dựng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán 1. Mục tiêu của gải pháp: - Nhằm giúp chủ động phát hiện, lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và quản lý để xây dựng đội ngũ kế cận CBQL trường THCS cốt cán chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, thay thế CBQL cốt cán hiện có khi cần thiết 2. Nội dung của giải pháp: - Xác lập các cơ sở xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán một cách khoa học - Tổ chức xây dựng quy hoạch theo một quy trình nhất định - Nâng cao hiệu quả và tính khả thi của công tác quy hoạch 3. Điều kiện thực hiện giải pháp: - Chủ thể QL thực hiện giải pháp này là Trưởng phòng GD & ĐT và Giám đốc Sở GD & ĐT. - Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi các cấp ủy phải tăng cường sự chỉ đạo xây dựng quy hoạch CBQL cốt cán đảm bảo khoa học, khả thi, đúng với hướng dẫn của Trung ương, tỉnh/thành, gắn với chiến lược phát triển GD Giải pháp 3: Hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng CBQL trường THCS cốt cán 1. Mục tiêu của giải pháp: - Hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng CBQL trường THCS cốt cán dựa vào chuẩn năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán. 2. Nội dung của giải pháp: - Xây dựng Đề án tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng CBQL trường THCS cốt cán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và sử dụng CBQL trường THCS cốt cán - Thực hiện dân chủ trong tuyển chọn, bổ nhiệm và luân chuyển, sử dụng CBQL trường THCS cốt cán 3. Điều kiện thực hiện giải pháp: - Chủ thể QL thực hiện giải pháp là Giám đốc Sở GD & ĐT và Chủ tịch UBND huyện. 18 - Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải tăng cường sự chỉ đạo, UBND huyện xây dựng quy hoạch CBQL trường THCS cốt cán đảm bảo khách quan, dân chủ và khả thi, đúng với hướng dẫn của Trung ương, tỉnh/thành, gắn với chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. - Sở GD & ĐT chỉ đạo các phòng tham mưu xây dựng và ban hành quy chế tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sử dụng CBQL trường THCS cốt cán. Giải pháp 4:Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1. Mục tiêu của giải pháp - Nhằm trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của CBQL trường THCS cốt cán - Nhằm khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của CBQL trong quá trình hoạt động 2. Nội dung của giải pháp - Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBQL trường THCS cốt cán - Xây dựng nội dung bồi dưỡng - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL trường THCS cốt cán - Đổi mới công tác tổ chức bồi dưỡng CBQL trường THCS cốt cán - Đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng CBQL trường THCS cốt cán 3. Điều kiện thực hiện giải pháp - Sở GD&ĐT, UBND quận/huyện phải quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho CBQL trường THCS cốt cán tham gia BD - BD phải căn cứ vào nhu cầu thực sự của CBQL trường THCS cốt cán và yêu cầu của địa phương, - CBQL trường THCS cốt cán phải tích cực tham gia BD, xem nhiệm vụ BD không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ thường xuyên của mình. Giải pháp 5: Xây dựng bộ tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá CBQL trường THCS cốt cán theo tiếp cận năng lực 1. Mục tiêu của giải pháp: - Mục tiêu của giải pháp là xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá CBQL trường THCS cốt cán, phản ánh những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của họ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT. - Đồng thời bộ ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_doi_ngu_can_bo_quan_ly_truong_tru.pdf
Tài liệu liên quan