Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
2.5.1. Thành tựu, ưu điểm
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực GV dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL bước đầu đã đề cập đến
vấn đề phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer. Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer từng bước
khẳng định vị trí và vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường
PTDTNT. Các trường PTDTNT tạo môi trường làm việc thuận lợi để GV Khmer nâng
cao phẩm chất, chính trị và năng lực chuyên môn. Việc thực hiện phân cấp quản lý
cũng đã tạo điều kiện cho Sở GD&ĐT làm tốt hơn công tác phát triển GV dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT.
2.5.2. Hạn chế, bất cập
Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT còn có những hạn chế nhất
định về kiến thức và năng lực chuyên môn, hạn chế về thực lực sử dụng phương pháp
dạy học, khai thác và ứng dụng CNTT, về năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực
hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp. Về quan điểm phát triển ĐNGV dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và quan điểm
giáo viên tại chỗ người dân tộc là chủ thể của sự nghiệp phát triển giáo dục ở các
trường PTDTNT là vấn đề mới chưa được quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các cấp khu vực ĐBSCL. Công tác phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường
PTDTNT của các cấp quản lý và lãnh đạo các trường học chưa được phân cấp rõ ràng.
Chưa xây dựng được môi trường làm việc, môi trường giáo dục theo hướng đa văn
hóa, đa ngôn ngữ ở các trường trường PTDTNT khu vực ĐBSCL. Công tác phân
luồng, hướng nghiệp trong các trường PTDTNT còn hạn chế. Chưa xây dựng được quy
định, chính sách địa phương để phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer theo hướng phát
triển nguồn nhân lực người dân tộc.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường Phổ thông dân tộc Nội trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Lê Hoàng Dự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá. Các nội dung này có
mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau.
1.4.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer dựa
vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Quy hoạch phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer chính là thực hiện các biện pháp
nhằm phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.
1.4.2.2. Tuyển chọn giáo viên dạy tiếng Khmer dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên
Tuyển chọn GV có 2 bước là tuyển mộ và lựa chọn GV. Tuyển mộ GV dạy tiếng
8
Khmer chính là quá trình thu hút những người có năng lực từ nhiều nguồn khác nhau đến
đăng ký nộp đơn để được tham gia tuyển chọn; lựa chọn GV là quá trình xem xét, lựa
chọn những người có đủ các tiêu chuẩn làm GV.
1.4.2.3. Sử dụng giáo viên dạy tiếng Khmer dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Sử dụng là sự ứng xử của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý nhằm đạt được
mục tiêu đề ra. Như vậy, sử dụng GV dạy tiếng khmer là cách ứng xử của cán bộ quản
lý giáo dục với GV dạy tiếng Khmer nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, được thể hiện
qua tình cảm, thái độ, trách nhiệm của người quản lý. Việc sử dụng GV dạy tiếng Khmer
một cách có hiệu quả sẽ phát huy sự tích cực đóng góp của mỗi cá nhân, đồng thời thể
hiện rõ hiệu lực quản lý, và hơn cả là hiệu quả công việc.
1.4.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer nhằm nâng cao mức độ
đáp ứng với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là nội dung quan trọng trong phát triển ĐNGV dạy
tiếng Khmer. Đào tạo, bồi dưỡng có mục đích, đúng đối tượng và theo nội dung, chương
trình, tài liệu sẽ giúp cho việc học tập diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo động lực cho
từng GV dạy tiếng Khmer phấn đấu, trưởng thành. Mục đích của công tác này là nhằm
củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị
của mỗi GV, góp phần xây dựng ĐNGV dạy tiếng Khmer vững vàng về chuyên môn,
nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và tư tưởng vững vàng.
1.4.2.5. Kiểm tra và đánh giá hoạt động chuyên môn giáo viên dạy tiếng Khmer
theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn GV dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp GV có ý nghĩa quan trọng, là thước đo chất lượng GV dạy tiếng Khmer,
làm cơ sở để thực hiện tốt các nội dung khác của phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer.
1.4.2.6. Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với giáo viên dạy tiếng
Khmer
Phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT cũng là phát triển
NNL người dân tộc thiểu số. Các văn bản pháp quy về phát triển NNL người dân tộc
tạo hành lang pháp lý để phát triển ĐNGV người dân tộc nói chung, GV dạy tiếng
Khmer nói riêng. Để đảm bảo việc phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer được thực hiện
có hiệu quả cao, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị, khi đó các
chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển NNL người dân tộc, chính sách phát
triển ĐNGV dạy tiếng Khmer đi vào cuộc sống và được tổ chức thực hiện.
1.5. Những yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer
1.5.1. Yếu tố khách quan
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
- Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và của ngành GD&ĐT.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Uy tín, thương hiệu của cơ sở giáo dục.
- Môi trường sư phạm.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
- Bộ máy quản lý.
- Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer.
9
Tiểu kết chương 1
Luận án nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực;
phát triển ĐNGV theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên.
Luận án đã làm rõ các khái niệm cơ bản như: Chuẩn nghề nghiệp GV THPT;
Phát triển nguồn nhân lực và phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề
nghiệp; Phát triển văn hóa nhà trường.
Luận án đề xuất khung lý luận phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer theo tiếp cận
phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY
TIẾNG KHMER THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1. Địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội
Vùng ĐBSCL là vùng cực nam của nước Việt Nam có 1 thành phố trực thuộc
trung ương và 12 tỉnh. Tổng diện tích các tỉnh thuộc ĐBSCL là 40.548,2 km² và dân số
17.478.900 người. Đây là vùng đất trù phú, có vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của hiện tượng Elnino, nhiều vùng ven biển của ĐBSCL gặp tình trạng hạn hán
và nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa; cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL rất thấp kém;
trình độ dân chí ở ĐBSCL khá thấp. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc Khmer. Trước thềm hội nhập WTO, yêu cầu ngày càng cao về trình độ công nhân có
tay nghề, kiến thức thì đối với ĐBSCL đây là bài toán nan giải trong việc thực hiện hội
nhập của mình.
2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long
2.1.2.1. Hệ thống cơ sở giáo dục trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
Năm học 2015-2016, khu vực ĐBSCL có 361 trường THPT và 113 trường
THPT (nhiều cấp); trường PTDTNT (cấp THPT) có 11 trường.
Số liệu trường, lớp, HS PT DTNT ở các tỉnh khu vực ĐBSCL năm học 2015-
2016: trường PTDTNT cấp THCS có 18 trường, 220 lớp và 7.360 HS; trường PTDTNT
cấp THPT có 11 trường, 109 lớp và 3.382 HS. Với số liệu trường, lớp và học sinh PT
DTNT cấp THPT chiếm tỉ lệ 50% so với số liệu trường, lớp và học sinh PT DTNT cấp
THCS.
2.1.2.2. Quy mô học sinh trung học phổ thông và phổ thông dân tộc nội trú khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long
Năm học 2015-2016, số lượng, học sinh THPT khu vực ĐBSCL có 377.099 học
sinh, chiếm tỉ lệ 15,55% so với học sinh THPT của cả nước. Song học sinh THPT
người DTTS khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ 6,34% so với học sinh THPT người DTTS
của cả nước; Học sinh THPT DTTS khu vực ĐBSCL chiếm tỉ lệ 5,03% so với HS
THPT khu vực ĐBSCL. Như vậy, xu thế phát triển về quy mô học sinh THPT người dân
tộc thiểu số khu vực ĐBSCL tăng theo hằng năm.
2.1.2.3. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu
10
Long
Giáo dục trường PTDTNT khu vực ĐBSCL thể hiện ở các mặt như lên lớp, lưu
ban, bỏ học, tốt nghiệp như sau: Tỉ lệ lên lớp đạt tỉ lệ từ 88,49%; Tỉ lệ lưu ban chiếm tỉ
lệ 1,0%; Tỉ lệ bỏ học chiếm tỉ lệ khá cao 2,19%; Tỉ lệ tốt nghiệp đạt tỉ lệ từ 96,47%.
Như vậy, những yếu tố phản ánh chất lượng GD trường PTDTNT khu vực ĐBSCL là
vấn đề chất lượng giáo dục ở vùng có đông đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế, bất
cập.
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá khách quan thực trạng ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL và công
tác phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL theo tiếp cận phát triển nguồn
nhân lực và Chuẩn nghề nghiệp GV.
2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn mẫu khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành ở 13 trường PTDTNT các tỉnh thuộc khu vực
ĐBSCL.
2.2.3. Nội dung điều tra, khảo sát
Thực trạng công tác phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL theo
tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn nghề nghiệp GV.
Các dữ liệu, thông tin về tình hình phát triển KT-XH, dân số, dân tộc, nhà trường,
công tác quản lý GD và quản lý nhà trường, liên quan ở địa phương.
2.2.4. Đối tượng điều tra, khảo sát
GV dạy tiếng Khmer, cán bộ quản lý của các trường PTDTNT và cán bộ quản lý
Sở GD&ĐT.
2.2.5. Phương pháp và công cụ điều tra, khảo sát
- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát.
- Chọn mẫu điều tra, khảo sát.
- Tổ chức điều tra, khảo sát.
- Xử lý kết quả khảo sát.
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân
tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1.1. Số lượng giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long
Số lượng GV dân tộc tăng, thời điểm năm học 2013-2014 GV dân tộc có 747 GV,
đến năm học 2015-2016 là 845 GV, như vậy qua 3 năm GV dân tộc tăng 98 GV. Tỉnh có
GV dân tộc cao nhất là tỉnh Sóc Trăng có 293 GV dân tộc, chiếm tỉ lệ 15%; tiếp theo là
tỉnh Trà Vinh có 234 GV dân tộc, chiếm tỉ lệ 13,85% và tỉnh Kiên Giang có 108 GV dân
tộc, chiếm tỉ lệ 5,17%.
2.3.1.2. Số lượng giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long
Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016 số lớp, GV trường THPT DTNT
khu vực ĐBSCL tăng theo năm học. Đến năm học 2015-2016, ĐBSCL có 11 trường
11
THPT DTNT tỉnh với 109 lớp và 325 GV.
2.3.1.3. Số lượng giáo viên dạy tiếng Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Số liệu GV THPT dạy tiếng Khmer ở các trường THPT DTNT khu vực ĐBSCL
ổn định qua hằng năm, tỉ lệ GV nữ dạy tiếng Khmer là 13/46, chiếm tỉ lệ 28,26% trong
tổng số GV dạy tiếng Khmer: Qua 3 năm học từ 2015-2016 đến năm học 2017-2018 số
lượng GV dạy tiếng Khmer là 46 GV, tăng 9 GV dạy tiếng Khmer.
2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.2.1. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội
trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉ lệ GV trường PT DTNT theo thông tư số 30/2009/TT-BGD-ĐT năm học 2015-
2016 xếp loại xuất sắc, khá chiếm tỉ lệ rất cao (trong đó, loại xuất sắc 142 GV, chiếm tỉ
lệ 46,41%; loại khá 163 GV, chiếm tỉ lệ 53,27%; loại trung bình 1 GV, chiếm tỉ lệ
0,33%).
2.3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đối với ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL trình
độ trên chuẩn không có; trình độ đại học 20/46, chiếm tỉ lệ 43,48%; trình độ hoặc
chứng chỉ tiếng Khmer 26/46, chiếm tỉ lệ 56,52%; trình độ trung cấp chính trị 5/46,
chiếm tỉ lệ 10,87%; giáo viên giỏi cấp cơ sở trở lên 12/46, chiếm tỉ lệ 26,09%; trình độ
ngoại ngữ B (trình độ B hoặc tương đương) 20/46, chiếm tỉ lệ 43,18%; trình độ tin học
(trình độ A hoặc tương đương) 46/46, chiếm tỉ lệ 100%.
2.3.2.3. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
Phẩm chất chính trị: 91,3% đạt điểm 4; Đạo đức nghề nghiệp: 100% đạt điểm 4;
Ứng xử với học sinh 100% đạt điểm 4; Ứng xử với đồng nghiệp: 100% đạt điểm 4; Lối
sống, tác phong: 91,3% đạt điểm 4; Về năng lực dạy học: Xây dựng kế hoạch dạy học:
13,04% đạt điểm 4; Đảm bảo kiến thức môn học: 17,39% đạt điểm 4; Đảm bảo chương
trình môn học: 100% đạt điểm 4; Vận dụng các phương pháp dạy học: 8,7% đạt điểm 4;
Sử dụng các phương tiện dạy học: 100% đạt điểm 4; Xây dựng môi trường học tập:
21,74% đạt điểm 4; Quản lý hồ sơ dạy học: 100% đạt điểm 4...
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long
2.4.1. Phân cấp quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
UBND cấp tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Sở GD&ĐT thực hiện quy hoạch, kế hoạch,
tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách
đối với giáo viên; bảo đảm đủ biên chế sự nghiệp.
Trường PTDTNT: Quản lý giáo viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác,
kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên.
2.4.2. Quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc
12
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý về giáo dục dân tộc từ
Trung ương đến địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ em, HS
người dân tộc; chế độ chính sách đối với HS dân tộc; những vấn đề liên quan đến GV,
đào tạo bồi dưỡng GV, phát triển GV.
2.4.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long
2.4.3.1. Quy hoạch phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số
Hiện tại, các văn bản pháp quy về chiến lược, quy hoạch, đề án có nội dung liên
quan đến phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số. Nội dung quy hoạch phát triển
nhân lực Việt Nam, quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục và đề án phát triển
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới đều chưa có quy
định về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên THPT người dân tộc Khmer.
2.4.3.2. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
Các Sở GD&ĐT đã xây dựng quy hoạch tổng thể ngành GD&ĐT nhưng chưa
xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV dạy tiếng Khmer. Chính vì vậy, các trường
PTDTNT của tỉnh cũng chưa xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV dạy tiếng
Khmer cho đơn vị mình. Hiệu trưởng các trường PTDTNT chỉ tiến hành rà soát số
lượng GV dạy tiếng Khmer của đơn vị, từ đó đề xuất nhu cầu về số lượng GV dạy tiếng
Khmer. Trên cơ sở tổng số GV được giao của các trường và số lượng GV hiện có, Sở
GD&ĐT tổ chức tuyển chọn, hợp đồng GV dạy tiếng Khmer để đảm bảo công tác
giảng dạy tại các trường PTDTNT.
2.4.3.3. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Công tác tuyển chọn và sử dụng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT
khu vực ĐBSCL thực hiện theo quy định chung, chưa tỉnh nào có quy định về tuyển
dụng và sử dụng GV dạy tiếng Khmer theo hướng phát triển nguồn nhân lực và Chuẩn
nghề nghiệp GV.
2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề
nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Công tác bồi dưỡng GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch bồi dưỡng GV hằng năm
của các Sở GD&ĐT và áp dụng cho tất cả GV, nhưng chưa thực hiện bồi dưỡng cho
ĐNGV dạy tiếng Khmer theo Chuẩn nghề nghiệp GV.
2.4.5. Chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc của đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông người dân tộc thiểu số
Hiện tại, GV dạy tiếng Khmer được hưởng các chế độ chính sách như những GV
THPT khác công tác ở các trường vùng dân tộc thiểu số, vùng KT-XH đặc biệt khó
khăn, vùng biên giới, hải đảo. Như vậy, chưa có chính sách ưu đãi riêng đối với GV dạy
tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL.
Môi trường làm việc của GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL được thực hiện theo quy định chung đối với tất cả GV. Môi trường giáo dục đa
13
văn hóa bước đầu đã được hình thành nhưng chưa khai thác được yếu tố đặc thù dân tộc
Khmer, do vậy chưa phù hợp với GV và HS dân tộc Khmer.
2.5. Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
2.5.1. Thành tựu, ưu điểm
Quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực GV dạy tiếng Khmer theo
Chuẩn nghề nghiệp ở các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL bước đầu đã đề cập đến
vấn đề phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer. Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer từng bước
khẳng định vị trí và vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường
PTDTNT. Các trường PTDTNT tạo môi trường làm việc thuận lợi để GV Khmer nâng
cao phẩm chất, chính trị và năng lực chuyên môn. Việc thực hiện phân cấp quản lý
cũng đã tạo điều kiện cho Sở GD&ĐT làm tốt hơn công tác phát triển GV dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT.
2.5.2. Hạn chế, bất cập
Đội ngũ GV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT còn có những hạn chế nhất
định về kiến thức và năng lực chuyên môn, hạn chế về thực lực sử dụng phương pháp
dạy học, khai thác và ứng dụng CNTT, về năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực
hợp tác và phối hợp với đồng nghiệp. Về quan điểm phát triển ĐNGV dạy tiếng
Khmer ở các trường PTDTNT theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và quan điểm
giáo viên tại chỗ người dân tộc là chủ thể của sự nghiệp phát triển giáo dục ở các
trường PTDTNT là vấn đề mới chưa được quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các cấp khu vực ĐBSCL. Công tác phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường
PTDTNT của các cấp quản lý và lãnh đạo các trường học chưa được phân cấp rõ ràng.
Chưa xây dựng được môi trường làm việc, môi trường giáo dục theo hướng đa văn
hóa, đa ngôn ngữ ở các trường trường PTDTNT khu vực ĐBSCL. Công tác phân
luồng, hướng nghiệp trong các trường PTDTNT còn hạn chế. Chưa xây dựng được quy
định, chính sách địa phương để phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer theo hướng phát
triển nguồn nhân lực người dân tộc.
2.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ giáo viên
Kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên DTTS của một số quốc gia như:
Phần Lan, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Nhật Bản.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Đối với quốc gia đa dân tộc đều xem trọng
dân tộc thiểu số, cho nên các quốc gia đều có chính sách ưu tiên để phát triển nguồn
nhân lực này. Việt Nam cũng là quốc gia đa dân tộc, cần phải nhận thức đầy đủ về ý
nghĩa chiến lược quan trọng của việc phát triển giáo dục dân tộc và vai trò của giáo viên
Khmer đối với phát triển giáo dục ở vùng dân tộc. Bên cạnh việc phát triển KT-XH, phải
quan tâm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài người dân tộc Khmer;
phải tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi để thúc đẩy giáo dục khu vực ĐBSCL phát
triển. Song cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Khmer với tinh thần,
quyết tâm tự lực cánh sinh, với tư cách chủ thể của quá trình phát triển và có trách nhiệm
với giáo dục dân tộc Khmer.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 đã khái quát những đặc điểm chung nhất về phát triển KH-XH của
khu vực ĐBSCL; đánh giá, phân tích và chỉ ra những thành tựu và ưu điểm, những hạn
chế và bất cập; những thuận lợi và cơ hội, những khó khăn và thách thức, cũng như
14
những nguyên nhân về thực trạng ĐNGV dạy tiếng Khmer và phát triển ĐNGV dạy
tiếng Khmer khu vực ĐBSCL.
Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer và phát triển
đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL:
- ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL cơ bản đảm bảo việc giảng dạy; chất
lượng được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, xây dựng môi trường làm việc chưa được chú trọng, còn nhiều hạn chế.
- ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL: Có phẩm chất tốt, có tinh thần, trách
nhiệm trong công việc; năng lực chuyên môn đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, hiện
nay, ĐNGV dạy tiếng Khmer khu vực ĐBSCL vẫn còn thiếu so với yêu cầu; chất lượng
chưa đảm bảo chuẩn nghề nghiệp.
- Về phát triển nguồn đào tạo GV dạy tiếng Khmer: Hệ thống trường PTDTNT
đảm bảo. Song công tác tư vấn, hướng nghiệp sư phạm còn hạn chế Công tác bồi
dưỡng hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng và trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV dạy
tiếng Khmer.
- Chính sách đãi ngộ hiện nay cũng chưa tạo động lực, khuyến khích GV dạy
tiếng Khmer an tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Do đó, cần
nghiên cứu đề xuất các chính sách đặc thù, phù hợp điều kiện khu vực ĐBSCL nhằm
động viên, khuyến khích GV dạy tiếng Khmer.
15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG
KHMER THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN
TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Định hướng phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3.1.1. Định hướng của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long
Có nhiều chủ trương, quyết định cho thấy vùng ĐBSCL được Nhà nước quan tâm
đầu tư phát triển. Trong đó, ưu tiên đầu tư trong ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển
KT-XH của vùng theo hướng tổng hợp và bền vững. Khu vực ĐBSCL là địa bàn chiến
lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vì
vậy, phát triển KT-XH khu vực ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết, cấp bách trong bối cảnh hội
nhập và CNH, HĐH đất nước.
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông và phát triển đội
ngũ giáo viên trung học phổ thông người dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
Đến năm 2020, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ
thông và tương đương.
Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020:
“Mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội
ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số”.
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các
trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các giải pháp đề xuất phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT
khu vực ĐBSCL là: xây dựng được một ĐNGV dạy tiếng Khmer tại chỗ đủ về số lượng;
đảm bảo về chất lượng để đủ năng lực làm chủ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển bền
vững giáo dục các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL và đổi mới GD&ĐT.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các giải pháp phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL, phải luôn luôn đặt trong sự phát triển giáo dục phổ thông vùng DTTS khu vực
ĐBSCL.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện khu vực ĐBSCL
Mỗi giải pháp phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu
vực ĐBSCL được đề xuất khi vận dụng vào thực tiễn phải làm thay đổi được hiện trạng
theo chiều hướng tích cực và phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT khu vực ĐBSCL.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các giải pháp phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu vực
ĐBSCL được đề xuất có đủ điều kiện để có thể thực hiện được trong thực tiễn.
3.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long
3.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường phân cấp việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy
16
tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long
3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm tạo tính chủ động, sáng tạo, độc lập, tự chủ, tính chịu trách nhiệm; tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà trường về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng
GV.
3.3.1.2. Nội dung của giải pháp
Để thực hiện có hiệu quả cần tiến hành các nội dung: Đổi mới tư duy phân cấp
quản lý trong giáo dục; Rà soát những nhiệm vụ, quyền hạn của các trường PTDTNT;
Điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ theo hướng tăng cường phân cấp quản lý; Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng các trường
PTDTNT.
3.3.1.3. Cách thực hiện giải pháp
Sở GD&ĐT tiến hành tổ chức rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý
nhà nước theo quy định; Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các Sở có
liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ về quản lý, phát triển
ĐNGV dạy tiếng Khmer của Sở GD&ĐT và các trường PTDTNT; tổ chức hướng dẫn
chỉ đạo, thực hiện việc giao quyền quản lý cho các trường PTDTNT theo phân cấp.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Sở GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính trong ngành, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn
vị; tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối
với các trường PTDTNT; trong đó có công tác phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer.
3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng
Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
3.3.2.1. Mục đích của giải pháp
Có được quy hoạch phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở các trường PTDTNT khu
vực ĐBSCL.
3.3.2.2. Nội dung của giải pháp
Thực hiện các bước xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV dạy tiếng Khmer ở
các trường PTDTNT khu vực ĐBSCL.
3.3.2.3. Cách thực hiện giải pháp
Cần thực hiện các bước sau: Xác định rõ vai trò đơn vị chủ trì, các đơn vị phối
hợp, cơ chế thực hiện, cơ chế phối hợp, cấp phê duyệt; Tiến hành khảo sát thực trạng
ĐNGV, đánh giá thực trạng ĐNGV; Dự báo nhu cầu sử dụng; Xác định các mục tiêu
chiến lược, mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu cho từng nội dung cụ thể; Xây dựng quy
hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển.
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Đảm bảo đủ các nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo dạy tiếng Khmer ở
các trường phổ thông dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_day_tieng_khmer.pdf