Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - Nguyễn Thị Hồng Hải

Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải

Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải

Đông Bắc

3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong liên

kết vùng

Có thể nói, sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND thành phố, các ban ngành

dành cho du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch phát huy nội

lực và có cơ hội phát triển và liên kết vùng.

3.2.2. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách du lịch

Đối với nhân tố này, tác giả tập trung phân tích đối với các công ty lữ

hành và khách sạn. Thông qua bảng chỉ tiêu về lượt khách lưu trú và lữ

hành phục vụ thời gian qua, chúng ta có được cái nhìn tổng quan hơn về

hai lĩnh vực kinh doanh này của ngành Du lịch Hải Phòng.

Nhìn vào sự tăng trưởng về mặt số lượng như trên thì có thể thấy, hoạt

động kinh doanh du lịch của Hải Phòng nói chung trong những năm qua đã

có những bước phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa có những

bước đột phá mạnh. Sự tăng về mặt số lượng các cơ sở đặt ra bài toán quản

lý cho các ngành có liên quan. Đồng thời, các cơ sở phải nâng cao chất

lượng để có thể cạnh tranh trong môi trường ngày càng có nhiều các đối

thủ, đồng thời, để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của du khách và

yêu cầu của sự liên kết phát triển du lịch.

3.2.3. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Hải Phòng là thành phố ven biển, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía

Bắc Hải Phòng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía

Nam giáp Thái Bình và phía Đông là vịnh Bắc Bộ. Tọa độ của Hải Phòng

từ 20030’ - 21015’ vĩ độ Bắc; từ 106024’ - 107009’ kinh độ Đông. [82]

Diện tích tự nhiên của Hải Phòng là 1.561,8 km2 [9], chiếm 7,3% diện

tích vùng du lịch ĐBSH, thứ 6/11 tỉnh, thành phố của vùng [68]. Phần đất

liền bao gồm các quận, huyện: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương

Kinh, Đồ Sơn, Kiến An, Hải An, Thủy Nguyên, Hải An, Kiến Thụy, An

Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và phần hải đảo gồm huyện Cát Hải, Bạch

Long Vĩ.

Hải Phòng nằm trên nhiều trục giao thông đường bộ (quốc lộ 5A, 5B,

10), đường sắt, đường biển (cảng biển), đường không (sân bay Cát Bi ).

Đây được coi là mạch máu liên kết phát triển tổng hợp trong nội bộ thành

phố, giữa thành phố với Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh và các địa

phương khác trong cả nước và quốc tế, đặc biệt trong liên kết phát triển du lịch.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - Nguyễn Thị Hồng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giá trị tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách và khả năng phát huy giá trị của chúng trên phạm vi vùng. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch đương nhiên cũng chính là các nhân tố có tác động đến sự phát triển du lịch trong 8 liên kết vùng. Đó là các yếu tố đã được phân tích kỹ ở mục 2.1.1.2, chương 2. 2.1.2.3. Các điều kiện cơ bản của phát triển du lịch trong liên kết vùng Thứ nhất, vùng và địa phương phải có lợi thế so sánh. Trong đó, điều kiện liên quan đến tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng. Thứ hai, vùng và địa phương phải có nguồn nhân lực du lịch với số lượng và chất lượng đảm bảo đủ lớn để cung cấp trong quá trình hoạt động và liên kết. Thứ ba, vùng cùng với địa phương phải có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển ở mức độ nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết. Thứ tư, phải có sự đồng thuận của chính quyền địa phương và các nhóm xã hội trong việc chia sẻ và làm tăng thêm lợi ích chung của vùng cũng như lợi ích riêng của địa phương (đặc biệt là lợi ích kinh tế). Thứ năm, phải có sự đồng bộ, rõ ràng và đầy đủ về luật pháp, chính sáchtrong liên kết vùng. 2.1.2.4. Nội dung phát triển du lịch trong liên kết vùng - Liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương; sở, ban, ngành liên quan. Bao gồm liên kết dọc là từ Trung ương, chính quyền địa phương, Bộ với các sở chuyên ngành; liên kết quản lý ngành Du lịch theo địa phương và liên kết ngang giữa các bộ chuyên ngành trong xử lý các vấn đề mang tính liên ngành, liên kết giữa các địa phương với nhau. Mối liên kết này thể hiện ở các mặt như sau:Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch, liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư (trong và ngoài nước), liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch, liên kết trong việc xây dựng tuyến du lịch, liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch (thông qua các chương trình đào tạo và hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước), liên kết trong xúc tiến du lịch. - Liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và các bên liên quan: Liên kết giữa các công ty lữ hành, liên kết giữa các cơ sở lưu trú, liên kết giữa các công ty lữ hành với cộng đồng địa phương, liên kết giữa các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch khác, liên kết giữa các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 2.1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng - Gia tăng tổng thu du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng; - Gia tăng nguồn nhân lực du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng; - Gia tăng năng suất lao động do đẩy mạnh liên kết vùng; - Gia tăng số lượng khách du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng; - Gia tăng chi tiêu của khách du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng; 9 - Gia tăng đóng góp ngân sách nhà nước từ du lịch do đẩy mạnh liên kết vùng. Về cơ bản, các chỉ tiêu này tăng khi sự liên kết vùng hình thành, phát triển. Điều đó thể hiện hiệu quả của liên kết vùng. Và ngược lại, các chỉ tiêu này giảm hoặc bằng 0 khi sự liên kết vùng không tồn tại hay tồn tại manh mún, nhỏ lẻ. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tổng quan về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam Trải qua quá trình phát triển, du lịch Việt Nam đã hình thành nên những sợi dây liên kết nhất định. Tuy nhiên, sợi dây liên kết đó, cho đến thời điểm này vẫn được đánh giá là lỏng lẻo, thậm chí nhiều văn bản liên kết chỉ tồn tại trên giấy tờ mà chưa đưa ra thực hiện gắn với thực tiễn. Ngay cả các địa phương trong một vùng cũng không có sự gắn kết làm du lịch. Hoạt động du lịch luôn ở dạng nhỏ lẻ, manh mún. 2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ 2.2.2.1. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội Sở Du lịch Hà Nội đã triển khai ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có tiềm năng phát triển và mang tính chất liên kết vùng như với các tỉnh Đông Bắc (Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh); với các tỉnh ĐBSHTuy nhiên, trong công tác liên kết, hợp tác này vẫn còn nhiều tồn đọng khiến ngành Du lịch Hà Nội và các địa phương chưa phát huy được hết các tiềm năng, thế mạnh. Đứng trước thực tế đó, các cấp chính quyền và đội ngũ quản lý ngành Du lịch Hà Nội đã đề ra một số giải pháp cụ thể, nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch và tăng cường tính liên kết vùng của Thủ đô. 2.2.2.2. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hồ Chí Minh Thời gian qua, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL; là An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre [49]. Quá trình hợp tác này đã đạt được kết quả nhất định trên các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, công tác hợp tác, liên kết trên vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như lĩnh vực quy hoạch, đầu tư du lịch còn diễn ra chậm; công tác xúc tiến du lịch gặp khó khăn do bị chi phối bởi nguồn ngân sách hạn chế[49] Đứng trước thực tế đó, nhằm đảm bảo công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đạt kết quả tốt, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian theo chủ trương của UBND, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục tập trung vào một số công tác trọng tâm. 2.2.2.3. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Đà Nẵng 10 Trong sự phát triển gắn với vị trí địa lý như vậy, ngành Du lịch Đà Nẵng đã định hướng hoạt động của ngành mình gắn với các địa phương lân cận. Trước hết là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam [80]. Còn theo trục dọc Bắc - Nam, tạo mối liên kết nội vùng (vùng du lịch Nam Trung Bộ) cũng như mối liên hệ (liên kết liên vùng) với hai tam giác phát triển ở miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và miền nam (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu). Trục ngang vươn ra thị trường quốc tế bằng đường bộ, nối các quốc gia Đông Nam Á, Đông Bắc Á với biển Đông, kết hợp khai thác tài nguyên biển đa dạng và tài nguyên khác. [83] 2.2.2.4. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Cần Thơ Trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ đã và đang tiến hành những nội dung và hình thức liên kết du lịch (nội vùng và liên vùng). Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, việc liên kết làm du lịch ở Cần Thơ cũng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc; đòi hỏi phải có cách nhìn và sự đầu tư đúng đắn mới mong nhận lại được những kết quả xứng đáng hơn dành cho một trung tâm của vùng sông nước rộng lớn ĐBSCL. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng đối với thành phố Hải Phòng Thông qua việc phân tích một số cơ sở thực tiễn của sự phát triển du lịch trong liên kết vùng du lịch ở Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng. Tiểu kết chƣơng 2 1. Chương 2 đã đề cập và làm rõ những nội dung: Tổng quan trên cơ sở phân tích, đánh giá có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển du lịch như các khái niệm liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchTrong đó, dựa trên một số nguồn tài liệu, kết hợp với sự nghiên cứu của tác giả và ý kiến của chuyên gia, tác giả đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch (theo ngành và theo lãnh thổ). Đề tài đã cung cấp được cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong liên kết vùng - một vấn đề tuy không quá mới mẻ nhưng lại được rất ít tài liệu ở Việt Nam đề cập đến. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra được cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với liên kết vùng tại Việt Nam cũng như một số bài học phát triển du lịch trong liên kết vùng của các địa phương lớn (các cực tăng trưởng của vùng) như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ với chính vùng đó và các vùng du lịch khác. 2. Như vậy, thông qua nội dung chương 2, lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch trong liên kết vùng được trình bày một cách rõ nét, làm nền tảng vững chắc cho những nghiên cứu ở các chương sau và có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng ĐBSH. 11 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGVÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 3.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc Vùng du lịch ĐBSH có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 21.063,1 km 2 với số dân là 20.236.700 người (năm 2012) [64]. Phía Bắc giáp Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Tây giáp Phú Thọ, Hòa Bình; phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và biển Đông; phía Nam giáp với Thanh Hóa. Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định. Trong đó, Hải Phòng - một trung tâm lớn của vùng, là một trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại 1 cấp quốc gia. 3.1.2. Hoạt động du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc Vùng ĐBSH - cái nôi của dân tộc Việt, một trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, đã có những bước phát triển nhanh đối với hoạt động du lịch. Song, bên cạnh sự phát triển đó, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại của du lịch vùng ĐBSH, như sự chênh lệch trong hoạt động du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong vùng còn tương đối lớn; kết quả hoạt động du lịch đạt được của các tỉnh, thành phố trong vùng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế chưa nhiều, thời gian lưu trú ngắn và chi tiêu chưa cao. Tổng thu du lịch không cao nên tỷ lệ đóng góp GRDP du lịch của hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng so với tổng GRDP toàn tỉnh, thành phố còn thấp Trước tình hình đó, những giải pháp mang tính chất kết nối, phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng là cần thiết nhằm duy trì những ưu điểm cũng như giảm thiểu những tồn đọng của du lịch vùng ĐBSH. Thành phố Hải Phòng là một điểm đến du lịch trọng điểm của vùng ĐBSH. Các chỉ tiêu du lịch được phân tích và so sánh ở trên cho thấy, Hải Phòng đang có vị trí sau Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Việc nghiên cứu về du lịch Hải Phòng cũng như đề xuất giải pháp liên kết du lịch thành phố với Hà Nội, Quảng Ninh và các địa phương còn lại trong vùng ĐBSH, theo hướng các bên cùng có lợi, là một việc làm phù hợp và mang tính thiết yếu. 12 3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong liên kết vùng Có thể nói, sự quan tâm, hỗ trợ từ UBND thành phố, các ban ngành dành cho du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Du lịch phát huy nội lực và có cơ hội phát triển và liên kết vùng. 3.2.2. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách du lịch Đối với nhân tố này, tác giả tập trung phân tích đối với các công ty lữ hành và khách sạn. Thông qua bảng chỉ tiêu về lượt khách lưu trú và lữ hành phục vụ thời gian qua, chúng ta có được cái nhìn tổng quan hơn về hai lĩnh vực kinh doanh này của ngành Du lịch Hải Phòng. Nhìn vào sự tăng trưởng về mặt số lượng như trên thì có thể thấy, hoạt động kinh doanh du lịch của Hải Phòng nói chung trong những năm qua đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chưa có những bước đột phá mạnh. Sự tăng về mặt số lượng các cơ sở đặt ra bài toán quản lý cho các ngành có liên quan. Đồng thời, các cơ sở phải nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh trong môi trường ngày càng có nhiều các đối thủ, đồng thời, để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của du khách và yêu cầu của sự liên kết phát triển du lịch. 3.2.3. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Hải Phòng là thành phố ven biển, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía Bắc Hải Phòng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông là vịnh Bắc Bộ. Tọa độ của Hải Phòng từ 20 0 30’ - 21 0 15’ vĩ độ Bắc; từ 106 0 24’ - 107 0 09’ kinh độ Đông. [82] Diện tích tự nhiên của Hải Phòng là 1.561,8 km 2 [9], chiếm 7,3% diện tích vùng du lịch ĐBSH, thứ 6/11 tỉnh, thành phố của vùng [68]. Phần đất liền bao gồm các quận, huyện: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An, Hải An, Thủy Nguyên, Hải An, Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và phần hải đảo gồm huyện Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Hải Phòng nằm trên nhiều trục giao thông đường bộ (quốc lộ 5A, 5B, 10), đường sắt, đường biển (cảng biển), đường không (sân bay Cát Bi). Đây được coi là mạch máu liên kết phát triển tổng hợp trong nội bộ thành phố, giữa thành phố với Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh và các địa phương khác trong cả nước và quốc tế, đặc biệt trong liên kết phát triển du lịch. 3.2.4. Tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch tự nhiên + Địa hình Hải Phòng có địa hình rất đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng, ven biển. Trong đó, có giá trị nhất cho hoạt động phát triển du lịch của thành phố 13 phải kể đến là dạng địa hình ven biển - đảo. + Tài nguyên khí hậu Nhìn chung, khí hậu Hải Phòng thuận lợi hơn cho phát triển du lịch so với các vùng khác ở Đồng bằng Bắc Bộ. + Tài nguyên nước Tài nguyên sông, biển ở Hải Phòng là tiềm năng hình thành nên các loại hình du lịch tham quan đường sông, biển; cung cấp sản vật cho du lịch ẩm thực v.v... [19]. Bên cạnh hệ thống nước mặt phong phú, Hải Phòng còn có nguồn nước khoáng giá trị, duy nhất ở ĐBSH tại huyện Tiên Lãng, tạo ra khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến. + Tài nguyên sinh vật Là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng nên Hải Phòng có tài nguyên sinh vật khá phong phú, tập trung chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Bà. Đây là vườn quốc gia có giá trị đặc biệt bởi sự đa dạng sinh học với những giá trị đặc sắc riêng có, nơi lưu giữ những đặc trưng của hệ sinh thái biển - đảo vùng Đông Bắc. - Tài nguyên du lịch văn hóa Tài nguyên văn hóa ở thành phố Hải Phòng rất phong phú, trong đó nổi bật hơn cả là các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống. 3.2.5. Dân cư và nguồn lao động Tính đến năm 2015, dân số Hải Phòng có 1.963,3 nghìn người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,3% và dân cư nông thôn chiếm 53,7%. [9] Đối với nguồn lực lao động tại Hải Phòng, lao động đang làm việc là 1.090,35 nghìn người. Trong lĩnh vực dịch vụ, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 6,9%. [9] 3.2.6. Cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng của Hải Phòng là điều kiện quan trọng để góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Bao gồm:Hệ thống giao thông; hệ thống cung cấp điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc. 3.2.7. Vốn đầu tư Vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch của Hải Phòng năm 2015 là 1.552,9 triệu USD, gấp 2,2 lần so với năm 2010 và gấp 8,7 lần so với năm 2005. 3.2.8. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội Trong những năm qua, tình hình chính trị ổn định, xã hội an toàn là một trong những yếu tố thuận lợi để Hải Phòng có thể thu hút khách du lịch. 3.2.9. Sự phát triển kinh tế Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của đất nước. 3.2.10. Điều kiện sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch Những nhân tố này đều đang tác động thuận lợi đến phát triển ngành 14 Du lịch Hải Phòng. 3.2.11. Liên kết và hợp tác Là một trong 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng du lịch ĐBSH, để đáp ứng yêu cầu tất yếu của sự phát triển nói chung và của ngành Du lịch nói riêng, Hải Phòng cần thiết phải liên kết với các địa phương còn lại trong vùng. Đây cũng là quan điểm được đề ra trong định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Những lợi ích của sự liên kết, hợp tác trong lĩnh vực du lịch đem lại là rất rõ ràng. Khi sự kết nối, đặc biệt là với những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, thành công, chắc chắn sẽ tạo đà cho du lịch Hải Phòng phát triển hơn nữa. 3.3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2005 - 2015) 3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành 3.3.1.1. Khách du lịch - Cơ cấu khách du lịch quốc tế - nội địa Giai đoạn này, tổng lượt khách du lịch của Hải Phòng tăng bình quân 9,0%/năm, khách quốc tế tăng bình quân 2,28%/năm, khách nội địa tăng bình quân 15,36%/năm. - Cơ cấu theo nguồn khách đến Khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng đa dạng về thành phần; họ là khách Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp, Úc, Mỹ, AnhBên cạnh chỉ tiêu về số lượng khách du lịch, tốc độ tăng trưởng khách. Để làm rõ hơn đặc điểm cũng như nhu cầu của khách du lịch đến Hải Phòng, đề tài đã tiến hành khảo sát 2 đối tượng khách du lịch nội địa và quốc tế thông qua phiếu điều tra (Xem phụ lục 1). 3.3.1.2. Tổng thu du lịch Tổng thu du lịch năm 2015 là 2.166 tỷ đồng, tăng 3.9 lần so với năm 2005 (năm 2005, tổng thu du lịch là 552 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2015 là 15,32%/năm. Những năm đầu trong giai đoạn, tốc độ tăng trưởng ở mức cao hơn (năm 2006 so với năm 2005 là 31,1%, năm 2007 so với năm 2006 là 40,6%). Sau đó, mức tăng trưởng có nhiều thay đổi, giảm mạnh ở những năm 2008, 2012 - hai năm chịu ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế và cao hơn vào năm Du lịch quốc gia ĐBSH - Hải Phòng 2013. 3.3.1.3. Nguồn nhân lực du lịch - Quy mô nguồn nhân lực Năm 2015, tổng số nhân lực du lịch của thành phố là 12.850 người, trong đó có 11.050 nhân lực dài hạn và 1.800 nhân lực mùa vụ. - Chất lượng nguồn nhân lực 15 Chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một vấn đề thiết yếu, cấp bách đặt ra cho ngành Du lịch của mỗi địa phương, trong đó có Hải Phòng. Chất lượng đó được thể hiện cơ bản qua trình độ đào tạo và trình độ ngoại ngữ. - Cơ cấu nguồn nhân lực (giới tính, độ tuổi) + Về độ tuổi Năm 2015, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành Du lịch Hải Phòng ở độ tuổi từ 15 đến <18 tuổi chiếm 14% tổng số nhân lực, từ 18 đến <40 tuổi chiếm nhiều nhất là 75% tổng số nhân lực và từ 40 đến 55 tuổi chiếm 11% tổng số nhân lực. Như vậy, số lượng nhân lực trẻ của ngành vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. + Về giới tính Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng, năm 2015, nhân lực nam chiếm 55%, nhân lực nữ chiếm 45% trong tổng số lao động toàn ngành. 3.3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Hải Phòng đã và đang từng bước được quan tâm đầu tư, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phát triển các thị trường khách và hoạt động du lịch nói chung. 3.3.1.5. Sản phẩm du lịch Khi phân tích từng khía cạnh sản phẩm cụ thể thì thấy rằng, cơ bản, các sản phẩm du lịch Hải Phòng được xây dựng dựa trên nguồn tài nguyên hấp dẫn, độc đáo nhưng những dịch vụ của sản phẩm đó thì còn hạn chế. Vì vậy, khi sản phẩm đến tay khách hàng vẫn còn tồn tại những điểm yếu trong chất lượng. Hơn nữa, du lịch Hải Phòng lại chưa có sản phẩm đặc thù. Với những sản phẩm tiềm năng như vậy, du lịch Hải Phòng cần có những định hướng để nâng cao hơn nữa chất lượng và tạo thương hiệu cho sản phẩm du lịch của mình. 3.3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ 3.3.2.1. Điểm du lịch Đến năm 2015, theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hải Phòng có 86 điểm du lịch, trong đó có 14 điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch địa phương, chưa có điểm du lịch quốc gia. 3.3.2.2. Khu du lịch Hiện tại, Hải Phòng có hai khu du lịch cấp địa phương là Đồ Sơn và Cát Bà. Đây cũng là hai điểm đến du lịch nổi bật nhất của thành phố trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, nhìn chung, có một thực tế là ở hai khu du lịch nổi tiếng của Hải Phòng này, ngoài những ưu điểm hiện có thì tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, tự phát; những hạn chế mang tính mùa vụ du lịch tồn tại nhiều năm nay như cơ sở phục vụ xuống cấp, nguồn nhân lực du lịch không đảm bảo do tuyển lao động thời vụ có trình độ chuyên môn thấp; 16 giá cả dịch vụ tăng cao v.vđang là bài toán đặt ra đối với chính quyền địa phương, các cấp, ngành. 3.3.2.3. Tuyến du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu trình UBND thành phố công nhận 05 tuyến du lịch địa phương cùng với 14 điểm du lịch địa phương đã đề cập đến ở trên. 3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2005 - 2015) - Về thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng theo ngành + Mặt mạnh: Các chỉ tiêu đều đang ở mức tương đối phát triển. + Hạn chế: Chưa thu hút được thị trường khách du lịch quốc tế, khách có khả năng chi trả cao; thiếu các cơ sở lưu trú có quy mô và chất lượng cao, các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách; chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, chưa có các sản phẩm du lịch đặc thù; thiếu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. - Về thực trạng phát triển du lịch Hải Phòng theo lãnh thổ + Mặt mạnh: Hải Phòng có số lượng lớn và đa dạng các điểm du lịch, có hai khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà và Đồ Sơn; có những tuyến du lịch trải rộng trên khắp các địa bàn thành phố, kết nối các tài nguyên du lịch độc đáo. + Hạn chế: chưa có điểm, khu, tuyến du lịch quốc gia. Đây là một hạn chế lớn đối với một thành phố mang tính chất trung tâm của vùng như Hải Phòng. Một số điểm, tuyến du lịch chưa thực sự được khai thác phục vụ du lịch mà mới ở dạng tiềm năng. Khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn đang hoạt động quá tải và chưa phù hợp với tiềm năng sẵn có. Nếu không có định hướng đúng đắn cùng với việc khai thác tài nguyên một cách quá mức như hiện nay thì sẽ đến lúc, hai khu du lịch đó sẽ trở nên xuống cấp. 3.4. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 3.4.1. Các điều kiện liên kết vùng Thứ nhất, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh với đặc trưng của một không gian đồng bằng rộng lớn, nơi ẩn chứa nét văn hóa Bắc Bộ đặc sắc; nơi có trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước - thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn hay thành phố trên đà phát triển mạnh mẽ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình. Trong số đó, thành phố Hải Phòng, đô thị loại 1 cấp quốc gia, cũng mang những lợi thế so sánh riêng có; đặc biệt là hai khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và những giá trị văn hóa trong hệ thống những đình, đền, chùa; lễ hội (điển hình là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn), làng nghề, ẩm thực. Với những ưu thế đó, du lịch Hải Phòng hoàn toàn có thể liên kết với các địa phương khác trong vùng để hình thành nên các tour, tuyến du lịch hấp dẫn du khách. 17 Về lợi thế vị trí, thành phố Hải Phòng như một tâm điểm, bao quanh là Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình với hệ thống giao thông thuận lợi. Đây là điều kiện tốt để tiến hành và phát huy mối liên kết du lịch giữa Hải Phòng và ba địa phương này trong vùng ĐBSH. Thứ hai, số lượng nhân lực du lịch Hải Phòng năm 2015 là 12.850 người, với 77% trong số đó đã qua đào tạo du lịch và 69% biết ngoại ngữ. Với đặc điểm nguồn nhân lực du lịch như vậy, thành phố Hải Phòng có thể đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực trong quá trình liên kết. Thứ ba, Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn thiện với đầy đủ hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt và các phương tiện vận chuyển phù hợp; mạng lưới thông tin liên lạc, điện, nước phục vụ sinh hoạt của người dân và khách du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải tríchuyên biệt của ngành Du lịch. (Xem 3.2.4 và 3.3.1.4) Thứ tư, trong quá trình phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, rõ ràng là chính quyền ở các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp làm du lịch (lữ hành, khách sạn) ở 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Ninh Bình đều ủng hộ liên kết du lịch. Đây cũng là cơ sở để tác giả nghiên cứu và đề xuất liên kết du lịch giữa thành phố Hải Phòng với vùng du lịch ĐBSH nói chung và với tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình nói riêng. 3.4.2. Các nội dung liên kết vùng 3.4.2.1. Liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước - Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch; - Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; - Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch; - Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lịch; - Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; - Liên kết trong xúc tiến du lịch. 3.4.2.2. Liên kết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_du_lich_thanh_pho_hai_phong_trong.pdf
Tài liệu liên quan